Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỊNH GIÁ CÔNG TY cổ PHẦN NHỰA BÌNH MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.5 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN KHƠNG THUYẾT TRÌNH

MƠN ĐỊNH GIÁ TÀI CHÍNH
Đề tài:

ĐỊNH GIÁ CƠNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
••

Tên học viên: Phan Nguyễn Phúc Ngân
Mã học viên: 202111069
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Thị Phương Vy
Lớp: Cao học Tài chính - Khóa: 30.2
Mã học phần: 21CCOR60500701

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1. Phân tích vĩ mơ
Trải qua một năm 2020 nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19,
nền kinh tế thế giới bước vào một đợt suy thoái kéo dài và được dự báo phải mất từ 2 đến 3
năm để khôi phục tốc độ tăng trưởng như trước khi có dịch. Năm 2020 ghi nhận hàng loạt
các nền kinh tế lớn trên thế giới đồng loạt bước vào suy thoái, hoạt động giao thương trì trệ
do đứt gãy chuỗi cung ứng, mức tiêu dùng giảm sâu, giá hàng hóa tuột dốc và chạm mức
chưa từng có, và kéo theo hàng loạt các vấn đề về an sinh xã hội.


Trong giai đoạn này, ảnh hưởng từ chính sách phong tỏa cũng như xung đột liên
quan đến các gói cứu trợ từ chính phủ các nước, thị trường hàng hóa và tài chính tồn cầu
trải qua những phiên giao dịch ảm đạm và tác động rất lớn đến tâm lý của những nhà đầu
tư. Ngành hàng khơng và du lịch lữ hành điêu đứng vì đại dịch do lưu lượng đi lại giảm
mạnh, kéo doanh thu tuột dốc khoảng 50%. Tuy vậy, tại Châu Á, khu vực được xem là chịu
thiệt hại do đại dịch ít nhất thế giới, đã diễn ra sự bùng nổ của các ngành thương mại điện
tử, với doanh thu đạt 2.450 tỷ USD chỉ trong năm 2020. Các ngành dịch vụ y tế và thiết bị
y tế cũng đón những giai đoạn tăng trưởng vượt trội do nhu cầu tăng cao. Bên cạnh đó,
nhiều ngành sản xuất đã tận dụng được mức giá nguyên vật liệu đầu vào giảm sâu, gia tăng
lợi nhuận và giữ được mức tăng trưởng ổn định, một trong số đó là ngành nhựa - hóa chất.
2. Phân tích ngành
Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành nhựa được xem là một ngành năng động xuất
phát từ tiềm năng lớn, thị trường rộng. Tuy vẫn chỉ mới ở bước đầu phát triển so với ngành
nhựa trên thế giới, song vì sản phẩm nhựa được sử dụng rộng rãi trong đời sống để đáp ứng
các nhu cầu về xây dựng, hạ tầng cũng như tiêu dùng, song song với mức tăng trưởng kinh
tế ổn định và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu khiến nhu cầu mua sắm ngày càng tăng
cao, ngành nhựa Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển đầy tiềm năng.
Tính đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam đạt 3.654 tỷ USD,
tăng 1,5 lần so với năm 2015. Hiện nay, sản phẩm từ ngành công nghiệp nhựa Việt Nam
đang có mặt tại gần 160 quốc gia, với các sản phẩm vơ cùng đa dạng như nhựa bao bì,
3


nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa cơng nghệ cao, trong đó nhựa bao bì chiếm
đến 66% giá trị xuất khẩu nhựa hàng năm. Các sản phẩm nhựa từ nước ta đã chinh phục
được một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU. Các quốc gia thuộc khu vực
ASEAN là những thị trường truyền thống và gần đây, Hàn Quốc cũng vừa trở thành thị
trường xuất khẩu lớn các sản phẩm nhựa đến từ Việt Nam.
2.1.


Tốc độ phát triển của ngành nhựa

Tốc độ phát triển của ngành nhựa Việt Nam tương đối nhanh so với các ngành cơng
nghiệp trong nền kinh tế nói chung. Theo Báo cáo ngành nhựa của Cơng ty Cổ phần chứng
khốn FPT, giai đoạn 2012 đến 2017, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa ở Việt Nam là 11,6%
một năm, tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với mức 3,9% của ngành nhựa thế giới. Đến
năm 2019, ngành nhựa đạt tốc độ tăng trưởng 9,1%, tuy vẫn là một mức tăng trưởng khả
quan, song sản lượng tiêu thụ có dấu hiệu chững lại.
Tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa vật liệu xây dựng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu
xây dựng dân dụng, hạ tầng trong nước và được dự báo sẽ giữ đà tăng trưởng tích cực trong
giai đoạn 2020 - 2025, đặc biệt là sau khi thời kỳ dịch bệnh COVID-19 được kiểm sốt.
Là ngành cơng nghiệp phụ trợ, tốc độ tăng trưởng của nhựa bao bì phụ thuộc vào tốc
độ của ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chi tiêu hai mảng thực phẩm - đồ uống. Trong
năm 2021, chi tiêu cho hai mảng thực phẩm và đồ uống không cồn được dự báo tăng
trưởng với tốc độ trung bình lần lượt là 12% và 10,5%, đây cũng là động lực tăng trưởng
chính cho mảng nhựa bao bì trong thời gian tới.
2.2.

Khả năng sinh lời của ngành nhựa

Tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất nhựa vật liệu xây dựng, vốn có quy
mơ lớn và đa số đã được niêm yết trên sàn, cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp sản
xuất nhựa bao bì. Hiệu quả sử dụng vốn của mảng nhựa vật liệu cũng vì thế mà cao hơn,
trong đó Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn tốt
nhất với mức ROA và ROE năm 2020 lần lượt là 17% và 21%.
Biên lợi nhuận gộp trung bình của các doanh nghiệp mảng nhựa vật liệu đạt 19%
trong giai đoạn 2015 - 2018, so với mức 9% của các doanh nghiệp thuộc mảng nhựa bao bì
4



trong cùng kỳ là một cách biệt lớn. Tỷ suất sinh lợi sau thuế của các doanh nghiệp nhựa vật
liệu cũng cao hơn dù chi phí bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu.
Nguyên nhân của sự chênh lệch tỷ suất sinh lợi này là do sản phẩm nhựa vật liệu có
giá trị gia tăng cao và có khả năng xây dựng thương hiệu hơn là các sản phẩm nhựa bao bì.
Cùng với đó, thị trường cho các sản phẩm nhựa vật liệu cũng tương đối tập trung hơn.
2.3.

Triển vọng của ngành nhựa

Do tỷ suất sinh lợi của ngành nhựa phụ thuộc vào biến động giá nguyên liệu đầu
vào, giá dầu dao động với biên độ hẹp do các dự án hóa dầu trong khu vực Đơng Nam Á
bắt đầu đi vào hoạt động dẫn đến tình trạng dư thừa công suất giúp ổn định giá nhựa
nguyên liệu trong ngắn hạn.
Trong trung và dài hạn, giá các loại nguyên liệu nhựa được kỳ vọng ổn định hơn do
quá trình sản xuất các nguyên liệu này đã khai thác gần như tối đa cơng suất. Ngồi ra,
VPA cũng đang vận động sự giúp đỡ của các Tổ chức Quốc tế theo xu hướng chống rác
thải nhựa toàn cầu cùng chung tay với các doanh nghiệp Việt Nam thu gom tái chế nhựa
trong nước, xây dựng thị trường cho hạt nhựa tái sinh. Việc này sẽ thúc đẩy đầu tư tại các
khu công nghiệp tái chế chuyên ngành, liên kết đầu tư quy mô, bảo vệ môi trường và tạo ra
giá trị gia tăng cao hơn cách làm hiện tại.
Ngoài ra, xuất khẩu của ngành nhựa đang có nhiều triển vọng từ Hiệp định Tự do
Thương mại EVFTA mà Việt Nam đã ký kết, giúp tăng lợi thế cạnh tranh của mặt hàng
nhựa Việt Nam trên thị trường Châu Âu với các mặt hàng từ các nước trong khu vực như
Thái Lan, Trung Quốc.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
1. Vài nét về Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
1.1.

Lịch sử hình thành


Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh tiền thân là Nhà máy Cơng tư Hợp doanh Nhựa
Bình Minh, được thành lập từ việc sáp nhập hai doanh nghiệp là Cơng ty Ống nhựa hóa học
Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều tĩnh theo Quyết định số 1488/QĐUB ngày 16

5


tháng 11 năm 1977 của Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động, với tốc độ tăng trưởng ổn định, quá trình mở rộng
diện tích nhà máy sản xuất và áp dụng cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến, Nhựa Bình Minh đã trở
thành một trong những doanh nghiệp sản xuất nhựa hàng đầu và lâu đời nhất Việt Nam,
gắn liền với quá trình hình hình thành và phát triển của nền kinh tế nước nhà.
1.2.

Lĩnh vực hoạt động




•o

Cơng ty Nhựa Bình Minh đã giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm ống và
phụ tùng HDPE dùng trong các ngành cấp thoát nước, điện lực, xây dựng và dân dụng, đặc
biệt cho các vùng nước phèn và nước mặn; ống và phụ tùng uPVC dùng trong cấp thốt
nước, điện lực, bưu chính viễn thông, xây dựng và dân dụng; ống gán HDPE thành đơi và
phụ tùng dùng trong thốt nước hạ tầng, điện lực; ống và phụ tùng PP-R dùng cho nước
nóng và nước lạnh, chịu áp lực cao.
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh tự hào là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước
ứng dụng công nghệ tiên tiến Dry Blend để sản xuất ống nhựa trực tiếp từ nguyên liệu bột

compound.

6


1.3.

Cơ cấu cổ đơng

CƠ CẤU CỔ ĐƠNG
Cổ đơng khác,

FTIF Templeton
Frontier
Markets
Fund,
4,96%

Nawaplastic
Industries Co., Ltd,
54,39%

Templeton Frontier
Markets Fund, 8,08%

KWE Beteiligungen
AG, 10,03%

Cổ đông lớn nhất của Nhựa Bình Minh tính đến nay vẫn là The Nawaplastic
Industries, tập đồn đã mua thành cơng 54% cổ phần của Nhựa Bình Minh vào năm 2008

sau đợt thối vốn của SCIC. Ngồi ra, hai cổ đơng lớn khác là hai quỹ ngoại KWE
Beteiligungen AG và Templeton Frontier Markets chiếm tỷ lệ hơn 5%, đặc biệt là KWE
Beteiligungen AG đã nâng phần trăm sở hữu của mình lên 10,03% chỉ sau một năm kể từ
ngày 17/04/2020 với tỷ lệ sở hữu lúc bấy giờ là 5,03%.
1.4.

Vị thế trong ngành

Khởi đầu vào những năm 90 với chỉ 3 cửa hàng, hiện tại Nhựa Bình Minh đã có hơn
600 cửa hàng trên hệ thống phân phối của mình, trở thành một trong những doanh nghiệp
sản xuất nhựa lớn nhất cả nước. Công ty trong nhiều năm dẫn đầu trong phân khúc nhựa
xây dựng của ngành nhựa Việt Nam. Nhựa Bình Minh nắm giữ 50% thị phần nhựa vật liệu
xây dựng tại khu vực miền Nam và 25% thị phần cả nước.
1.5.

Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh trực tiếp với Nhựa Bình Minh và cũng là đối thủ lớn nhất chính là Nhựa
Tiền Phong với 30% thị phần thị trường nội địa và 70% thị trường miền Bắc, tổng cộng hai

7


công ty chiếm hơn nửa thị phần thị trường nhựa vật liệu xây dựng Việt Nam. Mặc dù có
thua kém về thị phần, nhưng hiệu quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh lại nổi trội hơn so
với đối thủ, bằng chứng là lợi nhuận sau thuế của công ty luôn cao hơn Nhựa Tiền Phong
trong những năm gần đây.
2. Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
2.1.


Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020

Doanh thu thuần

2020
4.685.64

2019

YOY %

4.337.339

8,03%

3.438.65

3.349.335

2,67%

1.246.98

988.004

26,21%

485.05

270.352


79,42%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

63.738

116.704

-45,38%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD

654.247

528.596

23,77%

78.260

37.121

110,82%

51

125

-59,20%


2.293

682

236,22%

522.586

422.766

23,61%

Tỷ suất lợi nhuận gộp

26,61%

22,78%

3,83%

Chi phí bán hàng/Doanh thu

10,35%

6,23%

4,12%

1,36%


2,69%

-1,33%

Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD

13,96%

12,19%

1,78%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

11,15%

9,75%

1,41%

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng

0
9
1
4


Doanh thu tài chính
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận sau thuế

Chi phí QLDN/Doanh thu

Năm 2020, tăng trưởng doanh thu của công ty đạt 8,2%, vượt kế hoạch đề ra là
4.560 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định. Đặc biệt trong giai đoạn này,
tăng trưởng doanh thu vượt lên trên tăng trưởng chi phí, do Nhựa Bình Minh đã tranh thủ
được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ từ tác động của đại dịch COVID-19 dẫn đến giá dầu
thô giảm sâu, cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến, thị trường rộng và ngành nghề không
chịu ảnh hưởng quá nhiều từ đại dịch.
8


Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong doanh thu không chỉ đến từ nhu cầu tiêu dùng
ngày càng tăng mà còn do Nhựa Bình Minh thực hiện các chính sách chiết khấu giá bán
nhằm giữ vững thị phần. Chi phí bán hàng năm 2020 tăng rất nhiều so với 2019, nguyên
nhân là vào quý II năm 2020, Nhựa Bình Minh đã tăng mức chiết khấu cho khách hàng nhờ
giá nguyên liệu đầu vào thời điểm đó rất thuận lợi, cùng với việc tăng cường các kênh phân
phối, giúp cho hàng tồn kho chu chuyển nhanh hơn, tiết kiệm vốn hơn và tăng khả năng
sinh lời cho cơng ty. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm nhanh nhờ những
nỗ lực thay đổi trong chính sách điều phối hoạt động và khắc phục được những khó khăn
của giai đoạn biến động những năm 2017 - 2019.
Doanh thu tài chính tăng gấp đôi đến từ sự sụt giảm trong việc nắm giữ Tiền và các
khoản tương đương tiền, vốn là các tài sản có tính thanh khoản cao. Lượng tiền mặt trong
năm 2020 giảm hơn một nửa so với năm 2019 cho thấy động thái của công ty khi đối mặt
với tình hình lạm phát. Để tránh giữ quá nhiều tiền mặt mà làm mất đi chi phí cơ hội, công
ty đã đầu tư vào các khoản tiền gửi ngắn hạn, nhận lãi và làm tăng doanh thu từ hoạt động

tài chính. Nhựa Bình Minh kết thúc Q II năm 2021 với lượng tiền mặt chỉ 81 tỷ đồng,
một con số đáng phải quan tâm khi nhắc đến tình hình thanh khoản của doanh nghiệp này.
2.2.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhựa Bình Minh năm 2021
• •o


Nhựa Bình Minh đã có một năm 2020 kinh doanh nhiều thuận lợi với mức giá
nguyên liệu thấp, chuỗi cung ứng không bị đứt gãy do ngành nghề không chịu ảnh hưởng
quá nặng nề từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong năm 2021, với mức độ lây lan báo
động của đại dịch này, Nhựa Bình Minh đã gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề cân bằng
chi phí hoạt động. Theo Nhựa Bình Minh, giá hạt nhựa PVC đã có dấu hiệu tăng bất
thường từ cuối năm 2020 và chạm ngưỡng kỷ lục vào cuối tháng 04/2021 với 1.600
USD/tấn, cao hơn 60% so với mức thơng thường. Ngồi ra, tính đến cuối tháng 08/2021,
Nhựa Bình Minh đã tăng giá bán hai lần, duy trì mức giá thấp hơn các đối thủ cùng ngành
do doanh nghiệp muốn duy trì thị phần của mình, chấp nhận hi sinh một phần lợi nhuận
trong ngắn hạn.
Kết thúc Quý II năm 2021, giá vốn hàng bán của Nhựa Bình Minh đạt 41,8 triệu/tấn,

9


tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2020, lợi nhuận gộp vì thế giảm cịn 6,2 triệu/tấn, tương
đương mức giảm 48,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Chỉ thị 16 bắt đầu vào ngày 09/07/2021 đã đặt Nhựa Bình Minh vào tình huống đầy
thách thức với mơi trường bán hàng thiếu năng động, mức tiêu thụ kém khả quan khiến
công ty khơng thể tối ưu hóa các chi phí khấu hao và chi phí thuê nhà xưởng. Kết thúc
tháng 7, Nhựa Bình Minh báo lỗ hoạt động 3,7 tỷ đồng. Bước sang tháng 8, dù được nhu
cầu mở rộng bệnh viện dã chiến và các dự án đặc thù khác thúc đẩy, song sản lượng tiêu

thụ của công ty cũng không thể cải thiện, từ 5.013 tấn trong tháng 7 giảm cịn 664 tấn.
Q III
năm
2021
được
xem
là lợi.
giai
đoạn
kinh
doanh
ảm PVC
đạm
nhất
cho
Nhựa
Bình
Minh
Bình
Minh,
kỳ
vọng
tuy
kết
vậy,
quả
với
kinh
mục
doanh

tiêu
sẽ
lợi
được
nhuận
cảikhơng
thiện
đổi,
nhờ
Nhựa
thị
được
trường
dự
phía
báo
sẽ
Nam
trở
dần
nên
nới
thuận
lỏng
giãn
cách,
cùng
với
giá
đầu

vào

10


CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CƠNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Dựa vào những phân tích bên trên, bài tiểu luận đề ra một số giả định cho mơ hình
định giá Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh như sau:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp T = 20% (mức thuế suất theo quy định)
-

Mức tăng trưởng doanh thu thuần trong giai đoạn 2020 - 2021, g = 0,35%

-

Lãi suất phi rủi ro (lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm phát hành ngày
11/08/2021) krf = 2,1%

-

Tỷ suất sinh lợi bình quân của thị trường kM = 7,2% (theo cập nhật tháng 08/2021 của
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt)

-

Hệ số beta lấy theo hệ số beta ngành Nhựa - Bao bì, Ị) = 0,6 (theo Cophieu68.vn)

-

Chi phí sử dụng nợ kD = 0,04% (vì cơng ty khơng gặp khó khăn tài chính nên lãi suất

vay ngân hàng cũng là chi phí lãi vay)

-

EPS dự kiến = 2.608 (Lợi nhuận sau thuế 2021 ước giảm còn 213,5 tỷ đồng, cùng với
số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 81.860.938 cổ phiếu)

1. Định giá doanh nghiệp tiếp cận theo hướng thị trường
Phương pháp định giá tiếp cận theo hướng thị trường sử dụng thông tin của các công
ty cùng ngành và có sự tương đồng về quy mơ, tốc độ tăng trưởng, các chỉ số tài chính để
ước tính giá trị của cơng ty cần định giá.
Hai tham số thường được sử dụng trong phương pháp này là P/E bình qn ngành và
EPS dự kiến của cơng ty. Giá cổ phiếu công ty được xác định theo công thức:
Giá BMP = EPS dự kiến X P/E bình quân
Theo phân tích ngắn các doanh nghiệp cùng ngành, bài tiểu luận lựa chọn một số cổ
phiếu có thể dùng làm tham chiếu do có hệ số P/E tương ứng và mức rủi ro ngang bằng với
Nhựa Bình Minh.


Cơng ty
NTP

P/E

Beta

11,6

1,0


Khối lượng
117.796.183

AAA

12,2

1,5

221.759.974

HII

8,7

1,3

32.027.500

INN
DAG

9,2
36,2

0,9
1,2

18.000.000
59.563.421


VNP

6,8

1,7

19.428.913

RDP

25,2

1,7

47.640.586

P/E bình qn ngành

20,9

516.216.577

Với P/E bình qn của các công ty tương đồng trong ngành là 20,9, thay vào cơng
thức định giá ta có:
Giá BMP = EPS dự kiến X P/E bình quân = 20,9 X 2.608 = 54.507 (đồng/cổ phiếu)
2. Định giá doanh nghiệp tiếp cận theo phương pháp thu nhập
Thực hiện định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn đầu tư
FCFF. Sau khi thực hiện chiết khấu theo chi phí sử dụng vốn WACC, giá cổ phiếu được
xác định theo công thức:

FCFF0 - TD
n
Trong đó:


FCFF0 là dịng tiền hoạt động của cơng ty hiện tại



TD (Total Debt) là tổng nợ phải trả



n là số cổ phiếu đang lưu hành

2.1.

Xác định tỷ suất sinh lợi của vốn (ROC)

Tỷ suất lợi nhuận của vốn được xác định theo công thức:
ROC =

(1

EBIT2020
T)
VE+ VD
X



Với: EBIT2020 = 698,2 tỷ đồng
VE = 2.471,5 tỷ đồng
VD = 551,2 tỷ đồng
Vậy, ROC =
2.1.1.

20%) =
2.471,5 + 552,1
c

18,5%

Dòng tiền kỳ vọng của năm 2021

Với b' là tỷ lệ tái đầu tư kỳ vọng năm 2021, dịng tiền được tính theo công thức:
FCFF = EBIT X (1 — T) X [(1 - g) - b']
,, ,,,

, i ROC _ 18,5%

Trong đó, b được xác định bằng-----=

rn

g 0,35%

_

= 52,8%


Suy ra FCFF = 698,2 X (1 - 20%) X [(1 - 0,35%) - 52,8%]
FCFF = 265,6 (tỷ đồng)
2.1.2.

Chi phí sử dụng vốn cổ phần (kE)

Sử dụng mơ hình CAPM:

+ ^ X (fcM - fcry)
= 2,1% + 0,6 X (7,2% - 2,1%) = 5,2%

2.1.3.

Chi phí sử dụng vốn (WACC)

Chi phí sử dụng vốn được tính theo cơng thức:
______ loa = -_-X + fcD X- y-D X (1-T)
Vg + Vo
5,2% X 2.471,5 + 0,04% X 551,2 X (1 - 20%)
IKC =

2.471,5 + 551,2

2.2. Định giá cổ phiếu BMP năm 2021
Dòng tiền vốn đầu tư FCFF0 được xác định theo công thức:

= 4,2%


0


FCFFO =

FCFF

FCFF
WACCO -=g

2F77

= 6.854,4 (tỷ
đồng)
0

5,05%-0,35%

Tổng nợ năm 2021 được ước đạt TD = 797,1 tỷ đồng, tăng trưởng cùng tốc độ với
năm 2020. Mức tăng này phù hợp với nhu cầu cải thiện dòng tiền dương của doanh
nghiệp, đặc biệt là khi mục tiêu lợi nhuận vẫn được ban lãnh đạo công ty ưu tiên, việc sử
dụng một nguồn vốn rẻ như nợ vay là cần thiết để nâng cao tỷ suất sinh lợi.
Vậy, giá trị công ty được xác định theo công thức:
FCFFO - TD
0
p=
n
(6.854,4-797,1)X1.OOO.OOO.OOO
81.860.938

74.000 (đồng)


3. Xác định giá cổ phiếu BMP năm 2021 theo hai phương pháp
Ước tính giá trị công ty theo tỷ trọng hai phương pháp lần lượt là 50% và 50%.
Phương pháp

Tỷ trọng

Giá trị

Phương pháp thị trường theo P/E

50%

54.507 (đồng)

Phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF

50%

74.000 (đồng)

Giá trị công ty

64.250 (đồng)


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Với mức giá 64.250 đồng, bài tiểu luận nhận định Nhựa Bình Minh sẽ có sự trở
mình trong thời gian hậu COVID-19, khi thị trường phía Nam đang dần năng động trở lại,
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhựa dồi dào hơn bao giờ hết. Mức giá này tương đương với
mức giá đầu tháng 03/2021, khi giá dầu thô trên thế giới chưa tăng đến đỉnh điểm và bối

cảnh xã hội trong nước có nhiều điểm tương đồng. Theo ơng Nguyễn Hồng Ngân, Tổng
Giám đốc Cơng ty Cổ phần Nhựa Bình Minh, đánh giá hoạt động của Nhựa Bình Minh có
thể kỳ vọng vào q IV khi doanh nghiệp đã có kế hoạch về hàng tồn kho đủ để đáp ứng
hoạt động xây dựng dân dụng, có thể đón đầu ngay sau khi nhu cầu được khơi phục sau
giãn cách.
Bước vào quý IV/2021, nhiều chuyên gia dự báo rằng Nhựa Bình Minh sẽ khơng
tăng giá bán do trong nửa đầu năm đã tăng hai lần, dù mức tăng khơng cao. Điều này có
thể giúp cải thiện sức mua cho Nhựa Bình Minh, và cơng ty có thể hoàn thành doanh thu
5.200 tỷ đồng theo kế hoạch. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2021 sẽ không khả quan, do kết
thúc quý II/2021 lợi nhuận của công ty chỉ mới đạt 24% kế hoạch, và với tác động nặng nề
từ đại dịch, mức lợi nhuận này không thể cải thiện cho đến hết năm. Bài tiểu luận ước tính
mức lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh đạt 213.5 tỷ đồng, giảm 59% so với năm
2020, và cũng sẽ là mức lợi nhuận thấp nhất của công ty trong hơn một thập kỷ.
Tuy nhiên, quan điểm của bài tiểu luận là Nhựa Bình Minh sẽ đón nhận những đánh
giá tốt do vị thế đầu ngành và chất lượng sản phẩm được khẳng định trong suốt bề dày
hoạt động. Ngoài ra, nguồn vốn bền vững, đáng tin cậy và an toàn của cơng ty có thể củng
cố niềm tin về cơ hội phục hồi. Những năm gần đây, Nhựa Bình Minh có mức sử dụng nợ
vay tăng nhẹ, như năm tăng trưởng khởi sắc nhất là 2016 với tỷ lệ nợ vay chiếm 21% cơ
cấu vốn, nhiều khả năng nguồn tài trợ giá rẻ này sẽ giúp cải thiện lợi nhuận cuối năm nếu
công ty gia tăng nợ vay từ 17% trong quý II/2021 lên mức tương đương những năm trước.
Nhìn chung, trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch


COVID-19, nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan về khả năng phục hồi của Nhựa Bình Minh.
“Ơng lớn” ngành nhựa cũng đã có kế hoạch phù hợp để cải thiện tình hình hoạt động của
doanh nghiệp, và sự phục hồi vào quý IV/2021 có thể tạo ra cơ hội tăng trưởng đầy tích
cực cho Nhựa Bình Minh vào năm 2022.




×