Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Buổi thảo luận thứ 7 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 16 trang )

VẤN ĐỀ 01: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CON CHƯA THÀNH NIÊN
GÂY RA

Tóm tắt Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/06/2012 của Tòa án nhân dân huyện
Cưm’Gar tỉnh Đắk Lắk.
Cháu Hậu (con của bà Thêm) điều khiển xe máy đi không đúng phần đường quy
định đâm vào xe máy của nguyên đơn, làm cho nguyên đơn bị thương, tỷ lệ thương tật là
30% sức khỏe. Thời điểm gây tai nạn cháu Hậu chưa đủ 16 tuổi, khơng có tài sản riêng.
Bà Thêm và ơng Hậu đã ly hơn nên Tịa đã giao cháu Hậu cho ông Thụ nuôi dưỡng, nên
bà Thêm cho rằng bà khơng có trách nhiệm về hành vi của cháu Hậu. Lí lẽ của bà khơng
được chấp nhận vì việc ly hơn giữa 2 vợ chồng khơng làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ
với con chung. Tòa quyết định buộc ơng Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường
thiệt hại cho nguyên đơn là bà Nam.
Tình huống sau:
Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương (tổng thiệt hại là 10 triệu đồng),
lấy của anh Bình một đồng hồ (bán cho người đi đường được 2 triệu đồng) và một xe đạp
hiện đang gửi nhà một người bạn. Sau khi bị bắt, Hùng khai là có ăn trộm một số đồ vật
của những người trong chợ và bán được 7 triệu đồng. Hiện nay, Hùng khơng có bất kỳ tài
sản nào.
1

Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Trường hợp 1: Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại của cha, mẹ bị cáo là người chưa
thành niên đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi phạm tội của con từ đủ 14 tuổi đến
chưa đủ 15 tuổi gây ra.


Theo đó, trách nhiệm bồi thường phần cịn thiếu của cha mẹ bị cáo là người chưa
thành niên chỉ đặt ra trong trường hợp thiệt hại do hành vi phạm tội của con từ đủ 15 tuổi


đến chưa đủ 18 tuổi gây ra khi mà con không đủ tài sản để bồi thường.
Trường hợp 2: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 599 BLDS 2015.
Trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình khơng có lỗi trong
quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường.
2

Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Hùng đã đánh anh Bình bị thương. Trong trường hợp này Hùng đã xâm phạm sức
khỏe của anh Bình nên Hùng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Bình theo
quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
- Mặt khác, Hùng chỉ mới 16 tuổi và khơng có bất kỳ tài sản nào để bồi thường nên
cha mẹ Hùng sẽ phải bồi thường thiệt hại thay cho Hùng theo quy định tại khoản 2 Điều
586 BLDS 2015.
Do đó, Tịa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình về thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm

3

Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường thiệt hại cho anh Bình giá trị chiếc
đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải
quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
- Hùng đã lấy của anh Bình một đồng hồ và bán cho người đi đường được 2 triệu
đồng. Ở đây, Hùng đã có hành vi xâm phạm đến tài sản của anh Bình theo quy định tại
khoản 1 Điều 589 BLDS 2015. Căn cứ vào khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, Hùng phải bồi
thường cho anh Bình về trị giá chiếc đồng hồ trên. Mặt khác, Hùng chỉ mới 16 tuổi và
khơng có bất kỳ tài sản nào để bồi thường nên cha mẹ Hùng sẽ phải bồi thường thiệt hại
thay cho Hùng theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2015.



- Xe đạp điện mà Hùng lấy được của anh Bình đang được gửi ở nhà bạn. Đó là tài
sản chưa bị mất đi hoặc bị hủy hoại nên vẫn có thể lấy về được. Tuy nhiên, nếu chiếc xe
bị làm cho hư hỏng khiến giá trị bị giảm sút thì ba mẹ Hùng phải thay Hùng bồi thường
phần thiệt hại bị giảm sút đó.
*Thực tiễn xét xử:
Bản án 89/2018/HSST ngày 20/06/2018 về tội trộm cắp tài sản có nội dung tóm tắt
như sau: Vào các ngày 7-6-2016 và ngày 23-7-2016, Kh, C, Ksor Y, K. Đ, Rơ C N và
Ksor Th đã thực hiện 2 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố P, tỉnh Gia Lai, trộm
tiền trong két nước sắt của nhà ông Th, bà B và trộm bò của anh T.Tại thời điểm phạm
tội, các bị cáo Kh, C, Ksor Y, Rơ C N đều chưa thành niên, nên Hội đồng xét xử áp dụng
Điều 91, Điều 101 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để C nhắc áp dụng hình phạt phù hợp
đối với từng bị cáo, nhằm thi hành chính sách của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội.
Về trách nhiệm dân sự: anh T đã nhận lại con bò bị các bị cáo chiếm đoạt và khơng
có u cầu bồi thường gì nên Hội đồng xét xử khơng xem xét, quyết định. Trong vụ trộm
tài sản tại nhà ông Th, bà B, các bị cáo chiếm đoạt số tiền 94.000.000 đồng và làm hư
hỏng hồn tồn két sắt có giá trị 840.000 đồng. Ông Th, bà B yêu cầu các bị cáo bồi
thường số tiền bị mất 94.000.000 đồng và giá trị két sắt là phù hợp với pháp luật, cần
được chấp nhận và buộc các bị cáo phải bồi thường, cụ thể:
- Số tiền 93.700.000 đồng Kh chiếm đoạt và cất giữ, tiêu xài riêng nên buộc Kh phải
chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Th, bà B số tiền này. Tại thời điểm phạm tội, Kh
chưa thành niên và khơng có tài sản riêng nên buộc cha, mẹ của bị cáo Kh phải liên đới
bồi thường thay cho Kh. C và Ksor Th được Kh chia cho mỗi người 150.000 đồng, nên
chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng là 150.000 đồng. Trong qúa trình điều tra, Ksor
Th và bị cáo C đã tự nguyện nộp 150.000 đồng để khắc phục hậu quả.


- Đối với giá trị két sắt bị hư hỏng 840.000 đồng, buộc các bị cáo Kh, C, Ksor Yvà
Ksor Th phải liên đới bồi thường cho ông Th, bà B. Cụ thể, mỗi bị cáo bồi thường
210.000 đồng. Cha, mẹ các bị cáo phải bồi thường thay cho bị cáo.

4

Tịa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu đồng
mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
Nộp ngân sách nhà nước và bồi thường thiệt hại là khác nhau. Bồi thường là 1
khoản tiền mà bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Còn nộp ngân sách
nhà nước là việc 1 chủ thể giao 1 khoản tiền cho 1 chủ thể khác là nhà nước. BLDS 2015
chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường của cha mẹ khi con chưa thành niên gây thiệt hại
chứ không đề cập đến việc cha mẹ phải nộp khoản tiền đó cho nhà nước.
*Hướng giải quyết thực tiễn có theo nhiều quan điểm khác nhau:
Ví dụ 1:
Bản án số 21/2019/HS-ST ngày 05/04/2019 về tội trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có với nội dung tóm tắt như sau: Ngày 06/8/2018, A T đi
bộ từ nhà mình đến các đường trên địa bàn thành phố Kon Tum và trộm cắp một chiếc xe
máy của ông M2. Sau đó, A T đã lắp một biển số khác vào xe mới trộm và bán cho A H
với giá 4 triệu đồng. Trong bản án trên, đoạn quyết định có ghi:
"... [11]Về biện pháp tư pháp: Đối với số tiền 4.000.000đ (Bốn triệu đồng) bị cáo A T có
được do phạm tội mà có nên buộc bị cáo A T phải nộp số tiền 4.000.000đ (Bốn triệu
đồng) vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên bị cáo A T dưới 18 tuổi, khơng có tài sản riêng,
bà Y T3 là người đại diện hợp pháp của bị cáo đồng ý nhận nộp thay. Vì vậy bà Y T3 có
nghĩa vụ nộp thay cho bị cáo số tiền 4.000.000đ (Bốn triệu đồng) vào ngân sách nhà nước
là có căn cứ.
[12] Về trách nhiệm dân sự: Ông M2 đã được nhận lại chiếc xe, những người tham gia tố
tụng khác khơng có u cầu gì về trách nhiệm dân sự. Do đó, Hội đồng xét xử không xem
xét về mặt trách nhiệm dân sự. Tại phiên tịa,bị cáo A M khơng u cầu bị cáo A T trả lại


cho mình số tiền 4.000.000đ nên Hội đồng khơng xem xét." Theo em, ướng xử lý trên
theo em là không thuyết phục.

Ví dụ 2:
Quyết định số 04/2004/hđtp-hs ngày 23-02-2004 về vụ án võ tiến hùng phạm các tội
"trốn khỏi nơi giam"; "trộm cắp tài sản của công dân": Tại Bản án hình sự sơ thẩm số
04/HSST ngày 23-02-1995 Tịa án nhân tỉnh Quảng Trị, ngoài việc quyết định về tội
danh, hình phạt đối với Võ Tiến Hùng, cịn buộc ơng Võ Công Xuất, bà Trần Thị Xuân là
bố, mẹ của Võ Tiến Hùng bồi thường cho những người bị hại số tiền là 4.332.000 đồng;
đồng thời buộc ông Xuất, bà Xuân phải nộp số tiền 7.570.000 đồng mà Võ Tiến Hùng thu
lợi bất chính để sung quỹ Nhà nước. Tuy nhiên, sau đó, quyết định giám đốc thẩm nhận
định: Võ Tiến Hùng khi phạm tội và khi xét xử chưa đủ 18 tuổi và khơng có tài sản riêng
nên Tồ án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc bố mẹ bị cáo bồi thường thiệt hại cho
những người bị hại là đúng. Tuy nhiên, Toà án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải nộp số
tiền. 7.570.000 đồng do bị cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là không
đúng quy định của pháp luật dân sự. Mặt khác, số tài sản mà bị cáo chiếm đoạt chưa được
thu hồi trả cho người bị hại đã được Toà án các cấp giải quyết buộc bố mẹ bị cáo phải bồi
thường.
5

Tịa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình khơng? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử.
Tịa án khơng thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình. Căn cứ vào
quy định tại Khoản 2 điều 586 BLDS 2015 quy định: "...Người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng
đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của
mình." Do đó, chỉ khi nào anh Hùng khơng có tài sản để bồi thường hoặc có tài sản
nhưng khơng đủ để bồi thường thì lúc đó cha mẹ anh Hùng mới phải bồi thường phần cịn
thiếu. Có nghĩa rằng, người có hành vi vi phạm sẽ bồi thường trước, nếu khơng đủ thì
mới phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường của người có liên quan (cha mẹ anh Hùng)


chứ không đồng thời phát sinh trách nhiệm bồi thường của cả hai bên là anh Hùng và cha

mẹ anh Hùng.
- Tiền lệ: Quyết định số 24/2006/HSGĐT ngày 1/8/2006 Hội Đồng Thẩm Phán
TANDTC liên quan đến Trung Duy Cường và Nguyễn Thanh Phương, tòa án sơ thẩm và
phúc thẩm đều buộc bị cáo cùng cha mẹ bồi thường nhưng theo tịa tối cao là khơng
chính xác.
6

Theo Tồ án, cha mẹ ly hơn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu trách
nhiệm bồi thường khơng? Tồ án đã buộc ai phải bồi thường thiệt hại?
Theo Toà án cha mẹ ly hôn không ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
Đoạn trong bản án cho thấy: "Bà Thêm cho rằng bà và ông Thụ đã ly hơn, Tồ án đã
giao cháu Hậu cho ơng Trực ni dưỡng nên bà khơng có trách nhiệm về hành vi của
cháu Hậu, lập luận của bà Thêm không được chấp nhận vì việc ly hơn giữa hai vợ chồng
khơng chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung". Cuối cùng Tồ án đã buộc ơng
Thụ và bà Thêm có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

7

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tồ (từ góc độ văn bản cũng như so
sánh pháp luật).
Hướng giải quyết trên của Tò án là hợp lý. Căn cứ theo khoản 2 Điều 586 BLDS
2015: “2.Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần cịn thiếu,
trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.” thì lúc Hậu gây ra thiệt hại thì
Hậu chưa đủ 18 tuổi cũng như chưa có tài sản riêng. Vì thế bố mẹ Hậu phải có trách
nhiệm bồi thường, mặc dù cha mẹ Hậu đã ly hôn nhưng nghĩa vụ của cha mẹ không chấm
dứt.



VẤN ĐỀ 02: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM CƠNG GÂY RA

Tóm tắt bản án 285/2009/HSPT
Anh Cao Chí Hùng là người làm công, điều khiển xe ô tô khách của cơng ty TNHH
vận tải Hồng Long chở khách đi từ Hải Phịng đến TP.Hồ Chí Minh. Vào ngày
30/4/2009, anh Hùng điều khiển xe ơ tơ nói trên đi trên đường QL1D với tốc độ khoảng
40km/h, đây là đoạn đường có vạch sơn liền nét giữa đường, nhưng anh Hùng điều khiển
xe ô tô chiếm sang phần đường bên trái nên đã để góc dưới bên trái đầu xe ơ tô tông vào
xe mô tô ngược chiều do anh Trần Ngọc Hải điều khiển đi đúng phần đường khiến quả
anh Trần Ngọc Hải chết tại chỗ. 20/9/2009 bị đơn dân sự Cơng ty TNHH vận tải Hồng
Long kháng cáo khơng đồng ý bồi thường cho bị hại. 17/9/2009, Nguyễn Thị Thu Thủyđại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt với bị cáo, yêu cầu
nhận tiền cấp dưỡng ni con một lần thay vì hàng tháng. 11/9/2009 bị cáo Cao Chí
Hùng kháng cáo yêu cầu giảm nhẹ hình phạt. Tịa chấp nhận kháng cáo của bị cáo, không
chấp nhận kháng cáo của chị Thủy và Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long. Giữ ngun
quyết định bồi thường thiệt hại của bản án sơ thẩm, thay đổi hình phạt cho bị cáo từ 9
tháng cịn 6 tháng.
1

Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 cịn có thêm quy định của Điều
600?
Điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, nguyên tắc tại khoản 1 “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác.”, tức là ai gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường. Nhưng quy định thêm Điều
600 vì: Người làm cơng, người học nghề là những người làm việc, học tập tại các pháp
nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dạy nghề trên cơ sở hợp đồng làm việc hay học
nghề phù hợp với quy định của pháp luật. Trong quá trình học hoặc làm việc, người này



thực hiện cơng việc được giao phó gây thiệt hại cho người khác thì người chủ phải bồi
thường thiệt hại cho người bị hại, bởi lẽ hành vi của người làm công, học nghề lúc này
được xem là hành vi của pháp nhân, cơ sở đó ( Điều 600). Chính điều này đã nâng cao
trách nhiệm của người chủ cơ sở hay pháp nhân hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho người làm
công và người học nghề trường hợp gây thiệt hại và phải bồi thường.
2

Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do người làm công gây ra?
Đoạn trích từ bản án cho thấy Tịa án đã áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do người làm công gây ra là:
“Bị cáo là người lái xe th cho Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long, nên theo quy
định tại Điều 622 và Điều 623 của Bộ luật dân sự thì Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thực hiện
cơng việc được giao và có quyền u cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hồn trả lại một khoản theo quy định của pháp luật.”.

3

Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công gây ra.
Trên cơ sở Điều 600, các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do người làm cơng gây ra là:
- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, sức khoẻ.
- Có hành vi trái pháp luật: là hành vi xảy ra khi đang thực hiện công việc được
người sử dụng người làm công giao cho hoặc được người dạy nghề yêu cầu thực hiện
trong quá trình đào tạo nghề.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra.
- Lỗi: cố ý hoặc vô ý



4

Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600
BLDS 2015) để buộc Cơng ty Hồng Long bồi thường (đánh giá từng điều kiện nêu
ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
Ơng Hồng là người lái xe th cho Cơng ty TNHH vận tải Hồng Long và hành vi
của ông Hùng gây thiệt hại về tính mạng (cụ thể là anh Hải đã thiệt mạng), ngồi ra cịn
thiệt hại về tài sản là 2 chiếc xe vì vậy đủ điều kiện để Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS
2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hồng Long bồi thường.

5

Nếu ơng Hùng khơng làm việc cho Cơng ty Hồng Long và xe là của ơng Hùng thì
ơng Hùng có phải bồi thường khơng? Vì sao?
Nếu ơng Hùng khơng làm việc cho Cơng ty Hồng Long và xe là của ơng Hùng thì
ơng Hùng vẫn phải bồi thường theo Điều 610 BLDS 2005 (nay là Điều 591 BLDS 2015)
và các Điều luật khác có liên quan.

6

Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tịa án, ơng Hùng không phải thực hiện nghĩa
vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?
Đoạn của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện nghĩa vụ
bồi thường cho người bị thiệt hại là từ “Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH
…” đến “…với quy định của pháp luật nên không được chấp nhận”.

7


Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm của ông Hùng đối với
người bị thiệt hại là hợp lý, mang tính nhân đạo và mang tinh thần của pháp luật hiện
hành. Vì có thể thấy, ông Hùng là người làm công, kinh tế tài chính sẽ hạn hẹp, vậy nên
nếu đi theo hướng ơng Hùng bồi thường cho người bị thiệt hại sẽ không đảm bảo người
bị thiệt hại được bù đắp đầy đủ. Đồng thời, ông Hùng gây ra thiệt hại trong khi thực hiện
công việc cho công ty và công ty sẽ có điều kiện kinh tế tốt hơn nên việc bồi thường được
đặt ra cho người sử dụng lao động là hợp lý. Như vậy, pháp luật đảm bảo quyền lợi cho


cả hai bên, tuy nhiên lại chưa thể hiện tính răn đe nếu như thực chất lỗi nằm ở người làm
công nhưng người làm công lại chẳng phải bồi thường thiệt hại.
8

Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp
ông Hùng bồi thường?
Về vấn đề người bị thiệt hại được yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường thiệt hại
cũng khá hợp lý vì có thể thấy ơng Hùng là người gây ra thiệt hại. Tuy nhiên theo pháp
luật, chủ thể mà chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là cá nhân, pháp nhân
giao nhiệm vụ cho người làm cơng, vì vậy mà người bị thiệt hại khơng có quyền yêu cầu
người làm công bồi thường thiệt hại cho mình.

9

Lỗi của người làm cơng trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS 2015)
cần được hiểu như thế nào? Vì sao?
Thứ nhất, lỗi của người làm cơng đối với người bị thiệt hại.
Thứ hai, lỗi của người làm công đối với người sử dụng lao động.
Thứ ba, lỗi tổng hợp, lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại và người sử

dụng lao động.

10 Theo Tòa án, ơng Hùng có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS

2015) khơng? Vì sao?
Theo Tịa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015). Vì trong khi đang làm cơng việc được giao, ơng Hùng có hành vi lấn chiếm phần
đường của xe khác, hậu quả làm một người bị chết tại chỗ.
11 Theo Tịa án, Cơng ty Hồng Long có được u cầu ơng Hùng hồn trả một khoản

tiền đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
Theo Tịa án, Cơng ty Hồng Long được u cầu ơng Hùng hồn trả một khoản tiền
đã bồi thường cho người bị hại.
Đoạn của Bản án có câu trả lời: “Bị cáo là người lái xe thuê… theo quy định của
pháp luật.” (Trang 4 Bản án).


12 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tịa án liên quan đến trách

nhiệm hồn trả của ông Hùng
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách nhiệm hồn trả của ơng Hùng
là hợp lý. Vì ngay từ đầu có thể thấy ơng Hùng hồn tồn có lỗi trong việc gây ra thiệt hại
vì ơng Hùng đã vi phạm luật giao thông gây ra tai nạn chết người trong lúc thực hiện
công việc được giao.


VẤN ĐỂ 03: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA

Tóm tắt bản án số: 23/2017/DS-ST
Nội dung bản án là “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra” giữa các đương

sự gồm nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nga và bị đơn là ông Lê Phong Nhã. Giữa bà Nga
và ông Nhã xảy ra tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại khi chó của ơng Nhã đã cắn
chết 1 trong 5 con heo của bà Nga khi bà Nga thả rong heo đi kiếm ăn gần nhà ơng Nhã
và đã bị chó thả rong của ông Nhã cắn chết ngay trên phần đất của ông. Số tiền bà Nga
muốn ông Nhã bồi thường là 1.000.000 triệu đồng nhưng ơng Nhã khơng đồng ý. Tịa án
nhận định cả bà Nga và ơng Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật ni của
mình, đã gây thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy
định của pháp luật. Áp dụng: Điều 604, Điều 605, Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005;
Điều 588 và điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 tuyên Chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà Nguyễn Thị Nga.
1

Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
Tại Điều 603 BLDS 2015 đã có sử dụng thật ngữ “súc vật”, cụ thể quy định về “Bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra”.

2

BLDS có định nghĩa súc vật là gì khơng?
BLDS 2015 khơng có quy định nào định nghĩa thuật ngữ súc vật.

3

Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
Trong thực tiễn xét xử, khái niệm “súc vật” được hiểu theo nghĩa mở. Súc vật
thường được coi là những thú vật được ni trong nhà hoặc ngồi vườn, ngồi đồng,..
Ví dụ:
Súc vật có thể là bị (theo Bản án số 191/DS-PT ngày 19-8-2005 của TAND tỉnh
Vĩnh Long);



Là trâu (theo Bản án số 306/2007/DS-PT ngày 18-10-2007 của TAND tỉnh Kiên
Giang);
Là ngỗng (theo Bản án số 100/DS-PT ngày 7-6-2005 của TAND tỉnh Trà Vinh);
Cũng có thể là chó (theo Bản án số 222/2007/DS-PT ngày 2-8-2007 của TAND tỉnh
Kiên Giang)…
4

Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Đoạn “Nguyên đơn bà Nguyễn Thị Nga trình bày: Vào khoảng 16 giờ ngày
05/01/2014, 05 con heo con mỗi con khoảng 12kg của bà đi ăn dưới gầm cầu kênh Thầy
Bảy thì bi con chó của ơng Nhã cắn chết 01 con. Sau khi heo bị thương bà có báo chính
quyền địa phương lập biên bản nhưng ông Nhã không đến nên không lập được biên bản.
Bà có đem con heo qua nhà ơng Nhã u cầu bồi thường nhưng ông Nhã cho rằng heo
của bà qua phần đất của ơng Nhã thì bị chó cắn chết bỏ. Khi heo chết, bà mang cho con
trăn của ông Chung Hoàng Việt ăn.”

5

Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra?
Đoạn “Xét yêu cầu khởi kiện của bà Nga thì thấy rằng: Vị trí heo con của bà Nga bị
chó ni của ơng Nhã cắn chết là trên đất của ông Nhã… đúng quy định của pháp luật”

6

Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra.
Theo em, Tòa án đã áp dụng đúng các quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra. Theo Điều 603 BLDS 2015 (theo Điều 625 BLDS 2005) thì “1. Chủ sở hữu súc

vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử
dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.” Theo đó thì ơng Nhã phải bồi thường thiệt hại cho bà
Nga do chó của ơng cắn chết con heo của bà. Tuy nhiên, bà Nga cũng phải có trách
nhiệm do bà Nga không nuôi nhốt đàn heo cẩn thận mà để thả rông.


7

Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại.
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Tại khoản 1
Điều 584 BLDS 2015 có quy định: “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khở,
danh dự,…” cịn trong khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 thì: “người nào do lỗi cố ý hoặc vô
ý…”.
=> Vậy tại BLDS 2015 đã bỏ đi người nào do lỗi cố ý hoặc vơ ý. Theo đó, khi áp
dụng BLDS 2015 thì người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh người gây thiệt hại có hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra chứ không cần chứng minh thêm người gây
thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý như BLDS 2005.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
+ BLDS 2015 đã bổ sung vào 2 nguyên tắc:
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình.
=> Vậy BLDS 2015 khơng chỉ xác định nghĩa vụ bồi thường của người gây thiệt hại
mà còn xác định nghĩa vụ của người bị thiệt hại trong trường hợp họ có cũng có lỗi đối
với việc gây ra thiệt hại.
+ Mở rộng điều kiện được xem xét giảm trách nhiệm bồi thường: tại khoản 2 Điều

585 BLDS 2015 so với khoản 2 Điều 605 BLDS 2005 thì BLDS 2015 có điều kiện để
giảm trách nhiệm bồi thường có thêm khơng có lỗi.

8

Suy nghĩ của anh/chị về việc Tịa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà
Nga bị xâm hại.


Việc Tịa án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà bà Nga bị xâm hại là hợp lý.
Căn cứ vào lời khai của ông Nhã và bà Nga thì chó của ơng Nhã và lợn của bà Nga đều
được thả rơng. Việc chó của ơng Nhã thả rông gây thiệt hại cho bà Nga là lỗi của ông
Nhã tuy nhiên vì bà Nhã cũng thả rông lợn của mình cũng là một phần lỗi của bà Nga.
Thứ nhất, khi bà Nga thả rơng lợn của mình và lợn chạy đến phần đất của nhà ông Nhã
khiến cho lợn của mình bị chó nhà ơng Nhã cắn. Thứ hai, việc bà Nhã thả rông lợn cần
phải lường trước được những rủi ro có thể xảy ra và cần có phương án thả rơng tối ưu
hơn.
9

Việc Tịa án khơng buộc ơng Nhà bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bà Nga có thuyết
phục khơng? Vì sao?
Việc Tịa án khơng buộc ơng Nhã bồi thường tồn bộ thiệt hại cho bà Nga là thuyết
phục.
Theo khoản 1, 4 Điều 603 BLDS 2015 cũng quy định tương tự như BLDS 2005:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử
dụng súc vật,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật
đó phải bồi thường theo tập qn nhưng khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Việc ông Nhã thả rơng cho của mình theo tập qn đã gây thiệt hại là một con lợn

nhà bà Nga đã chết nên ông Nhã phải bồi thường thiệt hại cho bà Nga theo khoản 1 và
khoản 4 Điều 603 BLDS 2015. Tuy nhiên, trường hợp trên bà Nga cũng có một phần lỗi
do khơng quản lý lợn của mình nên trường hợp trên cả hai đều có lỗi. Dựa vào nguyên tắc
bồi thường thiệt hại tại khoản 4 Điều 585 thì ơng Nhã chỉ cần bồi thường một phần thiệt
hại do lỗi khơng quản lý chó của mình.




×