Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần Công dân với đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.84 KB, 24 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu
sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với
công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển
kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự
nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác
động đến một phần lớn thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu
ước mơ, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp,
chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi trụy thông qua
các phương tiện như phim ảnh, game, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những
quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là
các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Trong nhiều năm qua, trường THPT Tống Duy Tân rất quan tâm đến việc
giáo dục đạo đức cho học sinh, coi đây là vấn đề hàng đầu trong việc hình thành
nhân cách con người và chỉ đạo tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên làm tốt công tác
này. Mặt khác thầy giáo, cô giáo là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo, vì
vậy giáo dục đạo đức cho học sinh phải được thực hiện ngay từ khi các em bước
vào nhà trường. Vì những lí do đó tơi chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua phần “Công dân với đạo đức” mơn Giáo dục cơng
dân lớp 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là để hình thành và
phát triển về nhân cách có thái độ cư xử lịch sự nhã nhặn đối với người lớn, ông bà,
thầy cô, bạn bè …Giáo dục các em có định hướng đúng cho cuộc sống sau này,
1


tránh xa lối sống vô đạo đức, suy đồi bản chất con người xã hội chủ nghĩa. Giáo


dục đạo đức cho học sinh tức là làm cho các em trở thành người giàu lòng yêu
thương con người, phong cách lịch sự, hành vi ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác.
- Hình thành cho các em có lòng trung thực, tự giác trong học tập, ý thức
chấp hành kĩ luật, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, sống hòa thuận với anh chị
em, hòa nhã với bạn bè, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng, bảo vệ tài sản
chung. Giáo dục cho các em ý thức tự đánh giá bản thân, dũng cảm sửa chữa sai
lầm, có lối sống vì mọi người không tham gia tệ nạn xã hội .
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10, Trường THPT Tống Duy Tân.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Tống Duy Tân – Vĩnh Lộc.
- Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của trường
THPT nơi tôi công tác trong năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 – 2022.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá, phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường
THPT Tống Duy Tân.
- Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Tống Duy
Tân trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, xử lý thơng tin: Nghiên cứu, phân tích, tởng
hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài. Những kiến thức về
tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, giáo dục học và những quan điểm đường

2


lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen
thưởng và kỷ luật học sinh.
- Phương pháp theo dõi, quan sát: Đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh của

trường trong các năm học. Đưa ra một số kinh nghiệm biện pháp về việc thực hiện
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát các hoạt động
giáo dục đạo đức của nhà trường; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê,
xử lý số liệu.
7. Thời gian nghiên cứu
Thực hiện trong năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022.
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức học sinh
Chương II: Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Tống Duy Tân.
Chương III: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần “Công
dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
1. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con
người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi
ích của tập thể và cộng đồng.

3


2. Mục tiêu giáo dục đạo đức
Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm
chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong
giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành
các quy định của pháp luật.

3. Chức năng của đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội, đạo đức một mặt
quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội, mặt khác nó cũng tác động tích cực
trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn,
tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội.
Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều
chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng nhận thức, phản ánh.
4. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
- Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn
luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong
học sinh về đạo đức.
- Nội dung: Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng
đồng và quốc tế, có tinh thần lao động sáng tạo, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi
trường...
- Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh
luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực

4


tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen…; phương pháp kích thích tình cảm và
hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt…
5. Vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
5.1. Vị trí - ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh
nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có
những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội,

của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân
với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ
Chủ Tịch đã nêu: “dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo
đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì
có tài cũng vơ dụng”
5.2. Đặc điểm
Giáo dục đạo đức địi hỏi khơng chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri
thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình
cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; cịn quá
trình giáo dục đạo đức khơng chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện
thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường .
Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ
thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động
quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trị hết
sức quan trọng. Cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó

5


có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã
hội.
6. Những tác động tới việc rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường THPT
6.1. Về tâm sinh lý học sinh
Là giai đoạn các em đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị
kích động, lơi kéo... Có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ
đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích.
6.2. Về phía gia đình

Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái;
sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha
mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn
cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
6.3. Về phía nhà trường
Một số giáo viên thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các
biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo; sự
thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ
luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực
lượng giáo dục... đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học
sinh.
6.4. Về phía xã hội
Tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác
động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha
mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.

6


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TỐNG DUY TÂN.
1. Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT Tống
Duy Tân.
1.1. Thuận lợi
- Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên nói chung, học sinh THPT ở trường
THPT Tống Duy Tân nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
Đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm theo dõi phối kết hợp của phụ huynh,
nhân dân.
- Bên cạnh đó đội ngũ nhà giáo có tri thức giàu tâm huyết luôn coi trọng vấn đề

giáo duc đạo đức lối sống cho học sinh.
- Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Giáo dục công dân đã và đang
đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương
pháp dạy học, dạy học đạo đức thông qua bộ môn Giáo dục công dân được xác
định là một nhiệm vụ quan trọng, là đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông.
- Chương trình Sách giáo khoa Giáo dục công dân mới có nhiều đổi mới về mục
tiêu, cấu trúc, sự đởi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo
dục công dân cho học sinh.
- Giáo viên dạy Giáo dục công dân là những người có chuyên môn nghiệp vụ vững
vàng, giàu tâm huyết với học sinh, luôn gương mẫu trong tư cách đạo đức lối sống,
là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức lối sống
học sinh, coi đó là nền tảng để đạt đến hiệu quả giáo dục toàn diện nên có kế hoạch
chỉ đạo thường xuyên có hiệu quả cao.

7


1.2. Khó khăn
Hiện nay, tình hình đạo đức của học sinh ở các trường THPT nói chung và
trường THPT Tống Duy Tân nói riêng có những vấn đề vần cần phải quan tâm:
- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lười học, lười lao động, hay trốn học để đi chơi.
- Ý thức học tập của học sinh còn thấp, nhiều em học sinh đang độ tuổi rong chơi, kết bè
phái với những thanh niên bên ngoài tụ tập hút thuốc, đánh nhau và đặc biệt là vấn đề
phim ảnh hiện nay …Học sinh chưa có quyết tâm trong vấn đề học tập của mình như bỏ
tiết, không làm bài tập, tự ý viết nghỉ học, nghỉ học không phép.
- Hay gây gổ, nói tục, cắt, nhuộm tóc, ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Nhìn chung, đạo đức của một bộ phận khơng ít học sinh đang giảm sút. Tuy
theo các kết quả điều tra trên quy mô lớn được đăng tải trên các mạng xã hội, đạo

đức vẫn cịn ở vị trí cao trong bậc thang giá trị xã hội, nhưng có những biểu hiện
đáng lo ngại như ý thức đạo đức đi xuống, có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ,
thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy
theo thành tích…đã xâm nhập vào nhà trường.
2. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh
Từ những thực trạng trên ta thấy có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
đạo đức của học sinh.
- Do xúi giục của bạn bè, sự thiếu hiểu biết, tác động của kinh tế thị trường…
- Nhiều phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập và rèn luyện
đạo đức của các em.
- Việc thông tin giữa gia đình và nhà trường cịn ít và chậm.
- Do khơng xác định đúng đối tượng kết bạn, hoặc tiếp xúc với những phần tử xấu
ở bên ngoài xã hội cho nên các em dễ nảy sinh tiêu cực.
- Mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến nền văn hóa, lối sống

8


3. Vai trò và nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay.
3.1. Vai trò
Học sinh THPT là lứa tuổi hết sức nhạy cảm trước các biến động của sự phát
triển kinh tế xã hội, đặc biệt dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Ở các em
luôn muốn chứng tỏ cái “Tôi” của mình, muốn chứng tỏ mình là người lớn, trong lúc
vốn sống, khả năng hiểu biết của các em yếu và thiếu. Bạo lực học đường đang trở
thành vấn nạn trong các trường THPT nó diễn ra đối với cả học sinh nữ là nỗi lo cho
toàn xã hội. Chính vì vậy giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho các em là việc làm cần
thiết.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh
nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có
những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với người

xung quanh, với gia đình, với tập thể, với quê hương đất nước và cộng đồng xã hội.
3.2. Nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức
- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với
lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo
đức của xã hội.
- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các
hành vi cá nhân được thực hiện.
- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để
đảm bảo cho hành vi ln theo đúng các yêu cầu đạo đức.
- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá
nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
- Quan tâm đến giáo dục vốn sống, kỹ năng sống cho học sinh.

9


- Giáo dục ý thức chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước,
quy định của địa phương, nội quy, quy chế của trường. Giáo dục truyền thống đạo
đức văn hoá của dân tộc Việt Nam.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG
QUA PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
LỚP 10
1. Thực trạng của việc giảng dạy chương trình mơn Giáo dục cơng dân
Trường đã tở chức thực hiện giảng dạy môn Giáo dục công dân đầy đủ theo
đúng quy định của chương trình, có lồng ghép giáo dục pháp luật và một số nội
dung khác theo quy định vào bộ môn. Tuy nhiên thực tế việc dạy và học mơn Giáo
dục cơng dân ở trường cịn nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả giáo dục đạo đức
của mơn học cịn thấp. Mơn giáo dục cơng dân từ trước đến nay chưa được coi
trọng, nhiều giáo viên, học sinh, Cha mẹ học sinh vẫn xem đây là môn học phụ.

Nguyên nhân: thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trang thiết bị dạy học, các điều kiện khác phục vụ dạy học còn thiếu thốn, lạc hậu
gây khó khăn cho việc đổi mới dạy học.
- Tâm lý chung của học sinh và một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên, trong đó
có cha mẹ học sinh cho rằng đây là môn học phụ, kết quả học tập không quan trọng
lắm, vì vậy chú ý động viên con em tích cực học tập.
- Môn Giáo dục công dân chỉ có 1 tiết/tuần nên giáo viên phải dạy nhiều lớp, do đó
có nhiều khó khăn về việc nắm bắt được tình hình cụ thể của học sinh trong lớp.
2. Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phần “Công dân
với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10

10


Giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện: Đức – Trí – Thể - Mĩ đã
được đặt ra trong quá khứ, song hiện tại, điều đó lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “…coi trọng bồi dưỡng cho
học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập
nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh,
sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”.
Nội dung kiến thức phần Công dân với đạo đức giúp học sinh hiểu được đạo
đức là gì, phân biệt được đạo đức với pháp luật để từ đó điều chỉnh hành vi đạo đức
của bản thân. Đặc biệt với các phạm trù cơ bản của đạo đức học như: Nghĩa vụ,
lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hành phúc sẽ giúp cho học sinh hiểu được ý
nghĩa đích thực của cuộc sống, hiểu được rằng hạnh phúc chân chính của con người
là ở chỗ biết gắn lợi ích của mình với lợi ích giai cấp, của dân tộc, nhân loại và đấu
tranh cho sự giải phóng thực sự con người.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như giáo
dục thông qua lao động sản xuất, qua các hoạt động xã hội, qua các hình tượng văn

học, nghệ thuật, qua việc truyền đạt tri thức đạo đức, qua những tấm gương…mỗi
hình thức đều có một vị trí nhất định đối với việc hình thành nhân cách cho thế hệ
trẻ. Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua phần Công dân với đạo đức.
2.1. Sử dụng phương pháp kể chuyện
Theo tôi nghĩ, bên cạnh các phương pháp đã và đang thực hiện, khi dạy phần
Công dân với đạo đức giáo viên nên sử dụng các câu chuyện có ý nghĩa giáo dục
đạo đức, để thông qua đó truyền đạt tri thức cho học sinh. Những câu chuyện,
những tấm gương đạo đức sinh động sẽ có sức lôi cuốn thu hút sự chú ý hơn nữa
của học sinh đối với bài giảng vì trong giáo dục đạo đức, nêu gương là một hình
thức quan trọng. Bác Hồ nói: Một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn
thuyết.

11


Ví dụ khi giảng bài 10: Quan niệm về đạo đức, giáo viên có thể bắt đầu hoặc
kết thúc bằng câu chuyện Bác Hồ trong đời thường qua đó rút ra những kết luận về
sự giảm dị, thanh đạm của Bác Hồ, nêu cao tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác
cho học sinh noi theo.
Hoặc khi giảng bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ở đơn vị
kiến thức 1: Nghĩa vụ, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện Lá cờ thêu sáu chữ
vàng để minh hoạ cho học sinh thấy được sự dũng cảm hi sinh, quên mình vì việc
nghĩa của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Từ đó giúp học sinh ý thức được nghĩa
vụ của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hay ở đơn vị kiến thức 2:
Lương tâm, giáo viên có thể bắt đầu hoặc kết thúc bằng câu chuyện Sự ngộ nghịch
đáng ân hận suốt đời (Trích trong Dế mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), để
giúp học sinh thấy rõ được lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi
đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
2.2. Sử dụng phương pháp nêu gương

Tấm gương đạo đức là hình mẫu đạo đức mà con người có thể trực tiếp làm
theo, nói theo. Tấm gương đạo đức tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ thấp
nhất là: những ứng xử đạo đức đẹp trong quan hệ giao tiếp, trong việc thực hiện
hành vi đạo đức thường nhật của con người như cách xưng hô đúng ngôi thứ với
người giao tiếp, những hành vi phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội như nhường em
nhỏ, kính trọng người già…Ở cấp độ cao hơn đó là sự kết tinh của cái thiện và cái
đẹp. Ở cấp độ cao hơn nữa đó là những tấm gương đạo mang ý nghĩa xã hội rộng
lớn, có thể gây ra những tác động có tính chất dây truyền, bùng nổ trong những tình
huống nhất định. Chẳng hạn khi giảng dạy bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc chúng ta lấy ví dụ như quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của Trần
Hưng Đạo đã dấy lên tinh thần “sát Thát” hừng hực trong toàn quân; tấm gương vì
nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dấy lên tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh” của các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô năm xưa…

12


Cho nên không nên quan niệm tấm gương đạo đức là một cái gì cao siêu, đó
là những cái rất gần gũi, đời thường mà mỗi người đều có thể và cần phải trỏ thành
tấm gương đạo đức. Nếu làm được như thế thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng
đồng dân cư và nói rộng ra là cả xã hội sẽ có một môi trường đạo đức lành mạnh,
trong sáng, đây là điều cần thiết cho sự hình thành phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ.
Vì vậy khi giáo viên giảng dạy phần Công dân với đạo đức trong chương trình
Giáo dục công dân lớp 10. Việc đưa các tấm gương đạo đức minh họa cho các nội
dung bài giảng của phần này cần hướng đến nhận thức của học sinh đó là: những
giá trị đạo đức là hết sức cao đẹp những cũng thật giảm dị, gần gũi, tự nhiên như
cuộc sống đời thường mà mỗi chúng ta ai cũng có thể thực hiện được.
Chúng ta không thể không xúc động và cảm phục trước những con người tật
nguyền nhưng ham học, có ý chí vươn lên chiến thắng bệnh tật để trở thành người “tàn
nhưng không phế”,

Bên cạnh việc tu dưỡng bản thân, thực sự là tấm gương đạo giữa đời thường,
trong mỗi giờ giảng, giáo viên cần định hướng cho học sinh biết suy nghĩ, hành
động theo những tấm gương người tốt, việc tốt, theo những chuẩn mực đạo đức xã
hội và pháp luật của nhà nước, đồng thời giúp học sinh có thái độ đấu tranh quyết
liệt, lên án mạnh mẽ với hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.
Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau: giáo dục thông qua các môn học, các hoạt động xã hội,
giáo dục truyền thống, hoạt động đoàn thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Song giáo
dục bằng nêu gương là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất. Bởi lẽ thầy giáo, cô
giáo nhất cử nhất động đều ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh. Từ lời ăn tiếng nói,
tác phong đi đứng, ăn mặc, thái độ cư xử với học sinh, với đồng nghiệp, với mọi
đối tượng trong xã hội cho đến lối sống hàng ngày của người thầy đều tác động
trực tiếp đến học sinh.
2.3. Sử dụng phương pháp trực quan

13


Phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng đồ dùng giảng dạy
để minh hoạ cho học sinh nắm được kiến thức. Hình ảnh sự vật rất sinh động,
phong phú, cụ thể cảm tính. Nhận thức sự vật thông qua các giác quan, hình ảnh sự
vật được cảm nhận trực tiếp.
- Sử dụng tranh ảnh nó có tác dụng hệ thống kiến thức, nắm kiến thức bài
giảng tổng hợp, khái quát. Tranh ảnh là hình ảnh trực quan gây nhiều ấn tượng sâu
sắc, tạo ra tâm lý tiếp thu nhẹ nhàng. Chẳng hạn dạy đơn vị kiến thức Trách nhiệm
bảo vệ tổ quốc chúng ta đưa ra một số tranh ảnh về Thanh niên lên đường làm
nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, tranh ảnh rèn luyện thân thể…
- Hình thức trực quan qua video, đèn chiếu. ví dụ đơn vị kiến thức Lòng yêu
nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam chúng ta có thể chiếu những
đoạn phim về tình yêu quê hương đất nước, truyền thống đánh giặc từ đó giáo dục

được lòng tự hào dân tộc từ đó học sinh ý thức được trách nhiệm của mình trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hay giảng dạy đơn vị kiến thức Ô nhiễm môi
trường trong bài Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại chúng ta chiếu
các đoạn phim về tình hình ô nhiễm môi trường; hay đơn vị kiến thức Bùng nổ dân
số giáo viên sử dụng một số clip nói về vấn đề bùng nổ dân số của nước ta cũng
như trên toàn thế giới… từ đó sẽ giáo dục được ý thức bảo vệ mội trường cho học
sinh.
2.4. Sử dụng phương pháp thuyết phục
Là phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những
niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng
như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…

14


- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện,
đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương
tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học giáo viên có
thể lấy rất nhiều tấm gương để học sinh noi theo như Câu chuyện sau khi Bác mới
ra tù. Hay khi giảng bài Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc giáo
viên kể tóm tắt những cuốn nhật kí như Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Mãi mãi tuổi hai
mươi… để từ đó học sinh ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.
2.5. Sử dụng phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các
em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các
em thành hành động thực tế:
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy
học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.

Ví dụ khi dạy đơn vị kiến thức Danh dự và nhân phẩm trong bài 11 Một số
phạm trù cơ bản của đạo đức học chúng ta có thể giáo dục học sinh bằng câu hỏi
như học sinh phải làm gì để có danh dự và nhân phẩm
+ Rèn luyện đạo đức
+ Bảo vệ, giữ gìn danh dự của mình
+ Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác
Hay chúng ta có thể hỏi học sinh làm như thế nào để có lương tâm trong sáng
+ Tự giác thực hiện nghĩa vụ học sinh
+ Có ý thức đạo đức, kỉ luật
+ Có lối sống lành mạnh
+ Biết quan tâm giúp đỡ người khác
15


- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp
tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của
học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy
nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt
phong trào này.
2.6. Sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức truyền thống
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc có
ý nghĩa quyết định. Giải quyết vấn đê này trong lính vực đạo đức chính là làm hình
thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với truyền thống và yêu cầu
của thời đại. Bác Hồ đã dạy: Là người cách mạng, là những chủ nhân tương lai của
đất nước thì đức, trí phải vẹn toàn, phải lấy đạo đức làm gốc “Có tài mà không có
đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Chính vì giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh có một ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Ví dụ như khi giảng bài 13 Cơng dân với cộng đồng giáo viên phải chỉ
ra được sống phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào “ thương người như
thể thương thân”, nhất là những người gặp hoạn nạn. Tình cảm mặn nồng đó thể

hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam.
Hay khi giảng bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dụng và bảo vệ tổ quốc
giáo viên phải định hướng cho học sinh lịng biết ơn, tơn kính, noi gương các anh
hùng cách mạng có cơng đức với dân, với nước. Giáo dục cho học sinh hiểu từ
ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những lời căn dặn như: “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
2.7. Sử dụng phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bức đạo đức bên
ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học
sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.

16


- Khi giảng dạy những phần trách nhiệm của công dân nói chung và trách nhiệm
của học sinh nói riêng chúng ta nên gắn với những nội quy, quy chế trong nhà
trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất
mệnh lệnh địi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi ứng xử đúng đắn theo
yêu cầu của nhà trường.
Khi giảng dạy đơn vị kiến thức Nghĩa vụ, Lương tâm hay đơn vị kiến thức
Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng chúng gắn với nội quy của nhà
trường.
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm
cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác
noi theo.
- Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất
cưỡng bức đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi
thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác.
Trên đây là một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm hình thành hành
vi ứng xử văn hóa cho học sinh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai

đoạn hiện nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con
người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện
sự thông minh sáng tạo của con người. Đây là việc làm vừa mạng tính cấp bách,
vừa có tính lâu dài và cũng khơng hề đơn giản trước những làn sóng của thời kì hội
nhập, những mặt trái của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các bước
đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng
đồng nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên.
Mà nòng cốt là từng gia đình, nhà trường, thầy cơ giáo hết lịng chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu và bản thân từng học sinh phải tự
xác định trách nhiệm của mình đối với xã hội, gia đình thì chắc chắn sự nghiệp giáo
dục đạo đức cho học sinh sẽ đạt được kết quả cao.

17


PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã
hội của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi
của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức nảy sinh từ nhu
cầu của xã hội, các chuẩn mực và phẩm chất đạo đức; với tư cách là một mặt hoạt
động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức; với tư cách là một hình thái
quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm những quan hệ đạo đức. Đạo đức của học sinh
vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với các quy định và chuẩn mực của
xã hội; đồng thời phải phù hợp với những quy định của nhà trường phổ thông trong
giai đoạn hiện nay. Do đó trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh không thể
xem nhẹ và tách rời giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Nếu làm tốt,
làm đúng mọi quy trình giáo dục đạo đức phù hợp với quy luật nhận thức sẽ giúp
cho học sinh ý thức và điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ;

tất cả các yếu tố sẽ góp phần hình thành nhân cách của học sinh.
Đối với học sinh THPT ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh,
các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích
đua địi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn... trong khi đó các kiến thức về
hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật cịn rất hạn chế, thậm
chí có em cịn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên
dễ dẫn đến phạm tội, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
Nói tóm lại, trước thực trạng đạo đức của học sinh trường THPT có chiều
hướng giảm sút nghiêm trọng, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng việc giáo
dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của nhà trường, gia đình, xã hội để
xây dựng hoàn thiện những giá trị đạo đức nhằm giáo dục toàn diện cả đức lẫn tài
cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.

18


2. Kiến nghị
Từ thực trạng trên, theo tôi vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề
không chỉ của riêng môn Giáo dục công dân mà là vấn đề đáng quan tâm đối với
các nhà quản lý xã hội, các cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh cũng như
những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh nói chung và ở trường THPT Tống Duy Tân nói riêng, theo tôi chúng
ta cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân
nhằm tạo sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn
chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở học sinh.
Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục đạo đức và pháp luật
như: Luật Giáo dục; Luật Giáo thông đường bộ; Luật cư trú; Luật phịng chống ma
tuý…tở chức học tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường; điều lệ
trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; viết cam kết thực hiện

nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước vào đầu năm học.
Ba là: Tăng cường vai trò của Đoàn trường trong hệ thống tổ chức của mình
để giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn trường phải đẩy mạnh cuộc vận động xây
dựng nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.
Bốn là: Tăng cường công tác kiểm tra của Ban quản lý học sinh để phát hiện
vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình,
không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm.
Năm là: Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đoàn thông
qua vai trò cố vấn của giáo viên chủ nhiệm.
Sáu là: Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên
chủ nhiệm là người thay mặt Ban giám hiệu chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt

19


động của lớp; chỉ có giáo viên chủ nhiệm là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ
huynh.
Bảy là: Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ,
TDTT, ngoại khoá, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia;
Tám là: Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội.
Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất về phương
pháp tác động;
Chín là: Việc xử lý kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không
ai muốn; nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật
học sinh; việc thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa
răn đe nhắc nhở những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra.
Trên đây là đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất giáo dục đạo đức
học sinh để các đồng chí giáo viên, tở chức và cá nhân có liên quan tham khảo
nhằm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nếu mọi thành

viên trong nhà trường và tất cả các bậc phụ huynh cũng như các cơ quan chức
năng, các tổ chức đoàn thể trong xã hội đều thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích
của cơng tác giáo dục đạo đức học sinh trong sự nghiệp trồng người, biết đề cao
trách nhiệm, biết đồng lòng đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung sẻ
đem lại nhiều hiệu quả hơn nữa trong công tác gáo dục đạo đức học sinh, sẽ có
nhiều con ngoan trò giỏi, xã hội cũng bớt đi những con người hư hỏng, cuộc sống
sẽ tốt đẹp và lành mạnh.
Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm
vi hẹp và thời gian không dài, vì thế chưa thể đánh giá được một cách toàn diện và
chính xác nhất những ưu điểm cũng như hạn chế của đề tài. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự động viên, ủng hộ cùng những lời góp ý chân thành từ các thầy cô
đồng nghiệp để sáng kiến của tôi ngày một hoàn thiện hơn.
20


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ.

Vĩnh Lộc 2 tháng 06 năm 2022

Người thực hiện

Lê Trung Kiên

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục công dân lớp 10, Sách giáo viên 10, Nxb GD, năm 2006
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10

THPT môn GDCD, Nxb Giáo dục, năm 2006.
3. Dạy và học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông - Nhà xuất bản
đại học sư phạm
4. Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông trung học – NXB
Đại học quốc gia Hà Nội năm 1999.

22


MỤC LỤC
Trang
Phần thứ nhất: Mở đầu:……………………...................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................2
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:.......................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................2
7. Thời gian nghiên cứu:....................................................................................3
8. Cấu trúc đề tài nghiên cứu:............................................................................3
Phần thứ hai: Nội dung của đề tài:...................................................................3
Chương I: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức học sinh:....................................3
1. Khái niệm về đạo đức:...................................................................................3
2. Mục tiêu giáo dục đạo đức:............................................................................4
3. Chức năng của đạo đức:.................................................................................4
4. Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:..........................................................4
5. Vị trí, ý nghĩa và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:.....5
6. Những tác động tới việc rèn luyện đạo đức cho học sinh THPT:..................6
Chương II: Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Tống Duy Tân..7
1. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Tống Duy Tân ……7

2. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh :.............................8
3. Vai trò và nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay:............9
Chương III: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thong qua phần

23


“Công dân với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp:....................................10
1. Thực trạng của việc giảng dạy chương trình môn Giáo dục công dân .......10
2. Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thong qua phần “Công dân
với đạo đức” môn Giáo dục công dân lớp 10..................................................10
Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị................................................................18
Tài liệu tham khảo...........................................................................................21
Phụ lục.............................................................................................................22

24



×