Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Buổi thảo luận thứ 6 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.26 KB, 23 trang )

VẤN ĐỀ 1: ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tịa án nhân dân
TP.HCM.
Vào ngày 14/09/2007 ơng Nguyễn Khắc Thảo và bà Bùi Thị Khen có thế chấp cho
ơng Bá Minh một giấy sử dụng sap D2-9 tại chợ Tân Hương để vay tiền, khi hết hạn hợp
đồng do ơng Thảo khơng có khả năng thanh tốn nên số nợ đã kéo dài đến nay, cho đến
thời hạn đóng tiền lãi thì bà Khen và ơng Thảo đã thanh tốn nhưng lại khơng có giấy tờ
để chứng minh là đã đóng. Trong phiên tịa xét xử sơ thẩm đã tuyên bố chấp nhận một
phần yêu cầu của nguyên đơn buộc ông Thảo bà Khen phải trả số tiền 38.914.800 đồng
ngay sau khi bản án có hiệu lực và yêu cầu ông Minh trả lại giấy chứng nhận sạp D2-9 do
bà Bùi Thị Khen đứng tên vào ngày 14/05/2001, việc giao tiền và giấy chứng nhận sạp
được xác lập ngay sau khi bản án có hiệu lực.
Quyết định số 02/2014/GĐ-UBTP ngày 28/02/2014 về V/v Tranh chấp hợp đồng
cầm cố quyền sử dụng đất.
Ông Nguyễn Văn Ôn và bà Lê Thị Xanh có cầm cố đất cho vợ chồng ơng Rành để
lấy vàng. Nhưng trong hạn ơng Ơn và bà Xanh có chuộc lại đất nhưng ơng Rành nói cịn
khó khăn nên khơng cho chuộc. u cầu của ơng Ơn và bà Xanh là trả lại đất cầm cố và
ông bà sẽ trả lại số vàng đã lấy để cầm cố. Ông Rành không chấp nhận yêu cầu của ông
Ôn và bà Xanh nên ông Rành chuộc lại với giá thị trường theo định giá. Tòa sơ thẩm
chấp nhận yêu cầu của ơng Ơn và bà Xanh, hủy hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất
đồng thời buộc ông Rành và bà Hết giao trả cho ơng Ơn, bà Xanh số đất đã cầm cố và
ngược lại ơng Ơn, bà Xanh trả lại số vàng đã nhận từ ơng Rành.
Tóm tắt Bản án số 04/2010/DSPT ngày 13/01/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long:
Bà Long khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bà Hồng, ông Chấp và những
người kế thừa quyền và nghĩa vụ của cụ Bính (cha ơng Chấp) liên đới trả nợ cho bà cả


gốc và lãi do bà Hồng vay, khi vay có thế chấp 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do
cụ Bính đứng tên. Tịa án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của bà Long, buộc bà


Hồng trả nợ số tiền đồng thời bà Long có trách nhiệm trả lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho ông Chấp. Tịa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của ơng Chấp, sửa một
phần bản án sơ thẩm buộc bà Long phải trả lại các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất
cho ông Chấp và những người thừa kế, ông Chấp khơng phải chịu án phí.
1

Những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 liên quan đến tài sản
có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

BLDS 2015

BLDS 2005

Điều 295 quy định về Tài sản bảo đảm:
“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền
sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường
hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở
hữu.

Từ Điều 320- Điều 322 quy định:
« Điều 320. Vật bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự

1. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự phải thuộc quyền sở hữu của bên
2. Tài sản bảo đảm có thể được mơ tả bảo đảm và được phép giao dịch.
chung, nhưng phải xác định được.
2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc
hiện có hoặc tài sản hình thành trong được hình thành trong tương lai. Vật

tương lai.
hình thành trong tương lai là động sản,
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo
lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác
nghĩa vụ được bảo đảm.”
lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao
kết.
Điều 321. Tiền, giấy tờ có giá dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và
giấy tờ có giá khác được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Điều 322. Quyền tài sản dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của
bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản


phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở
hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được
nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo
đảm, quyền tài sản đối với phần vốn
góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản
phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài
sản khác thuộc sở hữu của bên bảo
đảm đều được dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Quyền sử dụng đất được dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

theo quy định của Bộ luật này và pháp
luật về đất đai.
3. Quyền khai thác tài nguyên thiên
nhiên được dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ
luật này và pháp luật về tài nguyên.”

Theo Điều 295 BLDS 2015 quy định về tài sản đảm bảo có một số điểm mới cần
lưu ý:
+ Thứ nhất: Khác với BLDS 2005 thì BLDS 2015 khơng có quy định rõ thế nào là
tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai vì theo quy định tại Điều 105 và
Điều 108 BLDS 2015 đã nói khá cụ thể về vấn đề này.
+ Thứ hai: Khoản 1 Điều 320 BLDS 2005 quy định vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự phải được phép giao dịch. Tuy nhiên, đến BLDS 2015 quy định này khơng cịn
được giữ lại. Việc bỏ quy định này nhằm tránh sự “nhầm lẫn” trong việc Tòa án đưa ra
xét xử và cũng không phải là cho phép việc sử dụng tài sản không được phép đảm bảo
giao dịch từ phần “Những quy định chung” đã đưa ra trong BLDS 2015 làm cho các quy
định đảm bảo, ngắn gọn, khắc phục được các tình trạng khơng phù hợp trong việc liên
quan đến hợp đồng tài sản đảm bảo, bảo vệ được các lợi ích hợp pháp cho các đương sự.


+ Thứ ba: Khoản 2 Điều 320 BLDS 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được
mơ tả chung, nhưng phải xác định được” .Pháp luật quy định, tài sản bảo đảm có thể
được mơ tả chung, nhưng u cầu về tài sản bảo đảm phải xác định được nhằm hạn chế
việc dùng tài sản hình thành trong tương lai mà chưa được xác định để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự vì các bên đứng trước nguy cơ hiệu lực của hợp đồng bị tác động bởi
việc mô tả tài sản bảo đảm chung chung và không xác định được.
+ Thứ tư, BLDS 2015 có bổ sung thêm về giá trị của tài sản đảm bảo tại Khoản 4.
Bên nhận bảo đảm thì ln muốn nhận tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm. Do đó, quy định này ra đời để hạn chế những “yêu cầu” đó của bên nhận

bảo đảm đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm.
2

Đoạn nào của bán án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
Đoạn: “Ông Phạm Bá Minh trình bày: Ơng là chủ doanh nghiệp cầm đồ Bá Minh.
Vào ngày 14/9/2007bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ông một
giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000đ, thời hạn vay là 6 tháng,
lãi suất thỏa thuận là 3%/tháng”.
Kết hợp cùng với lời khai của bị đơn: “Bị đơn bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn
Khắc Thảo xác nhận: Có thế chấp một tờ giấy sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay

3

60.000.000đ cho ông Phạm Bá Minh là chủ dịch vụ cầm đồ Bá Minh.Lãi suất 3%/tháng.”
Giấy chứng nhận sạp có là tài sản khơng? Vì sao?
Giấy chứng nhận sạp khơng phải là tài sản. Vì giấy chứng nhận sạp chỉ ghi nhận
quyền được sử dụng sạp để bà Khen buôn bán tại chợ Tân Hương, chứ cái sạp đó khơng
thuộc quyền sở hữu của bà Khen, bà chỉ được sử dụng chứ khơng có đặc quyền nào khác
đối với cái sạp, cái sạp đó khơng phải tài sản của bà, nên giấy chứng nhận sử dụng sạp
cũng khơng có giá trị nên nó khơng phải là tài sản theo điều 163 BLDS năm 2005: “Tài
sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”, giấy chứng nhận sạp không

4

phải là giấy tờ có giá, cũng khơng phải là quyền tài sản, tiền, vật.
Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tịa án chấp
nhận khơng? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?



Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo nghĩa vụ dân sự khơng được Tịa án
chấp nhận. Đoạn cho câu trả lời: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng
giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng kí sử dụng sạp, không phải
quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án
5

trả tiền cho ông Minh”.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc
dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 295 BLDS 2015 quy định như sau: “Tài sản bảo đảm
phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền
sở hữu.” Nhận định của Tòa dựa trên Điều 105 và Điều 295 cho rằng giấy chứng nhận
sạp không đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bà Khen vì giấy đó khơng

6

phải quyền sở hữu là chính xác. Vì vậy hướng giải quyết của Tịa là hợp lý.
Đoạn nào của Quyết định 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm
cố?
Đoạn trong Quyết định 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố
là: “Ngày 30/8/1995 vợ chồng ông Võ Văn Ơn và Lê Thị Xanh cùng ơng Nguyễn Văn
Rành thỏa thuận việc thục đất. Hai bên có lập “Giấy thục đất làm ruộng” với nội dung
giống như việc cầm cố tài sản…Theo lời khai của nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận là

7

cầm cố đất (BL số 08, 09, 10, 19, 20).”
Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ
sở văn bản khi trả lời.
Căn cứ theo Điều 295 BLDS 2015 về Tài sản bảo đảm quy định như sau:

“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm
giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm.”
Tài sản đảm bảo bao gồm mọi loại tài sản, gồm cả quyền sở hữu. Do đó văn bản

8

hiện hành có cho phép quyền sử dụng đất để cầm cố.
Trong Quyết định trên, Tịa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?


Trong Quyết định trên Tòa án chấp nhận cho phép quyền sử dụng đất để cầm cố.
Đoạn có câu trả lời là: “Xét việc giao dịch thục đất nêu trên là tương tự với giao dịch cầm
cố tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Về nội dung thì giao
dịch thục đất nêu trên phù hợp với quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự (tại
Điều 326, 327), do đó cần áp dụng các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự để
9

giải quyết mới bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch.”
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02.
Vào thời điểm diễn ra tranh chấp pháp luật dân sự chưa có quy định rõ ràng về giao
dịch cầm cố quyền sử dụng đất. Điều 322 BLDS 2015 cho rằng quyền tài sản được dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đồng thời Điều 326 BLDS 2015 cho thấy tài sản sử dụng
cho việc cầm cố được quy định khái quát bao gồm cả quyền tài sản. Song Điều 181 quy
định còn mơ hồ, khơng chỉ rõ liệu quyền sử dụng đất có phải là quyền tài sản hay không
mà đến khi BLDS 2015 được ban hành mới quy định cụ thể.

Theo Điều 106 Luật đất đai 2003, người sử dụng đất được phép dùng quyền sử
dụng đất để thế chấp, bảo lãnh nhưng không rõ về cầm cố. Đây là một lỗ hổng trong pháp
luật dân sự, pháp luật này cũng không cấm việc sử dụng quyền sử dụng đất để cầm cố và
thỏa thuận thục đất trên cho thấy nhiều yếu tố tương đồng với giao dịch cầm cố tài sản.
Quan hệ phát sinh này thỏa mãn điều kiện áp dụng tương tự tại Điều 3 BLDS 2005, nên

hướng giải quyết của Tòa là hợp lý.
10 Đoạn nào của Bản án số 04 cho thấy người nhận thế chấp quyền sử dụng đất là cá
nhân?
Đoạn trong Bản án số 04 cho thấy người nhận thế chấp quyền sử dụng đất là cá
nhân là: “Bà Phạm Thị Ngọc Hồng trình bày; Tơi đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho bà Long để nhờ bà Long vay 50.000.000 đồng của ngân hàng đầu tư và phát triển
tỉnh Vĩnh Long, chứ tơi khơng có thế chấp để vay tiền của bà Long…
Pháp luật chưa cho phép các cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất giữa các cá nhân
với nhau. Do vậy việc bà Phạm Thị Ngọc Hồng giao các giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho bà Vương Kim Long để vay tiền là không đúng quy định của pháp luật, nên bị coi
là vô hiệu theo quy định tại Điều 128 của BLDS.”
11 Có quy định nào cho phép cá nhân nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ khơng? Nếu có, nêu cơ sở văn bản.


Căn cứ theo khoản 1 Điều 342 BLDS 2015 quy định: “1. Thế chấp tài sản là việc
một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ dân sự đồi với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và khơng
chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013 quy định:
“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp được Nhà nước giao trong hạn
mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển
đổi, nhận chuyển nhượ ng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau

đây:
g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt
Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật”.
Suy ra thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữa của mình để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia. Bên nhận thế chấp có thể là cá nhân hoặc tổ
chức. Cho nên có quy định cho phép cá nhân nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ.
12 Đoạn nào của Bản án số 04 cho thấy người nhận thế chấp quyền sử dụng đất là cá
nhân?
Đoạn trích của Bản án số 04 cho thấy người nhận thế chấp quyền sử dụng đất là cá
nhân là:
“Bà Phạm Thị Ngọc Hồng trình bày: Tơi đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho bà Long để nhờ bà Long vay 50.000.000 đồng của ngân hàng đầu tư và phát triển
tỉnh Vĩnh Long, chứ tơi khơng có thế chấp, vay tiền của bà Long”. “Pháp luật chưa cho
phép các cá nhân thế chấ p quyền sử dụng đất giữa các cá nhân với nhau. Do vậy, việc bà
Phạm Thị Ngọc Hồng giao các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Vương Kim
Long để vay tiền là không đúng quy định của pháp luật, nên bị coi là vô hiệu theo quy
định tại Điều 128 của Bộ luật Dân sự”.
13 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Theo em, tại thời điểm xét xử Luật đất đai 2003 chưa cho phép người nhận thế chấp
bằng quyền sử dụng đất là cá nhân nên Tòa án đưa ra cách xử lý rằng bà Phạm Thị Ngọc
Hồng giao các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Vương Kim Long để vay tiền


bị coi là vô hiệu là đúng và rất hợp lý. Qua đó, em hồn tồn đồng ý với hướng giải quyết
này của Tòa án.


VẤN ĐỀ 2: ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM


Tóm tắt bản án số 90/2019/KDTM-PT1 ngày 16 tháng 08 năm 2019 của Tòa án
nhân dân Thành phố Hà Nội.
Chủ thể tranh chấp trong vụ án gồm nguyên đơn là Ngân hàng N khởi kiện bị đơn
là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại V (nay là Công ty TNHH xây dựng V) về vụ
việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”.
Ngày 27/01/2016, Công ty TNHH MTV Q (gọi tắt là VAMC) mua lại tồn bộ
khoản nợ của Cơng ty TNHH xây dựng V gồm 2 Hợp đồng tín dụng số 1421-LAV200900142/HĐTD và số 1421-LAV-201000037 giữa Công ty V với Ngân hàng. Ngày
12/05/2012, Ngân hàng tiếp tục ký Hợp đồng hạn mức tín dụng số 1421-LAV-20100034
cho phép cơng ty th thêm 12 tháng với mức tín dụng như cũ. Trong q trình thực hiện,
Ngân hàng chỉ theo dõi phần nợ dư chuyển sang mà chưa giải ngân. Trong thời gian thực
hiện hợp đồng, Cơng ty V khơng thanh tốn được khoản tiền gốc và lãi vay theo thỏa
thuận trong hợp đồng. Vì đó, VAMC khởi kiện cơng ty V đến Tịa án yêu cầu phải thanh
toán các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký và ủy quyền cho Ngân hàng tham gia tố
tụng. Trong khi khởi kiện, Ngân hàng đã mua lại khoản nợ của công ty V từ VAMC.
Tại bản án sơ thẩm số 01/2019/KDTM-ST, căn cứ tại Khoản 2 Điều 305 BLDS
2005; Điều 91, 95 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 buộc cơng ty V thanh tốn.
Tại bản án phúc thẩm, căn cứ tại Khoản 2 Điều 305 và Điều 303 thì buộc Cơng ty
V phải thanh tổng nợ gốc và lãi. Bác yêu cầu của ông Q và bà V về việc yêu cầu tuyên bố
Hợp đồng thế chấp tài sản vơ hiệu vì hợp đồng này không vi phạm Điều 122 BDLS 2005.
1

Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
BLDS 2005 đề cập đến vấn đề đăng kí giao dịch bảo đảm, cịn BLDS 2015 thì quy
định đăng kí biện pháp bảo đảm. Bản chất của hai thuật ngữ “giao dịch bảo đảm” và
1Từ đây về sau gọi tắt là Bản án số 90.


“biện pháp bảo đảm” có sự khác nhau nhất định. Giao dịch bảo đảm là giao dịch dân sự
do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm. Do
đó, việc sử dụng thuật ngữ đăng kí biện pháp đảm bảo sẽ phù hợp hơn.

Ngồi ra, BLDS 2015 cịn quy định: Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm
có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định. Việc sử dụng cụm từ “luật quy định”
thay thế cho cụm từ “pháp luật có quy định” đã thể hiện sự thay đổi trong tư duy lập
pháp, phù hợp với quy định của Hiến pháp và các quy định khác có liên quan. Bởi lẽ, chỉ
khi luật có quy định đăng kí là điều kiện có hiệu lực của biện pháp bảo đảm thì các bên
mới phải tuân thủ quy định đó.
BLDS 2015 tăng cường quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, tự chịu trách
nhiệm của các bên tham gia giao dịch bảo đảm theo tinh thần và nguyên tắc của Hiến
pháp năm 2013, đồng thời đã đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm.
2

Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải đăng ký khơng? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp ngày 07/09/2009 thuộc trường hợp phải đăng ký. Căn cứ theo
Điều 297 BLDS 2015, “Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài
sản bảo đảm”.
Như vậy, có hai trường hợp để hợp đồng trên phát sinh hiệu lực.
Thứ nhất, hợp đồng phải được đăng ký biện pháp bảo đảm. (Điều 298 BLDS 2015)
Thứ hai, tài sản bảo đảm phải được bên nhận bảo đảm nắm giữ và chiếm giữ.
Đối với hợp đồng ngày 07/09/2009, hợp đồng này là hợp đồng thế chấp tài sản, căn
cứ khoản 2 Điều 319 BLDS 2015: “Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với
người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”. Như vậy, để việc thế chấp tài sản của ơng Q và bà
V phát sinh hiệu lực thì ông bà cần đăng ký theo quy định Điều 298 BLDS 2015.

3

Hợp đồng thế chấp ngày 07/09/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định không?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?



Hợp đồng thế chấp ngày 07/9/2009 đã đăng ký phù hợp với quy định.
Tại thời điểm làm thủ tục đăng ký thế chấp ngày 30/09/2009 thì thơng tư số
05/TTLB-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 đang có hiệu lực, tại Điều 4 về người yêu cầu
đăng ký có quy định “ người yêu cầu đăng ký là một bên trong các bên hoặc các bên ký
hợp đồng thế chấp, Bảo lãnh” chỉ đến ngày 01/3/2010 thì mới có Thơng tư số
06/2010/TTLT-BTP-BTNMT và tại Điều 1 mà Thơng tư số 06 mới có quy định là khi
đăng ký thế chấp mới (lần đầu) thì các bên phải ký còn đăng ký thay đổi, bổ sung thì chỉ
cần một bên là bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp , bảo lãnh ký là được. Mà theo đơn
yêu cầu đăng ký thế chấp ngày 30/9/2009 thì bên nhận thế chấp là Ngân hàng có ký đóng
dấu vào đơn này nên Đơn đăng ký vẫn đúng quy định và phát sinh hiệu lực.
4

Theo Tịa án, nếu khơng được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/09/2009 có vơ hiệu
khơng? Vì sao?
Nếu khơng được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/09/2009 không bị vô hiệu:
Căn cứ tại trang 06 Bản án số 90.
Nếu không được đăng ký thì hợp đồng thế chấp sẽ khơng bị vơ hiệu. Vì khi đăng ký
hợp lệ thì chỉ phát sinh quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp chứ chứ không phải sẽ vô
hiệu hợp đồng thế chấp do chưa đăng ký giao dịch đảm bảo như phía gia đình ông Q bà
V đề nghị ( Điều 323 BLDS 2005).

5

Hướng của Tịa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục khơng? Vì sao?
Hợp đồng thế chấp khơng vi phạm Điều 122 BLDS 2015 vì vậy hướng giải quyết
của Tịa án là thuyết phục.


VẤN ĐỀ 3: ĐẶT CỌC


Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT
Nguyên đơn Công ty Hoàng Quân mua cổ phần của SCIC từ bị đơn Công ty Ninh
Thuận (sau này sáp nhập thành Công ty Sơn Long Thuận). Cơng ty Hồng Qn đặt cọc
chuyển khoản 1 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Ninh Thuận. Ngay sau đó, Ngân hàng
đã cấn trừ số tiền trên vì giữa Ngân hàng và Cơng ty Ninh Thuận có hợp đồng vay tín
dụng với điều khoản cho phép ngân hàng được cấn trừ số nợ khi tài khoản có số dư. Nay
nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn hoặc ngân hàng phải hoàn trả số tiền trên.
Bản án Sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn yêu cầu ngân hàng
phải hoàn trả số tiền. Phía ngân hàng kháng cáo.
Bản án Phúc thẩm khơng chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án Sơ thẩm. Phía
Ngân hàng đề nghị xem xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm.
Thủ tục Giám đốc thẩm, Tòa nhận thấy Ngân hàng cấn trừ số tiền 1 tỷ đồng là trái
pháp luật theo Điều 328 BLDS 2015. Mặt khác SCIC không ủy quyền cho ông Nguyên
Liêm-GĐ Công ty Ninh Thuận mà ông đã tự ý bán cổ phần cũng là trái pháp luật và cịn
nhiều sai phạm khác. Khơng chấp nhận kháng nghị của phía Viện kiểm sát, giữ nguyên
bản án phúc thẩm.
1 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp
 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố
— Về đối tượng: Đặt cọc quy định tài sản dùng để đảm bảo là tiền hoặc kim khí quí, đá quý

hoặc vật có giá trị khác. Như vậy, tài sản dùng cho đặt cọc là hiện vật, không bao gồm
quyền tài sản. Trong khi đó, việc cầm cố khơng giới hạn loại tài sản được dùng để đảm


bảo (vd: bất động sản và giấy tờ có giá).
Về mục đích: Đặt cọc dùng để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự còn

cầm cố dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
— Về xử lý tài sản: tài sản cầm cố được xử lý theo thủ tục bán đấu giá, tài sản đặt cọc
không quy định điều này.



— Về sự đảm bảo: đặt cọc đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên (bất cứ bên nào vi phạm đều bị

phạt), cầm cố đảm bảo quyền lợi 1 bên ( bên cầm cố đảm bảo trước bên nhận cầm cố)
 Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và thế chấp
— Về đối tượng: Đặt cọc quy định tài sản dùng để đảm bảo là tiền hoặc kim khí q, đá q
hoặc vật có giá trị khác. Như vậy, tài sản dùng cho đặt cọc là hiện vật, không bao gồm
quyền tài sản và giao cho bên nhận đặt cọc. Trong khi đó, việc thế chấp khơng giới hạn
loại tài sản được dùng để đảm bảo (vd: bất động sản và giấy tờ có giá) và tài sản khơng
giao cho bên nhận thế chấp, hai bên thỏa thuận giao cho bên thứ ba giữ.
2 Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc.
BLDS 2005 quy định đặt cọc phải được lập bằng văn bản, còn BLDS 2015 đã bỏ đi
quy định về hình thức này, có thể xác lập bằng bất kỳ hình thức nào tức là việc đặt cọc
vẫn có thể được xác lập bằng miệng thay vì phải xác lập bằng văn bản như luật cũ quy
định. Dựa vào thực tiễn hiện nay, việc không bắt buộc việc thỏa thuận đặt cọc bằng văn
bản là vô cùng hợp lý và vẫn đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia.
3

Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
Bên đặt cọc bị mất cọc nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì
tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên nhận cọc bị phạt cọc nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài
sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4

Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên
nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc khơng? Vì sao?

Theo như Điều 328 BLDS 2015 quy định về đặt cọc thì bên nhận cọc khơng thực
hiện giao kết thì phải hồn trả lại số tiền đặt cọc và bị phạt cọc. Tuy nhiên việc khơng
thực hiện được giao kết có thể có rất nhiều nguyên nhân, kể cả nguyên nhân khách quan.
Vậy liệu bên nhận cọc không thực hiện được giao kết do nguyên nhân khách quan mà
phải hoàn trả tiền cọc và bị phạt cọc có đảm bảo được quyền lợi cho bên nhận cọc?
BLDS 2015 đã bỏ ngõ vấn đề này. Chính vì vậy, Án lệ số 25/2018/AL ra đời là sự bổ


sung khiếm khuyết cho pháp luật khi không quy định về trường hợp khơng phải chịu phạt
cọc vì lý do khách quan. Như vậy, nếu hợp đồng được đặt cọc khơng được giao kết, thực
hiện vì lý do khách quan, bên nhận cọc chỉ có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt
cọc mà không bị phạt cọc.

5

Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên
nhận đặt cọc như thế nào?
Bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc bằng cách chuyển tiền
vào tài khoản của bên nhận đặt cọc tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát

6

triển Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận.
Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc cịn thuộc
sở hữu của bên đặt cọc khơng? Vì sao?
Theo Tịa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận trên thì tài sản 1 tỳ đồng
của Cơng ty Hồng Qn đặt cọc chưa thuộc quyền sở hữu của Công ty Ninh Thuận, tức

là vẫn cịn thuộc sở hữu của Cơng ty Hoàng Quân (bên đặt cọc).
7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến

quyền sở hữu tài sản đặt cọc.
Theo quan điểm nhóm em, thì hướng giải quyết trên đã đảm bảo được bên có lợi ích
bị xâm hại cụ thể là Cơng ty Hồng Qn. Việc Cơng ty Hồng Qn chuyển tiền đặt cọc
cho bên nhận đặt cọc (Công ty Ninh Thuận) bằng phương thức chuyển tiền vào tài khoản
của bên nhận đặt cọc tại ngân hàng thì ngân hàng khơng được quyền trích nợ số tiền này,
vì số tiền này về mặt lý thuyết thì chưa được sở hữu chính thức của bên nhận đặt cọc.


VẤN ĐỀ 4: BẢO LÃNH

Tóm tắt quyết định giám đốc thẩm 968/2011/DS-GĐT
Nguyên đơn là bà Vũ Thị Hồng Nhung, bị đơn là bà Nguyễn Thị Thắng, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Bà Nguyễn Thị Mát và ông Nguyễn Văn Tam.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung và bà Nguyễn Thị Thắng tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh. Cụ thể: Bà Nhung cho bà Mát mượn tiền với sự bảo lãnh của bà Thắng. Nhưng sau
đó, bà Mát khơng trả cả tiền gốc lẫn lãi nên bà Nhung khởi kiện yêu cầu bà Mát và bà
Thắng phải có trách nhiệm trả tiền cho bà.
Tòa án sơ thẩm quyết định chấp nhận đơn kiện của bà Nhung, bà Thắng phải thực
hiện nghĩa vụ thay cho bà Mát, ông Tam để trả tiền cho bà Nhung cả gốc lẫn lãi.
Tòa cấp phúc thẩm: giữ nhuyên bản án sơ thẩm.
Tòa giám đốc thẩm: hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, quyết định trên của Tòa án
cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm khơng đúng.
Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ngày 08/1/2013.
Nguyên đơn là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương – Chi nhánh Đồng Nai khởi kiện
yêu cầu bị đơn là bà Đỗ Thị Tỉnh – Chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân phải trả số
tiền nợ gốc và tiền lãi tính đến ngày xét xử, nếu bà Tỉnh khơng trả được thì buộc người
bảo lãnh có trách nhiệm với số nợ này.
Ngày 26/09/2006, Quỹ tín dụng ký hợp đồng tín dụng cho Doanh nghiệp tư nhân Đại
Lộc Tân vay 900 triệu đồng, thời hạn vay là 12 tháng, có lãi với tài sản bảo đảm là quyền

sử dụng 20.408m2 do vợ chồng ông Miễn, bà Cà đem thế chấp bằng Hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất giữa Quỹ tín dụng và ơng Miễn đã được chứng thực. Phía bị đơn cho
biết, họ khơng có bàn bạc gì về việc thế chấp để vay tiền, mà đều thông qua bà Trang,


nhưng bà đồng ý trả nợ và đề nghị đưa nhà, đất của Bà vào thay thế cho tài sản của ông
Miễn, bà Cà và không đưa 2 người họ vào tham gia tố tụng.
Tòa án nhân dân tối cao nhận thấy những vấn đề chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa
án cấp phúc thẩm xác minh làm rõ, chưa có căn cứ vững chắc để kết luận hợp đồng thế
chấp có hiệu lực. Quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
1

Những đặc trưng của bảo lãnh;
Chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thỏa thuận của các bên chủ thể.
Biện pháp bảo lãnh được coi là hợp đồng phụ, không tồn tại độc lập, luôn được xác
lập cùng một hợp đồng hoặc thỏa thuận khác (hợp đồng chính) với mục đích để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng được xác định (hợp đồng chính).
Lợi ích vật chất là đối tượng chủ yếu của các biện pháp bảo đảm.
Mục đích: bảo đảm việc thực hiện hợp đồng chính, có tính chất dự phịng, chỉ được
áp dụng khi hành vi vi phạm nghĩa vụ xảy ra.
Phạm vi của các biện pháp bảo đảm: không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ được
bảo đảm. Nếu các bên khơng có thỏa thuận khác, thì phạm vi là tồn bộ nghĩa vụ chính.
Bảo lãnh vừa mang tính chất pháp định, vừa mang tính chất ước định (thỏa thuận).
Bảo lãnh là biện pháp mang tính đối nhân.
Bên bảo đảm trong bảo lãnh bao giờ cũng là người thứ ba. Người thứ ba dùng tài
sản của mình hoặc cam kết thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ
nghĩa vụ chính nếu bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm hoặc khơng có khả năng thực
hiện nghĩa vụ với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh).
Nghĩa vụ giữa những người cùng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh là nghĩa vụ liên
đới, trừ khi có thỏa thuận khác.


2


Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh.
Thứ nhất, về hình thức bảo lãnh. BLDS 2015 khơng quy định về hình thức bảo lãnh.
Trong khi đó, Điều 362 BLDS 2005 quy định bắt buộc việc bảo lãnh phải được lập thành


văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp
pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được cơng chứng hoặc chứng thực.
− Thứ hai, điểm mới về phạm vi bảo lãnh. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, BLDS 2015 có mở rộng thêm
nghĩa vụ bảo lãnh gồm cả “lãi trên số tiền chậm trả” so với quy định chỉ có “tiền lãi trên
nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác” ở BLDS
2005. Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015 cũng quy định thêm việc các bên có
thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ


bảo lãnh.
Thứ ba, về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh. Điều 340 BLDS 2015 quy định rằng, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. So với quy
định bên bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình
trong phạm vi bảo lãnh, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ tại Điều 367 BLDS



2005.
Thứ tư, về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Điều 368 BLDS 2005 quy định rằng,

trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, thì mặc dù
bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, nhưng bên được
bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó. So với BLDS 2005, BLDS 2015, tại Điều 341
nhà làm luật đã có một tư duy rất mới khi quy định rằng, trừ trường hợp có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định khác, nếu bên nhận bảo lãnh đã miễn việc thực hiện nghĩa vụ
cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng khơng cịn phải thực hiện nghĩa vụ đối với



bên nhận bảo lãnh nữa.
Thứ năm, về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Tại Điều 342 BLDS 2015 có quy định:
“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. 2. Trường hợp bên bảo lãnh khơng thực hiện
đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền u cầu bên bảo lãnh thanh tốn
giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”. Đây là điểm mới đáng chú ý so với quy
định trong BLDS 2005. Cụ thể, BLDS 2005, tại Điều 369 có nói đến việc bên bảo lãnh
phải đưa tài sản của thuộc sở hữu của mình để thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh khi đã


đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
− Thứ sáu, về việc hủy bỏ việc bảo lãnh. BLDS 2005 tại Điều 370 có quy định: Việc bảo
lãnh có thể được hủy bỏ nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Tuy nhiên, BLDS 2015 khơng có điều khoản quy định việc hủy bỏ việc
bảo lãnh. Mặc dù BLDS 2015 khơng có quy định, tuy nhiên, việc bảo lãnh có thể được
hủy bỏ nếu bên nhận bảo lãnh đồng ý, điề này thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận của các
bên, bởi suy cho cùng, biện pháp này phát sinh từ thỏa thuận của hai bên, thì việc hủy bỏ
3

cũng phải do hai bên cùng thống nhất.

Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ơng Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng
là quan hệ bảo lãnh?
Đoạn 1 trang số 5 của Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT: từ “Việc Tòa án cấp sơ
thẩm… xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.”

4

Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Theo em, hướng xác định trên của HDDTP là hợp tình hợp lý. Vì những vấn đề chủ
yếu xoay quanh vấn đề hợp đồng thế chấp có hiệu lực hay khơng chưa có căn cứ vững
chắc mà Tịa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đã đưa ra kết luận là không đúng. Thứ
nhất, việc ông Miễn và bà Cà ký hợp đồng thế chấp nêu trên là trong hồn cảnh bị bắt
buộc chứ khơng phải hồn tồn tự nguyện như 2 Tòa án đã xác định. Bên cạnh đó, vấn đề
xác định thời gian mà hợp đồng thế chấp được ký kết cũng có nhiều mâu thuẫn, cụ thể là
Hợp đồng được ký ngày 22/9/2006 tức là trước ngày hợp đồng tín dụng được ký vào
ngày 26/9/2006, do đó cần phải xác minh làm rõ nhằm xác định xem có dấu hiệu gian dối
khơng? Ngồi ra khi xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba
phải tuyên theo đúng quy định, áp dụng Điều 361 BLDS hiện hành thì khi Chủ DN khơng
trả nợ hoặc trả khơng đủ thì ơng Miễn bà Cà phải trả thay; nếu cả 2 không trả nợ hoặc trả
khơng đủ thì mới xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, chứ không ưu tiên đảm bảo thanh
toán bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Miễn bà Cà như nhận định của
Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Như vậy, những xác định trên của HĐTP là có căn cứ.


5

Theo Tịa án, quyền sử dụng đất của ơng Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho
nghĩa vụ nào? Vì sao?
Bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của ông Miễn, bà Cà theo Khoản 3, Điều 336
BLDS 2015. Vì nếu Chủ DN tư nhân Đại Lộc Tân khơng trả nợ hoặc trả khơng đủ thì ơng

Miễn, bà Cà phải trả thay; nếu ông Miễn, bà Cà không trả nợ hoặc trả khơng đủ thì sẽ xử

6

lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho Quỹ tín dụng.
Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được
bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
Đoạn: “Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 376/2009/DS-ST ngày 28-9-2009, Toà án
nhân dân thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai quyết định:
Chấp nhận đơn khởi kiện của bà Vũ Thị Hồng Nhung:
Bà Nguyễn Thị Thắng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bà Nguyễn Thị Mát, ông
Nguyễn Văn Tam trả cho bà Vũ Thị Hồng Nhung số tiền 607.106.000 đồng (trong đó, nợ
gốc 500.000.000 đồng, lãi suất 107.106.000 đồng).

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 24/2010/DS-PT ngày 29-01-2010, Toà án nhân
dân tỉnh Đồng Nai quyết định:
Bác kháng cáo của nguyên đơn bà Vũ Thị Hồng Nhung và bị đơn bà Nguyễn Thị
Thắng. Giữ nguyên bản án sơ thẩm”.

7

Hướng liên đới trên có được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận khơng?
Hướng liên đơi trên khơng được Tịa giám đốc thẩm chấp nhận.
Đoạn của quyết định cho thấy: “Tòa án các cấp chưa thu thập, xác định rõ khả
năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm (Tòa án nhân
dân huyện Trảng Bom) đã buộc bà Thắng cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự cùng
bà Mát là chưa chính xác. Tịa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm hướng dẫn đương
sự lựa chọn có thể khởi kiện bà Mát hoặc bà Thắng là không đúng quy định của pháp
luật”.



8

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến
vấn đề liên đới nêu trên.
Việc Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm là hợp lý.
Căn cứ theo Điều 335, BLDS 2015 về Bảo lãnh:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
(sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ.”
Đối với trường hợp trên, thì bà Thắng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bà Mát
trong trường hợp đến thơi hạn thực hiện nghĩa vụ mà bà Mát không thực hiện được nghĩa
vụ trả nợ. Tuy nhiên, việc xác định bà Mát có đủ khả năng trả hay khơng vẫn chưa được
Tịa án địa phương thu thập chứng cứ. Nên việc buộc bà Thắng trả nợ thay là chưa đảm
bảo quyền và nghĩa vụ của bà Thắng.

9

Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
Theo khoản Điều 335 BLDS quy định về Bảo Lãnh ta có thể phân biệt giữa thời
điểm phát sinh nghĩa bảo lãnh vụ và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:



Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh khi bên bảo lãnh (người thứ ba) cam kết với bên
nhận bảo lãnh (bên có quyền) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến
thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) khơng thực hiện


hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ. Đó là khi nghĩa vụ bảo lãnh được thực phát sinh.
• Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là thời điểm bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên được
bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, hoặc bên được bảo lãnh hết thời hạn mà không thực hiện
nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh.
10 Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo BLDS 2015 khoản 1 Điều 335 BLDS quy định bên bảo lãnh “sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được


bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các bên cũng có thể thỏa
thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Theo đó, thời điểm mà bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ được xác định theo hai
trường hợp sau:


Khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh đến thời hạn thực hiện. Xác định việc thực
hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời điểm này trong trường hợp các bên trong
quan hệ bảo lãnh khơng có thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, trong trường hợp này, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực
hiện nghĩa vụ kể từ thời điểm bên được bảo lãnh khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng



đúng nghĩa vụ đến hạn.
Khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Thời điểm thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh được xác định từ thời điểm có đủ căn cứ để xác định về việc bên

được bảo lãnh khơng cịn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
11 Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

Theo quyết định, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bà Mát (bên
được bảo lãnh) khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc chỉ có thực hiện được
một phần, thì phần khơng thực hiện được thì bà Thắng (bên bảo lãnh) mới phải có trách
nhiệm thực hiện thay.
Đoạn của quyết định cho thấy:
“Như vậy, Căn cứ vào các tài liệu như trên có cơ sở xác định bà Mát là người vay
tiền của bà Nhung cịn bà thắng và ơng Ân chỉ là người bảo lãnh cho bà Mát nên trước
hết cần xác định bài Mát phải là người thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình đối với bà
Nhung nếu bà Mát khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự vật hoặc chỉ có thể thực
hiện được một phần, thì phần khơng thực hiện được bà Thắng và ơng Ân mới phải có
trách nhiệm thực hiện thay theo quy định tại điều 361, 363 và điều 365 Bộ luật dân sự”
12 Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa

vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.


Tại Quyết định số 968/2011 DS-GDT ngày 27-12-2011 về Tranh chấp hợp đồng bảo
lãnh, Tòa án theo hướng cần phải xác định người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của
mình nếu người đó khơng có khả năng thanh tốn hoặc chỉ được một phần mới tính đến
trách nhiệm của người bảo lãnh. Trên thực tế đã có quyết định theo hướng giải quyết trên.
Trong quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thẩm phán tòa án
nhân dân tối cao:
Chị Nguyễn Thị Thảo đã vay của ông Lê Văn Sang 60 triệu đồng và đã giao giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà số 50/3 đường Xuân An, phường 3 thành phố
Đà Lạt do ông Nguyễn Văn Lộc và bà Trần Thị Phục (bố mẹ chị Thảo) đứng tên cho ông
Sang để làm tin. Các bên lập hợp đồng thế chấp căn nhà trên (giá trị 100 triệu đồng) để
đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho chị Thảo, hợp đồng có cơng chứng hợp pháp vào ngày 9
tháng 11 năm 1996, các bên có mặt và khơng phản đối. Sau đó Chị Thảo khơng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho ông Sang. Bên cho vay đã khởi kiện yêu cầu buộc bà Phục, ông Lộc
(với tư cách bị đơn) thanh toán khoản nợ. Tuy nhiên, trong vụ án này thì Thảo là người

vay tiền ơng Sang cịn ơng Lộc, bà Phục là những người dùng tài sản của mình để đảm
bảo khoản vay của chị Thảo. Do vậy, ông Sang phải khởi kiện yêu cầu chị Thảo trả nợ,
nếu không trả được nợ gốc và lãi thì ơng Lộc, bà Phúc có trách nhiệm trả thay, nếu ơng
Lộc, bà Phục khơng trả lời thì bà Tý có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
bán đấu giá tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ.
(Quyết định số 968/2011 DS-GDT ngày 27-122011 về Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh)
13 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tào án giám đốc thẩm.

Hướng giải quyết trên của Tòa án giám đốc thẩm là phù hợp với quy định pháp luật.
Bởi lẽ, việc lập giấy biên nhận có sự bảo lãnh của ơng Ân và bà Thắng đã ngầm hàm
chứa nội dung là sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ, như là một căn cứ cho rằng ơng
bà sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nhung thay cho bà Mát trong trường hợp và Mát
không thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn của mình


Nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người thứ ba nhưng đây là nghĩa vụ mà
việc thực hiện “có điều kiện”. Bởi lẽ BLDS đã quy định người bảo lãnh sẽ thực hiện thay
nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đủ và nội dung này cho
thấy nghĩa vụ bảo lãnh sinh ra từ cam kết của người bảo lãnh nhưng chưa chắc sẽ phải
thực hiện.



×