Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương luận văn tổ chức sản xuất chương trình “dự báo thời tiết” của đài THVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.13 KB, 13 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm
ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với
các loại hình thiên tai, hàng năm chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm
thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Ngồi mối nguy hiểm từ thiên tai thì
ngay trong hệ thống thời tiết cũng có sự bất ổn định, phức tạp của hệ thống
nhiệt đới gió mùa ẩm.
Chính vì vậy trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực
trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh
tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến phát
triển kinh tế xã hội. Chỉ tính trong 15 năm gần đây (1996 - 2011), các loại
thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập hạn hán và các thiên tai
khác đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người (năm 1996: 1.243 người, năm
1997: 3.083 người), giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1-1,5%
GDP/năm. Dự báo, thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô
cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng tác phịng chống và giảm nhẹ thiên
tai cũng như cơng tác dự báo thời tiết, khí hậu trong thời gian qua đã đạt được
những thành tựu quan trọng đóng góp cho việc duy trì phát triển kinh tế, ổn
định xã hội của đất nước.
Với ưu thế là một Đài quốc gia, Đài Truyền hình Việt Nam (từ đây viết
tắt là THVN) có thế mạnh về cơng nghệ hình ảnh, âm thanh với đội ngũ
phóng viên, biên tập viên nhiều kinh nghiệm, năng động, linh hoạt đã từng
bước cải tiến các chương trình truyền thơng trên truyền hình. Hoạt động sản
xuất chương trình “Dự báo thời tiết” (từ đây viết tắt là DBTT) đến nay đã có
bước tiến đáng kể, góp phần giúp các bản tin trở nên trực quan, truyền tải
thông tin một cách sinh động tới công chúng.
Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



2
Trong thời gian qua, chương trình DBTT của Đài THVN được đơng
đảo người dân quan tâm theo dõi, đóng góp nhiều thành tựu cho cơng cuộc
phịng tránh thiên tai, thảm họa song cũng tồn tại một số khó khăn, hạn chế.
Thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới xung quanh chương trình này, địi
hỏi phải tăng cường năng lực của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoạt động tổ chức sản xuất chương
trình DBTT của Đài THVN hiệu quả hơn nữa nữa nhằm đảm bảo thông tin
đến người dân nhanh nhất, chi tiết nhất và dễ hiểu nhất; để từ đó phục vụ cơng
tác cảnh báo sớm, ứng phó với thiên tai, thảm họa.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy, chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài “Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài
THVN” cho luận văn thạc sỹ Báo chí học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, tham khảo nhiều nguồn tài liệu, đến nay vẫn chưa thấy có
cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố nào trùng hợp với đề tài của chúng tôi
trừ một vài khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí. Tuy nhiên, những khóa luận
này thường chỉ dừng ở cấp độ mơ tả chứ chưa đạt tới được những khái qt
có tính khoa học.
Trong khoảng 5 năm vừa qua, trong số các đề tài luận án tiến sỹ và luận
văn thạc sỹ Báo chí học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền và ở Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội chung tôi khơng thấy có đề tài nào đề cập đến
chương trình DBTT trên sóng truyền hình nói chung và của Đài THVN nói
riêng.
Do đó, có thể nói đề tài của luận văn này là một đề tài mới, không trùng
lặp với những đề tài đã được công bố trước đây.
3. Giả thuyết nghiên cứu
- Chương trình DBTT của Đài THVN là một chương trình đặc biệt

trong hệ thống các chương trình thông tin của Đài THVN, thường xuyên thu
Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


3
hút một lượng khán giả rất đông đảo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề
tài nghiên cứu nào khảo sát hoạt động tổ chức sản xuất chương trình này.
- Sau nhiều năm xuất hiện trên sóng, bên cạnh những thành cơng,
chương trình DBTT của Đài THVN đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm cần
được nhanh chóng khắc phục.
- Việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức sản
xuất chương trình DBTT của Đài THVN để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế là
một việc làm cần thiết, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để qua đó đề ra các giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của
chương trình này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ thực trạng của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
DBTT của Đài THVN, qua đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm
góp phần nâng cao chất lượng của chương trình.
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn cần phải thực hiện một
số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-Khảo sát các tài liệu cần thiết nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết
có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực tế hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của
Đài THVN để rút ra các cứ liệu nghiên cứu thực tế.
-Thực hiện các cuộc trao đổi, thảo luận, tọa đàm nhằm thu thập những
ý kiến, quan niệm, luận điểm cho quá trình nghiên cứu.
-Trên cơ sở chỉ ra các ưu, nhược điểm; những thành công, hạn chế của
hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài THVN, luận văn đề

xuất một số giải pháp và khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả tác động của chương trình.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


4
-Đối tượng nghiên cứu: Là những thành công, hạn chế và vấn đề đang
đặt ra trong hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài THVN.
-Đối tượng và phạm vi khảo sát: Là hoạt động của người trực tiếp sản
xuất chương trình DBTT của Đài THVN, bao gồm các công việc cụ thể như:
khai thác thông tin về dự báo thời tiết; liên kết với các bộ phận khác trong và
ngoài Đài để tổ chức sản xuất chương trình; lên hình; tham gia xử lý hậu kỳ
sau khi thu v.v.
Thời gian khảo sát được giới hạn từ đầu năm 2012 đến tháng 6/2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này tôi sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để nghiên cứu các
sách nghiên cứu, giáo trình, văn bản, nghị quyết, chỉ thị, văn bản lưu trữ của
các chương trình DBTT nhằm thu thập và hệ thống hóa các vấn đề lý luận để
xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát các hoạt động
tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài THVN.
- Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để phân tích các
chương trình DBTT của Đài THVN, qua đó chỉ ra những thành công, hạn chế
và những vấn đề đang đặt ra.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với khoảng 15 – 20
người là các biên tập viên, MC của chương trình DBTT, các cán bộ, quản lý
và những người trực tiếp tham gia sản xuất chương trình này.

- Các phương pháp phân tích, tởng hợp dùng để đánh gia những kết quả
nghiên cứu, qua đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị cần thiết, phù hợp.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên hệ thống một cách tổng
quát, chuyên sâu về hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài
THVN.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


5
Việc phân tích để làm sáng tỏ thực trạng, chỉ ra những đặc điểm, ưu
điểm, hạn chế của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài
THV và nêu ra những giải pháp, khuyến nghị sẽ là những đóng góp mới vừa
có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn và có thể góp phần nâng cao chất lượng
chương trình DBTT ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Ngồi ra, luận văn cịn cung cấp các cứ liệu cho việc nghiên cứu về
hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của các Đài truyền hình trong
cả nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này.
8. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn này sau phần mở đầu, các nội dung chính được trình
bày trong 3 chương, 6 tiết.
Cuối luận văn sau Tài liệu tham khảo cịn có phần Phụ lục gồm những
tài liệu liên quan đến đề tài.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


6
DỰ KIẾN ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1.Tổ chức sản xuất?
1.1.1.2.Chương trình “Dự báo thời tiết”
1.1.1.3.Chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài Truyền hình Việt Nam
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động tở chức sản xuất
chương trình truyền hình
(Phần này sẽ khai thác các tài liệu nghiên cứu, sách, giáo trình đã
cơng bố trong và ngồi nước, qua đó hệ thống hóa những vấn đề lý
luận về hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, tạo cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu về hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
DBTT của Đài THVN.
Cũng trong mục này, có thể đề xuất một khung chương trình DBTT
mẫu, phù hợp với thực tế của Đài THVN để làm căn cứ so sánh, đánh giá với
các chương trình DBTT trong thực tế.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác dự báo thời tiết
trên đài truyền hình
1.2.1.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác dự báo thời tiết
1.2.1.2.Quan điểm của ngành truyền hình về vị trí, vai trị, tầm quan
trọng của cơng tác dự báo thời tiết
1.2.1.3. Bức tranh khái quát về các chương trình “Dự báo thời tiết” trên
sóng truyền hình Việt Nam hiện nay
Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


7

1.2.2. Về sự ra đời, phát triển của chương trình “Dự báo thời tiết”
ở Đài Truyền hình Việt Nam
1.2.2.1.Về sự ra đời của chương trình
1.2.2.2.Quá trình phát triển
1.2.2.3. Diện mạo các chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN
hiện nay
Tiểu kết chương 1

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


8
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỞ CHỨC SẢN X́T CHƯƠNG
TRÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
TỪ ĐẦU 2012 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
2.1. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH “DỰ BÁO THỜI TIẾT” Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT
NAM
2.1.1. Phân cơng nhiệm vụ
2.1.2. Khai thác thông tin
2.1.3. Liên kết sản xuất với Trung tâm Khí tượng Thủy văn
2.1.4. Tở chức thu hình
2.1.5.Tham gia xử lý hậu kỳ
2.2. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG TƠ
CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH “DỰ BÁO THỜI TIẾT” CỦA ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1. Những ưu điểm chủ yếu (Về nội dung, hình thức thể hiện…)
2.2.2. Một số hạn chế, nhược điểm (Về nội dung, hình thức, vấn đề
liên kết với Khí tượng thủy văn trong sản xuất..)

Tiểu kết chương 2 (Phần này ngoài những nội dung tiểu kết có thể đưa
ra mơ hình liên kết chuẩn giữa Đài THVN và Trung tâm Khí tượng thủy văn
nhằm tăng tính chính xác trong thơng tin và hài hịa lợi ích các bên)

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


9
Chương 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1.1. So sánh chương trình “Dự báo thời tiết” của VTV với chương
trình của các Đài khác
3.1.1.1. So với chương trình trong nước
3.1.1.2. So với một số chương trình ngồi nước
3.1.2. Những đòi hỏi từ thực tế
(Nhu cầu về dự báo thời tiết của cơng chúng truyền hình hiện nay)
3.1.3. Những yếu tố khách quan tác động đến chương trình “Dự
báo thời tiết” của Đài Truyền hình Việt Nam
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ
3.2.1. Giải pháp
3.2.1.1. Nhóm các giải pháp chung
3.2.1.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.2. Khuyến nghị
3.2.2.1. Khuyến nghị đối với Đài Truyền hình Việt Nam
3.2.2.2. Khuyến nghị với đội ngũ sản xuất chương trình “Dự báo thời
tiết” của VTV
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

(Tóm tắt, khẳng định những kết quả nghiên cứu đã đạt được; đề xuất
hướng nghiên cứu mới cho đề tài).

Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Tên tác giả xếp theo a,b,c)
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí,
NXB Lao Động, Hà Nội.
2. Sally Adams & Wynford Hicks (2007), Kỹ năng phỏng vấn dành cho các
nhà báo, NXB Thông tấn, Hà Nội.
3. PGS, TS. Lê Thanh Bình (2008), Truyền thơng đại chúng và phát triển
xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Thơng tin và Truyền thông, Báo cáo đề dẫn hội nghị triển khai qui
hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Hà
Nội.
5. Bộ Văn hố- Thơng tin (2005), Tài liệu Hội nghị qui hoạch phát thanh
truyền hình, Hà Nội
6. G.V. Cudơnhetxốp (2004), Báo chí truyền hình Tập 1, NXB Thơng tấn, Hà
Nội.
7. G.V. Cudơnhetxốp (2004), Báo chí truyền hình Tập 2, NXB Thơng tấn, Hà
Nội.
8. TS. Hồng Đình Cúc - TS. Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí
hiện đại, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
9. Nguyễn Cao Cường (2009), Phẩm chất và kỹ năng cơ bản của người
dẫn chương trình truyền hình”, Luận văn Thạc sỹ truyền thơng đại
chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
10. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hố - Thơng

tin, Hà Nội.
11. Đức Dũng (2010), Phóng sự báo chí hiện đại, NXB Thông tấn tái bản
lần thứ nhất, Hà Nội.
12. Đức Dũng (2006), Viết báo như thế nào? (Tái bản lần thứ tư), NXB Văn
hố - Thơng tin, Hà Nội.
Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


11
13. PGS,TS. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí, NXB Thơng
tấn, Hà Nội.
14. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên - ThS Đỗ Thị Thu Hằng (2006),
Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà
Nội.
15. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí, tập 2,
NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại (Từ
hàn lâm đến đời thường), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005), 261 phương pháp đào tạo phát thanh
viên và người dẫn chương trình, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
18. Eric Fikhtelius (2002), 10 bí quyết kỹ năng nghề báo (biên dịch: TS.
Nguyễn Văn Dững, TS. Hoàng Anh), NXB Lao Động, Hà Nội.
19. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới – Xu hướng phát triển,
NXB Thơng Tấn, Hà Nội..
20. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006), Những vấn đề lý luận chính
trị và truyền thông – Nhận thức và vận dụng, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
21. Hội nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo,
Hà Nội.
22. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa

– Thơng tin, Hà Nội.
23. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội.
24. Trương Thị Kiên (2012), Lời nói báo phát thanh Việt Nam hiện nay,
Luận án Tiến sỹ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
25. Nguyễn Thế Kỷ (2011), Nói năng, giao tiếp trên đài truyền hình, NXB
Đại học quốc gia, Hà Nội.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


12
26. V. Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, NXB Thông
tấn, Hà Nội.
27. Thomas L. Friedman (2005), Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP HCM.
28. Makxim Kuznhesop – Irop Sukunop (2004), Cách điều khiển cuộc
phỏng vấn, NXB Thông tấn, Hà Nội.
29. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ
bản, NXB Thông tấn, Hà Nội.
30. X.A. Mikhailốp (2004), Báo chí hiện đại nước ngồi – Những quy tắc
và nghịch lý, NXB Thông tấn, Hà Nội.
31. X.A. Muratốp (2004), Giao tiếp trên truyền hình – Trước ống kính và
sau ống kính camera, NXB Thơng tấn, Hà Nội
32. Lê Thị Nhã (2010), Lao động nhà báo – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
33. Nhiều tác giả (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
34. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.
35. Văn Tân (1994), Từ điển Tiếng Việt 1994, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.

36. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
37. PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn chủ biên (2007), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý
luận Chính trị, Hà Nội.
38. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ, TP.HCM.
39. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chiến lược phát triển thơng tin đến năm
2010, Hà Nội.
40. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát
thanh truyền hình đến năm 2020, Hà Nội.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


13

PHẦN PHỤ LỤC
(Một số tài liệu có liên quan đến q trình nghiên cứu, thực hiện đề tài)

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



×