Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC BÁO CHÍ MÔN PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.92 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG

TIỂU LUẬN
CƠNG CHÚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

MÔN HỌC: PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
GIẢNG VIÊN: TS. TRẦN THỊ TRI
HỌC VIÊN: NGUYỄN MINH LẬP
LỚP: CAO HỌC BÁO CHÍ – ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG 2019

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………. 3
1


PHẦN 1. KHÁI NIỆM CÔNG CHÚNG PHÁT THANH
1. Khái niệm cơng chúng ………………………………………………….... 4
2. Khái niệm cơng chúng báo chí …………………………………………... 4
3. Khái niệm công chúng phát thanh …………………………………….... 5
PHẦN 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG PHÁT
THANH
1. Phục vụ cho việc nâng cao nghiệp vụ báo chí …………………………. 6
2. Tác động đến kinh tế báo chí …………………………………………… 6
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHẦN LOẠI CÔNG CHÚNG PHÁT THANH
HIỆN ĐẠI
1. Đặc điểm của công chúng phát thanh hiện đại ………………………….8
1.1. Trình độ dân trí ………………………………………………………… 8
1.2. Cách thức tiếp cận thông tin …………………………………………... 9


1.3. Khả năng tiếp cận thông tin …………………………………………... 9
2. Phân loại công chúng phát thanh hiện đại …………………………….. 10
PHẦN 5. VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA CƠNG CHÚNG ĐỐI VỚI PHÁT
THANH HIỆN NAY
1. Vai trị của công chúng …………………………………………………. 12
2. Yêu cầu của công chúng đối với phát thanh hiện nay ………………… 12
LỜI KẾT …………………………………………………………………… 13
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 15

MỞ ĐẦU
Nghiên cứu công chúng là nội dung cơ bản, ln giữ vị trí hàng đầu trong báo
chí học, xã hội học truyền thơng đại chúng. Các hướng nghiên cứu được tiến hành
đều có điểm chung là nhằm làm rõ chân dung công chúng, các nhóm cơng chúng
với các dấu hiệu quan trọng nhất, như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm
nghề nghiệp, khu vực cư trú và thị hiếu… Nghiên cứu cơng chúng cịn là để nắm
bắt tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí: Báo chí đến với họ từ nguồn nào? Họ quan
2


tâm nội dung gì ở báo chí? Vì sao họ quan tâm? Ý kiến của công chúng về nội
dung, chuyên trang, chun mục… Mặt khác, nghiên cứu cơng chúng cịn nhằm tìm
ra quy luật về tâm lý, thói quen tiếp nhận thơng tin của các nhóm đối tượng khác
nhau. Lý thuyết xem cơng chúng báo chí là khách hàng cũng đang là hướng nghiên
cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu từ góc độ báo chí học, nhất là báo chí
trong thời đại bùng nổ về thơng tin, đa dạng các sản phẩm truyền thông.
Ngày nay, xu thế “phi đại chúng hoá” đã tác động đến Việt Nam. Công chúng
hiện nay tự lựa chọn các kênh thông tin khác nhau để tiếp nhận. Cơng chúng báo
chí và cơng chúng phát thanh từ vai trò là đối tượng tiếp nhận thụ động đã tiến lên
vai trò chủ động, trực tiếp tham gia vào q trình truyền thơng. Vì vậy các cơ quan
thơng tấn báo chí nói chung và đài phát thanh nói riêng phải đặc biệt quan tâm đến

cơng chúng của mình.

PHẦN 1
KHÁI NIỆM CƠNG CHÚNG PHÁT THANH
1. Khái niệm công chúng
Theo Từ điển tiếng Việt, công chúng được hiểu là đông đảo mọi người xem,
người nghe, người đọc, theo dõi hoặc chứng kiến việc gì, xét trong quan hệ với
người diễn thuyết, tác giả, diễn viên, báo chí….
Cơng chúng là một tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành bởi nhiều giới,
nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã hội nhất
định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thơng nào đó thì phải
tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã hội của họ.
Nhà nghiên cứu Herbert Blumer đã phân biệt bốn đặc điểm sau đây để nhận
dạng khái niệm công chúng:
3


- Công chúng bao gồm những người thuộc mọi thành phần xã hội, bất kể
nghề nghiệp, trình độ học vấn hay tầng lớp xã hội nào (nghĩa là có những đặc trưng
rất khác nhau).
- Nói đến cơng chúng là nói đến những cá nhân nặc danh, không thể biết ai là
ai, và thơng tin do truyền thơng cung cấp có thể đến với bất cứ ai, chứ không chỉ
riêng một ai hay một nhóm người nào.
- Các thành viên trong cơng chúng thường là độc lập với nhau, khơng có
những sự tương tác hay những mối quan hệ gì gắn bó với nhau (khác với những
khái niệm như “cộng đồng” hay “hiệp hội”).
- Đặc điểm thứ tư của công chúng là hầu như khơng có hình thức tổ chức gì,
hoặc nếu có thì cũng rất lỏng lẻo.
2. Khái niệm cơng chúng báo chí
Báo chí ở nước ta được coi là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống

xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; là diễn đàn của nhân dân. Theo mục 1, điểu 3, Luật Báo chí có hiệu lực từ
1/1/2017 thì: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống
xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ
và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thơng qua các loại hình báo in,
báo nói, báo hình, báo điện tử.
Dưới góc nhìn của báo chí học, cơng chúng (audience) là một bộ phận quan
trọng của quá trình truyền thông; là đối tượng tiếp nhận thông điệp của sản phẩm
truyền thơng. Cơng chúng báo chí là những người đọc, người nghe, người xem các
sản phẩm của báo in, phát thanh, truyền hình và internet. Cơng chúng có thể là đại
chúng, một nhóm đối tượng hay một cá thể nhất định tiếp nhận thơng tin từ các loại
hình báo chí.
3. Khái niệm cơng chúng phát thanh
Theo mục 4, điều 3, Luật Báo chí có có hiệu lực từ 1/1/2017: Báo nói là loại
hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ
tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.
Công chúng phát thanh là những người lắng nghe, theo dõi các chương trình
trên sóng phát thanh. Trước đây, cơng chúng phát thanh chỉ là những người nghe đài
nhưng hiện nay, công chúng phát thanh hiện đại khơng chỉ nghe mà cịn có thể nhìn
(phát thanh có hình), khơng chỉ nghe một lần một cách bị động mà có thể nghe
nhiều lần một cách chủ động (phát thanh qua mạng Internet, phát thanh qua điện
thoại di động); không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều mà có thể trực tiếp tham gia
vào các chương trình đang phát sóng (phát thanh tương tác, phát thanh thực tế) v.v

4


PHẦN 2
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU CÔNG CHÚNG PHÁT THANH

Công chúng trước hết là những người tiếp nhận sản phẩm báo chí truyền
thơng nói chung và sản phẩm phát thanh nói riêng. Một tờ báo, một kênh truyền
hình, một đài phát thanh chắc chắn không thể tồn tại nếu thiếu người đọc, người
xem, người nghe. Một trong những nguyên nhân để báo chí ra đời và phát triển
chính là để phục vụ nhu cầu nhiều mặt của công chúng. Bởi vậy, nghiên cứu cơng
chúng báo chí, cụ thể là cơng chúng của phát thanh đem lại những lợi ích hết sức
thiết thực và ý nghĩa to lớn, lâu dài đối với sự tồn tại, phát triển của đài phát thanh.
1. Phục vụ cho việc nâng cao nghiệp vụ báo chí
Nghiệp vụ báo chí phát thanh có thể hiểu là tri thức nền tảng, các kỹ năng
làm báo. Đối với nghề báo nói chung và phát thanh nói riêng, năng lực cơng tác là
rất quan trọng, địi hỏi những người làm báo phải có kiến thức xã hội sâu rộng, có
trình độ giác ngộ chính trị và lập trường giai cấp vững vàng. Một trong số những
câu hỏi mà nhà báo phải đặt ra trước khi bắt tay vào thực hiện tác phẩm chính là
Viết/ Nói cho ai? Từ câu hỏi đó, nhà báo sẽ xác định được Viết/ Nói cái gì? Viết/
Nói như thế nào? Nói cách khác, khi xác định được cơng chúng của mình, nhà báo
mới có cơ sở để lựa chọn đề tài, hình thức biểu hiện, sử dụng ngôn từ và kênh
truyền tải phù hợp.
Mặt khác, sự đón nhận, phản hồi của cơng chúng chính là “kim chỉ nam” cho
hoạt động của nhà báo. Một người làm báo thành công chắc chắn phải luôn lắng
nghe ý kiến của công chúng đối với tác phẩm của mình, đón nhận những đánh giá
5


đúng, sai, hay, dở, khen, chê của công chúng; để từ đó rút ra những bài học, những
kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.
Trong bối cảnh phát thanh đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại
hình truyền thơng đại chúng khác và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ mạng xã
hội, Internet, nghiên cứu cơng chúng phát thanh càng đóng vai trị quan trọng trong
việc hiểu được thính giả đang mong muốn những gì, cần thơng tin hay cách giải trí
nào, từ đó người làm báo phát thanh có những chuyển biến thích hợp, để đảm bảo

cân bằng giữa mong muốn của thính giả với tơn chỉ, mục đích của nhà đài và những
chức năng cơ bản khác của phát thanh.
2. Tác động đến kinh tế báo chí
Theo Điều 21 của Luật Báo chí, về Loại hình hoạt động và nguồn thu của cơ
quan báo chí:
1. Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu.
Tạp chí khoa học hoạt động phù hợp với loại hình của cơ quan chủ quản.
2. Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm:
a) Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp;
b) Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao
đổi, mua bán bản quyền nội dung;
c) Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị
trực thuộc cơ quan báo chí;
d) Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngồi
nước.
Như vậy, một cơ quan báo chí muốn tồn tại và phát triển chắc chắn khơng thể
khơng có nguồn kinh phí. Trừ nguồn từ ngân sách nhà nước cấp qua cơ quan chủ
quản báo chí thì tất cả các nguồn thu khác đều xuất phát từ việc cơ quan báo chí đó
có cơng chúng đơng đảo hay khơng. Nghiên cứu về cơng chúng chính là cách để cơ
quan báo chính nói chung, các đài phát thanh nói riêng hiểu được công chúng, đáp
ứng nhu cầu, tạo ra nhu cầu và tạo ra sức thu hút để công chúng đến với kênh phát
thanh. Đó chính là chìa khóa để các đài phát thanh nâng cao nguồn thu cho chính
mình.

6


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ PHẦN LOẠI CÔNG CHÚNG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và phát

thanh nói riêng có những đặc trưng chính như sau: tính chất rộng lớn; tính chất dị
biệt (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau); và tính chất nặc danh (nhà đài
khơng thể biết đích xác cơng chúng của mình gồm những ai; và trong khối “cơng
chúng” đó, cũng khơng ai biết rõ về người khác). Do tính chất rộng lớn và mơ hồ
đó, “công chúng” không được coi như một đối tượng nghiên cứu thuần nhất và
đồng dạng. Ngược lại, cần hiểu rằng công chúng của một phát thanh là một tập hợp
xã hội rộng lớn, được cấu thành một cách phức tạp bởi nhiều giới, nhiều tầng lớp xã
hội khác nhau, và đang sống trong những mối quan hệ xã hội nhất định.
1. Đặc điểm của công chúng phát thanh hiện đại
Khi nghiên cứu về công chúng của phát thanh, chúng ta khơng thể tách những
khán thính giả này ra khỏi mơi trường sống của họ, mà ngược lại, phải tìm hiểu họ
trong bối cảnh các điều kiện sống cũng như các mối quan hệ xã hội của họ.
1.1. Trình độ dân trí
Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng số dân của Việt
Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người. Trình độ dân trí đã
được cải thiện, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng mạnh: 95,8%
người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm
2009. Báo cáo của Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018, Việt Nam xếp thứ
18/126 quốc gia về giáo dục. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ
trước tới nay và là cột mốc đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về các hoạt động đổi
mới sáng tạo quốc gia.
Tất cả những con số này cho thấy trình độ dân trí của người Việt Nam đã tăng
lên, giáo dục của nước ta được đánh giá khá cao. Khi mặt bằng dân trí nâng lên, nhu
cầu được tiếp nhận thơng tin, giải trí hay bày tỏ quan điểm của con người cũng tăng
theo. Đặc biệt, khi trình độ nhận thức của công chúng ngày càng cao, họ sẽ không
chỉ là người nhận thông tin, người thụ hưởng hay tiêu dùng sản phẩm truyền thông
mà đã trở thành người sáng tạo hay đồng sáng tạo nội dung thông qua các feedback,
7



các sản phẩm truyền thông nghiệp dư, các bài viết trên mạng xã hội…. Mặt khác,
khi trình độ nhận thức cao hơn, cơng chúng sẽ có xu hướng tìm kiếm thơng tin hay
hình thức giải trí từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau.
Trong nền phát thanh hiện đại, đối tượng mà phát thanh hướng đến là cơng
chúng có trình độ ngày càng cao hơn, mặc dù thuộc nhiều vùng miền, dân tộc, tôn
giáo khác nhau. Điều này cũng đặt ra thách thức khá lớn cho phát thanh đó là làm
thế nào có thể nâng cao chất lượng chương trình để phục vụ cho đối tượng thính giả
ngày càng “khó tính”.
1.2. Cách thức tiếp cận thông tin
Công chúng hiện nay tiếp nhận thơng tin trên báo chí nói chung và phát thanh
nói riêng khơng cịn theo phương thức như trước đây: chỉ đón nhận, nghe và tin
tưởng nữa. Thay vào đó, cơng chúng đã có sự chủ động hơn trong việc tiếp nhận
thông tin. Điều này liên quan mật thiết đến trình độ của cơng chúng. Nhiều khảo sát
và nghiên cứu cho thấy cơng chúng trẻ tuổi, có học vấn thường sẽ có mối quan tâm
nhiều hơn với tin tức, thời sự hay những sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế.
Ngược lại, những người lao động thuần nông, lao động phổ thông sẽ chú ý nhiều
đến thông tin giải trí, thậm chí có thể theo dõi các tờ báo “lá cải”. Dù trình độ dân
trí của cơng chúng khơng đồng đều nhưng sự nở rộ của các loại hình báo chí truyền
thơng, sự phát triển mạnh của mạng xã hội đã khiến con người ngày càng chủ động
tìm kiếm những thơng tin mình mong muốn, theo nhu cầu và thị hiếu của bản thân.
Cơng chúng ngày nay khơng cịn thích nghe đài một cách thụ động mà cịn có
ý thức tham gia vào các chương trình phát thanh. Họ ln có sự nhận xét, so sánh,
đánh giá với những vấn đề được đưa ra và có những ý kiến cá nhân về nội dung,
cách thức thực hiện chương trình phát thanh. Cơng chúng cũng sẵn lịng tham gia
vào chương trình nếu nội dung hấp dẫn và sẵn sàng bỏ qua nếu chương trình khơng
thú vị.
Mặt khác, việc phản biện, phản hồi thơng tin của cơng chúng cũng có nhiều
khác biệt so với trước đây. Nếu thính giả xưa kia chỉ có thể viết thư tay cho Đài
Tiếng nói, tiếp đó là gọi điện thoại cho một số đầu chương trình có giao lưu thính
giả hoặc trực tiếp đến nhà đài để phản ánh thì nay, thính giả đã có thể feedback

nhanh chóng hơn qua email, qua fanpage trên mạng xã hội. Thậm chí việc phản hồi
chương trình phát thanh có thể khơng gửi trực tiếp đến đài như trước mà có thể
thơng qua các bài viết đăng trên trang cá nhân ở mạng xã hội hoặc bài phản ánh gửi
đến các báo điện tử, đặc biệt là khi thông tin mà nhà đài cung cấp gây tranh cãi
trong công chúng.
Việc phản biện của công chúng cũng liên quan lớn đến trình độ nhận thức và
sự chủ động của cơng chúng đối với việc đón nhận thơng tin. Mặt khác, sự phát
triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã thúc đẩy công chúng đưa ra ý kiến cá nhân về
nội dung chương trình. Tuy nhiên việc feedback của cơng chúng dễ bị thiên lệch
theo xu hướng chung của “đám đông” – những người sử dụng mạng xã hội.
1.3. Khả năng tiếp cận thông tin

8


Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê công bố đầu năm 2019, thu nhập bình
quân 1 người 1 tháng chung của cả nước năm 2018 theo giá hiện hành đạt 3,88
triệu đồng (tăng 778 nghìn đồng so với năm 2016), tăng 25,1% so với năm
2016 (khu vực thành thị đạt 5,62 triệu đồng, tăng 23,5%; khu vực nông thôn đạt
2,99 triệu đồng, tăng 23,4%), bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 11,9%/năm.
Mức thu nhập càng cao càng tạo điều kiện cho người dân thỏa mãn những nhu cầu
ăn, mặc, ở cơ bản và hướng đến tiêu thụ các sản phẩm tinh thần và tăng cường theo
dõi báo chí truyền thơng.
Báo cáo năm 2019 của Hootsuite và We are Social, Việt Nam đang có khoảng
64 triệu người đang dùng Internet; 62 triệu người sử dụng mạng xã hội. Internet và
mạng xã hội hiện có sức hấp dẫn rất lớn đối với công chúng. Người dân sử dụng các
cách thức mới như nghe đài, xem chương trình truyền hình, đọc báo qua Internet
thay vì nghe máy thu thanh, xem tivi, đọc ấn bản báo in. Còn với những người vẫn
trung thành với radio, cách thức nghe đài của họ cũng khác nhiều. Theo điều tra của
VOV, hiện nay tỷ lệ người nghe đài hàng ngày ở Việt Nam chiếm khoảng từ 2030%.

Thói quen nghe đài của thính giả đã và đang thay đổi. Người nghe đài, đặc biệt
là trung niên và thanh niên khơng cịn ngồi hàng giờ nghe radio ở nhà mà đa số họ
nghe đài trong trạng thái di chuyển và nghe qua các thiết bị di động... Họ thường
nghe một cách bất chợt, nghe một phần của chương trình phát thanh. Mong muốn
của thính giả là mỗi khi bật kênh phát thanh họ u thích thì đều được nghe những
thông tin họ muốn.
2. Phân loại công chúng phát thanh hiện đại
Trên thực tế, có nhiều cách để phân loại cơng chúng báo chí truyền thơng nói
chung, cơng chúng phát thanh nói riêng. Tùy theo những căn cứ khác nhau có thể
phân loại cơng chúng phát thanh theo nhiều cách như:
- Theo giới tính: cơng chúng nam, cơng chúng nữ, công chúng thuộc cộng
đồng LGBTIQ
- Theo độ tuổi: công chúng trẻ em, công chúng thanh niên, cao tuổi…
- Theo địa bàn sinh sống: công chúng ở thành thị, ở nông thơn, ở vùng núi phía
Bắc, ở khu vực Tây Ngun, ở miền Tây Nam Bộ…
- Theo nghề nghiệp, mức sống…
Bên cạnh những cơ sở cụ thể đó, các nhà nghiên cứu về truyền thơng cũng có
cách phân loại cơng chúng phát thanh như sau:
* Theo cách thức nghe phát thanh: cơng chúng chia thành 4 loại:
- Nghe dị tìm: Người nghe mở đài cố gắng tìm một chương trình cụ thể nào
đó. Giai đoạn tiếp theo là trạng thái tinh thần, tình cảm tập trung vào thời điểm phát
chương trình. Người nghe có thể thích thú hoặc bực mình với những gì nghe được.

9


- Nghe tập trung tư tưởng: do yêu cầu nghề nghiệp chun mơn người nghe
ln có mặt bên máy thu thanh hoặc dành một bộ phận thời gian nhất định cho việc
nghe đài hằng ngày.
- Nghe có chọn lọc, lựa chọn: người nghe chỉ cần tiếp nhận một phần của

chương trình hay tin tức nào đó.
- Nghe lống thống, rơi rớt: chương trình radio chỉ là một yếu tố động chạm
đến một phần nhỏ hoặc chung chung, không ảnh hưởng đến lĩnh vực nhận thức của
người nghe
* Theo mục đích tới của cơ quan phát thanh:
- Cơng chúng đích: là nhóm cơng chúng chủ chốt mà nhà đài hướng tới nhằm
gây ảnh hưởng theo những mục đích nhất định, khơng chỉ trước mắt mà cịn trong
chiến lược dài hạn.
- Cơng chúng liên quan: là nhóm cơng chúng có mối liên hệ chặt chẽ với cơng
chúng đích; nếu nhà đài gây được ảnh hướng đối với nhóm cơng chúng này thì sẽ
có tác động đến nhóm cơng chúng đích
- Cơng chúng thực tế: nhóm cơng chúng đã tiếp nhận thơng tin mà nhà đài
cung cấp. Công chúng thực tế bao gồm công chúng nhận ảnh hưởng trực tiếp từ
những thông tin của phát thanh và công chúng nhận ảnh hưởng gián tiếp (thông qua
công chúng trực tiếp)
Cách phân chia công chúng theo mục đích của nhà truyền thơng này có thể coi
là cách tiếp cận quan trọng nhất. Xét đến cùng, cơng chúng chính là đối tượng quan
trọng nhất và báo chí truyền thơng phải có cơng chúng mới có thể tồn tại. Mỗi cơ
quan báo chí có một tơn chỉ mục đích hoạt động nhất định. Bên cạnh việc xác định
sứ mệnh của mình thì cơ quan báo chí cũng cần xác định hướng tới đối tượng công
chúng nào, đặc điểm của công chúng ra sao, những lớp người nào là đối tượng
chính để có thể tập trung nội dung phục vụ và có thể lên các đầu chương trình, các
chuyên mục hoặc bài viết chuyên biệt.

PHẦN 5
VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI PHÁT THANH
HIỆN NAY
1. Vai trị của cơng chúng
Trước tiên, cơng chúng giữ vai trò là đối tượng tiếp nhận, chịu ảnh hưởng và là
khách hàng của phát thanh. Thực tế cho thấy, không chỉ với riêng phát thanh, người

10


dân mua báo, xem đài vì trong đó có điều mà họ quan tâm. Công chúng quyết định
sự tồn vong của một tịa báo hay một chương trình, một kênh phát thanh.
Thứ hai công chúng là động lực cho phát thanh phát triển, nguồn cảm hứng
sáng tạo. Sự phản hồi của công chúng đã và đang làm thay đổi hẳn tư duy làm báo.
Trong bối cảnh đó, những người làm báo phát thanh càng cần chất liệu từ cuộc
sống, từ chính cơng chúng của mình để phát triển kỹ năng làm báo.
Thứ ba, công chúng là người đồng sáng tạo nội dung hoặc cung cấp tin tức cho
phát thanh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bây giờ người ta đang tiến tới xu thế báo
chí khơng phải là của các nhà báo chuyên nghiệp mà là của toàn dân, Internet là sơ
sở, trở thành trung gian kết nối tất cả các cá nhân, các nhà báo. Trong thời đại công
nghệ thơng tin bùng nổ hiện nay, cơng chúng có điều kiện tương tác, họ không đơn
thuần là người tiếp nhận thơng tin của báo chí, hoặc người cung cấp thơng tin cho
nhà báo, mà có khi cịn cùng nhà báo xây đắp, phát triển những câu chuyện thông
qua các thư từ, điện thoại, góp ý, bình luận. Mỗi người, mỗi công dân vừa là một
công chúng tiếp nhận đồng thời vừa là tác giả.
2. Yêu cầu của công chúng đối với phát thanh hiện nay
Với vị thế quan trọng của mình, cơng chúng ln đặt ra những u cầu nhất
định đối với báo chí truyền thơng nói chung và phát thanh nói riêng.Tuy nhiên,
trong bối cảnh hiện nay, khi Internet và cơng nghệ đang phát triển nhanh chóng, u
cầu của công chúng đặt ra đối với phát thanh đã và đang ngày một cao hơn.
Ông Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam từng phát biểu:
“Bất cứ loại hình báo chí nào muốn đến với cơng chúng thì phải chú ý tới 2 điều:
Nội dung là cốt lõi và hình thức là quan trọng. Khái niệm nội dung ngày nay cũng
không đơn thuần là nhanh và đúng, mà còn là độc đáo và tạo được cảm xúc và sức
hấp dẫn cho người nghe. Có nghĩa là người làm phát thanh phải luôn luôn mang
tới cho công chúng những thơng tin mới lạ, độc đáo chỉ có trên đài phát thanh hoặc
rất hấp dẫn trên đài phát thanh. Phải tìm được góc tiếp cận mới trong những vấn

đề đang được nhiều báo chí đề cập; phát thanh phải tạo điều kiện để cơng chúng
nói lên tiếng nói của họ trên sóng... Để chạm tới trái tim thính giả thì người làm
phát thanh phải có được những câu chuyện, những chi tiết, những nhân vật điển
hình, trong cuộc sống đời thường; phải kể sao để người nghe không những hiểu, mà
còn được cảm, được vui, được buồn, được động viên, được chia sẻ... Muốn vậy,
phát thanh phải luôn hiểu cơng chúng cần gì? Và mình phải đáp ứng như thế nào?
Về hình thức, phát thanh khơng chỉ đơn thuần là lời nói, mà cịn phải làm sinh động
hơn bằng âm nhạc, bằng tiếng động hiện trường... Chỉ khi nào nghe phát thanh mà
như được sống, được thở trong cuộc sống thực thì lúc đó phát thanh mới có được
sự chú ý, sự ủng hộ, sự đón đợi của cơng chúng”. Những điều ơng Nguyễn Thế Kỷ
đề cập cũng chính là hướng phát triển của phát thanh sao cho đáp ứng nhu cầu của
đông đảo công chúng.
Trước hết, phát thanh vẫn phải đáp ứng được chức năng thông tin. Đây là chức
năng cơ bản của báo chí nói chung, phát thanh nói riêng. Tin tức trên đài phát thanh

11


phải nhanh nhạy, mang đậm tính thời sự nhưng ngắn gọn, súc tính, nói đúng trọng
tâm.
Thính giả ngày nay khơng chỉ thích nghe đài mà cịn có ý thức tham gia các
chương trình phát thanh. Qua theo dõi cho thấy số lượng người nghe chương trình
phát thanh bao giờ cũng tỷ lệ thuận với mức độ tham gia cuả họ.
Một là, tham gia một cách gián tiếp. Người nghe cùng đồng cảm, cùng suy
nghĩ với vấn đề đặt ra trong chương trình hoặc được đáp ứng một yêu cầu nào đó
của họ như muốn nghe một bài hát, đề nghị giải đáp một vấn đề, một câu hỏi... và
tên của họ được nhắc đến trong chương trình cũng là một cách xuất hiện trước công
chúng.
Hai là, tham gia một cách trực tiếp vào chương trình. Đó là được trao đổi, được
phát biểu, được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các chương trình

giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp...
Trong bối cảnh Internet và mạng xã hội phát triển, cơng chúng càng mong
muốn được góp tiếng nói vào các chương trình phát thanh. Nắm bắt được yêu cầu
này của cơng chúng thì phát thanh mới có thể giữ và mở rộng đối tượng thính giả
cho riêng mình.
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thơng đại chúng trong
đó có radio phải khơng ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng,
mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt
động của hệ thống này. Một trong những yêu cầu mới mà công chúng đặt ra cho
phát thanh đó chính là cơng chúng ngày nay khơng cịn muốn đón nhận thơng tin
chung chung, cách viết rập khn nữa mà mong muốn có sự đa dạng hố thơng tin:
thơng tin nhiều chiều, thơng tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ… Đó
chính là những đòi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc sống, và những nhu cầu tinh
thần ngày một đa dạng phong phú.
LỜI KẾT
Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ mới, ưu thế của phát
thanh ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Thực tiễn cho thấy phát thanh vẫn
ln có chỗ đứng nhất định trong lịng cơng chúng và thực sự có thế mạnh lớn trong
việc phục vụ các đối tượng chuyên biệt, những vùng khó khăn, xa xôi… Tuy nhiên,
phát thanh đã và đang ở trong cuộc cạnh tranh rất gay gắt với các loại hình truyền
thơng đại chúng khác. Chìa khóa để có thể giải quyết thực trạng này, để phát thanh
luôn giữ được chỗ đứng của mình đó là nghiên cứu sâu hơn về công chúng. Từ
những nghiên cứu sâu, người làm phát thanh sẽ hiểu được vai trị, tầm quan trọng
của cơng chúng và nắm bắt được nhu cầu của công chúng, từ đó hoạch định được
những chiến lược dài hạn cho phát thanh.
Trong khuôn khổ của một tiểu luận, chúng tôi mới chỉ khái qt sơ lược về
cơng chúng, vai trị và yêu cầu của công chúng đối với phát thanh. Chắc chắn, để
12



nghiên cứu về công chúng phát thanh một cách đầy đủ và cặn kẽ, sẽ cần có một
cơng trình nghiên cứu sâu rộng hơn, để chỉ ra được những giải pháp thiết thực phát
triển ngành phát thanh của nước ta ./.

Tài liệu tham khảo
- Luận văn: Nghiên cứu công chúng báo Đảng các tỉnh miền Đông Nam Bộ
qua báo Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương (2007 -2010)- Nguyễn Tơn
Hồn- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí, 2011
- Luật Báo chí số 103/2016/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 05 tháng 4 năm 2016, có
hiệu lực từ 1/1/2017.
- Giáo trình Xã hội học về truyền thơng đại chúng – TS. Trần Hữu Quang
- Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng Cục Thống kê
- Thơng cáo báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I năm 2019, Tổng Cục
Thống kê
- Bài viết Xu hướng mới trong thói quen tiếp cận thơng tin báo chí của giới trẻ
TPHCM năm 2019 (thơng qua khảo sát 300 người từ 16-30 tuổi) – Minh Bằng –
Website Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh

13


Link:
/>- Bài Viết: Phát thanh trong môi trường truyền thông 4.0 - ThS. Đồng Mạnh
Hùng
Link:
n9775.html

/>

14



×