Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

HOẠT ĐỘNG GIÁO dục THẨM mỹ CHO học SINH TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG LONG hựu ĐÔNG HUYỆN cần đước, TỈNH LONG AN năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.76 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP HỒ CHÍ MINH
  

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng CBQL Trường trung học phổ thông

HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG HỰU ĐÔNG
HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN
NĂM HỌC 2021-2022

Học viên: VÕ HỒNG SANG
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Long Hựu Đông, huyện Cần Đước,
tỉnh Long An

Long An, 11/2021


1
MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.1.

Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 1

1.2.

Cơ sở lý luận ........................................................................................... 2



1.3.

Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 3

2. Tình hình thực tế về cơng tác giáo dục thẩm mỹ tại Trường THPT Long
Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An ........................................................ 4
2.1.

Giới thiệu khái quát về trường THPT Long Hựu Đông ...................... 4

2.2. Thực trạng quản lý công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại
Trường THPT Long Hựu Đông, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. .............. 5
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức, trong công tác quản lý
giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại Trường THPT Long Hựu Đông Huyện
Cần Đước, Tỉnh Long An. ................................................................................. 6
2.3.1.

Điểm mạnh ....................................................................................... 6

2.3.2.

Điểm yếu ........................................................................................... 7

2.3.3.

Thời cơ .............................................................................................. 8

2.3.4.


Thách thức ....................................................................................... 8

2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong công tác quản lý giáo dục
thẩm mỹ cho học sinh tại Trường THPT Long Hựu Đông huyện Cần Đước
tỉnh Long An. ..................................................................................................... 9
3. Kế hoạch hành động thực hiện quản lý giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
trường THPT Long Hựu Đông Huyện Cần Đước, tỉnh Long An, năm học 2021
– 2022 ................................................................................................................... 10
4. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 16

.

4.1.

Kết luận ................................................................................................ 16

4.2.

Kiến nghị .............................................................................................. 17


1
1. Lý do chọn đề tài
1.1.

Cơ sở pháp lý

Thẩm mỹ là một trong những yếu tố góp phần cấu thành nhân cách con người. Nó là cơ
sở góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm, cách ứng xử, đồng thời là thước đo đánh giá
năng lực thẩm mỹ của mỗi con người. Thẩm mỹ cịn góp phần thơi thúc khát vọng, lý

tưởng, động cơ, hình thành lối sống học tập và lao động có mục đích, hướng đến giá trị
chân - thiện - mỹ. Thẩm mỹ lành mạnh có vai trị to lớn trong xây dựng nền văn hóa
mới, con người mới tạo cơ sở đúng đắn cho mọi hoạt động sống cũng như mọi hoạt động
thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể. Thẩm mỹ cịn thể hiện trình độ
giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường và ngoài xã hội.
Điều 29 của Luật giáo dục 2019 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông nhằm phát
triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học
chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thơng tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/6/2020 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Điều 3 qui đinh nhiệm vụ và quyền hạn của trường
trung học Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn
hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
Chương trình giáo dục phổ thông ( kèm thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ), với mục tiêu
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực, trong đó có năng lực
thẩm mỹ nên giáo dục thẩm mỹ là môn học không thể thiếu trong Chương trình giáo dục
phổ thơng mới. Cần phải khẳng định, giáo dục thẩm mỹ là một trong những mục tiêu
quan trọng, thể hiện quan điểm GD toàn diện của Đảng và Nhà nước và Quốc hội. Trong
các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT nêu rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài
hịa đức, trí, thể, mỹ”.
Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ
yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình giáo dục phổ


2
thơng đồng thời hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi: Năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực

ngôn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học,
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Có thể nói, NLTM của học sinh bao gồm năng lực
âm nhạc, năng lực mỹ thuật, năng lực văn học. Mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt
động: Nhận thức các yếu tố thẩm mỹ; Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện,
sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ.
1.2.

Cơ sở lý luận

Quản lý giáo dục, theo nghĩa tổng quát, là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã
hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Giáo sư
Nguyễn Ngọc Quang đưa ra định nghĩa quản lý giáo dục như sau:“Quản lý giáo dục (và
nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp
quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo
dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo
dục đến trẻ, nhằm giúp trẻ biết nhận ra cái đẹp, có hứng thú, u thích cái đẹp và mong
muốn tạo ra cái đẹp trong sinh hoạt và hoạt động cá nhân. ... Tình yêu cái đẹp, xúc
cảm thẩm mỹ nảy sinh rất sớm ở lứa tuổi này.
Quan niệm về giáo dục thẩm mỹ trên phương diện là một bộ mơn khoa học, giáo dục
được hiểu là q trình hoạt động có ý thức có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho
con người những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội cũng
như những kỹ năng, cần thiết cho đời sống.
Mục tiêu giáo dục thẩm mỹ của nhà trường: Là đem lại cho học sinh những giá trị thẩm
mỹ chân chính bao gồm cái đẹp bên ngoài và cái đẹp bên trong trên nền tảng về sự phát
triển trí tuệ và đạo đức từ đó các em biết ứng xử đẹp trong mọi tình huống và biết giữ gìn,
sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày. Nội dung cơ bản giáo dục thẩm mỹ gồm:
Giáo dục ý thức thẩm mỹ về tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm

mỹ, lý tưởng thẩm mỹ.
Giáo dục năng lực thẩm mỹ về khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.


3
Giáo dục tri thức thẩm mỹ. Tri thức thẩm mỹ là những kiến thức trong lịch sử mỹ
học, những kiến thức trong cảm thụ, trong đánh giá và sáng tạo cái đẹp của chủ thể thẩm
mỹ.
Giáo dục giá trị và những chuẩn mực thẩm mỹ. Đó là giáo dục những thang, bảng
giá trị, chuẩn mực của giá trị thẩm mỹ trong truyền thống và trong hiện đại.
Kết quả của giáo dục giá trị thẩm mỹ là chủ thể thẩm mỹ đánh giá, so sánh, nhận thức
được đâu là giá trị cơ bản, giá trị cốt lõi và những chuẩn mực thẩm mỹ của xã hội mà cá
nhân phải tuân theo. Học sinh tìm thấy được nét đẹp trong: Thiên nhiên, con người, suy
nghĩ, lao động, nghệ thuật, ẩm thực, thời trang,…..
1.3.

Cơ sở thực tiễn

Trong những năm học gần đây, Trường THPT Long Hựu Đông thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học, nhiều năm liền đạt danh hiệu đơi vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các phong
trào thi đua được phát động: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong
trào trồng cây xanh kỉ niệm ngày sinh của Bác, các hoạt động văn nghệ, biểu diễn thời
trang, viết thư cho người thân trong gia đình trong lễ tri ân trưởng thành,…..đã nhận được
sự tham gia từ phía học sinh và giáo viên, góp phần làm thay đổi tư duy về cái đẹp, để học
sinh nhận thấy những gì đẹp nhất cũng có thể bắt đầu từ những việc làm bình dị nhất.
Căn cứ theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 của trường THPT Long
Hựu Đông về việc thay đổi phương pháp dạy học cho học sinh bên cạnh dạy kiến thức,
chú trọng dạy kỹ năng đồng thời chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Căn cứ vào sự thay đổi của chương trình giáo dục phổ thơng mới, tầm quan trọng của
giáo dục thẩm mỹ và từ thực trạng công tác dạy học còn chú trọng nhiều về dạy chữ, giáo

dục đạo đức cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, giáo dục thẩm mỹ
trong các trường phổ thơng hiện nay còn hạn chế, xuất phát từ yêu cầu đổi mới nên giáo
dục thẩm mỹ cần đòi hỏi sự tham gia và kết hợp đồng bộ của mọi lực lượng xã hội đặc
biệt là vai trò tổ chức quản lí của Nhà trường, gia đình trong việc giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh, nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục thẩm
mỹ cho học sinh Trường Trung Học Phổ Thông Long Hựu Đông, huyện Cần Đước,
tỉnh Long An năm học 2021 – 2022” với mong muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục của nhà trường.


4
2. Tình hình thực tế về cơng tác giáo dục thẩm mỹ tại Trường THPT Long Hựu
Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
2.1.

Giới thiệu khái quát về trường THPT Long Hựu Đông

Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh ở vùng sâu vùng xa của 02 xã Long Hựu Đông
và Long Hựu Tây, một phần xã Phước Đông của huyện Cần Đước, xã vùng ven của
huyện Cần Giuộc, UBND tỉnh Long An đã ra Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày
11/6/2008 thành lập Trường THCS&THPT Long Hựu Đông.
Năm 2017, trường THPT Long Hựu Đông được thành lập được tách ra từ trường
THCS&THPT Long Hựu Đông theo quyết định số 3758/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10
năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc thành lập trường THPT
Long Hựu Đông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An.
Từ khi được tách ra và tiếp nhận cơ sở mới thì hằng năm số lượng học sinh dao động
khoản 845 đến 950, trong năm học 2021 – 2022 số học sinh có 876 HS gồm hệ giáo dục
phổ thơng và giáo dục thường xun có 22 lớp được phân thành 17 lớp hệ giáo dục phổ
thông (692 học sinh), 5 lớp học chương trình giáo dục thường xuyên (184 học sinh).
Trường THPT Long Hựu Đông hiện tại có diện tích 27.006 m2, đóng trên địa bàn ấp Chợ,

xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, thuộc khu vực vùng hạ huyện Cần
Đước, bao gồm hai xã Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, đời sống vật chất, kinh tế của
nhân dân gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí cịn hạn chế.
Qua 12 năm đi vào hoạt động, cơ sở vật chất của nhà trường đã gần đầy đủ và khang
trang, số lượng học sinh tương đối ổn định, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ
về số lượng và cơ cấu. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 50 người. Vẫn cịn thiếu
giáo viên một số bộ mơn Ngữ Văn, Tiếng Anh, Địa lý. Các cán bộ, giáo viên, nhân viên
được biên chế thành 05 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng.
Cơ sở vật chất nhà trường: Trường THPT Long Hựu Đông được thiết kế khang trang với
cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng công tác dạy và học với đầy đủ phòng học,
thư viện, 2 phịng học vi tính, phịng thực hành Vật Lý, Hố học, Sinh học, nhà thi đấu đa
năng, khn viên rộng rãi. Nhà trường có website riêng phục vụ cơng tác quản lý và
thông tin. Cảnh quan sư phạm của nhà trường ngày một xanh - sạch - đẹp, góp phần thiết
thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.


5
Chất lượng giáo dục của nhà trường được duy trì ổn định, hiệu quả đào tạo được nâng lên,
thể hiện qua tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào
các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi của xã hội, trường THPT Long Hựu Đơng vẫn cịn có nhiều
khó khăn và thách thức.
2.2. Thực trạng quản lý công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại Trường
THPT Long Hựu Đông, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.
2.2.1.
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
học sinh nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh nói riêng
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã chỉ đạo Phó hiệu trưởng phu trách hoạt động giáo
dục học sinh thực hiện soan thảo kế hoạch giáo dục học sinh nói chung và giáo dục thẩm
mỹ cho học sinh nói riêng, thảo luận vớ hội đồng sư pham, trình hiệu trưởng ký duyệt.
Trong kế hoạch giáo dục HS, có các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho Hs như sau:

Trong năm học 2020 - 2021 trường THPT Long Hựu Đông đã tổ chức được 2 hội
diễn Văn nghệ chào mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam, kết hợp hội thi thiết kế trang phục
được làm từ ngun liệu thân thiện với mơi trường, nói không với rác thải nhựa, đêm diễn
văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân, kết hợp gian hàng ẩm thực – Nét đẹp ẩm thực Việt,
với các món chế biến thủ cơng từ lúa gạo.
Để chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo nhà trường cùng Đoàn
thanh niên đã tổ chức thi làm báo tường, tập san, viết về trường, thầy cô, bạn bè.
Trong công tác giảng dạy, các môn học cũng lồng ghép dạy kỹ năng nâng cao giá
trị thẩm mỹ về văn học, mỹ thuật, âm nhạc,….,
Trường tổ chức các hoạt động diễn kịch, du lịch, nghiên cứu thực tế, khóa học là
người con hiếu thảo, học kỳ quân đội.
Trong các buổi sinh hoạt cờ lãnh đạo trường đã chỉ đạo Đồn thanh niên thực hiện
thay đổi hình thức sinh hoạt, lồng ghép các tiết mục văn nghệ, đố vui, tổ chức cuộc thi kể
chuyện về Bác.
Trường cũng thực hiện việc giao khoán mảnh vườn, bồn hoa nhỏ cho các lớp tự
chăm sóc, tự thu hoạch và bán các sản phẩm của mình.


6
Hàng tuần các lớp thay nhau vệ sinh sân trường, phân loại rác, phân công các lớp
11 ươm và trồng hoa kiểng mừng tết Nguyên Đán.
Nhà trường thực hiện, hưởng ứng các cuộc vận động tuyên truyền về an toàn giáo
thông, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, kết hợp đồn thanh niên xã dọn vệ
sinh mơi trường với số lượng trên 500 cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia.
2.2.2.

Phối hợp với gia đình học sinh, cơ quan ban ngành để hỗ trợ nhà

trường thực hiện các hoạt động về giáo dục thẫm mỹ
Mời cựu chiến binh xã tham gia sinh hoạt với học sinh nhân ngày Quân đội nhân dân Việt

Nam, tổ chức cho học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ ngày 27/7.
Phối hợp với phụ huynh để cùng với phu huynh nâng cao nhận thức cho học sinh về các
giá trị thẩm mỹ và tạo điều điều để các em tham gia hoạt động giáo dục được nhà trường
tổ chức: văn nghệ, làm thiệp, tham gia cuộc thi nét đẹp học đường
Phối hợp với các ban ngành văn hoá và trường đại học văn hoá để tổ chức hướng dẫn học
sinh nhiều hoạt động về thẩm mỹ và đặc biệt là có những hướng hướng nghề nghiệp liên
quan đến nội dung giáo dục thẫm mỹ.
2.2.3. Kiểm tra đánh giá công tác giáo dục thẫm mỹ
Công tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện cũng được phân công cụ thể từng tháng,
từng thành viên trong ban chỉ đạo.
Đoàn thanh niên kiểm tra và chấm điểm việc thực hiện các cơng trình thanh niên các lớp,
các bồn hoa, các khu vực mà các lớp phụ trách dọn vê sinh và báo cáo, rút kinh nghiệm,
phê bình và khen thưởng theo từng tháng tổng kết theo từng học kỳ.
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức, trong công tác quản lý
giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại Trường THPT Long Hựu Đông Huyện Cần
Đước, Tỉnh Long An.
Từ thực tế của đơn vị trong những năm gần đây, tôi nhận thấy việc quản lý giáo dục thẩm
mỹ cho học sinh tại Trường THPT Long Hựu Đơng, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có
những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức sau:
2.3.1. Điểm mạnh
Nhà trường luôn được sự quan tâm từ lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương trong
việc chỉ đạo, thực hiện công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.


7
Ban giám hiệu luôn chú trọng công tác bồi dưỡng kĩ năng giáo dục thẩm mỹ cho giáo
viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do trường, phịng, sở tổ chức,
giúp giáo viên có cơ hội học hỏi chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.
Phần lớn giáo viên của nhà trường rất đồng thuận trong công tác giáo dục thẩm mỹ và đã
có nhiều đóng góp thiết thực để xây dựng môi trường học tập, hoạt động vui chơi giải trí

lành mạnh và xây dựng cảnh quan, môi trường ngày càng sạch đẹp hơn.
Phần lớn các em có nhận thức tích cực về “ giá trị cái đẹp” thể hiện qua nhận thức về văn
học, nghệ thuật, âm nhạc, nét đẹp thể chất và tâm hồn.
Trường thành lập hội cây kiểng do các giáo viên có đam mê phụ trách, tạo ra sân chơi,
giao lưu học hỏi giữa các đơn vị, khơi gợi tinh thần đam mê nghệ thuật cho học sinh.
Nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động giáo dục thẩm mỹ cho học sinh như loa, máy chiếu, ti vi, dụng cụ lao động,…
Công tác vận động các nguồn lực xã hội của nhà trường để xây dựng cảnh quang, môi
trường, trang trí, vẽ tranh cổ động cho nhà trường khá mạnh, một phần được sử dụng cho
các hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm khắc phục được sự hạn hẹp về kinh phí
của nhà nước cấp.
Trường có khn viên rộng, nhiều mảng xanh, thảm cỏ, hệ thống cây lấy bóng mát được
phân bố đều và hợp lí tạo khơng khí mát mẽ, trong lành nên phục vụ tốt cho các hoạt động
học tập, vui chơi giải trí của học sinh.
2.3.2. Điểm yếu
Nhận thức của một phần nhỏ giáo viên cịn hạn chế trong cơng tác giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh, chỉ lo về kiến thức chuyên môn mà chưa tích hợp hoặc dẫn dắt, lồng ghép các
nội dung về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Hạn chế về thời gian, thời lượng chương trình nên khơng thể hướng dẫn cho học sinh các
nội dung về nét đẹp văn học, nghệ thuật, âm nhạc,…
Một số học sinh còn thể hiện tinh thần chưa cao khi tham gia các phong trào, chưa chú
trọng vào ý nghĩa thật sự của các chương trình mang đến cho học sinh.
Một số chương trình tổ chức chưa được thiết kế bài bản, đại diện ban giám khảo cho các
cuộc thi cũng còn hạn chế về chuyên môn nên làm giảm sự thu hút từ học sinh. Mặc dù
ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc hình thành nhân cách của mỗi học sinh nhưng các em xem


8
vấn đề giáo dục thẩm mỹ là thứ yếu, ít quan tâm, chỉ chú trọng vào việc học chữ, học kiến
thức.

Phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm và phối hợp tốt với nhà trường trong công tác
giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, lối sống của gia đình cũng góp phần ảnh hưởng lớn đến
quan điểm sống, nhìn nhận giá trị thẩm mỹ cho các em.
Số lượng học sinh còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động giáo dục thẩm mỹ,
kỹ năng làm việc nhóm cịn yếu.
Kinh phí phân bổ dành cho tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cịn hạn chế.
Nhìn chung, bên cạnh cơng tác chun mơn thì cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh
trong đó có cơng tác giáo dục thẩm mỹ tại trường THPT Long Hựu Đông đang được nhà
trường chú trọng và quan tâm để cơng tác này được đi vào ổn định và có nề nếp, trên cơ
sở đó sẽ hình thành được nét văn hóa riêng của nhà trường.
2.3.3. Thời cơ
Những năm gần đây, huyện Cần Đước thực hiện xây dựng huyện điểm điển hình văn hóa
nên các cấp lãnh đạo rất quan tâm đầu tư mạnh cho các hoạt động kinh tế- chính trị, văn
hóa, thể thao du lịch và nghệ thuật, xây dựng cảnh quan môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng
kinh tế cũng là cơ hội để trường thực hiện mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Việc vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh và hội cựu học sinh mỗi năm được sự ủng hộ
tích cực hơn, đồng thời sự phát động phong trào của địa phương cũng giúp rất nhiều đến
đội ngũ giáo viên tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Chương trình giáo dục hiện nay đang dần thay đổi theo hướng phát triển năng lực của học
sinh không chỉ về tập trung vào các mơn văn hóa mà cịn chú trọng đến các hoạt động
ngoại khóa, rèn luyên cho học sinh các kỹ năng, để thích ứng với sự thay đổi, trong đó các
hoạt động thẩm mỹ cũng sẽ được chú trọng.
2.3.4. Thách thức
Để thực hiện tốt trong công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, đòi hỏi lãnh đạo nhà
trường cũng như đội ngũ giáo viên cũng cần có những kiến thức nhất định để tổ chức
hướng dẫn cho học sinh một cách hiệu quả. Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
động thẩm mỹ cũng cần phải đảm bảo an toàn cho học sinh, vì vậy khi tổ chức các hoạt
động thẩm mỹ cho học sinh cũng cần phải dự kiến được những khả năng tình huống có
thể xảy ra, đồng thời đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.



9
Một thách thức cũng rất quan trọng cần phải được quan tâm đến đó là thay đổi nhận thức
của một bộ phận giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục về tầm quan trọng của việc
giáo dục thẩm mỹ, cũng như việc tham gia vào các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho học
sinh. Điều này đòi hỏi người quản lý cần làm tốt công tác tư tưởng, cũng như các bộ phận
trong nhà trường phải làm tốt công tác tun truyền.
Với nguồn kinh phí được cấp cịn hạn chế, trong đó phần lớn chi cho con người nên sự
đầu tư cho các hoạt động đòi hỏi người lãnh đạo các trường học hiện nay cần phải biết
phối hợp nhiều hoạt động, vừa đảm bảo cho các hoạt động khác, cũng như phục vụ tốt
cho giáo dục thẩm mỹ hình thành nhân cách tốt cho học sinh là một điều rất khó khăn.
Việc thay đổi nhận thức của học sinh là một quá trình lâu dài, để học sinh nhận biết đúng
sai, tốt xấu, đẹp và không đẹp cũng không dễ dàng do sức ảnh hưởng của gia đình, người
thân, và mơi trường sống xung quanh gia đình. Nên địi hỏi sự cố gắng hêt sức của cả tổ
chức và phấn đấu của từng cá nhân học sinh thay đổi dần dần.
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong công tác quản lý giáo dục
thẩm mỹ cho học sinh tại Trường THPT Long Hựu Đông huyện Cần Đước tỉnh
Long An.
Qua công tác quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại trường THPT Long
Hựu Đông huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong những năm qua bản thân tôi đã rút ra
được các bài học kinh nghiệm sau đây cho công tác này:
Hằng năm cần xây dựng kế hoạch hành động về quản lý giáo dục thẩm mỹ để có sự định
hướng chung, phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường.
Cần có đánh giá sơ kết tổng kết công tác triển khai các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh để kịp thời có sự động viên, khen thưởng đối với những cá nhân và tập thể có
thành tích tốt đồng thời chỉ ra những yếu kém cần phải khắc phục, thay đổi.
Công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường cần phải thường xuyên về thời
gian và đa dạng về hình thức, lồng ghép với nội dung kiến thức các môn học, đặc biệt là
ngữ văn, giáo dục công dân, sinh học, thể dục và hoạt động ngồi giờ lên lớp. Giáo viên
bộ mơn khai thác hiệu quả nội dung kiến thức giáo dục thẩm mỹ thông qua chương trình

giảng dạy, cần coi trọng việc vì đây chính là nhiệm vụ của giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động xây dựng kế hoạch chủ nhiệm của lớp phụ trách đảm
bảo thực hiện kế hoạch của nhà trường. Người giáo viên chủ nhiệm là nồng cốt, gương


10
mẫu trước học sinh và có tầm nhìn đúng về việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh vì giáo
dục thẩm mỹ góp phần hồn thiện nhân cách cho học sinh.
Giáo dục học sinh phải có ý thức và hành động đẹp, phải biết tự chăm sóc bản thân, biết
làm đẹp cho chính mình, phù hợp với hồn cảnh. Tổ chức các buổi tuyên truyền, kể
chuyện nhằm giáo dục về tác phong, ngơn phong, cách ăn mặc, đầu tóc,… học sinh biết
tiếp thu có chọn lọc văn hóa tốt đẹp của nước ngoài nhưng vẫn giữ được nét riêng của dân
tộc. Học sinh tự tin đứng ra phản bác cái xấu, những việc làm ảnh hưởng thuần phong mỹ
tục của dân tộc, làm ảnh hưởng văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự đóng góp của các nguồn lực cho cơng
tác giáo dục nói chung và chi cho các hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở học sinh nói riêng.
Phối hợp với cơng an huyện tun truyền luật an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã
hội, ứng xử văn hóa trên khơng gian mạng,…nhằm phát triển tư duy về pháp luật hình
thành nhân cách tốt trong quá trình phát triển của bản thân.
Hiệu trưởng cần phối hợp với các lực lượng bên trong và ngoài nhà trường nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục thâm mỹ cho học sinh để học sinh hoàn thiện nhân cách, phù hợp
với sự phát triển của đất nước. Hàng năm, Hiệu trưởng cần đánh giá lại hiệu quả của
công tác này. Trên cơ sở đó, cần bổ sung thêm, điều chỉnh cho năm học sau, phù hợp với
tình hình thay đổi mỗi năm.
3. Kế hoạch hành động thực hiện quản lý giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trường
THPT Long Hựu Đông Huyện Cần Đước, tỉnh Long An, năm học 2021 – 2022
Dự kiến kế hoạch thực hiện trong năm học 2021 - 2022.
Nội

dung


công việc
1. Lập kế
hoạch “
Công tác
giáo dục
thẩm mỹ
cho học
sinh
trong

Mục tiêu cần - Thành lập được Ban phụ trách “ giáo dục thẩm mỹ cho
đạt
học sinh” với Hiệu trưởng là trưởng Ban, Phó hiệu
trưởng là các phó ban và 5 Tổ trưởng chun mơn, Bí
thư Đồn thanh niên làm thành viên. Có bản kế hoạch
chi tiết trong suốt năm học và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên.
Người/

đơn - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập và xây dựng kế

vị thực hiện

hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ.


11
năm học
2021

2022”.

Người/ đơn
- Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chun mơn, Bí thư Đồn
vị phối hợp
thanh niên.
thực hiện

Thành
lập ban

Điều

kiện

phụ
trách

Cách
thức - Hiệu trưởng dựa trên các văn bản chỉ đạo của Sở GD,
thực hiện
của UBND Tỉnh, Huyện.

“giáo
dục thẩm
mỹ cho

Dự kiến khó - Kế hoạch chưa cụ thể rõ ràng cụ thể, việc phân cơng
khăn, rủi ro
nhiệm vụ cịn chồng chéo


học

khắc phục

thực hiện

Biện

- Thời gian xây dựng kế hoạch: đầu tháng 9/2021.

pháp - Họp và thảo luận với các thành viên trong ban phụ
trách, lấy ý kiến đóng góp xây dựng cho bản kế hoạch.

sinh”.
2.
Phổ
biến kế
hoạch “

Mục tiêu cần - Quán triệt các mục tiêu, yêu cầu về “ giáo dục thẩm
đạt
mỹ” đến giáo viên và học sinh trong nhà trường và kế
hoạch của nhà trường.
- Đảm bảo 100% giáo viên và học sinh nắm được các
tiêu chí “giáo dục thẩm mỹ”.

Giáo dục
thẩm mỹ
cho học

sinh”

Người/ đơn
- Hiệu trưởng
vị thực hiện

trong
toàn thể
nhà
trường.

vị phối hợp

Người/

đơn

thực hiện
Điều
kiện
thực hiện

- Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn, giáo viên chủ
nhiệm, Đoàn thanh niên.
-

Thời gian thực hiện: Cuối tháng 9/2021.
Kế hoạch GD thẩm mỹ của trường

Cách

thức - Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch trong buổi họp hội
thực hiện
đồng nhà trường đầu năm học.
- Tổ trưởng chuyên môn thông qua họp tổ chuyên môn
phổ biến cho giáo viên, giáo viên chủ nhiệm quán triệt
đến học sinh.
- Đoàn thanh niên tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt
dưới cờ, các chương trình phát thanh.
Dự kiến khó - Giáo viên và học sinh không được quán triệt kỹ nội
khăn, rủi ro

dung các tiêu chí.


12
Biện
pháp - Có thể photo văn bản gởi đến giáo viên và các lớp,
khắc phục
hoặc tuyên truyền qua phát thanh, bản tin của Đoàn
thanh niên.
Mục tiêu cần - Học sinh nhận thấy được nét đẹp trong lao động, nét
3. Phân
công lao

đạt

đẹp của cảnh quan môi trường, vệ sinh trường lớp sạch
sẽ, trang trí lớp học, chăm sóc bồn hoa, góc vườn do lớp
phụ trách.


động,

- Học sinh nhận biết được giá trị của lao động, và có
thái độ đối xử tốt với mơi trường. Biết tận dụng lại

chăm sóc
bồn hoa
chi tiết

những đồ vật cũ, tạo ra giá trị mới.
- Thể hiện năng lực hoạt động nhóm, phối hợp với nhau

các khu
vực
trong
khn
viên
trường

để trang trí lớp học, tạo cảnh quan mơi trường học tập.
Người/ đơn
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất.
vị thực hiện
Người/

đơn - Đoàn thanh niên, học sinh cả 03 khối, giáo viên chủ

vị phối hợp nhiệm các khối lớp bảo vệ và tạp vụ

và trang


thực hiện

trí
học

Điều
kiện - Thời gian: tuần thứ nhất của tháng 9/2021.
thực hiện
- Kinh phí sữa chữa các thiết bị trong phịng học, chăm
sóc hoa kiểng trích từ ngân sách của trường.

lớp

- Kinh phí từ Đồn phí, lớp đóng góp tùy thuộc vào q
trình chăm sóc của mỗi lớp.
Cách
thức - Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất lên kế hoạch phân cơng
thực hiện
cụ thể.
- Đồn thanh niên phối hợp phân công khu vực lao động
và phòng học cho lớp và nghiệm thu.
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn lớp vệ sinh khu vực
được phân công, thiết kế, chăm sóc vườn cây.
- Lập mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất cho lớp.
Giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng kí xác nhận bảo
quản trong suốt năm học.
Dự kiến khó - Khó khăn về tài chính.
khăn, rủi ro


- Học sinh các lớp không tham gia đầy đủ, thiếu ý thức


13
trong việc bảo quản tài sản của lớp học hoặc tài sản
cơng.
Biện

pháp - Tính tốn các phương án khắc phục thật tiết kiệm,

khắc phục

khảo sát giá tối ưu.
- Tuyên truyền việc ý thức bảo quản tài sản nhà trường,
ý thức chăm sóc vườn cây trong các buổi sinh hoạt cờ,
sinh hoạt lớp.
- Tăng cường hoạt động của Đội sao đỏ và thanh niên
xung kích giám sát các hành vi làm hư hại tài sản của
lớp và lớp khác.

4.

Chỉ

Mục tiêu cần - Đảm bảo các mơn học tích hợp giáo dục thẩm mỹ cho

đạo các
bộ mơn
lập
kế

hoạch
dạy học

đạt

học sinh phù hợp.

tích hợp
giáo dục
thẩm mỹ
cho học

Người/ đơn
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn.
vị thực hiện

sinh

thực hiện

- Nội dung tích hợp thơng qua giảng dạy các môn học
như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học,…
- Mỗi môn học tối thiểu 2 tiết có tích hợp giáo dục thẩm
mỹ ở mỗi giáo viên dạy lớp.

Người/ đơn - Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
vị phối hợp
Điều
kiện - Thời gian thực hiện: bắt đầu trong tháng 10/2021
thực hiện

- Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn phổ biến đến
tồn thể giáo viên về việc tích hợp nội dung giáo dục
thẩm mỹ trong mơn học.
- Tổ trưởng chuyên môn hợp cùng giáo viên bộ môn
xây dựng kế học dạy học có các tiết tích hợp giáo dục
thẩm mỹ.
Cách
thức - Tổ trưởng chuyên môn dự kiến các bài học phù hợp để
thực hiện
tích hợp như: kịch hóa, thực hành, trải nghiệm thực tế.
- Giáo viên bộ mơn đăng ký bài học có tích hợp giáo
dục thẩm mỹ để tổ trưởng lên kế hoạch chung cho tổ.
Dự kiến khó - Thời gian thực hiện khơng đủ trên lớp.


14
khăn, rủi ro
Biện

- Nội dung bài tích hợp chưa phù hợp.
- Giáo viên bộ mơn khó tích hợp vào bài dạy.

pháp - Phân chia nhóm học sinh thực hiện ở nhà có thể bằng

khắc phục

hình thức quay video, lựa chọn nội dung ngắn
- Giáo viên chọn bài phù hợp với từng lớp.

5.


Tích

Mục tiêu cần - Lập được kế hoạch chi tiết cho các hoạt động tôn vinh
đạt
phụ nữ Việt Nam (20/10), chào mừng ngày nhà giáo

ghép

Việt Nam (20/11), kỷ niệm ngày thành lập quân đội
nhân dân Việt Nam ( 22/12), chào mừng ngày quốc tế

giáo dục
thẩm mỹ

phụ nữ (8/3), mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm ngày
thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

trong các
dịp lễ hội
diễn ra
trong
năm học.

(26/3), Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất

hợp, lồng

đất nước (30/4).
- Mỗi một lễ hội, ngày kỷ niệm phải có chương trình,

tạo điểm nhấn cho học sinh nhầm định hướng giáo dục
thẩm mỹ cho học sinh trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật, giải trí lành mạnh.
Người/ đơn Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn, Phó hiệu trưởng
vị thực hiện
phụ trách cơ sở vật chất.
Người/

đơn - Đoàn thanh niên, Cơng đồn, Giáo viên chủ nhiệm,

vị phối hợp giáo viên, học sinh.
thực hiện
Điều
kiện - Thời gian thực hiện trong 10/2021.
thực hiện
- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo.
- Các phó hiệu trưởng phối hợp cùng, Đồn thanh niên,
Chủ tịch cơng đồn, giáo viên phụ trách hướng dẫn học
sinh các lớp thực hiện.
- Kinh phí do trường hỗ trợ 1 phần, đồn phí do Đồn
thanh niên trích 1 phần.
Cách
thức - Cơng đồn phối hợp Đồn thanh niên xây dựng
thực hiện
chương trình trong đó có các nội dung phần hội hướng
tới nét đẹp dân gian, giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc.
- Giáo viên phụ trách, giáo viên chủ nhiệm tư vấn trang


15

phục, lựa chọn các tiết mục văn nghệ, kịch, tranh vẽ,…
phù hợp, tránh nội dung phản cảm.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở học sinh
văn hóa ứng xử trên khơng gian mạng.
Dự kiến khó - Thời gian chuẩn bị cho các hoạt động trùng với ngoại
khăn, rủi ro

lịch học chính khóa, ngoại khóa.
- Học sinh lớp khơng tham gia đầy đủ.

Biện
pháp - Giáo viên chủ nhiệm tư vấn các tiết mục phù hợp, tư
khắc phục
vấn thời gian tập luyện phù hợp tránh ảnh hưởng học
kiến thức.
- Giáo viên chủ nhiệm phân công lực lượng hỗ trợ, cổ
động, cổ vũ cho lực lượng tham gia chính. Phân cơng
các việc khác phù hợp với từng học sinh.
6.
Tích
hợp, lồng

Mục tiêu cần - Lập kế hoạch chi tiết cho lễ tri ân trưởng thành.
đạt
- Học sinh cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình,

ghép

người thân thiết, gắn bó với mình trong suốt quãng đời


trong hoạt
động
tổ
chức lễ tri
ân trưởng

học sinh, cảm nhận được tình cảm của bản thân mình
dành cho những người thân yêu.
Người/ đơn vị
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên mơn,
thực hiện

thành năm
học 2021 2022.

Người/ đơn vị
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, Đoàn thanh
phối hợp thực
niên, giáo viên
hiện
Điều

kiện

thực hiện

- Thời gian thực hiện: tháng 5/2022

Cách
thức - Đoàn thanh niên phổ biến cho học sinh viết thư cho

thực hiện
ông bà, cha mẹ, thầy cô,…. Chuẩn bị các tiết mục văn
nghệ chào mừng, xây dựng kịch bản chương trình.
- Giáo viên chủ nhiệm duyệt tối thiểu 2 bức thư do học
sinh viết, cử đại diện đọc trong buổi lễ.
- Đồn thanh niên phân cơng chi tiết.
Dự kiến khó
khăn, rủi ro

- Khó khăn trong việc vận động học sinh tham gia.


16
Biện
pháp
- Động viên học sinh.
khắc phục
Mục tiêu cần - Báo cáo kết quả đạt được, nêu được các mặt hạn chế
7. Tổng
kết công
tác giáo
dục thẩm
mỹ

cho

học sinh
năm học
2021
2022




đạt

cần khắc phục.
- Tuyên dương các cá nhân và tập thể điển hình.

Người/ đơn vị
- Ban giám hiệu,
thực hiện
Người/ đơn vị
phối hợp thực - Cơng đồn, Đồn thanh niên, Tổ trưởng chun mơn.
hiện
Điều

kiện - Thời gian thực hiện trong phiên họp cuối năm, tổng

thực hiện

kết năm học.

Cách
thức - Các bộ phận tập trung số liệu để Hiệu trưởng tổng
thực hiện
hợp.
Dự kiến khó
khăn, rủi ro

- Khó khăn về kinh phí khen thưởng.


Biện
pháp - Đề xuất ban đại diện CMHS hỗ trợ từ nguồn quỹ khen
khắc phục
thưởng của ban đại diện CMHS.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1.

Kết luận

Nhìn chung cơng tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại trường THPT Long Hựu Đông đã
và đang được chú trọng nhiều hơn trong tình hình mới hiện nay. Tuy nhiên do các nguyên
nhân chủ quan và khách quan, hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, vẫn còn
nhiều điểm hạn chế cần khắc phục.
Để thực hiện tốt công tác này hiệu trưởng là người trực tiếp lên kế hoạch, chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá toàn bộ các hoạt động có liên quan trong nhà trường từ đó mới có sự điều
chỉnh, bổ sung vào kế hoạch cụ thể hoạt động nào cần thực hiện, đảm bảo sự thay đổi về
quan điểm thẩm mỹ tích cực cho học sinh.
Các bộ phận thực hiện cũng cần kiểm tra, đánh giá và báo cáo cụ thể tình hình của các
hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho hiệu trưởng để rút kinh nghiệm trong các phiên họp hội
đồng và họp giáo viên chủ nhiệm.


17
Với kế hoạch hành động thực hiện quản lý giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trường THPT
Long Hựu Đông năm học 2021 - 2022, tôi hy vọng sẽ cải thiện được thực trạng công tác
này tại trường, tạo ra bước chuyển biến tích cực hơn về ý thức xây dựng tính thẩm mỹ
cho học sinh.
Tóm lại, hiệu trưởng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý giáo dục thẩm mỹ
cho học sinh. Hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia xây dựng cơng tác này, khơng nên giao

khốn công việc bằng các văn bản sẽ không đảm bảo tính chính xác và thực tế.
4.2.

Kiến nghị

Đối với chính quyền địa phương:
Cần có nhiều chương trình thật sự hay, bài bản, phối hợp với Huyện Đồn duy trì tổ chức
các hội thi liên quan các chủ đề về quan điểm về thẩm mỹ như: Thanh niên thanh lịch,
phụ nữ duyên dáng, hội thi sinh vật cảnh,…để có thể thu hút nhiều hơn lực lượng trẻ tham
gia từ đó góp phần tơn vinh nét đẹp văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan kiên quyết bài trừ tệ nạn xã hội, phòng
chống sự du nhập của các văn hóa phẩm khơng lành mạnh trên địa bàn.
Đối với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Long An
Chỉ đạo cụ thể, đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng giáo viên dạy học các môn có liên quan
đến giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật nhằm nâng cao giá trị
thẩm mỹ của con người Việt Nam.


18



×