Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.7 KB, 92 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế là sự phát triển của hệ thống
ngân hàng. Với sự lớn mạnh không ngừng của mình, các ngân hàng đã trở thành các
trung tâm tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các ngân hàng đóng vai trò
quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện ý tưởng của mình. Do đó
ngân hàng đã trở thành van điều tiết vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của cả
nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là một trong những ngân hàng lớn
nhất Việt Nam trực thuộc thẩm quyền quản lý của Chính Phủ, kể từ khi thành lập
năm 2006, Ngân hàng đã luôn thực thi có hiệu quả và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
với kết quả tốt nhất.
Là một sinh viên khoa Kinh tế đầu tư trường Đại học kinh tế quốc dân, sau một
thời gian được học tập tại trường, cùng với sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô em đã
được tiếp thu những kiến thức cơ bản về đầu tư trên phương diện lý thuyết. Nhằm
trau dồi thêm hiểu biết thực tế và vận dụng những lý thuyết đã học vào công việc
thực tiễn, trong thời gian từ 15/01 đến 26/04/2010, em đã được Hội sở chính–Ngân
hàng Phát triển Việt Nam–VDB tiếp nhận và giúp đỡ trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, nhận thấy vai trò quan trọng của thuỷ điện đối với sự
phát triển của đất nước nói chung và hệ thống điện Việt Nam nói riêng, kết hợp với
sự tìm hiểu về công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Hội sở chính, em đã thực hiện
chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Công tác thẩm định dự án vay vốn đầu tư
thủy điện tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB”
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương – Trưởng bộ môn kinh tế
đầu tư, các cô chú, anh chị tại Ban Tín dụng – Ngân hàng phát triển Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em rất mong nhận
được sự góp ý và đánh giá của thầy cô Bộ môn Kinh tế Đầu tư để em có điều kiện
hoàn thành chuyên đề thực tập tốt hơn.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
1


Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ NÓI CHUNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - VDB
I. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB ) được thành lập theo Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện
chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy
định của Chính phủ.
1. Quá trình hình thành của Ngân hàng phát triển Việt Nam ( VDB )
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB) được
thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 .
- Tên gọi :
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( NHPT )
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt: VDB
- Ngân hàng Phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Sở giao dịch,
chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đại diện
trong nước và nước ngoài.
- Ngân hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được
mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương
mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng
và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng phát triển là tổ chức tài chính thuộc 100% của Chính Phủ và kế
thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển :
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
2
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư

1. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 10.000 tỷ đồng (mười nghìn tỷ
đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển ( Theo quyết định Số
44/2007/QĐ-TTg ngày 30/3/2007 )
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể,
bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định.
2. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự
trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi;
được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Ngân hàng Phát triển có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày Quyết
định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực.
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB )
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức chính của Ngân hàng
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
Thủ Tướng chính phủ
Hội đồng quản lý
Ban kiểm soát Bộ máy điều hành
Sở giao
dịch
Chi nhánh ngân
hàng tại địa
phương
Văn phòng
đại diện tại
nước ngoài
Văn phòng
đại diện trong
nước

Sở giao
dịch I
(Tại Hà
nội)
Sở giao
dịch II
(TP.Hồ Chí
Minh)
Chi
nhánh các
tỉnh thành
phố
3
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
♦ Hội đồng quản lý.
a) Hội đồng quản lý và thành viên hội đồng quản lý:
Hội đồng quản lý có 05 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và
thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là
thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính
và các cơ quan có liên quan. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 05 năm.
Hết nhiệm kỳ, thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại.
b) Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quản lý:
Quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Quyết định số 108/2006/QĐ-
TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Quyết định kế hoạch phát triển, định hướng các hoạt động của Ngân hàng
Phát triển.

- Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo đề
nghị của Tổng giám đốc.
- Quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát, Kế toán
trưởng theo đề nghị của Tồng giám đốc.
- Giám sát, kiểm tra cơ quan điều hành trong việc thực hiện các quy định của
Chính phủ về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Điều lệ của Ngân
hàng Phát triển và các quyết định của Hội đồng quản lý.
- Phệ duyệt kế hoạch hoạt động của Ban Kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả
kiểm soát và báo cáo thẩm định quyết toán tài chính của Ban Kiểm soát
- Thông qua báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính và quyết toán hàng năm của
Ngân hàng Phát triển.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
4
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng
Chính phủ.
♦ Ban Kiểm soát.
a) Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát có tối đa 07 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu
về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư..., hiểu biết về pháp luật, không có tiền án, tiền
sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát:
- Kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của
Hội đồng quản lý;
- Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt
động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Phát triển.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan
đến hoạt động tài chính của Ngân hàng Phát triển khi xét thấy cần thiết để báo cáo

Hội đồng quản lý, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác được giao.
♦ Bộ máy điều hành:
- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;
- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và
Bộ máy điều hành Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
♦ Các đơn vị trực thuộc
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động
của Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tính gọn và hiệu quả. Gồm có:
- Sở giao dịch 1 đặt tại Hà Nội, địa chỉ 25A Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
5
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Sở giao dịch 2 đặt tại TP Hồ Chí Minh địa chỉ 229 Đồng Khởi, phường Bến
Nghé, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Các tỉnh thành phố mỗi tỉnh mỗi thành phố có một chi nhánh
3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng có những hoạt động chủ yếu như các
ngân hàng thương mại khác trong cả nước như:
- Nghiệp vụ huy động vốn
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển
và tín dụng xuất khẩu ( Cho đến nay nghiệp vụ này chưa được triển khai thực hiện tại

Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Ngoài ra vì Ngân hàng Phát triển là ngân hàng trực thuộc chính phủ và hoạt
động không vi mục đích lợi nhuận mà hoạt động theo những quy định do thủ tướng
chính phủ đề ra nên Ngân hàng Phát triển còn có những nghiệp vụ riêng khác như:
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA.
- Ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụng thực hiện tín cụng của Ngân hàng
Phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn
chưa triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do thủ tướng chính phủ giao.
3.1 Huy động vốn:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam với đặc thù hoạt động như trên nên chỉ huy
động tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư
phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính Phủ.
Ngoài vốn điều lệ ban đầu được Chính phủ cấp Ngân hàng Phát triển phải huy
động một lượng vốn khá lớn để phục vụ cho các hoạt động gnhiệp vụ của mình.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
6
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
Hàng năm Ngân hàng Phát triển căn cứ vào nhiệm vụ được Chính phủ giao kế hoạch
hoạt động nghiệp vụ của ngành để cân đối nguồn vốn cho hoạt động nghiệ vụ.
Vốn huy động của Ngân hàng Phát triển chủ yếu là vốn phát hành trái phiếu
Chính phủ, huy động tiền gửi tiết kiệm bưu điện, huy động vốn tạm thời chưa sử
dụng của Bảo hiểm xã hôi – các nguồn vốn này được Chính phủ chỉ định. Ngoài ra,
huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế khác.
3.2 Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển.
Ngoài hoạt động huy động vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn thực hiện
các chính sách tín dụng đầu tư phát triển như:
+) Cho vay đầu tư phát triển.
+) Hỗ trợ sau đầu tư.
+) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.

3.3 Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
Bên cạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển Ngân hàng Phát triển còn thực
hiện cả hoạt động tín dụng xuất khẩu. Chính sách tín dụng xuất khẩu bao gồm các
nghiệp vụ:
+) Cho vay xuất khẩu.
+) Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
+) Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh xuất khẩu.
3.4 Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khác hàng và tham gia hệ thống thanh
toán trong nước và quốc tế.
NHPT đã triển khai thanh toán quốc tế từ đầu năm 2009 giúp cho nghiệp vụ
cho vay nhà xuất khẩu trở nên đa dạng hoá với các hình thức như: nghiệp vụ chiết
khấu bộ chứng từ, ứng trước tiền thanh toán mà thực chất là các hình thức cho vay
ngắn hạn. Tài trợ cho các khoản phải thu có tính chất trung và dài hạn khi có hình
thức thanh toán trả chậm với thời gian dài trên cơ sở bộ chứng từ đã được ngân hàng
phục vụ nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
7
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Về việc tham gia hệ thống thanh toán quốc gia: Đến nay đã đưa 5 đơn vị
tham gia hệ Thanh toán điện tử liên ngân hàng ( TTĐTLNH ) là: Hội sở chính, Sở
Giao dịch I & II, CN NHPT Hải Phòng, CN NHPT Đà Nẵng và 59 đơn vị tham gia
thanh toán bù trừ trên địa bàn (Hội sở chính không tham gia thanh toán bù trừ).
3.5 Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA
Ngoài những hoạt động giống như những ngân hàng thương mại khác trong
cả nước bao gồm hoạt động Huy động vốn; Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư
phát triển; Thực hiện tín dụng xuất khẩu; Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách
hàng và tham gia hệ thống trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân
hàng phát triển theo quy định của pháp luật... thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn
có thêm hoạt động Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA do chính phủ giao lại. Đây
là hoạt động riêng khác của Ngân hàng Phát triển so với các Ngân hàng thương mại

trong nước.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp
phát cho vay đầu tư và thu hồi vốn của khách hàng, các tổ chức trong và ngoài nước
thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển của các tổ chức uỷ thác.
4. Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức cho
vay theo dự án đầu tư.
4.1. Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Đối tượng được phép vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB là
những chủ đầu tư có dự án thuộc:
A1.Dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (không phân biệt địa bàn đầu tư),bao
gồm:
- Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt.
- Dự án đầu tư công trình nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
- Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nghận lao công trong khu
công nghiệp, khu chế xuất, ký túc xá cho sinh viên.
- Dự án đầu tư lĩnh vực y tế: Mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây dựng
mới bệnh viện.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
8
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục đào tạo và
dạy nghề
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công
nghiệp làng nghề ở nông thôn.
A2. Dự án nông nghiệp,nông thôn (không phân biệt địa bàn đầu tư),bao gồm:
- Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Dự án phát triển giống thủy, hải sản, đầu tư hạ tầng nuôi trồng thủy sản,
hải sản.
- Dự án phát triển giống cây tròng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp.
A3. Dự án công nghiệp ( Không phân biệt địa bàn), bao gồm:

- Dự án sản xuất phôi thép, gang, kim loại :
+) Sản xuất hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1.000 tấn/năm
+) Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5.000 tấn/năm
+) Sản xuất bột màu ddiooxxit titan có công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm.
- Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300V trở lên.
- Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
- Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vacxin,
thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS.
- Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100
MW; Xây dựng nhà máy điện từ gió.
A4. Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc
biệt khó khăn; Dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã
hội thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã Bãi
Ngang.
A5. Các dự án cho vay theo hoạch định chính phủ; Các dự án đầu tư ra nước
ngoài theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
4.2. Điều kiện cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
- Đối tượng cho vay theo quy định muc 4.1
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
9
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được
nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án
trả nợ và chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều
kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư nhà
nước.
- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định tại Nghị định 151.

- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động
hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo
hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
- Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài theo hiệp đinh giữa hai bên chính
phủ và dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của thủ tướng chính phủ thì thực
hiện theo mục 4.6
4.3 Mức vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư
của dự án đó ( không bao gồm vốn lưu động).
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay cao hơn 70% tổng vốn đầu
tư ( không bao gồm cả vốn lưu động) mới đủ điều kiện thực hiện thì Ngân hàng Phát
triển Việt Nam đề nghị Bộ tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết
định.
4.4. Thời hạn cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB:
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và
khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợ với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án
nhưng không quá 12 năm.
- Một số dự án đặc thù ( Dự án nhóm A, trồng cây thong, cây cao su) cần có
thời gian vay vốn lớn hơn 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay
lớn nhất là 15 năm.
4.5. Đồng tiền và lãi suất cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
10
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam. Việc cho vay bằng ngoại tệ được
thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi đối với một số dự án có nhu cầu nhập khẩu
máy móc, thiết bị mà chủ đầu tư có khả năng cân đối ngoại tệ trả nợ.
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính
phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát

triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập
trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120,
các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu
Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu
tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để Ngân hàng Phát
triển Việt Nam thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.
4.6. Cho các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và dự án đầu tư ra nước
ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều kiện, lãi suất, thời hạn, mức vay và những nội dung có liên quan đến
khoản vay của dự án được thực hiện theo các quy định ghi trong Nghị định 151.
- Trường hợp Hiệp định không quy định cụ thể về điều kiện, lãi suất, thời
hạn, mức vay và bảo đảm tiền vay thì thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư tại
Nghị định 151.
- Các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
thực hiện theo quy định về cho vay đầu tư của Nghị định 151.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
11
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
5. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB.
5.1. Theo thành phần kinh tế:
Bảng 2: Qui mô vốn vay và tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế
Tiêu chí
2006 2007 2008 2009
Số DA
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng

(%)
Số
DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số DA
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng (%)Số DA
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Nông, lâm nghiệp 3.510.438 11,07 3.112.386 9,23 1.222.691 5,35 1.632.928 6,20
Thủy sản 3.645.042 11,50 4.137.550 12,27 4.901.093 21,43 4.611.326 17,50
Công nghiệp 8.572.937 27,04 9.180.680 27,22 7.756.947 33,92 8.213.226 31,18
Xây dựng 3.420.858 10,79 2.737.509 8,12 707.956 3,10 1.593.482 6,05
SX,phân phối điện,khí
đốt,nước
10.356.942 32,67 11.492.976 34,07 4.770.059 20,86 7.257.663 27,55
Các nhóm ngành khác 2.196.173 6,93 3.070.730 9,10 3.507.102 15,34 3.036.013 11,52
Tổng 31.702.390 100,0 33.731.831 100,0 22.865.848 100,0 26.344.638 100,0
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
12
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
Thứ nhất, xét về quy mô vốn vay từ năm 2006-2009, ta thấy có nhiều sự thay
đổi. Năm 2007, quy mô vốn vay là 33.731.831 triệu đồng, tăng 6.4 % so với năm
2006. Tuy nhiên đến năm 2008, năm của khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu làm

cho quy mô vốn vay sụt giảm so với những năm trước. Năm 2008, quy mô vốn vay
chỉ còn 22.865.848 triệu đồng , giảm 32.2 % so với năm 2007. Có sự sụt giảm đáng
kể về quy mô vốn vay này là vì cuộc khủng kinh tế diễn ra đồng loạt ở các nước trên
thế giới và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng này và ảnh
hưởng của nó đến nền kinh tế là không hề nhỏ. Năm 2009 tình hình kinh tế có phần
khởi sắc hơn so với năm 2008, Quy mô vốn vay tăng nhẹ trở lại, tổng số tiền cho vay
là 26.344.638 triệu đồng, tăng 15.2 % so với năm 2008.
Thứ hai, xét về tỷ trọng vốn vay theo thành phần kinh tế. Cơ cấu vốn vay theo
thành phần kinh tế trong giai đoạn 2006-2009 tại ngân hàng phát triển Việt Nam theo
đúng định hướng của Nhà nước theo hướng Công nghiệp–Dịch vụ- Nông nghiệp.
Trong năm 2006 lượng vốn vay đầu tư vào sản xuất phân phối điện khí đốt chiếm tỷ
trọng lớn nhất là 32.67%, thứ 2 là công nghiệp với 27.04% và sau đó là thủy sản,
nông lâm nghiệp. Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, sự kiện này đã thu hút rất
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Việt Nam. Tỷ trọng vốn vay theo các
thành phần kinh tế không có sự thay đổi nhiều so với 2006, tỷ trọng lớn nhất vẫn là
ngành sản xuất phân phối điện,khí đốt, nước (34.07%) tăng 1.4% so với năm 2006, tỷ
trọng ngành công nghiệp là 27.22% , tăng 0.18% so với năm 2006. Sang đến năm
2008, kèm theo sự sụt giảm về quy mô vốn vay thì cũng có sự biến đổi trong tỷ trọng
vốn vay theo thành phần kinh tế. Năm 2008, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành
Công nghiệp với 33.92%, tăng 6,7 % so với năm 2007. Thứ 2 là ngành thủy sản với
tỷ trọng 21.43%, và sau đó là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước với tỷ
trọng chỉ còn 20.86%. Đến năm 2009 thì cơ cấu tỷ trọng vốn vay theo thành phần
kinh tế không thay đổi nhiều so với năm 2008. Xét một cách tổng thể thì trong giai
đoạn 2006-2009, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp , xây dựng có xu hướng giảm dần
thay vào đó là các ngành công nghiệp, thủy sản, dịch vụ tăng lên đáng kể.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
13
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
5.2. Theo ngành nghề kinh tế:
Bảng 3: Phân tích số lượng và qui mô dự án theo loại hình kinh tế

Tiêu chí
2006 2007 2008 2009
Số DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số
DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số DA
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọg
(%)
DNNN TW 9.561.018 30,16 10.431.895 30,74 6.635.839 29,02 8.630.829 32,76
DNNN địa phương 4.651.781 14,67 4.608.246 13,58 1.694.438 7,41 2.958.796 11,23
Công ty TNHH NN 1.746.741 5,51 1.106.914 3,26 1.038.219 4.,54 1.164.492 4,42

Công ty TNHH TN 3.487.254 11,00 3.705.643 10,92 4.908.275 21,47 2.986.972 11,34
Công ty CPNN 7.370.964 23,25 9.660.599 28,47 2.203.844 9,64 6.787.125 25,76
Công ty CP khác 1.356.232 4,28 1.405.408 4,14 5.437.160 23,78 1.191.572 4,52
Công ty hợp danh 156.475 0,49 206.547 0.,61 261.400 1,14 975.284 3,70
DNTN 2.756.870 8,70 2.140.072 6,31 549.543 2,40 1.066.834 4,05
DN có vốn đầu tư NN 195.560 0,62 217.811 0,64 101.413 0,44 172.961 0,66
Kinh tế tập thể 228.975 0,72 241.972 0,71 19.977 0,09 207.935 0,79
Kinh tế cá thể 190.521 0,60 206.724 0,61 15.739 0.,07 201.838 0,77
Tổng 31.702.391 100,0 33.731.831 100,0 22.865.848 100,0 26.344.638 100,0
( Nguồn Bảng 2 và bảng 3: Tổng hợp Báo cáo chỉ tiêu dư nợ tín dụng phân loại theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế 2006- 2009)
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
14
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
Từ bảng 3 ta thấy số tiền cho vay qua các năm 2006 – 2007 tăng với mức tăng
hơn 2.000.000 triệu đồng/ năm, mức tăng không đáng kể. Riêng năm 2008, do tình
hình kinh tế khủng hoảng nên doanh số cho vay giảm gần 10.000.000 triệu đồng.
Sang năm 2009 doanh số cho vay đã được cải thiện hơn nhiều so với năm 2008, tình
hình cho vay tăng mạnh ở khối DNNN TW và Công ty CPNN. Nhìn tổng quan thì
khối Doanh nghiệp nhà nước trung ương ( DNNNTW) và khối Công ty cổ phần nhà
nươc ( Công ty CPNN) là chiếm tỷ trọng đầu tư chủ yếu. Sở dĩ như vậy là bởi, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam – VDB là ngân hàng trực thuộc chính phủ mà đối tượng
vay vốn được quy định cụ thể tại Nghị định 151/2006/NĐCP. Những dự án vay vốn
tại VDB chủ yếu là dự án đầu tư phát triển hoặc đầu tư vào những lĩnh vực mang tính
hiệu quả xã hội nhiều hơn là kinh tế nên khối Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) không
đủ khả năng cũng như hứng thú đầu tư vào. Chính vì vậy khối Kinh tế Nhà nước cụ
thể là DNNNTW và Công ty CPNN là hai khối chủ yếu vay vốn tại VDB.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
15
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
II. Thực trạng công tác thẩm định các dụ án đầu tư ngành Thủy điện

tại Hội sở chính Ngân hàng phát triển Việt Nam - VDB
1. Khái quát các dự án thủy điện và vai trò của công tác thẩm định các dự án
đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1.1. Khái quát các dự án đầu tư thủy điện được thẩm định tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan trực thuộc chính phủ hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn và ngày càng phát triển nguồn vốn,
NHPT hoạt động trên cơ sở định hướng của Chính phủ theo từng thời kỳ phát triển
của đất nước được thể hiện qua các nghị định đã ban hành. Đây là cơ quan trực tiếp
bơm vốn cho đầu tư phát triển và đầu tư vào những ngành nghề Nhà nước khuyến
khích nhưng chưa thu hút được các nhà đầu tư thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ
đi đầu mở đường. Vì vậy các chính sách, điều kiện cho vay, điều kiện đảm bảo tiền
vay tại NHPT cũng được Chính phủ quy định nới lỏng hơn so với các NHTM để tạo
điều kiên cho các chủ đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước qua
hệ thống NHPT Việt Nam để mạnh dạn đầu tư những lĩnh vực ngành nghề mà Chính
Phủ đang khuyến khích kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên NHPT Việt Nam yêu cầu các chủ
đầu tư phải chấp hành nghiêm ngặt trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng
quy định của Nhà Nước.
Hiện nay thủy điện đang là ngành thu hút nhiều các nhà đầu tư, đặc biệt là từ
sau khi có chính sách BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh) cho phép doanh nghiệp tư
nhân đầu tư vào thủy điện, tuy nhiên vì thủy điện là ngành đầu tư cần vốn lớn nên
phải những đơn vị có tiềm lực về kinh tế mới có khả năng đầu tư vào.Vì vậy trong
lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì ngành thủy
điện đang là một trong những ngành có số vốn vay tương đối lớn. Được thể hiện qua
bảng sau:
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
16
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
Bảng 4: Các dự án thủy điện đang vay vốn tại VDB
TT Tên nhà máy thủy điện Địa điểm Công suât Mức cho vay

1 Thủy điện ĐakR"Tih Đắk Lắk - Đắk Nông 144 MW 2.200 tỉ đồng
2 Thủy điện Sơn La Sơn La 2400 MW 7.000 tỉ đồng
3 Thủy điện Tả Trạch Thừa Thiên Huế 12,5 MW 30 tỉ đồng
4 Thủy điện Hương Sơn Hà Tĩnh 33 MW 267 tỉ đồng
5 Thủy điện Bản Chát Lai Châu 220MW 5.197 tỉ đồng
6 Thủy điện Bản Vẽ Nghệ An 320 MW 4.018 tỉ đồng
7 Thủy điện ĐaKai Lâm Đồng 9MW 99 tỷ đồng
Tổng 18.811 tỷ đồng
( Nguồn: Ban tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Qua bảng trên cho thấy tổng số dư nợ vay của ngành thủy điện chiếm hơn
14% so với dư nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển tại NHPT năm 2009. Điều đó
thể hiện ngành thủy điện chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong số dư nợ vay cho
vay của NHPT Việt Nam.
1.2 Đặc điểm của dự án thủy điện:
Ngành điện là một ngành kinh tế chủ đạo có vị trí rất quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Ngành điện cung ứng mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống, sinh hoạt,
lao động sản xuất của tất cả các ngành và người dân. Trong đó thủy điện đóng góp
một phần không nhỏ vào quá trình sản xuất và cung cấp điện cho cả nước. Khi chủ
đầu tư có ý định đầu tư vào ngành thủy điện tại một địa điểm nào đó thì phải đảm
bảo được rằng dự án sẽ được nằm trong quy hoạch tổng thể ngành điện của Quốc gia.
Dự án ngành thủy điện bao gồm những đặc điểm như sau:
a. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nơi đặt địa điểm dự án:
Khi chủ dự án định đầu tư vào ngành thủy điện thì việc cần quan tâm đầu tiên
đó là điều kiện tự nhiên của khu vực định đầu tư có phù hợp với ngành thủy điện hay
không. Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện dự án ngành thủy điện đó là
dòng chảy hàng năm của lưu vực sông. Dòng chảy hàng năm là điều kiện đầu tiên và
là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn công suất cho nhà máy thủy điện. Nước ta có
hệ thống sông ngòi,ao hồ dày đặc.Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thủy
lợi. Chỉ tính riêng các con sông có chiều dài trên 100m thì nước ta đã có đến 2360
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN

17
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
con sông. Đi theo dọc bờ biển,trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.Tuy sông có
nhiều nhưng phần lớn đều là sông nhỏ,nguồn tài nguyên đem lại nếu tính riêng trên
một con sông thì chưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy điện
của nước ta.
Ngoài ra điều kiện địa hình và khí hậu cũng là những yếu tố quan trọng trong
việc quyết định có nên đầu tư ngành thủy điện cho vùng nào đấy hay không. Với đặc
điểm địa lý của đất nước có nhiều đồi núi, cao nguyên và sông hồ, địa hinhg dốc, lại
có mưa nhiều nên hàng năm mạng lưới sông suối vận chuyển ra biển hơn 870 tỷ m3
nước, tương ứng với lưu lượng trung bình khoảng 37.500m3/giây, rất thuận lợi cho
việc phát triển các nhà máy thủy điện.
b. Thị trường đầu ra tiềm năng:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm
gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 7,5%, hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu điện năng phục vụ cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cơ
bản cho sự phát triển ngành điện nói chung và các nhà máy thủy điện nói riêng.
Theo tính toán của EVN thì nhu cầu sử dụng điện năng trong nước sẽ tăng
trưởng 16-17%/năm. Mỗi năm nhu cầu điện tăng thêm 1.500-2.000 MW, tương
đương với công suất của Nhà máy thủy điện Hòa Bình hoặc 20 nhà máy thủy điện
Uông Bí hoặc 12 nhà máy thủy điện Đa Nhim.
Có thể thấy nhu cầu sử dụng điện năng từ nay cho đến năm 2020 tăng ngày
càng nhanh với tốc độ tăng trung bình hơn 16%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tốc độ tăng trưởng sản xuất điện năng trong nước hiện tại.
Biểu đồ 5 : Nguy cơ thiếu điện của cả nước giai đoạn 2006-2010
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
18
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
1,1

6,6
8,6
10,3
7,2
0
2
4
6
8
10
12
2006 2007 2008 2009 2010
Đơn vị: Tỷ Kwh

Nguồn: />Dự báo nhu cầu trên đòi hỏi ngành điện phải đẩy mạnh xây dựng thêm nhiều
nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử đồng thời kết hợp
trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu nội địa và
tiến tới xuất khẩu điện năng.
Trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện năng cả nước
tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ phát triển của các nguồn phát điện.
Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi có hệ thống sông ngòi
phong phú, đa dạng trải khắp chiều dài đất nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển
thủy điện: 64% tập trung ở Miền Bắc, 23% ở Miền Trung và 13% ở Miền Nam. Mới
chỉ có khoảng 1/4 tiềm năng thủy điện ở nước ta được khai thác để phục vụ sản xuất
và dân sinh. Dự kiến tới năm 2010, tổng công suất lắp đặt các nhà máy thủy điện ở
nước ta sẽ đạt từ 9.000 MW-10.000 MW và tới năm 2020 sẽ khai thác triệt để lượng
công suất thủy điện có thể sử dụng ở nước ta. Triển vọng của ngành thủy điện là rất
lớn.
c. Chi phí đầu tư lớn:
Các dự án về ngành điện đều phải đầu tư cơ sở vật chất lớn và hiện đại, do đó

nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian đầu tư xây dựng kéo dài. Do số lượng vốn đầu tư
ban đầu lớn, nên hiện nay các cơ sở nhà máy điện chủ yếu là do Tổng công ty điện
lực đầu tư. Dù rất nhiều tiềm năng nhưng thủy điện cũng kén nhà đầu tư do gắn với
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
19
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
nhiều yếu tố quan trọng như vốn, địa điểm, kỹ thuật, đầu ra... Theo số liệu thống kê
để sản xuất được 1 MW điện, ứng với sản lượng điện 4,2 triệu kWh/năm, nhà đầu tư
phải bỏ ra từ 20-23 tỉ đồng, thậm chí ở những địa bàn có địa hình phức tạp thì suất
đầu tư 1MW có thể lên tới 25 tỉ đồng, nên ngành này chỉ dành cho những nhà đầu tư
có tiềm lực tài chính vững vàng. Năm 2003, Nhà nước chính thức cho phép tư nhân
được tham gia làm thủy điện theo chính sách BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh)
nhưng đầu tư vào thủy điện cần vốn lớn nên dù nhà nước mở cửa, thị trường đầu ra
rất tiềm năng nhưng vấn đề về vốn lại là rào cản lớn nhất đối với các DN tư nhân.
d. Thời gian đầu tư kéo dài:
Các dự án thủy điện thường có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm chẳng hạn
dự án Thủy điện Sông Boung 2, công suất 100 MW, vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, xây
dựng 6 năm, Dự án thủy điện Hương Sơn có vốn đầu tư 810 tỷ đồng, công suất
33MW thời gian đầu tư đã 4 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành... Sỡ dĩ có sự
kéo dài về thời gian này là do xây dựng nhà máy thủy điện bao gồm rất nhiều hạng
mục công trình như Hồ chứa nước; Đập chính; Đập phụ; Tràn xả lũ; Đập tràn; Cống
lấy nước; Kênh dẫn nước vào hồ; Cửa lấy nước; Tuynel áp lực; Đường ống áp lực,
nhà máy, đường dây tải điện….lại phải xây dựng trong điều kiện địa hinh phức tạp
( đồi núi dốc, hiểm trở). Trong khi đó đòi hỏi phải xây dựng các hạng mục hoàn
chỉnh đồng bộ thì mới có thể đưa vào vận hành và sử dụng. Chính vì vậy thời gian
đầu tư vào các dự án thủy điện kéo dài hơn so với những dự án sản xuất khác.
e. Phải đảm bảo được đầu ra trước khi tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện
Hiện nay ở nước ta ngành điện là ngành kinh tế độc quyền: chỉ duy nhất có
Tổng công ty điện lực Việt nam - EVN là người mua điện duy nhất và cũng là người
bán điện duy nhất đến người tiêu dùng. Cả các nhà cung cấp điện cũng như người sử

dụng điện không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán và mua điện của Tổng công
ty điện lực. Do đó việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án thủy điện có đặc điểm khác
với sản phẩm của những dự án sản xuất khác đó là phải đảm bảo được đầu ra trước
khi xây dựng dự án. Tức là đàm phán thành công phương án đấu nối với công ty mua
bán điện EVN thì mới có thể hình thành dự án xây dựng nhà máy thủy điện. Phương
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
20
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
án đấu nối lưới điện bao gồm: công suất, điện năng, thời điểm dự kiến mua bán điện,
điểm đấu nối, điểm đặt thiết bị đo đếm mua bán điện, cấp điện áp mua bán điện, thể
hiện phương án mua bán điện trên bản đồ, sơ đồ lưới điện khu vực.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam việc đàm phán về phương án đấu nối giữa
các chủ đầu tư dự án thủy điện với EVN chưa thực sự đạt hiệu quả. Có không ít
những dự án vẫn khởi công trong khi chưa đàm phán được phương án đấu nối.
Nguyên nhân của việc đàm phán không hiệu quả này chủ yếu là do EVN chưa
làm đường dây đến các thủy điện nhỏ mua điện. Trong khi nếu như chủ đầu tư bỏ
tiền ra để đầu tư vào đường dây truyền tải thì chi phí đầu tư lại vượt trội lên mà
đường dây lại vẫn thuộc quyền sỡ hữu của EVN hoặc nếu như vậy thì phải thỏa thuận
lại giá mua điện thì chủ đầu tư mới có thể thu hồi vốn mà mình bỏ ra đầu tư. Tuy
nhiên EVN đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng cho các chủ đầu tư nên vẫn tồn tại
những dự án dù đã đi vào vận hành, sản xuất ra điện nhưng lại không phát huy được
do chưa thỏa thuận được phương án đấu nối và giá bán điện với EVN.
1.3 Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện.
Để có thể thẩm định tốt dự án thủy điện thì cán bộ thẩm định cần phải nắm bắt
rõ những đặc điểm riêng biệt trên của dự án thủy điện. Yêu cầu đặt ra đối với công
tác thẩm định dự án thủy điện là:
- Cán bộ thẩm định phải nắm bắt được điều kiện tự nhiên tại nơi đặt dự án
thủy điện.
- Cán bộ thẩm định phải xác định được thị trường của ngành thủy điện trong
tương lai ( trong thời gian dài).

- Cán bộ thẩm định phải biết được phương án đấu nối của nhà đầu tư với
công ty mua bán điện.
- Cán bộ thẩm định phải tìm hiểu rõ về chủ đầu tư.
2. Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được
thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại VDB
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
Chủ đầu tư nộp
hồ sơ xin vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra
hố sơ
Nhận hồ sơ để thẩm
định
Bổ sung giải thích Thẩm định
Lập báo cáo
thẩm định
Kiểm tra
kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ tài liệu
Ra quyết định
cho vay
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa rõ
Chưa đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu
Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu
21
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
22
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
Khi nhận được hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhậ hồ sơ phải vào
sổ và đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ:
Sau khi hồ sơ của chủ đầu tư được vào sổ, đóng dấu công văn đến ngân hàng
tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư. Đơn vị chủ trì thẩm định
phải tiến hành kiểm tra danh mục các tài liệu giấy tờ trong hồ sơ, xác định rõ những
văn bản giấy tờ còn thiếu theo quy định đồng thời lạp Phiếu giao nhận hồ sơ vơi đại
diện của chủ đầu tư; thông báo cho chủ đầu tư gửi bổ sung các hồ so còn thiếu theo
quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời hạn thông báo cho chủ đầu tư
không quá 2 ngày làm việc kể từ khi ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3: Nhận hồ sơ để thẩm định:
Hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư sau khi được vào sổ, đóng dấu công văn đến,
được chuyển đến dơn vị chủ trì thẩm định để thực hiện thẩm định.
Bước 4: Thẩm định:
Đơn vị chủ trì thẩm định sác các hồ sơ liên quan đến nội dung thẩm định gửi
các ban tham gia thẩm định theo chức năng quy định. Cụ thể:
+) Ban thẩm định: Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm A; tổng hợp báo cáo
kết quả thẩm định dự án, dự thảo văn bẳn trình Tổng Giám đốc NHPT chấp thuận
cho vay ( từ chối cho vay đối với dự án); Tham gia thẩm định phương án tài chính,
phương án trả nợ vốn các dự án nhóm B, C không thuộc diện phân cấp cho Giám đốc
Chi nhánh theo đề nghị của Ban chủ trì thẩm định dự án.
+) Ban tín dụng: Chủ trì tổ chức thẩm định dự án nhóm B, C không thuộc diện
phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh theo lĩnh vực được phân công; trực tiếp thẩm định

phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay
đối vơi dự án nhóm B, C; Tham gia thẩm định dự án nhóm A về các nội dung: Hồ so
dự án, năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, nguồn vốn tham gia
đầu tư dự án, phương án trả nợ vốn vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiề vay và các nội
dung khác
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
23
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
+) Ban pháp chế: Tham gia thẩm định hồ sơ pháp lý dự án, thẩm định tài sản
đảm bảo tiêng vay của dự án và các nội dung có liên quan theo đề nghị của đơn vị
chủ trì thẩm định dự án.
+) Ban Kế hoạch tổng hợp, Ban Nguồn vốn: Tham gia thẩm định dự án theo
chỉ đạo của Lãnh đạo NHPT.
Trong bước thẩm định này nếu có vấn đề nào chưa rõ thì sẽ thông báo cho chủ
đầu tư lập tức bổ sung giải thích .
Bước 5: Lập báo cáo thẩm định:
Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án xin vay vốn thì Ban chủ
trì thẩm định tiến hành lập báo cáo thẩm định. Các đơn vị thực hiện báo cáo theo chế
độ báo cáo thống kê trong hệ thống NHPT quy định tại Quyết định số 392/ QĐ –
NHPT ngày 10/8/2007.
Bước 6: Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định:
Các đơn vị thực hiện thẩm định sau khi lập báo cáo thẩm định gửi hồ sơ báo
cáo kết quả thẩm định cho Tổng Giám đốc đồng thời lưu hồ sơ vào tài liệu.
Bước 7: Ra quyết định cho vay:
Sau khi nhận hồ sơ báo cáo kết quả thẩm định của ban chủ trì thẩm định gửi
lên Tổng Giám đốc NHPT có nhiệm vụ xem xét và ra quyết định cho vay đối với dự
án xin vay vốn dựa trên báo cáo thẩm định đã nhận được. Nếu dự án đạt được yêu
cầu về các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội, có khả năng trả nợ và khả thi thì
sẽ được duyệt và ra quyết định cho vay ngược lại sẽ bị từ chối. Sauk hi ra quyết định
cho vay, NHPT lập thông báo để báo cho chủ đầu tư biết dự án của mình có được

chấp nhận hay không.
3. Phương pháp thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cũng giống như những ngân hàng thương mại khác, tại VDB cũng có các
phương pháp thẩm định như:
- Phương pháp thẩm định theo trình tự
- Phương pháp phân tích độ nhạy.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
24
Chuyên đề thực tập Khoa Đầu tư
- Phương pháp phân tích rủi ro.
• Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Phương pháp thẩm định theo trình tự là phương pháp được tiến hành thẩm
định từ tổng quát đến chi tiết dự án.
- Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét một cách tổng quan nhất về dự án từ
đó đưa ra những nhận định và đánh giá chung nhất về dự án như tính đầy đủ, tính
hợp lí, hợp pháp về hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của nhà đầu tư…Thẩm định tổng
quát là cái nhìn bao trùm tổng quan về bên ngoài của dự án cho phép người thẩm
định hình dung khái quát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng, sự cần thiết của
dự án. Tuy nhiên, đây chỉ là bước thẩm định sơ qua nên chưa thể cho biết được các
nội dung bên trong của dự án, do đó cần phải có bước thẩm định chi tiết để phát hiện
những sai sót phải bác bỏ, những thiếu sót cần bổ sung sửa đổi thêm để dự án khi đi
vào hoạt động có thể vận hành tối đa và đạt được hiệu quả như nhà đầu tư kỳ vọng.
- Thẩm định chi tiết: Bước thẩm định này được tiến hành sau khi đã thẩm định
tổng quát về dự án. Quá trình thẩm định này được tiến hành một cách tỉ mỉ, chi tiết
tới từng nội dung của dự án như: Thẩm định về các điều kiện pháp lý, thẩm định thị
trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án…Tất cả các
nội dung của dự án đều phải được xem xét kỹ lưỡng để đưa ra những ý kiến đánh giá
đồng ý hay cần phải sửa đổi bổ sung thêm hoặc không đồng ý cho vay.
Ví dụ minh họa: “ Dự án xây dựng nhà máy thủy điện H’Mun ở Gia Lai”

Cán bộ của Ngân hàng đã sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự. Ban
đầu cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tổng quát về dự án như: hồ sơ pháp lý, tư
cách pháp nhân của chủ đầu tư, quyết định thành lập, quy mô vốn vay Ngân hàng PT
là 152.884 triệu đồng, thời gian vay là 13 năm trong đó 3,5 năm ân hạn kể từ ngày ký
hợp đồng tín dụng. Từ những thông tin ban đầu cán bộ thẩm định sẽ nắm bắt được
tổng quát về dự án và thông báo cho chủ đầu tư biết những thiếu sót để bổ sung sửa
đổi.
Tiếp theo cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định chi tiết sau khi đã có một số
đánh giá chung về dự án, quá trình thẩm định chi tiết được tiến hành tỉ mỉ từng nội
Sinh viên: Đinh Gia Khánh Lớp: Kinh tế Đầu tư K 48B/QN
25

×