Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập THÁNG THỨ 2 Luật Dân sự 1ĐH Luật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.64 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN THÁNG THỨ 2: TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI
SẢN VÀ THỪA KẾ
GIẢNG VIÊN: T.S Đặng Nguyễn Phương Uyên
LỚP: QT46B1 - NHĨM 4

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 5 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN THÁNG THỨ 2: TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI
SẢN VÀ THỪA KẾ
GIẢNG VIÊN: T.S Đặng Nguyễn Phương Uyên
LỚP: QT46B1 - NHÓM 4
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Bùi Võ Thảo Nguyên

2153801015174



2

Nguyễn Trương Quang Nhật

2153801015182

3

Nguyễn Viết Tùng

2153801015227

4

Lê Thị Thu Ngân

2153801015159

5

Trần Thị Duyên Như

2153801015200

6

Nguyễn Đại Phước

2153801015203


GHI CHÚ

Nhóm trưởng


NỘI DUNG THẢO LUẬN:
I.

VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC SỞ HỮU
 CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức sở
hữu trong BLDS.
Có 6 hình thức sở hữu trong BLDS năm 2005. Các hình thức sở hữu bao gồm sở
hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp.
Cơ sở pháp lý Điều 172 BLDS năm 2005
2. Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở
hữu trong BLDS.
Có 3 hình thức sở hữu trong BLDS 2015. Gồm:
- Sở hữu toàn dân (Điều 197 đến Điều 204 BLDS năm 2015)
+ Theo Điều 197 BLDS năm 2015 sở hữu tồn dân là: “Đất đai, tài ngun nước,
tài ngun khống sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên
khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
- Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206 BLDS năm 2015)
+ Theo Điều 205 BLDS năm 2015 sở hữu riêng là:
“1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị”.

-Sở hữu chung (Điều 207 đến Điều 220 BLDS năm 2015)
+ Theo Điều 207 BLDS năm 2015 sở hữu chung là:
“1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất”.
3. Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi về hình thức sở hữu giữa hai Bộ luật
trên
- Sở hữu Nhà nước (BLDS năm 2005) – sở hữu toàn dân (BLDS năm 2015):
Trong Điều 200 BLDS năm 2005 quy định: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà
nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, núi, sơng hồ, nguồn nước, tài ngun trong lịng đất, nguồn lợi tự nhiên ở
vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp, cơng trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,
khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp
luật quy định”.


Còn BLDS năm 2015 (Điều 197) quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các
tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Xét thấy hai hình thức này đều được giải thích theo cách giống nhau tuy nhiên
việc thay đổi từ sở hữu Nhà nước thành sở hữu tồn dân đã góp phần làm rõ hơn
nội dung, bản chất của loại hình sở hữu này.
- Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể (BLDS năm 2005) – sở hữu
riêng (BLDS năm 2015):
Nếu trong BLDS năm 2005, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức
được phân chia thành các mục khác nhau thì tại BLDS năm 2015, 3 loại hình thức
sở hữu này được gộp thành sở hữu riêng được quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ
luật này: “Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân”. Việc gộp
chung các hình thức lại nhằm tạo sự ngắn gọn, loại bỏ những yếu tố như rườm rà,

khó hiểu, gây trở ngại cho việc áp dụng bộ luật.
- Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung (BLDS năm 2005) – sở hữu
chung (BLDS năm 2015):
Nếu trong BLDS năm 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có
hình thức thuộc sở hữu chung song lại thuộc mục riêng thì trong BLDS năm 2015,
các loại hình trên được gộp thành hình thức sở hữu chung. Cũng giống như việc
gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc
gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung thành hình thức sở hữu
chung nhằm tạo ra sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp
luật.
II. VẤN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
A. TÓM TẮT:
 Quyết định số 382/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008
Nguyên đơn: Bà Dương Thị Thu Nga
Bị Đơn: Ông Dương Cẩm Truyền
Ơng Bình, bà Như chết có con ni là chị Nga. Tài sản của ông bà để lại là ngôi
nhà 8/7 Nguyễn Trãi. Vợ chồng ông Truyền là cháu của ông Bình, bà Như chuyển
vào sống chung và được bà Như lập di chúc cho lại căn nhà, di chúc do vợ chồng
ông Truyền lập, được bà Như điểm chỉ. Bà Kiều là em gái của ơng Bình, có cho
ơng Bình, bà Như mượn 43 lượng vàng 24k, vì vợ chồng ơng Bình mất mà chưa
thanh tốn nên bà Kiều tự ý lấy giấy chứng nhận sở hữu nhà và sử dụng đất của
ơng Bình, bà Như. Bà Phụng và ơng Sanh là em của ơng Bình, có u cầu được
chia di sản thừa kế. Bà Nga khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Truyền giao trả nhà


đất, và bà kiều giao trả giấy hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng
đất của cha mẹ bà.
Bản án sơ thẩm quyết định: Buộc vợ chồng ông Truyền giao trả nhà; vợ chồng ông
Truyền được lưu cư 6 tháng; buộc bà Kiều phải giao trả hộ khẩu và giấy chứng
nhận sử dụng đất và sở hữu nhà; bác yêu cầu của ông Sanh và bà Phụng; bác yêu

cầu của bà Kiều về việc bà Nga phải thanh tốn 43 lượng vàng 24k cho ơng Bình
vay.
Bản án phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm
Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm, bản án dân sự phúc
thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa nhân dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung.
 Quyết định số 545/2009/DSGĐT ngày 26/10/2009 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao
Nguyên đơn: bà Đỗ Thị Nguyệt và chồng là ông Lê Sơn Thủy
Bị đơn: ba Đỗ Minh Thuyết
Cụ Kiệt (chết ngày 2/5/1998) và cụ Biết (chết ngày 14/1/2001) có 2 người con là
bà Thuyết và bà Nguyệt. Hai cụ chết để lại di sản gồm 1 ngôi nhà và 1 vườn cây
ăn trái gắn liền với quyền sử dụng đất 6.278m2 tại huyện Thuận An. Ngày
20/9/1997, cụ Biết đã lập tờ Truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng
và con nuôi bà Nguyệt đối với những tài sản chung và riêng của cụ Kiệt, cụ Biết di
tặng tài sản cho ba cháu ngoại là ơng Hùng, bà Diễm và ơng Hồng. Ngày
15/9/2000 cụ Biết lại lập di chúc cho vợ chồng bà Nguyệt toàn bộ tài sản trên.
Ngay 3/1/2001 cụ Biết lập di chúc cho ba Thuyết hưởng toàn bộ tài sản trên Tịa
án Phúc thẩm khơng cơng nhận Tờ truất quyền hưởng di sản lập ngày 20/9/1997
và Tờ di chúc lập ngày 15/9/2000 tới các văn bản này không phù hợp với quy định
của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản.
Quyết định: Chấp nhận kháng nghị số 141 đối với bản án dân sự phúc thẩm số
263/2007/TDS Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 263/2007/TDS. Giao hồ sơ vụ án
cho Tồ án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại theo quy định pháp
luật.
B. CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1. Nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc khơng minh mẫn thì di
chúc có giá trị pháp lý khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau
đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe dọa, cưỡng ép;


2.

3.

4.

5.

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã
hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của luật.
Theo đó, nếu vào thời điểm xác lập di chúc, người lập di chúc khơng minh mẫn thì
di chúc khơng có giá trị pháp lý.
Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 382, theo Tòa phúc thẩm, khi lập
di chúc năm 2005 cụ Như có minh mẫn khơng? Vì sao Tịa phúc thẩm đã
quyết định như vậy?
Theo Tòa phúc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như không trong trạng thái
minh mẫn. Tịa phúc thẩm quyết định như vậy vì lý do Bệnh xá Cơng an tỉnh An
Giang khơng có chức năng khám sức khỏe để lập di chúc.
Dẫn chứng cho câu trả lời: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không
công nhận di chúc của bà Như lập ngày 1-1-2005 là di chúc hợp pháp vì lý do
Bệnh xá Cơng an tỉnh An Giang khơng có chức năng khám sức khỏe để lập di
chúc là không có căn cứ”.
Trong vụ việc vừa nêu, theo Tịa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ
Như có minh mẫn khơng? Vì sao Tịa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?
Trong vụ việc nêu trên, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2005 cụ Như
có minh mẫn.

Tịa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì: ơng On, ơng Kiếm và ơng Hiếu đều
có lời khaixác nhận tại thời điểm bà Như lập di chúc, trạng thái tinh thần của bà
Như vui vẻ, minh mẫn. Bên cạnh đó, bác sĩ Tăng Diệu Hiền có kết luận tình trạng
sức khỏe và tinh thần của bà Như được ghi trong Giấy chứng nhận khám sức khỏe
ngày 26/12/2004, trước ngày bà Như lập di chúc 05 ngày không mâu thuẫn với lời
khai xác nhận của ông On, ông Kiếm và ông Hiếu
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý và thuyết phục vì theo
Điều 630 BLDS 2015, điều kiện để di chúc hợp pháp là người lập di chúc phải
minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Tòa xét thấy lời khai của những người
làm chứng cùng với giấy khám sức khỏe của bác sĩ đều chứng minh bà Như minh
mẫn trong lúc lập di chúc nên Tòa giám đốc thẩm đã công nhận di chúc của bà
Như là hợp pháp. Vì thế mà quyền được để lại di chúc định đoạt tài sản của mình
và quyền thừa kế di sản của những người liên quan được đảm bảo.
Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập
di chúc năm 2001 cụ Biết có minh mẫn khơng? Vì sao Tịa phúc thẩm đã
quyết định như vậy?
Liên quan đến vụ việc trong Quyết định số 545, theo Tòa phúc thẩm, khi lập di
chúc năm 2001 cụ Biết không minh mẫn.


Tồ phúc thẩm đã quyết định như vậy vì cho rằng cụ Biết lập di chúc ngày
3/1/2001 đã 84 tuổi, trước đó vào tháng 11, 12 năm 2000 cụ Biết phải nhập viện
điều trị với triệu chứng theo chuẩn đoán là “thiếu máu cơ tim, xuất huyết não, cao
huyết áp”, cụ Biết lập di chúc ngày 3/1/2001 thì vào ngày 14/1/2001 cụ Biết chết.
Do vậy, Toà phúc thẩm cho rằng cụ Biết lập di chúc trong tình trạng thiếu minh
mẫn, sáng suốt.
6. Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ
Biết có minh mẫn khơng? Vì sao Tịa giám đốc thẩm đã quyết định như vậy?
Trong vụ việc vừa nêu, theo Tòa giám đốc thẩm, khi lập di chúc năm 2001 cụ Biết

có minh mẫn.
Tồ giám đốc thẩm đã quyết định như vậy vì theo lời khai của ơng Lương Văn
Dầm và ông Nguyễn Văn Thắng đều xác nhận khi lập di chúc, cụ Biết là người
minh mẫn và đọc nội dung di chúc cho ông Thắng viết. Mặt khác, ngày 4/1/2001
cụ Biết ký (điểm chỉ) vào hợp đồng cho bà Trần Hồi Mỹ th vườn cây với thời
hạn 4 năm thì theo lời khai của bà Mỹ thì trước ngày ký hợp đồng 1 tuần, cụ Biết
còn gọi bà Mỹ đến để thoả thuận về việc thuê vườn cây và khi cụ Biết điểm chỉ
vào hợp đồng thì cụ Biết là người minh mẫn, còn chỉ dẫn cho bà Mỹ cách chăm
sóc vườn cây. Do đó, có căn cứ xác định cụ Biết là người minh mẫn vào thời điểm
lập di chúc.
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm đó là cơng nhận bản di chúc này là hợp
pháp.
Vì theo Điểm a, Khoản 1, Điều 630 quy định di chúc hợp pháp khi: “Người lập di
chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng
ép;”. Trong trường hợp này cụ Biết hoàn toàn minh mẫn sáng suốt. Mặt khác di
chúc của cụ Biết là di chúc miệng. Theo khoản 5, Điều 630, BLDS 2005 quy định:
“Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối
cùng của mình trước ít nhất là hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc
điểm chỉ... Trong trường hợp của cụ Biết thì khi cụ Biết lập di chúc thì có ơng
Thắng và ơng Dầm làm chứng sau đó được cụ Thắng ghi chép lại. Sau khi viết
xong ông Thắng và ơng Dầm kí tên làm chứng vào bản di chúc.
Như vậy với những điều kiện thỏa mãn trên thì việc Tịa giám đốc thẩm cơng nhận
“Tờ di chúc” lập ngày 03/01/2001 là hợp lý.
8. Di tặng là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Điều 646 BLDS 2015 có đề cập về khái niệm di tặng như sau:


“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.

Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc
sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người
để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng khơng phải là cá nhân thì phải
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di
tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của
người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn
lại của người này”.
9. Để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những điều kiện gì? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
-Di tặng cũng là di chúc. Vì vậy, để có giá trị pháp lý, di tặng phải thỏa mãn những
điều kiện giống như di chúc.
- Yêu cầu về nội dung được quy định tại Điều 631 BLDS 2015:
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngồi các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội
dung khác.
3. Di chúc khơng được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người
làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.
- Yêu cầu về hình thức được định từ Điều 633 đến Điều 638, BLDS 2015.
10. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho ai? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?
Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã di tặng cho 3 cháu ngoại là ông Hùng, bả

Diễm và ơng Hồng.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Cụ Biết di tặng tài sản riêng và chung cho ba cháu ngoại là ông Hùng, bà Diễm
và ông Hồng".
11. Di tặng trên có được Tịa án chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho
câu trả lời?


Di tặng trên khơng được Tịa án chấp nhận.
Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Toà án cấp phúc thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản" lập ngày
20/9/1997 và “Tờ di chúc” ngày 15/9/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với
quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ".
12. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến di
tặng.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý.
- Bởi lẽ căn cứ Khoản 5, Điều 667, BLDS 2005 thì khi một người để lại nhiều bản
di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Vì
vậy chỉ có “Tờ di chúc” lập ngày 03/01/2001 có hiệu lực pháp luật, mà trong tờ di
chúc này khơng có đề cập tới di tặng.
- Tuy nhiên, BLDS quy định, người để lại di sản chỉ “dành một phần di sản để di
tặng cho người khác" nhưng BLDS không cho biết “một phần di sản” là như thế
nào. Theo đó, bà Biết đã di tặng tồn bộ di sản của mình và do đó khơng phù hợp
với quy định trên.
13. Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Hiện nay, pháp luật chưa có đưa ra định nghĩa về truất quyền thừa kế. Qua các
quy định của pháp luật, có thể hiểu truất quyền thừa kế là một người đáng ra được
hưởng di sản của người khác để lại nhưng do một số lý do họ không được hưởng
di sản này nữa.
- Việc truất quyền thừa kế được người để lại di sản thực hiện thông qua việc lập di

chúc, không cần nêu lý do truất quyền thừa kế.
- Căn cứ pháp lý: khoản 1 điều 626 Bộ luật dân sự 2015: “Điều 626. Quyền của
người lập di chúc Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”.
14. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của ai? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quyền thừa kế của vợ chồng bà
Nguyệt cùng con nuôi của bà Nguyệt.
- Đoạn quyết định câu trả lời: Ngồi ra bà Thuyết cịn khai như sau: “Ngày
20/09/1997, cụ Biết có lập tờ truất quyền hưởng thừa kế có nội dung: Cụ Biết
được cụ Kiệt giao quyền định đoạt tài sản theo tờ ủy quyền 16/07/1997, cụ Biết
Truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt
đối với những tài sản chung và riêng của cụ Kiệt và cụ Biết tại ấp Bình Phước”.
15. Truất quyền trên của cụ Biết có được Tịa án chấp nhận khơng? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?


- Truất quyền thừa kế của cụ Biết không được Tòa án chấp nhận.
- Đoạn cho câu trả lời: Trong phần Xét thấy của quyết định: “Tòa án cấp phúc
thẩm không công nhận “Tờ truất quyền hưởng di sản” lập ngày 20/09/1997 và “Tờ
di chúc” ngày 15/09/2000 bởi các văn bản này không phù hợp với quy định của
pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản là có căn cứ”.
16. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất
quyền thừa kế.
- Hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến truất quyền thừa kế là hợp lý. Tòa án
cấp phúc thẩm đã thấy “Tờ truất quyền hưởng di sản” không phù hợp với quy định
của pháp luật cả về nội dung và hình thức văn bản.
- Người lập di chúc cũng là người truất quyền hưởng di sản là bà Biết (đúng theo
luật định, khoản 1 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015: Người lập di chúc có quyền sau
đây: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.)

- Bà Biết truất quyền hưởng di sản của bà Nguyệt là hợp lý vì bà Nguyệt thuộc
hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật, nếu bị truất quyền thì sẽ khơng được hưởng.
Chồng và con ni của bà Nguyệt không thuộc diện thừa kế theo pháp luật, nếu
khơng có tên trong di chúc thì sẽ khơng được hưởng.
17. Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào
của Quyết định cho câu trả lời?
- Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản: 1 căn nhà và đất
vườn cây ăn trái diện tích 6.278 m2 là tài sản chung của cụ Kiệt và cụ Biết.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Ngày 03/01/2001 cụ Biết lập di chúc có
nội dung: Sau khi cụ qua đời thì bà Thuyết được tồn quyền thừa hưởng phần tài
sản là nhà và đất vườn cây ăn trái diện tích 6.278 m2”.
18. Theo Viện kiểm sát và Tịa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần
nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý đối với
phần tài sản của cụ Biết trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và phần tài sản cụ
Biết được hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt.
Dẫn chứng cho câu trả lời: “...thì phải cơng nhận di chúc của cụ Biết lập ngày 3-12001 có hiệu lực đối với tài sản của cụ Biết trong khối tài sản chung với cụ Kiệt và
phần tài sản cụ Biết được hưởng thừa kế di sản của cụ Kiệt; . . .”
19. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân
sự.
Hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tịa dân sự là đúng đắn, vì căn cứ theo
Điều 652 BLDS 2005 (tức Điều 630 BLDS 2015), di chúc được lập bởi cụ Biết
vào ngày 3-1-2001 hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để cơng nhận là một di chúc hợp


pháp và phần di sản của cụ phải được tiến hành chia theo di chúc theo đúng như
quy định của pháp luật.
20. Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di sản”
trong chế định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Truất quyền thừa kế là việc người đã mất không muốn để lại phần tài sản thừa kế

cho người nào đó, truất quyền thừa kế phải do ý chí của người lập di chúc quyết
định, cụ thể ở Điều 626 BLDS 2015: “Người lập di chúc có quyền chỉ định người
thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế” và việc truất quyền thừa kế
cũng liên quan đến việc chia di sản thừa kế theo pháp luật, điều này được quy định
rõ tại khoản 3 Điều 651 BLDS 2015 như sau: “Người ở hàng thừa kế sau chỉ được
hưởng thừa kế nếu khơng cịn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Do đó, một
người bị truất quyền thừa kế chỉ trong một trường hợp duy nhất do ý chí của người
để lại di chúc và các di sản thừa kế nói trên sẽ được chia theo pháp luật. Tuy nhiên,
người bị truất quyền thừa kế vẫn có thể hưởng di sản nếu như di chúc đó khơng có
hiệu lực pháp luật. Người khơng được hưởng di sản thừa kế thì căn cứ theo Điều
621 BLDS 2015, những người thuộc vào các trường hợp sau đây: “Người bị kết án
vì đã có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe; có hành vi ngược đãi
nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng về danh dự, nhân phẩm của người
để lại di sản; Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người
để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế
khác với mục đích để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người đó được
hưởng; Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc
lập di chúc, giả mạo, sửa chữa, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí người để lại di sản”. Trong trường hợp
không được hưởng di sản, nếu người để lại di sản biết về những hành vi của người
thừa kế nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì người thừa kế vẫn được hưởng
các di sản đó theo đúng di chúc.
21. Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tịa dân sự, bà Nga có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng ơng Bình khơng? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trong Quyết định năm 2008, theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, bà Nga khơng có
hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng ơng Bình. Đoạn của Quyết
định cho câu trả lời là: “Theo các tài liệu có trong hồ sơ thì chưa có cơ sở xác định
bà Nga có hành vi bạc đãi cha mẹ, nên cũng khơng có cơ sở để xác định bà Nga đã

có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ ni dưỡng ơng Bình.”


22. Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
nuôi dưỡng ông Bình thì bà Nga có được hưởng thừa kế di sản của ơng Bình
khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu có cơ sở khẳng định bà Nga có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi
dưỡng ông Bình thì bà Nga sẽ khơng được hưởng thừa kế di sản của ơng Bình. Vì
bà Nga sẽ thuộc vào những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế theo quy
định tại Điều 621 BLDS 2015. Tuy nhiên nếu trường hợp người để lại di chúc biết
bà Nga có hành vi như vậy nhưng vẫn chấp nhận để lại di sản cho bà Nga thì bà
Nga vẫn được hưởng thừa kế di sản thừa kế của ơng Bình theo quy định tại khoản
2 Điều 621 BLDS 2015.
23. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan
đến hành vi của bà Nga.
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hành vi của bà Nga là hồn tồn
hợp lý. Bởi vì theo các tài liệu trong hồ sơ chưa có cơ sở nào để xác định bà Nga
đã có hành vi bạc đãi cha mẹ cho nên không thể xác định bà Nga có hành vi vi
phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ ni dưỡng ơng Bình, bà Như. Vì thế khơng
thể tước quyền hưởng thừa kế của bà Nga. Cho nên Tòa án xác định bà Nga được
hưởng thừa kế của ông Bình và đứng ở hàng thừa kế thứ nhất là bà Như và bà Nga
là hợp lý.



×