VẤN ĐỀ 1: ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHƠNG CĨ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
Tóm tắt Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/05/2017 của Tòa án nhân dân huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Nguyên đơn: Ngân hàng NN & PTNT VN khởi kiện anh Đặng Trường T về vấn đề
tranh chấp đòi lại tài sản. Chị Huỳnh Diệu T nộp số tiền mặt 5 triệu đồng tại Phòng giao
dịch của ngân hàng để chuyển cho anh Đặng Trường T. Chị V là kế toán ngân hàng
nhưng do bất cẩn đã chuyển nhầm số tiền 50 triệu đồng. Tòa án quyết định buộc anh T có
trách nhiệm trả cho nguyên đơn số tiền 40 triệu đồng, anh T đồng ý trả lại và xin trả dần
mỗi tháng 4 triệu đồng. Ngồi ra, Tịa án cịn ra quyết định đình chỉ xét xử u cầu của
nguyên đơn về việc yêu cầu bị đơn trả lãi chậm trả theo mức lãi suất 10%/năm do đại
diện của nguyên đơn đã rút lại yêu cầu tính lãi chậm trả.
1.1.
Thế nào là được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật?
Hiện nay, chưa có một định nghĩa pháp lý nào về chế định được lợi về tài sản khơng
có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu chế định trên theo hai cách:
- Là sự gia tăng tài sản hoặc phát sinh việc chiếm hữu, sử dụng của một chủ thể đối
với tài sản nhưng không dựa trên căn cứ do pháp luật quy định.
- Là việc tránh được những khoản chi phí để bảo đảm, giữ nguyên tài sản mà lẽ ra
tài sản phải giảm sút (cần phân biệt với trường hợp gây thiệt hại về tài sản do hành vi trái
pháp luật).
Được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật có các đặc điểm sau:
- Đối tượng tác động là tài sản.
- Phải có sự được lợi về tài sản.
- Sự được lợi về tài sản này phải khơng có căn cứ pháp luật.
- Gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
1.2.
Vì sao được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh
nghĩa vụ?
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi
người đó là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản hoặc chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó
chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho một người khác. Do đó, trong
trường hợp một người không phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó, hoặc khơng
được chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản đó thì được cho là chiếm hữu, sử
dụng tài sản khơng có căn cứ pháp luật dẫn đến việc phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Trong
trường hợp người chiếm hữu, sử dụng tài sản khơng có căn cứ pháp luật được lợi về tài
sản thì sẽ làm phát sinh nghiã vụ hồn trả khoản lợi đó cho chủ sở hữu từ thời điểm người
đó biết hoặc phải biết về việc được lợi tài sản nhưng khơng có căn cứ pháp luật của mình.
Tuy nhiên, để phát sinh nghĩa vụ hồn trả tài sản do được lợi về tài sản khơng có
căn cứ phát luật cần phải dựa vào những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sự được lợi về tài sản của một người đã gây ra thiệt hại về tài sản cho
chủ sở hữu.
Sự tăng lên hay giữ nguyên được tình trạng tài sản như cũ (được lợi) của một
người là nguyên nhân làm cho tài sản của chủ sở hữu hợp pháp bị giảm sút hoặc bị mất.
Thứ hai, sự được lợi về tài sản đó khơng dựa trên các căn cứ do pháp luật dân sự
quy định.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi
người đó là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản hoặc chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó
chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho một người khác, nhưng trong
trường hợp này một người được lợi về tài sản lại khơng có những căn cứ cụ thể do pháp
luật dân sự quy định để xác lập các quyền đó.
Thứ ba, người được lợi về tài sản khơng biết tài sản đó là của người khác mà nghĩ
rằng tài sản đó là của mình.
Được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật tuy có làm giảm sút một phần hoặc
tồn bộ khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác nhưng không phải là hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại về tài sản. Người được lợi về tài sản khơng có lỗi nên khơng phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ phát sinh nghĩa vụ hồn trả
khoản lợi đó cho chủ sở hữu.
1.3.
Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp
luật có trách nhiệm hồn trả?
Căn cứ theo Điều 165, Điều 579 BLDS 2015:
- Thứ nhất, từ những hành vi trên đã gây thiệt hại về tài sản cho những người
khác/chủ sở hữu. Thiệt hại có thể là làm giảm đi tài sản hoặc làm cho tài sản của người
khác khơng gia tăng.
- Thứ hai, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi
về tài sản (người được lợi) và việc gây thiệt hại (người chịu thiệt hại).
- Thứ ba, không có cơ sở pháp lý của việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài
sản đó. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt chế định này với các chế định khác
trong pháp luật dân sự như phạt vi phạm hợp đồng, khoản tiền bồi thường thiệt hại.
- Thứ tư, người được lợi về tài sản khơng có lỗi. Nếu người được lợi biết tài sản đó
khơng phải của mình thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cho UBND xã/phường theo
các quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu.
1.4.
Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản
khơng có căn cứ pháp luật khơng? Vì sao?
Đây là trường hợp được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật. Căn cứ theo Điều
165 BLDS 2015 quy định về việc được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật thì hành
vi của anh T đã đáp ứng các yếu tố:
- Có người đã chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài sản của người khác (anh T
được lợi tài sản của ngân hàng).
- Có sự gia tăng tài sản (chị V chuyển nhầm tiền cho anh T từ 5 triệu lên 50 triệu).
- Người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt
hại (ngân hàng chuyển nhầm tiền đã gây thiệt hại về tiền cho ngân hàng đó).
- Có mối liên hệ nhân quả giữa việc một người được lợi và một người khác chịu
thiệt hại (anh T đã được lợi về tài sản mà anh T khơng có căn cứ pháp lý để hưởng khoản
lợi đó từ ngân hàng).
1.5.
Nếu ngân hàng khơng rút u cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như
thế nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi khơng? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời điểm
nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?
Nếu ngân hàng khơng rút u cầu tính lãi chậm trả thì áp dụng cách tính tiền lãi vay
số tiền 40 triệu đồng, đồng thời chấp nhận yêu cầu trả mỗi tháng 4 triệu đồng của anh T
và nhập số tiền lãi vào để trả cho ngân hàng mỗi tháng.
Áp dụng mức lãi vay hiện tại của ngân hàng là 8%/năm, anh T trả trong 10 tháng
tức là phải trả 2.667.000đ với 40 triệu đồng tổng cộng là 42.667.000đ. Vậy mỗi tháng anh
T phải trả 4.266.700đ cho ngân hàng kể từ ngày 22/11/2016 tới khi trả xong số tiền trên,
trả quá kỳ hạn phải chịu lãi suất theo quy định pháp luật.
VẤN ĐỀ 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
Tóm tắt Quyết định số 14/2015/DS-GĐT về việc: Tranh chấp hợp đồng mua
bán nhà ở.
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Thanh Tao có thuê căn nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu
phường 6 quận 3, TP Hồ Chí Minh có nguồn gốc của nhà nước từ sau năm 1975.
27/12/2002 công ty quản lý kinh doanh nhà TP HCM lý hợp đồng bán nhà trên cho bà
Tao. 16/1/2003 UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất trên cho bà
Tao. 2/9/1999 bà Tao đã bán căn nhà này cho Dương Thị Bạch Diệp giá 900 lượng vàng,
bà Diệp đặt cọc 410 lượng vàng. 27/8/2002, bà Tao tiếp tục lập hợp đồng có điều kiện
bán nhà cho ơng Phương. Tịa án sơ thẩm và phúc thẩm tuyên hai hợp đồng trên vơ hiệu.
2.1.
BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh
khơng?
BLDS 2015 có quy định về hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh, cụ thể như
Điều 120 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện:
“1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch
dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy
ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện
đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc
đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó khơng xảy ra.”
Và khoản 6 Điều 402 “6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ
thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.” .Theo đó, hợp
đồng có điều kiện là loại hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt một sự kiện nhất định.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà khi giao kết, các bên còn thỏa thuận để xác
định về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng được thực hiện hoặc chấm dứt.
Mặc dù hợp đồng có điều kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng
cũng chưa có định nghĩa khái quát nhất về loại hợp đồng này mà chỉ nêu chung chung
khái niệm giao dịch có điều kiện, hợp đồng có điều kiện. Để đảm bảo tính hợp pháp và
hạn chế tranh chấp có thể xảy ra, điều kiện của hợp đồng phải tuân thủ những quy định
như:
Thứ nhất, phần nội dung của hợp đồng cũng tuân theo quy định của hợp đồng dân
sự nói chung như phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các nội dung của
hợp đồng cũng bao gồm những điều khoản nhất định.
Thứ hai, hợp đồng có điều kiện là loại hợp đồng mang tính chất đặc thù được hình
thành trên cơ sở những điều kiện nhất định như điều kiện phát sinh, điều kiện huỷ bỏ hợp
đồng. Điều kiện này có thể hiểu là những nghĩa vụ pháp lý hay sự kiện pháp lý.
2.2.
Trong trường hợp bên trường hợp chuyển nhượng tài sản chưa có
quyền sở hữu tại thời điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sử
hữu, có quy định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng?
“Điều kiện” chính là sự kiện mà quyền và nghĩa vụ của các bên phụ thuộc vào đó.
Sự kiện như vậy có thể là hiện tượng, sự việc hoặc là hành vi của một trong các bên giao
kết hợp đồng, hành vi của bên thứ ba, hoặc bất kỳ sự kiện nào khác trong thế giới thực
của chúng ta.
Sự kiện làm phát sinh hợp đồng có điều kiện: đây là những sự kiện thực tế hợp pháp
mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh hợp đồng có điều kiện. Trong trường
hợp bên trường hợp chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết
nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sử hữu và khi hoàn tất thủ tục pháp lý liên
quan là điều kiện phát sinh hợp đồng.
Trong BLDS 2015 chưa có quy định nào coi trường hợp trên là giao kết hợp đồng
có điều kiện. “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” theo Điều 158 BLDS 2015. Trường
hợp chưa có quyền sở hữu tại thời điểm giao kết là chưa có quyền định đoạt với tài sản
đó, chưa có quyền định đoạt thì khơng được gọi là hợp đồng giao kết. Hiện nay chưa có
quy định nào về tài sản tồn tại hoặc chưa tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2.3.
Trong Quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên
là hợp đồng giao kết có điều kiện khơng?
Theo Bản án “Sau khi bà Tao hồn thành các thủ tục mua hóa giá nhà và được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu, thì hai bên sẽ làm thủ tục
mua bán nhà tại Phịng Cơng chứng nhà nước và tiếp tục thực hiện việc mua bán”. Vì
vậy, Tịa án nhân dân tối cao vẫn coi hợp đồng giao kết giữa bà Tao và vợ chồng ông
Phương, bà Thanh là hợp đồng giao kết có điều kiện.
2.4.
Ngồi bản án này cịn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này
khơng?
Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18/8/2006 của Tịa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Căn nhà số 259 (nay là số 149) đường 3/2 đến ngày 6/11/2000 là nhà thuộc sở hữu
nhà nước, nhưng ông Dũng và bà Huyền là người quản lý, sử dụng hợp pháp theo Quyết
định số 240/QĐ ngày 6/9/1993 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh và ông Dũng, bà Huyền cũng thuộc diện được mua hóa giá nhà theo quy định.
Ngày 6/11/2000, ông Dũng, bà Huyền lập “Hợp đồng mua bán hoặc sang nhượng”
căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua phải đặt 50 lượng vàng SJC, sau đó
giao tiếp từ 50 đến 150 lượng vàng SJC cho bên bán; bên bán giao giấy tờ xe liên quan
đến căn nhà cho bên mua, để bên mua liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm
thủ tục hợp thức hóa cho bên bán; khi bên bán đứng tên chủ quyền nhà thì bên mua phải
giao đủ vàng, bên bán sẽ giao giấy tờ nhà và ký các giấy tờ để sang tên nhà cho bên mua.
Như vậy, với nội dung thỏa thuận trên thì điều kiện hai bên đã thỏa thuận “khi bên
bán đứng tên chủ quyền nhà” thì hai bên mới chính thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ
về mua bán nhà theo quy định. Ngoài ra, tại hợp đồng nêu trên hai bên còn thỏa thuận số
tiền 160 lượng vàng mà ông Hùng giao cho ông Dũng, bà Huyền là tiền giao ước đến khi
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì
Hai bên ký kết và thực hiện hợp đồng, lúc đó số vàng này được khấu trừ vào nghĩa
vụ của ông Hùng.
Điểm chung của bản án này là:
- Thứ nhất, căn nhà đều thuộc sở hữu của Nhà nước, và đều có quyền quản lí và sử
dụng.
- Thứ hai, đều thuộc diện được mua hóa giá nhà theo quy định.
- Thứ ba, đều là thỏa thuận mua bán nhà.
- Thứ tư, ở thời điểm mua bán nhà đất, chưa có giấy quyền sở hữu đất, giấy chứng
nhận quyền sử hữu chính là điều kiện để giao dịch mua bán được phát sinh.
2.5.
Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận
cho bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao?
Hợp đồng giao kết giữa bà Tao và vợ chồng ông Phương, bà Thanh là hợp đồng
giao kết có điều kiện. Khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho
bà Tao (điều kiện xảy ra) thì mới được xem là có tồn tại hợp đồng.Như vậy, cho đến khi
Uỷ ban nhân dân bán hoá giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho bà Tao, hợp đồng chuyển
nhượng có tranh chấp trên chưa tồn tại.
2.6.
Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp
Hợp đồng mua bán nhà giữa bà Tao với vợ chồng ơng Phương bà Thanh được Tịa
xác định là hợp đồng có điều kiện, cụ thể là sau khi bà Tao hồn thành thủ tục mua hóa
giá nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 36 Nguyễn Thị Diệu thì hai
bên sẽ làm thủ tục mua bán. Như vậy khi điều kiện trên phát sinh thì bà Tao phải thực
hiện hợp đồng mua bán nhà với ông Phương.
2.7.
Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao
kết hợp đồng có điều kiện
Có thể thấy rằng, các quy định về giao dịch dân sự có điều kiện đã được Tồ vận
dụng một cách rất khéo léo, tạo được sự phù hợp và giúp bảo vệ tốt hơn cho quyền và lợi
ích của các bên trong quan hệ giao dịch dân sự. Đồng thời việc phát hiện các bên có thoả
thuận về điều kiện phát sinh hợp đồng hay không giúp xác định đúng bản chất một hợp
đồng có phải là hợp đồng có điều kiện, từ đó sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được
thuyết phục hơn. Hướng xác định của Tòa rất rõ ràng, cụ thể, cần được duy trì và phát
triển trong các vụ việc tương tự.
VẤN ĐỀ 3: HỢP ĐỒNG CHÍNH/PHỤ VƠ HIỆU
3.1.
Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối
với mỗi loại hợp đồng.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
(Khoản 3 Điều 402 BLDS2015). Hợp đồng chính là một hợp đồng tồn tại độc lập và
được công nhận là có hiệu lực khơng lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ, cũng như
hiệu lực của hợp đồng phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ: A vay ngân hàng 1 tỷ, thế chấp căn nhà trị giá 1 tỷ 2. Hợp đồng vay tài sản là
hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là phụ. Nếu hợp đồng thế chấp tài sản bị vô
hiệu thì vẫn khơng ảnh hưởng đến hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. (Khoản 4
Điều 402 BLDS 2015). Hợp đồng phụ chỉ có thể xác lập, tồn tại cùng với hợp đồng chính
và có hiệu lực lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Kihi hợp đồng chính vơ hiệu,
hợp đồng phụ sẽ bị chấm dứt (Khoản 2 Điều 407 BLDS 2015). Khi hợp đồng chính bị vi
phạm thì hợp đồng phụ mới có thể thực hiện được.
Ví dụ: A vay ngân hàng 1 tỷ, thế chấp căn nhà trị giá 1 tỷ 2. Hợp đồng vay tài sản là
hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là phụ. A trả được 500tr thì hết khả năng chi
trả số tiền còn lại, lúc này ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
3.2.
Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân
hàng?
Trong vụ việc trên, Cơng ty Thiên Minh có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng vì cơng
ty Thiên Minh là bên vay trong hợp đồng vay tiền với ngân hàng. Bà Quế chỉ là người
đứng ra bảo lãnh cho công ty Thiên Minh vay tiền Ngân hàng.
3.3.
Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?
Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách là bên bảo lãnh vì bà Quế đã đứng ra bảo
lãnh cho công ty Thiên Minh bằng một bất động sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà
Quế.
3.4.
Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vơ hiệu có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Việc Tịa án tun bố hợp đồng thế chấp trên vơ hiệu hồn tồn thuyết phục. Hợp
đồng thế chấp của bà Quế tuy đúng về hình thức (được cơng chứng) nhưng sai về mặt nội
dung dẫn đến vô hiệu. Khi muốn thế chấp tài sản, thì tài sản phải thuộc quyền sở hữu của
bên thế chấp. Trường hợp này bà Quế đã thế chấp tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng
bà Quế.
3.5.
Theo Tòa án, bà Quế có cịn trách nhiệm gì với Ngân hàng khơng?
- Theo tịa án bà Quế khơng có trách nhiệm gì với ngân hàng, điều này được thể
hiện ở đoạn "khơng có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các
khoản nợ nêu trên".
3.6.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên
liên quan đến trách nhiệm của bà Quế.
Hướng giải quyết của Tòa án với vụ việc trên là chưa hợp lý. Vì trong vụ việc này
tồn tại 3 hợp đồng:
+ Hợp đồng vay tiền giữa Ngân hàng và công ty Thiên Minh;
+ Hợp đồng bảo lãnh giữa bà Quế với Ngân hàng (bà Quế là bên bảo lãnh - bên có
nghĩa vụ và Ngân hàng là bên nhận bảo lãnh - bên có quyền);
+ Hợp đồng thế chấp giữa bà Quế với Ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh.
Qua đó, xét mối quan hệ giữa các hợp đồng thì:
+ Hợp đồng bảo lãnh giữa bà Quế và Ngân hàng là hợp đồng phụ của hợp đồng vay
tiền giữa Ngân hàng và công ty Thiên Minh và hợp đồng vay tiền là hợp đồng chính. Nếu
khơng có việc cơng ty Thiên Minh vay tiền của Ngân hàng, thì bà Quế không đứng ra bảo
lãnh. Hợp đồng bảo lãnh tồn tại phụ thuộc vào hợp đồng vay tiền. Giả sử hợp đồng vay
tiền vơ hiệu thì mặc nhiên hợp đồng bảo lãnh chấm dứt.
+ Hợp đồng thế chấp bất động sản giữa bà Quế và ngân hàng để đảm bảo thực hiện
việc bảo lãnh là một hợp đồng phụ của hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh là hợp
đồng chính của hợp đồng thế chấp. Có thể nhận thấy rõ ràng hợp đồng thế chấp sinh ra để
phục vụ cho hợp đồng bảo lãnh và nó cũng tồn tại phụ thuộc vào hợp đồng bảo lãnh.
Theo lẽ đó, Tòa án tuyên hợp đồng thế chấp bất động sản thuộc sở hữu chung của
vợ chồng bà Quế là vô hiệu thì khơng ảnh hưởng gì đến hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh
giữa bà Quế và Ngân hàng. Vì vậy, nghĩa vụ bảo lãnh của bà Quế vẫn tiếp tục, trách
nhiệm của bà Quế với Ngân hàng vẫn tồn tại, chỉ có một sự thay đổi so với trước đây là
từ nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bằng thế chấp thì nay trở thành nghĩa vụ khơng có
bảo đảm.
Do đó, việc Tịa tun là “khơng có cơ sở để buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân
sự đối với khoản nợ nêu trên” thì có thể xem là tương tự với tuyên hợp đồng bảo lãnh vô
hiệu là chưa hợp lý.
VẤN ĐỀ 4: PHÂN BIỆT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP VỀ TÀI
SẢN VÀ VỀ HỢP ĐỒNG
Tóm tắt Quyết định 14/2017/QĐ-PT:
Ngày 26/11/2016 ông Vũ Văn V (nguyên đơn) nộp đơn khởi kiện đề nghị Tịa án
buộc ơng Tơ Văn P (bị đơn) trả lại 25 triệu tiền đặt cọc và 45 triệu đồng tiền phạt do vi
phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
07/6/2010. Tại quyết định này, nguyên đơn kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án.
Xét thấy, đối với yêu cầu địi 45 triệu tiền phạt của ơng V, Tịa án khơng giải quyết
vì đã hết thời hiệu khởi kiện là đúng. Đối với u cầu địi ơng P trả lại 25 triệu tiền đặt
cọc, thuộc trường hợp đòi lại tài sản nên khơng áp dụng thời hiệu. Việc tịa án huyện V
đình chỉ tồn bộ vụ án với lý do hết thời hiệu khởi kiện là không đúng pháp luật, ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
Tòa án chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn.
4.1.
Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và
thời hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 3 năm (Điều 429 BLDS 2015)
Khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản không áp dụng thời hiệu (Khoản 2
Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP).
4.2.
Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp
đồng hay tranh chấp quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng.
Theo Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 có quy định như sau: “…nếu bên nhận đặt cọc
từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Số tiền 45 triệu đồng này bản chất không phải là tài sản của ông V đưa cho ông P,
mà do ông P không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
07/6/2010 nên theo Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 thì phải trả cho bên đặt cọc (là ơng V)
ngồi tài sản đặt cọc thì cịn phải trả một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
Số tiền 45 triệu đồng này xuất hiện do ông P không thực hiện hợp đồng, nên tranh
chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng.
4.3.
Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp
đồng hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
Theo Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân
sự, hơn nhân và gia đình có hướng dẫn giải quyết tranh chấp dân sự có đặt cọc, cụ thể
như sau: “Theo quy định tại Điều 130 BLDS thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch
dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131
BLDS1 và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong
hợp đồng chính)”. Và căn cứ vào Điều 116 BLDS 2015 quy định Giao dịch dân sự là
hợp đồng.
Tại trường hợp trên thì việc tranh chấp số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng.
Vì số tiền 25 triệu trên là là số tiền cọc được ông V và ông B thỏa thuận ngay trong hợp
đồng chuyển nhượng đất nên đây
4.4.
Đường lối giải quyến của Tịa án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Đường lối giải quyết của Tịa án đối với 2 khoản tiền trên là chưa hợp lý:
1 BLDS 1995
Thứ nhất, Vì ơng Tơ Văn P đã vi phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng chuyển
nhượng đất và thỏa thuận trên là một hợp đồng nên căn cứ vào Điều 427 BLDS 2005 thì
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm,
kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm
phạm.
Thứ hai, về số tiền 45 triệu là số tiền mà ông P vi phạm hợp đồng từ đó ta thấy số
tiền vi phạm trên là số tiền phát sinh từ tranh chấp vào hợp đồng. Căn cứ khoản 4 Điều
23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp phát sinh về hợp đồng này thì
có thời hiệu khởi kiện là 2 năm. Trong trường hợp trên Tịa án chưa nói rõ lợi ích của cá
nhân bị xâm phạm từ thời điểm nào. Nên trường hợp trên không thể kết luận đây là
trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện.
4.5.
Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi khơng khi áp
dụng BLDS 2015? Vì sao?
Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên sẽ thay đổi nếu áp dụng BLHS 2015.
Cụ thể: Đối với khoản tiền 25 triệu thì căn cứ vào Điều 429 BLDS 2015 thì Thời hiệu
khởi kiện để u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người
có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- So với khi áp dụng BLDS 2005 thời hiệu chỉ có 2 năm thì BLDS 2015 thời hiệu
đã lên đến 3 năm.
- Thời hiệu BLDS 2005 được bắt đầu khi quyền và lợi ích của chủ thể bị xâm phạm.
Đối với BLDS 2015 được bắt đầu kể từ ngày người có quyền biết hoặc phải biết quyền và
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.