Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận thi KTHP Luật Tài chính Pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam ( 9 ĐIỂM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.52 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN : LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ : Từ phân tích thực trạng pháp luật thuế thu nhập cá
nhân ở Việt Nam, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện nay


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................1
I. Những vấn đề lý luận về thuế thu nhập cá nhân....................................1
1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân.....................................................1
1.2. Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân...............................................1
1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân....................................................3
II. Thực trạng pháp luật về thu nhập cá nhân ở Việt Nam........................4
2.1. Thực trạng pháp luật về đăng ký thuế thu nhập cá nhân...............4
2.2. Thực trạng quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.........5
2.3. Thực trạng quy định về truy thu, hoàn thuế, miễn giảm thuế thu
nhập cá nhân.................................................................................................7
2.4. Thực trạng quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp
luật thuế thu nhập cá nhân..........................................................................9
III. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân.......10
KẾT LUẬN........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU CÁ NHÂN................................................................13


MỞ ĐẦU
Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một cơng cụ quan trọng


của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa là công
cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Mặt khác, thực tế cho thấy thuế thu nhập cá nhân
cũng đóng góp đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là công cụ điều tiết thu
nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn
cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế. Tuy nhiên, khi
triển khai hiện nay tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra
ở nhiều khoản thu, sắc thuế, ở các địa phương trong cả nước, vừa làm thất thu
ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo cơng bằng xã hội. Để tìm hiểu thêm về
vấn đề này, em xin chọn đề bài số 9 “Từ phân tích thực trạng pháp luật thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện nay” làm đề thi kết thúc học
phần.

NỘI DUNG
I.

Những vấn đề lý luận về thuế thu nhập cá nhân
I.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Theo tên gọi trước đây thuế thu nhập đối với người thu nhập cao
được hiểu là một loại thuế đánh vào cá nhân có thu nhập, và chỉ cá
nhận nào có thu nhập cao hơn người khác mới phải nộp thuế, cịn
những cá nhân có thu nhập thấp hơn không phải nộp thuế. Hiện
nay nhiều người vẫn gọi thuế thu nhập cá nhân là thuế thu nhập
cao, dẫn đến hiểu sai bản chất của loại thuế này và đánh giá khơng
đúng vai trị của nó. Như vậy có thể định nghĩa thuế thu nhập cá
nhân là một loại thuế trực thu, điều tiết thu nhập của các cá nhân,
trong một kỳ tính thuế nhất định khơng phân biệt thu nhập
I.2. Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu được ban hành nhằm
phân phối một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho

1


nhà nước. Thuế thu nhập thường được phân chia thành hai loại
thuế là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Thuế
thu nhập doanh nghiệp có đối tượng chịu thuế là thu nhập từ các
hoạt động kinh doanh, chủ yếu là từ các loại hình doanh nghiệp.
Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có đối tượng chịu
thuế là thu nhập của các cá nhân. Ngoài những đặc trưng chung của
một sắc thuế, thuế thu nhập cá nhân có một số đặc trưng sau :
- Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu
nhập của cá nhân. Do đó đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
khơng có khả năng chuyển giao nghĩa vụ nộp thuế sang cho đối
tượng khác tại thời điểm đánh thuế
- Thuế thu nhập cá nhân có diện đánh thuế rất rộng, tất cả các cá
nhân có thu nhập cao bao gồm: cơng dân nước sở tại và người
nước ngoài cư trú thường xuyên hay khơng thường xun
nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ
quy định của luật thuế thu nhập cá nhân và hầu như tất cả số thu
nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể
nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngồi nước. Chính vì
vậy, nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập
cá nhân rất lớn
- Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường xuyên áp dụng theo
nguyên tắc thuế suất lũy tiến. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò
chủ yêu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có
thu nhập cao, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. Do đó việc
sử dụng thuế suất lũy tiến sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần
thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao
- Góc độ kỹ thuật tính thuế thu nhập cá nhân phức tạp, áp dụng

phương pháp lũy tiến bởi diện đánh thuế rộng, việc tính thuế
gắn liền với hồn cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể mới
đảm bảo được công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì
2


trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn là một khoản thu nhập cao
hơn so với người có thu nhập thấp hơn khi chưa nộp thuế. Đât
là điều kiện khuyến khích các cá nhân tích cực lao động sản
xuất để tăng thu nhập đồng nghĩa với việc nhà nước tăng nguồn
thu từ thuế
I.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu
nhập cá nhân vừa mang vai trị chủ yếu của thuế nói chung, vừa có
vai trị riêng mà các loại thuế khác khơng có được
Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân trở thành công cụ vơ cùng cần
thiết và hữu hiệu trong việc kiểm sốt thu nhập của các tầng lớp
dân cư, thực hiện công bằng xã hội và quản lý, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Để kiểm soát thu nhập dân cư nhà nước sử dụng đồng thời
hai cơ chế tự kê khai nộp thuế và cơ chế quản lý tiền công, tiền
lương, báo cáo quyết toán kinh doanh. Thuế thu nhập cá nhân góp
phần đáng kể đối với việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bởi lẽ thuế
thu nhập cá nhân là một giải pháp để tăng cường hoặc giảm bớt
điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư .
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu quan trọng của ngân
sách nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước,
trong đó thuế thu nhập cá nhân là một trong những bộ phận quan
trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp phần quan trọng để
tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân được tính
với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn.

Thứ ba, góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác.
Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt
đều có nhược điểm là có tính lũy thoái và ảnh hưởng đến người
nghèo hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa mọi
người không phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau.
3


Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiến sẽ góp
phần khắc phục được nhược điểm này.
II.

Thực trạng pháp luật về thu nhập cá nhân ở Việt Nam
II.1. Thực trạng pháp luật về đăng ký thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân từ năm 2015 cơ
quan thuế sẽ thực hiện cấp mã số thuế cho người phụ thuộc của
người nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, và mã số
này làm căn cứ cho việc giảm trừ gia cảnh. Cấp mã số thuế TNCN
cho người phụ thuộc là việc nhằm tránh thất thoát thuế TNCN,
trong trường hợp một người phụ thuộc được nhiều người nộp thuế
đăng ký giảm trừ gia cảnh dẫn đến việc một người phụ thuộc được
xét giảm trừ gia cảnh cho nhiều người nộp thuế tại cùng một thời
điểm tính thuế. Theo Thơng tư 111/TT-BTC ngày 15/8 năm 2013
của Bộ tài chính quy định người nộp thuế đã nộp thuế đăng ký thuế
và cấp mã số thuế. Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh
trong năm kể từ ngày đăng ký. Để thực hiện việc cấp mã số thuế
TNCN cho người phụ thuộc , điểm c, khoản 4, điều 24 Thông tư
111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn: “ Đối
với cá nhân là người phụ thuộc và người nộp thuế có kê khai giảm
trừ gia cảnh nếu chưa có mã số thuế thì cơ quan thuế tự động cấp

mã số thuế cho người phụ thuộc căn cứ trên thông tin của người
phụ thuộc tại Tờ khai đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp
thuế”. Để đảm bảo tính duy nhất trong quản lý mã số thuế người
phụ thuộc, tránh kê khai trùng, cơ quan thuế căn cứ vào thông tin
CMND đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên và thông tin giấy khai
sinh để cấp mã số thuế người phụ thuộc. Tuy nhiên, quy định của
Luật thuế thu nhập cá nhân chưa đề cập đến những trường hợp
khơng có giấy chứng minh nhân dân cũng như giấy khai sinh
khơng có số thì người phụ thuộc có được cấp mã không. Trong
4


điểm i, khoản 1 điều 9 Thơng tư 111/2013/TT-BTC cịn quy định
“ Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho
mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính
giảm trừ gia cảnh. Trong trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi
làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng
minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc
lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1 Điều
này.” Việc quy định này gây bức xúc cho người nộp thuế, cũng như
thêm nhiều thủ tục về đăng ký thuế, tăng gánh nặng về thủ tục
hành chính cho người dân.
II.2. Thực trạng quy định về kê khai, nộp thuế thu nhập cá
nhân
Theo quy định của Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8
năm 2013 thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu
nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập
cá nhân khai thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản
hướng dẫn về quản lý thuế. Thông tư quy định khai thuế đối với tổ
chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế

được thực hiện tháng hoặc theo quý.
Tại điểm b, khoản 3, điều 10 thơng tư số 156/2013/TT-BTC của
Bộ tài chính ngày 6 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn về thời hạn nộp
hồ sơ khai thuế: “ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo
quý chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh
nghĩa vụ thuế”. Đồng thời tại Khoản 2, Điều 11 Luật thuế thu nhập
cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định về
thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là
thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế
hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập. Như vậy,
đơn vị trả thu nhập hàng tháng khi trả thu nhập từ tiền lương, tiền
5


công cho người lao động phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân ngay trong khi trả thu nhập, nhưng một thực tế cho thấy đơn
vị trả thu nhập thực hiện kê khai và nộp thuế chậm nhất là ngày thứ
30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, vơ hình chung
người sử dụng lao động chiếm dụng hợp pháp một khoản tiền thuế
thu nhập cá nhân của người làm công ăn lương trong một khoảng
thời gian khá dài. Số tiền chiếm dụng đó, dù lớn hay nhỏ phụ thuộc
vào mức độ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đơn vị trả thu nhập.
Thậm chí có đơn vị trả thu nhập đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
của người lao động nhưng không hề kê khai và nộp số tiền thuế
này kịp thời vào ngân sách nhà nước dẫn đến nợ thuế TNCN.
Một trong những bước ngoặt của lộ trình cải cách thuế, nhằm
hướng đến một nền quản lý thuế hiện đại, phù hợp với thơng lệ
quốc tế đó là áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách
nhiệm. Theo cơ chế này, cơ quan thuế khơng can thiệp vào q
trình kê khai, tự tính và nộp thuế của tổ chức, cá nhân. Đó chính là

ngun nhân mà cơ quan thuế chưa kiểm sốt chính xác được thu
nhập của các cá nhân có phát sinh thu nhập được từ nhiều nơi khác
nhau nư : đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, hoặc hành
nghề các dịch vụ khác như: dạy thêm, kế tốn, biểu diễn văn hóa,
nghệ thuật và một số khoản thu nhập nhận được mang tính chất
tiền lương, tiền cơng khác... theo quy định khoản thu nhập hoa
hồng, từ 100 triệu đồng trở lên hoặc các khoản thu nhập nhận được
từ các dịch vụ khác, mỗi lần nhận được từ 2 triệu đồng trở lên thì
đơn vị chi trả thu nhập phải khấu trừ thuế theo chính sách thuế quy
định, hoặc đến cuối năm cá nhân chưa được khấu trừ thuế, thì
người nộp thuế phải thực hiện kê khai trực tiếp với cơ quan thuế,
tuy nhiên các trường hợp kê khai trực tiếp với cơ quan thuế, tuy
6


nhiên các trường hợp này trong thực tế có một số bộ phận người
nộp thuế, rất ít tự giác thực hiện kê khai thuế với cơ quan thuế.
Để thực hiện tốt vấn đề bất cập phát sinh nêu trên, ngành thuế cần
sớm có những giải pháp cụ thể cùng chế tài đối với những trường
hợp này, nhằm hạn chế những thiếu sót trong cơng tác quản lý thuế,
tạo sự đồng thuận và công bằng nghĩa vụ thuế trong xã hội.
II.3. Thực trạng quy định về truy thu, hoàn thuế, miễn giảm
thuế thu nhập cá nhân
Hoàn thuế thu nhập cá nhân là một khâu trong quy trình quản lý
thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Việc giải quyết
hồn thuế nhanh gọn đúng chính sách sẽ là động lực góp phần kích
thích tính tự giác thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, đồng thời
thể hiện tính chuyên nghiệp của ngành thuế cũng như công chức
thuế. Ngược lại, nếu việc giải quyết hồn thuế thuế thu nhập cá
nhân khơng nhanh gọn, khơng đúng quy trình, khơng đúng chính

sách sẽ là một trở lực lớn cho quá trình triển khai chiến lược cải
cách hệ thống thuế:
- Thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN: Theo điểm d,
Khoản 1, Điều 16, Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 1
năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế quản
lý thuế thì thời điểm nộp hồ sơ quyết tốn thuế của các cơ quan
chi trả thu nhập cũng như các cá nhân quyết toán thu nhập cá
nhân chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Trên thực tế sẽ có một số lượng lớn các cá nhân nộp hồ sơ quyết
tốn đề nghị hồn thuế TNCN trong khoảng thời gian từ 1/1 đến
31/3 hàng năm. Trong thời gian này phần lớn các cơ quan chi
trả thu nhập chưa hồn thành quyết tốn thuế TNCN năm nên
cơ quan thuế chưa có dữ liệu chi tiết từng cá nhân nhận thu
nhập. Khi xử lý hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp này, cán bộ
7


thụ lý hồ sơ sẽ khơng có cơ sở dữ liệu để đối chiếu chứng từ
khấu trừ thuế TNCN với thông tin tại đơn vị chi trả thu nhập,
dẫn đến khai thiếu thuế nhập chịu thuế, thiếu số thuế TNCN
phát sinh trong kỳ, khai tăng số thuế đề nghị hoàn
Về quy định miễn thuế , giảm thuế, ở Việt Nam việc miễn thuế,
khơng xác định trên tiêu chí của người nộp thuế mà xác định trên
thu nhập chịu thuế. Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân được
quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13,
theo quy định tại Điều này nhiều khoản thu có tính chất tương tự
như các khoản thu nhập chịu thuế quy định trong luật nhưng không
phải nộp thuế:
- Khoản 2 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định miễn
thuế đối với thu nhập từ nhà ở, quyền sử dụng đất ở gắn với tài

sản trên đất của cá nhân chỉ có duy nhất một nhà ở, đất duy
nhất. Việc quy định này có một bất cập là các cơ quan nhà nước
rất khó có thể xác định được nhà ở, đất mà cá nhân chuyển
nhượng là duy nhất. Vì chủ yếu các cơ quan nhà nước chỉ dựa
vào tờ khai và cam kết của cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở
nên không tránh khỏi việc trốn thuế
- Khoản 7 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định không
đánh thuế từ thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng khơng
phù hợp. Vì việc gửi tiền tại ngân hàng cũng là một hình thức
đầu tư phát sinh lợi nhuận cũng giống như tổ chức tín dụng cho
vay tiền phải nộp thuế lãi cho vay
- Khoản 6 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định không
đánh thuế thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. Quy định này
phù hợp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân khi
tiến hành chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển các ngành
8


nghề có thu nhập cao nhằm nâng cao đời sống của họ so với các
cá nhân làm nghề khác. Tuy nhiên qua thực tiễn quản lý thu cho
thấy có trường hợp đó chưa hợp lý đó là hộ gia đình, cá nhân
không phải là nông dân mà trước đây được nhà nước giao đất
nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để sản
xuất nhưng không trực tiếp sản xuất mà thuê người sản xuất
nông nghiệp, nay chuyển đổi đất nơng nghiệp có phát sinh thu
nhập nhưng khơng nộp thuế
II.4. Thực trạng quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân
Kể từ khi ban hành Luật quản lý thuế, vấn đề về kiểm tra thuế,

thanh tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật đã có những bước phát triển
vượt bậc, có nhiều điểm mới tiến bộ hơn so với trước đây. Tuy
nhiên, pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật
thuế ở nước ta hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định: các quy
định về thanh tra, kiểm tra chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản
pháp luật như: Luật thanh tra, Luật quản lý thuế, Luật khiếu nại tố
cáo...; các quy trình, thủ tục trong thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn
chưa phù hợp với Luật quản lý thuế gây khó khăn cho quá trình
thanh tra, kiểm tra thuế trong thực tế. Qua thực tiễn công tác thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật, còn tồn tại vấn đề về trách
nhiệm của người nộp thuế, của cơ quan quản lý thuế, cần thiết phải
thay đổi, bổ sung, sửa đổi các quy định khơng cịn phù hợp, chưa
đầy đủ để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn
ngừa, hạn chế các tiêu cực đã đang xảy ra đối với người nộp thuế,
về cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải cải cách về chế độ
hành chính theo hướng linh hoạt, minh bạch, rõ ràng...

9


III.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân
Mục tiêu của Luật thuế thu nhập cá nhân là một đạo luật tiến bộ, là cơ
sở quan trọng nhằm tiến tới đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện
cho mọi người bình đẳng về nghĩa vụ thuế với đất nước, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo, điều tiết thu nhập trong xã hội. Tuy nhiên
vấn đề đảm bảo tính khả thi của Luật thuế thu nhập cá nhân trong thực
tiễn là vấn đề khó, bởi xuất phát từ đặc tính của thuế thu nhập cá nhân
là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, điều này dẫn

đến việc khó thu và khó kiểm sốt. Vì vậy em xin kiến nghị một số
giải pháp nhằm giải quyết các thực trạng:
Thứ nhất, hồn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân nói chung và
các văn bản pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng, đảm
bảo có được hệ thống thuế thống nhất, phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu
nguồn thu ngân sách. Nguyên nhân quan trọng và chủ yếu dẫn đến
thực trạng có nhiều đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thuế gặp
khó khăn trong q trình thực hiện luật thuế và tình trạng lách luật
trốn thuế của nhiều đối tượng diễn ra bắt nguồn từ chính những kẽ hở,
vướng mắc, trong các quy định của luật thuế TNCN hiện nay. Do đó,
khi co một hệ thống pháp luật thuế TNCN kiện tồn và hồn chỉnh thì
cơng tác quản lý thuế sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, các đối tượng nộp
thuế khơng có nhiều cơ hội để trốn tránh nghĩa vụ thuế của mình với
nhà nước
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chống gian
lận thuế, trốn thuế để có tính răn đe với những đối tượng vi phạm, kịp
thời ngăn chặn hành vi chiếm đoạt thuế, chuyển giá, trốn thuế. Chủ
động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, các tổ
chức cá nhân chi trả thu nhập để tổ chức việc đăng ký thuế cho tất cả
cá nhân, tổ chức thuộc đơi tượng có thu nhập thuộc diện chịu thuế.
Thứ ba, tổ chức tập huấn kỹ nghiệp vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân
cho cán bộ, công chức thuế, các tổ chức chi trả thu nhập, tổ chức bộ
10


phận hỗ trợ các cơ quan chi trả thu nhập, các cá nhân trong việc kê
khai, tính thuế; hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về chính sách, pháp luật,
thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân
Thứ tư, bảo vệ quyền của người nộp thuế và trách nhiệm của cơ quan
quản lý thuế. Bảo đảm tính hợp pháp của các cuộc kiểm tra, thanh tra

không phải mọi trường hợp, kiểm tra, thuế thanh tra thuế có các căn
cứ chính xác về vi phạm của người nộp thuế. Nếu tiến hành kiểm tra,
thanh tra không dựa trên cơ sở pháp luật sẽ dẫn đến hạn chế quyền của
người nộp thuế. Kiểm tra nhằm xác định tính xác thực của hồ sơ hoặc
làm cơ sở để yêu cầu người nộp thuế bổ sung hoặc ấn định mức thuế
khi người nộp thuế khơng bổ sung hồ sơ , giải trình hoặc bổ sung hồ
sơ thuế không đúng. Việc kiểm tra hồ sơ và hệ quả của nó có ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người nộp thuế không bổ sung hồ
sơ, giải trình hoặc bổ sung hồ sơ thuế khơng đúng.
Thứ năm, tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm thuế thu nhập cá nhân. Thực tiễn cho thấy ngành thuế vẫn luôn
thất thu thuế thu nhập cá nhân ở những con số vẫn cịn cao, đó là do
hiện tượng trốn thuế, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu
tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo tính cơng bằng của thuế.
Thanh tra thuế sẽ làm nhiệm vụ phát hiện những đối tượng có hành vi
trốn thuế, những sai phạm chính cơ quan thuế, của các cán bộ thuế.
Việc thanh tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của
nhiều đối tượng nộp thuế, tăng tính nghiêm túc nghiêm túc của cơ
quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập khai chi trả. Thanh
tra thuế sẽ góp phần đảm bảo việc thu đúng và đủ thuế cho ngân sách
quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường thanh tra thì việc xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm cần được thực hiện một cách nghiêm túc và
dứt khoát. Cơ quan thuế nếu như phát hiện ra các trường hợp vi phạm
và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ
11


phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt.
Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt
các trường hợp vi phạm.

Thứ sáu, sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác quản lý thuế
thu nhập cá nhân. Luật thuế thu nhập cá nhân tác động mạnh tới tâm
lý, thu nhập của người dân trong xã hội, vì vậy đỏi hỏi phải có sự hợp
tác của tất cả các chủ thể: cơ quan thuế, người dân, các thiết chế tài
chính, ngân hàng, cơ quan chi trả thu nhập, các tổ chức chính quyền
và phải có lộ trình đối với một khoản thuế thu nhập vào đối tượng nhất
định.
Thứ bảy, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành thuế. Cùng với sự phát
triển liên tục của nền kinh tế và nhiều vấn đề nảy sinh trong công tác
quản lý thuế, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế cần được hiện đại
hóa hơn nữa. Ngành thuế cần sớm có một hệ thống quản lý thuế bằng
mạng vi tính nội bộ. Trong điều kiện mới, nền kinh tế thị trường ngày
càng phát triển, hoạt động buôn bán ngày càng đa dạng và tăng cường
mạnh mẽ về quy mô, các thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc
quản lý thu thuế một cách thơ sơ là khơng cịn thích hợp.

KẾT LUẬN
Thuế là một trong những cơng cụ tài chính cần thiết và quan trọng của
Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Để
đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, để phù hợp hơn với hoàn
cảnh kinh tế- xã hội trong nước đồng thời phù hợp với các thông lệ
quốc tế thì vấn đề sửa đổi, cải cách hệ thống pháp luật quản lý thuế
nói chung và đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân đặt ra ngày càng cấp
thiết hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU CÁ NHÂN
1. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

12



2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân
( Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 của Quốc hội khóa XIII,
kỳ họp thứ 4), Hà Nội
3. Bộ Tài chính ( 2013), Thơng tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá
nhân, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá
nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 156/2013/TT-BCT của Bộ Tài
chính ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý
thuế và Nghị định số 83/2013/ND-CP ngày 22/7/2013 của Chính
phủ, Hà Nội
5. Phạm Thị Phương Mai (2008), “Thuế thu nhập cá nhân: Kinh
nghiệm quốc tế và việc thực thi ở Việt Nam,” Luận văn thạc sỹ kinh
tế chính trị
6. La Thị Tuyết Anh ( 2011), “Thực tiến thi hành pháp luật thuế
TNCN và định hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại
học Luật Hà Nội.

13



×