Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận cao học vai trò cuả truyền hình với sự phát triển kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 26 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thật khó hình dung nổi nếu như đời sống xã hội, nhất là một xã hội
văn minh lại thiếu đi hoạt động của phương tiện thơng tin đại chúng. Tính từ
khi tờ báo đầu tiên ra đời (1690), trong bốn thế kỉ tồn tại, báo chí đã trở thành
phương tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu được của
con người. Nói cách khác, báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng
to lớn phục vụ con người và phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Ra đời sau báo in hàng ba thế kỉ, song truyền hình đang chiếm một
vị trí rất lớn không chỉ trong sinh hoạt của xã hội mà cịn góp phần to lớn vào
nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của dân tộc và toàn cầu. Sự xuất hiện của
truyền hình đã làm bừng tỉnh cuộc sống nhân loại với những tính năng vượt
trội mà các loại hình báo khác khơng có được. Nhìn vào sự phát triển của
truyền hình những năm qua chúng ta khơng khỏi ngạc nhiên mà thốt lên rằng:
tại sao nó có thể phát triển kì diệu đến vậy?
Tìm về nguồn gốc sự ra đời của truyền hình ta thấy rằng sự ra đời của
nó xuất phát do nhu cầu của cuộc sống con người: nhu cầu thơng tin và giải
trí. Song, rõ ràng nếu chỉ dừng ở thông tin và giả trí bước đi của truyền hình
có mạnh mẽ như vậy khơng? Trên qui mơ tồn thế giới, cách mạng khoa học
và công nghệ đang phát triển như vũ bão làm xuất hiện “nền văn minh thứ ba”
tác động đồng loạt mạnh mẽ lên mọi hoạt động của đời sống, đặc biệt đối với
truyền hình. Vai trị, tầm lớn lao của truyền hình được vươn lên góp phần
khơng nhỏ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Có lẽ, đó mới chính là
nguồn gốc sâu xa của những bước đi thần tốc kia. Chính nhờ vai trị to lớn ấy
mà truyền hình của các quốc gia, lãnh thổ đã nhận được sự đầu tư khá lớn từ
phía chính phủ, các tập đồn lớn.
Các phương tiện thơng tin đại chúng, cùng với thành tựu của cách
mạng khoa học và công nghệ, sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, cạnh tranh khốc liệt
hơn với sự ra đời của những loại hình báo chí mới mà giờ đây chưa thể hình



dung được. Song chúng ta tin tưởng một điều rằng truyền hình với những ưu
thế nổi bật đã, đang và sẽ giữ vai trò to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội
mà khó loại hình báo chí nào có thể thay thế. Mặc dù cũng phải thấy rằng,
truyền hình khơng phải khơng có những nhược điểm nhất định. Có ý kiến cho
rằng: với phát triển kinh tế – xã hội truyền hình có vai trị giống như nguồn
nước ngọt tưới cho thớ đất cằn cỗi của cây cành. Sự so sánh có vẻ khập
khiễng nhưng hãy thử hình dung sự phát triển kinh tế xã hội những năm
truyền hình chưa phát triển sẽ thấy những chiêm nghiệm thú vị từ câu nói ấy.
Rõ ràng, những năm truyền hình cịn trong “ấp ủ” thì báo in và phát thanh giữ
vai trò to lớn về sự nghiệp vẻ vang ấy. Cơng chúng có thể nghe và đọc, nhà
kinh doanh có thể chỉ nói và khơng lí giải gì hơn cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên lời nói chỉ hàm chứa một số phần trăm rất ít khả năng thu hút mà
phần lớn nó được cảm nhận từ “cái nhìn”. Cho nên sự phát triển kinh tế khó
có thể mau lẹ cho được. Cho đến khi truyền hình ra đời, như cây nam châm
lớn thu hút lượng khán giả lớn vào việc quảng bá sản phẩm, tranh đua thị
trường được mở tới chân trời rộng lớn, bát ngát hơn. Nếu trước đây, mất khá
lâu các cơng ty mới tìm đến được người tiêu dùng thì nay khoảnh khắc đó vơ
cùng ngắn. Và cịn gì nghi ngờ nữa khi cho rằng: Sự phát triển của nền kinh tế
hiện đại không thể thiếu truyền hình.
2. Lịch sử vấn đề
Về vai trị của báo chí với sự phát triển kinh tế, xã hội đã có rất nhiều
luận văn, tiểu luận đề cập tới song nghiên cứu một cách qui mơ thì dường như
chưa có.
Với truyền hình, người ta đề vập nhiều đến vai trị thơng tin, giải trí
hơn là vai trị cụ thể của loại hình báo chí ấy với sự phát triển kinh tế. Như
vậy là cho tới nay đề tài “Vai trị cuả truyền hình với sự phát triển kinh tế vẫn
cịn khá mới mẻ và cũng khơng kém phần hấp dẫn”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn



Là một sinh viên trên ghế nhà trường, thông qua việc nghiên cứu, tìm
hiểu các chương trình cụ thể, trên cơ sở hiểu biết về lý luận chung và lý
thuyết về thể loại truyền hình, tiểu luận cố gắng chỉ ra những vai trị to lớn
của truyền hình với sự phát triển kinh tế, xã hội. Mục đích cuối cùng của tiểu
luận là trau dồi kiến thức cần thiết về truyền hình đặc biệt kiến thức về vai trị
của các chương trình truyền hình với sự phát triển tồn diện của từng dân tộc
và của cả nhân loại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của tiểu luận này là tất cả các tác phẩm, chương trình truyền
hình về kinh tế từ trước đến nay. Về phạm vi nghiên cứu, người viết cố gắng
đưa ra một cách đầy đủ sự phát triển của các chương trình truyền hình ở Việt
Nam, cùng với vai trò đối với sự phát triển kinh tế thời đại.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Người viết dựa vào cơ sở lí luận về truyền hình – một thể loại trẻ của
báo chí hiện nay, nhìn nhận vai trị của nó trong hệ thống các phương tiện
thông tin đại chúng.
Về phương pháp nghiên cứu, người viết theo hướng từ phân tích các
chương trình cụ thể trên VTV để rút ra những vai trò từ cấp độ lớn, nhỏ khác
nhau của truyền hình với sự phát triển kinh tế, trên cơ sở so sánh đối chiếu với
một số thể loại báo chí khác. Như vậy, phương pháp bao trùm của tiểu luận
này là khảo sát phân tích và so sánh.
6. Kết cấu tiểu luận.
Tiểu luận được kết cấu như sau:
I. Mở đầu
II. Nội dung:
Chương 1: Sự phát triển của kinh tế với vai trò hỗ trợ của truyền hình
Chương 2: Khảo sát các chương trình kinh tế trên VTV.
III. Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo



II. NỘI DUNG
Thiết nghĩ, để tìm hiểu vai trị của truyền hình trong việc phát triển kinh
tế trước hết phải thấy được bối cảnh ra đời và phát triển của nó. Có vậy, vai
trị của truyền hình mới được nhìn nhận đầy đủ và toàn diện.

Chương 1:
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VỚI VAI TRỊ HỖ TRỢ CỦA TRUYỀN HÌNH
1.1. Lịch sử ra đời và đặc điểm của truyền hình
1.1.1. Lịch sử ra đời của truyền hình thế giới
So với các phương tiện thơng tin đại chúng khác truyền hình ra đời
tương đối muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX) song sự phát triển
lại đạt đến mức độ kì diệu. Nếu lấy chiến tranh thế giới II (1945) làm mốc, sự
phát triển của truyền hình chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn đánh dấu
những thành cơng riêng.
Truyền hình là một loại hình phương tiện thơng tin đại chúng chuyển
tải thơng tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Ngun nghĩa của thuật ngữ vơ
tuyến truyền hình (Television) bắt nguồn từ hai từ Tele có nghĩa là “ở xa” và
vision là “thấy được ở xa”. Truyền hình có nguồn gốc từ điện ảnh. Từ khoảng
những năm 1890 – 1920 đã có nhiều nhà khoa hiọc Anh, Pháp, Mỹ, Nga,
Đức… tập trung nghiên cứu và đề xuất các kỹ thuật truyền phát hình ảnh. Nhà
phát minh người Anh là John L.Baird đã trình chiếu những hình ảnh truyền
trực tiếp ở London năm 1926 và năm 1932 ông đã thực hiện và phát các hình
ảnh về cuộc dua ngựa tại Đêby (Anh) tới một rạp chiếu phim.
Tiến sĩ Vladimir Zworykin – một nhà khoa học Mỹ là người đã mở ra
một giai đoạn mới trong lịch sử truyền hình với việc phát minh ra đèn ống
truyền hình điện tử. Sau đó, năm 1926, ơng tiếp tục hồn thiện kỹ thuật truyền
hình bằng việc phát minh ra một thiết bị cho phép ghi lại ngay lập tức các
thành phần khác nhau của một hình ảnh rồi chuyển thành các tín hiệu điện và



cuối cùng thành hình ảnh hồn chỉnh trên màn hình. Năm 1927, chương trình
truyền hình đầu tiên qua dây dẫn đã được thực hiện giữa hai thành phố
Washington và New York với khoảng cách 250 dặm. Vào năm 1939, tại hội
trợ thế giới tổ chức tại New York, lần đầu tiên người ta chứng kiến hình ảnh
động trên màn hình máy thu hình. Trước đó, ngày 2 – 1 – 1936, Liên đồn
phát thanh truyền hình Anh (đài BBC) đã bắt đầu thực hiện chương trình
truyền hình phát đầu tiên trên thế giới.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai với tất cả sự khốc liệt của nó đã
làm gián độan quá trình phát triển của truyền hình. Phải đợi đến sau khi cuộc
chiến tranh này kết thúc, lịch sử truyền hình mới thực sự chuyển qua một
bước ngoặt quyết định. Tại các nước kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,
Đức.. truyền hình nhanh chóng trở thành mạng phủ sóng rộng khắp trên phạm
vi tồn quốc gia.
Vào những năm 50 của thế kỉ XX truyền hình màu xuất hiện ở Mỹ, sau
đó nhanh chóng mở rộng sang Tây Âu và Nhật Bản, Người Nhật Bản nhanh
chóng tìm thấy sự hấp dẫn của truyền hình màu cả về khía cạnh xã hội và
thương mại của nó. Cơng nghệ truyền hình màu và sản xuất các thiết bị cho
nó được phát triển đặc biệt nhanh ở Nhật Bản từ đầu những năm 60. Quá trình
phát triển truyền hình đồng thời với q trình mở rộng khn khổ màn hình
máy thu hình, tăng giờ tăng kênh phát sóng và đa hệ hố, tiêu chuẩn hoá kỹ
thậut đối với các thiết bị thu nhận tín hiệu truyền hình.
Truyền hình cáp bùng nổ vào thập kỉ 70 của thế kỉ XX ở Bắc Mỹ, Tây
Âu và Nhật Bản với sự giúp đỡ của các vệ tinh nhân tạo trong việc chuyển
tiếp các chương trình. Tuy nhiên, từ năm 1949 truyền hình cáp đã xuất hiện ở
Mỹ. Mục đích ban đầu của truyền hình cáp là nhằm khắc phục tình trạng khó
phủ sóng ở các khu vực địa hình núi non hiểm trở. Hệ thống truyền hình cáp
đầu tiên được thiết lập ở Pensinvania và Ơrêgiơn mới chỉ có 3 – 5 kênh. Hiện
nay đã có những kênh truyền hình cáp khổng lồ như CNN với gần 60 triệu

thuê bao.


Ngày nay, truyền hình trên thế giới đang là một phương tiện truyền
thơng đại chúng phổ biến và có sức mạnh đặc biệt mà khó có phương tiện
truyền thơng nào khác sánh nổi. Chắc chắn truyền hình cịn giữ được những
ưu thế ấy trong thời gian dài nhờ việc phát triển phong phú các loại chương
trình, mở ra nhiều loại hình dịch vụ giải trí phục vụ cho nhu cầu đa dạng của
con người.
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của truyền hình ở Việt Nam
Ở Việt Nam, truyền hình ra đời khá muộn so với nhiều nước trên thế
giới. Sự phát triển của truyền hình ở nước ta có thể được chia làm hai thời kỳ,
trong đó, năm 1976 là thời điểm kết thúc thời điểm thứ nhất và bắt đầu thời
kỳ thứ hai.
Có thể coi thời kỳ thứ nhất là thời kỳ chuẩn bị và phôi thai của hoạt
động truyền hình. Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ
xâm lược và bè lũ tay sai. Những điều kiện khó khăn ác liệt của chiến tranh
dẫn đến những hạn chế về mặt kinh tế, kỹ thuật khơng cho phép truyền hình
phát triển.
Ở miền Bắc, sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân
1968, Nhà nước ta đã cho thành lập một xưởng sản xuất truyền hình. Cũng
trong năm đó, Đài tiếng nói Việt Nam cử 18 cán bộ sang CuBa học tập nghiệp
vụ, chuẩn bị lực lượng cho việc xây dựng ngành chuyên hình Việt Nam. Ngày
7 – 9- 1970, chương trình truyền hình đầu tiên được phát thí nghiệm tại số 58,
phố Quán Sứ, Hà Nội. Đây là một chương trình ngắn gồm hai phần tin tức và
âm nhạc được thực hiện bởi hai máy ghi hình tự tạo có tên là NT1 và NT2
cùng số thiết bị máy móc ít ỏi mà đồn học viện từ CuBa mang về. Sau cuộc
thử nghiệm, Chính phủ đã cho phép Đài tiếng nói Việt Nam làm truyền hình,
đồng thời cho phép nhập từ CuBa những thiết bị tối thiểu cho một trung tâm
truyền hình. Ngày 27/1/1971 chương trình truyền hình thử nghiệm lần đầu

tiên đã được phát sóng phục vụ nhân dân Thue đơ. Thời kỳ phát sóng thí
nghiệm 3 buổi/tuần kéo dài đến khoảng tháng 4/1972, khi không quân Mỹ


đánh phá ác liệt ở Hà Nội. Ngay trong thời gian ngừng phát sóng, những
phóng viên, biên tâp viên truyền hình vẫn tiếp tục làm việc, ghi lại hình ảnh
nhân dân ta anh hùng trong chiến đấu và hăng say trong sản xuất.
Ở miền Nam, từ năm 1962, Mỹ và chính quyền Sài Gịn đã bắt đầu xây
dựng một đài truyền hình theo hệ FCC. Đài này bắt đầu hoạt động từ năm
1966, chủ yếu là để phục vụ cho quân đội viễn chinh Mỹ và cuộc chiến tranh
xâm lược của chúng ở miền Nam Việt Nam. Cho đến trước năm 1975, Mỹ đã
xây dựng hàng loạt đài truyền hình khu vực Cần Thơ, Nha Trang, Đà Lạt,
Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Huế.
Sau ngày 30/4/1975, đoàn cán bộ nghiệp vụ truyền hình của nước ta đã
nhanh chóng tiếp quản Đài truyền hình Sài Gịn và ngay tới 1/5/1975, Đài
truyền hình Giải phóng đã lên sóng chương trình mới.
Từ ngày 5 – 7 – 1976, Đài truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng
chính thức hàng ngày với thời lượng mỗi ngày từ 3 đến 4 giờ.
Tháng 9 – 1978, Truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát sóng màu vào
các sáng chủ nhật.
Từ năm 1990, Đài truyền hình Việt Nam bắt đầu tách thành hai kênh
VTV1, VTV2 và từ năm 1994 có thêm chương trình VTV3. Nội dung các
chương trình ngày càng hấp dẫn với lượng thơng tin đa dạng. Nay cps VTV4,
VTV6, VTV9 và các kênh truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh.
1.1.3. Đặc điểm của truyền hình và những ưu việt của nó.
Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kì trong sáng tạo của
con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang
lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật đang hiện diện trước
mắt. Đó là cuộc sống thật nhưng đã được cô đọng lại, làm giàu thêm về ý
nghĩa, làm sáng tỏ rõ hơn về hình thức và làm phong phú hơn về những khía

cạnh, bình diện, đường nét sinh động.
Truyền hình có sức hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con
người bằng cả thị giác và thính giác – hai giác quan quan trọng bậc nhất. Bản


thân phim ảnh cũng giao tiếp với công chúng bằng hình ảnh này song nó vẫn
bị hạn chế rất nhiều bởi không gian, môi trường và độ phổ biến hạn hẹp.
Thơng tin truyền hình tái hiệu cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống.
Nghĩa là truyền hình có thể là một phạm vi, một bộ phận nguyên dạng của
những gì đang diễn ra ngồi đời nhưng nó được làm rõ hơn, đẹp hơn. Bản
thân người xem truyền hình có cảm giác như họ có mặt, trực tiếp chứng kiến
hay tham gia vào sự kiện thực tế đó. Ngày nay, khi mà chất lượng kỹ thuật
hình ảnh ngày càng hồn thiện, khn khổ màn hình ngày càng mở rộng, thì
truyền hình ngày càng có khả năng hấp dẫn cơng chúng hơn. Vì thế, truyền
hình trở thành kẻ cạnh tranh khổng lồ, đầy uy lực đối với các loại hình
phương tiện truyền thông đại chúng khác như sách, báo, phát thanh, điện ảnh.
Sức mạnh của truyền hình ngày càng tăng lên do phạm vi ảnh hưởng
rộng rãi của nó. Những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại tạo ra khả năng
cho truyền hình xâm nhập tới bất cứ ngõ ngách nào trên mặt đất nếu điều
kiện tài chính cho phép. Với kỹ thuật cáp quang vệ sinh địa tĩnh, sóng tín hiệu
truyền hình tạo thành một mạng lưới đưa các kênh truyền hình bao phủ lên
khắp bề mặt địa cầu, phá vỡ những ranh giới địa chính trị, thu hẹp khơng gian
truyền hình.
Với hình ảnh động và âm thanh, truyền hình đạt tới độ tuyệt đối về
phạm vi công chúng xã hội. Bất cứ người nào, thuộc hệ thống ngôn ngữ gì
cũng có thể xem và hiểu (ít hay hiểu) những gì thể hiện trên truyền hình miễn
là người đó khơng bị khiếm khuyết về một trong hai giác quan là thị giác và
tính giác.
Hơn nữa, cơng chúng truyền hình thường là số đơng nên q trình xem
truyền hình cũng cịn là q trình trao đổi, phân tích để tái nhận thức thông tin

ở một chất lượng mới. Điều này, tạo nên một tính chất đặc thù, sức mạnh to
lớn mà khơng một phương tiện thơng tin đại chúng nào có thể sánh nổi. Chất
lượng và sức mạnh ấy bảo đảm cho truyền hình trở thành một nhân tốt có ảnh
hưởng to lớn đến dư luận xã hội cũng như những tư tưởng ở chiều sâu bên


trong của nó. Ngày nay, trong các quốc gia phát triển, khi có một lực lượng
chính trị nào, một nhà chính trị nào có thể thành cơng nếu khơng hiểu được
truyền hình là gì và nó có sức mạnh như thế nào. Cũng như, một nhà kinh
doanh lớn, phải biết nhìn vào vai trị của truyền hình với sự phát triển kinh tế
là khơng tách rời.
1.2. Vai trị của truyền hình với việc phát triển kinh tế thế giới
Chính thức ra đời vào đầu thế kỷ XX so với các loại hình báo chí khác
truyền hình đã và đang có những bước đi thần kỳ với nhiều loại hình truyền hình
ra đời. Kể từ đầu những năm 1980, khi mà theo số liệu thống kê của UNESCO –
truyền hình đã có mặt ở 137 nước, thì hiện nay, tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ
đã sử dụng truyền hình như công cụ thiết yếu cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Loài người đã bước vào thời đại thơng tin tồn cầu, khi mà việc loan truyền và sử
dụng sản phẩm thơng tin đã thốt ra khỏi sự kiểm sốt độc quyền của các quốc
gia, các chính phủ. Và truyền hình đã thực sự trở thành một cơng cụ hỗ trợ đắc lực
cho việc quảng bá thương hiệu của các công ty.
Ở các nước tư bản, trước khi truyền hình ra đời, các nhà tư sản thường
sử dụng báo in và phát thanh làm đẹp, giới thiệu sản phẩm của mình. Khi
truyền ra đời thì hầu hết các ông chủ kếch xù đều tạo được món lời lớn thơng
qua việc thơng tin trên truyền hình. Và rõ ràng chúng ta cũng thấy rằng hiệu
quả của việc thông tin kinh tế trên truyền hình là rất lớn. Với báo in độc giả
chỉ biết được thông tin qua mặt chữ (nói chính xác hơn là lời mà nhà kinh
doanh th quảng cáo) cũng với phát thanh người ta chỉ cần nghe những
thông tin mơ hồ về sản phẩm nhưng với truyền hình thì tồn bộ hình ảnh sẽ
chốn ngợp tâm trí người đọc cùng với lời giới thiệu sản phẩm. Người đọc sẽ

có ấn tượng rõ nét hơn về hình dáng, chất lượng, tính năng của sản phẩm từ
đó xác định được nhu cầu của mình cũng như khả năng đáp ứng của sản
phẩm. Đó là về mặt quảng cáo sản phẩm, xét về mặt lợi ích của nhà tư sản, về
mặt lưu thông sản phẩm. Chỉ vậy thôi cũng đủ thấy vai trị của truyền hình
quan trọng ra sao trong việc phát triển kinh tế hơn. Nó càng có ý nghĩa khi mà


sự phát triển kinh tế đang chóng mặt hiện nay. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ
ra đời cạnh tranh khốc liệt. Để đến được với người tiêu dùng nhà doanh
nghiệp, phải cần sự hỗ trợ lớn của các phương tiện thơng tin đại chúng đặc
biệt là truyền hình. Tất nhiên, sự phát triển của nền kinh tế đó mang lại lợi ích
nhiều cho nhân dân. Họ có quyền chọn lựa sản phẩm hợp túi tiền, hợp chất
lượng mình nhất.
Với các nước xã hội chủ nghĩa báo chí phục vụ mục tiêu do Đảng đề ra
trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế mà truyền hình là lực lượng xung kích,
có vai trị khơng nhỏ. Các chủ trương, chính sách, nghị quyết phát triển kinh
tế của đất nước được truyền hình phổ cập, thơng tin một cách dễ hiểu nhất đến
cơng chúng. Những chương trình chun đề kinh tế phổ biến nội dung chính
sách cua Đảng, đường lối phát triển kinh tế của đất nước là làn gió mát lành
nâng đỡ sự phát triển kinh tế. Truyền hình cũng tham gia vào cơng tác hướng
nghiệp cho người dân, góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế.
Truyền hình cập nhật giá các loại mặt hàng ngoại tệ, đơ la…. để người kinh
doanh chủ động trong chính sách đầu tư. Mặt khác truyền hình cũng thơng tin
những biến động của thị trường thế giới để trong nước tự điều chỉnh.
Do những vấn đề như trên, với mỗi đất nước truyền hình cịn có chức
năng hội nhập. Xét về bản chất thì tất cả các phương tiện thơng tin đại chúng,
trước hết là truyền hình, đều có khả năng duy trì hoạt động bình thường của
xã hội chịu ảnh hưởng của nó. Chính hiện tượng những con người khác nhau
thường xuyên xem các chương trình truyền hình là bằng chứng nói lên tính
cộng đồng. Tuy nhiên chương trình phải có ý thức củng cố cảm giác ấy của

mỗi người tiếp xúc với mọi người. Chức năng ưu tiên của truyền hình là tìm
ra những giá trị chung đối với khán giả xem truyền hình, thảo luận các con
đường giải quyết những vấn đề chung và chống lại những khuynh hướng phá
hoại, có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và
xu thế hội nhập diễn ra là một tất yếu. Nền kinh tế mỗi dân tộc đang muốn
hoàl nhập vào biển lớn của nền kinh tế thế giới, đặc biệt các nước đang phát


triển, hồ nhập nhưng khơng hồ tan. Sẽ q đơn giản nếu thơng qua truyền
hình. Bởi đã lùi vào dĩ vãng những phương pháp đã sử dụng trước kia - đó là
liên kết, đồn kết cơng chúng khán giả truyền hình bằng cách đem cơng
chúng ấy đối lập với phần tử thế giới còn lại: “chúng ta” và “họ”, hơn nữa
“chúng ta” được gán tất cả những ưu điểm trong trí tưởng tượng, cịn “họ” thì
được dành cho những phẩm chất tuyệt đối xấu. Bước đột phá theo hướng tiến
tới một kiểu tư duy văn minh là các chương trình cầu truyền hình được thực
hiện vào những năm 1986 – 1987, với sự tham gia của các cơng gian bình
thường của nước Nga, nước Mỹ, nước Anh và Nhật Bản. Kết quả là “chúng
ta” và “họ” đã xem mình là những đối tác trong đối thoại và là những láng
giềng trên hành tinh ví như trong khn khổ cộng đồng các nước thuộc Liên
Xô trước đây, nhiệm vụ liên kết giữa các dân tộc để hướng tới sự phát triển
của một nền kinh tế vẫn là một nhiệm vụ quan trọng nhất. Không tồn tại một
quốc gia duy nhất dưới hình thức trước kia, nhưng những liên hệ liên kết –
thơng tin thì vẫn tồn tại: những liên hệ ấy bắt nguồn từ tính chất thống nhất
của những thực tế đã hình thành trong lịch sử – trong lĩnh vực kinh tế, văn
hố, trong chính tâm trạng của con người. Một điều thấy rõ là truyền hình vẫn
thường xuyên tuyên truyền về một nền kinh tế thống nhất. Cũng tất nhiên,
tâm trạng của mọi con người Nga lúc ấy đều cảm nhận và nghĩa là như vậy.
1.2.2. Vai trò quảng bá, hồn thiện văn hố doanh nhân của truyền
hình ngày nay ở Việt Nam.
Văn hoá doanh nhân là văn hoá kinh doanh của doanh nhân hoà trộn

nhuần nhuyễn với đạo làm giàu, nhân cách doanh nghiệp và các thương hiệu
được khẳng định của họ.
1.2.2.1. Doanh nhân Việt Nam kế thừa tinh hoa văn hố kinh doanh
phương Đơng và kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam.
Trước hết, khi chưa có các phương tiện thơng tin đại chúng theo nghĩa
hiện đại, thì người xưa trao đổi, tiếp nhận, xử lý, lưu giữ, truyền phát thơng
tin, tri thức bằng những phương tiện, hình thức khá đơn giản (Ví dụ: hình


thức truyền miệng, sách in trên tre, trúc…) Doanh nhân nước ta đã tiếp nhận,
thừa kế, học hỏi, vận dụng văn hố kinh doanh nói chung và văn hố doanh
nhân nói riêng của những trung tâm văn hố lớn trong khu vực và châu lục
vào điều kiện của mình.
Thời Lê – Trịnh, Lê Q Đơn (1726 - 1784) đã nhìn rõ giá trị doanh
nhân và thương mại trong mối tương quan với những lĩnh vực chủ yếu khác.
Ông cho rằng: “Phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng, phi cơng bất phú, phi
nông bất ổn”. Nhưng phải tới nhà nho yêu nước Lương Văn Can (1854 1927), lý luận về thương mại, kể cả những luận điểm đề cập đến văn hố
doanh nhân mới được nhà trí thức đưa lên tầm cao mới. Có thể coi cuốn
“Thương học phương châm” của ông là cuốn giáo khoa bài bản đầu tiên của
Việt Nam về chủ đề thương mại vừa nêu.
Đối với kinh nghiệm quốc tế, một số doanh nhân có học nước ta cũng
biết tiếp thu, vận dụng của nước khác, trước hết là của các nước có nền văn
hố gần gũi vào cơng cuộc của mình, nhờ ngày càng có thêm nhiều phương
tiện đại chúng xuất hiện (đặc biệt truyền hình) tham gia vào đời sống.
1.2.2.2. Vai trị quảng bá hồn thiện văn hố doanh nhân Việt Nam của
truyền hình.
Ngày nay các phương tiện thơng tin đại chúng có vai trị to lớn trong
việc quảng bá, hồn thiện, phát triển doanh nhân thời đại mới. Trong xã hội
hiện đại ngày nay thật khó hình dung vai trị của truyền hình. Nhờ có chúng
thơng qua chúng các vấn đề cốt tuỷ của doanh nhân như quảng cáo sản phẩm,

thông tin thị trường, tìm đối tác, ký hợp đồng thương vụ qua thư điện tử, mua
– bán hàng qua mạng được giải quyết nhanh chóng có hiệu quả. Đồng thời
các vấn đề quan trọng khác như văn hoá doanh nhân, nhân cách – bản lĩnh
doanh nhân được xuất hiện trên các phương tiện thơng tin đại chúng đặc biệt
là truyền hình cũng được nhiều tầng lớp xã hội quan tâm và có tác động nhất
định đến quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội quốc gia…


Có thể tóm tắt một số điểm chính trong vai trị truyền hình đối với văn
hố doanh nhân nước ta.
- Mở đường dư luận rộng rãi về văn hoá doanh nhân để từ đó thống
nhất quan niệm, thống nhất nhận thức xã hội, tập trung vào chủ đề, không
manh mún, loãng vấn đề; thấy rõ sự mới mẻ, cần thiết phải xây dựng văn hố
doanh nhân mang tầm vóc quốc gia gần như từ đầu và phải có triết lý, quyết
tâm, chiến lược, lộ trình.
- Tổ chức thường xuyên việc trao đổi, đối thaọi giữa các doanh nhân
với nhau, giữa các tầng lớp khác với doanh nhân và chuyên gia để ngày càng
hoàn thiện các nhân tố, các thành tố của văn hố doanh nhân.
- Có thể học hỏi, đối sách với các tiêu chuẩn quốc tế về văn hóa doanh
nhân, để chủ động hội nhập trong lĩnh vực đó. Điều này rất quan trọng khi mà
nước ta gia nhập WTO sẽ tuân thủ các “luật chơi” của quốc tế, trong đó có
nhiều thứ liên quan đến văn hố doanh nhân, văn hố kinh doanh.
- Có nhiều dữ liệu, thơng tin phong phú, nhiều chiều, dân chủ trong quá
trình, xây dựng văn hoá doanh nhân nước nhà.
- Tạo sức ép, thúc đẩy nhiều đối tượng – không chỉ doanh nhân mà cả
Nhà nước, xã hội cũng có trách nhiệm vun đắp, phát triển văn hoá doanh
nhân.
- Từ lĩnh vực văn hố doanh nhân, xã hội sẽ có những cải cách tiến bộ
hiệu ứng lan truyền sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, xã hội sẽ dần tôn vinh
các doanh nhân tài ba, chính trực, bỏ dần những quan điểm lạc hậu tồn tại lâu

đời như “Xờu đều hơn tốt lõi”, “Quân tử nhất ngôn là quân từ dại” cùng với
những thói xấy khác như khơn lỏi, tư lợi, tự ti, cù nhầy, làm ăn cị con,
chuộng hình thức mà khơng đi vào hiệu quả lâu dài, hay nói dối, tiến tới xây
dựng xã hội trong sự cao thượng, quân tử, tín nghĩa, làm giàu vì nghĩa lớn, vì
thương hiệu quốc gia.


- Truyền là yếu tố góp phần mạnh nhất đối với việc xây dựng, quảng bá
và bảo vệ thương hiệu, để thương hiệu cùng với các thành tố khác làm cho
văn hố doanh nhân vàng vững bền.
- Ngồi ra truyền hạn chế sự vi phạm văn hoá doanh nhân của các
doanh nghiệp kém cỏi, tha hố, bất chính.
1.1.2.3. Vai trị của truyền hình trong việc phát hiện và bồi dưỡng nhân
tài cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Trong bài kí đề danh tiến sĩ năm Nhâm kTuết, niên hiệu Đại bảo thứ 3
(1442) do Thân Nhân Trung soạn, đã được vua Lê Thánh Tông duyệt và cho
đề ở bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám nước ta, có đoạn ghi: “Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, ngun khí
suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Như vậy, nước ta cũng giống như các
nước phương Đông và nhiều quốc gia khác đều hiểu rõ vai trò của nhân tài.
Sở dĩ, chúng ta biết được chuyện lý luận, thực tiễn về nhân tài và cách
sử dụng nhân tài là do: nếu thời xưa thì đều thơng qua sách sử, hay qua văn
bia, qua truyền miệng, qua gia phả, thư tịch… nghĩa là có liên quan đến vai
trị của truyền thông nhưng ở những mức độ đơn giản, bước đầu; cịn thời
hiện đại thì truyền hình là một trong những phương thức truyền đạt có hiệu
quả nhất.
- Truyền hình rất tiện lợi và có vai trị lưu giữ, quảng bá những giá trị
văn hoá của dân tộc, tiếp thu văn hố nước ngồi (mà vấn đề sử dụng nhân tài
là một trong những giá trị quan trọng bậc nhất). Từ đó, chúng ta cần gìn giữ,
tổng kết những kinh nghiệm quý báu của cha ông và chọn lọc tiếp thu những

điều hay phù hợp của quốc gia khác.
- Người tài giỏi hiện đại phải hiểu thời đại công nghệ thông tin phát
triển không nên chờ đợi kiểu “hữu xạ tự nhiên hương” cần chủ động bày tỏ tài
năng và tâm huyết của mình bằng nhiều phương tiện, trong đó có truyền hình.
- Truyền hình thường xuyên tổ chức các gameshow để tìm kiếm nhân
tài đất nước (đường lên đỉnh Olympia là ví dụ) sau đó bồi dưỡng bằng cách


trao học bổng, khuyến khích du học về nước làm việc xây dựng quê hương.
Hay các chương trình vì học sinh nghèo vượt khó.


Chương 2:
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ TRÊN VTV
Hiện nay, riêng Truyền hình Việt Nam đã có rất nhiều chương trình về
kinh tế như: Bản tin tài chính, bản tin chứng khốn, tạp chí kinh tế cuối tuần,
thị trường 24h. Lựa chọn cuối tuần trên VTV1 và rất nhiều chương trình
chuyên sâu trên VTV2. Với VTV3 vốn xưa nay được biết đến là kênh “thể
thao, giải trí, thơng tin, kinh tế” thì đến nay mảng thơng tin kinh tế vẫn hơi
chìm. Tuy nhiên, do nhu cầu thơng tin ngày càng cao, người phụ trách kinh tế
cho biết, tới đây yếu tố này sẽ được tăng cường và được thể hiện dưới nhiều
hình thức mới mẻ mà gameshow “Chắp cánh thương hiệu” là một ví dụ.
Với VTC, các chương trình kinh tế cũng mọc lên ngày càng nhiều.
Nếu VTV có thị trường 24h thì VTC có ngay doanh nghiệp 24h phát sóng
thời lượng 60 phút. Cùng với đó là các chương trình khác như bản tin tài
chính, khoảnh khắc vàng… Các chương trình kinh tế trên HTV của truyền
hình Hà Nội, truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và các đài truyền hình tỉnh,
thành phố có rất nhiều. Nội dung thông tin ngày càng trở nên phong phú, trên
tất cả các lĩnh vực của kinh tế: chứng khoán, thị trường, đất đai, và cả phát
triển kinh tế nông nghiệp… Song do điều kiện khơng cho phép, người viết chỉ

có thể khảo sát tương đối số lượng gameshow, chương trình truyền hình trên
VTV, từ đó cung cấp cho người đọc đầy đủ về sự phát triển của các chương
trình truyền hình về kinh tế, vai trị các chương trình với sự phát triển kinh tế
của đất nước.
1.1. Bản tin tài chính.
“Bản tin tài chính” ra đời từ năm 2006 và đã trở thành chương trình
quen thuộc của đơng đảo khán giả truyền hình. Chương trình sử dụng nguồn
tin chính thống được mua bản quyền từ Reutess, khai thác từ các kênh truyền
hình lớn trên thế giới về thơng tin tài chính (CNBC, Bloomberg, CCN
Money..) và các tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam.


Chương trình được thực hiện theo phong cách truyền hình hiện đại,
chuyên nghiệp theo fomat chuẩn của các bản tin tài chính quốc tế.
Chương trình có sự tham gia của ban cố vấn chun mơn uy tín bao
gồm các chun gia tài chính hàng đầu Việt Nam và nhóm sản xuất chuyên
nghiệp của Ban thời sự VTV1 và FPT Media.
Với bản tin tài chính khán giả truyền hình sẽ được đáp ứng nhu cầu về
mặt cập nhật thông tin, kiến thức về việc sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân
hàng – chứng khốn cho mục đích tiết kiệm, mua sắm đầu tư cá nhân và
doanh nghiệp và tìm kiếm cho mình những cơ hội sinh lời trong tương lai.
- Nội dung chương trình: Tổng hợp và cập nhật các thơng tin nóng hổi
nhất về tình hình thị trường tài chính (giá vàng, tỷ giác hối đối, lãi suất, giá
chứng khốn thuế và các chính sách thuế, bảo hiểm…) trong nước và quốc tế.
+ Phân tích xu hướng thị trường, các nguyên nhân, đưa ra dự báo về
tình hình thị trường trong thời gian tới.
+ Thông tin, tư vấn, phổ biến kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ tài
chính cho khán giả truyền hình.
- Khung phát sóng chương trình:
+ Bản tin Sáng (07h20 – 07h25) từ thứ hai đến thứ sáu

+ Bản tin Tối (21h00 – 21h05) từ thứ hai đến thứ sáu
+ Bản tin cuối tuần (09h15 đến 09h30) sáng thứ bảy
2.2. Bản tin chứng khốn
Chương trình bản tin chứng khốn Việt Nam (chương trình VN &
InDex của Đài truyền hình Việt Nam cơng ty FPT Media, ngân hàng Hàng
Hải thành phố Hồ Chí Minh, tập đồn tài chính).
VN & InDex là chương trình bản tin có triển khai hệ thống Camera ghi
hình trực tiếp tại sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và sàn
giao dịch chứng khốn Hà Nội, truyền tín hiệu đồng thời về trường quay.
- Bản tin trưa (12h30 – 12h40).


+ Cập nhật thị trường chứng khoán trong nước sau phiên giao dịch buổi
sáng phân tích, bình luận và phỏng vấn các chuyên gia về thị trường cũng như
xu hướng thị trường trong thời gian ngắn hạn, dài hạn.
+ Điểm tình hình thị trường chứng khốn châu Âu và châu Mỹ đêm qua
+ Hồn thành thực hiện ghi hình người dẫn chương trình tại trường
quay kết hợp với biên tập viên đưa tin từ hiện trường. Sàn chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thơng qua hệ thống camera đặt tại 2 sàn.
- Bản tin tối (20h – 20h10)
+ Cập nhật thông tin thị trường OTC trong nước và tổng hợp lại truyền
hình thị trường chứng khốn trong ngày kèm theo phân tích, nhận xét của các
chuyên gia.
+ Các bài phỏng vấn nóng đối với các chuyên gia trên khu vực và thế
giới từ các kênh tài chính lớn trên thế giới.
+ Điểm lại các con số ấn tượng trên thị trường trong ngày.
2.3. Chương trình “Chìa khố thành công”
Với tên gọi ban đầu là “Làm giàu không khó” gameshow này khơng
chỉ mang tính giải trí đơn thuần mà ngược lại nó mang tính giáo dục sâu sắc.
Chương trình được phát sóng đều đặn vào thứ tư mỗi tuần trên VTV1

vào 8h00
Các kinh nghiệm kinh doanh được tổng kết trong các kể bằng những
thành ngữ ngắn gọn. Các đội chơi lần lượt áp dụng các kế sách vào chiến lược
kinh doanh cụ thể của một công ty hay tập dồn cơng ty nào đó. Sau khi các
đội chơi lần lượt đưa ra các phương pháp giải quyết, các chun gia được mời
đến sẽ phân tích và kết luận.
“Chìa khố thành cơng” là sự thay đổi của “Làm giàu khơng khó” do
cơng ty FPT Media tài trợ và phối hợp sản xuất.
“Chìa khố thành cơng” là bước tiếp theo của “Làm giàu khơng khó”.
Tuy có thay đổi về hình thức và nội dung phần chơi song chúng ta có thể thấy
rằng ý nghĩa về kinh tế tăng lên rất nhiều.


Nội dung phong phú hơn vì thế thu hút độc giả. Thay vì là một đổi gồm
nhiều người chơi là từng cá nhân riêng lẻ. Họ cùng thử sức trong các vai trị
khác mâu thuẫn sao cho có hiệu quả nhất. Các chuyên gia kinh tế (từ nhiều
lĩnh vực kinh tế khác nhau) sẽ là người cầm cân nảy mực.
Theo dõi chương trình người xem khơng chỉ được giải trí qua những
tình tiết gây cười mà cịn được học hỏi nhiều kiến thức kinh tế bổ ích (nên
dùng người, gặp gỡ, đối tác, xoay sở khó khăn…). Người chơi cũng được cọ
sát kiến thức, trau dồi khả năng kinh doanh.
2.4. Chương trình thời sự
Chương trình thời sự của truyền hình Việt Nam trên VTV cũng là nơi
cung cấp nhiều thông tin kinh tế quĩ báu. Ngồi việc đưa thơng tin chính trị –
xã hội, kinh tế cũng là mảng đề tài chiếm một phần không nhỏ trong các bản
tin thời sự. Các tin tức kinh tế nóng bỏng trong nước và trên thế giới được
cung cấp một cách nhanh nhất, chính xác nhất đến khán giả trong nước.
2.5. Chương trình chắp cánh thương hiệu
Chắp cánh thương hiệu là một gameshow truyền hình cịn khá trẻ. Ngay
tên của gameshow đã hàm chứa ý nghĩa lớn trong việc quảng bá thương hiệu

có uy tín đưa những sản phẩm có chất lượng nhất đến người tiêu dùng, đề
phòng hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng.
Chương trình được phát sóng đều đặn vào chủ nhật hàng tuần trên
VTV3, do các công ty tài trợ.
Chương trình đã vượt lên tính giải trí để trở thành chương trình mang
tính giáo dục sâu sắc, là chương trình nhằm phát triển thương hiệu Việt Nam
trong nước và cả thế giới.
Đồng thời, người chơi – những người thuộc các ngành nghề khác nhau
cũng được khám phá, phát hiện logơ thương hiệu, tìm hiểu về luật kinh doanh
Việt Nam gắn với việc bảo vệ thương hiệu.
2.6. Bản tin chứng khoản cuối tuần
Sơi động, chính xác, nóng hổi… bản tin chứng khốn cuối tuần là
chương trình truyền hình chun sâu và chứng khốn và thị trường chứng
khốn, được phát sóng thứ 7 hàng tuần trên VTV.


Chứng khoán cuối tuần cung cấp cho người xem những thông tin mới
nhất, cập nhật nhất, sinh động về diễn biến tình hình kinh tế, thị trường vốn,
cổ phiếu dưới tác động của nhiều yếu tố, tổng hợp về sự biến động của thị
trường chứng khoán ViệtNam và thế giới qua nhận định của các chuyên gia
hàng đầu Việt Nam.
Đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư tìm hiểu về các doanh nghiệp, các
sản phẩm và thương hiệu của mỗi doanh nghiệp để có thể đưa ra những quyết
định hợp lý và kịp thời.
Trong bối cảnh hội nhập WYO nền kinh tế Việt Nam đang thật sự sôi
động với những động lực và khí thế mới. Chứng khốn sẽ thật sự là mạch
máu của guống máy kinh tế, là tâm điểm chú ý của xã hội nhất là giới doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn những người tham gia chứng khốn đang theo tâm
lý số đơng và phong trào, khơng có một định hướng cụ thể để chọn lọc thơng

tin. Chứng khốn cuối tuần sẽ là kênh thơng tin chuẩn, có chọn lọc, chính xác
với những định hướng chun sâu, đồng thời giúp cho khán giả truyền hình
hiểu rõ hơn về cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước về lĩnh vực
mới mẻ này.
Chứng khoán cuối tuần được phát sóng lúc 19h45’ sau chương trình
thời sự thứ 7 trên VTV1 và phát lại vào 11h30 chủ nhật hàng tuần
2.7. Doanh nhân Việt Nam
Chương trình doanh nhân Việt Nam là chương trình tơn vinh những
gương mặt doanh nhân tiêu biểu ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chương
trình được thực hiện bởi Cơng ty Cổ phần Thương hiệu vàng NCC và Đài
truyền hình Việt Nam (VTV), phát sóng vào 21h45’ tối thứ ba hàng tuần trên
kênh VTV1.
Ngay từ khi ra đời, chương trình đã trở thành diễn đàn để các doanh
nhân trình bày, trao đổi những bài học kinh nghiệm của bản thân cũng như
của doanh nghiệp. Đặc biệt, chương trình cũng góp phần tơn vinh đội ngũ


doanh nhân Việt Nam và quảng bá cho thương hiệu Việt Nam trên phạm vi cả
nước và quốc tế được công đồng các doanh nghiệp và đông đảo dư luận đánh
giá tốt. Mặt khác, đây cũng là cơ hội giúp cho các doanh nhân trẻ tiếp thu học
hỏi những kinh nghiệm, bài học quý báu từ những doanh nhân thành đạt để
ngày càng đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
2.8. Thị trường 24h
Thị trường 24h chính thức được phát sóng từ ngày 05/01/06 và xuất
hiện hàng ngày trên VTV1 vào hồi 18h45’ đến 18h55’ và được phát lại vào
12h15’ đến 12h25’. Được chia làm hai phần với những nội dung chính như
sau:
Phần I: Thị trường hơm nay: gói gọn trong vịng 3 phút
“Thơng tin giá cả thị trường 24h qua” với mục đích đưa thơng tin về
tồn bộ sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá trên thị trường được phân chia theo các

nhóm sản phẩm như: Lương thực, thực phẩm, lâm sản, thủ cơng mỹ nghệ,
được phẩm, máy móc, thiết bị, nhà đất, vật liệu xây dựng… và các ngành
nghề khác với 1000 nhãn hiệu sản phẩm đang chi phối tại thị trường Việt Nam
thể hiện trên bảng điện tử ngay phía sau người dẫn chương trình.
Những biến động, thay đổi lớn về giá sản phẩm được người dẫn
chương trình trực tiếp giới thiệu với phong cách nhanh, sôi động, chính xác sẽ
thể hiện đúng hơi thở của thị trường thời đại.
Phần 2: Thông tin chuyên đề: thể hiện trong 7 phút
Chuyên đề “thị trường này” phát sóng thứ hai hàng tuần trong chương
trình thị trường 24h giới thiệu cuộc giao lưu trò chuyện với chuyên gia dự báo
và phân tích thị trường, tư ván cho người xem truyền hình về sự biến động
của thị trường, giảm bớt rủi ro trong đầu tư và kinh doanh thương mại.
Chuyên đề “Thị trường chứng khốn” phát sóng thứ ba hàng tuần trong
chương trình thị trường 24h cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường
chứng khoán, những qui tắc cơ bản trong mua bán cổ phiếu ở Việt Nam,
những thông tin mới nhất trong hoạt động cổ phần hoá, các phiên giao dịch


chứng khoán, các dự báo, biến động của VN-Index và cuộc trị truyện thú vị
với những nhà chơi chứng khốn chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư.
Chuyên đề “Chuyển động thị trường” phát sóng vào thứ tư hàng tuần
trong chương trình thị trường 24h, giới thiệu thơng tin thị trường mang tính
mùa vụ nổi bật ở Việt Nam, khuyến khích sự lưu thơng hàng hố, quay vịng
vốn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Chuyên đề “Điểm nóng thị trường” phát sóng thứ sáu hàng tuần trong
chương trình thị trường 24G giới thiệu từ phía nhà sản xuất các sản phẩm,
dịch vụ đặc biệt nhằm phục vụ mục đích mua sắm, giải trí, nghỉ ngơi trong
dịp cuối tuần và lễ tết.
Chuyên đề “Cơ hội mua sắm” phát sóng thứ bảy hàng tuần trong
chương trình thị trường 24G giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ưu đãi. Cách mua

bán và sử dụng hàng hố được chính người tiêu dùng hướng dẫn, giới thiệu.
Đây là cầu nối thông tin giúp người tiêu dùng trong cả nước có cơ hội trao
đổi, giao lưu với nhau về kinh nghiệm trong mua sắm và sử dụng hàng hoá.
Chuyên đề “Phong cách mua sắm” phát sóng vào chủ nhật hàng tuần
trong chương trình Thị trường 24G là những nhận xét của người tiêu dùng về
giá cả thị trường, về các sản phẩm, dịch vụ hàng ngày. Một số quan điểm,
nhận định của người tiêu dùng có thể giúp cho nhà sản xuất định hướng được
những nhu cầu có thực ngồi thị trường.


III. KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng diện mạo của các chương trình truyền hình về kinh tế
đã thay đổi khá nhiều so với vài năm trước đó: phong phú hơn, cá tính hơn.
Sự phát triển ấy là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Số
lượng các chương trình phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Về chất lượng
phong phú về nội dung, hình thức thể hiện ngày càng hiện đại, đáp ứng được
yêu cầu của khán giả. Các bản tin được phát bao trùm hầu hết các khung giờ
trong ngày đảm bảo thông tin cập nhật, nóng hổi. Tuy nhiên, những chương
trình chun sâu về kinh tế dường như chưa đáp ứng được độ sâu sắc nhiều
như đã từng đặt ra. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi Việt Nam sản xuất những
chương trình kinh tế có lẽ là cịn mớimẻ, nền kinh tế nước chúng ta thẳng thắn
mà nhìn nhận chưa phát triển nhiều để quay trở lại đầu tư lớn cho các chương
trình kinh tế.
Như vậy, với những ưu thế nổi bật so với các phương tiện thơng tin đại
chúng, truyền hình ra đời đã đảm đương vai trò to lớn thúc đẩy nền kinh tế
dân tộc trên đà phát triển sâu, rộng trong xu thế hội nhập. Truyền hình quảng
bá thương hiệu vàng tới người dân trong nước và toàn thế giới, truyền hình
cung cấp tri thức kinh doanh chọn lọc, bổ hình, truyền hình đào tạo, bồi
dưỡng nhân tài.
Sự phát triển của truyền hình hiện đại đang đứng trước những thử thách

ngặt nghèo. Người ta lo ngại rằng, sớm muộn truyền hình sẽ bị lấn át bởi diện
phủ sóng rộng lớn của mạng Internet. Thực tế này buộc truyền hình phải tham
gia vào tiến trình hội nhập, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và
thực hiện khẩn trương xã hội hố các hình thức quảng bá sản phẩm và sức
ảnh hưởng của mình. Nếu như các nhà làm báo mạng tìm kiếm lợi thế của
thơng tin hình ảnh đưa truyền hình lên Internet để làm sang cho tờ báo của
mình thì truyền hình cũng phải cầnn nhanh chóng tận dụng những ưu thế của
công nghệ thông tin, đưa các sản phẩm lên mạng để thực sự bình đẳng trong
cuộc cạnh tranh về mặt công nghệ, tiếp tục chiếm lợi thế về chất lượng sản


phẩm sẽ là phương tiện quan trọng, không thể thiếu thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH
1. E.P.Prôkhôrôp, 2004, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Thơng Tấn Hà Nội, tập 1, 2
2. Nhóm tác giả, 2005, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội
3. G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvich A.la.lurơpxki, 2004, Báo chí truyền hình,
Nxb Thơng Tấn, Hà Nội.
4. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2005, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb lý luận chính trị Hà Nội
5. Hội nhà báo Việt Nam, 1998, Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của
nhà báo, Hà Nội
6. PGS.TS Lê Thanh Bình, 2008, Truyền thơng Đại chúng và phát triển xã
hội, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội
7. Phan Quang, 2005, Nghề báo, nghiệp văn, Nxb Thông Tấn Hà Nội
8. Tạ Ngọc Tấn, 2001, Truyền thông Đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội

WEBSIDE
1. www.Vietnamjournalise.com.vn
2. www.nghebao.com.vn
3. www.vietbao.vn
4. www.VTC.com.vn
5. www.chungkhoancuoituan.vtv.vn
6. www.youtube.com.vn
7. www.thuonghieuvang.com.vn


×