Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

(SKKN 2022) phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần hóa học về các hợp chất hữu cơ có nhóm chức trong dạy học hóa học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo nhấn
mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo
dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết cũng đã đưa ra giải
pháp“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực”.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nay
cịn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến
nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành
xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển
năng lực nhằm phát triển năng lực người học, nhằm đảm bảo
chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát
triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực
vận dụng kiến thức tri thức trong những tình huống thực tiễn
của cuộc sống và nghề nghiệp. Như vậy, ngay trong q trình
học tập ở nhà trường phổ thơng, học sinh (HS) cần được hình
thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT).
Mơn Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên lý


thuyết và thực nghiệm, vì thế việc lồng ghép các bài tập thực
tiễn vào trong quá trình dạy và học là tạo điều kiện cho việc
“học đi đôi với hành”, tạo cho HS sự hứng thú, hăng say trong
học tập, thấy được sự thiết thực của học tập, đồng thời giúp HS
hình thành và phát triển các năng lực trong đó có năng lực vận
dụng kiến thức.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều bài tập hóa học cịn xa rời thực
tiễn, q chú trọng vào các thuật toán mà chưa quan tâm nhiều
đến bản chất hóa học làm giảm giá trị của chúng. Các bài tập
chứa đựng những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống tuy
đã được quan tâm song còn lặp lại và còn rất thiếu.
Hiện nay xu hướng sử dụng thi đánh giá năng lực (ĐGNL) và
đánh giá tư duy (ĐGTD) để lấy kết quả xét tuyển đại học chiếm
1


ưu thế lớn. Trong các đề thi ĐGNL và ĐGTD các bài tập gắn liền
thực tiễn và các bài tập gắn liền với thực tế đời sống và sản
xuất là các bài tập được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay
ngân hàng đề về dạng bài tập này còn ít.
Hóa học về các hợp chất hữu cơ có nhóm chức là một trong
những nội dung quan trọng nhất của chương trình hóa học 12
nói riêng cũng như hóa học trung học phổ thơng (THPT) nói
chung. Việc sử dụng khéo léo các bài tập thực tiễn trong dạy
học phần các hợp chất hữu cơ có nhóm chức sẽ góp phần làm
tăng sự u thích mơn học, phát triển NLVDKT hóa học của HS.
Từ các lý do trên tôi đã chọn đề tài:“ Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua việc sử dụng
hệ thống bài tập hóa học thực tiễn phần hóa học về các
hợp chất hữu cơ có nhóm chức trong dạy học Hóa học lớp

12 nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi ĐGNL và ĐGTD ở
trường THPT Tĩnh gia 1” để nghiên cứu với mong muốn góp
phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn Hóa học
ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn trong các
chương: chương 1: Este- Lipit; Chương 2: Cacbohidrat; chương
3: Amin, aminoaxit; chương 4: Vật liệu polime nhằm phát triển
năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả ơn thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy cho
học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1.
- Nghiên cứu cách vận dụng hệ thống bài tập này nhằm
phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học
sinh sao cho hiệu quả nhất. Học sinh có thể vận dụng trong đời
sống, sản xuất, lao động phù hợp với các tình huống, nâng cao
ý thức sủ dụng hóa chất, thuốc trừ sâu phân bón … trong đời
sống, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn về
hợp chất hữu cơ có nhóm chức trong chương trình hóa học 12
nhằm nâng cao hiệu quả ơn thi ĐGNL, ĐGTD và cách sử dụng
các bài tập này nhằm nâng cao năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cho học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận: Nghiên cứu các văn bản chỉ
đạo, công văn của Bộ giáo dục, nghành, sở giáo dục và đào tạo.
+ PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng
phương pháp chuyên gia, quan sát sư phạm.
+ Thực nghiệm sư phạm: PP thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2


2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực cho HS
THPT
2.1.1.1. Khái niệm năng lực
Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể đã cơng bố
tháng 7/2017: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành,
phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện,
cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng
và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,…
thực hiện thành cơng một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả
mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.[2, tr36]
2.1.1.2. Năng lực đặc biệt của mơn Hóa học
Theo chương trình giáo dục tổng thể, NL bao gồm NL
chung và NL chuyên môn (NL cốt lõi) và NL đặc biệt của mơn
học. Trong đó năng lực cốt lõi là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ
ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.Và NL
đặc biệt là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ
năng sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.
Mục tiêu chung của việc giảng dạy hóa học trong nhà
trường phổ thơng là HS tiếp thu kiến thức về những tri thức
khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng hóa học quan
trọng trong tự nhiên và đời sống, tập trung vào việc hiểu các
khái niệm cơ bản của hóa học, về các chất, sự biến đổi các chất,
cơng nghệ hố học, mơi trường và con người và các ứng dụng
của của chúng trong tự nhiên và kĩ thuật. NL đặc biệt của mơn
Hố học ở trường phổ thông gồm [1, tr.50-53]:
– Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học:

+Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học.
+ Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học.
+ Năng lực sử dụng danh pháp hóa học.
– Năng lực thực hành hóa học:
+Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an tồn.
+ Năng lực quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tượng TN
và rút ra kết luận.
+ Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN.
– Năng lực tính tốn hóa học:
+ Tính tốn theo khối lượng chất tham gia và tạo thành
sau phản ứng.
+ Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản
ứng.
+ Tìm ra được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ
giữa kiến thức hóa học với các phép toán học.

3


+ Vận dụng các thuật tốn để tính tốn trong các bài tốn
hóa
học.
– Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học
+ Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học
tập mơn hóa học. Phân tích được tình huống trong học tập mơn
hóa học.
+ Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan
đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học.
+ Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện.
+ Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn

giản.
+ Thực hiện được kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của GV.
– Năng lực vận dụng kiến thức hố học vào cuộc
sống
+ Có năng lực hệ thống hóa kiến thức.
+ Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận
dụng vào cuộc sống thực tiễn.
+ Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được
ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau.
+ Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử
dụng kiến thức hóa học để giải thích.
2.1.1.3. Đánh giá năng lực
Đánh giá theo năng lực chủ yếu là đánh giá đầu ra nên quá
trình đánh giá tập trung thu thập và phân tích các thơng tin để
có thể đánh giá được năng lực của HS so với mục tiêu đề ra. Tuy
nhiên, GV cẩn sử dụng nhiều hình thức và nhiều cơng cụ để việc
đánh giá theo năng lực đảm bảo tính khách quan. Có thể sử
dụng các phương pháp dưới đây để đánh giá sự phát triển năng
lực [5, tr. 61-62]:
– Đánh giá qua hồ sơ
– Đánh giá qua quan sát
– Đánh giá đồng đẳng
– Tự đánh giá
– Đánh giá quá trình
– Đánh giá thực
2.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức
2.1.2.1. Khái niệm về năng lực vận dụng kiến thức
“Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả
năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm,
kĩ năng, thái độ và hứng thú,… để giải quyết có hiệu quả các

vấn đề của thực tiễn có liên quan đến hóa học.”
2.1.2.2. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức
Các biểu hiện của NLVDKT hóa học vào thực tiễn của HS
THPT được mô tả như sau [1, tr 56]:
4


– HS có khả năng hệ thống hóa được các kiến thức. NL này
có các mức độ thể hiện: Hệ thống hóa, phân loại được kiến thức
hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến
thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn
kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ
thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
– HS có khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa
học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Các mức độ thể hiện của
NL này gồm: Định hướng được các kiến thức hóa học một cách
tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng
về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực
gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
– HS có khả năng phát hiện các nội dung kiến thức hóa học
được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau. NL
này thể hiện ở việc: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của
hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức
khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
và mơi trường.
– HS có khả năng phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và
sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. Năng lực này được thể
hiện: Tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự
nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống dựa vào
các kiến thức hóa học và các kiến thức của các môn khoa học

khác.
– Khả năng độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề
thực tiễn. Mức độ thể hiện của NL này là: Chủ động sáng tạo lựa
chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Có NL hiểu biết
và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến
cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa
học để giải quyết các vấn đề đó.
Như vậy, NLVDKT được mơ tả thơng qua 5 năng lực thành
phần và có các mức độ thể hiện cụ thể của mỗi năng lực.
2.1.2.3. Những biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến
thức cho học sinh
Khi nghiên cứu về tầm quan trọng và các thành tố của
NLVDKT, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển
cho HS NLVDKT như sau:
– GV cần trang bị cho cho HS hệ thống kiến thức cơ bản,
vững vàng, sâu sắc về các khái niệm, các định luật, các tính
chất, các quy luật…
– Đưa ra các tình huống để HS vận dụng kiến thức theo các
cấp độ từ dễ đến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với
bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống, thí nghiệm thực hành),

5


tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu HS sử dụng kiến thức
nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp.
– Rèn cho HS khả năng biết tự đặt ra vấn đề, giải quyết
vấn đề, kiểm tra cách giải quyết vấn đề, khơng thỏa mãn với
những cái có sẵn, ln ln tìm ra cách giải quyết mới trong cả
những dạng bài tập quen thuộc cũng chính là rèn khả năng độc

lập suy nghĩ, tăng tính sáng tạo cho HS.
– Thông qua việc hướng dẫn HS ra đề, tự giải và tự kiểm
định kết quả. Tích cực liên hệ giữa các kiến thức lý thuyết với
các hiện tượng thực tiễn, các vấn đề liên quan trong thực tiễn
đời sống và sản xuất, NLVDKT của HS sẽ phát triển.
– Khuyến khích HS lập nhóm, cùng tìm hiểu, nghiên cứu
một số vấn đề mang tính thực tế, cấp thiết: lập kế hoạch, thực
nghiệm, báo cáo kết quả (dù thành công hay thất bại)
2.1.3. Bài tập hóa học
2.1.3.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Bài tập hóa học (BTHH) là những những bài toán, những
câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học
mà trong khi hồn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức
hay kĩ năng nhất định.
Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hồn thành
chúng, HS phải tiến hành một hoạt động tái hiện. Trong các câu
hỏi, GV thường yêu cầu HS phải nhớ lại nội dung của các định
luật, quy tắc, khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo
khoa,…cịn bài tốn là những bài làm mà khi hồn thành chúng,
HS phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác
và nhiều bước.
2.1.3.2. Ý nghĩa của bài tập hóa học [5, tr 23]
Trong dạy học hóa học ở trường phổ thơng, BTHH có ý
nghĩa và tác dụng rất to lớn trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo. BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương
pháp dạy học (PPDH) hiệu quả.
– Bài tập hóa học giúp HS hiểu sâu hơn và làm chính xác
hố những khái niệm HH; đồng thời mở rộng sự hiểu biết một
cách sinh động phong phú không làm nặng nề khối lượng kiến
thức của HS.

– Sử dụng BTHH giúp HS ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã
học một cách chủ động tích cực.
– BTHH giúp HS thường xuyên rèn luyện các kỹ năng kỹ
xảo về hóa học (sử dụng ngơn ngữ hóa học, lập cơng thức, cân
bằng phương trình hóa học; các tính tốn đại số: giải phương
trình và hệ phương trình; kĩ năng nhận biết các hóa chất…)
– BTHH là phương tiện cơ bản nhất để HS rèn luyện
NLVDKT, đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
6


sống, sản xuất, bảo vệ môi trường, biến kiến thức đã tiếp thu
được thành kiến thức của mình.
– Giúp HS phát triển các năng lực tư duy logic, biện chứng,
khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.
– Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng
của HS.
– Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực
và lòng say mê khoa học.
2.1.4. Định hướng chung của việc sử dụng bài tập
hóa học hiện nay
Nhiều năm qua, việc xây dựng nội dung sách giáo khoa
cũng như các loại sách bài tập tham khảo của giáo dục nước ta
nhìn chung cịn mang tính hàn lâm, kinh viện nặng về thi cử;
chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng
nghiệp cho học sinh; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực
tiễn phát triển kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu của người học.
Giáo dục trí dục chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất
đạo đức, ý thức tự tơn dân tộc… Do đó, chất lượng giáo dục cịn
thấp, một mặt chưa tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực

và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được các ngành nghề
trong xã hội. Học sinh còn hạn chế về năng lực tư duy, sáng tạo,
kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật
lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao;
khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có
những cải cách lớn trong tồn nghành giáo dục nói chung và
đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thơng nói riêng;
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện về đức, trí, thể,
mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo
khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn
kiến thức phổ thơng, cơ bản, có hệ thống vừa tạo điều kiện để
phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy,
kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học
tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo; lịng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận
dụng kiến thức vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy
học ở trường THPT
Tôi đã tiến hành xin ý kiến của 9 GV đang trực tiếp
giảng dạy bộ mơn Hóa học và điều tra 242 HS lớp 12 học khối
A, A1 ở trường THPT TĨNH GIA 1 thu được kết quả sau:
– Với giáo viên
Bảng 1.1. Tần suất giáo viên sử dụng bài tập hố học có
nội dung thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường THPT
7


Kết
quả

Tỉ
(%)

lệ

Rất
thường
xuyên

Thường
xuyên

Thỉnh
thoảng

Không bao
giờ

3/ 9

4/9

2/9

0/9

33,33%

44,44%


22,22%

0,0 %

Bảng 1.2: Kết quả sử dụng bải tập có nội dung thực tiễn ở
các dạng bài lên lớp
Nghiên
bài mới

cứu Ôn tập,
luyện tập

Thực
hành

Kiểm
tra

Kết
quả

9/9

5/9

3/9

6/9

Phần

trăm

100%

55,55%

33,33%

66,66%

8


Bảng 1.3: Ý kiến của GV về sự cần thiết sử dụng BTHH có
nội dung thực tiễn
Cần thiết
Kết quả
Phần
trăm

9/9

100%

Khơng cần thiết

Ý kiến khác

0


0

0

0

Bảng 1.4: Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc
khơng đưa bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với
giáo viên THPT.
Nguyên nhân

Số GV

Phần trăm

Tài liệu khơng sẵn có

2/9

22,22%

Mất nhiều thời gian tìm
4/9
kiếm, biên soạn

44,44%

Thời gian tiết học hạn chế 3/9

33,33%


– Với học sinh
Bảng 1.5: Kết quả điều tra học sinh về tần suất sử dụng
BTHH thực tiễn

Câu hỏi

Rất
thườ
ng
xuyê
n

Thườn
g
xuyên

Thỉnh Không
thoản bao
g
giờ

1. Mức độ quan tâm đến
BTHH có nội dung thực 49,8% 21,7%
tiễn.

13,4% 13,1%

2. Tần suất liên hệ giữa
kiến thức đã lĩnh hội được

5,7%
vào trong đời sống hàng
ngày.

26,6%

60,4% 7,3%

3. Khả năng tìm ra được
những mâu thuẫn giữa
những kiến thức lí thuyết 5,9%
học được với những hiện
tượng xảy ra trong thực tế.

19,8%

54,1% 20,2%

9


4. Mức độ thường xuyên
hỏi thầy cô giáo các câu
1,23% 24,7%
hỏi, BTHH gắn với thực
tiễn.

38,07
%


5. Trong giờ học có thí
nghiệm hoặc các buổi thực
hành, các em có thường
chú ý quan sát thí nghiệm 14,6% 30,8%
và tìm ra được sự mâu
thuẫn với các kiến thức lý
thuyết đã học được không?

49,0% 5,6%

36,0%

6. Trong giờ học, khi thầy cô đặt câu hỏi hoặc ra bài tập,
em có thường làm gì?
– Tập trung suy nghĩ tìm lời giải cho câu hỏi, bài tập và 12,1
xung phong trả lời.
%
– Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời tốt nhất.

33,8
%

– Chờ câu trả lời từ phía các bạn và giáo viên.

54,1
%

– Đánh giá kết quả điều tra
Qua số liệu ở các bảng trên, chúng tôi nhận thấy:
– 100% GV đều nhận thấy được tầm quan trọng của bài

tập thực tiễn đối với việc phát triển năng lực cho HS. Tuy nhiên,
mức độ sử dụng những bài tập này trong giảng dạy chưa cao
(41,7%). Nguyên nhân của việc này được các GV giải thích do
các tài liệu về bài tập hóa học thực tiễn còn chưa nhiều, việc
biên soạn những bài tập thực tiễn mất nhiều thời gian.
– Kiến thức thực tiễn GV khai thác cịn nghèo nàn, bài tập
chưa có sự phân dạng cụ thể, kiến thức đưa vào cịn chưa có hệ
thống, do đó HS vận dụng vào thực tiễn cịn chậm.
– Nhìn chung, những mâu thuẫn mà HS tìm được trong các
tình huống, các vấn đề thường là mâu thuẫn giữa lí luận với lí
luận là chính, cịn việc liên hệ giữa lí luận và thực tiễn cịn hạn
chế (24,7%) nên HS vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ
giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh
các em (22,3%).
– Thói quen tìm hiểu những hiện tượng trong cuộc sống
của HS chưa được hình thành, sự trao đổi, đặt câu hỏi với GV

10


cịn ít (24,7%). Từ đó hình thành tư tưởng ỷ lại chờ câu trả lời từ
phía GV và các bạn (54,1%).
– Đa số HS được hỏi đều quan tâm, hứng thú với những bài
tập thực tiễn(72,5%). Khi được giao những bài tập thực tiễn về
nhà các em rất chăm chỉ tìm hiểu, nghiên cứu để giải các bài
tập đó.
Kết quả trên cho thấy việc xây dựng được một hệ thống
bài tập hóa học gắn với thực tiễn rất có ý nghĩa, sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường trung học phổ
thơng.

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề
2.3.1. Hệ thống bài tập thực tiễn trong chương estelipit
Câu 1 : Thuốc aspirin được tổng hợp từ các nguyên liệu là
axit salixylic và anhidrit axetic theo phương trình hóa học sau
(hiệu suất phản ứng tính theo axit salixylic là 90%)
 o-CH3COO-C6H4-COOH +
o- HO-C6H4-COOH + (CH3CO)2O 
CH3COOH
(Aspirin)
Để sản xuất một lô aspirin gồm 2,7 triệu viên nén (mỗi viên
chứa 500 mg aspirin) thì khối lượng axit salixylic cần dùng là
A. 2070 kg
B. 575 kg
C. 1035 kg
D.
1150 kg
ĐGNL sư phạm HÀ nội 2022
Câu 2: Eugenol là thành phần chính của tinh dầu hương
nhu có cơng thức phân tử C 10 H12O2. Eugenol tác dụng được với
Na và NaOH. Eugenol khơng có đồng phân hình học. Hidro hóa
hồn tồn Eugenol thu được sản phẩm 2-metoxi – 4- propyl
xiclohexanol (Sản phẩm P). Cho các phát biểu sau:
(a) Eugenol làm nhạt màu nước brom
(b) Eugenol thuộc loại hợp chất thơm
(c) phân tử Eugenol có 2 nhóm CH2
(d) Sản phẩm P khơng tác dụng với NaOH
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3

C. 2
D. 1
Đề học sinh giỏi Nam định 2021-2022
Câu 3: Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng
mưa lũ dễ phát sinh một số bệnh như ghẻ lở. Người bị bệnh khi
đó được khun nên bơi vào các vị trí ghẻ nở một loại thuốc
thơng dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hố học quan
trọng là đietyl phtalat:

11


Công thức của đietyl phtalat là:
A.

C6 H 4  COOC 2 H 5  2

B.

C6 H 4  COOCH3  2

C. C6 H 4  COOCH3  2
D. C6 H 5  COOC 2 H 3  2
Đề thi đánh giá năng lực ĐH SP Hà Nội 2022
Câu 4 : Metyl cinamat là
một este có cơng thức phân tử
C10H10O2 có mùi thơm của dâu
tây (strawberry) được sử dụng
trong ngành công nghiệp
hương liệu và nước hoa. Để điều chế 16,2 gam este metyl

cinamat người ta cho 22,2 gam axit cinamic C 6H5-CH=CH-COOH
phản ứng với lượng dư ancol metylic. Hiệu suất phản ứng este
hóa là
A. 50,0%
B. 33,3 %
C. 66,7 %
D. 72,4 %
Câu 5 : Một loại chất béo có chứa 25% triolein, 25%
tripanmitin và 50% tristearin về khối lượng. Cho m kg chất béo
trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được 1
tấn xà phịng ngun chất. Giá trị của m là
A. 972,75
B.1004,2
C.1032,33
D.968,68
Câu 6 : Axit béo omega-3, omega-6 và omega-9 đều là
những axit béo quan trọng cần bổ sung trong chế độ ăn uống,
chúng đều là các axit béo chưa bão hịa. Trong đó axit béo
omega-3 và omega-6 là những axit béo thiết yếu nghĩa là cơ thể
không tự tạo ra mà phải bổ sung bằng chế độ ăn uống; cịn axit
béo omega-9 là axit béo khơng thiết yếu vì cơ thể chúng ta có
thể sản xuất được loại axit béo này. Dịng sữa Ensure Gold có
chứa cả 3 loại axit béo trên.

Thành phần dinh dưỡng một số chất trong hộp sữa Ensure Gold

12


Từ thơng tin đã cung cấp ở trên, có các nhận định sau?

a) Các axit béo trên đều không chứa liên kết C=C trong
phân tử.
b) Các axit béo trên đều có mạch cacbon khơng phân
nhánh.
c) Omega-3 và omega-6 là những axit béo thiết yếu nên
không cần bổ sung cho cơ thể.
d) Omega-6 và omega-9 là đồng phân của nhau.
e) Các axit béo trên có nhiều trong mỡ của các loại động
vật.
Số nhận định chính xác nhất là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
THPT Nguyễn khuyến TP Hồ chí Minh 2022
Câu 7: Etylpropionat có mùi thơm quả dứa, được dùng làm
chất tạo hương liệu trong công nghiệp. Etylpropionat được điều
chế từ axit và ancol nào sau đây?
A. C2H5COOH, C2H5OH
B. CH3COOH, C2H5OH
C. C2H5COOH, CH3OH
D. CH3COOH, CH3OH
Câu 8: Aspirin hay acetyl salicylic (ASA) (o-CH3COO-C6H4COOH) là một dẫn xuất của axit salixylic, thuộc nhóm thuốc
chống viêm –non- steroit ; có tác dụng giảm đau hạ sốt, chống
viêm; nó cịn có tác dụng chống tập kết tiểu cầu, khi dùng liều
thấp kéo dài có thể phịng ngừa đau tim và hình thành cục
nghẽn trong mạch máu. Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng
aspirin , bị cho là có thể gây ra hội chứng Reye, nếu khơng có
toa bác sĩ. Nhận định sau đây về aspirin khơng đúng
A. Aspirin khơng có khả năng làm mất màu dung dịch

brom
B. một mol Aspirin tác dụng tối đa với 3 mol NaOH
C. Aspirin có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
D. Công thức phân tử của aspirin là C 9H8O4
Câu 9: Trilinolein (hay Linolein) là một triglixertit dùng
trong sản xuất nhiên liệu sinh học và sản xuất các sản phẩm
tiêu dùng. Khi thủy phân Linolein trong môi trường axit, thu
được glixerol và axit linoleic (C 17H31COOH). Số liên kết π có trong
một phân tử Linolein là
A. 6.
B. 4.
C. 9.
D. 3.
13


Câu 10 : Chất béo khơng no dễ tiêu hóa và thường có lợi
cho sức khỏe. Tuy nhiên các chất béo dạng trans- rất độc hại
cho tim mạch vì chúng làm tăng cholesterol xấu LDL và làm
giảm chilesterol tốt HDL, đưa đến nguy cơ xơ vữa động mạch và
gây bệnh tim mạch, đột quỵ.... rất nguy hiểm. Chế độ ăn nhiều
chất béo dạng trans- cũng là một trong những nguy cơ đưa đến
bệnh tiểu đường type 2. Chất béo dạng trans- có nhiều trong
bỏng ngơ nổ bằng lị viba, mì ăn liền, khoai tây chiên,
margarine cứng. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất béo chứa nối đôi dễ tiêu hố và thường có lợi cho
sức khoẻ.
B. Các axit béo omega-3 có nhiều nối đơi như DHA, EPA,
thường thấy trong mỡ cá, rất tốt cho sức khỏe.
C. Ăn nhiều bỏng ngơ nổ bằng lị viba, mì ăn liền, khoai tây

chiên, margarine cứng có lợi cho tim mạch.
D. Hạn chế ăn mỡ động vật và các thức ăn cơng nghiệp có
chứa chất béo, nên dùng dầu thực vật và ăn nhiều cá.
Câu 11: Người Tràng An thường tự hào về truyền thống
văn hóa của mình, nên trong dân gian mới lưu truyền câu ca:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Tính cách người Tràng An xưa thanh lịch được ví như mùi
thơm thanh dịu của hoa Nhài. Hợp Chất Benzyl axetat là một
este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
A. CH3-COO-C6H5
B. C6H5-CH2-COO-CH3
C. CH3-COO-CH2-C6H5
D. C6H5-COO-CH3
2.3.2. Hệ thống bài tập thực tiễn trong Chương
cacbohidrat
Câu 12: Cây xanh là nguồn sống quý giá của con người, là
lá phổi xanh duy trì sự sống của trái đất. Chúng ta khơng thể
tồn tại mà khơng có cây xanh và bảo vệ nó là trách nhiệm của
tất cả chúng ta. Thống kê cho thấy, trung bình mỗi người hít thở
16 lần mỗi phút, mỗi lần hấp thụ khoảng 0,5 lít khơng khí. Và để
bảo đảm sự sống cho 7,5 tỉ người đang sinh sống trên hành tinh
này chúng ta cần 562 tỷ cây xanh. Trung bình mỗi người mỗi
năm hấp thụ tối thiểu khoảng bao nhiêu m 3 khơng khí? Biết 1
năm có 365 ngày.
A.2400
B.2600
C.5000
D.4200
Chun Quốc học Huế 2022 lần 1

Câu 13: Cây xanh và xenlulozo
Cây xanh có vai trị rất lớn với sự sống trên trái đất. Cây
xanh cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Thơng qua
q trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO 2, giải phóng khí

14


O2, làm giảm hiệu ứng nhà kính, giúp điều hịa khí hậu, bảo vệ
mơi trường…
Xenlulozơ được tạo ra trong cây xanh bắt đầu từ quá trình
quang hợp theo sơ đồ:
(a) 6CO2 + 6H2O  C6H12O6 (glucozơ) + 6O2
(b) nC6H12O6  (C6H10O5)n (xenlulozơ) + nH2O
Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên mảng tế bào thực
vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thân cây, cành cây được
dùng làm nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ, sản xuất giấy,…
1. Một khu đồi có diện tích 1000 m 2 trồng cây keo với mật
độ 10 m2/cây, trung bình mỗi cây khai thác được 243 kg gỗ
(chứa 50% xenlulozơ về khối lượng).
2. a) Trong phân tử xenlulozơ chứa rất nhiều nhóm –OH.
Khi nghiền thành bột để làm giấy, xenlulozơ có khả năng tan
trong nước khơng? Giải thích.
b) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi các mắt xích glucozơ
và một số mắt xích glucozơ đầu mạch có khả năng tạo ra nhóm
–CHO. Xenlulozơ có tham gia phản ứng tráng bạc khơng? Giải
thích.
3. Tồn bộ lượng gỗ thu được trên đối keo ở ý (1) đem chế
biến và sản xuất thành vở học sinh (loại 96 trang, khơng tính
bìa, kích thước mỗi trang là 210 mm x 297 mm) theo sơ đồ:

 Bột gỗ 
 Bột giấy 

 Vở học
Gỗ 
Giấy 
sinh
Biết: giấy chứa 80% bột gỗ, khối lượng bột dỗ trong giấy
bằng 60% so với khối lượng gỗ ban đầu, định lượng giấy là 60
g/m2. Tính số quyển vở tối đa thu được.
ĐGNL sư phạm Hà nội 2022
Câu 14: Một tấm kính hình chữ nhật chiều dài 2,4m, chiều
rộng 2,0m được tráng lên một mặt bởi lớp bạc có bề dày là 0,1
 m . Để tráng bạc lên 1000 tấm kính trên người ta phải dùng V
lít dung dịch glucozơ 1M. Biết : hiệu suất tráng bạc tính theo
glucozơ là 80%, khối lượng riêng của bạc là 10,49g/cm 3 , 1  m
=10-6m. Giá trị gần nhất của V là
A. 23,31 lít
B. 23,53 lít
C. 22,24 lít
D. 29,14 lít
Đề tham khảo ĐGNL SP Hà nội
Câu 15: Hiện nay, xăng sinh học E5 (xăng chứa 5% etanol
về thể tích) đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần
xăng truyền thống. Trong một nhà máy, etanol được sản xuất từ
xenlulozơ theo sơ đồ sau (với hiệu suất của cả quá trình là 60%)


0


H ,t
men
(C6 H10O5 ) n 
 C6 H12O6 
 C2 H 5OH
30  350 C

15


Toàn bộ lượng etanol thu được từ 1,62 tần mùn cưa (chứa
50% xenlulozơ) dùng để pha chế thành V lít xăng E5. Biết etanol
có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 6900 lít
B. 13800 lít
C. 11500 lít
D. 12000 lít
Đề tham khảo ĐGNL SP Hà nội
Câu 16: Cồn rửa tay khô (dung dịch sát khuẩn) được dùng
để phòng chống dịch COVID-19. Theo tổ chức Y tế Thế Giới gọi
tắt là WHO, cồn rửa tay khơ có phần trăm thể tích các thành
phần chính như sau: ethanol 80%, nước oxi già 0,125%, glyxerol
1,45%. Trong công nghiệp, nguyên liệu chính ethanol khơng
được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Thủy phân xenlulozơ trong axit, lên men glucozơ
B. Lên men tinh bột.
C. Hidro hóa etilen, xúc tác axit.
D. Thủy phân etyl axetat trong môi trường axit
Thi Thử ĐGTD BK
Câu 17: Sơ đồ sản xuất etanol từ ngô của một nhà máy

 Glucozơ 
 Etanol.
như sau: Ngô (chứa 40% tinh bột) 
Etanol thu được từ quá trình “chế biến” 4,05 tấn ngun liệu
ngơ theo sơ đồ trên có thể pha V m 3 xăng sinh học E5 (chứa 5%
etanol về thể tích). Biết etanol có khối lượng riêng là 0,8 g/ml.
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất là
A. 11,5
B. 57,5
C. 28,75
D. 23,0
Chuyên lê Hồng phong Nam định lần 1 2021-2022
Câu 18: Glucozo là chất dinh dưỡng và được dùng làm
thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm. Dung dịch
truyền thường có nồng độ 5% hoặc 20% được gọi là “ huyết
thanh ngọt”. Phân tử khối của glucozo là
A. 160
B.162
C. 180
D. 342
Câu 19. Chất X có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong
mật ong và các loại quả ngọt như dừa, xoài,... X là
A. glucozơ.
B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D.
fructozơ.
Câu 20:Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp
lên men rượu với nguyên liệu là 16 kg quả nho tươi (chứa 15%
glucozơ về khối lượng), thu được V lít rượu vang 12. Biết khối
lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Giả thiết trong thành
phần quả nho tươi chỉ có glucozơ bị lên men rượu; hiệu suất

tồn bộ q trình sản xuất là 72%. Giá trị của V là
A. 4,6.
В. 12,8.
C. 13,8.
D. 9,2.
Đề thi chính thức TNTHPT 2021-đợt 2
Câu 21: Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào
thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy phân hoàn toàn
16


chất X, thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên
được gọi là đường nho. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. Xenlulozơ và glucozơ.
B. Saccarozơ và fructozơ.
C. Tinh bột và glucozơ.
D.
Xenlulozơ

fructozơ.
2.3.3. Hệ thống bài tập thực tiễn trong chương
polime
Câu 22: Dưới đáy chai hoặc các vật dụng bằng nhựa
thường có kí hiệu các con số. Số 6 là kí hiệu của nhựa polistiren
(PS). Loại nhựa này đang được sử dụng dể sản xuất đồ nhựa
như cốc, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về. Ở
nhiệt độ cao, nhựa PS bị phân hủy sinh ra các chất có hại cho
sức khỏe. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhựa PS được sử dụng đựng thực phần hoặc đồ uống ở
nhiệt độ thường

B. Nhựa PS được khuyến cáo không nên dùng trong lị vi
sóng.
C. Polistiren được tạo ra từ phản ứng trùng hợp stiren.
D. Polistiren thuộc loại polime thiên nhiên.
Đề tham khảo ĐGNL SP Hà nội 2022
Câu 23. Polime X là chất rắn, rất bền, cứng, trong suốt và
cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy
tinh hữu cơ plexiglas. X là
A. polietilen.
B. poli(metyl metacrylat).
C. poliacrilonitrin.
D. poli(vinyl clorua).
Thi thử sở Hà Nội lần 1 2022
Câu 24: Một loại cao su buna- N sử dụng trong sản xuất
găng tay y tế có chứa 10,45% N về khối lượng được tổng hợp
bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3 – ddien với acrylonitrin có
xúc tác Na. Tỉ lệ số mắt xích buta-1,3 – dien và acrylonitrin
trong cao su này là
A. 3:2
B. 2:1
C. 2:3
D. 1:2
Câu 25:Polistiren (PS) là loại nhựa được dùng để sản xuất
đồ nhựa như cốc, bát, hộp đựng thức ăn dùng một lần. Monome
đùng để điều chế polistiren là
A. (-CH(C6H5)-CH2-)
B. (-CH2-CH(Cl)-)
C. (-CH2-CH2-)
D. C6H5-CH=CH2
Câu 26. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa

học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại
vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’.
Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng
ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe,
dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi
17


năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó
là tơ nilon-6. Cơng thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
A. (-CH2-CH=CH-CH2)n
B. (-NH-[CH2]6-CO-)n
C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n D. (-NH-[CH2]5-CO-)n
Câu 27: Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề vất vả đã được dân
gian đúc kết trong câu: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm
đứng”. Con tằm sau khi nhả tơ tạo thành kén tằm được sử dụng
để dệt thành những tấm tơ lụa có giá trị kinh tế cao, đẹp và
mềm mại. Theo em, tơ tằm thuộc loại tơ nào?
A. Tơ hóa học.
B. Tơ bán tổng hợp.
C. Tơ thiên nhiên.
D. Tơ tổng hợp.
HSG Thái Bình 2021
Câu 28: Cây cao su
là loại cây cơng nghiệp có
giá trị kinh tế lớn, được
đưa vào trồng ở nước ta từ
cuối thế kỉ 19. Chất lỏng
thu được từ cây cao su
giống như nhựa cây (gọi là

mủ cao su) là nguyên liệu
để sản xuất cao su tự
nhiên. Polime tạo ra cao su tự nhiên có tên gọi là
A. Polietilen.
B. Polistiren.
C. Poliisopren.
D.
Polibutađien.
Câu 29: Từ năm 1910 người ta đã bắt đầu sản xuất
xenlulozo axetat. Đây là loại tơ có độ bền cao hơn nhiều so với
sợi bông thiên nhiên với độ dài kéo đứt từ 30-35 km (bơng thiên
nhiên có độ dài kéo đứt từ 5-10 km). Người ta điều chế
xenlulozo axetat bằng cách cho xenlulozo phản ứng với anhidrit
axetic (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được 11,1 gam hỗn hợp X gồm
xenlulozo triaxetat, xenlulozo ddiiaxxetat và 6,6 gam axit
axetic. Phần trăm theo khối lượng của xenlulozo diaxetat trong
hỗn hợp là
A. 77,8%
B. 72,5%
C. 22,2%
D. 27,5 %
Câu 30: Cao su lưu hóa là phát minh của nhà khoa học
Charles Goodyear, người đã dành một thập kỷ trong cuộc đời
mình để tìm cách làm cho cao su sử dụng một cách dễ dàng
hơn và có có khả năng chống nóng, lạnh. Vào một ngày mùa
đơng năm 1839 tại New York (Mỹ) Charles Goodyear đã tìm ra
phương pháp lưu hóa cao su.Cao su lưu hóa (loại cao su được
tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với lưu huỳnh) có
khoảng 2,0% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng S đã thay
thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su. Vậy khoảng bao

nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua- S-S-?
18


A. 44
B. 50
C. 46
D. 4
2.3.4. Hệ thống bài tập thực tiễn trong chương
Amin, aminoaxit, peptit
Câu 31: Năm 1965, trong quá trinh tổng hợp thuốc chống
loét dạ dày, nhà hóa học James M. Schlatter (Mỹ) đã vơ tình
phát hiện hợp chất A ( một chất ngọt nhân tạo với tên thường
gọi là “aspartame”) có cấu tạo như hình dưới

Hợp chất A thuộc loại
A. monopeptit B. đipeptit
C. tripeptit
D.
tetrapeptit
Câu 32: Nicotin là một chất tìm thấy trong
các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong cây
thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua,
khoai tây, cà tím và ớt. Nicotin cũng được tìm
thức
thấy trong lá của cây coca. Nó là một chất độc công
thần kinh rất mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến cấu tạo
các lồi cơn trùng; do vậy trong q khứ của nicotin
nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại
thuốc trừ sâu. Thành phần % về khối lượng của

N trong nicotin là
A.
B. 17,07%. C. 16,97%.
D. 17,28%.
17,18%.
Câu 33: Insulin là một
hoocmon của cơ thể có tác
dụng điều tiết lượng đường
trong
máu.
Năm
1951,
Frederick Sanger đã giải trình
tự cấu trúc amino axit, khiến
insulin trở thành protein đầu
tiên được giải trình tự đầy đủ.
Thủy phân một phần insulin
thu được heptapeptit X mạch
hở. Khi thủy phân khơng hồn
tồn X thu được hỗn hợp các
peptit gồm: Ser-His-Leu; ValGlu-Ala; His-leu-Val; Gly-SerHis. Vậy amino axit đầu N và
amino axit đầu C trong X lần
19


lượt là:
A. Ala và Gly.
B. Gly
và Val.
C. Gly và Ala

D. His
và Leu
Câu 34: Axit glutamic là hợp chất phổ biến có trong
protein của các loại hạt ngũ cốc. Axit glutamic tham gia phản
ứng thải loại amoniac, một chất độc với hệ thần kinh. Trong y
học, axit glutamic được dùng như thuốc chữa bệnh yếu cơ và
choáng. Phát biểu bào sau đây đúng?
A. Axit glutamic không phản ứng với dung dịch NaHCO 3.
B. Đipeptit Glu-Ala khơng làm quỳ tím chuyển màu.
C. Bột ngọt (mì chính) là muối đinatri glutamat.
D. Axit glutamic có khả năng phản ứng với dung dịch HCl.
Câu 35: Salbutamol là một chất cực kì nguy hiểm cho sức
khỏe. Nó vốn là loại thuốc dùng cắt cơn hen suyễn, giãn phế
quản, giãn cơ trơn. Nếu sử dụng salbutamol không đúng chỉ
định có thể dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn mạch vành, trụy
mạch, thậm chí tử vong. Nếu phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
mà dùng salbutamol có thể gây độc cho trẻ nhỏ, gây bệnh tim
mạch cho trẻ ngay từ trong bào thai. Gần đây, báo chí phát hiện
nhiều hộ chăn ni nhỏ lẻ cố tình trộn các chất tăng trọng có
chứa salbutamol vào thức ăn cho lợn trước thời kì bán thúc. Lợn
ăn thức ăn này thịt đỏ tươi hơn, nạc nhiều, tăng trọng nhanh.
Tồn dư salbutamol trong thịt gây độc hại cho người sử dụng.

Cho các phát biểu sau về salbutamol
(a) Công thức phân tử của salbutamol là C 13H21NO3
(b)Salbutamol là hợp chất hữu cơ đa chức vì có chứa nhiều
nhóm chức
(c)Phân tử salbutamol có hai nhóm chức phenol
(d) Nhóm amin trong phân tử salbutamol có bậc 1
(e) Salbutamol có khả năng tác dụng với dung dịch Brom ở

điều kiện thường
Số phát biểu không đúng
20


A. 2
B. 1
C.4
D. 3
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo và kém bền trong nước xà
phịng có tính kiềm.
(c) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính
máy bay, ô tô.
(d) x mol Glu–Ala tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3x mol
NaOH.
(e) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên,
đó là sự đông tụ của protein.
Số phát biểu đúng là
C.
A. 4.
B. 2.
D. 5.
3.
Câu 37. Mì chính là muối natri của axit glutaric, một amino
axit tự nhiên quen thuộc và quan trọng. Mì chính khơng phải là
vi chất dinh dưỡng, chỉ là chất tăng gia vị. Mì chính có tên học
học là mono natriglutamat (tên tiếng anh là mono
sodiumglutamat, viết tắt là MSG). Cơng thức hố học nào sau

đây biểu diễn đúng MSG?
A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
B. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
C. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa
D. NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa
Câu 38. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi
lên là do?
A. phản ứng màu của protein.
B. phản ứng
thủy phân của protein.
C. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. D. sự đông tụ của
lipit.
Câu 39: Các loại thủy hải sản như lươn, cá … thường có
nhiều nhớt. Nghiên cứu khoa học chỉ ra hầu hết các chất này
ddeuf là protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì khơng
thể sử dụng biện pháp nào sau đây:
A. Rửa bằng nước lạnh
B. Dùng nước cốt
chanh
C. Dùng tro thực vật
D. Rửa bầng giấm ăn
Câu 40: Paclitaxel (tên thương mại: Taxol) là một lại thuốc
hóa trị liệu được sử dụng để điều trị một số dạng ung thư, có
cơng thức cấu tạo như sau:

21


Công thức phân tử của Paclitaxel là
A. C45H49O14N.

B. C47H51O14N.
C.
C46H53O14N.
D. C44H55O14N.
2.3.5. Thực nghiệm
2.3.5.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm nhằm giải quyết các
vấn đề sau:
- Khẳng định hướng đi đứng đắn và cần thiết của đề tài
trên cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Kiểm chứng tính ưu việt của hệ thống bài tập gắn liền
thực tiễn.
- Góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng
dạy học mơn hóa họ ở trường phổ thơng hiện nay.
2.3.5.2 Chọn lớp thực nghiệm
Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng và
sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn tôi đã tiến hành thực nghiệm
tại trường THPT Tĩnh Gia 1. Tôi lựa chọn hai lớp có trình độ
tương tự nhau là 12A1 (45 hs)và 12A2 (45 hs), tiến hành các bài
kiểm tra đầu vào, sau đó tiến hành dạy các bài tập thực tiễn với
lớp 12 A1, sau đó kiểm tra bằng bài test 45 phút.
2.3.5.3 Nội dung thực nghiệm
Sau khi dạy xong chuyên đề hệ thống bài tập thực tiễn đã
được phân loại theo chương trên tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra và đánh giá.
2.3.5.4. Kiểm tra kết quả thực nghiệm và thảo luận
Kết quả thể hiện ở bảng 1
KT
Đối
Điểm

tượng 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đầu TN(45 0
0
0
0
3
5
9
11 12 4
1
vào )
ĐC(4 0
0
0
0
4
4
7
13 11 6
0

5)
Đầu TN(45 0
0
0
0
0
3
8
12 10 8
4
ra
)
ĐC(4 0
0
0
0
3
5
8
12 12 5
0
5)
22


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở thực nghiệm tơi nhận thấy :
- Đã có sự chênh lệch rõ rệt về điểm số giữa 2 lớp ĐC và TN
khi kiểm tra đầu vào và đầu ra. Điểm trung bình các bài đầu ra
của lớp thực nghiệm ln cao hơn lớp đối chứng; tỉ lệ phần trăm

HS đạt điểm khá giỏi ở các lớp TN cao hơn. Điều này chứng tỏ
việc sử dụng các bài tập ở trên có tác dụng nâng cao chất lượng
dạy và học mơn Hóa.
- So sánh về thái độ học tập trong các giờ dạy có dùng bài
tập liên hệ thực tiễn tơi nhận thấy học sinh có thái độ học tập
tích cực hơn, say mê hơn.
- So sánh điểm thi ĐGNL của học sinh ở các đợt thi do Đại
học quốc gia Hà Nội tổ chức và điểm thi thử ĐGTD của học sinh
đã tiến bộ rõ rệt.
Đối với bản thân: Quá trình thực hiện đê tài đã giúp cho
bản thân tơi nâng cao được trình độ chun mơn, tìm kiếm được
nhiều tài liệu hay, học hỏi được nhiều kinh nghiệm để truyền tải
bài học sao cho hiệu quả nhât.
Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Để hồn thiện đề tài
này, tơi đã có được sự hỗ trợ, góp ý tích cực của đồng nghiệp.
Các đồng nghiệp cũng đã ghi nhận tính thiết thực của đề tài và
mong muốn được chia sẻ SKKN nhằm nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Hệ thống bài tập thực tiễn phản ánh đúng bản chất hóa học,
khơng nặng tính hàn lâm tính tốn do đó giảm áp lực học tập
đối với học sinh.
Hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn trong chương trình
hóa hữu cơ 12 mà tơi đã áp dụng làm cho học sinh thấy mơn
hóa học gần gũi với đời sống, sản xuất, học sinh được áp dụng
kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn.Từ đó
các em có thái độ học tập say mê hơn đối với mơn Hóa học, có
thái độ bảo vệ môi trường xung quanh, yêu quý thiên nhiên.
Hệ thống bài tập gắn liền với thực tiễn cũng phù hợp với

tiêu chí và xu thế ra đề của các kì thi đánh giá năng lực và đánh
giá tư duy hiện nay. Do đó giúp học sinh đạt điểm cao hơn trong
các kì thi ĐGNL, ĐGTD.Trong tương lai loại bài tập gắn liền với
thực tiễn sẽ được sử dụng rộng rãi.
3.2. Kiến nghị:
Hệ thống bài tập gắn liền thực tiễn tôi nêu trên đây là kết
quả của một thời gian giảng dạy các lớp học khối, các lớp mũi
nhọn ôn thi TN THPT, ôn thi ĐGNL, ĐGTD ở trường THPT TĨnh
Gia 1. Sau khi trao đổi với các đồng nghiệp về phương pháp
23


này, tơi cũng đã nhận được những sự đóng góp quý báu và sự
ửng hộ của các đồng nghiệp trong và ngồi trường. Tơi đã đưa
phương pháp này vào giảng dạy cho các em học sinh và bước
đầu thu được kết quả khả quan được thể hiện qua các điểm số
mà học sinh đã đạt được ở các kì thi ĐGNL, ĐGTD của đại học
Bách Khoa Hà Nội và điểm thi thử tốt nghiệp năm 2022. Tuy
nhiên tôi nhận thấy cịn có thể xây dựng hệ thống bài tập gắn
liền với thực tiễn cho phần hóa học vơ cơ lớp 12. Mong rằng
trong thời gian tới hệ thống ngân hàng đề cho các bài tập hóa
học gắn liền với thực tiễn sẽ được xây dựng nhằm làm nguồn tài
liệu quý gía cho ơn thi TNTHPT cũng như ơn thi ĐGNL, ĐGTD cho
học sinh.
Nghi Sơn, ngày 10 tháng 5 năm
2022
XÁC
NHẬN
CỦA
TRƯỞNG ĐƠN VỊ


THỦ

Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung đề tài
trên là do bản thân tôi nghiên cứu và thực
hiện, không sao chép nội dung của bất kỳ
ai.
NGƯỜI VIẾT SKKN
Lê Thị Thu Hà

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Ngọc Mai, Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi
Hóa học ở trường THPT, Tạp chí Hóa học ứng dụng số 11, tháng
12/2013
2. Bộ giáo dục và đâị tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng
chương trình tổng thể, 2017.
3. Đỗ Cơng Mỹ 2005, Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi
lý thuyết và bài tập thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo
dục.
4. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu,
2000 , Phương pháp dạy học hóa học, Nhà xuất bản giáo dục.
5.Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại,
2016, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
6.Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: -tu-duy
- Nguồn: 247.com

- Nguồn: />- Nguồn:

25


×