Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh tại trường THCS nga thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD & ĐT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 8
LÀM TỐT BÀI VĂN THUYẾT MINH
TẠI TRƯỜNG THCS NGA THANH

Người thực hiện: Mai Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thanh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2022


MỤC LỤC
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1


2.3.2
2.3.3
2.3.4

Tên đề mục

Trang
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài.
1
Mục đích nghiên cứu.
2
Đối tượng nghiên cứu.
2
Phương pháp nghiên cứu.
2
Những điểm mới
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
Giúp học sinh nắm vững kiến thức về văn thuyết minh
4
Giúp học sinh nhận dạng đầy đủ các dạng bài thuyết minh

5
Rèn cho học sinh các bước cơ bản tạo lập văn bản thuyết minh
7
Vận dụng một số phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học
9
sinh
2.3.5 Vận dụng các giải pháp trên vào tiết dạy cụ thể
13
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
17
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3
Kết luận, kiến nghị
17
3.1
Kết luận.
17
3.2
Kiến nghị.
18
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN được xếp loại
Phụ lục


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình THCS môn Ngữ văn là một trong hai môn học công
cụ giúp học sinh rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Cùng với việc rèn

luyện các kĩ năng trên thì kỹ năng viết bài của học sinh ln được giáo viên
chú trọng. Trong thực tiễn dạy bộ môn Ngữ văn cho thấy không phải là dễ dàng
mà đặc biệt là dạy Tập làm văn. Là thầy cô giáo đứng trên bục giảng, ai cũng
nhiệt tình giảng dạy, ai cũng mong muốn bộ mơn mình dạy được học sinh u
thích, có nhiều học sinh giỏi. Nên thầy cơ ln trăn trở, tìm tịi phương pháp
làm sao cho tiết dạy của mình tạo hưng phấn, sự say mê cho học sinh.
Chương trình tập làm văn lớp 8 cùng với việc giúp học sinh tạo lập văn
bản tự sự, văn bản nghị luận thì việc rèn luyện cho học sinh có kỹ năng tạo lập
văn bản thuyết minh rất quan trọng. Bởi văn thuyết minh là kiểu văn bản lần
đầu tiên đưa vào chương trình tập làm văn trong chương trình THCS. Đây là
loại văn bản thơng dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống nên việc
giúp học sinh tạo lập tốt kiểu văn bản này là rất cần thiết bởi văn bản thuyết
minh sẽ giúp cho học sinh có kỹ năng trình bày, giới thiệu về một đối tượng cụ
thể.
Trong sáu kiểu văn bản được học ở chương trình Ngữ văn THCS như :
văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản
thuyết minh, văn bản điều hành. Có thể nói văn bản thuyết minh ngành nghề
nào cũng cần đến. Ví như khi chế tạo một thứ máy móc nào đó nhà sản xuất
đều kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo
quản; hay một danh lam thắng cảnh ở cổng vào người ta đều ghi lời giới thiệu
về lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Vậy chúng ta muốn dạy hiệu quả kiểu văn bản
này và muốn học sinh tiếp nhận tốt thì trước hết mỗi giáo viên cần nhiệt tình
nghiên cứu nắm vững phương pháp giảng dạy để truyền thụ về từng kiểu bài
cho học sinh.
Qua giảng dạy hai lớp 8A, 8B tôi nhận thấy các em chưa nắm chắc đặc
trưng của kiểu bài thuyết minh mà còn lẫn lộn với kiểu bài miêu tả và tự sự do
đó kết quả làm bài thuyết minh chưa đạt yêu cầu.
Từ tình hình thực tế trên, với mong muốn sẽ cung cấp cho các em những
kiến thức cơ bản về đặc trưng thể loại của văn bản thuyết minh, giúp các em có
kỹ năng trong việc tạo lập văn bản thuyết minh nhằm nâng cao hiệu quả giờ

dạy cho kiểu văn bản này và tạo hứng thú cho học sinh trong môn học. Bằng
việc áp dụng và thực hiện đề tài ở lớp 8A, 8B - trường THCS Nga Thanh tôi
thấy đạt hiệu quả cao. Vì vậy, tơi mạnh dạn trao đổi đề tài “Một số giải pháp
giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh tại trường THCS Nga
Thanh” hy vọng tơi cùng các đồng nghiệp sẽ tìm ra các phương pháp dạy phù
hợp đối với phần dạy văn bản thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh để
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phần văn bản thuyết minh nói riêng và
mơn Ngữ văn THCS nói chung.


2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng khi tạo lập văn bản thuyết minh
nhằm tạo hứng thú mơn học cho học sinh. Qua đó, nâng cao hiệu quả học tập
mơn học và góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục trong
nhà trường phổ thông.
Qua chuyên đề nghiên cứu này hy vọng tơi cùng đồng nghiệp sẽ tìm ra
các phương pháp dạy học phù hợp đối với phần dạy văn bản thuyết minh và
cách làm bài văn thuyết minh, để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phần
văn bản thuyết minh nói riêng và mơn Ngữ văn THCS nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu kiến thức về văn thuyết minh, đặc
điểm và phương pháp của văn thuyết minh, các dạng bài thuyết minh nhằm
giúp học sinh tạo lập được bài văn thuyết minh đúng yêu cầu.
Tôi áp dụng đề tài này với đối tượng học sinh lớp 8A, 8B ở trường THCS
Nga Thanh, Nga Sơn nhằm khắc phục thực trạng bằng những giải pháp cụ thể
giúp nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp chính tơi vận dụng để nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu
cơ sở lí luận về văn tự sự; phương pháp khảo sát điều tra thực tế; phương pháp

quan sát nắm tình hình thực tế ở hai lớp 8A, 8B; phương pháp giảng dạy thực
nghiệm tại hai lớp 8A, 8B; phương pháp kiểm tra kết quả đối chứng; phương
pháp phân tích tổng hợp so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm
và đưa ra đề xuất giúp công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
1.5. Điểm mới của skkn:
So với sáng kiến kinh nghiệm năm 2012 tôi đã bổ sung thêm một số giải
pháp để các tiết dạy văn thuyết minh thành công hơn, học sinh hứng thú học
tập hơn. Đó là các phương pháp: làm việc nhóm, phương pháp quan sát trải
nghiệm và phương pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trước tập thể lớp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm văn bản thuyết minh:
Trước hết học sinh cần hiểu thuyết minh là nói rõ, giải thích, giới thiệu.
Vậy, văn bản thuyết minh là văn bản trình bày những hiểu biết khách quan về
các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội phục vụ cho cuộc sống của con
người.
Đây là kiểu văn bản thơng dụng trong đời sóng hằng ngày, các em biết
cách tạo lập kiểu văn bản này thuần thục thì sẽ tạo được hứng thú cho các em
trong mơn học, giúp học sinh có thể tạo lập tốt bài giới thiệu về đặc điểm của
đối tượng trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống.
2.1.2. Những yêu cầu cần thiết để làm một bài văn thuyết minh:
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng,
cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp
tri thức, hướng dẫn cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng
rãi, ngành nghề nào cũng cần đến. Vì vậy, rèn luyện kĩ năng làm bài thuyết


3
minh là cần thiết, muốn đạt hiệu quả cao trong q trình giảng dạy thầy và trị
cũng cần phải nắm được các nội dung sau đây:

* Đặc trưng thể loại của văn bản thuyết minh : đây là khâu rất quan trọng để
nắm được bản chất của kiểu văn bản thuyết minh.
* Các phương pháp thuyết minh.
* Các dạng bài thuyết minh.
* Các bước làm bài thuyết minh : phần này giúp học sinh có kỹ năng tạo lập
văn bản thuyết minh. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuần tự theo các bước
để hình thành cho các em kĩ năng thành thạo khi làm bất kì một bài văn thuyết
minh nào.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Về giáo viên:
Thuận lợi : Hầu hết giáo viên giảng dạy đều tâm huyết với nghề, nhiệt
tình giảng dạy tìm tịi đổi mới phương pháp để học sinh tiếp thu bài có hiệu
quả.
Khó khăn : Bên cạnh đó vẫn có một số tiết dạy giáo viên cũng còn thiếu
kinh nghiệm, vận dụng phương pháp chưa thật phù hợp nên chưa rèn luyện cho
học sinh cách làm một bài văn có kĩ năng thuần thục, chưa tạo được hứng thú
cho học sinh trong từng tiết dạy.
2.2.2. Về học sinh:
Thuận lợi : Đa số các em chăm ngoan, nhiều em yêu thích và say mê học
văn, các em ln có ý thức học tập tốt.
Khó khăn : Đối với học sinh THCS, các em vẫn còn rất hiếu động, ham
chơi, trong khi đó lượng kiến thức lại nhiều, phong phú, nặng nề. Một số em
chưa thấy hết được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn nên các em chưa thật
say sưa với việc học văn hoặc có thể là do u cầu của mơn học địi hỏi học
sinh phải học thuộc lịng nhiều và phải có nhiều kĩ năng nên các em chưa mấy
hứng thú. Vì vậy, chất lượng viết văn kém cả về nội dung và hình thức. Đặc
biệt phần văn thuyết minh các em chưa biết phân biệt đặc trưng riêng của mỗi
dạng bài. Do đó kết quả làm bài chưa được cao.
Tơi đã tiến hành kiểm tra đối với học sinh lớp 8A, 8B trong một bài văn
thuyết minh (Đề bài : Thuyết minh về chiếc bút bi?) kết quả thu được như sau:

(bảng số liệu 1)
Lớp

TSHS

8A
33
8B
30
Tổng 63

Giỏi
SL
%
0
0
0
0
0
0

Khá
SL
%
10
30,3
6
20,0
16
25,4


Trung bình
SL
%
18
54,5
19
63,3
37
58,7

Yếu
SL
%
5
15,2
5
16,7
10
15,9

Kết quả trên cho thấy, một số học sinh đang còn chưa phân biệt được
kiểu bài thuyết minh với kiểu bài tự sự và kiểu bài miêu tả. Bên cạnh đó, một
số em cịn lúng túng khi sử dụng các kĩ năng làm bài văn thuyết minh nên dẫn
đến kết quả bài làm chưa cao. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
để “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh tại


4
trường THCS Nga Thanh” nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh lớp 8 nói

chung và lớp 8A, 8B nói riêng ở trường THCS Nga Thanh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Giúp học sinh nắm vững kiến thức về văn thuyết minh:
2.3.1.1. Đặc trưng thể loại của văn bản thuyết minh:
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những kiến thức sau:
* Thế nào là văn bản thuyết minh?
Trước hết học sinh cần hiểu thuyết minh là nói rõ, giải thích, giới thiệu.
Vậy, văn bản thuyết minh là văn bản trình bày những hiểu biết khách quan về
các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội phục vụ cho cuộc sống của con
người.
* Đặc điểm của văn bản thuyết minh:
Thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Tri thức trong văn bản thuyết minh có tính khách quan, xác thực, hữu
ích.
Cách trình bày văn bản thuyết minh phải gọn gàng, rõ ràng, nêu bật đặc
điểm tiêu biểu của đối tượng. Ngơn ngữ phải chính xác, cô đọng và hấp dẫn.
Lưu ý học sinh thuyết minh khác với tự sự, miêu tả (làm cho người đọc
cảm nhận rung động trước cái hay, vẻ đẹp của sự vật; hoặc căm ghét trước tính
xấu xa của đối tượng), văn thuyết minh cốt cho người đọc hiểu lai lịch, cấu tạo,
cơ chế hoạt động để hiểu về sự vật, hiện tượng, cách sử dụng và bảo quản đối
tượng. Nó cũng khác với nghị luận ở chỗ đối tượng của nghị luận thường là
một vấn đề, đối tượng của thuyết minh thường là sự vật, hiện tượng. Văn bản
thuyết minh khơng bàn bạc bằng lí lẽ, luận điểm mà trình bày tri thức về cơ
chế, quy luật của sự vật, hiện tượng.
Bài văn thuyết minh có sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định
nghĩa, giải thích, ví dụ, so sánh, liệt kê, phân loại, phân tích.
2.3.1.2. Các phương pháp thuyết minh:
Muốn làm một bài văn thuyết minh cần phải có tri thức. Muốn có tri
thức phải biết quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức. Quan sát ở đây khơng giản
đơn là nhìn, xem mà phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân

biệt được cái chính cái phụ. Sau đó phân tích xem đối tượng thuyết minh có thể
chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì và quan hệ giữa các bộ phận
. Khi đã có tri thức rồi, cần vận dụng phương pháp nào cho phù hợp.
Nói đến phương pháp thuyết minh chúng ta đều hiểu rằng đây là vấn đề
then chốt của bài văn thuyết minh. Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh nắm
được một số phương pháp thuyết minh chủ yếu sau:
* Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
Ví dụ: Định nghĩa “Sách là gì?”
Sách là tập giấy được đóng thành quyển trong đó có in tri thức, sách là
phương tiện giữ gìn, truyền bá kiến thức, là đồ dùng học tập thiết yếu của học
sinh.
Nhiệm vụ của giáo viên ở đây là hướng dẫn học sinh cách định nghĩa
như thế nào cho đầy đủ, rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nào đó.


5
* Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, số liệu:
Phương pháp này địi hỏi người viết khi đưa ví dụ và số liệu phải khách
quan, chính xác, đáng tin cậy.
Chẳng hạn trong bài “Ôn dịch thuốc lá” (Ngữ văn 8 tập 1) bác sĩ Nguyễn
Khắc Viện đã đưa ra những số liệu rất cụ thể về tác hại của thuốc lá và số người
chết do hút thuốc. Có thể nói phương pháp nêu ví dụ, số liệu là phương pháp
thuyết minh có tính thuyết phục, được sử dụng rất phổ biến. (Trong bài “Thông
tin về ngày trái đất năm 2000” người viết cũng đã sử dụng rất hiệu quả phương
pháp này).
* Phương pháp so sánh:
Đây cũng là một phương pháp sử dụng phổ biến trong văn bản thuyết
minh (ở văn bản Ôn dịch thuốc lá - Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đó so sánh sự
nguy hại của thuốc lá cịn nặng hơn cả AISD, hay so sánh sự huỷ hoại của thuốc
lá với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu)

* Phương pháp phân loại, phân tích:
Trong quá trình thuyết minh, đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể nên
phân loại để trình bày cho rõ ràng, hoặc một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều
mặt thì nên phân ra từng bộ phận, từng mặt để lần lượt trình bày .
Ví dụ: Trong văn bản “Huế” (Ngữ văn 8 tập 1 trang 115) người viết đã
thuyết minh theo phương pháp phân tích để lần lượt giới thiệu Huế qua từng
phương diện.
Một điều cần lưu ý HS là: Hầu như khơng có văn bản thuyết minh nào
chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp thuyết minh. Đây là một đặc trưng quan
trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh.
Chẳng hạn trong văn bản “Cây dừa Bình Định”(Ngữ văn 8 tập 1 trang
114) có đoạn người viết sử dụng phương pháp liệt kê:
Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm
máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi,
nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm;
Có đoạn tác giả sử dụng phương pháp nêu số liệu: Trên những chặng
đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa để chứng minh cho ý kiến:
ở Bình Định, dừa là chủ yếu, là tất cả .
2.3.2. Giúp học sinh nhận dạng đầy đủ các dạng bài thuyết minh :
* Thuyết minh về đồ dùng:
Giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, học tập, tìm hiểu về
đặc điểm, cấu tạo, cơng dụng, cách bảo quản một đồ dùng nào đó (ví dụ thuyết
minh cái bút bi, cái xe đạp, cái ti vi…).
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được dàn ý của bài thuyết minh
một thứ đồ dùng cụ thể là:
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng phải thuyết minh.
Thân bài: Trình bày chất liệu chế tạo, đặc điểm cấu tạo, tính năng, cách
sử dụng, bảo quản.
Kết bài: Lợi ích của đồ dùng đó trong cuộc sống.



6
Giáo viên giúp học sinh xác định các phương pháp thường dùng trong
văn bản thuyết minh một thứ đồ dùng là: định nghĩa, giải thích, nêu số liệu
minh họa
* Thuyết minh về một thể loại văn học:
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về các thể loại văn
học. Chẳng hạn khi thuyết minh về một thể thơ, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh quan sát số tiếng trong một câu thơ, số câu trong một bài và có những nhận
xét về niêm luật, vần đối, cách kết hợp bằng, trắc. Phương pháp chủ yếu trong
bài thuyết minh thể loại văn học là: định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích.
Ví dụ: “Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú”.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thuyết minh các đặc điểm sau của thể
thơ:
+ Số câu, số chữ trong một bài.
+ Qui luật bằng trắc của thể thơ.
+ Cách gieo vần của thể thơ.
+ Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dịng thơ.
+ Từ đó, học sinh sẽ có tư liệu để viết bài.
Dàn ý của bài thuyết minh một thể loại văn học là:
Mở bài: Giới thiệu khái quát thể loại văn học
Thân bài: Trình bày các yếu tố hình thức của thể loại ( thơ: vần, nhịp,
thanh điệu…; truyện: cốt truyện, hình thức, nhân vật,…; nghị luận: bố cục, luận
điểm, phương pháp lập luận…)
Kết bài: Tác dụng của thể loại đối với việc thể hiện chủ đề.
Dàn ý bài thuyết minh một tác phẩm văn học:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác.
Thân bài:
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.

- Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm:
+ Đặc điểm nội dung.
+ Đặc điểm hình thức nghệ thuật.
Kết bài:
Tác dụng của tác phẩm đối với cuộc sống.
* Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):
Giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu quan sát để nắm chắc một
phương pháp, cách làm. Yêu cầu khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện,
cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và những yêu cầu về chất lượng đối với sản
phẩm đó.
* Dàn ý:
Bố cục bài viết khá linh hoạt có thể trình bày như sau:
Mở bài: Giới thiệu phương pháp, cách làm.
Thân bài:
- Nguyên vật liệu.
- Dụng cụ.
- Quy trình.


7
- Yêu cầu thành phẩm.
Kết bài: Ý nghĩa của phương pháp, cách làm.
Ví dụ: Chẳng hạn khi thuyết minh cách làm bánh bông lan, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh trình bày theo các ý sau:
- Về nguyên liệu: 0,5 kg bột mì, 0,3 kg đường, 5 quả trứng gà
- Về cách làm: Pha bột; đánh bột cùng đường, lòng đỏ trứng và một lượng
nước vừa phải(0,5 lít nước) sao cho bột quyện, nổi lòng đỏ của trứng(khoảng
30 phút) ; cho bột đã đánh vào khn hấp trong lị 30 phút là được.
- Yêu cầu về thành phẩm: bánh xốp, màu lịng đỏ trứng gà, thơm ngọt và
có vị béo.

Hướng dẫn được như thế, học sinh sẽ hiểu nhanh và làm tốt dạng bài
này.
Phương pháp chủ yếu để thuyết minh cho dạng bài này là: Định nghĩa,
giải thích, phân tích.
* Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:
Để học sinh làm tốt dạng bài này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh
đến địa điểm một danh lam thắng cảnh để tham quan, tìm hiểu hoặc hướng dẫn
các em tra cứu tài liệu, xem băng hình, hướng dẫn học sinh gặp gỡ nhân chứng
để thu thập thông tin .
Chẳng hạn, khi thuyết minh về Động Từ Thức, chùa Mai An Tiêm giáo
viên có thể cho học sinh đến tận nơi quan sát hoặc có thể cho học sinh tìm hiểu,
tích luỹ tri thức thơng qua hình ảnh, băng hình về Động Từ Thức, chùa Mai An
Tiêm. Có như thế học sinh mới có vốn kiến thức để viết hay, viết tốt về dạng
bài thuyết minh này.
Phương pháp thuyết minh của dạng bài này là: giải thích, nêu số liệu, ví
dụ, phân tích kết hợp miêu tả.
* Dàn ý bài thuyết minh một danh lam thắng cảnh:
Mở bài:
Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
Thân bài:
- Vị trí địa lý, diện tích, lai lịch của thắng cảnh (thường gắn với lịch sử).
- Cảnh quan hiện nay.
Kết bài:
Giá trị của thắng cảnh đối với quê hương, đất nước, với đời sống tinh
thần, tình cảm của nhân dân.
2.3.3. Rèn cho học sinh các bước cơ bản tạo lập văn bản thuyết minh:
Cũng như các kiểu văn bản khác, làm bài văn thuyết minh, người viết
cần phải trải qua bốn bước:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Xác định yêu cầu của đề.

- Tìm ý:
+ Cơng việc tìm ý cho bài văn thuyết minh có thể nói vừa dễ lại vừa khó.
Dễ vì các tri thức có thể thu lượm được qua thực tế tham quan, du lịch, qua
sách báo, truyền hình, Internet... Khó vì muốn có tri thức người viết phải cần
cù sưu tầm, lưu giữ tài liệu, phải biết hệ thống hoá các tri thức theo đề tài của


8
bài viết. Chẳng hạn để có tri thức trình bày trong bài “Ôn dịch thuốc lá”, chắc
chắn bác sĩ Nguyễn Khắc Viện phải tích luỹ qua nhiều năm về tác hại của thuốc
lá gây ra bệnh ung thư, bệnh tim mạch…Khó vì muốn viết bài thuyết minh cho
có hồn, có sức thuyết phục, bên cạnh các tri thức, người viết cịn phải gửi vào
đó tình cảm của mình (sự u mến, lịng khâm phục, niềm tự hào).
Muốn vậy, khơng chỉ cần các tri thức gián tiếp thu lượm được qua đọc tài liệu
mà còn cần phải đến tận nơi để quan sát trực tiếp đối tượng thuyết minh.
+ Khi hướng dẫn tìm ý, giáo viên cần lưu ý học sinh có thể tóm ý bằng
hai con đường:
+ Con đường gián tiếp (qua sách báo, truyền hình, tài liệu ).
+ Con đường trực tiếp (quan sát trực tiếp khi đến tận nơi, nhìn tận mắt
cuộc sống, đối tượng thuyết minh).
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ý và có sự chuẩn bị chu đáo, công phu
trước khi làm bất kỳ bài thuyết minh nào.
Ví dụ: Muốn giới thiệu được một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam, giáo
viên nên hướng dẫn HS trước đó mấy tuần tìm đọc các báo, tạp chí hoặc
Internet… về văn hố thể thao, tìm đọc các bài viết giới thiệu thành tích của
các vận động viên Việt Nam qua các kì thi trong nước và khu vực. Sau q
trình chuẩn bị cơng phu đó, chắc chắn học sinh sẽ thấy hào hứng khi bắt tay
vào viết bài văn theo đề bài “Giới thiệu một gương mặt trẻ trong làng thể thao
Việt Nam”.
* Sắp xếp ý :

- Việc sắp xếp ý trong bài tập làm văn nói chung và sắp xếp ý trong bài văn
thuyết minh nói riêng là cơng việc rất quan trọng. Đối tượng thuyết minh rất đa
dạng. Vì thế, việc sắp xếp ý cũng đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Khi sắp xếp ý,
giáo viên cần lưu ý học sinh phải dựa vào từng dạng bài thuyết minh để có cách
sắp xếp ý cho phù hợp. Sau đây, có thể gợi ra một số cách sắp xếp ý cơ bản:
+ Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm - cấu tạo - công dụng. Cách sắp xếp ý này
phù hợp với bài thuyết minh về đồ vật như: Giới thiệu chiếc xe đạp .
+ Sắp xếp ý theo trình tự : Đặc điểm - cấu tạo – sự xuất hiện và các giai đoạn
phát triển trong lịch sử. Cách sắp xếp này phù hợp với kiểu bài thuyết minh các
đối tượng gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc như giới thiệu chiếc áo dài
Việt Nam hay chiếc nón lá Việt nam; giới thiệu món ăn dân tộc.
+ Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm khơng gian (bên trái, bên phải, đằng
trước, đằng sau ). Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài thuyết minh về danh
lam thắng cảnh.
+ Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm về nội dung và hình thức; giá trị văn
hố...Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài giới thiệu về các tác phẩm văn
học nghệ thuật, các thể loại văn học.
+ Sắp xếp ý theo trình tự các cơng việc: Nguyên liệu –cách chế biến - yêu cầu
về thành phẩm (kiểu bài giới thiệu về phương pháp, cách làm thường vận dụng
cách sắp xếp ý này).
Sau đây là ví dụ về cách sắp xếp ý cho bài văn: Giới thiệu về chiếc bút bi
Để giới thiệu về chiếc bút bi trong phần thân bài cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu đặc điểm, cấu tạo ngoài của chiếc bút bi:


9
+ Hình dáng của chiếc bút bi: Độ dài, của thân bút, đặc điểm của đầu
bút.
+ Màu sắc của bút.
+ Vỏ bút, nốt bấm của bút.

- Giới thiệu đặc điểm cấu tạo trong của bút:
+ Ruột bút.
+ Lò xo trong thân bút.
- Nêu cách sử dụng và giữ gìn bút bi.
Bước 2: Lập dàn ý:
- Sau khi sắp xếp ý, giáo viên hướng dẫn học sinh dựng thành một dàn bài cụ
thể.
- Tùy từng dạng bài thuyết minh để có dàn ý phù hợp.
Bước 3: Viết bài:
- Hs dựa vào dàn ý đã lập để viết bài
- Lưu ý học sinh: khi viết bài cần chú ý việc chuyển ý, chuyển đoạn, liên kết
câu, liên kết đoạn.
* Cuối cùng giáo viên cần lưu ý học sinh: Tất cả các thông tin trong văn bản
thuyết minh phải khách quan, chính xác, chân thực và có ích, được trình bày
một cách rõ ràng, chặt chẽ, và hấp dẫn.
Bước 4: Đọc và sửa bài: Đây là khâu cuối cùng nhưng rất quan trọng giúp học
sinh kiểm tra lại bài mình đã làm.
2.3.4. Vận dụng một số phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh:
* Phương pháp làm việc theo nhóm:
Bên cạnh những phương pháp giảng dạy gắn với đặc trưng bộ mơn thì
phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích
cực đem lại hiệu quả cao trong tiết học. Bởi như chúng ta đã biết : “Một cây
làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hịn núi cao”, phương pháp này tạo
cho các em tính hợp tác trong học tập, góp sức cùng nhau giải quyết cơng việc
chung. Hơn nữa thảo luận nhóm cũng giúp các em có thêm kiến thức học hỏi
từ bạn cùng tâm lý lứa tuổi như câu tục ngữ xưa đã khẳng định : “Học thầy
không tày học bạn”.
Tôi thường vận dụng phương pháp này vào các tiết dạy văn thuyết minh.
Chẳng hạn khi dạy tiết 58 “Thuyết minh về một thể loại văn học” tơi cho học
sinh thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm của thể thơ lục bát này:

Câu hỏi thảo luận phần luyện tập : Lập dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát
Tôi chia học sinh trong lớp thành bốn nhóm làm việc nhóm trong thời gian 10
phút. Các nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận trong phiếu học tập và trình bày
trước lớp để cô và các bạn nhận xét.


10

Học sinh thảo luận nhóm xây dựng dàn ý của bài văn thuyết minh
* Phương pháp quan sát, trải nghiệm:
Quan sát trải nghiệm là phương pháp giáo viên cho học sinh sử dụng các
giác quan để tri giác trực tiếp một cách có mục đích về các đối tượng. Q trình
quan sát giúp học sinh có tri thức về đặc điểm của đối tượng, từ đó có tri thức
để viết bài thuyết minh. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú trong học
tập, tiết giảng bài sẽ sinh động và hấp dẫn. Trong các tiết dạy về văn thuyết
minh tôi thường xuyên vận dụng phương pháp này và đã thu được kết quả tốt.
Khi dạy học sinh làm bài luyện tập “ Giới thiệu một di tích, thắng cảnh
ở quê hương em” tôi cho học sinh quan sát kiến trúc của một số di tích, thắng
cảnh ở quê hương để học sinh có tri thức về vẻ đẹp của di tích hoặc thắng cảnh
đó và viết bài giới thiệu.

Cửa vào động Từ Thức

Từ Thức và Giáng Hương sánh duyên


11

Hoa mẫu đơn và trái đào tiên


Hình ảnh linh vật con voi bên hồ nước tiên

Trong điều kiện cho phép tôi kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường và
phụ huynh học sinh cho các em trải nghiệm tham quan di tích lịch sử tại địa
phương sẽ giúp các em hào hứng và có thêm tri thức thuyết minh. Tơi đã tổ
chức cho các em tham quan đền Chí Thiện (Thơn 6 – Nga Thanh) để giúp các
em có tri thức về di tích lịch sử ở địa phương.

Tham quan di tích Đền Chí Thiện Thơn 6 xã Nga Thanh, Nga Sơn


12
* Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói trước đám đơng:
Trong những tiết luyện nói học sinh thường rất ngại nói. Tơi ln rèn
cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói(phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói(phải vừa
nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói phải mạnh dạn, tự tin giúp cho lời
nói có sức thuyết phục hơn. Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một việc
khó, nhưng dù khó thế nào thì kĩ năng nói cũng phải ln được coi trọng. Nếu
như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thơng tin,
thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông
tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Tơi thường khích lệ, động
viên học sinh tự tin trình bày vấn đề trước lớp. Tiết 53, 54 luyện nói thuyết
minh một thứ dồ dùng tơi vận dụng phương pháp làm việc nhóm và cho các
nhóm trình bày bài luyện nói “ Giới thiệu về chiếc bút bi”. Tiết học được học
sinh tham gia hào hứng.

Học sinh luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng
2.3.5. Vận dụng các giải pháp trên vào tiết 59 : Thuyết minh một thể loại
văn học:
I. Mục tiêu cần đạt:

+ Biết cách thuyết minh về một thể loại văn học.
+ Năm kĩ hơn về phương pháp thuyết minh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sách giáo khoa, Giáo án, đồ dùng dạy học.
- HS: Soạn bài, xem bài trước khi đến lớp.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài.


13
Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu và thực hành, thuyết minh về một
thứ đồ dùng, trong tiết học hơm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về: thuyết minh về
một thể loại văn học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Để bài: “Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất I-Từ quan sát đến miêu tả,
ngôn bát cú”.
thuyết minh đặc điểm một thể
- Cho HS đọc lại hai bài thơ: Vào nhà ngục loại văn học.
Quảng Đông cảm tác và đập đá ở Côn Lôn (Gv 1. Quan sát.
chiếu trên ti vi) . HS quan sát và trả lời câu hỏi:
GV: Mỗi bài thơ có mấy dịng, mỗi dịng có
mấy chữ “tiếng”? số dịng, số chữ ấy có bắt
buộc khơng? Có tuỳ ý thêm bớt được khơng?
Gợi ý:
-HS quan sát trả lời
Mỗi bài thơ có 8 dịng, mỗi dịng có 7 chữ
“tiếng”. Số dịng số chữ là bắt buộc không thể

tuỳ ý thêm bớt.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiếng bằng,
tiếng trắc theo SGK.
GV: Hãy xác định bằng, trắc cho từng tiếng
trong bài thơ: Đập đá ở Côn Lôn.
- Cho HS trao đổi theo nhóm, mỗi nhóm là 4
HS, với thời gian là 5 phút.
- Cho HS lên bảng ghi kết quả thảo luận cả
lớp nhận xét.
- HS thảo luận và ghi kết quả
Gợi ý:
B B T T, T B B
B T B B, T T B
T T T B, B T T
B B T T, T B B
T B B T, B B T
B T B B, T T B
T T T B, B T T
B B B T, T B B
GV: Dựa vào mục tiêu quan sát, hãy nêu mối
quan hệ bằng, trắc giữa các dòng. (Xác định đối,
niêm)
Gợi ý:
Theo luật: Nhất, tam, ngũ bất luật; nhị, tứ lục
phân minh có nghĩa là gì?
- Đối ở các câu:
1 đối với 2; 3 đối với 4
5 đối với 6; 7 đối với 8.
- Niêm ở các câu:



14
1 niêm với 8; 2 niêm với 3
4 niêm với 5; 6 niêm với 7
Hãy xác định các vần trong bài thơ trên?
Gợi ý:
Lơn… non… hịn… son… con: vần bằng…
Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bài ngắt
nhịp như thế nào? Gợi ý:
Thường là theo nhịp 4/3; 2/2/3.
- Cho HS đọc và tìm hiểu dàn bài trong SGK.
- Hướng dẫn HS cách làm từng phần cho hoàn
chỉnh với dàn bài đã nêu.
GV cho HS viết bài theo dàn ý đã lập
Gợi ý:
Mở bài : Thơ Đường luật là một thành tựu lớn
của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Từ khi ra đời
vào thời nhà Đường, các thể thơ này đã nhanh
chóng lấn lướt thể thơ cổ phong có mặt từ
trước đó. Thơ Đường luật chia thành các thể
tứ tuyệt, bát cú và trường thiên. Trong đó,thể
thơ thất ngơn bát cú là thể thơ rất phổ biến và
quen thuộc trong thơ ca Việt Nam thời trung
đại. Nhiều kiệt tác thơ ca lưu lại đến đời sau
kiệt tác để lại cho đời sau đều được làm bằng
thể thất ngôn bát cú.
Kết bài: Như vậy, thể thơ song thất lục bát là
thể thơ vốn có nguồn gốc từ nền văn học
Trung Quốc, sau đó thơng qua q trình đồng
hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc thì đã

được du nhập vào nước ta. Đây là thể thơ yêu
cầu cao về tính quy luật, bằng trắc và là một
thể thơ giàu nhịp điệu bởi chính sự linh hoạt
của vần, của nhịp thơ.
GV dẫn dắt HS đến nội dung phần ghi nhớ.
-Gv cho hs thảo luận nhóm (4 HS một nhóm )
thời gian thảo luận 10 phút sau đó các nhóm
trình bày kết quả thảo luận nhóm để cơ và các
bạn nhận xét.
Gợi ý:
Mở bài
Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do
người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).
Thân bài
a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát

2. Lập dàn ý.
Mở bài: Nêu định nghĩa chung
về thể thơ thất ngôn bát cú.
Thân bài:
Nêu đặc điểm của thể thơ:
-Số câu, số chữ trong mỗi bài;
-Quy luật bằng trắc của thể thơ;
-Cách gieo vần của thể thơ
-Cách ngắt nhịp của mỗi dòng
thơ
Kết bài: Cảm nhận của em về
vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ
3, Viết bài:


* Ghi nhớ: (SGK trang 154).


15
* Lục bát chỉnh thể - (tuân đúng những quy II-Luyện tập: Thuyết minh về
định)
thể thơ lục bát.
- Số câu, số tiếng:
Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp)
- HS thảo luận nhóm và
gồm: Một dịng có sáu tiếng và một dịng có
trình bày kết quả
tám tiếng.
Số câu: Khơng giới hạn nhưng khi kết thúc
phải dừng lại ở câu tám tiếng.
=> Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu,
hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối
dài.
- Cách gieo vần:
+Âm tiết cuối của dòng sáu hiệp vần với âm
tiết thứ sáu của dòng tám theo từng cặp. Âm
tiết cuối của dòng tám lại hiệp vần với âm tiết
thứ sáu của dòng sáu nối tiếp. Cứ thế luân
chuyển như vậy cho đến hết bài.
- Phối thanh:
Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các
tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.
Những câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và
tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước
là dấu huyền thì tiếng sau phải khơng có dấu

và ngược lại).
Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai
câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai
(của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về
bằng trắc
- Nhịp và đối trong thơ lục bát:
Cách ngắt nhịp: thường là nhịp chẵn( 2/2/2;
4/4).
Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử
dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật
một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng
tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.
* Lục bát biến thể (không tuân thủ quy tắc)
- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê
dịch theo.
- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:
- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc.
b. Tác dụng của thơ lục bát
- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm
chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.
- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản
dị mà biến hố vơ cùng linh hoạt, phong phú


16
và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả
năng diễn tả.
Kết bài:
- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học
Việt Nam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển
qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch
dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các
thiên tài như Nguyễn Du …
- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau
như Tố Hữu …
=> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong
nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Củng cố: Thế nào nào là thuyết minh về một thể loại văn học? Nêu phương
thức thuyết minh?
5. Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập.
Viết hoàn chỉnh bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp ở phân môn Tập
làm văn mà cụ thể ở phần văn bản thuyết minh, tôi đã kết hợp các giải pháp
trên và thu được kết quả tốt :
Bước đầu tạo được hứng thú học tập bộ mơn Ngữ văn nói chung và phần
văn thuyết minh nói riêng cho các em học sinh. Các em đã có ý thức tự giác,
tích cực trong mỗi tiết học; tự tin viết được những đoạn văn, bài văn thuyết
minh đúng với yêu cầu tạo lập kiểu văn bản này.
Bản thân giáo viên cũng thấy vui hơn vì đã tìm ra những giải pháp phù
hợp giảng dạy văn thuyết minh cho học sinh và tự tin hơn trong việc dạy học
sinh phần văn thuyết minh. Tôi hi vọng sau đề tài này tơi cũng như các đồng
nghiệp sẽ có cơ hội tham khảo thêm các giải pháp dạy học phần văn thuyết
minh.
Thành công nhất là học sinh nắm được cách làm các dạng bài thuyết
minh, biết yêu môn văn hơn bởi vậy chất lượng học tập môn Ngữ văn được
nâng cao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Tôi đã tiến hành kiểm tra đối với học sinh lớp 8A, 8B trong một bài văn
thuyết minh khi đã áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy thì thu được kết quả
tốt:
Đề bài : Thuyết minh một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương
em?


17

Lớp
8A
8B

TSHS Giỏi
SL
33
9
30
6

Tổng 63

15

%
27,3
20,0

(Bảng số liệu 2)
Khá

Trung bình
SL
%
SL
%
15
45,4 9
27,3
13
43,3 11
36,7

Yếu
SL
0
0

%
0
0

23,8

28

0

0

44,4


20

31,8

Từ kết quả trong bảng số liệu 1 và bảng số liệu 2 cho thấy: Sau khi áp dụng
đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh tại
trường THCS Nga Thanh” kỹ năng làm bài văn thuyết minh của các em được
nâng lên rõ rệt thể hiện qua kết quả trên. Số lượng học sinh khá giỏi tăng từ
25,4% lên 68,2%, học sinh. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng đề tài vào giảng dạy
là rất hiệu quả.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Trong việc hướng dẫn học sinh tạo lập các kiểu văn bản nói chung và văn
thuyết minh nói riêng, nếu giáo viên hướng dẫn các em rèn kỹ năng viết theo
các bước cụ thể sẽ giúp các em nắm chắc đặc trưng của các dạng bài thuyết
minh, phân biệt được kiểu bài thuyết minh với kiểu bài tự sự và miêu tả mà các
em đã học; giúp các em hình thành kỹ năng viết bài. Điều đó góp phần quan
trọng giúp các em hứng thú hơn trong học văn và đặc biệt với học sinh lớp 8
các em có kiến thức vững vàng hơn, tự tin hơn khi cần thuyết minh một vấn đề
trong đời sống.
Để sáng kiến kinh nghiệm thành cơng, được áp dụng có hiệu quả trong
dạy học phần văn thuyết minh thì việc nắm vững đặc điểm và các dạng bài
thuyết minh là yếu tố điều kiện; kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh là yếu tố
quyết định đến sự thành công. Hơn nữa giáo viên phải vận dụng các phương
pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học để đạt hiệu quả.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1.Đối với tổ chuyên môn và nhà trường:
Tổ chuyên môn và nhà trường cần thường xuyên tổ chức trao đổi kinh
nghiệm và phương pháp giảng dạy và học tập mơn văn để giáo viên có dịp

trao đổi kinh nghiệm để tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng
dạy học môn văn.
Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, tranh ảnh, băng đĩa, công nghệ
thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn.
3.2.2. Đối với phòng giáo dục:
Tổ chức các chuyên đề để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và
phương pháp dạy học phù hợp nhằm gây hứng thú môn học và nâng cao chất
lượng dạy và học văn.


18
Sáng kiến kinh nghiệm này được tôi đúc rút từ thực tế giảng dạy của bản
thân. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi hạn chế. Rất mong
các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung để tơi có kinh nghiệm tốt
hơn trong giảng dạy Ngữ văn 8, đồng thời có cơ hội thực hiện tốt những chuyên
đề sau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 08 tháng 04 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Mai Thị Thảo


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam 2018
2. Sách giáo viên Ngữ văn 8 NXB Giáo dục Việt Nam 2018

3. Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8 của tác giả Cao
Bích Xuân, NXBGD năm 2004
4. Những bài văn mẫu lớp 8 tác giả Trần Thị Thìn NXB Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2018
5. Bồi dưỡng Ngữ văn 8 tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Cao Đạt,
Lê Phương Liên NXBGD năm 2018
6. Hướng dẫn học và làm bài làm văn Ngữ văn 8 của tác giả Hoàng Thị
Thu Hiền NXB Đại học Quốc gia Hà Nội XB 2018


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thảo
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thanh - Nga Sơn - Thanh Hóa

TT

1.
2.

3.

4

5

Tên đề tài SKKN


Hướng dẫn học sinh làm các
bài nghị luận trong Ngữ văn 9
Hướng dẫn học sinh lớp 8A,
8B trường THCS Nga Thái
làm các dạng bài thuyết minh
Thực hành ngoại khóa an tồn
giao thơng cho học sinh lớp 9
qua môn GDCD ở Trường
THCS Nga Thái
Thực hành ngoại khóa an tồn
giao thơng cho học sinh lớp 9
qua mơn GDCD ở Trường
THCS Nga Thái
Một số giải pháp rèn luyện kĩ
năng viết bài văn tự sự cho học
sinh lớp 6 trường THCS Nga
Thanh, Nga Sơn

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành DG cấp
huyện/tỉnh)

Kết
quả Năm
học
đánh giá đánh giá xếp
xếp loại
loại
(A,B hoặc

C)

Cấp Huyện

B

2008 - 2009

Cấp Huyện

C

2011 - 2012

Cấp Huyện

A

2016 - 2017

Cấp Tỉnh

B

2016 – 2017

Cấp Huyện

A


2019-2020


Phụ lục
* Phiếu học tập tổ 2: Thuyết minh cách làm đèn ông sao


* Phiếu học tập của tổ 1: Dàn ý thuyết minh về thể thơ lục bát



×