Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(SKKN 2022) ứng dụng CNTT vào tổ chức trò chơi ô chữ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS hòa lộc, hậu lộc theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.75 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..................................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CNTT VÀO TỔ CHỨC TRỊ CHƠI Ơ CHỮ NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MƠN LỊCH SỬ LỚP 7
Ở TRƯỜNG THCS HỊA LỘC – HẬU LỘC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
(PHẦN CỦNG CỐ BÀI HỌC – CHƯƠNG III – NƯỚC ĐẠI
VIỆT
THỜI TRẦN – LỊCH SỬ 7)

Người thực hiện: Đào Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hịa Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch Sử


2

TT
1
2
3
4
5
6
7


8
9
10
11
12
13

MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SKKN
Cơ sở lí luận của sáng kiến
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp đã sử dụng
Hiệu quả của SKKN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:

TRANG
2
2
3

3
3
3
3
5
8
19
20
20
20


3

Bước sang thế kỉ XXI, cùng với sự phát triển của xã hội lồi người, thì
cơng nghệ thơng tin cũng phát triển mạnh mẽ và đi vào mọi lĩnh vực của cuộc
sống trong đó có lĩnh vực giáo dục. Cơng nghệ thơng tin đã góp phần hiện đại
hóa phương tiện, thiết bị dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề có ý nghĩa to lớn
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo học sinh tồn diện có đủ phẩm chất đáp
ứng nhu cầu sự phát triển của đất nước.
Mơn Lịch sử là một mơn học đặc thù, vì vậy cần có phương pháp giảng dạy
phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng. Việc triển khai phương pháp dạy học mới
đã được Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhà trường
trong toàn ngành giáo dục áp dụng đồng bộ tại các địa phương trong cả nước.
Khi bước sang thế kỉ XXI, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và đi vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó dạy học có sử dụng cơng nghệ thơng
tin là một việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể nói việc
ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy nói chung và bộ mơn lịch sử nói
riêng đã thu được nhiều kết quả khả quan, tạo nên sự chuyển biến trong dạy học

nhất là về phương pháp dạy học.
Qua quá trình thực tiễn giảng dạy bộ môn Lịch Sử, tôi nhận thấy hầu như
các em khơng thích học mơn lịch sử. Vì đây là mơn học mà học sinh phải tiếp
cận với nhiều sự kiện lịch sử khác nhau, với những nhân vật, địa danh lịch sử …
không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Vì vậy buộc các em cùng lúc phải
ghi nhớ nhiều kiến thức lịch sử thì mới đạt được kết quả cao trong quá trình học
của mình. Nếu giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình giảng dạy
thì sẽ tạo ra được sức hút đối với quá trình ghi nhớ của các em đặc biệt là vào
q trình thực hành thơng qua các trị chơi ơ chữ.
Xuất phát từ thực tế đó, là một giáo viên trực tiếp dạy lịch sử, trong quá
trình giảng dạy, từ sự tìm tịi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ
của đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi tổ chức hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh các
sự kiện, mốc thời gian, nhân vật lịch sử thì giáo viên cần phải đảm bảo được tính
chính xác, hệ thống các câu hỏi phải logic, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT một
cách hiệu quả. Vai trò của người thầy trong phương pháp mới này sẽ là sức hút
kỳ diệu giúp các em nắm vững các sự kiện, nhân vật, mốc thời gian một cách
đơn giản và hiệu quả, giúp các em u thích bộ mơn lịch sử dân tộc.
Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất
lượng bộ mơn lịch sử nói riêng, gây hứng thú cho học sinh trong q trình học,
tơi đã chọn đề tài “Ứng dụng CNTT trong hoạt động tổ chức trị chơi ơ chữ
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS
Hòa Lộc - Hậu Lộc theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh


4

(phần củng cố bài học Chương III - Nước Đại Việt Thời Trần - Lịch sử 7)” để
học sinh dễ tiếp thu kiến thức mà khơng bị gị ép.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Với những tư tưởng chủ quan và khách quan, tôi muốn hướng tới học sinh

sự say mê và nghiên cứu lịch sử, đưa đến kết quả tốt hơn. Biến sự khơ khan, khó
học, khó hiểu thành sự say mê hứng thú và tích cực khám phá.
- Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi xác định rõ mục tiêu cơ bản của
nhiệm vụ dạy học môn Lịch sử nói chung là rèn cho học sinh lớp 7A,B Trường
THCS Hịa Lộc có khả năng tư duy, ghi nhớ sự kiện và nhân vật lịch sử, giáo dục
bồi dưỡng đạo đức, tri thức cách mạng, truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng kiến thức: Lịch sử Việt Nam trong chương trình sách giáo khoa
lịch sử 7.
- Đối tượng học sinh: Kết quả học tập của học sinh lớp 7A, 7B trường
THCS Hòa Lộc trong năm học 2020-2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học.
- Phương pháp điều tra, thống kê: Thống kê kết quả rèn luyện, từ đó so
sánh, đối chiếu kết quả dạy học giưa những bài ứng dụng CNTT với những bài
dạy thông thường.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập và sử lí thơng tin: Khảo sát đối với
học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mục tiêu của mơn lịch sử: Lịch sử là môn học dạy làm người, góp phần
phát triển các phẩm chất của cơng dân Việt Nam: Yêu nước, đền ơn đáp nghĩa,
sống trung thực, khoan dung, dũng cảm, chăm chỉ, cởi mở tiếp nhận cái mới và
sống hòa thuận với thế giới xung quanh, trọng danh dự của bản thân và tôn trọng
sự khác biệt, u hịa bình… Lịch sử là mơn học có định hướng ứng dụng cao
theo đúng tinh thần “ôn cố tri tân”, biết học lịch sử để làm gì, có thể ứng dụng tri
thức lịch sử vào sự phát triển của xã hội.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, Nước Đại Việt thời Trần trong chương trình
lịch sử 7 (THCS) tái hiện lại quá trình xây dựng triều đại và giữ nước, hướng
người học tới những triều đại, nhân vật lịch sử, di tích lịch sử như: Trần Thái

Tơng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản...Sự kiện lên ngôi của
Trần Thái Tơng, q trình thành lập nhà Trần với ba lần kháng chiến chống quân
Mông - Nguyên, nhà Trần suy sụp và nhà Hồ lên thay... Chính vì thế mà Nước
Đại Việt thời Trần là minh chứng cho một triều đại hùng mạnh đã chiến thắng
được đế chế Mông - Nguyên lớn mạnh thế kỉ XIII.


5

Chẳng hạn: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ
(1258), đây là một đội quân xâm lược hùng mạnh và hiếu chiến, đi đến đâu cũng
làm nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hại hoặc bắt làm nô lệ.
Học sinh sẽ thấy được sự hung tàn, bạo ngược của quân Mông Cổ, các em sẽ có
cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về đất nước với những con người đã kiên
cường và anh dũng đấu tranh chống ngoại xâm.
Đối với học sinh THCS, các em mới được làm quen với các sự kiện lịch sử
ở mức độ còn đơn giản, ngắn nên khi tiếp xúc với các triều đại lớn, sự kiện lớn,
các cuộc kháng chiến lâu dài đòi hỏi khả năng ghi nhớ cao nên các em còn gặp
nhiều khó khăn. Do đó, vận dụng đổi mới phương pháp dạy và dạy học theo
hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. Nói
cách khác là “Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm”. Trong dạy
và học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên, người học
tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp
cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Q trình đó giúp
người học lĩnh hội nội dung học tập đồng thời phát triển năng lực sáng tạo.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học đã
tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên gắn kết được những sự kiện lịch sử, các nhân
vật trong một triều đại. Đó là việc lồng ghép các kênh hình, kênh chữ, thậm chí cả
những âm thanh trong bài dạy. Theo định hướng của Chuẩn kiến thức kĩ năng:
“đó là yêu cầu tối thiểu về kiến thức kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có

thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức”, giảm tải chương trình, chú trọng vận
dụng kiến thức, tăng cường thực hành, gắn nội dung bài học với thực tiễn đất
nước. Phát triển, hình thành kĩ năng sống cho học sinh là một mục tiêu quan trọng
của giáo dục, cũng như hưởng ứng cuộc vận động: “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Phong trào ứng dụng CNTT vào giảng dạy mơn Lịch sử ở trường THCS
Hịa Lộc chúng tôi hiện nay đang rất hiệu quả khi mà tất cả các giáo viên đều sử
dụng và tất cả các phịng học đều có Tivi làm cho giờ dạy sinh động hơn, học
sinh hăng say hơn và khắc phục xu thế hiện nay học sinh thích học Tốn, Tiếng
anh và các bộ môn khoa học tự nhiên.
Sự phát triển của CNTT trong sự phát triển của xã hội thì đối với giáo dục
cũng được hỗ trợ tích cực trong quá trình giảng dạy. Nhờ việc ứng dụng CNTT vào
dạy học, giáo viên đã tạo ra được những tiết học sinh động, sôi nổi, học sinh liên hệ
được các sự việc, nhân vật, các giai đoạn lịch sử nâng cao chất lượng dạy - học.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT về việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng quả lý giáo dục,
giảng dạy và học tập trong các nhà trường, Phịng GD&ĐT Hậu Lộc cũng đặt ra
cơng văn số: 94/GDDT - V/v tổ chức tập huấn phần mềm Avina hỗ trợ giảng dạy


6

và học tập. Đây là việc làm hết sức thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục của huyện nhà nói riêng và của cả nước nói chung để có thể tiến nhanh, tiến
kịp những nước phát triển trên thế giới.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi :
Về chương trình: Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7 sắp xếp theo mốc
thời gian và các triều đại nối tiếp nhau, nội dung rất sâu sắc và đặc biệt phần nội
dung gắn nhiều đến tên tuổi các vị anh hùng dân tộc như Ngơ Quyền, Lê Hồn,

Trần Quốc Tuấn, Quốc Toản, Quang Trung...Các triều đại trong giai đoạn này đã
được các nhà làm phim dựng lại (phim Thái sư Trần Thủ Độ) giúp các em khi học
sẽ nhớ hơn và tập trung hơn.
Về phía nhà trường: Ban giám hiệu ln quan tâm đến q trình đổi mới
phương pháp, ln tạo mọi điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản
thân. Những năm gần đây cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học của nhà
trường luôn được bổ sung để phục vụ cho giảng dạy đến nay có 15 phịng học và
cả 15 phịng đều đã có Tivi kết nối internet. Hệ thống điện luôn được đảm bảo để
phục vụ cho hệ thống máy chiếu và tivi hoạt động trong các buổi học.
Về phía giáo viên: bản thân đã có nhiều năm cơng tác, lại có lịng u nghề
và nhiệt huyết trong chun mơn, ln tìm ra nhiều biện pháp tích cực, kịp thời
để kích thích sự hứng thú học tập ở học sinh, ln có tinh thần tự học, học hỏi
đồng nghiệp để nâng cao trình độ chun mơn đặc biệt là tích cực ứng dụng
CNTT trong các bài giảng, luôn tham gia các chuyên đề do tổ chun mơn cũng
như ở các cụm do phịng GD tổ chức để học tập nâng cao kiến thức và đổi mới
phương pháp dạy học. 100% giáo viên sử dụng máy tính sách tay rất tiện lợi cho
việc sử dụng CNTT.
Về phía học sinh: Vẫn cịn một bộ phận học sinh u thích bộ mơn lịch sử.
Về phía phụ huynh học sinh: luôn quan tâm đến nhà trường, đến con em
mình bằng việc đầu tư, lắp đặt ti vi, rèm cửa cho các phòng học để con em được
học tập tốt hơn, có hiệu quả hơn.
2.2.2. Khó khăn:
Đối với học sinh : Mở đầu quyển sách lịch sử lớp 6 Bác Hố có viết:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Mục đích của Bác là mong muốn con cháu sau này ghi nhớ về một thời kỳ
hào hùng của dân tộc đã đấu tranh anh dũng giành lại giang sơn.
Thực tế hiện nay thì sao? Câu hỏi không chỉ dành cho giáo viên mà cho tất
cả mọi người về thực trạng học lịch sử của học sinh các cấp hiện nay, đó là nhiều
học sinh không biết lịch sử nước nhà. Việc các em học lịch sử chỉ là đối phó cho

có học chứ thực chất các em không hề nắm được các sự kiện lịch sử, các nhân


7

vật quan trọng. Thật đáng buồn khi nhiều em học sinh hiện nay vẫn không biết
về Quang Trung - Nguyễn Huệ. Khi giáo viên hỏi: Nêu hiểu biết của em về
Quang Trung thì học sinh khơng trả lời được. Và điều đáng buồn hơn khi hỏi
nhiều em về Quang Trung - Nguyễn Huệ, học sinh đều trả lời họ là hai anh em.
Hay một số học sinh cịn khơng biết đến những nhân vật tên tuổi như Trần Quốc
Tuấn hay gọi Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Toản với câu chuyện Bóp nát quả
cam mà các em đã được học trong phần Tiếng Việt ở cấp 1.
Đây mới chỉ là hai dẫn chứng cụ thể cịn trên thực tế có lẽ con số này
chiếm đại đa số khi mà ngay cả phụ huynh cũng đang xem nhẹ mơn học này vì
nhiều lí do. Khi con người xuất hiện đã tính đến vấn đề lưu lại những gì đã sảy
ra để thế hệ sau luôn biết về quá khứ nhưng thực tế đã chứng minh xã hội càng
phát triển thì nhu cầu đời sống đòi hỏi càng cao và dĩ nhiên sự lãng quên quá
khứ là điều khó tránh khỏi. Đây có thể nói là điều đáng báo động (nếu tơi
khơng muốn nói rằng chúng ta rung một hồi chng cảnh tỉnh).
Học sinh thờ ơ với lịch sử, lười học, lười ghi nhớ chỉ học đối phó nên khơng
lưu giữ được gì trong tâm hồn các em. Các em không biết được nhân vật lịch sử,
không liên hệ được các nhân vật trong các giai đoạn nào. Sau khi đọc bài viết: “Sử
khơng cịn, Tổ quốc có cịn khơng?” của tác giả Hồng Lam ngày 14/10/2015 trên
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, một độc giả lấy tên là Chán Học Sử đã bình luận:
Lịch sử khơng bao giờ biến mất, Tổ quốc không bao giờ biến mất. Không
thể đánh đồng lịch sử trong nhà trường với lịch sử dân tộc.
Học sinh chán học mơn Lịch sử, chứ khơng có học sinh nào chán Lịch sử
dân tộc. Vậy những người làm Sử, dạy Sử phải có trách nhiệm sao cho mơn Lịch
sử theo kịp với Lịch sử dân tộc, để cho học sinh say mê, lựa chọn. Xin nhắc lại,
khơng có học sinh Việt Nam nào chán Lịch sử dân tộc, chỉ có rất nhiều học sinh

Việt Nam đang chán mơn Lịch sử trong nhà trường. Đó là trách nhiệm của
người làm thầy, khơng phải của người trị, và lại càng khơng phải trách nhiệm
của lịch sử Việt Nam
Lời bình rất cụ thể này đã phần nào đã phản ánh đúng tâm tư của những
người học Sử trước thực trạng dạy và học Sử ở nhà trường hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tơi do một số
ngun nhân chủ yếu sau:
- Vì là mơn học có rất nhiều hình ảnh, sự kiện, diễn biến về các triều đại nên
khi giáo viên trình chiếu học sinh hay tị mị chú ý đến phim, hình ảnh, hiệu ứng
mà ít để ý đến nội dung bài học và ít ghi chép các nội dung quan trọng của bài học
nên việc ghi chép lại nội dung kiến thức vào vở của học sinh còn chưa rõ ràng.
- Học sinh khối 7 Trường THCS Hòa Lộc còn nhiều em lười học, chán học
nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học lịch sử. Bên cạnh đó trường lại nằm
trên địa bàn thuộc vùng ven biển, hầu hết cha mẹ đều làm công nhân hoặc đi làm


8

ăn xa khơng có người quản lí dẫn đến các em lười học. Đời sống văn hóa tinh thần
ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game... ngày càng
nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lơi cuốn, xao nhãng việc học.
Đối với giáo viên: Một số giáo viên cịn phụ thuộc q trình vào trình
chiếu mà chưa thấy hết vai trò và tác dụng của đồ dùng dạy học, chưa đầu tư
nhiều về phương pháp và cách thức sử dụng phương tiện một cách hiệu quả,
chưa chịu khó sưu tầm và tự tạo các thiết bị dạy học cho phù hợp. Giáo viên rất
ngại làm chủ kĩ thuật phức tạp của máy tính vì sử dụng chưa thạo phần mềm
của máy tính.
Q trình tìm kiếm nguồn tư liệu, phim, hình ảnh tốn thời gian hơn soạn
một giáo án thơng thường nên giáo viên cịn ngại ứng dụng. Một số giáo viên
khác chưa thực sự cố gắng tự học, tự nâng cao khả năng ứng dụng CNTT, chưa

dám nghĩ dám làm.
Tổ chức trò chơi trong giờ dạy Lịch sử chưa thật sự được sử dụng thường
xuyên bởi lẽ đây là hình thức dạy học địi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn
bị chu đáo cả về thời gian, kiến thức và cách thức tổ chức các trò chơi dưới hình
thức dạy học. Việc tổ chức trị chơi ơ chữ trong phần củng cố bài chỉ với 5 đến 7
phút giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học có liên quan nên nhiều giáo
viên cịn ngại khơng muốn tổ chức hoạt động dạy học này.
Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác hơi
nhanh nên dẫn đến việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của học sinh
chưa được cao. Nhiều giáo viên còn lạm dụng việc đặt câu hỏi bằng cách trình
chiếu các size cũng như chưa có sự chọn lọc cần trình chiếu những gì học sinh cần.
Dưới đây là kết quả thăm dị ý kiến của học sinh khi bắt đầu năm học 20212022 ở 2 lớp 7A và 7B cho kết quả như sau:
Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến học sinh
Lớp
Sĩ số
Thích học mơn
Khơng thích học mơn
Lịch sử
Lịch sử
7A
42
12
30
7B
43
15
28
Đặc biệt là khi lấy học sinh giỏi cho lớp 8, các em không hào hứng tham gia.
Qua kết quả khảo sát thăm dị trên cho thấy: học sinh khơng thích học môn
Lịch sử chiếm tỷ lệ cao, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất

hạn chế, chưa mạnh dạn trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với
thầy cơ giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng không tốt
đến việc học tập của học sinh. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên
nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chưa vận dụng thường xuyên và hợp lí
phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp để cuốn hút học sinh học môn học này.


9

Từ thực trạng trên bản thân tôi mạnh dạn ứng dụng “Ứng dụng CNTT trong
hoạt động tổ chức trò chơi ô chữ nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong
mơn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hịa Lộc - Hậu Lộc theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh (phần củng cố bài học Chương III - Nước
Đại Việt Thời Trần - Lịch sử 7)”
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Khái niệm trị chơi ơ chữ
Trị chơi ơ chữ là hình thức là người tổ chức đưa ra những ơ vuông trống,
yêu cầu người chơi phải điền đúng những chữ cái mà người tổ chức đã gợi ý cho
mỗi ô bằng một từ “từ khóa”, căn cứ vào từ “từ khóa” và năng lực của bản thân
để người chơi hồn thành ô chữ.
2.3.2. Giáo viên phải xác định được mục đích của trị chơi
Giúp các em nắm vững hơn về mặt kiến thức lịch sử mà các em đã được học
trong chương trình sách giáo khoa lớp 7. Qua đó giúp các em nhớ lâu hơn, hiểu
sâu hơn về các triều đại phong kiến Việt Nam từ Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê,
Quang Trung và nhà Nguyễn, các nhân vật lịch sử, các sự kiện, địa danh, bài học
và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước,
cụ thể trong Chương III – Nước Đại Việt thời Trần. Qua đó giáo dục các em
lòng yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào dân tộc, sự tơn kính và biết ơn những
người anh hùng đã hi sinh vì đất nước. Để làm tốt việc này, giáo viên cần xác
định và nắm vững ý nghĩa và khái niệm trị chơi ơ chữ.

2.3.3. Ý nghĩa của trò chơi
Trò chơi là một thuật ngữ mang hai nghĩa khác nhau:
- Nghĩa thứ nhất: “Trị chơi là chơi có luật và có tính cạnh tranh, thách thức
với người tham gia phải biết quy tắc, kết quả và yêu cầu”.
- Nghĩa thứ hai: “Trị chơi là những cơng việc được tổ chức và tiến hành
dưới hình thức chơi”.
Trị chơi có hai khía cạnh quan trọng:
- Nội dung trị chơi là nội dung học tập hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở
rộng, nâng cao kiến thức, củng cố kiến thức, kỹ năng các môn đã học ở nhà trường.
- Mang đầy đủ tính chất của một trị chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng
thú và sự thi đua giữa các em, giữa các nhóm, tổ, đội…
2.3.4. Giáo viên phải xác định được nội dung kiến thức trọng tâm để xây
dựng hệ thống câu hỏi khi lập ô chữ
Một là: Xác định phạm vi, nội dung kiến thức của trò chơi.
Hai là: Chọn sự kiện, nhân vật phù hợp để rèn luyện kĩ năng trân trọng,
yêu nước cho HS.
Ba là: Lọc hệ thống câu hỏi, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào
“Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn.


10

Bốn là: Xác định được thời gian của trò chơi là bao nhiêu: Trừ các trò chơi
tổ chức ở các tiết ngoại khoá (1 tiết hoặc nhiều hơn), các tiết làm bài tập lịch sử
(1 tiết), thì các trị chơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 5 - 7 phút.
Năm là: Các sự kiện và nhân vật đặt trong các ô chữ phải là những nhân vật
tên tuổi, sự kiện phải nổi bật mới thu hút được sự tham gia của HS, tạo khơng
khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập.
Sáu là: Trong một phần, một bài hay một chương giáo viên phải biết cách linh
hoạt trong khâu tổ chức, tránh sự nhàm chán, lập lại một hình thức để học sinh nhận

thấy sự thú vị của trị chơi, ln só sự khích lệ, cổ vũ, động viên kịp thời tạo ra sự
hứng thú, không chê học sinh trước tập thể lớp hoặc phủ nhận sự cố gắng của các em.
2.3.5. Giáo viên phải nắm vững được các chương, các triều đại Việt Nam
trong chương trình sách giáo khoa lịch sử 7
Nắm được vấn đề này giáo viên sẽ hệ thống được các chuỗi sự việc, các sự
kiện, các nhân vật và các địa danh lịch sử. Từ đó sâu chuỗi các đơn vị kiến thức
để giúp các em ghi nhớ bài học một cách tốt nhất.
Hệ thống các triều đại và mốc thời gian trong chương trình sách giáo khoa 7
TT

CÁC TRIỀU ĐẠI

MỐC THỜI GIAN

1
2
3
4

Nhà Ngô
Nhà Đinh - Tiền - Lê
Nhà Lý
Nhà Trần

939 - 965
968- 979, 979-1005
1009 - 1226
Tháng 12 - 1226
->1400
1400 - 1407

1418 - 1769
1771 - 1802

CHỐNG NGOẠI XÂM

Thời kì hịa bình của đất nước.
Kháng chiến chống Tống
Kháng chiến chống Tống
Kháng chiến chống quân Mông
- Nguyên.
5
Nhà Hồ
Kháng chiến chống quân Minh
6
Nhà Lê Sơ
Kháng chiến chống quân Minh
7
Nhà Tây Sơn
Kháng chiến chống quân
Thanh, Xiêm
8
Nhà nguyễn
1802 - >...
Thực hiện chính sách hà khác
đối với nhân dân.
Bảng hệ thống này cho thấy rõ cấu trúc chương trình sách giáo khoa lịch sử
lớp 7 và cấp THCS đã được biên soạn theo hệ thống triều đại và thời gian. Điều
này có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với người học, đặc biệt hơn khi giáo viên hệ
thống lại một chương, một phần bằng hình tổ chức trị chơi sẽ giúp các em u
thích và ghi nhớ nhiều hơn.

2.3.6. Giáo viên cần nắm vững được lợi ích của việc tổ chức các trò chơi
đối với sự tiếp thu của học sinh
2.3.6.1 "Tổ chức trị chơi ơ chữ trong giờ dạy Lịch sử” giúp cho giờ học
thêm sôi nổi, có sức hấp dẫn, khơng đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà
qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, củng cố kiến thức, nắm
được một số kĩ năng, quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh
nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định.


11

Điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, học
sinh hứng thú vì được trải nghiệm, vận dụng những kiến thức đã được học để
thực hành kỹ năng Lịch sử tốt nhất. Đây là cách học mới mang lại hiệu quả cao
đối với các em. Đồng thời đây cũng là phương pháp giúp giáo viên dạy Lịch sử
thành công.
2.3.6.2 Cách thức sử dụng trị chơi ơ chữ
* Cách tạo ơ chữ
Để thành cơng trong một tiết dạy lịch sử thì việc củng cố bài học thơng qua
trị chơi là vơ cùng quan trọng vì nó đem lại hiệu quả giáo dục cao. Vì vậy, khi
soạn bài tơi sẽ tạo ra một hệ thống ô chữ gồm nhiều ô chữ hàng ngang và một ô
chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài và sẽ có
một chữ cái từ khóa. Mỗi ơ hàng ngang có một câu hỏi để học sinh giải đáp. Sau
khi giải các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ơ
chữ hàng dọc. Ơ chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của một
phần, một bài hoặc một chương.
* Sử dụng ơ chữ: Có nhiều cách để giáo viên có thể thực hiện trong từng
tiết học để học sinh không bị nhàm chán, chẳng hạn:
Cách 1: Hoạt động độc lập đối với những nội dung ngắn như một phần
trong một bài hay một bài trong một chương.

+ Lúc này bản thân giáo viên đóng vai trị là một người dẫn chương trình.
Cho học sinh tự lựa chọn ơ chữ hàng ngang tùy thích, giáo viên đọc câu hỏi học
sinh trả lời.
+ Sau khi học sinh giải hết các ô chữ hàng ngang, các chữ cái chìa khóa xuất
hiện, giáo viên cho học sinh tìm ơ chữ hàng dọc và trình bày hiểu biết của em về
ô chữ hàng dọc. Trong một số tình huống khi học sinh chưa trả lời hết ơ hàng
ngang nhưng nếu có câu trả lời ơ hàng dọc vẫn có quyền tham gia trả lời.
+ Giáo viên nhận xét và tuyên dương những học sinh làm tốt.
Trong trường hợp này nếu học sinh có khả năng là người dẫn chương trình thì
giáo viên cho học sinh phát huy khả năng.
Sau khi dạy xong mục I bài 14 tiết 22, ta có thể củng cố tiết học bằng tổ
chức hoạt động trị chơi ơ chữ như sau:
Câu 1: (gồm 7 chữ cái) Để xâm lược Nam Tống vua Mông Cổ quyết định xâm
lược nước nào?
Câu 2: (gồm 16 chữ cái) Tướng giặc chỉ huy xâm lược Đại Việt năm 1258 là ai?
Câu 3: (gồm 17 chữ cái) Khi quân Mông Cổ tiến vào thành Thăng Long, vua tơi
nhà Trần đã thực hiện kế sách gì để đánh giặc?
Câu 4: (gồm 8 chữ cái) Tháng 1 - 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương
Hợp Thai tiến vào nước ta theo đường nào?
Câu 5: (gồm 7 chữ cái) Vua Trần đã làm gì khi sứ giả Mơng Cổ tới?


12

Câu 6: (gồm 6 chữ cái) Đầu năm 1258, nước ta phải chống quân xâm lược nào?
Câu 7: (gồm 14 chữ cái) Nhân dân ta thực hiện chủ trương “vườn khơng nhà
trống” làm cho qn địch rơi vào tình thế nào?
Câu 8: (gồm 9 chữ cái) “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu
nói của ai?
Câu 9 (gồm 6 chữ cái) Quân Mông Cổ trên đường rút chạy bị ta chặn đánh ở đâu?


1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1
0 1 2 3 4 5 6 7
2 1
3 2
4 3
5 4
6 5
7 6
8 7
9 8
1 9
0
Đáp án

Sau khi tìm ra ơ chữ, giáo viên cho học sinh nêu hiểu biết của em về từ
khóa “Đơng Bộ Đầu”. Trận Đơng Bộ Đầu (ngày 29/1/1258) là trận phản công
chiến lược của quân đội nhà Trần, do vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh tan đạo


13

quân xâm lược Mông Cổ tại Đông Bộ Đầu, kết thúc cuộc kháng chiến chống
Mông – Nguyên lần thứ nhất (năm 1258)

(Ảnh minh họa)
Sau khi dạy xong phần III bài 14: Cuộc kháng chiến lần thứ III chống quân
xâm lược Mông – Nguyên (1287 - 1288) Tiết 24
Câu 1: (gồm 7 chữ cái) Hốt Tất Liệt đã phải đình chiến cuộc chiến tranh ở đây
để dồn toàn bộ lực lượng chiến đấu ở Đại Việt.

Câu 2: (gồm 7 chữ cái) Đây là nơi mà Thoát Hoan ra sức xây dựng phòng tuyến
chiến đấu với quân ta.
Câu 3: (gồm 12 chữ cái) Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên lần thứ ba.
Câu 4: (gồm 9 chữ cái) Người trực tiếp chỉ huy quân Nguyên xâm lược Đại Việt.
Câu 5: (gồm 6 chữ cái) Đây là nơi Trần Khánh Dư đánh bại đoàn thuyền lương
của Trương Văn Hổ.
Câu 6: (gồm 6 chữ cái) Tên tướng giặc bị quân ta bắt sống trên sông Bạch Đằng.
Câu 7: (gồm 9 chữ cái) Đây là nơi nhân dân ta đã thực hiện kế hoạch vườn
không nhà trống.
Câu 8: (gồm 11 chữ cái) Tên tướng giặc bị Trần Khánh Dư bắt tại trận ở Vân Đồn.
Ví dụ minh họa 2


14

Từ khóa cho hàng dọc: nếu bạn nào có câu trả lời trược sẽ được quyền trả
lời. Nếu đúng sẽ thắng còn sai nhường quyền cho bạn khác. Đây cũng là một
hình thức để giáo viên tìm ra những học sinh có trí nhớ tốt đồng thời rèn luyện
cho các em kĩ năng phán đoán nhanh nhẹn, tạo điều kiện cho các em tham gia
sân chơi ở các cấp cao hơn.
Cách 2: Hoạt động nhóm:
+ Khi thực hiện hoạt động này giáo viên phải ưu tiên cho những nội dung
lớn như hết một bài hay một chương. Đây là một nội dung lớn yêu cầu học sinh
phải huy động trí nhớ tối đa để sâu chuỗi các sự kiện, nhân vật, mốc thời gian và
tìm ra một từ khóa cho một chủ đề. Ở hoạt động này giáo viên phải chuẩn bị
thêm các thiết bị học tập như giấy A4, bản phụ để học sinh thảo luận.
Đây là ô chữ tổng hợp kiến thức của một chương
1
2

3
4


15

5
6
7
8
9
10
11
12
Với ô chữ này giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 câu.
+ Nhóm 1 gồm:
Câu 1: (gồm 7 chữ cái) Quân lính nhà Trần đã khắc lên tay hai chữ gì để thể
hiện quyết tâm đánh giặc?
Câu 2: (gồm 9 chữ cái) “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là câu
nói của ai?
Câu 3: (gồm 6 chữ cái) Trận đánh tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn
Hổ đã diễn ra ở đâu?
Nhóm 2 gồm:
Câu 4: (gồm 8 chữ cái) Năm 1285 nhà Trần mở Hội nghị này để bàn kế đánh giặc?
Câu 5: (gồm 11 chữ cái) Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên lầ ai?
Câu 6: (gồm 9 chữ cái) Ai là tác giả của hai câu thơ:
Mênh mơng một giải Bạch Đằng
Nghìn thu rạng rỡ giống nịi vinh quang
Nhóm 3 gồm:

Câu 7: (gồm 6 chữ cái) Toa Đô bị chém đầu trong trận đánh nào?
Câu 8: (gồm 8 chữ cái) Năm 1285 trong hội nghị nào các bô lão hô đồng thanh
đánh.
Câu 9: (gồm 4 chữ cái) Tên cơng chúa của nhà Trần dâng cho Thốt Hoan làm
kế hỗn binh.
Nhóm 4 gồm:
Câu 10: (gồm 6 chữ cái) Giặc nào hùng mạnh nhất thế giới xâm lược nước ta ở
thế kỉ XIII?
Câu 11: (gồm 7 chữ cái) Khu căn cứ quân sự của quân Mông - Nguyên trong
lần xâm lược lần thứ 3 là ở đâu?
Câu 12: (gồm 12 chữ cái) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên diễn
ra lần 3 ở đâu?
Đáp án:
1
S
A
T
T
H
A
T
2
T
R
A
N
T
H
U
Đ Ô

3
V
Â
N
Đ
Ô
N


16

4
5
6
7
8
9
10
11
12

T
H
D

S

B
R
Ô

I
A
V
Ô

I
Â
C
T
Ê
N
M
A
N

N
N
H
Â
N
T
Ô
N
G

H
H
I
Y
H


T
Ư
M
K
Ô

H
N
I
Ê
N

A
G
N

N
Đ

A

O
H

T
G
Ư

N

K
B

G
I
Ă

C
Ê
C

H

Đ

Ô
P
Ă

N

Như vậy, từ các phần trong một bài, giáo viên sẽ hệ thống các sự kiện,
nhân vật, địa danh lịch sử, mốc thời gian thành một ô chữ để khái quát cả một
trận đánh lớn của quân dân nhà Trần trước một đội quân hung dữ, mạnh nhất
trên thế giới lúc bấy giờ ở thế kỉ XIII.
Qua trị chơi ơ chữ Chương III: Nước Đại Việt thời Trần, tơi có thể liên hệ
đến bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV để học sinh sâu chuỗi được
quá trình hình thành nhà Trần, Kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên và cuối
cùng là sự suy sụp của một triều đại lớn mạnh trong lịch sử, sau đó giáo viên sẽ
củng cố bài 16 bằng ô chữ sau:

Cách 3: Hoạt động cặp đôi: Ở cách này thường là áp dụng cho những
kiểu bài đánh dấu nối các nội dung quan trọng như cuối ở triều đại này nhưng là
đầu của triều đại khác. Khơng khó đối với cả nhóm nhưng cũng khơng dễ đối
với một cá nhân mà cần sự tương tác để gợi nhớ kiến thức nhanh hơn. Cụ thể ví
dụ sau:
Ví dụ minh họa 4: Nhà Trần suy sụp và là nguyên nhân để nhà Hồ thành lập

Câu 1: (gồm 5 chữ cái) Cuộc khởi nghĩa nào nổ ra vào đầu năm 1344?

G


17

Câu 2: (gồm 8 chữ cái) Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ diễn
ra ở đâu?
Câu 3: (gồm 7 chữ cái) Cuối thế kỉ XIV nhà Trần phải đối phó với Chăm Pa và
yêu sách của ai?
Câu 4: (gồm 6 chữ cái) Sản xuất của nhà Trần cuối thế kỉ XIV diễn ra như thế nào?
Câu 5: (gồm 12 chữ cái) Người thanh niên có hành động yêu nước bóp nát quả
cam là ai?
Câu 6: (gồm 11 chữ cái) Vị tướng có câu nói: “Tướng là chim ưng, dân là vịt,
lấy vịt ni chim ưng có gì lạ”
Câu 7: (gồm 11 chữ cái) Sau khi Trần Dụ Tông mất, ai là người lên nắm quyền?
Câu 8: (gồm 5 chữ cái) Cuộc sống của vua quan quý tộc nhà Trần ăn chơi như
thế nào?
Câu 9: (gồm 8 chữ cái) Một vị quan, một nhà nho, một thầy giáo nổi tiếng đã
dâng sớ chém 7 quan nịnh thần?
Câu 10: (gồm 6 chữ cái) Cuối thế kỉ XIV, nơng dân, nơ tì đã làm gì để chống lại
triều đình?

Câu 11: (gồm 8 chữ cái) Khởi nghĩa của ai nổ ra đầu năm 1390?
Câu 12: (gồm 10 chữ cái) Vị vua nhà Trần nổi tiếng ăn chơi sa đọa?
Câu 13: (gồm 8 chữ cái) Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái diễn ra ở Sơn Tây,
Tuyên Quang và ở đâu?
Đáp án:

2.3.6.3. Từ nội dung ô chữ ở ví dụ minh họa 4 giáo viên liên hệ với nội
dung phần sau (Nhà Hồ thành lập) trong cùng một bài:


18

Với ô chữ cuối cùng trong bài 16 và từ khóa, giáo viên có thể liên hệ sang
phần II, nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly, sau đó cho học sinh xem
tranh về nhà Hồ - những địa danh lịch sử trên quê hương Thanh Hóa.
Slide 1:Chân dung vị vua Hồ Quý Ly, người đã lập nên nhà Hồ và những cải
cách có ý nghĩa của ơng.
Giáo viên cho học sinh thấy rõ, sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái
năm 1399, thì 1400, Hồ Quý Ly đã dựa thế mạnh mình có hai người cơ là phi tần
của vua Trần Minh Tông đã phế truất vua Trần rồi lên làm vua, đổi quốc hiệu là
Đại Ngu chấm dứt triều đại nhà Trần đã tồn tại 174 năm

Slide 2: Sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly đã cho xây dựng thành nhà Hồ - một di sản
văn hóa vật thể đã được UNESCO cơng nhận là di sản lịch sử thế giới vào ngày
27 tháng 6 năm 2011.

Slide 3: Giới thiệu cổng thành


19


Slide 4: Giới thiệu đàn tế Nam Giao

2.4. Hiệu quả của quá trình ứng dụng CNTT vào bài giảng đối với
hoạt động giáo dục, với bản thân người dạy và người học.
Khi áp dụng CNTT vào dạy chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ
XIII - XIV) trong chương trình lịch sử 7 đã gây được hứng thú cho học sinh rất
nhiều, tiết học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, học sinh tích cực hăng say hứng thú học
tập. Học sinh khơng cịn cảm giác mệt mỏi mỗi khi học tiết lịch sử mà còn bộc
lộ những tâm tư tình cảm yêu quý và trân trọng về một thời kì lịch sử mà cha
ơng đã gây dựng nên đồng thời biết yêu – ghét rõ ràng về cái đúng sai. Những ơ
chữ sẽ là những kênh chữ, kênh hình để giúp các em ghi nhớ sâu sắc nội dung
bài học hơn, đánh thức trong các em tình yêu quê hương đất nước, biết trân
trọng quá khứ, biết giữ gìn những di sản của thế hệ trước đã để lại, biết bảo vệ
từng tấc đất của quốc gia, biết tuyên truyền để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa,
Trường Sa.


20

Đặc biệt sau khi dạy song chương III: Nước Đại Việt thời Trần và q
trình hình thành nhà Hồ, tơi đã cho học sinh viết bài thực hành tích hợp kĩ
năng của bộ môn Ngữ văn với câu hỏi khảo sát như sau:
Câu 1: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện bỏ đi được. Nếu người
nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại mà làm mồi cho
giặc thì kẻ đó sẽ bị trừng trị nặng...” Từ câu nói của Vua Lê Thánh Tông (14421497) em hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bảo
vệ chủ quyền biển đảo quê hương trước sự nhịm ngó của Trung Quốc.
Câu 2: Hãy đóng vai mình là người dẫn chương trình để giới thiệu về thành Nhà Hồ.
Dưới đây là kết quả minh chứng sau khi đã áp dụng đề tài “Ứng dụng
CNTT trong hoạt động tổ chức trị chơi ơ chữ nhằm nâng cao chất lượng dạy

- học trong môn lịch sử lớp 7 ở trường THCS Hòa Lộc - Hậu Lộc theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh (phần củng cố bài học Chương
III - Nước Đại Việt Thời Trần - Lịch sử 7)” Cụ thể như sau:
Kết quả tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra để tiến hành đối chứng:
Trước khi thực hiện đề tài: Kết quả khảo sát đầu năm học 2021-2022
Lớp
7A
7B

Sĩ số

Giỏi

Khá

TB

Yếu

%
SL
%
SL
%
SL
42
11,9
07
16,7
10

23,8
20
%
%
%
43
10
23,3
05
11,6
12
27,9
16
%
%
%
Sau khi thực hiện đề tài, kết quả khảo sát ở chương III

Lớp

Sĩ số

7A
7B

SL
05

Giỏi


Khá

42

SL
25

%
60%

SL
05

43

30

69,7
%

05

%
11,6
%
11,6
%

TB


%
47,6
%
37,2
%
Yếu

SL
08

%
19%

SL
04

05

11,6
%

03

%
9,5
%
6,9
%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Kết quả và thành công của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q
trình giảng dạy nói chung và bộ mơn lịch sử nói riêng có vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Giúp giáo viên nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm giảng dạy.
Đối với học sinh: Sau mỗi lần được tham gia sẽ giúp các em năng động,
tự tin và quyết đốn, hình thành ở các em năng lực chung và năng lực riêng biệt


21

như Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo đồng thời biết quản lí bản
thân.
Đối với xã hội, các em biết giao tiếp, biết hợp tác và xử lí các tình huống,
tính tốn và đặc biệt hơn biết ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập và
cuộc sống.
Do vậy khi ứng dụng CNTT vào trò chơi ô chữ giáo viên cũng phải khéo
léo để giờ dạy không rơi vào trạng thái liệt kê các sự việc, nhân vật...mà phải
xác định đây là phần củng cố để khắc sâu kiến thức chứ khơng là trọng tâm
tồn bộ nội dung bài học.
Tôi hi vọng rằng những kinh nghiệm cịn ít của bản thân đã trình bày ở
trên sẽ giúp quá trình dạy và học lịch sử tại trường THCS Hịa Lộc - nơi tơi
đang trực tiếp giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
3.2. Kiến nghị
Đối với phòng giáo dục: Tiếp tục tổ chức các chuyên đề để giáo viên tiếp
tục được học tập và trao đổi kinh nghiệm.
Về phía nhà trường: + Đề nghị với nhà trường thường xuyên đấu mối với
các phụ huynh để tuyên truyền và nâng cao hiểu biết của phụ huynh về bộ môn
Lịch sử.
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, để giáo viên có cơ

hội sử dụng cơng nghệ thơng tin ở tất cả các lớp học.

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG
GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN HẬU LỘC

Hòa Lộc, ngày 30 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, khơng sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

Đào Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Lịch sử - Lớp 7
2. Sách giáo khoa Lịch sử - Lớp 7
3. Tư liệu: “Sử khơng cịn, Tổ quốc có cịn khơng?” của tác giả Hồng Lam ngày
14/10/2015 trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam
4. Cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” Phan Ngọc Liên
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002
5. Cuốn “Tư liệu Lịch sử 7” Nguyễn Quốc Hùng – Bùi Tuyết Hương – Nguyễn
Hoàn Thái. Nhà xuất bản Giáo dục 2007


22

DANH MỤC CÁC SÁNG KIẾN ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
HUYỆN ĐÁNH GIÁ
Năm học
Năm học

2014 - 2015

Tên sáng kiến
Một số kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm tự sự lớp 9

Xếp loại
Loại C cấp
huyện

Năm học
2015 - 2016

Sử dụng phương pháp đối chiếu trong dạy học tác
phẩm văn học Ngữ Văn THCS

Loại C cấp
huyện.


23

Năm học
2017 - 2018

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 8 Trường THCS Hòa Loại C cấp
Lộc biết vận dụng các chủ đề giống nhau để cảm thụ tác huyện.
phẩm văn học




×