Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN lý GIÁO dụcxây DỰNG kế HOẠCH GIÁO dục NHÀ TRƯỜNG CHO 1 TRƯỜNG TIỂU học năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.02 KB, 19 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
CHO 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021-2022

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
KẾT LUẬN

1
4
17


MỞ ĐẦU
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học nhằm phát
huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ
chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng cấp
tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học
hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ


chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ,
cơng khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà
trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương
trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo
dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành. Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng
dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng tổ chức
xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện
chương trình mơn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp đảm bảo hiệu quả
theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình mơn học hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, nhà trường và đối tượng học sinh. Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế
hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy
định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học; tổ chun môn căn cứ
vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học,
hoạt động giáo dục; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, u cầu cần
đạt của chương trình mơn học hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề
học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó,
giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích
1


hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình
thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh
giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế.

Kế hoạch bài dạy do giáo viên thiết kế bao gồm các hoạt động của học
sinh và giáo viên trong quá trình dạy học một tiết học/bài học/chủ đề nhằm giúp
học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng lực, phẩm chất cần
thiết. Căn cứ vào kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục được tổ
chuyên môn thống nhất đề xuất và đã được Hiệu trưởng phê duyệt, giáo viên
xây dựng kế hoạch bài dạy.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm thực hiện
Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù
hợp với hoàn cảnh thực tế của từng địa phương điều kiện thực hiện của mỗi nhà
trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm đ áp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm học của địa phương và các chỉ đạo
của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo
sẽ ban hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với
điều kiện của địa phương; kịp thời khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân
thực hiện tốt nhằm tạo sự lan tỏa tích cực việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục của nhà trường tại địa phương.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá
quá trình thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà
trường tại các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn; k ịp thời có hình thức khen
thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phát hiện khó khăn
và có các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp để thực hiện hiệu quả; tổng hợp
ý kiến của các cơ sở giáo dục tiểu học về các nội dung liên quan và báo cáo Sở
Giáo dục và Đào tạo trong quá trình thực hiện.
Cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục
của nhà trường; phê duyệt kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục;
2



hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
của nhà trường ; kịp thời phát hiện khó khăn và có các biện pháp xử lý phù hợp,
linh hoạt để thực hiện hiệu quả, tổng hợp ý kiến của các tổ chuyên mơn và báo
cáo Phịng Giáo dục và Đào tạo trong quá trình thực hiện tại đơn vị.

3


NỘI DUNG
PHỊNG GD&ĐT

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC A

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ: 01/KHGD-THA

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2021

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2021 - 2022
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Căn cứ Chỉ thị số 800 /CT-BGD&ĐT ngày 24 tháng 8 năm 2021 của
Bộ GD & ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với đại dịch
COVID 19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và
đào tạo;
- Căn cứ Quyết định số 2551/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/8/2021 của Bộ
GD&ĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với

GDMN, TH, Trung học, GDTX;
- Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà
trường cấp tiểu học;
- Căn cứ Quyết định số 1988/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của UBND
thành phố Hà Nội ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 trên
địa bàn thành phố Hà Nội; Chương trình giáo dục địa phương của thành phố;
- Căn cứ Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của Sở GD&ĐT
thành phố Hà Nội, Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021- 2022 của Phịng GD &
ĐT huyện Ba Vì;
- Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học 2020 - 2021 và tình hình thực
tế của nhà trường trong năm học 2021 - 2022. Trường Tiểu học A xây dựng Kế
hoạch Giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022 như sau:
II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC
2021 - 2022
1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương
4


1.1. Thuận lợi
Xã A là xã thuộc vùng ven thành phố Hà Nội, xã đạt chuẩn nông thôn
mới năm 2018. Nền kinh tế của xã phát triển mạnh nhất là ngành du lịch, chăn
ni bị sữa, trang trại... Cơng tác an ninh chính trị ổn định, đời sống kinh tế
của nhân dân ngày một nâng lên. Xã A có truyền thống văn hoá giáo dục từ lâu
đời. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh từ xã, tới thôn, các dịng
họ và gia đình hiếu học, tạo ý chí, khích lệ các em học tập vươn lên trong học
tập. Hiện nay có cả 13/13 làng đã khai trương và thực hiện quy ước làng văn
hố trong đó có 10/13 thơn đạt tiêu chuẩn làng văn hố các cấp.
Xã A đã có nhiều người có học vị tiến sĩ, nhiều người con của xã A thành
đạt trong các lĩnh vực khoa học, đời sống góp phần làm rạng rỡ truyền thống q

hương Anh hùng và chính họ cũng có nhiều đóng góp xây dựng q hương. Xã
A có nhiều đình thờ, miếu mạo được cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh, khá nhiều doanh nghiệp, trang trại, trung tâm sản xuất, dịch vụ, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục trải nghiệm theo
chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Đối với Giáo dục và Đào tạo Đảng ủy,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ
thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn
định; giáo dục mũi nhọn đạt thành tích xuất sắc. Kết quả phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng
cố và giữ vững. Tập trung xây dựng các kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện về
cơ sở vật chất, đội ngũ để triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đối
với khối lớp 2. Xã A là đơn vị xã có phong trào giáo dục mạnh của huyện Ba Vì.
1.2. Khó khăn
Là 1 xã thuộc huyện miền núi Ba Vì, trên địa bàn xã có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống (dân tộc Mường). Đa số phụ huynh đi làm, tập trung
lo kinh tế nên ít có thời gian dành cho con và phối hợp với nhà trường làm tốt
cơng tác giáo dục. Điều kiện kinh phí cịn khó khăn, trong năm qua, địa phương
chưa có kinh phí để đầu tư cho tăng cường cở sở vật chất cho nhà trường.
5


2. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.1. Quy mơ trường, lớp, học sinh nhà trường
Nhà trường có bề dày thành tích: nhiều năm được cơng nhận tập thể lao
động Tiên tiến, Tiên tiến xuất sắc. Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2. Nhà
trường được Ủy ban nhân dân thành phố; Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng
khen. Năm học 2019 - 2020 trường dẫn đầu cấp Tiểu học huyện Ba Vì. Trường
tiêu biểu tồn huyện về phong trào tủ sách phụ huynh, hoạt động ngoài giờ.
Tổng số lớp: 17 lớp; Số học sinh 578 em, Nữ 319 em.

Trong đó: Khối 1: 3 lớp - 122 HS; Khối 2: 3 lớp - 104 HS; khối 3: 4 lớp 110 HS; Khối lớp 4: 3 lớp - 100 HS; Khối lớp 5: 3 lớp - 134 HS).
Học sinh diện chính sách, khó khăn: 18 em (trong đó: Học sinh hộ nghèo,
cận nghèo: 10 em; còn lại là học sinh mồ cơi, gia đình khó khăn khó khăn).
2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tổng số: 30 đ/c; CBQL: 02; Nhân
viên: 02; Giáo viên: 26 (trong đó GV văn hóa: 19 đ/c; GV tin: 1 đ/c; GV tiếng
Anh: 3 đ/c; GV mĩ thuật: 1 đ/c; GV âm nhạc: 1 đ/c; GVTD: 1 đ/c ) .
Hằng năm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chun mơn tích cực
dự giờ, thăm lớp, giúp đỡ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho giáo viên
như tập huấn sử dụng các phần mềm dạy học, phàn mềm cơ sở dữ liệu,
khai thác hệ thóng Internet. Động viên giáo viên tích cực xây dựng kho dữ liệu
bài giảng bằng video, qua youtube, bài giảng điện tử,... Xây dựng các phương án
dạy học (Dạy học trực tiếp; vừa trực tiếp vừa trực tuyến, dạy học trực tuyến).
Trong năm học, nhà trường sẽ tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên
chủ nhiệm giỏi vào tháng 12/2021 và thi làm, sử dụng đồ dùng dạy học tự làm
vào tháng 3/2022.
Tổ chức cho giáo viên lớp 4; 5; giáo viên mĩ thuật, âm nhạc, tiếng Anh
tham gia hội giảng giáo viên giỏi cấp huyện.

6


Trọng tâm: Thực hiện chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 đối với lớp
1,2; điều chỉnh nội dung dạy học với lớp 3,4,5.
3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn
- Lịch sinh hoạt chuyên môn: Đảm bảo mỗi tháng sinh hoạt chuyên môn 2
buổi. Thời gian vào các buổi chiều do đ/c phó hiệu trưởng lên kế hoạch. Mỗi
tháng bố trí 1 buổi sinh hoạt chun mơn tồn trường cịn lại 1 buổi sinh hoạt
chun mơn theo tổ khối. Giáo viên chuyên sinh hoạt chuyên môn theo liên

trường trong cụm. Lịch sinh hoạt chuyên môn do cụm sắp xếp. Nhà trường sẽ
thông báo tới giáo viên.
- Tổ trưởng chuyên môn cùng tổ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên
môn, Hiệu trưởng duyệt kế hoạch của các tổ và tổ chức thực hiện.
- Việc sinh hoạt chuyên môn thực hiện nghiêm túc tổ chức sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đủ các bước theo hướng dẫn từ năm
học 2020 - 2021. Mỗi tháng, mỗi tổ sẽ thực hiện chuyên đề nghiên cứu bài học
trong sinh hoạt chuyên môn cho 1 loại bài, 1 môn học, rút kinh nghiệm nghiêm
túc và định hướng cách thực hiện trong giảng dạy đạt hiệu quả cao. Giáo viên
tiếp cận Giáo dục STEM, nâng cao chất lượng học và sử dụng ngoại ngữ trong
trường để cùng học sinh tự tin hội nhập.
4. Đổi mới phương pháp, thực hiện kế hoạch dạy học
Thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục
phổ thơng mới, đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và nâng cao chất
lượng đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập. Từ đó giúp học sinh
phát triển phẩm chất, năng lực của mình.
- Tăng cường sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng hợp lý
công nghệ thông tin phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập phù hợp với các
đối tượng trong tiến trình dạy học; chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri
thức phương pháp để học sinh biết cách đọc sách giáo khoa, tự tìm lại những
kiến thức đã có, suy luận để tìm tịi, phát hiện kiến thức mới, vận dụng kiến
7


thức, kỹ năng vào giải quyết tình huống; chú ý giúp học sinh đảm bảo kiến thức,
kỹ năng để đáp ứng yêu cầu học tập.
- Thông qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, giáo viên đăng ký tiết dạy, nội
dung dạy học heo hướng đổi mới, thể hiện cụ thể trên bài soạn. Phụ trách

chuyên môn, tổ chuyên môn nhà trường dự giờ góp ý đồng thời chọn những tiết
dạy thể nghiệm để thảo luận rút kinh nghiệm ở tổ.
- Phụ trách chuyên môn nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn tổ chuyên môn
thảo luận để mỗi giáo viên dạy các môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa
học lớp 4, 5 thiết kế các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp Bàn tay
nặn bột; tổ chức các giờ học cho học sinh thực hành các thí nghiệm với các vật
biệu đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh trong q
trình thực hành, thí nghiệm. Giáo viên đăng ký các tiết dạy cụ thể và thể hiện
trong bài soạn.
- Phụ trách chuyên môn hướng dẫn cho giáo viên Mỹ thuật chủ động sắp
xếp bày dạy theo hướng nhóm các nội dung bài học thành các chủ đề theo
hướng dẫn tại “Tài liệu dạy học Mỹ thuật dành cho giáo viên tiểu học” từ lớp 1
đến lớp 5, đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đạt
hiệu quả cao nhất, góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm chât cho học
sinh; tham gia tích cực Hội thảo chun mơn cụm trường.
- Đ/c phó hiệu trưởng chỉ đạo khối 5 thực hiện kế hoạch dạy học dạy học
theo hướng dẫn Số: 405/BGDĐT-GDTH V/v thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5
học kỳ II năm học 2020-2021, ngày 28/01/2021. Chỉ đạo các lớp 3; 4;5 thực
hiện dạy học theo hướng phát triển nâng lực phẩm chất của học sinh theo công
văn số 4612/BGD ĐT - GDTrH, ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đ/c Phó hiệu trưởng chỉ đạo dạy lơng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, giáo dục mơi trường, An tồn giáo thơng cho nụ cười trẻ thơ, giáo
dục biển đảo, phòng chống dịch bệnh Covid 19 vào tiết sinh hoạt tập thể.
- Chỉ đạo việc dạy tích hợp các mơn học, các bài học để đảm bảo tốt kiến thức
kĩ năng. Lớp 3 chỉ đạo có 1 tiết sinh hoạt sao do giáo viên chủ nhiệm thực hiện.
5. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh
8


Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo
dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình
thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua
hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập.
* Đối với học sinh lớp 1,2: Thực hiện theo Quy định đánh giá và xếp loại
học sinh tiểu học (ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, ngày
04 tháng 09 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cần chú ý:
- Những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+ Những năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những năng lực đặc thù: Ngơn ngữ, tính tốn, khoa học, công nghệ, tin
học, thẩm mỹ, thể chất.
* Đối với học sinh lớp 3,4,5: Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học
sinh theo TT30/2014/TT-BGDĐT;TT22/2016/TT-BGDĐT; Văn bản hợp nhất
số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Nhà trường tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đánh giá học sinh, năng
lực ra đề kiểm tra định kỳ cho giáo viên. Việc đánh giá học sinh phải đảm bảo
khách quan, công khai, công bằng, dân chủ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh
theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Ban Giám hiệu, Tổ trưởng tổ chuyên môn thông qua dự giờ, thăm lớp để
kiểm tra, giám sát việc đánh giá học sinh của giáo viên, kịp thời hỗ trợ, tư vấn
cho giáo viên, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học, nâng cao năng
lực đánh giá học sinh.
9



Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng hiệu quả
cơ sở dữ liệu ngành; sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường, thuận lợi cho
giáo viên trong việc sử dụng và theo dõi quá trình học tập của học sinh; bảo mật
và lưu trữ an toàn dữ liệu.
6. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà
trường với thực tiễn cuộc sống
Thực hiện dạy học gắn lý thuyết với thực hành; tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, tham quan thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống của
học sinh. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục trong các môn học/hoạt động
giáo dục với giáo dục đạo đức, giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp
luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới;
phịng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống HIV/AIDS, phòng
chống Covid 19.
Thực hiện tốt cơng tác y tế trường học; quan tâm chăm sóc sức khỏe học
sinh. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT,
ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định
về xây dựng Trường học an toàn, phịng, chống tai nạn, thương tích trong trường
phổ thơng; Thơng tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp; đảm bảo điều kiện vệ sinh tập luyện và tuyệt đối an
tồn về tính mạng cho trẻ em, học sinh trong quá trình học bơi; Nghị định
80/2017/NĐ-CP, ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy địn về mơi trường
giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.
Tiếp tục thực hiện dạy học gắn với di sản văn hóa một cách thiết thực:
Khai thác các tư liệu, tranh ảnh... vào các bài học cụ thể trong các bộ môn Lịch
sử, Địa lý, Âm nhạc; tổ chức cho học sinh tham quan các bảo tàng, di tích để
học sinh được trải nghiệm, hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, góp phần phát triển năng lực của học sinh.

10


Phát triển văn hóa đọc cho học sinh qua việc khai thác hiệu quả thư viện
nhà trường; xây dựng tủ sách nhỏ, thân thiện ngay trong lớp học, thư viện lưu
động, phát triển phong trào đọc sách của học sinh.
7. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
Tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động
giáo dục ngồi giờ chính khóa. Nhà trường tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động
trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm
hại, bạo lực, ý thức giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện tốt giáo dục
thực hành tâm lí học đường cho học sinh tiểu học, làm tốt cơng tác chăm sóc sức
khỏe và làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương, giáo dục nghệ
thuật, TDTT.
Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng
thực hành và hình thành ở học sinh một số kỹ năng sống cơ bản trên cơ sở
hướng dẫn thực hiện các hoạt động trải nghiệm khám phá, qua hoạt động Đội,
Sao, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp... Học sinh tích cực tham gia các hoạt
động trải nghiệm, khám phá, thực hành về kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
Học sinh có kiến thức cơ bản về kỹ năng sống thường ngày, kỹ năng giao tiếp xã
hội và các hành vi ứng xử cơ bản ban đầu. Giúp học sinh có được sự an tồn mọi
lúc mọi nơi, có tính tự lực, tự tin, giàu sức sáng tạo và khỏe mạnh.Học sinh lớp
sẽ được trải nghiệm ngoài nhà trường 1 chuyến/ 1 học kỳ.
8. Nâng cao chất lượng sinh hoạt các câu lạc bộ, tham gia các sân
chơi, các cuộc thi do báo nhi đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
- Đầu năm học, nhà trường thành lập các câu lạc bộ: Toán tuổi thơ, Trạng
nguyên nhỏ tuổi, Tiếng Anh, Tiếng Việt, Văn nghệ, Thể thao, Kỹ năng sống,

câu lạc bộ KHKT, câu lạc bộ bạn yêu đọc sách... xây dựng quy chế, kế hoạch
hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tham gia đọc, học và làm theo báo Nhi đồng.
11


- Hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi, các sân chơi nhằm bồi
dưỡng năng khiếu, phát hiện tài năng, năng lực học sinh, định hướng cho các
em phát triển. Trong năm học tập trung sân chơi toán qua mạng, giải toán, tiếng
Anh, Trạng Nguyên tiếng Việt, giải tiếng Anh qua mạng.
- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu giúp đỡ các em phát triển năng khiếu
nhằm nâng cao chất lượng tham gia các cuộc thi.
- Bồi dưỡng giáo viên, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên
giáo viên tích cực tham gia các sân chơi trí tuệ, sân chơi kỹ năng, các cuộc thi
do ngành tổ chức để rèn luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng giáo dục.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục nhà trường và tổ chức triển khai, thực
hiện kế hoạch; chịu trách nhiệm chung về các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác truyền thông Chương trình giáo dục phổ
thơng năm 2018; tham mưu với Đảng ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
xã xây dựng thêm phòng học cao tầng, làm nhà đa năng, các phịng bộ mơn, bếp
ăn bán trú, mở rộng khn viên trường, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ.
- Chủ trì xây dựng các tiêu chí thi đua trong nhà trường.
- Ban hành quyết định thành lập tổ chuyên môn; quyết định bổ nhiệm các
chức danh tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng dạy các môn học và hoạt
động giáo dục.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018,
bắt đầu từ lớp 1; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thơng năm 2018 của giáo viên.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để tư vấn, định hướng công tác
chuyên mơn cho giáo viên.
2. Đối với Phó hiệu trưởng
12


- Xây dựng thời khóa biểu phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường,
đảm bảo dạy khơng q 7 tiết/ngày; 10 buổi /tuần, lên lịch sinh hoạt chuyên môn
cho tổ khối.
- Quản lý, chỉ đạo các hoạt động chun mơn; hoạt động ngồi giờ, cơng
tác bán trú, y tế học đường, chữ thập đỏ; công tác số lượng phoorr cập GD,
quản lý các phần mềm liên quan đến hoạt động chuyên môn... Tham gia cùng
giáo viên ra đề kiểm tra định kì trong năm học.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
hoạt động trải nghiệm; kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh
chậm tiến bộ và các hoạt động khác.có liên quan đến các hoạt động giáo dục.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường tiểu học.
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo cấp trường về dạy học lớp 1 theo Chương trình
giáo dục phổ thơng năm 2018.
- Tổ chức kiểm tra các hoạt động liên quan đến chuyên môn.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn ở tổ để tư vấn, định hướng công tác
chuyên môn cho giáo viên.
3. Đối với Tổ trưởng tổ chuyên môn
- Xây dựng và triển khai kế hoạch các hoạt động chuyên môn của tổ.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề và theo nghiên cứu bài
học; đổi mới phương pháp day học và lựa chọn nội dung dạy học; những vấn đề
vướn mắc trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối

với lớp 1,2. Tham gia đầy đủ các phong trào của đồn đội.
- Dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm tiết dạy cho giáo viên; bồi dưỡng giáo
viên trong tổ. Tổng hợp báo cáo chất lượng giáo dục của tổ.
- Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động
trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác.
4. Đối với giáo viên
- Thực hiện tốt công tác và giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo
chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá,
xếp loại học sinh.
13


- Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;
tham gia các hoạt động chuyên môn.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử
công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chun
mơn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tham gia công tác phổ cập
giáo dục tiểu học ở địa phương.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành,
các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu
sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh
và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
5. Đối với Tổng phụ trách Đội
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh ở nhà trường góp phần thực

hiện mục tiêu giáo dục tồn diện học sinh.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm.
6. Đối với nhân viên thư viện, thiết bị
- Tổ chức các hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện,
thiết bị dạy học.
- Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.
- Tham mưu với lãnh đạo trường về kế hoạch tổ chức Ngày hội đọc sách.
- Tham mưu với lãnh đạo trường về mua sắm bổ sung sách báo, trang
thiết bị dạy học theo đề xuất của giáo viên.
7. Đối với nhân viên bảo vệ
- Đảm bảo cơng tác an ninh trật tự, an tồn trường học.
14


- Kiểm soát người ra vào trường học, thực hiện an tồn phịng chống dịch
bệnh, tham gia cùng giáo viên trực đo thân nhiệt học sinh.
- Tập huấn và thực hiện nghiêm túc cơng tác phịng chống cháy nổ,...
VII. CƠNG TÁC KIỂM TRA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Công tác kiểm tra
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập lực lượng kiểm tra và tổ chức
thực hiện.
- Thực hiện đầy đủ các loại hình kiểm tra như kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ của giáo viên; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hoạt động của các Tổ
chuyên môn, các bộ phận.
- Qua kiểm tra đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm
của giáo viên để kịp thời động viên, nhắc nhở, xử lý, khắc phục, giúp giáo viên
nhận ra từng điểm mạnh, điểm yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm
tra, tự bồi dưỡng một cách hiệu quả và thiết thực.
- Việc tổ chức kiểm tra phải đúng quy trình, đảm bảo tính cơng khai, dân

chủ, chính xác, trung thực, khách quan, kịp thời, khơng trùng lặp, khơng làm cản
trở hoạt động bình thường của bộ phận, cá nhân được kiểm tra và phải thực hiện
theo đúng quy trình kiểm tra.
2. Chế độ báo cáo
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất; thực hiện linh
hoạt chế độ báo cáo nhanh bằng thư điện tử nhằm thu thập và quản lí thơng tin
kịp thời, thơng suốt giữa các bộ phận trong nhà trường, các cấp quản lí giáo dục
từ sở, phịng.
- Cơng khai chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức đến phụ huynh và
các lực lượng xã hội để tạo niềm tin cho cộng đồng về giáo dục tiểu học: mời
cha mẹ học sinh đến tham dự các tiết học, tham gia cơng tác xã hội hóa và cùng
giám sát các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm ngồi nhà trường, vệ sinh an
tồn thực phẩm,...
- Thực hiện thơng báo kết quả đánh giá hoạt động giáo dục cũng như đánh
giá về năng lực phẩm chất học sinh ở mỗi kì kiểm tra đến từng phụ huynh học
sinh thơng qua sổ liên lạc điện tử đảm bảo kịp thời và đầy đủ.
15


- Cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân
chủ; công khai định kỳ kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện Nghị quyết hội nghị
Công chức Viên chức Người lao động.
- Cập nhật kịp thời các hoạt động, thông tin của nhà trường trên trang
Website. Tiếp tục phát triển hệ thống cổng thơng tin điện tử. Để việc quản lí học
sinh được chặt chẽ, cập nhật danh sách học sinh theo lớp trên hệ thống thơng tin
quản lí giáo dục (csdl) của Sở Giáo dục và Đào tạo vào đầu năm học.
Trên đây là kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022 của trường Tiểu học A,
đề nghị các tổ chuyên môn, các đoàn thể, cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà
trường nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo để báo cáo
- Các tổ chun mơn, văn phịng để thực hiện
- Đăng trên Website nhà trường.
- Lưu văn thư
HIỆU TRƯỞNG

16


KẾT LUẬN
Giáo dục tiểu học ở Việt Nam được áp dụng và thực hiện thông qua các
trường tiểu học trên toàn quốc, ở mỗi khu vực như cấp xã, huyện đều có hệ
thống các trường tiểu học. Giáo dục có nhiệm vụ và chức năng lớn lao trong
việc hình thành nên các giá trị văn hóa và kiến thức của một con người. Đây là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Cùng với sự phát triển
của xã hội hiện nay thì các chương trình giáo dục ngày càng được nâng cao
nhằm tạo được chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo
dục đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học; việc kết hợp
dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bắt đầu từ năm
học 2020 - 2021 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Với chương trình giáo dục phổ thơng mới cấp tiểu học hiện nay thì giáo dục
khơng cịn phải để truyền thụ kiến thức mà cịn nhằm giúp cho học sinh hồn
thành cơng việc, giải quyết được các vấn đề trong học tập cũng như trong đời
sống nhờ vận dụng hiệu quả, sáng tạo kiến thức đã học được trên lớp trên
trường. Để đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới, vấn đề quan
trọng đối với các nhà trường nói chung, trường tiểu học nói riêng cần xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường sát, đúng, vừa có tính bao qt, vừa có tính cụ thể
với đặc điểm nhà trường. Kế hoạch giáo dục nhà trường là cơ sở để các trường
tổ chức và hoạt động khoa học, hiệu quả.
Kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học là vận dụng sự linh hoạt, sáng

tạo chương trình phổ thơng cấp tiểu học vào thực tiễn nhà trường cho phù hợp.
Kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học tuân thủ mục tiêu giáo dục và yêu
cầu chuẩn chương trình giáo dục phổ thông quốc gia và các yêu cầu giáo dục địa
phương của các tỉnh, thành phố. Kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học có
thể thay đổi nội dung, cách thức, tư liệu, thời lượng, hình thức dạy học… phù
hợp và có hiệu quả.

17



×