Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài giảng bệnh glocom ( glaucoma) môn nhãn khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.98 KB, 14 trang )

BỆNH GLƠCƠM (Glaucoma)
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được phân loại và các triệu chứng lâm sàng của Glơcơm góc đóng và Glơcơm
góc mở
2. Nêu được ngun tắc điều trị.
3. Hướng dẫn được cộng đồng phát hiện sớm bệnh Glôcôm và chuyển tuyến chuyên khoa
kịp thời.
Glôcôm là một bệnh tăng áp lực nội nhãn quá giới hạn bình thường gây thối hóa và teo
dĩa thị giác
Bài 1 GP mắt:
- Góc rộng là góc tiền phịng bình thường >= 45 độ
- 20 độ < Góc hẹp < 45 độ
- 0 độ <= Góc đóng <= 20 độ
1. PHÂN LOẠI GLƠCƠM
1.1. Glơcơm bẩm sinh
Nhãn áp tăng trong glôcôm bẩm sinh do tồn tại tổ chức trung phơi ở góc tiền phịng làm
thủy dịch khơng thấm qua vùng bè để ra ngồi nhãn cầu.
1.2. Glôcôm nguyên phát
Nhãn áp tăng do những rối loạn đường lưu thông thủy dịch.
1.3. Glôcôm thứ phát
Nguyên nhân nhãn áp tăng là do một bệnh khác ở mắt như chấn thương, viêm màng bồ
đào, lệch thể thủy tinh
2. GLÔCÔM NGUN PHÁT
Gồm có hai loại Glơcơm góc đóng (glơcơm cấp tính hay glơcơm cương tụ) và Glơcơm góc
mở (glơcơm mãn tính hay glơcơm đơn thuần)
2.1. Glơcơm góc đóng
Đây là một loại glơcơm cấp tính do góc tiền phịng đóng gây tăng nhãn áp, do chân mống
mắt áp sát vào vùng bè làm cản trở lưu thông thủy dịch.


Hình 2.1. Sự lưu thơng thủy dịch qua vùng bè



Hình 2.2. Cơ chế Glơcơm góc đóng
2.1.1. Dịch tể học
- Tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 0,4%.
- Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi (chiếm tỷ lệ khoảng 2%).
- Nữ hay gặp hơn nam tỷ lệ 2/3.
- Bệnh thường gặp cả 2 mắt.
- Có tiền sử gia đình.
- Những người có tật viễn thị.
2.1.2. Yếu tố nguy cơ
2.1.2.1. Yếu tố cấu trúc giải phẩu
- Chân mống mắt dày: Chân mống mắt áp vào góc tiền phịng làm bít hệ thống vùng bè,
góc tiền phịng bị đóng, thủy dịch khơng thốt ra ngồi nên nhãn áp tăng.


- Thể thủy tinh: Thể thủy tinh nằm quá về phía trước, áp sát vào mặt sau mống mắt khiến
thủy dịch khó lưu thơng từ hậu phịng ra tiền phịng do đó chân mống mắt bị đấy phồng ra trước,
góc tiền phịng hẹp. Khi có một yếu tố kích động như giãn đồng tử hoặc những rối loạn về vận
mạch, mống mắt áp sát vùng bè làm góc tiền phịng đóng .
2.1.2.2. Yếu tố thần kinh vận mạch
Cơn nhãn áp tăng thường do những hoạt động khơng bình thường của vùng hạ não, làm
giãn mạch của mi thể => vùng bè bị chít hẹp => thủy dịch ko đc lưu thơng. Gần đây một số
tác giả cho rằng có một trung tâm ở vùng hạ não kiểm soát nhãn áp
2.1.3. Lâm sàng
2.1.3.1. Triệu chứng cơ năng
- Đau nhức mắt kèm theo đau nửa đầu tương ứng với mắt đau, đau lên đỉnh đầu và lan ra
sau gáy.
- Thị lực giảm do giác mạc bị phù nề .
- Nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ.
2.1.3.2. Triệu chứng thực thể

- Kết mạc: Có cương tụ rìa.
- Giác mạc: Phù nề do ngấm nước làm giác mạc mờ đục.
-Tiền phịng: Tiền phịng rất nơng, góc tiền phịng đóng.
- Đồng tử: Đồng tử giãn và méo.
- Mống mắt và mi thể: Phù nề và xung huyết về sau thường bị thối hóa.
- Thể thủy tinh: Bao thể thủy tinh rạn ngấm nước gây đục thể thủy tinh và điều tiết kém.
- Dĩa thị: Bị lõm và teo.
- Thị trường: Nếu không điều trị kịp thời thị trường thu hẹp.
- Nhãn áp: Nhãn áp tăng từ 25mmHg trở lên.
2.1.4. Các giai đoạn glơcơm
Glơcơm góc đóng chia làm 4 giai đoạn.
2.1.4.1. Giai đoạn tiền triệu
- Những cơn cao nhãn áp thống qua gây giảm thị lực, nhìn đèn có quầng xanh đỏ và nhức
đầu nhẹ. Mắt khơng đỏ, nhãn áp có thể cao đến 50 mmHg trong cơn nhưng chỉ thoáng qua trong
vài phút hoặc nửa giờ. Giai đoạn này chưa có tổn thương thị trường.
2.1.4.2. Giai đoạn glơcơm cấp tính
Bệnh nhân đau nhức dữ dội, mắt đỏ, thị lực giảm có khi chỉ cịn sáng tối dương tính. Mi
mắt phù, kết mạc cương tụ rìa, giác mạc mờ do phù nề, tiền phịng nơng, góc tiền phịng đóng,


mống mắt không rõ nét. Đồng tử giãn khoảng 6 đến 7mm mất phản xạ ánh sáng. nhãn áp cao
trên 50mmHg. Đáy mắt khơng soi được vì giác mạc mờ. Diễn tiến của giai đoạn glơcơm cấp tính
có 4 khả năng sau:
- Cơn glôcôm cấp tự động chấm dứt sau vài giờ hoặc vài ngày. Thể mi ngừng tiết thủy
dịch, áp lực hậu phịng giảm và mống mắt thốt ra khỏi vùng bè do đó thủy dịch lưu thơng lại.
Tình trạng mống mắt sau cơn có thể bình thường như cũ .
- Cơn glôcôm cấp thuyên giảm do được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Cơn glôcôm cấp chuyển qua giai đoạn mãn tính cương tụ.
- Cơn glơcơm cấp bùng nổ chỉ một cơn cấp đưa ngay đến glôcôm tuyệt đối khơng qua giai
đoạn mãn tính.

2.1.4.3. Glơcơm góc đóng mãn tính
Glơcơm góc đóng mạn tính là một bệnh trạng có thể xảy ra sau glơcơm góc đóng cấp hoặc
khi góc tiền phịng đóng dần và nhãn áp tăng dần.
Đây là hình thái ít gặp, diễn biến lâm sàng gần giống như glơcơm góc mở ở chỗ nó khơng
có triệu chứng, nhãn áp tăng vừa phải, lõm gai phát triển dần và tổn hại thị trường đặc hiệu của
glôcôm. Đây là một lý do vì sao soi góc là một khám nghiệm rất quan trọng đối với tất cả những
người nghi ngờ glơcơm.
2.1.4.4. Glơcơm tuyệt đối
Có các đặc điểm thị lực AS (-), đồng tử giãn mất phản xạ, đĩa thị lõm 10/10, nhãn áp rất
cao. Do nhãn áp cao thường xuyên củng mạc sẽ bị dãn ở một vài chỗ, các nếp thể mi bị teo nên
thủy dịch tiết ít hơn do đó nhãn áp sẽ giảm dần tới mức bình thường hoặc dưới bình thường.
2.1.5. Chẩn đốn
2.1.5.1. Giai đoạn tiền triệu
- Chẩn đoán sớm ở giai đoạn này rất quan trọng, bệnh có thể chữa lành vì chưa có tổn
thương thực thể. Chẩn đốn cần dựa trên những dấu chứng sau:
+ Bệnh sử có những cơn cao nhãn áp thống qua và có những cơn nhức đầu.
+ Nhìn đèn có quầng xanh đỏ.
+ Khám thấy tiền phịng nơng.
+ Đo nhãn áp nhiều lần trong ngày nếu thấy độ chênh lệch của nhãn áp trên 5mmHg thì
nghi ngờ.
- Ngồi ra có thể làm một số thử nghiệm để phát hiện sớm glơcơm:
+ Cho bệnh nhân ngồi trong phịng tối khoảng một giờ khơng được ngủ (vì ngủ đồng tử
sẽ co lại) sau đó đo lại nhãn áp nếu thấy nhãn áp cao thêm từ 6 đến 8 mmHg thì nghi ngờ.
+ Giãn đồng tử bằng thuốc Atropin 1%.


+ Bệnh nhân nằm sấp khoảng một giờ sau đó đo lại nhãn áp nếu cao thêm trên 6mmHg
thì nghi ngờ glơcơm.
+ Trắc nghiệm uống nước buổi sáng bụng đói uống 1 lít nước trong 5 phút, đo nhãn áp
sau 30, 45, 60 phút nếu cao thêm từ trên 6 mmHg trở lên thì nghi ngờ.

2.1.5.2. Ở giai đoạn cơn cấp tính
- Chẩn đốn thường dể dàng, cần chẩn đốn phân biệt với các bệnh đau mắt đỏ .
+ Viêm kết mạc cấp: Viêm kết mạc cấp bệnh nhân không đau nhức, thị lực không giảm,
mắt đỏ ngoại vi và có ghèn. Các dấu khác đều âm tính như giác mạc trong, đồng tử phản xạ bình
thường, nhãn áp khơng cao.
+ Viêm mống mắt cấp: Viêm mống mắt cấp bệnh nhân đau nhức, giảm thị lực và cương
tụ rìa nhưng giác mạc khơng phù nề, tiền phịng có tế bào viêm, đồng tử co nhỏ, nhãn áp không
cao.
+ Viêm mống mắt thể mi tăng nhãn áp: Viêm mống mắt thể mi có tăng nhãn áp chẩn
đốn phân biệt thường khó khăn. Muốn phân biệt cần dựa vào bệnh sử và soi góc tiền phịng ở
mắt bệnh cũng như mắt lành.
2.1.5.3 Giai đoạn glơcơm góc đóng mãn tính
- Chẩn đốn phân biệt với glơcơm góc mở: Góc tiền phịng mở, mắt không đau nhức và
mắt không đỏ.
2.1.5.4. Giai đoạn glôcôm tuyệt đối
Thị lực ánh sáng âm tính, nhãn áp cao, gai thị lõm hoàn toàn và bạc màu.
2.1.6. Biến chứng
2.1.6.1. Đục thể thủy tinh
Nhãn áp cao làm rạn nứt bao thể thủy tinh do đó nước ngấm vào thể thủy tinh gây đục thể
thủy tinh.

Hình 2.3. Hình ảnh glơcơm góc đóng cấp


2.1.6.2. Glơcơm ác tính
Thường xảy ra sau một phẩu thuật điều trị glơcơm góc đóng mãn tính, ngay sau phẩu thuật
nhãn áp tăng lên rất cao, mống mắt và thủy tinh thể bị đẩy ra trước vì thủy dịch tích tụ trong và
sau dịch kính. Cần phải nhỏ atropine 1% để giãn đồng tử nếu thất bại phải mổ lần thứ 2 để lấy
thể thủy tinh.
2.1.7. Điều trị

2.1.7.1. Giai đoạn tiền triệu
- Dùng thuốc co đồng tử pilocarpine 1%, 2% nhỏ mắt ngày 3 lần
- Đọc sách phải đủ ánh sáng, không nên xem phim, không dùng rượu hoặc uống nhiều
nước.
- Khơng nên hút thuốc vì hút thuốc sẽ làm tăng q trình thối hóa loạn dưỡng của thần
kinh thị.
- Nếu dùng pilocarpine và sinh hoạt như trên mà không hết hiện tượng nhìn đèn có quầng
xanh đỏ thì cần phẩu thuật cắt mống mắt chu biên để phòng ngừa.
2.1.7.2. Điều trị cơn glôcôm cấp diễn
Đây là một cấp cứu nhãn khoa trước khi điều trị bằng phẫu thuật, điều trị hạ nhãn áp bằng
Nội khoa. Điều trị nội khoa cần tiến hành ngay sau khi nhập viện tốt nhất là phối hợp thuốc co
đồng tử với thuốc tăng thẩm thấu:
- Pilocarpine 2% nhỏ 15 phút một lần trong nhiều giờ sau đó thưa dần.
- Glycerine 50% uống liều 1ml/ kg. Thuốc này làm máu ưu trương, do đó sẽ rút nước từ
mắt vào lòng mạch. Nếu uống glycerine chưa hiệu quả thì dùng Manitol truyền tỉnh mạch
- Diamox (Acetazolamide) liều 250 mg x 4 viên uống 4 lần cách nhau 6 giờ
- Điều trị nội khoa trong vòng 24h nếu nhãn áp hạ thì phẩu thuật, nếu nhãn áp khơng hạ
cũng phải phẩu thuật.
2.1.7.3. Laser điều trị glơcơm góc đóng.
* Cắt mống mắt bằng laser: Là phương pháp điều trị glôcôm do nghẽn đồng tử, bất kể glôcôm
nguyên phát hay thứ phát. Phẫu thuật này tạo ra một đường khác để thuỷ dịch bị nghẽn lại ở hậu
phịng có thể đi ra tiền phịng, do đó làm cho mống mắt tách ra xa vùng bè.
- Loại laser được sử dụng: Laser ruby, laser argon, laser diode, laser Nd: YAG... Hiện nay laser
argon và laser YAG được sử dụng rộng rãi.


Những biến chứng có thể gặp là bỏng giác mạc, đục thể thuỷ tinh khu trú, tăng nhãn áp thoảng
qua, viêm mống mắt, rách bao thể thuỷ tinh, bỏng võng mạc và lỗ cắt mống mắt bị bịt lại. Tuy
nhiên tỷ lệ biến chứng không nhiều.
2.1.7.3. Điều trị phẫu thuật

- Cắt mống mắt chu biên: Chỉ định trong trường hợp chân mống mắt dính vào bè dưới 180
độ.
- Phẩu thuật lổ dò: Kẹt mống mắt, cắt mống mắt củng mạc, tách thể mi. Hiện nay thường
sử dụng phẩu thuật cắt bè củng giác mạc.
- Đối với glơcơm góc đóng mãn tính là phẩu thuật lỗ dị.
- Đối với glơcơm tuyệt đối có chỉ định khoét bỏ nhãn cầu. Nếu bệnh nhân khơng đồng ý thì
tiêm Alcol 900 hậu nhãn cầu hoặc đốt điện hủy mi thể làm giảm tiết thủy dịch.
2.1.8. Tiến triển và tiên lượng
- Thuốc pilocarpine có thể ngăn chặn các cơn cấp diễn nhưng đối với glôcôm góc đóng
phải được điều trị bằng phẫu thuật sớm mới có thể điều trị dứt hẳn bệnh. Nếu để chậm chân
mống mắt dính vào vùng bè nhiều phẫu thuật sẽ ít hiệu quả.
2.2. Glơcơm góc mở
- Đây là một loại glơcơm mãn tính trong đó góc tiền phịng mở rộng và nguyên nhân tăng
nhãn áp do trở ngại tại vùng bè .

Hình 2.4. Cơ chế Glơcơm góc mở
2.2.1. Dịch tễ học
- Bệnh gặp nhiều ở các nước Âu, Mỹ. Người da trắng và da đen tỷ lệ mắc bệnh glôcôm góc
mở so với glơcơm góc đóng khoảng 9/10.
- Ở Việt Nam tỷ lệ ngược lại, glơcơm góc đóng gặp nhiều hơn glơcơm góc mở.


- Thường gặp ở người trên 40 tuổi, bệnh xảy ra cả 2 mắt và xảy ra ở những người có rối
loạn xơ hóa mạch máu.
2.2.2. Sinh bệnh học
Nhãn áp tăng vì các lý do sau:
- Thối hóa ở các hệ thống vùng bè: Xơ hóa vùng bè, hệ thống tỉnh mạch nước và ống
Schlemm thối hóa và xẹp khiến thủy dịch không qua được.
- Tăng tiết thủy dịch ở một số trường hợp.
- Nghẹt chức năng của ống Schlemm: Do áp lực của tiền phòng đẩy vùng bè kém thấm ra

ngoài và làm xẹp ống Schlemm
2.2.3. Lâm sàng
2.2.3.1. Triệu chứng chức năng
- Thông thường bệnh nhân không cảm thấy một triệu chứng gì cho đến khi thị lực giảm
nhiều mới đến bệnh viện. Nhưng nếu hỏi và phân tích cho bệnh nhân có thể phát hiện một số dấu
chứng sau:
+ Có những cơn nhức đầu nhẹ đặc biệt sau khi nhìn gần một thời gian.
+ Viễn thị tăng nhanh có triệu chứng quáng gà.
+ Có rối loạn thị trường.
2.2.3.2. Triệu chứng thực thể
- Bán phần trước có vẻ bình thường, mắt không đỏ, giác mạc trong, không phù, đồng tử
phản xạ hơi lười. Khi bệnh đã tiến triển thì đồng tử gián phản xạ rất kém. Các dấu thực thể quan
trọng nhất là:
- Nhãn áp rất cao.
- Đĩa thị bị lõm.
- Thu hẹp thị trường ngoại vi và xuất hiện các ám điểm.
- Soi góc tiền phịng thì góc mở.
2.2.4. Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào 3 dấu thực thể chính
2.2.4.1. Tăng nhãn áp
- Vào giai đoạn tiến triển, glơcơm góc mở nhãn áp cao rõ. Trong giai đoạn đầu nhãn áp
chưa cao thường xuyên, chỉ dao động trong ngày do đó phải đo nhãn áp nhiều lần trong ngày nếu
chênh lệch trên 5mmHg thì nghi ngờ glơcơm góc mở. ngồi ra có thể làm một số thử nghiệm để
phát hiện glôcôm:
+ Thử nghiệm uống nước nhằm tăng lưu lượng thuỷ dịch tiết ra qua thể mi.


+ Thử nghiệm nhỏ pilocarpine 1% sau 1 giờ đo lại, nếu nhãn áp giảm trên 5mm Hg thì
nghi ngờ.
+ Thử nghiệm đè nhãn cầu: Nếu đè vào nhãn cầu sẽ làm áp lực nhãn cầu tăng , khi tăng

áp lực thủy dịch sẽ thốt ra nhanh hơn, do đó sau khi ngưng đè thì nhãn áp sẽ thấp hơn bình
thường. Thơng thường người ta đè lên mắt một trọng lượng 50g trong 4 phút , nếu nhãn áp giảm
dưới 40 % thì nghi ngờ glơcơm góc mở.
2.2.4.2. Thị trường
- Thị trường nội vi: (thị vực) Đo với thị trường kế bằng phẳng. Thị trường nội vi sẽ có
những ám điểm, điểm mù lớn thêm (bình thường 13- 18 độ về phía thái dương) các dải ám điểm
phát xuất từ điểm mù chạy vịng cung ra phía mũi bao quanh hồng điểm (cịn gọi là ám điểm
Bjerrum)
- Thị trường ngoại vi: Đo với thị trường kế Goldman thị trường ngoại vi thu hẹp dần khởi
đầu là thị trường phía mũi và thị trường phía trên về sau tồn bộ thị trường ngoại vi thu hẹp chỉ
còn một vùng nhỏ xung quanh điểm nhìn cố định.
- Thị lực: Thị lực giảm từ từ nhưng về sau mất hoàn toàn.
2.2.4.3. Lõm gai
Là một dấu hiệu sớm thường khởi phát ở phía thái dương dưới. Về sau thì lõm tồn bộ. Các
mạch máu bị gập khúc ở bờ gai và bị kéo dạt về phía mũi. Các sợi thần kinh bị chèn ép ở bờ gai
làm thần kinh thị bị thối hóa teo.
Động mạch mắt đập: Đôi khi thấy các động mạch của võng mạc đập theo nhịp tim ở bờ gai
đó là một dấu hiệu của tăng nhãn áp. Huyết áp động mạch mắt khoảng 50-55 mmHg, khi nhãn áp
tăng khoảng 40 - 45mmHg gần bằng huyết áp động mạch mắt khi thấy động mạch mắt đập.

Hình 2.5. Hình ảnh tổn thương gai thị trong bệnh Glôcôm

2.2.5. Điều trị


2.2.5.1. Nội khoa
Khác với glơcơm góc đóng, điều trị glơcơm góc mở chủ yếu là điều trị nội khoa mà không
cần điều trị bằng phẫu thuật.
- Pilocarpine 1% nhỏ mắt 3 lần ngày, thuốc này có tác dụng co cơ thể mi làm vùng bè
được giãn rộng giúp thủy dịch lưu thơng dể dàng. Nếu kiểm sốt được nhãn áp ở mức độ dưới

22mmHg, thị trường không bị tổn thương thêm thì có thể dùng suốt đời. Trái lại, nếu nhãn áp vẫn
còn cao và thị trường tiếp tục bị tổn thương thì phải phẩu thuật. Hiện nay có nhiều loại thuốc nhỏ
măt hạ nhãn áp được sử dụng như; Betoptic, Timolol, Nyolol, Alphagan P, Travatan….
2.2.5.2. Điều trị bằng laser.
❖ Tạo hình vùng bè bằng laser điều trị glơcơm góc mở.
- Chỉ định:
+ Nhãn áp không điều chỉnh được bằng thuốc.
+ Bệnh nhân khơng có điều kiện dùng thuốc (do hồn cảnh kinh tế, do khơng theo dõi được, do
tác dụng phụ của thuốc).
- Chống chỉ định:
+ Glơcơm góc đóng.
+ Đục giác mạc.
+ Bệnh nhân không cộng tác.
+ Glôcôm do viêm.
Mức độ nhãn áp điều chỉnh sau điều trị laser khá cao trong thời gian đầu nhưng qua một thời
gian theo dõi đa số các tác giả đều nhận thấy rằng sự mất điều chỉnh nhãn áp tăng dần theo thời
gian, khoảng 50% sau 3 - 5 năm và sau 10 năm tỷ lệ thành cơng chỉ cịn 30%. Hơn nữa, sự thành
cơng của laser cịn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hình thái glơcơm, tuổi của bệnh nhân...
2.2.5.2. Phẫu thuật
- Các phẩu thuật lổ dò như: kẹt mống mắt, cắt mống mắt củng mạc, tách thể mi và cắt bè
củng giác mạc.
- Phá hủy thể mi làm giảm tiết thủy dịch bằng điện nhiệt, lạnh đông.
2.2.6. Tiến triển và tiên lượng
Glơcơm góc mở tiến triển một cách âm thầm, cuối cùng dẫn đến mù lịa nếu khơng được
điều trị. Nếu phải phẫu thuật thì tiên lượng khó biết chắc so với hiệu quả của phẫu thuật trong
điều trị glơcơm góc đóng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1.Trước một bệnh nhân đỏ mắt, nhức mắt và thị lực giảm, dấu hiệu nghĩ tới cơn glơcơm góc

đóng:
A. Giác mạc bắt màu Fluoresceine (+)
B. Đồng tử co
C. Chảy nước mắt nhiều
D. Tiết tố
E. Tăng nhãn áp
2.Trước một bệnh nhân đau nhức mắt và đỏ mắt, dấu hiệu nào phù hợp với chẩn đốn glơcơm
cấp:
A. Cương tụ ngoại vi
B. Đồng tử giãn, mất phản xạ
C. Nhãn áp 12mmHg
D. Tiền phòng sâu
E. Thị lực bình thường
3. Triệu chứng nào sau đây khẳng định chẩn đốn bệnh glơcơm:
A. Thị lực giảm
B. Thị trường thu hẹp
C. Giác mạc phù
D. Nhãn áp cao
E. Đồng tử méo
4. Bệnh glôcôm cấp thường gặp ở những người:
A. Nam giới
B. Trên 40 tuổi, có tật viễn thị
C. Trên 40 tuổi, có tật cận thị
D. Có tật loạn thị
E. Trên 30 tuổi, có tật cận thị
5. Khi khám bệnh có các triệu chứng: đỏ mắt, đồng tử giãn méo và nhãn áp cao, cần nghĩ tới
bệnh nào dưới đây:
A. Viêm kết mạc
B. Viêm màng bồ đào
C. Bệnh glôcôm



D. Đục TTT
E. Tất cả đều đúng
6. Đau nhức mắt, nhìn mờ, nhãn áp cao, đồng tử giãn là những triệu chứng cơ bản của bệnh nào:
A. Viêm mống mắt thể mi
B. Viêm kết mạc
C. Viêm giác mạc
D. Glôcôm cấp
E. Glơcơm đơn thuần
7.Triệu chứng đau nhức mắt, nhìn đèn có quầng xanh đỏ gặp ở bệnh:
A. Viêm giác mạc
B. Glôcôm góc đóng
C. Đục TTT
D.Viêm mống mắt thể mi
E. Glơcơm góc mở
8. Laser mống mắt chu biên nhằm điều trị:
A. Tăng nhãn áp
B. Glơcơm góc đóng
C. Glơcơm góc mở
D. Bong võng mạc
E. Viêm mống mắt thể mi
9.Glơcơm góc mở:
A. Bệnh nhân đau nhức nhiều
B. Mắt đỏ cương tụ rìa
C. Góc tiền phòng mở
D. Bệnh chỉ xảy ra ở một mắt
E. Gặp ở người cận thị
10. Glơcơm ngun phát góc mở có các dấu hiệu sau, ngoại trừ:
A.


Không đau nhức.

B.

Tiến triển mãn tính.

C.

Góc tiền phịng mở.

D.

Nhãn áp tăng từ từ gây lõm gai và thu hẹp thị trường.


E.

Gai thị bình thường.

11.Ngun nhân gây nên glơcơm góc mở:
A. Xơ hóa vùng bè
B. Nghẽn đồng tử
C. Mống mắt phẳng
D. Mống mắt che mất vùng bè
E. Thể thủy tinh trương phồng
12.Yếu tố nguy cơ cao của glơcơm góc mở:
A.Tuổi > 40
B.Cận thị nặng
C.Hội chứng Raynaud

D.Tăng huyết áp
E.Tất cả các yếu tố trên
13.Các phương pháp điều trị glơcơm góc mở:
F. Thuốc hạ nhãn áp
G. Laser
H. Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc
I. Thuốc giãn đồng tử
J. A, B, C đúng
14.Biểu hiện lâm sàng sớm của glơcơm góc mở:
A. Mờ mắt
B. Nhức mắt.
C. Nhãn áp tăng cao
D. Lõm gai thị và thu hẹp thị trường
E. Đỏ mắt
Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai
15. Tổn thương đĩa thị và thị trường khơng gặp trong glơcơm góc đóng mạn tính
Đ

S

16. Điều trị phẫu thuật glơcơm góc mở là cắt mống mắt chu biên
Đ
Đ

S

S


17.Điều trị glơcơm góc mở bằng thuốc nếu khơng ổn định, thì: phẫu thuật

Đ

S

18.Người ruột thịt của bệnh nhân glơcơm cần đi khám tầm sốt glơcơm
Đ

S

Đ

S

19.Nghi ngờ tăng nhãn áp khi dao động nhãn áp giữa các lần đo trong ngày > 5 mmHg
20.Chẩn đốn phân biệt giữa glơcơm góc đóng và glơcơm góc mở bằng soi góc tiền phịng
Đ S



×