Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía nam của trung quốc thời tống, nguyên, minh, thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ PHÍA NAM
CỦA TRUNG QUỐC THỜI TỐNG, NGUYÊN, MINH, THANH

SVTH : Nguyễn Thị Ngọc Thảo
Lớp

: 17SLS

GVHD: TS. Lê Thị Mai

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Q trình mở rộng cương vực lãnh thổ
phía nam của Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh” đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè. Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Đà Nẵng cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu trong việc định hướng cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu
khóa luận tốt nghiệp cho em.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Mai đã tận tâm hướng dẫn em qua những
buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nếu khơng có những lời hướng dẫn,


dạy bảo của cơ thì em nghĩ bài báo cáo này sẽ rất khó có thể hồn thiện được. Cảm ơn
cơ đã hiểu cho những sai sót của em và tận tình chỉ dẫn em khắc phục nó. Một lần nữa
em xin cảm ơn cơ.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn đến cán bộ thư viện tổng hợp thành phố Đà Nẵng, cán
bộ phòng đọc của khoa Lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em tìm kiếm tài liệu
phục vụ việc nghiên cứu.
Mình cũng xin cảm ơn tập thể lớp 17SLS đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ, tiếp
thêm sức mạnh để chúng mình có thể hồn thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt
nghiệp một cách tốt nhất.
Cuối cùng em kính chúc q thầy cơ trong Khoa Lịch sử dồi dào sức khỏe để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Ngọc Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4
3.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................4
4.1 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................4
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................4
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................4
5.1 Nguồn tư liệu .....................................................................................................4
5.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 5
7. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................5

NỘI DUNG .....................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VÀ
CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ TRUNG QUỐC TRƯỚC THỜI TỐNG .....................6
1.1. Tiền đề của quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc .....................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư .......................................................................6
1.1.2. Quá trình phát triển lịch sử .......................................................................13
1.1.3. Văn hóa – tư tưởng .....................................................................................18
1.2. Cương vực lãnh thổ Trung Quốc trước thời nhà Tống .................................22
1.2.1. Thời kỳ từ trước thế kỷ III TCN ............................................................... 22
1.2.2. Thời kỳ thế kỷ III TCN đến thế kỷ X .......................................................25
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ PHÍA NAM
TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX ......................................33
2.1. Chủ trương mở rộng lãnh thổ của các triều đại Tống, Nguyên, Minh,
Thanh ........................................................................................................................33
2.1.1. Triều Tống (960 – 1279) .............................................................................33
2.1.2. Triều Nguyên (1271 – 1368) .......................................................................37
2.1.3. Triều Minh (1368 – 1644) ...........................................................................40


2.1.4. Triều Thanh (1644 – 1911) .........................................................................40
2.2. Hoạt động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc ...............................................42
2.2.1. Về hướng Tây Nam .....................................................................................42
2.2.2. Về hướng Đơng Nam ..................................................................................44
2.2.3. Về hướng chính Nam ..................................................................................46
2.3. Đặc điểm và hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ phía Nam Trung Quốc
....................................................................................................................................49
2.3.1. Đặc điểm của q trình mở rộng lãnh thổ phía Nam Trung Quốc .......49
2.3.2. Hệ quả của quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc ............................. 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58

PHỤ LỤC .....................................................................................................................62


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dài của lịch sử, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phải trải qua quá
trình phát triển của xã hội. Từ xã hội nguyên thủy cho tới sự xuất hiện của nhà nước
đầu tiên đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, bắt đầu từ đó con người có ý thức hơn về
mở rộng cương vực lãnh thổ và xác lập, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời, là một trong những cái nôi của
nền văn minh nhân loại. Là một quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn trên thế giới, lãnh
thổ Trung Quốc đã được mở rộng không ngừng qua nhiều thời kì lịch sử. Trong quá
trình biến đổi ấy có những cuộc chinh chiến lớn đã từng làm thay đổi lịch sử của nhiều
quốc gia, dân tộc. Trong đó, do vị trí địa lý và bối cảnh lịch sử, Việt Nam cũng là một
trong những quốc gia nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, cùng với
việc tiếp thu văn hóa, đã phải trải qua nhiều cuộc giao tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ. Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc nói chung và mở
rộng cương vực lãnh thổ phía Nam nói riêng khơng những giúp ta hiểu thêm về lịch sử
của đất nước láng giềng Trung Quốc, lịch sử xung đột trong khu vực mà còn làm rõ
được những vấn đề lãnh thổ giữa các nước trong lịch sử.
Về mặt thực tiễn, hiện nay, những chính sách của Trung Quốc trong quá trình mở
rộng lãnh thổ trong quá khứ còn để lại hậu quả lâu dài đối với quan hệ quốc tế, đặc
biệt là mối quan hệ song phương, đa phương giữa Trung Quốc với các nước trong đó
có quan hệ Trung - Việt. Một trong những vấn đề tranh chấp lãnh thổ gay gắt là vấn đề
Biển Đông. Vấn đề Biển Đông là mối quan tâm của quan hệ quốc tế khu vực, lôi kéo
các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các nước trong khu vực Đơng Nam Á
trong đó có Việt Nam với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong quá trình tranh chấp, Trung Quốc muốn dựa vào những bằng chứng lịch sử để
thiết lập và bảo vệ những động thái của họ ở Biển Đông. Cho nên những nghiên cứu
về mở rộng cương vực lãnh thổ phía Nam Trung Quốc sẽ góp phần củng cố thêm bằng

chứng về cương vực lãnh thổ xa nhất về phía Nam của Trung Quốc khơng vượt q
đảo Hải Nam. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển
đảo, giáo dục cho những thế hệ mai sau cần gìn giữ và bảo tồn những giá trị mà cha
ông ta đã để lại.

1


Với những lí do đó, tơi chọn đề tài “Q trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía
Nam của Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh” làm đề tài nghiên cứu khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước được xuất
bản liên quan đến lịch sử - văn hóa Trung Quốc. Chúng được thể hiện ở nhiều góc độ
khác nhau cho thấy vấn đề lịch sử Trung Quốc là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Tơi xin nhóm các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như
sau:
(1) Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước:
Tập Địa dư đồ khảo (được xuất bản dưới triều vua Quang Tự nhà Thanh (18751908)) là một tập sách nghiên cứu và vẽ lại bản đồ của Trung Quốc dưới triều Thanh.
Tác phẩm này đã góp phần làm sáng tỏ chủ quyền của Trung Quốc về phía Nam chỉ
xác nhận Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) là biên giới cuối cùng về phía Nam của lục
địa Trung Quốc. Tác phẩm đã góp phần chứng minh hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa đều khơng thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Cuốn Sự biến thiên của lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại của nhà nghiên
cứu Cát Kiếm Hùng (Bản tiếng Hán: 葛剑雄著:《中国历代疆域的变迁》,北京:
商务印书馆,2012 年) viết về sự thay đổi trong lãnh thổ Trung Hoa từ thời Tần đến
thời Thanh. Cuốn sách cung cấp những thông tin đầy đủ ngắn gọn về sự thay đổi lãnh
thổ qua từng triều đại của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Cuốn sách có trình
bày việc mở rộng lãnh thổ phía Nam nhưng hết sức sơ lược.
Cuốn The Southern Expansion of the Chinese people (by C.P.Fitxgerald) nói về

sự mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc trong đó có đề cập đến nhiều vấn đề
tơn giáo và sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc đối với các nước quanh khu vực trong đó
có Việt Nam.
(2) Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Thứ nhất, khi nói đến các nghiên cứu viết về lịch sử, văn hóa Trung Quốc thì
phải kể đến đó là tác phẩm Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa, năm
1997), đây là tác phẩm mang lại cho độc giả nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa cũng
như văn minh của đất nước rộng lớn Trung Quốc. Tác phẩm này được xem như là một
“tập đại thành” của Nguyễn Hiến Lê với quy mô lớn và cung cấp cho người đọc tương
2


đối đầy đủ những thông tin cần thiết cũng như chuyên sâu về Trung Quốc từ thời cổ
đại cho tới hiện đại.
Thứ hai, cuốn Lịch sử Trung Quốc (Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý, NXB
Giáo dục, năm 2003), đây là một tác phẩm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về
toàn bộ lịch sử Trung Quốc. Cuốn sách này được dùng làm giáo trình dành cho những
người đang học về lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm đã đề cập đến Trung Quốc từ những
ngày đầu lập quốc cho tới các triều đại quân chủ sau đó là quá trình giành độc lập của
nhân dân Trung Quốc cùng với sự phát triển về văn hóa khơng ngừng của Trung Quốc.
Khơng những thế tác phẩm cịn đề cập đến những cuộc chiến mở rộng lãnh thổ của
Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng.
Thứ ba, cuốn Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc (Lê Văn Quán, NXB Lao
động, năm 2006), là cuốn sách cung cấp những kiến thức nền tảng về tư tưởng Trung
Quốc từ thời Tiên Tần cho đến tư tưởng thời kỳ cận đại. Cuốn sách giúp tìm hiểu tư
tưởng của người Trung Hoa trong các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế xã hội,v.v…
Thứ tư, các cuốn Minh thực lục, An Nam chí nguyên, Khâm định An Nam kỷ
lược,v.v, là những ghi chép của các triều đại Trung Quốc, ghi chép lại quan hệ giữa
Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ cổ trung đại.
Ngoài ra cịn có các bài nghiên cứu trên các tạp chí hoặc báo như Tạp chí Nghiên

cứu Quốc tế, báo Đà Nẵng,v.v, có đề cập đến vấn đề mở rộng lãnh thổ Trung Quốc
trên nhiều khía cạnh và cách nhìn nhận khác nhau cũng là một nguồn tài liệu có ích
cung cấp cái nhìn sâu rộng về vấn đề mở rộng lãnh thổ.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cung cấp những
kiến thức lịch sử Trung Quốc nói chung và các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa
- tư tưởng, ngoại giao,v.v, nói riêng. Góp phần cung cấp những thơng tin đầy đủ nhất
về lịch sử Trung Quốc cho người đọc và nghiên cứu. Tuy nhiên, trên nhiều khía cạnh
các nghiên cứu vẫn còn hạn chế, bài nghiên cứu này kế thừa, tiếp thu những nghiên
cứu về cương vực lãnh thổ phía Nam Trung Quốc thời Tống, Ngun, Minh, Thanh, từ
đó hồn thiện hơn những tư liệu nghiên cứu về vấn đề “Quá trình mở rộng cương vực
lãnh thổ Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh”.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là q trình mở rộng cương vực
lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về q trình mở rộng lãnh thổ phía Nam của
Trung Quốc từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, tức là trong thời gian từ triều đại Tống (960 1279) cho tới hết thời nhà Thanh (1644 - 1911)
Phạm vi khơng gian: Tìm hiểu về q trình mở rộng cương vực lãnh thổ Trung
Quốc về phía Nam gồm các hướng Tây Nam, Đơng Nam, chính Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa tư liệu, làm sáng tỏ về q trình mở rộng cương vực lãnh thổ phía
Nam Trung Quốc qua các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện và hoàn thành

những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan hay tiền đề để
Trung Quốc mong muốn mở rộng lãnh thổ từ thời cổ đại cho tới nay từ đó đưa ra
những nhận định khách quan về vấn đề mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
- Tổng hợp và hệ thống hóa về q trình mở rộng cương vực lãnh thổ về phía
Nam của Trung Quốc qua tững mốc thời gian cụ thể cũng như từng triều đại của lịch
sử Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
- Xác định và phân tích những chính sách, chủ trương mở rộng lãnh thổ về phía
Nam của Trung Quốc.
- Đánh giá, nhận xét về những đặc điểm và hệ quả mà quá trình mở rộng lãnh thổ
Trung Quốc về phía Nam.
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
(1) Đề tài kế thừa kết quả nghiên cứu từ các cơng trình đã cơng bố trong và ngồi nước
(đã làm rõ trong phần nghiên cứu lịch sử vấn đề); các tài liệu thành văn khác có liên
quan.
4


(2) Nguồn tư liệu bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, hiện vật có liên quan.
(3) Các tài liệu từ các webside, tạp chí, báo, trong và ngồi nước có liên quan đến đề
tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu có được, tơi sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu lí
luận thơng qua việc đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu
có được. Ngồi ra, cũng sử dụng các thao tác đối chiếu, so sánh để thẩm định nguồn tư
liệu để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn và cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần đem lại một cách nhìn khoa học và chuyên sâu hơn về quá trình
mở rộng cương vực lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc qua các triều đại Tống,

Nguyên, Minh, Thanh từ đó đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề nói trên.
Khơng những vậy, kết quả của đề tài cịn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử thế giới đặc biệt là lịch sử Trung Quốc.
Ngồi ra, đề tài cịn góp phần củng cố ý thức của mọi người đối với vấn đề chủ
quyền biển đảo trên cơ sở những chứng cứ lịch sử về cương vực lãnh thổ phía nam
Trung Quốc.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục và nội dung chính của
đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VÀ
CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ TRUNG QUỐC TRƯỚC THỜI TỐNG.
Chương 2: Q TRÌNH MỞ RỘNG CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ PHÍA NAM
TRUNG QUỐC QUA CÁC TRIỀU ĐẠI TỐNG, NGUYÊN, MINH, THANH.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VÀ
CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ TRUNG QUỐC TRƯỚC THỜI TỐNG
1.1. Tiền đề của quá trình mở rộng lãnh thổ Trung Quốc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đơng
Á. Trên lãnh thổ Trung Quốc có hai con sơng lớn chảy qua, đó là sơng Hồng Hà (dài
5.464 km) ở phía Bắc và Trường Giang (dài 6.300 km) ở phía Nam. Tuy sơng Hồng
Hà từ xưa thường gây ra lũ lụt nhưng nó đã bồi đắp cho đất đai trở nên màu mỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi mà công cụ sản xuất vào thời kì
cổ đại cịn tương đối thơ sơ [16, tr. 93].
Trong thời kỳ đầu khi Trung Quốc mới được hình thành, địa bàn của Trung Quốc

chỉ mới là một vùng đất nhỏ nằm trong lưu vực sơng Hồng Hà tức là nằm trong
khoảng các tỉnh Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây ngày nay và một số vùng lân cận. Tuy
nhiên, mãi cho đến thế kỉ III TCN, cương vực lãnh thổ về phía Bắc của Trung Quốc
chưa vượt quá dãy Vạn Lí Trường Thành ngày nay, và phía Tây mới đến Đơng Nam
tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất dọc theo hữu ngạn Trường Giang.
Tuy nhiên nếu so về địa hình phía Tây có nhiều núi cao, hiểm trở thì phía Bắc và phía
Nam lại là đồng bằng và cao ngun, trong đó phía Nam là nơi có vị trí nổi bật hơn khi
có vùng đồng bằng rộng lớn là Đồng bằng Hoa Trung dọc theo con sơng Dương Tử.
Vì vậy, mà xun suốt các triều đại phong kiến, triều đình phong kiến ln tìm cách
xâm chiếm vùng đất màu mỡ phía Nam này nhằm biến khu vực này trở thành một
phần lãnh thổ của Trung Quốc hoặc là một nước “chư hầu”, phụ thuộc vào Trung Hoa.
Với đặc điểm vị trí địa lý nằm trên lưu vực sơng Hồng Hà rộng lớn, đã góp phần
tạo nên một Trung Quốc với nền văn minh lúa nước và dẫn đến sự hợp nhất một số thị
tộc bộ lạc, dẫn đến một nhà nước thống nhất. Bên cạnh đó, vì địa hình phía Tây là các
dãy núi cao, khó khăn trong việc vượt qua, phía Bắc lại là nơi có sự xuất hiện của bộ
tộc du mục Mông Cổ hùng mạnh nên phải trải qua rất nhiều thời gian Trung Quốc mới
có thể thống nhất và mở rộng được các vùng này.

6


Phía Tây Nam Trung Quốc cổ đại là Cao nguyên Tây Tạng, giáp với các nước
như Mianma và Bhutan. Phía Đơng Nam giáp với biển Đơng và phía chính Nam tiếp
giáp với Việt Nam và các nước trong khu vực Đơng Nam Á.
Về địa hình: Địa hình Trung Quốc phân ra hai miền chủ yếu có địa hình tương
đối gần giống nhau ở các miền. Miền Đơng thường có địa hình đồng bằng rộng lớn với
lượng phù sa mà các con sông bồi đắp lớn làm cho đất đai màu mỡ. Miền Tây lại có
địa hình gồm các dãy núi cao, cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. Trong thời cổ
trung đại, không kể những miền mãi sau này mới chiếm được, Trung Hoa vào đầu kỷ
nguyên Tây lịch có hình một khối gần trịn. Vì q lớn nên khối đó khơng nhất trí mà

gồm nhiều nước, nhiều dân tộc khác nhau về lịch sử, phong tục, lối sống. Các dãy núi
lớn ở phía trong (phía Tây) thường chạy từ Bắc tới Nam; ngồi ra lại có những dãy núi
nhỏ, thấp hơn ở phía ngồi, hướng từ Tây qua Đơng (phía biển), chia Trung Hoa thành
nhiều miền cách biệt với nhau, chỉ thông với nhau bằng những đèo, như đèo thông
Thiểm Tây với Hà Nam, Sơn Tây với Hà Bắc, Thiểm Tây với Tứ Xuyên, Hà Nam với
Hồ Bắc… Những đèo đó rất quan trọng về phương diện chiến lược và thương mại,
khiến cho các miền có ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh mà dễ thống nhất được. Thêm vào
đó, các con sơng lớn như Hồng Hà, Dương Tử, sơng Hồi, v.v đều chảy từ Tây qua
Đơng, hợp với các dãy núi mà chia Trung Hoa thành những miền quan trọng dưới đây:
- Hạ du sơng Hồng Hà, gồm các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, phía Tây tỉnh Sơn Đơng,
phía Bắc tỉnh An Huy, tới thung lũng sơng Hồi. Miền đó là cái nơi của văn minh
Trung Hoa mà trung tâm ở trên bờ sơng Hồng Hà, tỉnh Hà Nam.
- Bình nguyên Sơn Tây (nước Tấn thời Chiến quốc).
- Cánh đồng Thiểm Tây (trung tâm của Tây Chu, sau là nước Tần thời Chiến
Quốc).
- Bán đảo Sơn Đông (nước Tề thời Chiến Quốc).
Đó là về phương bắc. Về phía Nam có:
- Cánh đồng ở trung lưu sơng Dương Tử (nước Sở thời Chiến Quốc).
- Những cánh đồng hạ lưu sơng Dương Tử: nước Sở, phần phía Nam Giang Tơ,
và nước Việt ở phía Bắc Chiết Giang.
- Miền lịng chảo đất đỏ ở Tứ Xuyên, phía Tây, nơi gần ngọn sông Dương Tử.
Những miền kể trên đã được khai phá từ trước đời Tần.

7


- Từ đời Hán, Trung Hoa lại sáp nhập thêm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông ở
bờ biển, gọi là miền Đông Nam; miền này nhờ thương mại, công nghiệp hơn là canh
nông.
- Và các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, gọi là miền Tây Nam, miền này

nhiều núi, ít đồng ruộng, nghèo, có nhiều dân thiểu số: Miêu, Thái, Lolo… Diện tích
trồng trọt được có nơi chỉ là 10%. [14, tr 9].
Đối với địa hình khác biệt hai miền, có sự nối nhau giữa các đèo và sự kết nối
giữa các con sơng lớn như Hồng Hà, Dương Tử, v.v, đã góp phần kết nối những miền
lãnh thổ với nhau và đưa những người dân xung quanh khu vực lại gần nhau, lâu dần
với sự ảnh hưởng văn hóa và sự giao thương bn bán mà họ dần trở thành một dân
tộc thống nhất, tạo nên một vùng lãnh thổ Trung Quốc ngày càng rộng lớn. Phía Tây
Nam Trung Quốc là vùng có địa hình cao với sơn nguyên Tây Tạng, các dãy núi cao
như Côn Luận và Himalaya, địa hình hiểm trở, khó khăn cho việc đưa quân đánh
chiếm nhưng lại có lợi thế đánh mai phục, yểm trợ cho qn ẩn nấp. Phía Đơng Nam
và phía chính Nam có địa hình bằng phẳng, chạy dọc theo con sông Trường Giang đã
mang lại cho khu vực này đồng bằng Hoa Nam màu mỡ. Chính địa hình đó đã tạo nên
một vùng văn minh rực rỡ với sự phát triển kinh tế vượt bậc. Nếu chiếm được vùng
đồng bằng phía Nam, Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên hùng mạnh khơng chỉ về sức
mạnh qn sự mà cịn cả kinh tế.
Với địa hình chia làm hai miền khác biệt Đơng - Tây với miền Đơng có đất đại
màu mỡ do được phù sa các con sông bồi đắp thì miền Tây với núi cao và các cao
nguyên lại có đất đai khá khơ cằn và thích hợp với việc trồng cỏ, trồng rừng. Chính vì
vậy hầu hết dân cư sẽ tập trung chủ yếu ở các con sông lớn và đồng bằng rộng lớn.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam sẽ giúp mở mang thêm vùng đồng bằng màu mỡ
thuận lợi phát triển nông nghiệp - ngành chủ yếu thời bấy giờ để phục vụ đời sống
người dân. Ngồi ra, mở rộng lãnh thổ phía Nam sẽ giúp Trung Quốc có thêm nguồn
nhân lực để phát triển đất nước và phục vụ được những cơng trình mà các vua thời cổ
đại Trung Quốc u cầu.
Về khí hậu:Tình hình khí hậu Trung Quốc phức tạp và đa dạng, đại bộ phận thuộc
khí hậu ơn đới và á nhiệt đới, miền cực Nam thuộc khí hậu nhiệt đới, miền Đơng thuộc
vùng gió mùa, ẩm ướt, mưa nhiều; miền Tây nhiều núi, khí hậu khơ, hanh. Phía Tây có
khí hậu khá khắc nghiệt, với khí hậu ơn đới, khí hậu núi cao, rất khó khăn để trồng trọt
8



và sinh sống. Ngược lại khí hậu phía Nam lại là khí hậu cận nhiệt, thuận lợi cho việc
trồng trọt, người dân có thể sinh sống dưới khí hậu này khá tốt và tạo điều kiện thuận
lợi cho viêc phát triển đa dạng các loại thực vật và vật nuôi. Có thể thấy khí hậu phía
Nam rất thuận lợi đối với sự phát triển của động thực vật, con người cũng thích nghi
với khí hậu này tốt hơn so với khí hậu lạnh khắc nghiệt ở miền Bắc.
Về thổ nhưỡng và tài ngun: Phía Đơng Trung Quốc giàu các khống sản kim
loại, là một trong những vật liệu cần thiết đối với nông nghiệp, để sản xuất các loại
công cụ lao động, vũ khí, v.v. Ở phía Nam như Phúc Kiến, Quảng Tây, Tứ Xuyên,
chiếm một lượng lớn quặng Vontram mà phía Bắc rất ít quặng này.
Với các yếu tố về địa hình, khí hậu, tài ngun đã thúc đẩy người Trung Quốc
tiến xa về phía Nam nơi có khí hậu thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp với sự bổi
đắp của sông Trường Giang tạo nên một Đồng bằng Hoa Nam rộng lớn. Với địa hình
phía Đơng Nam giáp biển, thuận lợi khai thác các sản vật và phát triển ngành thương
mại, minh chứng là vào thời Minh với sáu lần vượt biển xuống Ấn Độ. Phía Tây Nam
có địa hình cao ngun và các dãy núi cao, tuy nhiên so với vùng phía Tây Bắc thuận
lợi để đánh chiếm hơn, địa hình hiểm trở nhưng ngược lại là ưu điểm để tập kích quân
sự.
Như vậy, so với lãnh thổ của các nước xung quanh, lãnh thổ của Trung Quốc
ngay từ khi mới hình thành dưới thời nhà Hạ vào khoảng thế kỉ XXI TCN, đã có
những điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế, đặc
biệt là nền nông nghiệp lúa nước. Thêm vào đó, vào khoảng thế kỉ V TCN, việc sử
dụng công cụ bằng sắt đã gia tăng năng suất lao động, giúp cho chế độ phong kiến
Trung Quốc được hình thành sớm ở châu Á (năm 221 TCN) và trở thành một chế độ
phong kiến hùng mạnh trong lịch sử thế giới.
Dân cư
Trung Quốc là một trong những cái nơi của lồi người. Từ xa xưa, trên lãnh thổ
Trung Quốc ngày nay đã có người vượn cổ cư trú. Trong thế kỷ XX, giới khảo cổ học
Trung Quốc đã phát hiện được nhiều xương hóa thạch của người vượn tại nhiều nơi,
trong đó xưa nhất là người vượn Nguyên Mưu phát hiện ở Vân Nam, sống cách đây

hơn 1.700.000 năm, là loại người tồn tại sớm nhất. Sau này, người vượn Bắc Kinh nổi
tiếng là đại biểu cho thời đồ đá cũ. Tiền sử có nhiều loại thị tộc và bộ lạc có thể gọi là
dân tộc nguyên thủy như tộc Cửu Lê, tộc Tam Miên, tộc Viêm Đế và tộc Hoàng Đế cư
9


trú ở Trung Nguyên và các tộc ở khu vực gần đó. Ngồi ra cịn có các tộc như Túc
Thân, Sơn Nhung, Huân Chúc, Thị, Khương, Ba, Thục, Điểu Di, Hồi Di,v.v…
Cư dân Trung Quốc chủ yếu thuộc chủng Mơng Cổ, lúc đầu được gọi là Hoa, Hạ
hoặc Hoa Hạ. Có ý kiến giải thích rằng vì có trang phục đẹp nên gọi là Hoa, vì có lễ
nghi lớn nên gọi là Hạ. Địa bàn chủ yếu của tộc Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Trong
thời gian ấy, cư dân lưu vực Trường Giang, tức là địa bàn của các nước Sở, Ngô, Việt,
về ngôn ngữ và phong tục tập qn khác hẳn cư dân vùng Hồng Hà, ví dụ họ có tục
cắt tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu, cư dân ở đây do quá trình tiếp xúc
đã dần dần đồng hóa với người Hoa Hạ. Sau khi Trung Quốc được thống nhất vào thời
Tần, người Hoa Hạ khơng những có sự cộng đồng về lãnh thổ mà cịn có sự cộng đồng
về sinh hoạt kinh tế, chữ viết và tâm lý nên dần dần đã hình thành một dân tộc ổn định
vào thời Hán, được gọi là Hán tộc. Tuy vậy, bên cạnh tên gọi người Hán, tên gọi người
Hoa vẫn được tiếp tục sử dụng. Thời cận đại, cộng đồng cư dân Trung Quốc được gọi
chung là dân tộc Trung Hoa bao gồm 56 dân tộc anh em, trong đó Hán tộc là dân tộc
đa số, chiếm khoảng 93% dân cư.
Về nguồn gốc, thời kỳ Tiên Tần là lần dung hợp dân tộc lớn đầu, giai đoạn này
chuẩn bị hình thành dân tộc Hán. Thời kỳ Hạ Thương nơi dị tộc cư trú gọi là
“phương”. Dân tộc Trung Nguyên thời Chu gọi là Hạ, phân biệt với các dân tộc cạnh
Chu là Man, Di, Nhung, Địch,v.v. Hoa Hạ xuất hiện tương đối muộn. Thời Vũ Vương
đánh Đông dẹp Bắc đã liên hợp các dân tộc nguyên thủy Dung, Thục, Khương, Vi, Lô,
Bành, Mao, Phác của phía Tây và Nam lại. Ba chi chủ yếu hình thành dân tộc Hoa Hạ
là Hạ, Thương, Chu, sau này các dân tộc Sở, Tần, Ngô, Phác, Man, Việt, Dung, Thư,
Ba, Thục đều xác nhập vào tộc Hoa Hạ. Hoa Hạ cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa
Man, Di như Bàn Cổ khai thiên lập địa trong truyền thuyết của tộc Hán sau này có

nguồn gốc từ thần thoại “Bàn Hồ” lưu hành trong tộc Man ở phương Nam. [6, tr. 48].
Đến thời kỳ Xuân Thu, toàn quốc có khoảng tám vùng văn hóa Kỳ Chu, Tề Lỗ, U
Yến, Tần Lũng, Tam Tấn, Ba Thục, Ngô Việt, Kinh Sở. Đến trung hậu kì Chiến Quốc
thì hình thành bốn hệ thống văn hóa lớn: Tần Lũng, Kinh Sở, Trung Nguyên, Tề Lỗ.
Văn hóa Tần Lũng là hệ thống văn hóa của Nhung, Địch nhập vào dịng văn hóa Chu.
Văn hóa Kinh Sở vừa là Di, vừa là Hạ, không phải Di cũng không phải Hạ đại biểu
cho văn hóa Kinh sở là triết học Lão Trang và văn học Khuất Ngun. Văn hóa Trung
Ngun là cái nơi trưởng thành và phát triển của dân tộc Hoa Hạ.
10


Năm 221 TCN, Tần diệt sáu nước kiến lập một quốc gia phong kiến đa dân tộc
thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Qua thời Xuân Thu - Chiến Quốc, quần
chúng cũng yêu cầu thống nhất Trung Quốc, vì thống nhất đất nước trước tiên là
nguyện vọng của dân tộc, sau nữa là có thể trừ bỏ được sự huỷ hoại của chiến tranh,
giảm sự thống khổ cho nơng dân, có thể chấm dứt hành vi xâm chiếm lẫn nhau giữa
các nước, thúc đẩy sự phát triển thương nghiệp, tập trung lực lượng đối phó với người
Hung Nơ.
Sau khi được thống nhất, dưới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cùng với sự
dung hợp của các dân tộc Nhung, Địch, Di, Hoa Hạ thống nhất trong cùng một khu
vực, hình thành ngơn ngữ cộng đồng, tổ chức và ổn định cộng đồng nhân dân ấy,
chính là dân tộc Hán thuở ban sơ nhất. Đồng thời Man Việt, Bách Việt của miền Nam
cũng có dung hợp nhanh với các dân tộc Trung Nguyên.
Đến thời Ngụy Tấn là sự dung hợp dân tộc lớn lần thứ hai và sự hình thành dân
tộc Hán với diện mạo mới. Thời Ngụy Tán Nam Bắc triều, tộc Hoa Hạ lại dung hợp
với nhiều dân tộc thiểu số. Thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng để giữ yên hậu phương
nước Thục đã cải thiện quan hệ dân tộc thiểu số vùng Tây Nam, tăng cường quan hệ
trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa với tộc Hán.
Tộc Hán, tộc Sơn Việt và các dân tộc khác của Tơn Ngơ đã có cống hiến khai phá
Giang Nam. thời kỳ Tây Tấn phần lớn dân tộc biên cương như Hung Nô, Tiên Ti, Thị,

Khương, Kiệt,v.v, tiến sâu vào nội địa tạo sự phức tạp trong cư dân nội địa, chịu ảnh
hưởng văn hóa của dân tộc Hán. Giữa các dân tộc cũng có sự dung hợp.
Thời kỳ Nam - Bắc triều, Bắc Ngụy cải cách dời đơ từ Bình Thành về Lạc Dương
hạ chiếu cấm ăn mặc lăng nhăng, đổi họ Tiên Ti thành họ Hán, cổ vũ kết hôn giữa
người Tiên Ti và người Hán. Sự phức tạp cùng với dung hợp của các dân tộc đặc biệt
là sự chuyển lưu và di dời của người Hán tạo nên xu thế tất yếu là lấy văn hóa của dân
tộc tiên tiến làm chủ thể từ đó tạo nên sự dung hợp dân tộc lớn lần thứ hai trong lịch sử
Trung Quốc.
Thời Tùy, Đường, giao lưu kinh tế, văn hóa của tộc Hán với các tộc vùng biên
cương không ngừng mở rộng. Khi cao ngun Tây Tạng cịn ở chế độ nơ lệ, triều
Đường thơng qua Hịa Thân đẩy mạnh giao lưu văn hóa, về kỹ thuật nơng nghiệp, dệt
vải, thêu của nhà Đường nhập vào Tây Tạng. Ngoài ra, các dân tộc khác ở vùng Đông
Bắc như Khiết Đan, Thất Vi, Hề, Mạt Hạt, v.v, trong sự giao lưu kinh tế, văn hóa cũng
11


đã thiết lập quan hệ mật thiết, sâu sắc với dân tộc Hán. Nên thời Tùy Đường do dân
tộc Hán tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dân tộc thiểu số mà bộ mặt của dân tộc
Hán có sự thay đổi không những ở hạ tầng nhân dân mà còn hòa lẫn trong rất nhiều
người Hồ Hán (tộc ở phía Bắc và Tây Bắc Trung Quốc). “Thời kỳ này, dân tộc Trung
Hoa đã liên hợp thành một đại gia đình dân tộc”. [6, tr. 48].
Thời kỳ Tống, Nguyên các dân tộc Tống, Liêu, Kim, Nguyên, Khiết Đan, Nữ
Chân, Mông Cổ,v.v, liên tục tiến vào Trung Nguyên, sau quá trình giao lưu văn hóa thì
họ bị dân tộc Hán đồng hóa. Chính quyền triều Ngun do người Mơng Cổ sáng lập
chia cư dân làm 4 cấp, giữ vị trí khác nhau trên phương diện khác nhau. Người Hán ở
triều Nguyên không ngừng dung nạp tộc Nữ Chân và Khiết Đan vào dân tộc mình.
Đồng thời triều Nguyên lại xuất hiện một dân tộc mới là dân tộc Hồi. Vào cuối thời
Minh do sự giao lưu lâu dài của người Mông Cổ, người Sắc Mục, người Hán đã đạt
đến mức độ khơng phân biệt, có khơng ít người Mơng Cổ và Sắc Mục đổi thành người
Hán đã nhất trí về ngơn ngữ, phong tục tập quán.

Thời Thanh lại có một dân tộc Mãn tiến vào nội địa, trong huyết thống người Hán
lại có thêm dân tộc Mãn. Q trình Hán hóa của dân tộc Mãn Thanh nhanh so với các
dân tộc thiểu số. Từ đây, Trung Quốc trở thành một quốc gia đa dân tộc với sự nổi bật
hơn hết là dân tộc Hán.
Từ q trình cộng cư và dung hịa của các dân tộc đã tạo nên một đất nước Trung
Quốc với sự đa dạng về sắc tộc cũng như văn hóa. Trong đó, lịch sử văn hóa lâu đời
văn hóa kinh tế của dân tộc Hán tương đối tiên tiến đã có tác dụng chủ đạo, trong q
trình phát triển lâu dài ấy, dân tộc Hán giữ vai trò chủ đạo, tinh thần cơ bản đó là tinh
thần Trung Hoa. Đó là cơ sở phát triển động lực nội tại của dân tộc Trung Hoa, duy trì
tinh thần trụ cột, thống nhất, tự lập.
Như vậy, điều kiện tự nhiên và dân cư của Trung Quốc là một nhân tố dẫn đến
việc Trung Quốc mở rộng lãnh thổ. Có thể thấy rằng với điều kiện tự nhiên đa dạng
với nhiều con sông lớn đã tạo ra một nền văn minh rực rỡ, cùng với các dải núi, đồng
bằng tạo ra một Trung Quốc có các miền tách biệt với nhau nhưng lại ảnh hưởng lẫn
nhau nên từ một Trung Quốc với nhiều quốc gia, dân tộc riêng biệt đã hợp lại thành
một lãnh thổ rộng lớn. Với điều kiện tự nhiên và dân cư có nhiều nét tương đồng, họ
dễ dàng thống nhất lại thành một khối, thông qua một số chính sách hoặc thơng qua
giao lưu văn hóa, kinh tế, v.v.
12


1.1.2. Quá trình phát triển lịch sử
Thời kỳ lịch sử trước nhà Tống
Như đã biết, Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua các thời kì phát
triển từ xã hội nguyên thủy, phong kiến, thuộc địa nửa phong kiến cho tới thời kì xã
hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã trải qua khoảng năm nghìn năm lịch sử, đi qua nhiều
triều đại và để lại nhiều đóng góp cho nhân loại.
Từ trước thế kỷ III TCN, Trung Quốc chỉ là một khối nhỏ nằm biệt lập so với các
nền văn minh lớn như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư. Các nền văn minh này thường xuyên
qua lại và có những giao lưu văn hóa với nhau, nhất là Hy Lạp, La Mã ở trên bờ Địa

Trung Hải là nơi các thương thuyền tới lui hàng ngày. Trung Quốc khi đó là một khối
biệt lập, ba phía Bắc, Tây, Nam là núi cao, đồng cỏ và sa mạc, phía Đơng nhìn ra Thái
Bình Dương mênh mơng, nó như quay lưng lại với các nước Tây Á, Trung Á, nên rất
riêng biệt. Núi và biển gần như ngăn chặn ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á,
không cho ảnh hưởng tới Trung Hoa, và trong thời thượng cổ, ít nhất là tới đầu kỷ
nguyên Tây lịch, dân tộc Trung Hoa sống cách biệt với các dân tộc văn minh khác. Có
lẽ nhờ vậy một phần mà văn minh Trung Hoa có nhiều nét đặc biệt, có tính cách thủ
cựu và duy trì được hơn hai ngàn năm. [14, tr 50, 51].
Nhưng nếu xét kỹ thì sự cách biệt đó cũng chỉ là tương đối. Ta có thể thấy dân
tộc Trung Hoa chịu ảnh hưởng khá nhiều của các nền văn minh khác ở châu Á. Trước
hết, ngay từ đời Thương, khoảng 1.500 năm trước, họ đã học được các cách hợp kim
để chế tạo đồ đồng của Tây Á; rồi về sau cách dùng chiến xa, cách xây thành lũy thời
Tây Chu, cách dùng kỵ binh thời Chiến Quốc, những cách đó đều do các dân tộc du
mục ở phương Bắc và Tây Bắc truyền lại cho họ. Từ đời nhà Hán, họ chịu ảnh hưởng
nhiều của Phật giáo Ấn Độ, tới đời Lục Triều, đời Nguyên, đời Thanh, thêm ảnh
hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Mãn Châu, Ba Tư, Ả Rập nữa. Vậy Trung Hoa chỉ
biệt lập chứ không cách biệt hẳn với các nước khác và lịch sử Trung Hoa không thể
nào tách biệt hẳn với lịch sử các nền văn minh khác ở châu Á. Có sự trao đổi văn minh
lẫn nhau, đơi khi đứt đoạn nhưng không bao giờ tuyệt hẳn. Trong lịch sử Trung Hoa,
sự giao thiệp giữa dân tộc Trung Hoa theo nơng nghiệp và các dân tộc du mục ở phía
Bắc và phía Tây là những yếu tố quan trọng nhất.

13


Chính bởi vì lẽ đó, Trung Quốc trải qua một quá trình lịch sử lâu đời với những
sự khác biệt và khơng hịa lẫn với các nền văn minh khác, Trung Quốc trải qua nhiều
triều đại, mỗi triều đại lại có những nét đặc sắc riêng về chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Từ thế kỷ III TCN trở đi, khi đất nước được thống nhất, Trung Quốc đã có những
chính sách cai trị để phát triển đất nước. Dựa vào các học thuyết, tư tưởng của các nhà

tư tưởng đi trước, có thời thì dùng Pháp gia để cai trị đất nước như thời Tần, Đạo gia
thời Hán, Nho gia thời Đường. Tuy mỗi triều đại đều có những chính sách cai trị khác
nhau, nhưng có thể thấy hầu hết các triều đại Trung Quốc đều tiến hành chính sách đối
ngoại xâm lược, bành trướng lãnh thổ của mình. Điều này thể hiện qua bản đồ Trung
Quốc ở mỗi triều đại đều có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt. Chính bởi vì các vị vua
Trung Quốc đều muốn mở rộng uy thế của bản thân, muốn thể hiện với những nước
xung quanh về sự lớn mạnh quân sự cũng như kinh tế của mình, nên nhiều lần đã đi
thơn tính các nước xung quanh.
Q trình phát triển lịch sử của Trung Quốc có thể tóm lược thành các giai đoạn
chủ yếu sau. Theo các tư liệu lịch sử, triều đại đầu tiên của Trung Quốc là nhà Hạ, tồn
tại vào khoảng thế kỉ XXI đến thế kỉ XVII trước Cơng Ngun. Tiếp đó là đến nhà
Thương, tồn tại vào khoảng thế kỉ XVII đến thế kỉ XI TCN. Nhà Thương bị nhà Chu
chiếm, thời gian trị vì của nhà Chu tương đối dài, phân làm hai giai đoạn Tây Chu và
Đông Chu, thời Đông Chu lại tiếp tục được phân thành hai giai đoạn nhỏ là thời Xuân
Thu và Chiến Quốc - đây là thời kì các nước chư hầu nhà Chu hỗn chiến. Cuối cùng
Tần Thủy Hoàng đã đứng ra thống nhất các nước chư hầu, lập ra nhà Tần vào năm 221
TCN, ông đã cho thống nhất chữ viết, tiền tệ và đơn vị đo lường, xây dựng Vạn Lí
Trường Thành, tuy nhiên triều đại này chỉ tồn tại ngắn ngủi 15 năm.
Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 206 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm
220 CN. Nhà Hán suy yếu, Trung Quốc bước vào thời kì Tam Quốc phân tranh với ba
nước Ngụy, Thục, Ngô. Về mặt quân sự, Ngụy là mạnh nhất trong số ba nước, một sức
mạnh được nâng đỡ nhờ kinh tế và các cảng biển. Nước Thục có dân cư thưa thớt hơn,
và là một vùng đa phần là rừng, với nhiều bộ tộc không phải là người Hán.
Năm 263, Ngụy đánh và chiếm Thục, chỉ cịn lại Ngơ làm đối thủ. Sau đó vua
Ngụy bị quyền thần họ Tư Mã thao túng và chính thức đoạt ngôi năm 265. Tư Mã
Viêm nối chức cha ông phế vua Ngụy lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ Đế (265-290).
Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô. Trung Quốc lại được thống nhất, và
14



Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía Bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía
Nam đến hết An Nam (Việt Nam). Một triều đại mới, gọi là Tây Tấn đã bắt đầu ở
Trung Quốc.
Sau loạn bát vương, Tây Tấn suy yếu cực độ và bị các tộc phương bắc xâm
chiếm. Năm 316, vua nước Hán Triệu là Lưu Thông tiêu diệt Tây Tấn. Các quý tộc
nhà Tấn chạy xuống phía Nam tái lập nhà Đơng Tấn (ở đất nhà Ngơ thời Tam Quốc
cũ). Vùng đất phía Bắc do các tộc người Hồ chiếm giữ, gọi là thời Ngũ Hồ loạn Hoa,
gồm 16 nước.
Sau Đông Tấn là thời kì Nam - Bắc triều. Đây là thời kì một giai đoạn trong lịch
sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ sốn Đơng Tấn mà lập nên Lưu Tống,
kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần. Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), vua Tùy là Tùy
Dạng đế bị thống lĩnh Cấm vệ quân là Vũ Văn Hóa Cập sát hại. Vương triều Tùy dựng
được 38 năm bị diệt vong.
Năm 618, cuộc nội chiến kết thúc, Đường quốc cơng Lý Un là người thắng
trận. Ơng tái thống nhất Trung Quốc, mở đầu thời đại nhà Đường và được tôn xưng là
Đường Cao Tổ. Tuy nhiên, các con ông lại đánh nhau để giành quyền thừa kế ngai
vàng. Hai người con trai của ông là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đã thiệt mạng
trong cuộc tranh giành quyền lực này. Lý Uyên chỉ còn một sự lựa chon duy nhất là Lý
Thế Dân, con trai dòng đích duy nhất cịn sống sót. Năm 626, Lý Un nhường ngôi
cho Lý Thế Dân, người mà về sau đã đưa đất nước Trung Quốc quay trở lại thời thịnh
vượng và vàng son.
Năm 907, một lãnh chúa là Chu Ôn lật đổ ngai vàng nhà Đường và lập lên triều
Lương, một trong năm triều đại ngắn ngủi kế tiếp nhau thống trị bắc Trung Quốc trong
nửa thế kỷ: Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-950), Hậu Chu
(951-959). Ở phía Nam, các lãnh chúa cát cứ vùng đất của mình và lần lượt thành lập
mười tiểu quốc nhỏ và khơng ngừng tìm kiếm phương cách để thơn tính lẫn nhau:
Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Ngô Việt, Nam Đường, Mân, Sở, Nam Hán, Nam Bình.
Tới năm 951, một hồng thân nhà Hậu Hán chiếm giữ vùng Thái Nguyên lập ra nước
Bắc Hán. Thời kỳ này, người Trung Quốc gọi là Ngũ Đại Thập Quốc.
Như vậy, Trung Quốc thời tiền phong kiến đã xác lập được một vùng lãnh thổ

rộng lớn, với những thành tựu về tư tưởng văn hóa riêng biệt, hịa vào dịng chảy lịch
sử thế giới. Tuy có nhiều giai đoạn trong lịch sử thời kì đầu cịn rối ren với sự phân
15


chia của nhiều tiểu quốc, nhiều tộc người nhưng Trung Quốc tới thế kỷ X đã để lại
nhiều thành tựu cho nhân loại, tạo tiền đề vững chắc cho sự thống trị của các triều đại
sau này.
Thời kỳ nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh
Năm 960, trong khi Trung Quốc ở vào tình trạng rối ren, vị tướng phụ trách an
ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới Khai Phong là Triệu Khuông Dận nhân khi vua nhà
Hậu Chu mới lên ngôi cịn bé, bèn làm binh biến lên làm vua. Ơng lập ra Nhà Tống.
Nhà Tống khi mới thành lập đã tiến hành chính sách đi chinh phạt phía Nam
trước rồi mới giải quyết lực lượng ở phía Bắc sau. Trong hai mươi năm Tống lần lượt
tiêu diệt được sáu nước chư hầu nhỏ và thống nhất vùng lãnh thổ phía Nam Trung
Quốc. Sau khi thành công tiêu diệt lực lượng phía Nam thì đem qn đánh Liêu tuy
nhiên thất bại nhiều lần còn bị quân Liêu đem quân quấy phá, buộc phải kí hịa ước
với Liêu và nộp cống hàng năm. Bên cạnh đó, Tây Hạ cũng nhiều lần đối đầu với
Tống, Tống yếu thế đành phải chấp nhận giảng hịa, nạp cống cho Tây Hạ. Tình hình
biên cương ln rơi vào tình thế khó khăn, trong khi trong nước kinh tế dần kiệt quệ
khi hàng năm phải liên tục triều cống. Năm 1069, được sự đồng ý của vua Tống Thần
Tông, Tể tướng Vương An Thạch đã đề ra một chương trình cải cách về kinh tế quân
sự tuy nhiên không được hiệu quả bao nhiêu.
Bắc Tống suy yếu dẫn đến diệt vong, Nam Tống ra đời nhưng quan hệ của Nam
Tống và nước Kim không được thuận lợi, trong nước thì khởi nghĩa nơng dân liên tục
xảy ra dẫn đến sự suy yếu và bị Mông Cổ đánh chiếm.
Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Hốt Tất
Liệt người Mông Cổ đã lập ra nhà Nguyên. Triều Nguyên dưới sự thống trị của một
ngoại tộc, liên tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược ra vùng Trung Á và Châu Á. Lãnh
thổ Trung Quốc trên bản đồ dưới thời Nguyên được xác lập rộng lớn nhất trong các

triều đại của Trung Quốc. Đến cuối thời Nguyên, dưới sự thống trị của những kẻ ngoại
tộc, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gia tăng cùng với sự mục nát trong giai cấp thống
trị, dẫn đến tình trạng khởi nghĩa mạnh mẽ. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu
Nguyên Chương đã lật đổ người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới
năm 1644.
Đầu triều Minh dưới sự cai trị và những chính sách nới lỏng sức dân của Minh
Thái Tổ để khắc phục tình trạng sau 20 năm Mơng Cổ cai trị, tạo điều kiện thuận lợi
16


cho việc khôi phục và phát triển nông nghiệp, bỏ những hình phạt tàn khốc thời
Nguyên, nghiêm trị quan lại tham ô,... Đến thời Minh Thành Tổ, triều Minh phát triển
cường thịnh. Ơng tiếp tục thi hành chính sách phát triển nơng nghiệp, đối với bên
ngồi, Minh Thành Tổ thực thi chính sách “Viễn giao cận cơng”, liên tục đem quân
đánh Mông Cổ và lôi kéo Nữ Chân thần phục triều Minh. Về phía Nam, ơng thi hành
chính sách bang giao nhằm lôi kéo các nước này thần phục Trung Quốc, mở rộng ảnh
hưởng về phía Nam bằng những cuộc đi vượt biển phía Nam.
Sau khi Minh Thành Tổ mất, những thời vua sau của triều Minh khơng cịn
cường thịnh như trước, lại bị thất bại trong mặt trận ở Đại Việt nhiều lần nên vua Minh
dừng cuộc chiến xâm lược lại, tuy nhiên tới giai đoạn này nhà Minh đã thực sự suy
yếu, thêm vào đó nhiều lần bị Mơng Cổ xâm nhập, đất nước thì nhiều nơi nổ ra khởi
nghĩa, nhà Minh sau đó cũng sụp đổ.
Sau nhà Minh là đến nhà Thanh (của người Mãn Châu), kéo dài đến vị vua cuối
cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1911. Dưới sự thống trị của triều Thanh và những
chính sách đối ngoại của triều Thanh là xâm lược Miến Điện và Đại Việt cùng với
chính sách đóng cửa với phương Tây, không lâu sau triều Thanh cũng dần suy yếu và
trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối
cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân
Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt

cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc
chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra Nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc đã dùng nhiều biện pháp để có thể
xâm chiếm được nhiều vùng lãnh thổ như ngày nay, có thể thấy rằng ngoài sự tác động
về địa lý tự nhiên, về dân cư và sự tác động của con người Trung Quốc trải qua chiều
dài lịch sử cũng làm nên một Trung Quốc có tính cách chiếm hữu và mang tư tưởng bá
quyền. Từ đó có thể lý giải rằng, sự mở rộng về lãnh thổ của Trung Quốc có tác động
rất lớn từ yếu tố lịch sử lâu đời cũng như con người Trung Quốc tác động mà làm nên
một nhân tố dẫn đến quá trình mở rộng cương vực lãnh thổ lâu dài sau này.

17


1.1.3. Văn hóa - tư tưởng
Trung Quốc, với một bề dày lịch sử hơn 5000 năm, và là đất nước có lãnh thổ
rộng lớn nhất châu Á và đứng thứ tư trên thế giới, đó là thành quả to lớn của các triều
đại phong kiến Trung Quốc trong việc đưa đất nước Trung Quốc trở thành một đất
nước không chỉ mạnh về kinh tế - chính trị mà cịn có một nguồn tài nguyên đất đai
rộng lớn. Vậy để có một lãnh thổ rộng lớn như hiện nay, đòi hỏi triều đình phong kiến
Trung Quốc phải có những phương hướng, đường lối, chiến lược trong quan hệ với
các nước xung quanh. Điều này đã được các nhà cầm quyền phong kiến ở Trung Quốc
thể hiện trong các tư tưởng, chủ trương của triều đình phong kiến trong việc quan hê
bang giao với các nước láng giềng.
Thứ nhất, trong Tứ thư viết về việc Mạnh Tử trả lời Tề Tuyên Vương nguyên tắc,
phương pháp trong quan hệ với các nước xung quanh như sau:
“Tự mình là vua nước lớn giúp đỡ các vua nước nhỏ yếu, đó là biết thuận theo
mệnh trời.
Tự mình là vua nước nhỏ đối xử tốt với vua nước lớn là biết kính sợ mệnh trời.
Bậc biết thuận theo mệnh trời có thể giữ yên thiên hạ.

Bậc biết kính sợ mệnh trời có thể gìn giữ nước nhà.” [27, tr. 34]
Theo đó, Trung Hoa ngay từ khi mới thành lập năm 221 TCN, trở thành một
quốc gia phong kiến lớn với thể chế tập trung chuyên chế cao độ đã luôn thể hiện tư
tưởng bá quyền nhằm thơn tính các nước khác trở thành một phần lãnh thổ hoặc tạo
nên một hệ thống chư hầu, lấy mình làm trung tâm và buộc các quốc gia xung quanh
phải lệ thuộc vào mình, xem các quốc gia xung quanh là Man, Di, Nhung, Địch

[1]

.

Người Trung Hoa cho rằng họ có văn hóa, lễ nghĩa, cịn người Di, Địch thì kém cỏi,
lạc hậu. Qua đó, Trung Hoa từ lâu ln coi mình là trung tâm và ln coi thường các
dân tộc xung quanh theo tư tưởng: “…khắp dưới gầm trời không đâu không là đất của
vua, tất cả trên mặt đất khơng ai khơng là tơi của vua”. Chính tư tưởng này là cơ sở
hình thành nên đường lối đối ngoại của các triều đại phong kiến phương Bắc. Không
triều đại nào của Trung Hoa là khơng có những cuộc chiến tranh nhằm thơn tính các
nước khác, nhằm mở rộng lãnh thổ làm sao cho tương xứng với tầm vóc của mình.
Vua Đường Thái Tơng đã từng nói: “Chinh phục man di ngày trước chỉ có Tần Thủy

Trong văn hóa chính trị Trung Quốc thời phong kiến, họ gọi các dân tộc xung quanh với những tên gọi đầy tính
miệt thị, cao ngạo như Bắc Địch, Nam Man, Tây Nhung, Đông Di.
1

18


Hoàng và Hán Vũ Đế. Ta nay với thanh kiếm ba thước đã khuất phục hai trăm vương
quốc, dẹp yên bốn bể, bọn man di ở cõi xa cũng lần lượt quy phục” [7, tr. 46]
Thứ hai, tư tưởng “Đại thống nhất” và “Đại nhất thống” của Trung Quốc luôn

là mục tiêu theo đuổi của các nhà chính trị nước này xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Theo đó, “Đại thống nhất” (大統一, Grand unification) là nói sự thống nhất lãnh thổ
quốc gia, và các địa phương trong một nước đều phục tùng sự lãnh đạo của một chính
quyền trung ương. “Đại nhất thống” (大一統, Great unity) là nói trong một quốc gia
phải thực hiện tập trung thống nhất cao độ về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa,
khơng cho phép có ý kiến khác với chủ trương đường lối của chính quyền trung ương.
[33]. Trong đó, tư tưởng “Đại nhất thống” ban đầu chủ yếu là lý luận giải thích sự
thay đổi các vương triều, là ý tưởng sơ khai về xây dựng nhà nước của Trung Quốc, về
sau mới mở rộng thành sự thống nhất cao độ của nhà nước trên các lĩnh vực chính trị
và văn hóa. Hai khái niệm này tuy khác nhau nhưng trong lịch sử phong kiến Trung
Quốc, tư tưởng này đã được sử dụng, năm 238 TCN, vua Tần theo kế của Lý Tư xác
lập chính sách “Diệt chư hầu, thành Đế nghiệp, vi thiên hạ nhất thống” (tức “Tiêu diệt
các nước chư hầu, dựng cơ nghiệp đế vương, thực hiện Đại nhất thống thiên hạ”) [33].
Từ đó, Tần Thủy Hồng đã trở thành người đầu tiên trong lịch sử Trung quốc lập nên
một quốc gia “Đại nhất thống”, mở đầu lịch sử mấy nghìn năm người Hán liên tục
xâm chiếm các vùng xung quanh.
Thứ ba, về tư tưởng quân sự do Tôn Vũ khởi xướng và Ngô Khởi, Tôn Tẫn kế
thừa được thể hiện trong cuốn “Binh pháp Tôn Tử” được biên soạn vào khoảng năm
496 - 453 TCN. Giá trị to lớn của “Binh pháp Tơn Tử” trước hết chính là những quan
điểm về chiến tranh, tác động của chiến tranh, bản chất của chiến tranh, mục đích của
chiến tranh... ơng khẳng định: “Chiến tranh là việc lớn của quốc gia, nó có quan hệ
đến việc sống chết của nhân dân, việc mất cịn của đất nước, khơng thể khơng suy xét
một cách thận trọng”. [32]
Đây là sự đánh giá khá chính xác về vai trị chiến tranh trong đời sống xã hội lồi
người. Từ góc nhìn đó, “Binh pháp Tơn Tử” nêu mục đích chiến tranh là bảo tồn mình
để giành chiến thắng. Người đánh trăm trận thắng cả trăm chưa thể kể là người tài giỏi
nhất, không đánh mà buộc địch đầu hàng mới là người giỏi nhất. Để đạt mục đích đó,
Tơn Tử đã chỉ ra năm nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh đó là: “Đạo, trời,
đất, tướng, pháp”. “Đạo” là làm cho dân chúng thuận theo ý chí của quốc vương, sống
19



chết vì quốc vương mà khơng sợ nguy hiểm. “Trời” là quy luật thay đổi về khí hậu,
thời tiết như ngày đêm, mưa nắng, nóng lạnh. “Đất” là sự xa gần của vị trí địa lý, sự
hiểm nguy, bằng phẳng của địa hình, sự rộng rãi hay chật hẹp, đâu là đất sống, đâu là
đất chết. “Tướng” là những phẩm chất cần có của tướng sối, là sáng suốt, đáng tin
cậy, nhân ái, dũng cảm, nghiêm túc. “Pháp” là các chế độ về biên chế quân đội, sắp
xếp tướng soái và cung cấp hậu cần. Năm nhân tố này nói chung tướng soái đều biết,
nhưng chỉ những người nhận thức sâu sắc những nhân tố này mới có thể đánh thắng.
Cho nên, muốn so sánh nghiên cứu điều kiện của hai bên, tìm hiểu khả năng thắng bại,
thì phải xem: Quốc vương bên nào được nhân dân ủng hộ nhiều hơn? Tài năng của
tướng soái bên nào cao hơn? Quân đội bên nào thích ứng với thiên thời, địa lợi hơn?
Pháp lệnh được quán triệt, chấp hành hơn? Thực lực quân sự bên nào mạnh hơn? Tố
chất huấn luyện của quân lính bên nào tốt hơn? Thưởng phạt của bên nào nghiêm minh
hơn? Căn cứ vào cách so sánh đó để phán đốn, thì sẽ dự kiến được ai thắng, ai thua.
Ngoài năm nhân tố cơ bản trên, “Binh pháp Tơn Tử” cịn xác định: cần tạo thành
một loại “thế” làm điều kiện bổ trợ để giành thắng lợi. Cái gọi là “thế” tức là hình thế
được tạo thành dựa trên sự phán đốn tình huống, cơ biến linh hoạt, tránh điều hại, tìm
điều lợi mà có. Dùng binh pháp tác chiến là một hành động đánh lừa đối phương, cho
nên có năng lực tác chiến thì làm ra vẻ khơng có năng lực; muốn đánh thì làm ra vẻ
khơng muốn đánh; muốn hành động ở gần thì làm ra vẻ hành động ở xa; muốn hành
động ở xa thì làm ra vẻ muốn hành động ở gần. Dùng lợi nhỏ để nhử kẻ địch, nhân
sinh hỗn loạn mà chiến thắng địch; kẻ thù có đầy đủ lực lượng thì phải phịng bị nó; kẻ
địch có binh lực mạnh thì phải tránh xa nó; làm địch nổi giận để đánh bại nó; dùng lời
lẽ nhún nhường để làm cho kẻ địch kiêu căng mà lơi lỏng; kẻ địch nhàn rỗi phải làm
cho chúng mệt mỏi; kẻ địch đoàn kết phải tìm cách ly gián... Đánh vào nơi địch khơng
chuẩn bị, ra qn lúc địch bất ngờ. Đó là bí quyết để giành thắng lợi của các nhà quân
sự. Những điều đó chỉ có thể dùng ý mà hiểu, chứ khơng thể dùng lời mà truyền đạt
được.[32]
Qua những vấn đề cơ bản mà “Binh pháp Tơn Tử” trình bày có thể thấy đây là

tác phẩm kinh điển, xuất sắc về quân sự, nó khơng chỉ có ảnh hưởng rất sâu rộng tới
q trình phát triển lý luận qn sự mà nó cịn có tầm ảnh hưởng lớn đến các chính
sách qn sự của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các chính sách trong
việc mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài đối với các nước láng giềng. Đây được xem như là
20


kim chỉ nam trong lịch sử quân sự của Trung Quốc từ thời kì phong kiến cho đến hiện
nay. Do đó, bên cạnh những tư tưởng muốn bành trướng, mở rộng lãnh thổ, giai cấp
cầm quyền Trung Quốc còn cho thi hành những chính sách qn sự nhằm thơn tính
các nước xung quanh, mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của mình đối với các
quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc.
Thứ tư, tư tưởng từ cuộc cải cách của Vương An Thạch trước tình hình của nhà
Tống lúc bấy giờ đang gặp khó khăn lớn với nước Hạ và nước Liêu ở phía Bắc. Liêu
và Hạ đua nhau yêu sách Tống, đòi Tống phải nhượng bộ hết cái này đến cái kia [29,
tr. 55]. Vương An Thạch đã cho nhà vua thấy rằng muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng
kinh tế và tài chính, phải thi hành những cải cách lớn về chính trị, kinh tế và quân sự,
gọi là Tân pháp.
Cải cách của Vương An Thạch chủ yếu gồm các nội dung sau:
Về kinh tế, nhà nước đứng ra cho dân vay nợ trong kỳ giáp hạt, thu mua nơng sản
trong ngày mùa, điều hịa giá cả của thị trường để hạn chế sự bóc lột của chủ nợ, và
việc đầu cơ tích trữ của các nhà bn giàu có, đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của
nhân dân, khuyến khích khai khẩn đất hoang, làm các cơng trình thủy lợi để phát triển
sản xuất.
Về quân sự, dùng dân binh thay dần chế độ lính mộ, khuyến khích nhân dân ni
ngựa để cung cấp chiến mã cho nhà nước nhằm tăng cường lực lượng quốc phịng và
giảm bớt gánh nặng ni qn đội cho nhà nước.
Việc Vương An Thạch được mời lên làm Tể tướng năm 1069 lại thổi bùng lên
trong nhà Tống cái hy vọng dùng quân đội để đánh chiếm nước Đại Việt về phía Nam,
nhằm cảnh cáo phái quan liêu thủ cựu và cảnh cáo “Liêu, Hạ ở Bắc thùy” [29, tr. 59].

Vương An Thạch rất muốn đánh Đại Việt bởi nếu đánh thắng Đại Việt thì y sẽ có đủ
ưu thế để bịt mồm phái phản đối Tân pháp của y ở triều đình. Tuy nhiên, y lại bày tỏ
sự lo lắng: “Như vậy, việc chưa bắt đầu mà kẻ trí giả đã biết trước sẽ không thành”
[29, tr. 61]. Bản thân Vương An Thạch lúc này cũng gặp rất nhiều khó khăn ở bên
trong nội bộ nước Tống khi mà chính sách cải cách Tân pháp của ơng đã khơng được
thực hiện thành công, nhà Tống lại nhượng đất của mình cho nước Liêu, ở trong nước
khủng hoảng tài chính và kinh tế làm rung chuyển cơ cấu xã hội của nhà Tống, làm
cho âm mưu đem quân đánh Đại Việt không được thực hiện thành công.

21


×