Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố quảng ngãi tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM

TRẦN MINH HIỆP

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẺ CHẤT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VẨN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM
TRẦN MINH HIỆP

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẺ CHẤT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIÊU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 814.01.14
LUẬN VĂN THẠC sĩ

ĐÀNẴNG- 2021


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VÕ NGUYÊN DU

ĐÀ NẴNG 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, các kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa tìmg cơng bố dưới bất kỳ


hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Học Viên thực hiện

Trần Minh Hiệp


THÔNG TIN KÉT QUẨ NGHIÊN cứu
ĐÈ TÀI:
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO Dực THẺ CHÁT CHO HỌC SINH Ở CÁC
TRƯỜNG T1ẺU HỌC TẠI THÀNH PHỔ QUẢNG NGÃI TÍNH QUẢNG
NGÃI.
: Quản
lý giáo
- Ngành
đàodục
tạo
: Trần
Minh
Hiệp
- Họ và tên học viên
: PGS.TS
Nguyên
- NgườiVõ
hướng
dẫn Du
khoa học
: Trường
Đại

học

phạm
Đà Nang
- Cơ sở đào tạo
1. Tóm tắt kết quả thực hiện luận văn
Tử những nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá nhũng khái niệm cơ bàn liên
quan đến đề tài Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phổ
Quảng Ngãi, tĩnh Quáng Ngãi. Tác giả dà khái quát được một cách tương đối đầy đủ và sát thực về
tình hình kinh tế - xã hội, văn hố - giáo dục trên địa bàn lình Quáng Ngãi, đặt biệt là thực trạng về
công tác quản lý hoạt động giáo dục thế chất cho học sinh tiếu học trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên
vân còn những tôn tại, hạn chê trong công tác quản lý của hiệu trưởng; công tác xây dựng và triển khai
thực hiện kế hoạch; hạn chế ở nhận thức, năng lực và sự phối hợp giữa các lục lượng tham gia công tác
giáo dục thế chất; các nguồn lực và điều kiện cho hoạt động giáo dục thể chất ... Trên cơ sở đó, đề tài
đã hệ thơng hóa những vân đê lý luận liên quan đên công tác quản lý. biện pháp quản lý và tổ chức
hoạt động giáo dục thể chất, đề từ đó xây dựng khung lý thuyết và thực trạng kháo sát vấn đề. Từ thực
trạng tác giả đã đề xuất và xây dựng dược 03 nhóm biện bao gồm: Nhóm biện pháp nhàm phát huy
những ưu diêm; nhóm biện pháp nhăm khắc phục những hạn chế và nhóm biện pháp quán lý mới, có ý
nghĩa lý luận có the nghiên cứu vận dụng thực tiễn để nâng cao hiệu quà công tác quân lý hoạt động
giáo dục the chất cho học sinh tiếu học trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu đổi mói giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
2. Từ khóa: quản lý giáo dục, giáo dục thế chất, quàn lý hoạt động giáo dục thể chất, thành phố
Quảng Ngãi, biện pháp quản lý.
Xác nhận của nguôi hướng dẫn khoa học
PGS.TS Võ Nguyên Du

Người thực hiện đề tài
Trần Minh Hiệp

Người thực hiện đê tài



INFORMATION RESEARCH RESULTS
TOPIC:
MANAGEMENT OF PHYSICAL EDUCATION ACTIVITIES IN PRIMARY
SCHOOLS IN QUANG NGAI CITY QUANG NGAI PROVINCE
-

Training industry: Educational management
Full name: Tran Minh Hiep
Associate professor: Vo Nguyen Du
Training facility: Da Nang University of Education

1. Summary of dissertation implementation results
From theoretical research, survey, analysis, and evaluation of basic concepts related to the topic
Management of physical education activities in primary schools in Quang Ngai city, Quang Ngai
province. The author has presented a relatively complete and accurate way about the socio-economic,
cultural and educational situation of Quang Ngai province. Especially the current situation of
managing physical education activities for primary school students in the city. However, there are still
limitations in managing work principal; construction and implementation of the plan; There is limited
awareness, capacity and coordination among the forces involved in physical education; resources and
conditions for physical education... On that basis, the topic has been systematized the issues related to
management, measures to manage and organize physical education activities, from which to build
framework theory and the current situation of problem investigation. The author implemented the
proposal and built three group measures: Group of measures to promote strengths; Group of measures
to overcome the limitations and new' management method group, applied research to improve the
effectiveness of physical education management for primary school students in the city, to meet the
requirements of educational innovation in the current period.
2. Keywords: educational management, physical education, physical education management,
management measures, Quang Ngai city.

Confirmation of scientific instructors

Prof. Vo Nguyen Du

Tran Minh Hiep


4

MỤC LỤC

1.6.2. Yếu tố chủ quan.........................................................................................29
TIÊU KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẺ CHẤT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHÓ QUẢNG
NGÃI TỈNH QUẢNG NGÃI.....................................................................................32
2.1............................................................................................................................... K
hái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng................................................................32
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................32
2.1.2. Nội dung khảo sát.....................................................................................32
2.1.3. Khách thể và địa bàn khảo sát..................................................................33
2.1.4. Tiêu chuẩn và thang đánh giá....................................................................33
2.2. Khái quát về tình hình hình kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.....................................................................................34
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi............................................................................................................................ 34
2.2.2.....................................................................................................................
Khái qt tình văn hóa - giáo dục và đào tạo thành phố Quảng Ngãi..........................34

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố

Quảng Ngãi..................................................................................................................36
2.3.1.
Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất ở các
trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi...................................................................36
2.3.2.
Thực trạng về thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất ở các
trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi...................................................................39
2.3.3.
Thực trạng phương pháp, hình thức của hoạt động giáo dục thể chất ở
các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi.............................................................41
2.3.4.
Thực trạng các lực lượng tham gia công tác giáo dục thể chất ở các
trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi...................................................................44
2.3.5.
Thực trạng các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục thể
chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi..................................................46
2.3.6.
Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất ở các
trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi...................................................................48
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành
phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi...............................................................................49
2.4.1.
Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục thể chất ở
các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi.............................................................50
2.4.2.
Thực trạng quản lý thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất ở
các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi.............................................................51
2.4.3.
Thực trạng quản lý thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi.....................52

2.4.4.
Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục
thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi............................................54
2.4.5.
Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động giáo
dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi.....................................55


5
2.4.6.
Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi......................................56
2.5. Thực trạng thực hiện các phương thức quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở
các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi.............................................................57
2.6. Thực trạng các yếu to ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các
trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi...................................................................59
TIÊU KẾT CHƯƠNG 2..............................................................................................60
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẺ CHẤT Ở
CÁC TRƯỜNG TIỀU HỌC TẠI THÀNH PHÓ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG
NGÃI.......................................................................................................................... 61
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.......................................................................61
3.1.1.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn............................................................61
3.1.2.
Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.............................................................61
3.1.3.
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.............................................................62
3.1.4.
Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...............................................................62
3.1.5.

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học............................................................62
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động GDTC ở các truờng tiểu học trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng Ngãi...............................................................................63
3.2.1.
Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường tiểu học...........63
3.2.2.
Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng tổ chức hoạt động
giáo dục thể chất cho đội ngũ giáo viên dạy GDTC, xây dựng đội ngũ giáo viên đảm
bảo về chất lượng........................................................................................................64
3.2.3.
Đổi mới phương pháp dạy và học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức
hoạt động GDTC cho học sinh trong nhà trường.........................................................66
3.2.4.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo
dục thể chất và hoạt động thể thao trường học............................................................67
3.2.5.
Đổi mới hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động
Giáo dục thể chất trong trường tiểu học......................................................................69
3.2.6.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa đối với hoạt động thể dục thể thao trường
học.............................................................................................................................. 70
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp...........................................................................71
3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý...................72
3.4.1.
Mục đích khảo nghiệm..............................................................................72
3.4.2.
Đối tượng khảo nghiệm.............................................................................72
3.4.3.
Nội dung khảo nghiệm..............................................................................72

3.4.4.
Cách thức tiến hành...................................................................................72
3.4.5.
Ket quả khảo nghiệm.................................................................................73


6
TIÊU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................81
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT
Viết tắt

viii
Viết đầy đủ

CB
CBQL
CMHS
CNTT
CSVC
ĐTB
GD
GD&ĐT
GDPT
GDTC

GV

Cán bộ
Cán bộ quản lý
Cha mẹ học sinh
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Điểm trung bình
Giáo dục
Giáo dục và đào đạo
Giáo dục phổ thông
Giáo dục thể chất
Giáo viên


HS

Hoạt động
Học sinh

NV
SGK
TBC
TDTT
TH

Nhân viên
Sách giáo khoa
Trung bình chung
Thể dục thể thao

Tiểu học

THCS
UBND

Trung học cơ sở
Uỷ ban nhân dân


9

DANH MỤC CÁC BẢNG


10
số hiệu
bảng

Tên bảng

2.20.

Khảo sát ý kiến CBQL về thực trạng thực hiện các phương
thức quản lý HĐ GDTC

57

2.21.

Khảo sát ý kiến CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

HĐ GDTC

59

3.1.

Thang điểm quy ước đánh giá tính hợp lý và khả thi

73

3.2.
3.2.

Khảo sát ý kiến của CBQL và GV về tính hợp lý của các biện
pháp
Khảo sát ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các biện
pháp

Trang

73
74


1

MỞ ĐẨU
1. Lí do chọn đề tài
“Vì sao các nước phát triển luôn đề cao thể chat trong giáo dục ?”
Tại các nước phát triển, giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất

luôn được chú trọng và trở thành nhu cầu của mọi người. Bởi lẽ, thể chất là nền tảng
của một thể lực tốt, là cơng cụ quan trọng để phát triển trí tuệ và uốn rèn nhân cách.
Thực tiễn cho thấy rèn luyện thể chất mới là cách bền vững nhất để có một thể lực tốt,
giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện về chiều cao, cân nặng, sức bền - nhanh - mạnh, độ
dẻo dai, trí thơng minh và sự khéo léo, việc thường xuyên hoạt động thể chất sẽ có lớp
“chất trắng” dày và đặc hơn, giúp tăng khả năng tập trung, nhận thức, hiệu quả trong
học tập, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ [35].
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục thể chất (HĐ
GDTC), trong chương trình giáo dục thể chất (GDTC) của mình nhiều quốc gia đã tổ
chức cho học sinh (HS) tham gia các trò chơi thể thao từ rất sớm và qua những hoạt
động đó, các em được rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, lịng
kiên trì, sự tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt. Việc thay
đổi, phát triển hoặc sửa đổi các quy chuẩn, khn khổ và chương trình giảng dạy hiện
hành giúp học sinh tích cực hơn trong các hoạt động GDTC, rèn luyện thể dục thể thao
(TDTT) tạo điều kiện cho học sinh thể hiện được các kỹ năng vận động, kiểu chuyển
động đa dạng. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải thể hiện kiến thức và kỹ năng cần thiết
để duy trì hoạt động TDTT ở cấp độ tăng cường sức khỏe. Đây cũng là cách giáo dục tự
nhiên, trực quan và hiệu quả nhất để các em trở thành một thế hệ tương lai khỏe mạnh,
có phẩm cách của những cơng dân tồn cầu. Từ những hoạt động thể chất này, học sinh
sẽ có thái độ đúng mực với cá nhân và cộng đồng, biết tôn trọng bản thân và những
người xung quanh, cũng như tăng cường khả năng thể hiện bản thân và tương tác xã hội
trong suốt quá trình học tập từ nhỏ đến lớn, kết hợp giữa học và chơi hướng đến sự phát
triển một cách toàn diện.
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cũng đã nêu rõ: “Gắn giáo
dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất nâng cao tầm vóc
con người Việt Nam” [5]. Nhìn lại giáo dục Việt Nam nói chung cũng như tại tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng, được sự quan tâm của Bộ, Ngành các cấp từ TƯ đến địa phương
trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ. Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục vẫn được đặt lên hàng đầu, đặt biệt đối với hoạt động thể chất trong giáo dục ở
các cấp, bậc học được cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường quan tâm hơn. Các Sở,

Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố đã xây dựng nhiều giải pháp và tích
cực chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
chuyển đổi số trong công tác quản lý, giảng dạy, trao đổi thông tin và các hoạt động
trong toàn ngành qua Internet nhờ đó nâng cao được chất lượng giáo dục và hiệu quả
cơng tác quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý HĐ GDTC trong nhà trường
nói riêng.
Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục và quản
lý hoạt động GDTC ở các trường tiểu học (TH) trên địa bàn thành phố trong thời gian
qua vẫn cịn những khó khăn như: Sự quan tâm cho GDTC giữa các trường không đồng
đều; thiết bị dạy học cịn thiếu; tình trạng thừa, thiếu giáo viên, năng lực và kỹ năng
chưa đảm bảo; đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội là những lực lượng chủ yếu tổ chức các hoạt
động GDTC trong nhà trường nhưng kiến thức chuyên môn, năng lực tổ chức, chỉ đạo
các hoạt động GDTC cịn hạn chế gây khơng ít khó khăn trong việc nâng cao chất


2
lượng chuyên môn của hoạt động giáo dục thể chất.
Hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) để nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và kể cả
phát triển mới ở các trường đạt chuẩn quốc gia chưa thực sự đảm bảo (sân chơi, bãi tập,
các cơng trình phụ trợ khác...); Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDTC trong các
nhà trường chưa được coi trọng đúng mức. (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi.)
Bên cạnh đó là những yếu tố khách quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19, HS
tạm nghỉ học trong thời gian khá dài, ảnh hưởng lrá đến công tác dạy và học của nhà
trường cũng như kế hoạch thực hiện các nội dung chương trình GDTC trong năm học
[29]-

,

~


Những khó khăn và hạn chế nêu trên đã có ảnh hưởng nhất định đến kết quả dạy
học, giáo dục toàn diện ở các trường TH trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi tỉnh Quảng
Ngãi.
Xuất phát từ những lý do trên với nhu cầu của bản thân là một giáo viên GDTC,
trước yêu cầu đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục theo quan điểm đổi mới căn bản,
tồn diện GD&ĐT của Đảng, chúng tơi lựa chọn đề tài: “Quản lỷ hoạt động giáo dục
thể chất cho học sinh ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi tính Quảng
Ngãi. ” để nghiên cứu và là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sơ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý các hoạt
động GDTC ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, và hoạt động thể dục thể thao nhà trường
nhằm phát triển hài hoà về các mặt trí - thể - mỹ cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1.
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học.
3.2.
Đổi tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học tại thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
4. Giả thuyết khoa học
I loạt động GDTC ở trường TH là một nội dung giáo dục giúp cho học sinh phát
triển hài hoà các mặt ve thể chất và tinh thần. Mc dù trong những năm qua hoạt động
GDTC luôn được sự quan tâm của các cấp, nghành. Tuy vậy. bên cạnh đó vẫn cịn bộc
lộ khơng ít những bat cập và hạn chế. Nu xây dựng được khung lý thuyết đánh giá đúng
thực trạng hoạt động GDTC ở các trường TH trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi thì có
thể đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động GDTC một cách hợp lý và khả thi

góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng mic' tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu
học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở tiểu học.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở các
trường tiểu học tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
5.3. Đe xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC ở các trường tiểu học tại
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
6. Phuong pháp luận và phưong pháp nghiên cứu


3
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lỷ luận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để
nghiên cứu các tài liệu lý luận, nghiên cứu các văn kiện. chính sách của Đảng. Nhà
nước; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các tài liệu khoa học có liên quan đến
v^ đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát: Phương pháp này sử dụng để thu thập dữ liệu từ
thực tiễn hoạt động GDTC và thực tiễn quản lý hoạt động GDTC ở các trường TH tại
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý (CBQL),
giáo viên và học sinh nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hoạt động GDTC và quản lý
hoạt động GDTC ở các trường TH tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi để lý
giải nguyên nhân thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu của tác giả.
6.2.3. Phương pháp điều tra phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ
thống câu hỏi để khảo sát các khách thể: Cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT thành phố
Quảng Ngãi; CBQL, giáo viên (GV), học sinh (HS) ở các trường TH tại thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
6.2.4. Phưong pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình tiến hành luận văn

thường xuyên xin ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực liên quan để tham vấn ý kiến
nghiên cứu đề tài. Qua ý kiến chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh các nhận định, khảo
nghiệm tính họp lý, khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.
6.2.5. Phưong pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : Nghiên cúu hồ sơ dạy học
của GV, hồ sơ của tổ chuyên môn và của Ban giám hiệu, báo cáo sơ kết học kỳ và tổng
kết năm học các nhà trường từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2020 - 2021 để phân
tích, nhận định, đánh giá thực trạng hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở
các trường TH tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
6.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn về
quản lý HĐ GDTC ở các trường TH làm cơ sở để tác giả đề xuất biện pháp quản lý.
6.3. Nhóm phương pháp xử lỷ thơng tin
Đe tài sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lý tơng hợp số liệu thống kê
mô tả và thống kê suy luận để rút ra kết luận vừa cỏ ỷ nghĩa định tính, vừa có ý nghĩa
định lượng.
7. Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu
- về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và tìm các biện pháp quản lý hoạt động
GDTC (hoạt động dạy và học môn GDTC, hoạt động rèn luyện TDTT trong nhà
trường) ở các trường TH tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- về địa bàn khảo sát: Đề tài được nghiên cứu trên 06 trường TH thuộc địa bàn
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- về thời gian: Tiến hành điều tra, khảo sát từ tháng 10/2018 đến năm 2021; các
số liệu báo cáo được sử dụng từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2020 - 2021.
- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý; giáo viên, học sinh của 06 trường TH tại
thành phố Quảng Ngãi; cán bộ quản lý cơng tác tại Phịng Giáo dục và Đào tạo thành
phố Quảng Ngãi.
8. Đóng góp của đề tài
- Góp phần bổ sung cho lý luận về quản lý giáo dục nói chung và lý luận về quản
lý hoạt động giáo dục thể chất ở TH học nói riêng.
- Đe xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, xây dựng chương trình mơn học GDTC ở các trường TH trên địa bàn thành



4
phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho phù hợp với yêu cầu đổi mới.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu; tài liệu tham khảo; kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm có
03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể
chất ở tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học
tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học
tại thành phố Quảng Ngãi, tình Quảng Ngãi.


CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TIỂU HỌC
1.1. Khái lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài
Trong lịch sử các tư tưởng giáo dục, Platon (424/423 - 348/347 TCN) một nhà
triết học, nhà giáo dục Hy Lạp, là người đầu tiên hình thành ý tưởng về một học thuyết
giáo dục đầy đủ, vấn đề ông đưa ra về giáo dục là coi trọng sức khoẻ và vẻ đẹp; giáo
dục theo lứa tuổi... đều là những vấn đề mà ngày nay nền giáo dục hiện đại đã và đang
vận dụng dưới những nội dung, hình thức phù hợp. Theo ơng: “Nen giáo dục có hai
phần, thể dục cho thân thể và âm nhạc cho tâm hồn ”. Ồng xem giai đoạn đầu tiên của
giáo dục là rèn luyện tính cách con người sao cho họ trở thành những con người cân
đối, hài hoà qua đó hình thành cơ sở để bước vào giai đoạn hai của q trình giáo dục
tiếp cận những mơn học tri thức trừu tượng [24, tr.43].
Từ thế kỷ XIV, vấn đề dạy học và quản lý hoạt động dạy học đã được nhiều nhà

giáo dục nước ngoài nghiên cứu và cơng bố nhiều cơng trình có giá trị:
về vẩn đề quản lỷ hoạt động dạy học: Các nhà giáo dục Xô Viết như V.A Xu
khomlinxki; V.Pxtrezicondin; Zakharôp...đã công bố nhiều tác phẩm nổi tiếng về công
tác quản lý trường học. V.A Xu khomlinxki rất coi trọng dự giờ - phân tích giờ dạy, bồi
dưỡng đội ngũ để GV nâng cao trình độ. V.Pxtrezicondin đi sâu phân tích cơng tác kế
hoạch hố trong q trình quản lý, bồi dưỡng lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ
cho GV, cơng tác kiểm tra q trình dạy học được ơng nhấn mạnh và cụ thể hóa.
Zakharop rất quan tâm thu thập, phân tích những số liệu, chỉ số phản ánh tình hình
giảng dạy, học tập, việc phối hợp trong Ban giám hiệu nhằm giúp đỡ GV tiến bộ về
phương pháp dạy học [25, tr.5].
về vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực: Trong tác phẩm “Lý luận dạy
học trong nhà trường phổ thông trung học” năm 1982 của tác giả M.I.Macmutov,
M.N.X.katkin, V.Okon đã nêu một số nét đặc trưng của của hoạt động sáng tạo phát
triển năng lực. Khả năng tư duy độc lập, chuyển kiến thức vào các tình huống mới để
vận dụng giải quyết; xây dựng được cách giải quyết mới khác với cách giải đã biết và
không phải là tổ hợp các cách giải đã biết [22, tr.5].
Trong tác phẩm “Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các
năng lực ở nhà trường”, Xavier Roegiers cho rằng: Ngồi khía cạnh kiến thức đơn
thuần, nhà trường trước hết phải tập trung cố gắng dạy cho HS sử dụng kiến thức của
mình vào các tình huống có ý nghĩa đối với HS, hay nói cách khác nhà trường cần phát
triển những năng lực ở học sinh [34].
Các vấn đề phát triển năng lực người học gắn với các hoạt động trải nghiêm thực
tiễn được nhiều quốc gia quan tâm và đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu
chuyên sâu. Điển hình như tiến sĩ Giáo dục học Raija (người Ấn Độ) trong cuốn: “Nền
giáo dục cho thế kỷ XXI, những triển vọng của Châu Á Thái Bình Dương” đã khẳng
định trong tổ chức dạy học phải xác định những giá trị và kỹ năng mong muốn mà mục
đích của q trình truyền đạt tri thức cần phát triển. HS phải rèn cho HS năng lực phán
đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác làm việc, làm việc trong một tổ chức,
có sáng kiến... [28],
Các tác phẩm của các tác giả nước ngoài cho thấy vấn đề dạy học và quản lý hoạt

động dạy học được nghiên cứu một cách hệ thống, cơ sở lý luận đó được đúc kết từ thực
tiễn quản lý, phát triển theo từng giai đoạn lịch sử, khẳng định giáo dục giữ vai trò chủ


đạo trong phát triển nhân cách con người và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của xã hội. Kết quả giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý hoạt động dạy
học nhân tố người thầy và tính tích cực, chủ động của học trị.
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: ‘‘Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời
sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dãn yếu ớt, tức
là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp phần
cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên huyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần
cho cả nước mạnh khỏe” [19],
về phạm trù GDTC trong nhà trường', trong cuốn Tuyển tập nghiên cứu khoa học
giáo dục thể chất, y tế trường học (Bộ GD&ĐT, NXB TDTT năm 2006), đã công bố
cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC và y tế trường học. Trong số
các nghiên cứu này có thể kể đến cơng trình của Ngũ Duy Anh và Vũ Đức Thu trong đề
tài ‘‘Định hướng chỉến lược tăng cường GDTC, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ học sinh
trong nhà trường phổ thông các cấp đến năm 2010”. Trong đề tài này, các tác giả đã
đưa ra mục tiêu định hướng lâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 - 2010 và đồng thời đưa ra
các giải pháp chiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Các tác giả đã
nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trường học, đánh giá thực
trang về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ra những khó khăn và đề ra mục tiêu, giải
pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Phạm vi nghiên cứu đề tài này thực hiện
trên các địa phương cả nước do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể cơng tác giáo
dục thể chất [13],
Ngồi ra cịn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu mới được hướng dẫn bởi các
giảng viên ở các trường đại học danh tiếng về khoa học Quản lý, Quản lý giáo dục;
Quản lý hoạt động GDTC, được đãng trên các tạp chí giáo dục uy tín như bài viết của
tác giả Hồ Minh Được: ‘‘Một sổ vẩn đề lý luận quản lỷ hoạt động giáo dục thể chất cho

học sinh tại trường tiểu học ” tác giả nghiên cứu các hoạt động giáo dục thể chất trong
trường tiểu học, từ đó phân tích cơng tác quản lý các hoạt động đó để đảm bảo chất
lượng, hiệu quả từ đó giúp học sinh được phát triển toàn diện, nâng cao thể trạng đúng
với lứa tuổi tiểu học [15].
Hay bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành - Lê Viết Vinh về “Năng lực sư phạm
cần có của giáo viên mơn GDTC trong trường phổ thông hiện nay”. Nghiên cứu về vấn
đề phát triển đội ngũ, nhân tố quyết định đến chất lượng GDTC trong nhà trường. Để
đảm bảo được mục tiêu GDTC ở trong nhà trường phổ thơng ngồi vấn đề về trình độ
chun mơn vững vàng, phẩm chất nghề nghiệp và năng lực sư phạm cần thiết; cịn phải
là người có năng lực đóng nhiều vai diễn để góp phần giáo dục học sinh phát triển tồn
diện [31].
Tác giả Trần Đình Thuận với bài nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả vận dụng
chương trình vận động Hexathlon - Mizino (Nhật Bản) trong thực tiễn giáo dục thể chất
cấp tiểu học Việt Nam” nhằm phát triển thể chất cho học sinh tiểu học đã được nghiên
cứu và thử nghiệm thành công triển khai rộng khắp các trường tiểu học của Nhật Bản và
thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Bài viết giới thiệu những ưu thế của chương trình và đề
xuất những kiến nghị để có thể vận dụng phù hợp, khả thi vào chương trình GDTC mới
ở cấp tiểu học [32].
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên của các tác giả trong nước đều khái
quát hoá được khái niệm và phân tích được bản chất của hoạt động GDTC trong nhà
trường, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học một cách biện chứng,
khoa học; đánh giá chi tiết thực trạng hoạt động GDTC và quản lý hoạt động GDTC ở


nhiều các cấp học; đề xuất được các biện pháp cụ thể trong quản lý hoạt động GDTC
phù hợp với đặc thù và điều kiện của cấp tiểu học nói riêng. Do đó các cơng trình trên
thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn để tác giả kế thừa và tiếp tục triển
khai nghiên cứu vấn đề về quản lý hoạt động GDTC ở tiểu học tại địa bàn thành phố
Quảng Ngãi.
1.2. Một số khái nim c bn ca ti ô ã

1.2.1. Oun lý
Qun lý là q trình thực hiện các cơng việc xây dựng kế hoạch hành động (bao
gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và
thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân cơng cơng việc,
điều phối nguồn lực tài chính và kĩ thuật...), chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá
kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hồn thành mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
về thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng có chung các nội
hàm chủ yếu sau:
- Quản lý luôn luôn gắn liền với một tổ chức (hệ thống), trong đó chủ thể quản lý
tác động đến khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức đạt mục tiêu.
- Khách thể quản lý (có thể là một nhóm người hay một người bị quản lý) tiếp
nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các tác động của chủ thể quản lý.
- Phải có mục tiêu quản lý và mục tiêu hoạt động của tổ chức mà người quản lý
và mọi người bị quản lý hướng tới.
- Phải có phương tiện thực hiện mục tiêu (luật pháp, chính sách và cơ chế; bộ
máy tổ chức và nhân sự; cơ sở vật chất; môi trường và thông tin cần thiết,...).
- Đối tượng quản lý có thể trên quy mơ tồn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, hệ
thống (tổ chức); có thể là một con người, sự vật cụ thể, một hoạt động,...
Tóm lại: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể
quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý và các
yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể quản lý) về các mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, ... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các
phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu
quản lý [30, tr.5].
1.2.2.
Quản lỷ giáo dục
Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể QLGD đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng trong hệ
thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và
đường lối phát triển giáo dục, mà tiêu điểm hội tụ là thực hiện quá trình dạy học - giáo

dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
Như vậy, QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên
theo nghĩa rộng của giáo dục với việc thực hiện triết lý giáo dục thường xuyên và triết
lý học suốt đời thì ngồi tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ còn phải chăm lo giáo dục cho
mọi người.
“Quản lỷ giáo dục là sự tác động có ỷ thức của chủ thể quản lỷ tới khách thể
quản lỷ nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong
muốn bằng cách hỉệu quả nhất”(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII) [2].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lỷ nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đổi với ngành giáo


dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh ” [17, tr.29].
Theo tấc giả Nguyễn Ngọc Quang: “Việc quản lỷ nhà trường phổ thông là quản lỷ
hoạt động dạy - học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái
khác để dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [26, tr.34].
Có thể nói, quản lý giáo dục nói chung (và quản lý truờng học nói riêng) là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống
giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu
điểm là hội tụ quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [26. tr35].
Tóm lại: Qụản lỷ giáo dục là một chuỗi tác động hợp lỷ của chủ thể quản lỷ đến
tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động. Đó là hoạt
động có tỉnh mục đích, được tổ chức một cách khoa học của hiệu trưởng nhằm tổ chức,
chỉ đạo một cách khoa học các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng

tới những mục tiêu đã định.
1.2.3.
Thể chất
Theo Nôvicốp A.Đ, Matveep L.P: “Thể chất là thuật ngữ chỉ chất lượng của cơ thể
con người. Đó là những đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ thể được thay đổi
và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể
chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác
động” [22].
Theo Lê Văn Lam, Phạm Xuân Thành: “Thể chất là chỉ chất lượng của cơ thể. Đó
là những đặc trưng tương đối ổn định, có tính tổng hợp bao gồm các yếu tố về hình thái
cơ thể, chức năng tâm - sinh lí và tố chất thể lực được biểu hiện trên cơ sở di truyền và
hậu dưỡng” [18].
1.2.4.
Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định
hướng rõ của thể dục thể thao trong xã hội, một q trình có tổ chức truyền thụ và tiếp
thu những giá trị của thể dục thể thao trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng chung (chủ
yếu trong nhà trường).
Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: “Giáo dục thể chất là một loại hình giáo
dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định
các tố chất vận động của con người” [33].
Từ những khái niệm trên ta có thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của
giáo dục thể chất. Quá trình phát triển thể chất có thể chỉ là bẩm sinh tự nhiên (sự phát
triển thể chất tự nhiên của trẻ khi đang lớn) hoặc cịn có thêm tác động có chủ đích, hợp
lý của GDTC mang lại.
Giáo dục thể chất là quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng mà
đặc điểm của q trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm, vai
trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm
nhằm hoàn thiện thể chất, nhân cách, năng lực vận động và nâng cao khả năng làm việc
và kéo dài tuổi thọ của con người.

1.2.5. Hoạt động giáo dục thể chất
Theo từ điển thể thao Nga Việt của Nguyễn Vãn Hiếu chủ biên (1979) thì “Hoạt
động GDTC được hiểu là một loại hình giáo dục lấy nhiệm vụ chủ yếu là phát triển thể
lực tăng cường thể chất làm chỉnh, thông qua tham gia các môn thể thao để thực hiện "


[16].

'

'

Nơvicốp và Matveep thì cho rằng: “Hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động cơ
bản có định hưởng TDTT trong xã hội, là một quá trình tổ chức để truyền thụ và tiếp
thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục, giáo dưỡng chung ở nhà trường
các cấp” [22].
Theo các tác giả thì hoạt động GDTC là một trong những hình thức hoạt động cơ
bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, một quá trình có tổ chức để truyền thụ và
tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục và giáo dưỡng chung (chủ yếu
trong các nhà trường).
Như vậy có thể nói: Hoạt động GDTC là một q trình được tổ chức một cách có
chủ đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triển các kỹ năng
vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực cho người học. Và với nghĩa hàm
rộng lớn hơn hoạt động GDTC là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt
động văn hóa - xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe
làm đặc trưng cơ bản. Là một hiện tượng xã hội đặc thù, bao hàm hoạt động GDTC,
TDTT và rèn luyện thân thể.
1.2.6.
Quản lỷ hoạt động giáo dục thể chất
Các nhà quản lý học TDTT của Liên Xô cũ và Trung Quốc khái niệm về quản lý

TDTT trong đó có quản lý TDTT trường học tức GDTC trong trường học như sau:
“Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tỉnh mục đích, có kế hoạch của chủ thể
quản lỷ lên khách thể quản lỷ nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC đã đề ra” [22].
Còn các nhà nghiên cứu quản lý học TDTT ở nước ta với cách tiếp cận quản lý
TDTT hướng vào hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm không ngừng
phát triển sự nghiệp TDTT và sự nghiệp GDTC cho học sinh, sinh viên trường học các
cấp, góp phần đào tạo con người phát triển tồn diện đức, trí, thể, mỹ phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Từ khái niệm về quản lý GDTC của các học giả trong và ngồi nước, có thể khái
qt về quản lý GDTC như sau: Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực
lượng nhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng
mục tiêu, nội dung đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Quản lý GDTC
với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ
thuật, tính kỹ thuật cao. Quá trình quản lý hiệu quả GDTC được đo lường bằng kết quả
quản lý thực hiện các mục tiêu, nội dung... trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ
năng vận động là cơ bản.
Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái niệm sau
đây làm khái niệm công cụ: “Quản lỷ hoạt động GDTC là sự tác động liên tục mang
tỉnh mục đích, tỉnh kể hoạch của người quản lỷ (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lỷ
(chương trình, kế hoạch giảng dạy, quả trình dạy của giáo viên, quá trình học của học
sinh, các điều kiện CSVC, phương tiện phục vụ giảng dạy, kiểm tra, đánh giá) nhằm
thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác GDTC cho học sinh theo đúng nguyên lỷ
giáo dục, đúng mục tiêu, nội dung đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã
hội” [16, tr.5].
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục thể chất ở tiểu học
1.3.1.
Mục tiêu giáo dục thể chất ở tiểu học
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức
khoẻ, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm
chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần,



đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần
phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng
thể thao.
Mục tiêu giáo dục thể chất ở cấp tiểu học giúp học sinh biết cách chăm sóc sức
khoẻ và vệ sinh thân thể, bước đầu hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen
tập luyện thể dục thể thao, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao nhằm phát
triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện và phát hiện năng khiếu thể
thao [7, tr.4].
Với mục tiêu phát triển năng lực thể chất, yêu cầu cần đạt của môn học tập trung
vào ba năng lực thành phần: năng lực chăm sóc sức khỏe; năng lực vận động cơ bản;
năng lực hoạt động thể dục thể thao. Cụ thể, đối với năng lực chăm sóc sức khỏe, HS
biết và bước đầu thực hiện được vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung và vệ sinh trong tập
luyện thể dục thể thao; biết và bước đầu thực hiện được một số yêu cầu cơ bản của chế
độ dinh dưỡng để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ; nhận ra và bước đầu có ứng xử thích
hợp với một số yếu tố cơ bản của môi trường tự nhiên có lợi và có hại cho sức khỏe. Ở
năng lực vận động cơ bản, HS có thể nhận biết được các vận động cơ bản trong chương
trình mơn học; thực hiện được các kĩ năng vận động cơ bản; có ý thức thường xuyên
vận động để phát triển các tố chất thể lực. Đối với năng lực hoạt động thể dục thể thao,
HS cần nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục thể thao đối với cơ thể; thực hiện
được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với bản thân; tự giác, tích
cực trong tập luyện.
Giáo dục thể chất giữ vai trị quan trọng trong mục tiêu giáo dục phổ thơng:
“Giáo dục phổ thơng nhằm phát triển tồn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sảng
tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”(Đỉều 29 Luật Giáo dục Luật sổ: 43/2019/QH14 ngày 14 thảng 6 năm 2019) [27].
1.3.2. Nội, dung chương trình giáo dục thể chất ở tiểu học

Nội dung chương trình GDTC được xác định trên cơ sở phân tích tác dụng của các
nhân tố hàng ngày ảnh hưởng đến cơ thể HS gồm 04 nhân tố chính: Vệ sinh, TDTT, các
chế độ sinh hoạt (học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi) và dinh dưỡng.
Ở cấp tiểu học, chương trình GDTC gồm các nội dung, hoạt động đa dạng như
kiến thức chung về GDTC; đội hình, đội ngũ; các bài tập thể dục; bài tập rèn luyện tư
thế và kỹ năng vận động cơ bản; các môn thể thao tự chọn được lựa chọn một cách bài
bản, khoa học và đưa vào thực tiễn dạy học nhằm xây dựng nền tảng thể lực và các tố
chất vận động ban đầu, trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản, vận dụng những kĩ
năng đã được học, được rèn luyện nhằm xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống,
sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, chương trình cịn tạo điều kiện cho HS có được một
sân chơi giải trí, rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao xuyên suốt quá trình học
tập trong nhà trường, xây dựng lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần kỷ
luật, tinh thần tập thể... góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như
năng lực thể chất; phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao [7].
Trên cơ sở mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung và thời lượng môn học được
phân bổ như sau:
Bảng 1.1. Nội dung và thời lượng môn học


Được dạy tích hợp trong
các giờ học

Kiến thức chung về GDTC
Vận động cơ
bản

Đội hình đội ngũ

20%


Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

35%

Bài tập thể dục

10%

Thể thao tự chọn

25%

Kiểm tra đánh giá

10%

- - -1----------------7—7-----7 Z------7—7—

---------------- ——

----------------—7

(Ngn : Chương trình giáo dục phô thông 2018 môn Giáo dục thê chât.)
1.3.3.
Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất ở tiểu học
Trên cơ sở định hướng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về phương
pháp giáo dục của chương trình giáo dục phổ thơng mơn Giáo dục thể chất (Ban hành
kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Môn Giáo dục thể chất vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm

trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên (GV) là
người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh,
tạo mơi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt
động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất.
Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan,
sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trị chơi, thi đấu, trình diễn, sử dụng nguyên tắc đối
xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết họp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng
hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ học sinh động, hiệu quả.
Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp,
hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo
vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc, ... để tạo
khơng khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh yêu thích và dam mê
tập luyện thể thao [8].
Định hướng phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng
lực chung
a) Phương pháp hình thành, phát triển phẩm chất
Chủ yếu thơng qua việc tổ chức các hoạt động học tập, GV giúp HS rèn luyện tính
trung thực, tình cảm bạn bè, đồng đội, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác, chăm chỉ
phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần tập luyện để có những phẩm chất và năng lực
cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, có sức khoẻ, có văn hố, đáp ứng
u cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
b) Phương pháp hình thành, phát triển năng lực chung
- Đối với năng lực tự chủ và tự học: Trong dạy học môn Giáo dục thể chất, GV tổ
chức cho HS thực hiện các hoạt động tìm tịi, khám phá, tra cứu thơng tin, lập kế hoạch
và thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học cho học sinh.
- Đối với năng lực giao tiếp và họp tác: Môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho HS
thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các
bài thực hành, các trị chơi. Từ đó, học sinh được hình thành và phát triển năng lực giao



tiếp và hợp tác.
- Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện
tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện, GV tạo cơ hội
cho HS vận dụng kiến thức để phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết, biết cách lập
kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực
và sáng tạo.
b) Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực thể chất
- Hình thành, phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ: Giáo viên tạo cơ hội cho học
sinh huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để hình thành ý thức và kiến thức về
chăm sóc sức khoẻ; đồng thời tăng cường giao nhiệm vụ ở nhà, phối hợp với cha mẹ
học sinh giúp đỡ học sinh thực hiện nền nếp giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ bản
thân.
- Hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản: Giáo viên khai thác ưu thế của
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận
động (động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Các
giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở học sinh kĩ năng vận động, khả năng vận
dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động vận động (bài tập và trò chơi vận động, ...)
giúp cho HS hình thành và phát triển được các tố chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh,
bền, khéo léo, mềm dẻo, ... cũng như khả năng thích ứng của cơ thể và trí nhớ vận động.
- Hình thành, phát triển năng lực hoạt động thể dục thể thao: Giáo viên vận dụng
nguyên tắc giáo dục cá biệt, quan tâm phát hiện và hướng dẫn HS tập luyện các môn thể
dục thể thao phù hợp với sở thích, sở trường; tạo cơ hội cho HS được quan sát và tham
gia các trò chơi, các hoạt động cổ vũ và thi đấu thể thao, từ đó khơi dậy niềm dam mê
hoạt động thể dục thể thao, khả năng hoạt động thể dục thể thao, phát triển khả năng
trình diễn và thi đấu.
1.3.4.
Các lực lượng tham gia công tác giáo dục thể chất ở tiểu học
Hoạt động GDTC chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố chủ quan của chủ thể quản

lý, trong đó trước hết là nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDTC đối với việc
giáo dục toàn diện cho học sinh. Nếu chủ thể quản lý nhận thức đúng về cơng tác giáo
dục sẽ có sự quan tâm đầy đủ hơn đến sự chuẩn bị các yếu tố trong cơng tác GDTC như
chương trình, sân bãi, phương tiện dạy học, quá trình dạy học của GV và q trình học
tập của HS, cơng tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ giáo viên GDTC, công
tác nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra đánh giá. Ngược lại, nếu nhận thức chưa đầy
đủ hoặc có ý thức coi nhẹ cơng tác GDTC thì sẽ làm giảm hiệu quả quản lý.
Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo sự đồng thuận
trong thực hiện các hoạt động giáo dục; giúp đa dạng và tối đa hóa các nguồn lực xây
dựng cơ sở giáo dục theo hướng mở, đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho từng
học sinh. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đảm bảo tính dân chủ,
bình đẳng, hợp tác, cơng khai và giải trình (Điều lệ trường tiểu học) [6].
Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận quan trọng, nền tảng của nền
TDTT nước nhà; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ em, học sinh.
Phát triển GDTC và thể thao trường học là trách nhiệm của các cấp Đảng uỷ, chính
quyền, đồn thể, tổ chức xã hội, các thành phần phụ trách các hoạt động trong và ngoài
giờ lên lớp tại nhà trường kết hợp với cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp,
các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc phát triển GDTC và thể thao
trường học. Xây dựng kế hoạch cụ thể và huy động sự tham gia có hiệu quả của các
phương tiện thông tin, truyền thông các cấp trong việc phát hành các ấn phẩm, tài liệu


truyền thông; tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các chiến dịch, sự kiện truyền
thông về GDTC và thể thao trường học.
Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao do ngành
TDTT quản lý trong công tác GDTC và thể thao trường học tại địa phương. Phối hợp
với các doanh nghiệp, tổ chưc về vấn đề thể thao học đường.
1.3.5.
Các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục thể chất ở tiểu học

Cơ sở vật chất là một trong nhũng công cụ truyền tải các nội dung, thực hành kiến
thức, rèn luyện kỹ năng; là phương tiện lao động sư phạm của nhà giáo dục và học sinh.
Đây là một hệ thống bao gồm trường, cơ sở, thiết bị chung, thiết bị dạy học và các
thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục khác như giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ,
giáo dục thể chất v.v... Cơ sở vật chất, trang thiết bị đóng vai trị rất quan trọng trong
việc đổi mới phương pháp dạy học xem người học là trung tâm của quá trình nhận thức.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng đóng góp thiết thực vào việc đa dạng hóa các
hình thức dạy học, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho người học
hiểu sâu hơn, rõ hơn nội dung dạy học..., nâng cao khả năng sư phạm của GV giáo dục
thể chất.
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngành Công nghệ
thông tin đã đóng góp rất nhiều các phương tiện kỹ thuật hiện đại trực tiếp hỗ trợ cho
các nhà quản lý giáo dục, GV và HS về lượng thông tin, cách thức sắp xếp trình bày
kiến thức khoa học rõ ràng, chính xác. Việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong nhà
trường hiện nay đã tạo điều kiện cho thầy và trị có được một mối liên hệ gắn bó, người
học thật sự hứng thú tham gia vào giờ học, rèn luyện khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri
thức.
Xây dựng kế hoạch phát triển csvc (bao gồm cả trang thiết bị, dụng cụ phục vụ
GDTC, sân tập, nhà thi đấu đa năng, tài liệu giảng dạy, học tập, ...) và thể thao trường
học, gắn với triển khai quy hoạch hệ thống csvc kỹ thuật TDTT quốc gia. Đầu tư xây
dựng hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và từng bước đầu tư xây dựng
nhà tập đa năng cho các cơ sở giáo dục phổ thông những nơi có điều kiện. Xây dựng
quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đủ số lượng và chuẩn hóa đội ngũ GV
GDTC tại các cơ sở giáo dục phổ thơng [9].
Tăng cường cơng tác xã hội hóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của các tổ chức
xã hội nhằm phát triển csvc thể thao trường học.
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất ở tiểu học
Thực hiện theo hướng dẫn Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh
giá học sinh tiểu học.
Việc kiểm tra đánh giá cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, xác định được thành

tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục
phổ thơng cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều
chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục kịp
thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát
hiện những khó khăn của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục tiểu học.
Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh
cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
Giúp cha mẹ học sinh đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà


trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
Giúp cán bộ quản lý giáo dục kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Giúp các tổ chức xã hội nắm thơng tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực
xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.
a) Nguyên tắc đánh giá
- Đánh giá kết quả giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối
với từng lớp học, cấp học trong chương trình mơn Giáo dục thể chất, theo các tiêu
chuẩn đánh giá thể lực học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng
vận động và hoạt động thể dục thể thao của học sinh;
- Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hố; kết hợp giữa đánh
giá thường xuyên và định kì; kết họp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh
giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh. Học sinh được biết thơng tin
về hình thức, thời điểm, cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức
học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực;

tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích
học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
b) Hình thức đánh giá
- Đánh giá thường xuyên: Bao gồm đánh giá chính thức (thơng qua các hoạt động
thực hành, tập luyện, trình diễn,...) và đánh giá khơng chính thức (bao gồm quan sát trên
lóp, đối thoại, học sinh tự đánh giá,...) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình
thành, phát triển năng lực của từng học sinh.
- Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực
của học sinh; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học
sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
- Đánh giá định tính: Kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị
bằng các mức xếp loại. Học sinh có thể sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi
kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề, hoặc giáo viên sử dụng để đánh giá thường xun
(khơng chính thức). Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.
- Đánh giá định lượng: Kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số theo thang
điểm 10. Giáo viên sử dụng hình thức đánh giá này đối với đánh giá thường xuyên
chính thức và đánh giá định kì. Đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung
học cơ sở và cấp trung học phổ thông [10].
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở tiểu học
1.4.1.
Quản lỷ thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục thể chất ở tiểu học
Trên cơ sở những quy định theo Luật giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật,
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về chương trình giáo dục phổ thông
(GDPT) môn Giáo dục thể chất (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT
ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà nhà quản lý có những kế
hoạch về xây dựng, hồn thiện và đổi mới thực hiện mục tiêu dạy học và hoạt động
GDTC phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục. Chương trình mơn Giáo dục thể chất
qn triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế
hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá
kết quả giáo dục [8].

Xây dựng mục tiêu của hoạt động giáo dục thể chất tại cơ sở
Cán bộ quản lý cần xây dựng mục tiêu phát triển năng lực thể chất, yêu cầu cần
đạt của môn học, tập trung vào ba năng lực thành phần: năng lực chăm sóc sức khỏe;


×