Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cần Giờ mơ thành đảo du lịch potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.94 KB, 3 trang )

Cần Giờ mơ thành đảo du lịch
Cần Giờ chiếm 1/3 diện tích Thành phố HCM và là huyện ven biển duy
nhất của Thành phố. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2000. Cần Giờ có nhiều
tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, biển nhưng đến nay,
tiềm năng này vẫn chưa được “đánh thức”.
Chưa đánh thức được tiềm năng
Với các điểm du lịch Vàm Sát, Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác,
Lâm viên ( đảo khỉ ), bãi biển 30-4 thì dường như du lịch Cần Giờ vẫn còn
quá đơn điệu, nhàm chán. Cả huyện chỉ có 2 resort 3 sao, còn lại là nhà
nghỉ.
Ngoài tắm biển, tham quan một số điểm du lịch, chẳng có một khu vui
chơi, giải trí nào có thể giữ chân du khách ở lại qua đêm. Do vậy, phần lớn
khách du lịch đến Cần Giờ đều đi về trong ngày.
Theo thống kê, lượng khách đến đây phần lớn là khách bình dân, doanh thu
từ du lịch còn quá thấp, khách đến Cần Giờ chỉ chi tiêu trong khoảng
70.000 - 100.000đ/người. Hiện nay, Cần Giờ chỉ thu hút hơn 300.000 du
khách mỗi năm, trong đó khách quốc tế chỉ chiếm 20%.
Thật tiếc khi Cần Giờ chưa thể là một địa chỉ “đỏ” của du lịch Thành phố
đối với khách quốc tế, trong khi Thành phố HCM là địa phương dẫn đầu cả
nước về thu hút lượng khách quốc tế. Loại hình du lịch sinh thái, sông nước
được khách quốc tế rất ưa chuộng nên lẽ ra đây phải là thế mạnh của du
lịch Cần Giờ.
Cho đến nay, Cần Giờ vẫn chưa có bến tàu du lịch để tàu thuyền neo đậu.
Hơn nữa, các tàu du lịch từ bến Bạch Đằng tại trung tâm Thành phố xuống
Cần Giờ phải mất nhiều thời gian di chuyển, dễ gây mệt mỏi cho du khách.
Theo nhiều nhà nghiên cứu và doanh nghiệp du lịch, du lịch Cần Giờ chưa
biết cách quảng bá rộng rãi đến du khách những điểm hay riêng của mình.
Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết được Cần Giờ cũng có “Tràm chim”
như ở Đồng Tháp; khỉ ở Cần Giờ là loại khỉ đuôi dài khác với khỉ ở nhiều
nơi; cá sấu ở Cần Giờ thuộc loại cá sấu hoa cà khá quý… Đấy chính là


những cái riêng Khu di tích lịch sử cấp quốc gia - căn cứ kháng chiến Rừng
Sác - được đánh giá là điểm đến tương đối tốt.
Cần Giờ còn có nhiều di tích lịch sử như di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, các
thánh thất, đền chùa, lễ hội Nghinh Ông ( rằm tháng 8 Âm lịch )… nhưng
vẫn chưa liên kết tốt với du lịch để làm phong phú thêm sản phẩm du lịch ở
đây.
“Đảo” du lịch : tương lai không xa!
Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, theo
hướng phát triển của Thành phố, Cần Giờ sẽ được đầu tư phát triển thành
một trung tâm du lịch trọng điểm của Thành phố HCM.
Vấn đề nước sạch ở Cần Giờ sẽ được giải quyết trong năm 2009. Trong
tháng 9 tới, Thành phố khởi công tuyến đường dẫn nước sạch từ Nhà Bè về
Cần Giờ, dự kiến cuối tháng 4-2009 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Trục chính đường Rừng Sác dài 36,5km đang được cải tạo, nâng cấp mở
rộng thành 6 làn xe. 3 trục nhánh nối từ đường Rừng Sác đến trung tâm 3
xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn cũng đang được nâng cấp
láng nhựa 2 làn xe.
Các tuyến đường này sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2010.
Đường Rừng Sác hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ trung tâm Thành phố
xuống Cần Giờ (65km). Cùng với việc hoàn thành tuyến đường bộ huyết
mạch, Cần Giờ đang kêu gọi đầu tư xây dựng các bến tàu thủy, trong đó, có
thể xây dựng bến tàu cánh ngầm từ bến Bạch Đằng đi Cần Giờ.
Hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư các khu vui chơi, giải
trí ( đu quay, tàu lượn ) có tính quy mô và hiện đại tại đây. Bộ NN-PTNT,
Bộ TN-MT cũng đã có đề án xây dựng tuyến đê biển, cách bờ biển hiện
hữu khoảng 2km. Saigontourist đã khởi công xây dựng Khu đô thị lấn biển
Cần Giờ (Saigon Sunbay). Ngoài ra, còn có nhiều dự án xây dựng bệnh
viện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; các dự án bảo vệ môi
trường…
Theo định hướng phát triển đến năm 2020, khu vực sông Đồng Đình - Lâm

viên hiện nay có thể trở thành cảng nước sâu, đủ lớn để tàu du lịch 5 sao
cập bến. Thành phố HCM đang kiến nghị Chính phủ xếp Cần Giờ vào khu
du lịch sinh thái quốc gia để có những ưu đãi về chính sách đầu tư.
Được như vậy, Cần Giờ sẽ hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Cần Giờ sẽ trở thành điểm du lịch mang tầm vóc quốc tế. Đó là
mục tiêu chính. Để có một “hình dạng” tươm tất, Cần Giờ cần 10 năm nữa
để các quy hoạch và dự án xây dựng mới hoàn thành.
Trở thành một “đảo” du lịch là điều không còn xa nữa với Cần Giờ!.
Tính đến tháng 5-2008, huyện Cần Giờ đã thu hút được 22 nhà đầu tư thực
hiện 25 dự án đầu tư các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí. Trong
đó, có 7 dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động, 18 dự án đang triển khai;
trong đó 2 dự án đã giao đất, 16 dự án đang lập quy hoạch chi tiết. Phần lớn
là của các doanh nghiệp trong nước đầu tư.
Cần Giờ có diện tích tự nhiên trên 70.421ha, trên 23.000ha diện tích mặt
nước ( chiếm 25% diện tích của toàn huyện ), với các sông lớn Soài Rạp,
Lòng Tàu cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Vàm Sát …
Vùng ngập mặn chiếm 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái
rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, mắm, bần.




×