Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO TÀI NĂNG GOLF TRẺ TẠI HỌC VIỆN GOLF QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.13 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

VŨ VĂN VIỆT

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO
TÀI NĂNG GOLF TRẺ
TẠI HỌC VIỆN GOLF QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

VŨ VĂN VIỆT

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO
TÀI NĂNG GOLF TRẺ
TẠI HỌC VIỆN GOLF QUỐC GIA

Ngành : Giáo dục học

Mã số : 8140101



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Như Quỳnh

BẮC NINH – 2021
LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Vũ Văn Việt


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
HCB

: Huy chương Bạc

HCĐ

: Huy chương đồng


HCV

: Huy chương vàng

HLV

: Huấn luyện viên

mi

: Số lượng phần tử

NK

: Năng khiếu

Nxb

: Nhà xuất bản

TDTT

: Thể dục thể thao

TT

: Thứ tự

TW


: Trung ương

VĐV

: Vận động viên


DANH MỤC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Danh mục các bảng trong luận văn
Bảng 1.1. Phân chia giai đoạn theo quy trình đào tạo vận động viên

Trang
26

Bảng 3.1. Thực trạng việc ban hành, phổ biến văn bản quy phạm pháp
luật trong việc tổ chức, quản lý đào tạo VĐV tại Học viện Golf Quốc
gia.
Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên hiện làm công tác huấn
luyện tại Học viện Golf Quốc gia.
Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ vận động viên tại Học viện Golf Quốc
gia.
Bảng 3.4. Thực trạng công tác quản lý của Học viện Golf Quốc gia
(n=34)
Bảng 3.5. Thực trạng điều kiện sinh hoạt, tập luyện và học tập của
VĐV Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia (n=41)
Bảng 3.6. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý VĐV của Học viện Golf
Quốc gia
Bảng 3.7. Thực trạng cấp phát hệ thống dụng cụ TDTT phục vụ
công tác đào tạo vận động viên
Bảng 3.8. Thực trạng các cơng trình TDTT phục vụ cho công tác

đào tạo vận động viên Golf tại Học viện Golf Quốc gia
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý VĐV tại Học viện Golf Quốc gia (n=34)
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tính khả thi và thực tiễn các giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý VĐV tại Học viện Golf Quốc gia (n=42)
Bảng 3.11. Kết quả đào tạo Vận động viên trẻ tại Học viện Golf Quốc
gia giai đoạn 2020 - 2021.
Bảng 3.12. Số lượng VĐV được cử đi học các lớp chuyên môn

39

41
42
43
45
47
48
49
51
52
61
62

Danh mục sơ đồ, biểu đồ trong luận văn
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu hệ thống đào tạo VĐV (Theo F.P
Suslốp)
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quản lý quá trình tập luyện thể thao (Theo M.Ia

20
32



Nabatnhicova)
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quy trình quản lý (Theo M.Ia Nabatnhicova)
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý đào tạo vân động
viên trẻ tại Học viện Golf Quốc gia
Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý cơng tác đào tạo VĐV trẻ tại Học
viện Golf Quốc gia

33
55
56


MỤC LỤC
Đặt vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao
1.2. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội về
Thể dục thể thao
1.3. Các khái niệm có liên quan
1.4. Đặc điểm quy trình đào tạo vận động viên
1.5. Đặc điểm quản lý và quản lý quá trình đào tạo vận động viên
thể thao.
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1.Phương pháp tham khảo tài liệu
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm

2.1.3. Phương pháp phỏng vấn
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức quản lý, đào tạo
tài năng Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia.
3.1.1. Thực trạng việc thực hiện chủ trương trong công tác đào tạo
tài năng Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia.
3.1.2. Thực trạng lực lượng huấn luyện viên, vận động viên Golf tại
Học viện Golf Quốc gia.
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý, huấn luyện tài năng Golf trẻ tại
Học viện Golf Quốc gia.
3.1.4. Thực trạng điều kiện sinh hoạt, tập luyện và học tập của vận
động viên Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia.
3.1.5. Thực trạng các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao
hiệu quả công tác quản lý vận động viên tại Học viện Golf Quốc gia.
3.1.5. Thực trạng các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc nâng
cao hiệu quả công tác quản lý vận động viên tại Học viện Golf Quốc

1
5
5
14
17
21
28
35

35
35
35
35
36
36
37
37
37
38
38
38
40
42
44
47
50


gia.
3.2.1.Cơ sở lý luận, thực tiễn và nguyên tắc lựa chọn xây dựng giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận động viên tại Học viện
Golf quốc gia.
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn nâng
cao hiệu quả công tác quản lý vận động viên tại Học viện Golf quốc gia.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

50


56
64
66


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, thể thao Việt Nam đã có những bước tiến vượt
bậc qua các giải khu vực và Châu lục. Để đào tạo đội ngũ vận động viên có
thành tích xuất sắc ngang tầm khu vực, châu lục và thế giới là rất khó khăn, đòi
hỏi phải tổ chức quản lý, đào tạo vận động viên dài hạn và có định hướng, phải
có những hình thức tổ chức, phương tiện và phương pháp huấn luyện có hiệu
quả hơn, thu hút đơng đảo lực lượng vận động viên tham gia tập luyện.
Đồng hành cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, môn Golf
đang có những bước tiến vượt bậc ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia trên thế
giới. Với vị trí địa lý độc đáo, nằm trên bờ biển dài 3.260km gồm những bãi
biển nổi tiếng thế giới; vịnh và đồi núi hùng vĩ cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
Việt Nam được coi là nơi lý tưởng đáp ứng được các tiêu chí khắt khe về điểm
đến golf “hút khách” trên thế giới. Trong số 209 quốc gia trên thế giới có sân
Golf, Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển nhanh nhất về cả số lượng
và chất lượng. Việt Nam hiện có 90 sân golf đã đi vào hoạt động và 43 sân khác
đang trong các giai đoạn hồn thiện khác nhau. Có gần 50.000 Golfer hiện đang
sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong đó hầu hết là doanh nhân, chủ doanh
nghiệp và lãnh đạo của nhiều đơn vị lớn.
Để thực hiện những việc đó địi hỏi phải có một hệ thống quản lý và đào
tạo theo một quy trình hết sức chặt chẽ, với những chương trình, kế hoạch mang
tính khoa học và có sự quản lý điều hành thống nhất, từ đó nâng cao thành tích
thể thao theo đúng lứa tuổi và từng môn thể thao. Để đạt được đỉnh cao của thể
thao thành tích, vận động viên phải được quản lý, đào tạo một cách hệ thống và
lâu dài là sự nối tiếp từ lực lượng vận động viên trẻ. Chiến lược của ngành thể

dục thể thao đã xác định: “Phát triển thể thao thành tích cao là một trong ba
nhiệm vụ xuyên suốt của ngành, từ đó xác định các biện pháp, hoàn chỉnh từng
bước hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia, mà điểm khởi đầu là công tác
đào tạo tài năng trẻ quốc gia”.

1


Những năm gần đây, phong trào Golf Việt Nam đang dần phát triển mạnh
mẽ. Hàng loạt CLB Golf ra đời, nhiều giải đấu nghiệp dư với các giải thưởng
ngày càng hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo Golfer. Tuy nhiên,
phát triển Golf chuyên nghiệp vẫn là câu chuyện trăn trở đối với các cơ quan
quản lý cũng như những người yêu mến Golf ở Việt Nam.
Theo thống kê, trong tổng dân số hơn 90 triệu người Việt Nam, hiện tại
chỉ có dưới 0.03% người đang chơi Golf, trong đó đa phần là nghiệp dư. Số
lượng Golfer chuyên nghiệp chỉ khoảng hơn 100 người. Việt Nam mới chỉ có 2
Golfer đủ điều kiện tham gia các giải golf chuyên nghiệp quốc tế. Một trong
những lí do quan trọng là đào tạo trẻ và việc thiếu sân chơi nâng cao trình độ
cho golfer Việt
Đào tạo thể thao thành tích cao bắt đầu từ cơng tác đào tạo tài năng trẻ là
một quy luật tất yếu và khách quan. Song để đảm bảo cho công tác đào tạo phát
triển đúng hướng, ngày càng nâng cao thành tích thể thao địi hỏi các nhà
chun mơn và đội ngũ những người làm cơng tác quản lý cần có sự đầu tư,
định hướng đúng mức, đảm bảo tính khoa học và thống nhất xuyên suốt trong
quá trình đào tạo.
Học viện Golf Quốc Gia trực thuộc Hiệp hội Golf Việt Nam với mục tiêu
là phát triển đào tạo các tài năng Golf trẻ, đưa Golf vào trường học và phát triển
golf chuyên nghiệp. Tuy nhiên, công tác đào tạo các tài năng Golf trẻ và phát
triển Golf chuyên nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm quản lý của đội
ngũ HLV là chưa cao, học viện chưa có chính sách đãi ngộ thực sự tốt để huấn

luyện viên và vận động viên cống hiến hết khả năng của mình cho hoạt động thể
thao thành tích cao. Đồng thời, một số văn bản của ngành TDTT và các ngành
liên quan chưa được áp dụng triệt để, chính xác, rõ ràng và chưa được triển khai
bằng những phương pháp cụ thể, thống nhất… Đây là một số lý do dẫn tới hiệu
quả quản lý, đào tạo các vận động viên trẻ tại Học viện Golf Việt Nam chưa cao.
Từ thực trạng trên đòi hỏi Học viện Golf Quốc gia phải nhanh chóng có
những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý VĐV phù
2


hợp, có tính khả thi và đầy đủ cơ sở khoa học áp dụng trong công tác quản lý
vận động viên trẻ.
Quản lý vận động viên trẻ là vấn đề cấp bách và đang được quan tâm.
Chính vì vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này như:
Tác giả Trần Thị Hồng (2003), Nghiên cứu một số biện pháp quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo vận động viên trẻ tỉnh Quảng Trị”, Luận văn
Thạc sỹ giáo dục học TDTT.
Tác giả Lâm Quang Thành (1998), Nghiên cứu hệ thống quản lý đào tạo
vận động viên, Luận án tiến sỹ giáo dục học TDTT.
Các tác giả trên đã quan tâm đến vấn đề quản lý vận động viên ở tầm vĩ
mơ như xây dựng mơ hình đào tạo vận động viên… hay chủ yếu là quan tâm đến
hiệu quả đào tạo vận động viên còn nâng cao hiệu quả quản lý vận động viên,
đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý vận động viên trẻ tỉnh Vĩnh Phúc thì chưa
có tác giả nào quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan
trọng và tính bức thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý đào tạo tài năng golf trẻ tại Học viện Golf Quốc Gia".
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý đào tạo

VĐV Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia, đề tài tiến hành lựa chọn, ứng dụng
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài năng Golf trẻ tại Học
viện Golf Quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của Học viện Golf Quốc gia và
tiền đề nâng cao thành tích thể thao, cung cấp VĐV cho đội tuyển quốc gia làm
nhiệm vụ thi đấu các giải quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
3


Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài năng Golf trẻ tại
Học viện Golf Quốc gia.
- Thực trạng việc thực hiện chủ trương trong công tác đào tạo vận động
viên tại Học viện Golf Quốc gia.
- Thực trạng lực lượng huấn luyện viên, vận động viên tại Học viện Golf
Quốc gia.
- Thực trạng công tác quản lý, huấn luyện vận động viên Học viện Golf
Quốc gia.
- Thực trạng điều kiện sinh hoạt, tập luyện và học tập của vận động viên
Học viện Golf Quốc gia.
- Thực trạng các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả
công tác quản lý vận động viên Học viện Golf Quốc gia.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo, quản lý tài năng Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia.
- Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, quản lý tài năng
Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia.
- Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn nâng cao hiệu
quả công tác đào tạo, quản lý tài năng Golf trẻ tại Học viện Golf Quốc gia.


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao
Trên cơ sở tiến trình đổi mới và phát triển đất nước từ năm 1986 đến nay
có thể khái quát những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về thể
dục thể thao theo hai giai đoạn gắn liền với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Đó là giai đoạn 1986-1995 và giai đoạn từ năm 1996 đến nay.
1.1.1 Giai đoạn 1986-1995
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) là Đại hội đổi mới khởi đầu
những định hướng lớn bằng tư duy thay đổi các cơ chế phát triển kinh tế - xã hội
trong đó có cơng tác thể dục thể thao.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phong trào thể dục thể thao quần chúng
năm 1985 và Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ I (1985) ngành Thể dục
thể thao trình Đại hội Đảng xem xét và khẳng định nhiệm vụ cơ bản của thể dục
thể thao. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI
đã khẳng định: “Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao
quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể trở thành thói quen hàng
ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng Giáo
dục thể chất trong trường học”[55].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI ngành thể dục thể thao đã triển khai xây
dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao 5 năm (1986-1990) và
định hướng đến năm 2000, trong đó đề ra nhiệm vụ phát triển phong trào thể dục
thể thao sâu rộng, trong đó có mục tiêu chủ yếu là: đến năm 1990 đạt tỉ lệ 4,5%
dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Trong quá trình đổi mới nhận
thức về lãnh đạo công tác thể dục thể thao theo tinh thần Đại hội VI, Hội đồng
Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Chỉ thị số 112-CT ngày 9/5/1989 về công tác
thể dục thể thao trong những năm trước mắt. Chỉ thị này đã xác định nhiệm vụ

quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh các trường
học; duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao học sinh, sinh viên và lực
5


lượng vũ trang phải trở thành nòng cốt của phong trào thể dục thể thao trong cả
nước. Một yêu cầu đổi mới trong quản lý và điều hành thể dục thể thao rất cơ
bản được Chính phủ đặt ra cho ngành thể dục thể thao là “Đổi mới tổ chức và cơ
chế quản lý các hoạt động thể dục thể thao”[7], [35], theo đó các cơ quan Nhà
nước về thể dục thể thao tập trung sức thực hiện các chức năng quản lý Nhà
nước, chuyển dần việc tổ chức các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, trước
hết là cuộc thi đấu thể thao cho các Hội, các Liên đoàn thể thao đảm nhiệm. Đổi
mới theo tinh thần của Chỉ thị đối với hoạt động của tổ chức xã hội là “nguyên
tắc tự quản”, có sự giám sát và giúp đỡ của cơ quan quản lý Nhà nước về thể
dục thể thao, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước phát luật và tự
đảm bảo về tài chính.
Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước phong trào thể dục thể thao
quần chúng đã có nhiều tiến bộ bước đầu, đánh dấu sự khởi sắc đó là Đại hội
Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ II (1990) và vai trị các Hội, Liên đồn bước
đầu chuyển biến trong việc phối hợp với các cơ quan Nhà nước chọn lựa vận
động viên tham gia thi đấu các giải thể thao quốc tế khởi đầu bằng việc thể thao
Việt Nam trở lại đấu trường SEA Games, năm 1989.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) tiếp tục đề ra nhiệm vụ “Bảo
vệ sức khỏe, nâng cao thể lực của nhân dân phải trở thành hoạt động tự giác của
mỗi người, với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và tồn xã hội”[56]. Nhiệm vụ
đó đã được Chính phủ cụ thể hóa trong “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2000” báo cáo tại Đại hội Đảng VII là “Bảo vệ, nâng cao sức
khỏe về thể chất nhân dân, chống suy dinh dưỡng trẻ em, tăng chiều cao, cân
nặng của thế hệ trẻ, tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, xây dựng
phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, hoạt động thể dục thể thao, nhất là trong

thanh niên, kết hợp phổ cập với nâng cao, phát triển các câu lạc bộ thể dục thể
thao hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự bù đắp chi phí, có sự quản lý và tài
trợ một phần của Nhà nước”[22], [56].

6


Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) tiếp tục xác định: “Phát
triển phong trào thể dục thể thao nhân dân trong cả nước, trước hết là trong
thanh niên, học sinh, từng bước hình thành thể dục thể thao chuyên nghiệp đỉnh
cao”[56].
Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước đã quan tâm vấn đề đổi mới sự
nghiệp giáo dục và đào tạo như một quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Trung ương
4 (khóa VII) đã nhấn mạnh: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của
toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vì vậy chúng ta phải phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức
khỏe, rèn luyện thân thể là một trong những biện pháp tích cực để chăm sóc sức
khỏe”[30], [33].
Trước tình hình yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành thể dục thể thao sau khi
thành lập lại Tổng cục Thể dục thể thao, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã Ban
hành Chỉ thị về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Đây là sự quan
tâm đặc biệt đến sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước đang trên đường đổi
mới vào những năm cuối thế kỉ 20. Trong tình hình đó Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã tiếp tục khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về công tác thể
dục thể thao trên con đường đổi mới như sau:
- Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao
sức khỏe, thể lực, giáo dục, nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong
phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã

hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang.
- Xây dựng nền thể dục thể thao có tính dân tộc, khoa học nhân dân. Giữ
gìn, phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu có
chọn lọc những thành tựu hiện đại. Phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể
thao quần chúng với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, từng
bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao.
7


- Phát triển thể dục thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính
quyền, các đồn thể nhân dân và tổ chức xã hội, xã hội hóa tổ chức hoạt động
thể dục thể thao dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
- Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về thể dục thể thao phục vụ cho sự
phát triển thể dục thể thao đất nước, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn
nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền
thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp
ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng
đáng trong các hoạt động thể dục thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đơng
Nam Á.
Thể chế hóa về mặt Nhà nước đối với sự nghiệp thể dục thể thao trong
thời kì đổi mới đã được Quốc hội thơng qua Hiến pháp năm 1992 quy định “Nhà
nước và xã hội phát triển nền thể dục thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục thể thao...”[19], [20].
Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành thể
dục thể thao số 133 - TTg ngày 7/3/1995. Chủ trương đó được Ủy ban nhân dân
của các tỉnh, thành phố cả nước triển khai một cách mạnh mẽ. Chính phủ chỉ đạo
sâu sát cuộc vận động tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp, Đại hội Thể dục
thể thao toàn quốc lần thứ III và nhiều hoạt động thể dục thể thao khác để thiết
thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh

(2/9/1945- 2/9/1995).
1.1.2 Giai đoạn 1996 đến nay
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới thắng lợi (1986-1995) Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã quyết định đưa đất nước vào giai đoạn
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiên đại hóa, xây dựng quy hoạch chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2015. Đại hội VIII của Đảng xác định: “Sự cường
tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo
ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo cho con người về thể chất là
8


trách nhiệm của toàn xã hội của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể” [57].
Quan điểm của Đại hội về chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể chất nhân dân chính
là bồi dưỡng cho nguồn lực con người. Do vậy nhiệm vụ của chiến lược đào tạo
nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần thực hiện phương
châm đẩy mạnh xã hội hóa trong mọi hoạt động thể dục thể thao quần chúng
hướng vào mục tiêu tăng cường sức khỏe và thể chất con người. Văn kiện Đại
hội Đảng VIII đã chỉ rõ: “Phát triển phong trào thể dục thể thao sâu rộng trong
cả nước, trước hết là trong thanh, thiếu niên, tạo sự chuyển biến tích cực về chất
lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng dự bị
quốc phòng và lực lượng vũ trang…”[24], [57]. Đại hội VIII của Đảng đã thông
qua phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 19962000 trong đó nhiệm vụ của ngành thể dục thể thao cả nước đề ra thực hiện chỉ
tiêu đạt 10% dân số tập luyện thể dục thể thao, 50% trường học các cấp thực
hiện giáo dục thể chất có nền nếp.
Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 36 CT/TW, ngày 24-3-1994
của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII và yêu cầu đẩy mạnh công tác thể
dục thể thao hơn nữa trong những năm cuối thế kỷ 20, Thường vụ Bộ Chính trị
đã ban hành Thông tri số 03 -TT/TW ngày 2/4/1998 về “Tăng cường lãnh đạo
công tác thể dục thể thao”. Thông tri đã đánh giá phong trào thể dục thể thao cả
nước có bước phát triển nhưng chưa đều, giáo dục thể chất trong trường học còn

nhiều hạn chế, nhiều trường học và địa bàn dân cư khơng có sân bãi tập luyện,
cơ sở vật chất thể dục thể thao còn nhiều thiếu thốn. Thơng tri của Thường vụ
Bộ Chính trị khóa VIII về “tăng cường lãnh đạo công tác thể dục thể thao” là sự
quan tâm đặc biệt của Đảng đối với TDTT. Điểm mới và quan trọng trong sự chỉ
đạo của Đảng đối với TDTT trong thời gian này là đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động thể dục thể thao và chú trọng phát triển các phong trào tập luyện của quần
chúng nhân dân ở cơ sở xã, phường, trường học; mở rộng tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức về vai trị cơng tác thể dục thể thao đối với việc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
9


Triển khai quan điểm và đường lối chính trị của Đại hội Đảng VIII về vấn
đề xã hội hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90-NQ/CP về xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hố (1997) về chính sách khuyến khích xã hội
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Năm 2000, Ủy
Ban thường vụ Quốc hội (khóa X) ban hành Pháp lệnh thể dục, thể thao nhằm
thể chế mọi hoạt động của Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, các thành phần kinh tế cho đến mọi người dân có quyền lợi và nghĩa vụ
tham gia phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước. Như vậy, trong 5
năm cuối của thế kỷ 20 (1996-2000) sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ và toàn diện các lĩnh vực TDTT: phong trào tập luyện thể
dục thể thao của quần chúng, thể thao thành tích cao; bước đầu hội nhập thể dục
thể thao quốc tế. Tổ chức bộ máy và cán bộ, cơ sở vật chất - kỹ thuật TDTT, các
cơng trình thể dục thể thao, năng lực quản lý tổ chức các sự kiện thể thao tầm cỡ
quốc gia và quốc tế từng bước được nâng cao; xã hội hóa TDTT có sự tham gia
của các thành phần xã hội góp phần phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đã tạo
được một hệ thống các tiền đề quan trọng cho sự nghiệp thể dục thể thao tiến
nhanh ngay từ những năm đầu của thế kỷ 21.
Bước vào thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4-2001)

là Đại hội của trí tuệ, quyết định đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước đối
với đất nước nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Đối với lĩnh vực công tác thể dục thể thao văn kiện Đại hội đã chỉ rõ
“ Phát động phong trào toàn dân tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
và tầm vóc người Việt Nam...”[23], [58]. Đại hội Đảng đã thông qua “ Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII trình bày tại Đại hội, trong đó một lần nữa đặt ra yêu cầu “Đẩy mạnh
hoạt động thể dục thể thao nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam. Phát
triển phong trào thể dục thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp”
đồng thời nhấn mạnh “ Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích nhân dân và các tổ
chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao. Khuyến
10


khích các doanh nghiệp đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hóa, thể thao”[28],
[49], [3].
Trong qua trình phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội Đảng IX vào cuộc sống,
ngành Thể dục thể thao đã được Chính phủ cho phép đăng cai Đại hội thể thao
Đông Nam Á lần thứ 22 (Seagame 22) vào năm 2003 và phát động cuộc vận
động lớn “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 (Quyết
định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002).
Trước yêu cầu nhiệm vụ to lớn như trên Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa IX) ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 23-10-2002 về “Phát triển thể
dục thể thao đến năm 2010”. Chỉ thị 17-CT/TW khẳng định: “Hoạt động thể
dục thể thao ở xã, phường là yếu tố cơ bản để phát triển thể dục thể thao quần
chúng ở nước ta. Do đó, cần tập trung chỉ đạo phát triển thể dục thể thao quần
chúng ở cơ sở theo một chương trình thống nhất tồn quốc trong tất cả các đối
tượng, địa bàn, trước hết là thanh, thiếu niên, lực lượng vũ trang, người cao tuổi,
người khuyết tật; chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi. Dưới sự lãnh đạo, chỉ

đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng, chính quyền ở các cơ sở xã phường cần dựa
vào trường học và các đoàn thể nhân dân để phát triển các hoạt động thể dục thể
thao phù hợp với từng đối tượng; khai thác và phát huy các hình thức tập luyện
cổ truyền và các mơn thể thao dân tộc. Khuyến khích phong trào thể dục thể
thao nhân dân; hình thành các tổ chức xã hội tự nguyện về thể dục thể thao. Xây
dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nòng cốt cho phong trào.
Từng bước hình thành khu vực trung tâm thể dục thể thao của xã, phường, thị
trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi của thanh, thiếu niên và các thiết chế
văn hóa tại cơ sở”.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trình
bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, về thể dục thể thao đã
nêu rõ: “Xây dựng chiến lược Quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con
người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng
11


cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục thể thao, kết hợp tốt thể
thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và
cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước
ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới”[5],
[20], [58].
Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thể dục thể thao 5 năm 2006-2010,
Nghị quyết Đại hội Đảng X tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh các hoạt động thể
dục thể thao cả về quy mơ và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn
xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển
mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên,
thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá
trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ
thống đào tạo vận động viên trẻ. Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp thể
dục thể thao công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự

chịu trách nhiệm tồn diện như các tổ chức dịch vụ cơng cộng khác. Khuyến
khích các doanh nghiệp ngồi cơng lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi
đấu thể thao. Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà
nước và các tổ chức, liện đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác
nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài cơng lập thực
hiện”[4], [22], [35], [48].
Trên cơ sở đó ngành Thể dục thể thao đã kiến nghị Chính phủ Ban hành
Quyết định 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 phê duyệt Chương trình phát
triển thể dục thể thao ở xã, phường thị trấn đến năm 2010 nhằm “làm cho mỗi
người dân ở xã, phường và thị trấn được hưởng thụ và tham gia các hoạt động
văn hóa thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe, góp phần xây dựng con
người Việt Nam phát triển tồn diện về trí tuệ và thể chất, phục vụ lao động sản
xuất, cơng tác, học tập, góp phần ổn định, giữ gìn an ninh chính trị và đẩy lùi
các tệ nạn xã hội”[34]. Những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước thể hiện rõ sự luôn quan tâm của đảng đối với công tác thể dục thể thao
12


đồng thời cũng khẳng định vị trí và tầm quan trọng của TDTT đối với sự nghiệp
Cách mạng nước ta.
Đảng ta cũng khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT nhằm bồi dưỡng
và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và động lực phát triển đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ TDTT ngày càng trở thành một bộ
phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội nước ta.
Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở trên, có thể khái quát quan điểm
nhất quán của đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác Thể dục thể thao theo 5
nhóm vấn đề sau:
1. Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan, một mặt quan
trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng cao sức
khoẻ nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh,

quốc phịng của đất nước, đáp ứng nhu cầu văn hố, tinh thần của nhân dân.
2. Phát triển TDTT phải đảm bảo tính Dân tộc - Khoa học - Nhân dân.
3. Phát triển cân đối và thống nhất các lĩnh vực TDTT: TDTT quần chúng,
TDTT trường học và thể thao thành tích cao, chú trọng đối tượng thanh, thiếu
niên.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa¸ TDTT, làm cho sự nghiệp TDTT trở thành sự
nghiệp của toàn dân và toàn xã hội.
5. Mở rộng hợp tác quốc tế về Thể dục thể thao.
Tóm lại: Những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác
thể dục thể thao trong thời kỳ đổi mới là nhất quán. Dù ở thời kỳ nào Đảng ta
cũng khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT nhằm bồi dưỡng và phát huy
nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và động lực phát triển đất nước. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng TDTT ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu
được trong đời sống xã hội nước ta.

13


1.2. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội về Thể dục
thể thao
1.2.1 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao
Ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Thể
dục Trung ương trong Bộ Thanh niên. Đó chính là cơ quan quản lý nhà nước cao
nhất về thể dục thể thao ở Việt Nam dưới chế độ mới.
Từ đó đến nay tổ chức bộ máy của thể dục thể thao ở Trung ương đã 8 lần
thay đổi. Đó là: Nha Thanh niên Thể dục thuộc Bộ Quốc gia giáo dục (03/1946);
Ban Thể dục thể thao, thuộc Hội đồng Chính phủ (1957); Uỷ ban Thể dục thể
thao, thuộc Hội đồng Chính phủ (1961); Tổng cục Thể dục thể thao, thuộc Hội
đồng Chính phủ (1971); Cục Thể dục thể thao, thuộc Bộ Văn hố-Thơng tin-Thể
thao và Du lịch (1990), Tổng cục Thể dục thể thao, thuộc Hội đồng Bé trëng

(1992); Uỷ ban Thể dục thể thao, cơ quan ngang Bộ (1997) và Tổng cục Thể dục
thể thao, thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2007).
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hiện nay về TDTT theo quy định
của Luật TDTT và các Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ bao gồm:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về TDTT; Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
TDTT; Bộ, cơ quan ngang bộ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện
quản lý nhà nước về TDTT theo thẩm quyền; Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện
quản lý nhà nước về TDTT ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ [25].
+ Cơ quan quản lý nhà nước về TDTT ở Trung ương là Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch và các bộ Giáo dục & Đào tạo, Quốc phịng và Cơng an (theo
Nghị định 185/2007), cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh quản
lý nhà nước về thể dục thể thao là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (theo Nghị
định 13/2008 của Chính phủ), ở cấp huyện là Phịng Văn hố và Thơng tin (theo
Nghị định 14/2008 của Chính phủ), ở cấp xã là Ban Văn hố xã hội trong đó có
1 cơng chức phụ trách trực tiếp (theo Nghị định 121/2003 của Chính phủ).
14


+ Cơ quan quản lý nhà nước về TDTT các cấp có trách nhiệm quản lý
tồn diện cơng tác TDTT trên địa bàn; quản lý các đơn vị sự nghiệp (Trung tâm
đào tạo huấn luyện vận động viên TDTT; Trung tâm hoạt động thể thao; Trường
năng khiếu thể thao; Câu lạc bộ thể thao; cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động
thể thao) và quản lý các tổ chức xã hội về TDTT cùng cấp (Liên đoàn, Hiệp hội
thể thao).
Nội dung quản lý nhà nước về TDTT theo quy định tại Điều 6, Chương I,
Luật TDTT bao gồm:
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển thể dục, thể thao; các văn bản quy phạm pháp luật

về thể dục, thể thao.
2. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể
thao.
3. Kiểm tra, đánh giá phát triển TDTT quần chúng và hoạt động thi đấu
thể thao.
4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp TDTT.
6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể
dục, thể thao.
7. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về thể dục, thể thao.
1.2.2 Các tổ chức xã hội về thể dục thể thao
+ Các tổ chức xã hội về TDTT được thành lập ở cấp quốc gia, cấp ngành
và ở địa phương:
- Cấp quốc gia có Uỷ ban Olympic Việt Nam (là thành viên Uỷ ban
Olympic quốc tế, Hội đồng Olympic Châu á, Liên đoàn Thể thao Đơng Nam á)
và các Liên đồn quốc gia về từng mơn thể thao. (Liên đồn Bóng đá Việt Nam)
15


hoặc Hiệp hội Thể thao quốc gia về nhiều môn thể thao (ví dụ Hiệp hội thể thao
dưới nước Việt Nam bao gồm môn Bơi, Lặn, Nhảy cầu…) Các Liên đoàn, Hiệp
hội thể thao quốc gia đều là thành viên của Liên đồn, Hiệp hội thể thao ở Đơng
Nam á, Châu á và Thế giới (Điều 68 và 73 Luật TDTT).
- Cấp ngành các tổ chức xã hội về TDTT là các liên đồn, hiệp hội thể
thao (một mơn hoặc nhiều mơn) nhưng cùng một đối tượng và có tính quốc gia.
(Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp Việt Nam; Hội thể thao người khuyết tật
Việt Nam). Các Hội thể thao ngành ở Việt Nam đều là thành viên của tổ chức đó

ở khu vực và thế giới. Hội Thể thao học sinh phổ thông Việt Nam là thành viên
của Hội đồng thể thao học sinh Đông Nam á.
- Cấp địa phương đó các tổ chức xã hội về TDTT là các Liên đoàn, Hiệp
hội thể thao cấp tỉnh (từng môn hoặc nhiều môn). Các tổ chức này đề là thành
viên của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cấp quốc gia hoặc cấp ngành.
Uỷ ban Olympic Việt Nam là một tổ chức xã hội về thể thao, đại diện cho
phong trào thể dục thể thao Việt Nam trong phong trào Olympic quốc tế. Uỷ ban
Olympic Việt Nam hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.
Liên đồn thể thao quốc gia là tổ chức xã hội nghề nghiệp về mơn hoặc
một số mơn thể thao. Liên đồn thể thao quốc gia hoạt động tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện quyền, nghĩa vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo
quy định của pháp luật. Trong hoạt động tác nghiệp của mình, các tổ chức xã hội
và xã hội nghề nghiệp về TDTT chịu sự quản lý của cơ quan hành chính nhà
nước cùng cấp (về chun mơn TDTT thì chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan
nhà nước về TDTT cùng cấp).
Hiện nay, chúng ta mới có 21 Liên đồn từng mơn và 4 Hiệp hội nhiều
môn ở cấp quốc gia (trong tổng số khoảng 40 môn thể thao được phát triển ở
Việt Nam). Trong khi đó một trong những mục tiêu xã hội hố TDTT đến năm
2010 là 100% số mơn thể thao có Liên đồn, Hiệp hội thể thao cấp quốc gia;
80% số mơn thể thao có Liên đồn, Hiệp hội thể thao cấp tỉnh quản lý.
16


Tóm lại, thể dục thể thao là một lĩnh vực hoạt động thuộc khối văn hoá xã
hội. Quản lý thể dục thể thao cần tuân theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Đảng lãnh đạo công tác thể dục thể thao bằng tổ chức cơ sở Đảng và
Đảng viên, thông qua chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ.
Nhà nước quản lý công tác thể dục thể thao bằng luật pháp, thơng qua bộ

máy hành chính nhà nước về thể dục thể thao từ Trung ương đến cơ sở, thông
qua đội ngũ cán bộ công chức chuyên ngành TDTT.
Nhân dân làm chủ công tác thể dục thể thao bằng việc tham gia vào các
Hội thể thao quần chúng, các liên đoàn khác và Câu lạc bộ thể dục thể thao cơ
sở do Đảng và Nhà nước quản lý.
Đó chính là những vấn đề có tính ngun tắc của sự nghiệp thể dục thể
thao vì sức khoẻ của người dân mà đề tài này của chúng tôi tập trung nghiên
cứu.
1.3. Các khái niệm có liên quan
1.3.1. Khái niệm đào tạo vận động viên – đào tạo tài năng thể thao
Các cơng trình nghiên cứu về tài năng thể thao đều xác định: Tài năng thể
thao được công nhận là một thành phần của vốn tài năng quốc gia, là sản phẩm
của sự thổng hợp đầu tư của toàn xã hội và sự tự hoàn thiện khả năng chính
mình. Tính theo thuộc tính cá nhân thì tài năng mang đặc trưng cá nhân rõ nét.
Tài năng thể thao cũng như các tài năng khác có những đặc trưng cá nhân
rất riêng biệt, khơng bao giờ hồn tồn giống nhau, khơng mang tính phổ biến
dù ở phạm vi hẹp cho nên việc đầu tư để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, bảo vệ
cần được tiến hành có chủ đích, có kế hoạch và liên tục.
Mục tiêu cao nhất của thể thao thành tích cao là làm bộc lộ và khai thác
mức độ tối đa tiềm năng thể chất con người thể hiện bằng thành tích thể thao cao
nhất của họ. Về bản chất, các tài năng thể thao thể hiện năng lực thể chất tối đa
của con người.

17


×