Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

luận văn tổ chức sản xuất chương trình “dự báo thời tiết” của đài THVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.05 KB, 52 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm
ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với
các loại hình thiên tai, hàng năm chịu nhiều tác động bất lợi của thiên tai, làm
thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Ngồi mối nguy hiểm từ thiên tai thì
ngay trong hệ thống thời tiết cũng có sự bất ổn định, phức tạp của hệ thống
nhiệt đới gió mùa ẩm.
Chính vì vậy trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực
trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh
tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến phát
triển kinh tế xã hội. Chỉ tính trong 15 năm gần đây (1996 - 2011), các loại
thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập hạn hán và các thiên tai
khác đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người (năm 1996: 1.243 người, năm
1997: 3.083 người), giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1-1,5%
GDP/năm. Dự báo, thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô
cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng tác phịng chống và giảm nhẹ thiên
tai cũng như cơng tác dự báo thời tiết, khí hậu trong thời gian qua đã đạt được
những thành tựu quan trọng đóng góp cho việc duy trì phát triển kinh tế, ổn
định xã hội của đất nước.
Với ưu thế là một Đài quốc gia, Đài Truyền hình Việt Nam (từ đây viết
tắt là THVN) có thế mạnh về cơng nghệ hình ảnh, âm thanh với đội ngũ
phóng viên, biên tập viên nhiều kinh nghiệm, năng động, linh hoạt đã từng
bước cải tiến các chương trình truyền thơng trên truyền hình. Hoạt động sản
xuất chương trình “Dự báo thời tiết” (từ đây viết tắt là DBTT) đến nay đã có

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



2

bước tiến đáng kể, góp phần giúp các bản tin trở nên trực quan, truyền tải
thông tin một cách sinh động tới cơng chúng.
Trong thời gian qua, chương trình DBTT của Đài THVN được đông
đảo người dân quan tâm theo dõi, đóng góp nhiều thành tựu cho cơng cuộc
phịng tránh thiên tai, thảm họa song cũng tồn tại một số khó khăn, hạn chế.
Thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới xung quanh chương trình này, địi
hỏi phải tăng cường năng lực của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của cơng chúng.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoạt động tổ chức sản xuất chương
trình DBTT của Đài THVN hiệu quả hơn nữa nữa nhằm đảm bảo thông tin
đến người dân nhanh nhất, chi tiết nhất và dễ hiểu nhất; để từ đó phục vụ cơng
tác cảnh báo sớm, ứng phó với thiên tai, thảm họa.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn như vậy, tác giả đã chọn đề tài “Tở
chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN” cho luận văn
thạc sỹ Báo chí học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, tham khảo nhiều nguồn tài liệu, đến nay vẫn chưa thấy có
cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố nào trùng hợp với đề tài của chúng tôi
trừ một vài khóa luận tốt nghiệp đại học báo chí, một số luận văn có nói đến
tổ chức chương trình, sản xuất chương trình truyền hình. Có thể kể đến một số
cơng trình sau đây:
+ Nguyễn Thị Mai Hồng (2006) “Xu hướng phát triển của truyền hình
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tiểu luận, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
Tiểu luận chỉ ra một số xu hướng phát triển của truyền hình về nội
dung, cơng nghệ, sự phát triển của thể loại truyền hình tương tác. Vấn đề sản
xuất chương trình tuy cũng được tác giả đề cập nhưng do khuôn khổ và mục


Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


3

đích của tiểu luận nên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở sự liệt kê những
biểu hiện của hoạt động sản xuất chương trình truyền hình. Việc phân tích
sâu, kỹ để chỉ ra bản chất, lộ trình, nguyên tắc thực hiện XHH và những vấn
đề ngành truyền hình Việt Nam phải đối mặt khi tham gia tiến trình này còn
rất chừng mực, sơ sài.
+ Nguyễn Thị Tuyết (2007 “Truyền hình Việt Nam trong tiến trình tồn
cầu hố thơng tin”, Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí và
Tun truyền, Hà Nội.
Khố luận này chủ yếu tập trung phân tích vai trị, trách nhiệm của
truyền hình Việt Nam với việc thông tin tuyên truyền trong bối cảnh tồn cầu
hố. Tồn cầu hố vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với xã hội nói chung,
đối với các phương tiện truyền thơng nói riêng. Để hội nhập, cạnh tranh được
với truyền hình các nước phát triển trên thế giới những người làm truyền hình
phải khơng ngừng nâng cao chất lượng chương trình, mở rộng diện phát sóng.
Khố luận khẳng định để làm được điều này, một trong những giải pháp cần
đề cập tới là phải đẩy nhanh xã hội hóa truyền hình. Tồn bộ khố luận 69
trang, nhưng chỉ có một trang đề cập đến vấn đề xã hội hóa thơng tin. Điều
này chưa thể phân tích một cách cặn kẽ trong quá trình sản xuất chương trình
trong bối cảnh tồn cầu hóa - một vấn đề lớn và nóng trong lĩnh vực truyền
hình hiện nay.
+ Đinh Quang Hưng (1996) “Những phương hướng và biện pháp chủ
yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về
truyền hình ở Việt Nam hiện nay” , Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế - Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Luận án phân tích thực trạng chất lượng các sản phẩm truyền hình hiện
nay đồng thời chỉ ra các yếu tố tác động làm cho các sản phẩm của ngành
truyền hình Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khán

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


4

giả. Tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề phát triển sản phẩm truyền hình,
nhưng những lý giải về nguyên nhân và một số giải pháp đưa ra có thể thấy
được bóng dáng của vấn đề này như: việc khai thác, sử dụng nguồn vốn,
nguồn chất xám từ mọi nguồn lực xã hội để góp phần vào việc nâng cao chất
lượng, cải tiến chương trình truyền hình. Do mục đích của luận án chỉ nghiên
cứu về cung - cầu các sản phẩm truyền hình trong nền kinh tế thị trường, tìm
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng do
vậy, những đề xuất về mơ hình, lộ trình, phương pháp hợp tác giữa các đài
truyền hình với các đối tác bên ngồi mới chỉ được luận án đề cập ở mức gợi
mở. Vấn đề phát triển sản xuất trên truyền hình chưa được lý giải, phân tích
một cách cặn kẽ.
+ Phan Thị Hồi (2008) “Xã hội hố truyền hình qua sản x́t chương
trình Thế hệ tơi ở VTV6 Đài truyền hình Việt Nam - Khảo sát từ tháng 8/2007
đến tháng 4/2008”, Khoá luận tốt nghiệp Đại học - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội).
Giống như những nghiên cứu trên, khóa luận này cũng chỉ đề cập đến
nhìn nhận vấn đề xã hội hóa sản xuất trên truyền hình qua khảo sát một
chương trình cụ thể. Chính vì vậy, việc đúc rút để tìm ra quy luật, cùng những
phương thức, mơ hình xã hội hóa sản xuất truyền hình ở quy mơ lớn hồn
tồn chưa thực hiện được.
+ Lê Thị Thu Hịa (2008) “Xã hội hóa sản x́t các chương trình của

Đài truyền hình Việt Nam” (Khảo sát từ tháng 1/2007 đến hết tháng 6/2008),
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Hà Nội)
So với các nghiên cứu trước, về dung lượng cũng như diện khảo sát của
luận văn này có nhiều hơn nhưng nội dung chủ yếu vẫn cịn mang tính liệt kê,
mơ tả, chưa khái quát, lý thuyết hóa được vấn đề sản xuất chương trình truyền

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


5

hình là gì? Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là nói đến đối tượng
nào? Ai được tham gia? Có các hình thức xã hội hóa nào? Luận văn chưa chỉ
ra được mâu thuẫn lớn nhất trong quá trình hợp tác này là gì? Chính vì khung
lý thuyết chưa rõ ràng, mạch lạc cho nên đến phần phân tích thực trạng thiếu
cơ sở soi chiếu để đưa ra bức tranh thuyết phục cũng như những đặc trưng của
chương trình trên Đài THVN là gì?...
Tuy nhiên, những khóa luận, luận văn, này thường chỉ dừng ở cấp độ
mô tả chứ chưa đạt tới được những khái qt có tính khoa học.
Trong khoảng 5 năm vừa qua, trong số các đề tài luận án tiến sỹ và luận
văn thạc sỹ Báo chí học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền và ở Trường Đại
học KHXH&NV Hà Nội chung tôi khơng thấy có đề tài nào đề cập đến
chương trình DBTT trên sóng truyền hình nói chung và của Đài THVN nói
riêng.
Vấn đề sản xuất chương trình truyền hình, tổ chức sản xuất chương trình
cịn được đề cập tới trong định hướng phát triển của Đảng, trong các văn
kiện, nghị quyết, các văn bản pháp quy.
Trong định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu, văn kiện Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), đã đề cập đề cụm từ “xã hội hóa”. Văn

kiện nêu rõ: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã
hội hóa. Nhà nước giữ vai trị nịng cốt đồng thời động viên mỗi người dân,
các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài
cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội” [41, tr.114].
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, tại Đại hội Đại
biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng đề cập: “Đẩy mạnh xã hội hóa,
khuyến khích nhân dân các tở chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt
động văn hóa, thể thao...” [42, tr.209].

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


6

Đến Đại hội X, trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2006 - 2010, vấn đề xã hội hóa thơng tin báo chí nói riêng đã được đề
cập rõ nét hơn. Văn kiện có nhấn mạnh:
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thơng
tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, x́t bản và phát hành sách
trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Xúc tiến xã hội hóa các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, thơng tin với bước đi thích hợp cho từng loại hình,
từng vùng. Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để
đầu tư xây dựng các cơng trình và thiết chế văn hóa, khuyến khích
các tở chức, cá nhân, hộ gia đình, đồn thể tham gia...[43, tr.214].
Gần đây nhất, có Thơng tư số 19/2009/TT - BTTTT của Bộ TT & TT,
quy định về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh,
truyền hình. Hay, Nghị định số 02/2011/NĐ - CP của Chính phủ, quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản...
Đó là những định hướng tư tưởng, những quy định, quy chế quan trọng

góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển hoạt động xã hội hóa sản xuất
chương trình truyền hình nói riêng. Những qui định này đã giúp cho các hoạt
động trong truyền hình được quản lý tốt hơn, tuy nhiên do cịn mang tính khái
qt, cịn những điểm chưa bắt kịp yêu cầu thực tế vì vậy sự phát triển của
hoạt động truyền hình thời gian qua vẫn cịn khá nhiều bất cập.
Do đó, có thể nói đề tài của luận văn này là một đề tài mới, không trùng
lặp với những đề tài đã được công bố trước đây.
3. Giả thuyết nghiên cứu
- Chương trình DBTT của Đài THVN là một chương trình đặc biệt
trong hệ thống các chương trình thơng tin của Đài THVN, thường xun thu

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


7

hút một lượng khán giả rất đông đảo. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề
tài nghiên cứu nào khảo sát hoạt động tổ chức sản xuất chương trình này.
- Sau nhiều năm xuất hiện trên sóng, bên cạnh những thành cơng,
chương trình DBTT của Đài THVN đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm cần
được nhanh chóng khắc phục.
- Việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức sản
xuất chương trình DBTT của Đài THVN để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế là
một việc làm cần thiết, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để qua đó đề ra các giải
pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tác động của
chương trình này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ thực trạng của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình
DBTT của Đài THVN, qua đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm

góp phần nâng cao chất lượng của chương trình.
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn cần phải thực hiện một
số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-Khảo sát các tài liệu cần thiết nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết
có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát thực tế hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của
Đài THVN để rút ra các cứ liệu nghiên cứu thực tế.
-Thực hiện các cuộc trao đổi, thảo luận, tọa đàm nhằm thu thập những
ý kiến, quan niệm, luận điểm cho quá trình nghiên cứu.
-Trên cơ sở chỉ ra các ưu, nhược điểm; những thành công, hạn chế của
hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài THVN, luận văn đề
xuất một số giải pháp và khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả tác động của chương trình.

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


8

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Là những thành công, hạn chế và vấn đề đang
đặt ra trong hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài THVN.
-Đối tượng và phạm vi khảo sát: Là hoạt động của người trực tiếp sản
xuất chương trình DBTT của Đài THVN, bao gồm các cơng việc cụ thể như:
khai thác thông tin về dự báo thời tiết; liên kết với các bộ phận khác trong và
ngoài Đài để tổ chức sản xuất chương trình; lên hình; tham gia xử lý hậu kỳ
sau khi thu v.v.
Thời gian khảo sát được giới hạn từ đầu năm 2012 đến tháng 6/2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này tôi sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu
được tiến hành đối với các cơng trình khoa học lí luận về tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình của các tác giả trong và ngồi nước đã công bố.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lí
thuyết về truyền hình nói chung và hoạt động sản xuất chương trình truyền
hình, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nói riêng. Đây chính là những
lí thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp
khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu các sách nghiên cứu, giáo trình, văn bản, nghị quyết, chỉ
thị, văn bản lưu trữ của các chương trình DBTT nhằm thu thập và hệ thống
hóa các vấn đề lý luận để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát các hoạt động
tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài THVN. Phương pháp này được
dùng để xác định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh về thực trạng, xác
định những vấn đề đặt ra trong hoạt động tổ chức sản xuất của chương trình
dự báo thời tiết của Đài truyền hình Việt Nam.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


9

- Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để phân tích các
chương trình DBTT của Đài THVN, qua đó chỉ ra những thành cơng, hạn chế
và những vấn đề đang đặt ra.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với khoảng 15 – 20
người là các biên tập viên, MC của chương trình DBTT, các cán bộ, quản lý
và những người trực tiếp tham gia sản xuất chương trình này.
- Các phương pháp phân tích, tởng hợp dùng để đánh gia những kết quả
nghiên cứu, qua đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị cần thiết, phù hợp.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên hệ thống một cách tổng
quát, chuyên sâu về hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài
THVN.
Việc phân tích để làm sáng tỏ thực trạng, chỉ ra những đặc điểm, ưu
điểm, hạn chế của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài
THV và nêu ra những giải pháp, khuyến nghị sẽ là những đóng góp mới vừa
có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn và có thể góp phần nâng cao chất lượng
chương trình DBTT ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, luận văn còn cung cấp các cứ liệu cho việc nghiên cứu về
hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của các Đài truyền hình trong
cả nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động này.
8. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn này sau phần mở đầu, các nội dung chính được trình
bày trong 3 chương, 6 tiết.
Cuối luận văn sau Tài liệu tham khảo cịn có phần Phụ lục gồm những
tài liệu liên quan đến đề tài.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1.Tổ chức sản xuất, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình
Theo tiến sĩ Hà Huy Phượng trong cuốn Tổ chức nội dung thết kế, trình

bày báo in có đề cập đến “Tở chức nội dung báo và tạp chí là việc lập kế
hoạch nội dung từng số báo, trang báo, tạp chí sắp xuất bản, tở chức thực
hiện để đạt được mục đích mục tiêu và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin
của cơng chúng mà cơ quan báo chí đó hướng đến” [2, tr. 2]
Theo từ điển tiếng Việt “tổ chức là (1) làm cho một chỉnh thể có một
cấu tạo, một cấu trúc và những chứng năng ching nhất đinh. Tổ chức một
đoàn thám hiểm, tổ chức bộ máy giúp việc, từ được tổ chức thành câu. (2) kết
hợp hạn chế. Làm cho có tổ chức, có nề nếp. Tổ chức đời sống gia đình (3)
làm những gì cần thiết đề tiến hình một hoạt động nào đó nhằm có đượng hiệu
quả tốt nhất. Tổ chức hội nghị. Tổ chức đi tham quan. (4) (dùng cho d). làm
công tác tổ chức của cơ quan và công tác cán bộ, tổ chức cán bộ (nói tắt).
Phịng tổ chức. cán bộ tổ chức của xí nghiệp. Các cơng tác tổ chức (5) (kng).
Đưa cào, kết nạp vào tổ chức nào đó. Đực tổ chức vào Đoàn thnah niên (6)
(kng) tổ chức lễ cưới (nói tắt) hai anh chị sẽ định tổ chức vào cuối năm” II d
(1) Tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung,
nhằm một mục đúc chung. Tổ chức cơng đồn. Các tổ chức quần chúng. Mơt
tổ chức khoa học. 2. Tổ chức chính trị - xã hội có kỷ luật chặt chẽ, trong quan
hệ với các thành viên của nó. Phát biểu trong tổ chức, có ý nghĩa tổ chức” [ ,
tr 1007]

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


11

Sản xuất: (I) Tạo ra của cải vật chất, nói chung. Sản xuất lương thực,
sản xuất vận dụng tiêu dùng. (II) Hoạt động sản xuất, cấu tạo ra vật phẩm cho
xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động. Sản
xuất nông nghiệp, sản x́t cơng nghiệp [ , tr 845]
Chương trình: (1) tồn bộ nói chung những dự kiến hoạt động theo một

chương trình nhất định và trong một thời gian nhất định, nêu một các vắn tắt.
Chương trình làm việc. thơng qua chương trình nghị sự. (2) (cũ) Như cương
lĩnh, chương trình của một chính đảng (3) tồn bộ nội dung học tập, giảng dạy
nêu một cách vắn tắt, được quy định chính thức cho từng mơn học, bậc học,
cấp học, (4) Dẫy các lệnh được viết theo một cú pháp nhất đinh, mơ tả các
giải quyết một bài tốn trên máy tính, hay trong một ngơn ngữ lập trình [ , tr
193]
Truyền hình: truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh. Đi xã
bằng radio hoặc bằng đường dây. [ ,tr 1053]
Như vậy có thể hiểu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là tổ
chức sắp sếp các quy trình một các chặt chẽ một sản phẩm được sắp xếp một
cách trình tự để truyền được tín hiệu hình ảnh đồng thời có cả âm thanh.
1.1.1.2. Chương trình truyền hình
- Chương trình truyền hình
So với các loại hình truyền thơng khác, truyền hình mãi đến đầu thế kỉ
XX mới ra đời. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng do biết phát huy, lựa chọn
những tinh hoa của các loại hình đi trước như hội họa, nhiếp ảnh, báo in, phát
thanh đặc biệt là điện ảnh, nên truyền hình đã nhanh chóng chiếm được vị trí
quan trọng trong cơng chúng.
Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của
con người. Nhiều tài liệu đã xếp truyền hình là một trong một số ít phát minh
vĩ đại của thế kỷ XX bởi nó đã góp phần làm thay đổi cơ bản phương thức

Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


12

sống và phương thức tư duy của con người, đưa nền văn minh của con người
lên một tầm cao mới.

Nhờ có hình ảnh và âm thanh, truyền hình đã chuyển tải đến cho cơng
chúng những thơng tin - những “món ăn tinh thần” chân thực, sinh động hấp
dẫn.
Những “món ăn” này là những thể loại truyền hình phong phú nhưng
chúng “ít khi tồn tại dưới dạng thuần khiết”, [44, tr.103] rời rạc mà chúng
thường là những viên gạch, những bộ phận cấu thành để tạo ra những cấu trúc
truyền hình phức tạp hơn. Cấu trúc này được những người làm truyền hình
gọi là chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, trên thực tế các chương trình truyền hình khơng phải là sự lắp
ghép một cách cơ học các thể loại truyền hình để thành một sản phẩm lớn mà
giữa chúng cần có những đường khâu nối hoặc những “gia giảm” để sản
phẩm hồn thiện đó đến với cơng chúng một cách hồn hảo.
Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, NXB
Chính trị - quốc gia, H, 2001: “Chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay
nhiều tác phẩm hồn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác
được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời
lượng tương đối ổn định và được phát đi theo định kỳ” [95, tr.142]. Thực tế,
ngoài những tin, bài (thể loại tin, hoặc phóng sự, hoặc phỏng vấn...), để định
vị, tồn tại độc lập được, chương trình thường có hình hiệu, nhạc hiệu, lời dẫn
(làm nhiệm vụ khâu nối các phần).
Chính hình thức và cấu trúc như vậy nên thời lượng chương trình truyền
hình thường lớn, tính chất, nội dung thơng tin của chương trình phong phú.
Để có một chương trình truyền hình với đặc điểm, tính chất như thế, quy trình
sản xuất luôn phức tạp, tốn kém về cả nhân lực, thời gian...
- Sản xuất chương trình truyền hình
Để có những chương trình truyền hình, cần phải trải qua một quy trình
với nhiều cơng đoạn khác nhau.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



13

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất một chương trình TH

Với quy trình này, sản phẩm truyền hình đến được với công chúng phải
trải qua 6 bước với ba khâu cơ bản:
1. Triển khai
(Ý tưởng, kịch bản,
thực hiện)

2. Đóng gói
(Duyệt)

3. Phân phối
(Phát sóng)

Trong ba khâu này, chỉ có hai khâu đầu (triển khai và đóng gói) là hoạt
động sản xuất làm ra sản phẩm. Bởi, đó là q trình sử dụng sức lao động (thể
lực + trí lực của con người) cùng với tư liệu sản xuất (máy móc, phương tiện)
và nguồn tài chính hợp lí để làm nên sản phẩm truyền hình - chương trình
truyền hình.
“So với các loại hình báo chí khác, hoạt động làm nên sản phẩm truyền
hình có tính đặc thù: đó là hoạt động mang tính tập thể. Nghĩa là, người làm
nên sản phẩm truyền hình khơng chỉ là phóng viên mà là tập thể gồm nhiều
người với nhiều chun mơn, trong đó phóng viên đóng vai trị chủ đạo.
Ở Việt Nam, chức danh “phóng viên” đã được đưa vào văn bản pháp lí.
Phóng viên là người làm việc trong tổ chức pháp nhân cụ thể như tịa soạn

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



14

báo hoặc đài phát thanh, đài truyền hình. Trong Quyết định số 48/TCCP – VP
của Bộ trưởng – Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc ban hành
tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch cơng chức ngành Văn hóa – Thơng tin, đã quy
định “phóng viên”: “là cơng chức chun mơn nghiệp vụ trong các cơ quan
báo chí, thực hiện viết tin, bài, chụp ảnh, quay phim các loại hình báo chí”
[6, tr.190]”.
Tùy từng loại hình truyền thơng số lượng phóng viên tham gia để làm
nên một sản phẩm báo chí là khác nhau. Với một chương trình truyền hình,
thường cần tới một nhóm người thực hiện - được gọi là êkip. Mỗi êkip thường
có khoảng 2, 3 phóng viên. Cũng có trường hợp, do quy mơ, tính chất chương
trình, êkip sản xuất chương trình có thể lên tới hàng chục, người thậm chí cả
trăm người với các chức danh khác nhau.
Hình 1.2: Sơ đồ nhân sự tham gia sản xuất một chương trình TH

Chương trình truyền hình là sản phẩm do một tập thể thực hiện. Trong
đó, mỗi thành viên là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất. Chất lượng
chương trình phụ thuộc vào năng lực của từng thành viên trong êkip. Vậy nên,
dù ít hay nhiều người tham gia sản xuất thì mỗi thành viên đều cần phải có
trách nhiệm trong việc chung sức thực hiện chương trình.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


15

Bên cạnh yếu tố con người, để làm nên sản phẩm truyền hình, máy

móc, phương tiện kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng. Đó là cơng cụ chuyển
hóa ý đồ tư tưởng, nội dung thành thơng tin hình ảnh, âm thanh sinh động
trong mỗi một chương trình. Máy móc, thiết bị kỹ thuật làm cho truyền hình
khác biệt với các loại hình báo chí khác. Đây cũng là điều địi hỏi để có một
chương trình truyền hình, cần phải có một nguồn lực tài chính lớn hơn nhiều
so với sản phẩm báo chí khác.
Hình 1.3: Các yếu tố làm nên một sản phẩm truyền hình
Tài chính
Con người

Sản phẩm

Phương tiện kỹ thuật

Tóm lại, hoạt động sản xuất chương trình truyền hình là hoạt động làm
ra sản phẩm - các chương trình truyền hình. Con người, tư liệu lao động, tài
chính là ba yếu tố quan trọng, có quan hệ mật thiết với nhau góp phần cùng
làm nên sản phẩm truyền hình. Mỗi yếu tố có một vị trí, vai trị quan trọng
trong việc quyết định chất lượng sản phẩm làm ra.
1.1.1.2. Chương trình “Dự báo thời tiết”
Dự báo thời tiết là một ngành ứng dụng của khoa học và công nghệ để
tiên đốn trạng thái và vị trí của bầu khí quyển trong tương lai gần. Lồi
người đã nỗ lực dự báo thời tiết một cách khơng chính thức từ nhiều thiên
niên kỳ trước, và việc dự báo thời tiết một cách chính thức bắt đầu từ thế kỷ
mười chín. Công tác dự báo thời tiết được thực hiện bằng cách thu thập số
liệu về trạng thái hiện tại của bầu khí quyển và áp dụng những hiểu biết khoa
học về các q trình của khí quyển để tiên đốn sự tiến triển của khí quyển.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



16

Nỗ lực dự báo của con người chủ yếu dựa trên cơ cở về sự thay đổi của
áp suất khí quyển, điều kiện hiện tại của thời tiết, và điều kiện bầu trời, các
mơ hình dự báo được sử dụng để dự báo trong tương lai. Những dữ liệu đầu
vào của con người vẫn đòi hỏi phải thực hiện việc lựa chọn mơ hình dự báo
tốt nhất có thể để làm căn cứ cho việc dự báo, bao gồm kĩ năng nhận định các
phần tham gia, teleconnection (liên hệ từ xa), kiến thức về hoạt động của mơ
hình và kiến thức về khuynh hướng của mơ hình. Do bản chất hỗn loạn của
khí quyển nên cần phải có những siêu máy tính để giải các phương trình mơ tả
bầu khí quyển. Những sai số trong việc đo đạc các số liệu đầu vào và sự hiểu
biết chưa hoàn thiện về các hoạt động của khí quyển đã làm cho cơng tác dự
báo trở lên ít chính xác trên nhiều địa điểm trong cùng một khoảng thời gian
và khi thời gian dự báo tăng lên. Việc sử dụng kết hợp và liên ứng các mô
giúp giảm thiểu sai số và chọn ra được kết quả khả quan nhất.
Cảnh báo thời tiết là dự báo quan trọng bởi vì nó cung cấp thông tin
nhằm bảo vệ cuộc sống con người cũng như tài sản và các hoạt động ngoài
trời. Dự báo về nhiệt độ và lượng mưa là quan trọng trong nông nghiệp, giao
thơng,...
Chương trình “dự báo thời tiết”
1.1.1.3.Chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài Truyền hình Việt Nam
1.1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động tổ chức sản xuất chương
trình truyền hình
1.1.2.1. Quy trình tở chức sản xuất chương trình truyền hình
Có thể thấy hoạt động tổ chức một chương trình truyền hình bắt đầu
thục hiên sau khi kịch bản được duyệt. Việc thực hiện tiến hành tong điều

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



17

kiện đặc thù của truyền hình, nó phụ thuộc nhiều vào khả năng, trang thiết bị
kỹ thuật từ khi bắt đầu đến khi phát sóng tới người xem.

Sơ đồ khối quy trình cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình:

Nhiệm vụ và chức năng của các khối sản xuất chương trình truyền hình:
+ Biên tập, đạo diễn
Biên tập, đạo diễn là những người xây dựng ra các chương trình truyền
hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản có sẵn để chuyển
thể thành một kịch bản truyền hình.
Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai
dạng kịch bản là: kịch bản quay và kịch bản dựng.
- Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ
giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.
- Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ
giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng
của mỗi cảnh.
+ Duyệt kịch bản

Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


18

Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp
hay khơng thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.
+ Điều độ sản xuất:

Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì từ việc bố trí các
phương tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do khối này quy định.
Ngồi ra, cịn bố trí địa điểm thực hiện chương trình, thời gian thực hiện (tiền
kỳ, hậu kỳ, phát sóng).
+ Sản xuất tiền kỳ:
Sau khi phóng viên biên tập có kịch bản hồn chỉnh, chương trình được
tiến hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động,
hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo
diễn chỉ đạo.
Kỹ thuật của chương trình (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) do các kỹ
thuật viên chịu trách nhiệm.
Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường
truyền vệ tinh, cáp quang...
Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm
theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.
Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu được
truyền tới phịng tổng khống chế để phát sóng.
+ Sản xuất hậu kỳ
Từ các băng đã ghi ở khâu tiền kỳ được đưa tới phòng dựng, tiến hành
dựng hình theo kịch bản của biên tập viên chương trình.
Khi đã hồn chỉnh phần hình, băng được đưa sang phịng tiếng để thực
hiện các cơng việc sau:
- Lời thuyết minh, bình luận và lời thoại được ghi vào kênh CH1 ở mức
chuẩn.

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


19


- Nhạc và tiếng động nền được đưa vào kênh CH2 để ghi ở mức nền.
Sau đó băng được sang hòa âm. Đi kèm theo băng thành phẩm là phiếu
sản xuất hậu kỳ. Phiếu này là chứng chỉ chất lượng kỹ thuật của băng chương
trình, là cơ sở để băng không phải OTK kỹ thuật.
+ Duyệt, kiểm tra nội dung
Trước khi đưa vào phát sóng, chương trình phải được duyệt nội dung.
Hội đồng nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cho phép phát sóng hay khơng phát
sóng vào phiếu nghiệm thu phát sóng của băng chương trình. Nếu cần phải
sửa chữa, băng được quay về bắt đầu từ khâu hậu kỳ video.
Các băng khai thác hoặc những băng phát lại (thời gian hơn 1 tháng) đều
được thực hiện trước tiên qua khâu duyệt nội dung, sau đó OTK kỹ thuật và
chuyển đến phịng phát sóng.
+ Phát sóng
Thực hiện phát sóng các băng chương trình đã đầy đủ thủ tục quyết định
và thực hiện phát sóng trực tiếp các chương trình studio từ các địa điểm tiếp
theo thông qua các đường truyền vệ tinh, cáp quang…
Để nâng cao chất lượng kỹ thuật và nghệ thuật âm thanh của chương
trình, trung tâm kỹ thuật thực hiện hịa âm. Một số chương trình tiến tới sẽ
thực hiện hòa âm tất cả các chương trình trước khi phát sóng.
Sản xuất chương trình Truyền hình ln ln có mối quan hệ hữu cơ
với kỹ thuật Truyền hình. Chính kỹ thuật đã tạo điều kiện cho việc hình thành
cơng nghệ và trong khi thực hiện cơng nghệ lại nảy sinh ra các yêu cầu mới
trở lại với kỹ thuật, địi hỏi kỹ thuật tìm biện pháp thích ứng cho cơng nghệ
thể hiện được nhiều ý định nghệ thuật của sáng tác.
ở giai đoạn chuẩn bị đòi hỏi tập trung cao độ về trí óc, tính sáng tạo
nghệ thuật và tổ chức công viộc. Kế hoạch sản xuất phải có giải pháp cụ thể
về nghệ thuật, kỹ thuật, công nghộ, tổ chức thực hiện, khả năng kinh tế, đổng

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN



20

thời phải nêu rõ phương thức thể hiện các ý đồ của đạo diễn, qua đó thấy rõ
tính khả thi trong điều kiên kỹ thuật hiên có.
Cơng tác chuẩn bị khơng nên coi nhẹ và rút ngẵn, đơn giản hố, vì nó
sẽ ảnh hưởng đến các bước sau này, đậc biệt là ảnh hưởng đến quan hệ và sự
cộng lác, đến khơng khí sản xuất.
Nếu cơng tác chuẩn bị tốt, giai doạn thực hiện sẽ chỉ phụ thuộc vào
công nghệ lựa chọn, điều kiện cho phép trong dây chuyền sản xuất để thực
hiện các ý đồ của kịch bản
Giai đoạn kết thúc chương trình có ý nghĩa chủ yếu đối với công việc
tiếp theo, ở đây việc thông báo đầy đủ các dữ liệu của chương trình, kiểm tra
về chất lượng kỹ thuật và nghệ thuật là điều kiện cho việc tiếp nhận và phân
phối dễ đàng.
Các bước thực hiện một chương trình Truyền hình đã nêu trên sẽ tuỳ
thuộc vào quy mơ của từng đài, tuỳ thuộc vào trình độ của đội ngũ làm
chương trình Truyền hình để lựa chọn và tiến hành làm chương trình cho phù
hợp với quy mô của đài.
Ngày nay quan niệm về khoa học và công nghệ đã rõ ràng và khẳng
định tầm quan trọng của nó trong nền sản xuất, quyết định đến chất lượng và
số lượng sản phẩm.
Việc nắm bắt quy luật trong sản xuất khơng những là chìa khố để thực
hiện tốt quy trình cơng nghệ mà cịn làm cho cơng nghệ ngày càng thêm hoàn
thiện trên cơ sở sự cố gắng lao động và trí tuệ cuả mỗi người tham gia vào
quá trình sản xuất.
Hiểu được mối quan hệ giữa kỹ thuật và công nghệ và tổ chức đây
chuyền tôi ưu cho san xuất là quan trọng đôi với cả kỹ tht và biên tập
chương trình


Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


21

Kỹ thuật đưa ra các tính năng hồn hảo, hiện đại cùa thiết bị sản xuất
chương trình. Cơng nghệ được hình thành từ ý đồ của đạo diễn trên cơ sở
hiện trạng của kỹ thuật. Dây chuyền sản xuất có tối ưu hay không là sự khai
thác triệt đê các điều kiện sẵn có để tạo cho việc sản xuất đạt được các mục
tiêu
Có tính khả thi
Dễ dàng khai thác thực hiện chương trình
Tiết kiệm thời gian, kinh tế và đat được chất lượng yêu cầu
Sản xuất chương trình Truyền hình có đặc thù riêng, vừa mang tính
chất nghẹ thuật, kỹ thuật vừa phải đáp ứng liên tục, rộng rãi đến người xem vì
vây việc nắm được quy luật trong sản xuất còn giúp cho việc chuẩn bị của
từng cá nhân và sự cộng tác của đội ngũ làm chương trình, là điều kiện đầu
tiên cho viộc thành cơng đơi với một loại sản phẩm phong phú, đa dang.
Sản phẩm cùa Truyền hình là các chương trình Truyền hình mang tính
nghệ thuật, kỹ thuật cao. Đối tượng của Truyền hình là hàng tỉ khán giả, vì
vậy Truyền hình địi hỏi sự nhanh nhạy và hấp dẫn người xem. Trong thực tế
mở ra cho Truyền hình khả năng sản xuất và sáng tạo ở mức độ cao và không
thể dừng lại, khơng bị hạn chế, cùng một chương trình Truyền hình nhưng tuỳ
thộc vào cơng nghệ sẽ có những mức độ thể hiện khác nhau.
Muốn cho sản phẩm Truyền hình hấp dẫn và nhanh nhạy, cẩn phải đẩu
tư và phát huy hết khả năng của khoa học và công nghộ.
Bước vào thế kỷ thứ 21, thời đại bùng nổ của cách mạng Khoa học và,
Kỹ thuật, các thiết bị kỹ thuật có những tiến bộ vượt bậc, ỉuồn đưa đến cho
biên tập, đạo diễn những khả năng mới mẻ, đòi hỏi phải có sự cộng tác đác
lực giữa những người làm kỹ thuật và biên tập để đổi mới công nghệ ngày

càng hồn thiện.
Ví dụ:

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


22

Khi chưa thu được các tín hiệu truyền hình từ vệ tinh, khơng có các
đường truyền dẫn tín hiệu như Viba, cáp quang với các hãng Truyền hình,
khơng có các cơ quan thường trú ở các nơi trên thế giới thì số lượng tin tức
khơng thể có nội dung phong phú, hấp dẫn như hiện nay.
Các khả năng của thiết bị thu phát tín hiệu: Vệ tinh, Viba, các thiết bị
gọn nhẹ, thông tin qua mạng Internet ngày càng phong phú có thể giúp phần
tin thế giới có thêm các hình ảnh sống động, kịp thời từ khắp các nước trên
thế giới. Từ đó cồng nghệ sản xuất phần tin thế giới đặt trước một đòi hcá Là
phải ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng được những thành tựu mới
nhất của khoa học kỹ thuật về thu phát vệ tinh, vẻ sản xuất các thiết bị gọn
nhẹ để đưa vào dây chuyền sản xuất chương trình.
Việc nghiên cứu và chế tạo ra các thiết bị như: Kỹ sảo, máy ghi hình
chuyên dụng... đã làm cho các nhà làm chương trình Truyền hình thực hiện
được các kiểu kỹ sảo phong phú đa dạng gây ấn tượng nghệ thuật sâu sắc
trong tác phẩm của mình.
Vì vậy ln phải đặt ra u cẩu và tìm tịi ứng dụng khoa học cơng
nghệ vào sản xuất chương trình Truyền hình là việc làm tất yếu đối với đội
ngũ làm chương trình Truyền hình, nó có tác dụng thúc đẩy q trình ứng
dụng khoa học và cơng nghệ rất lớn.
Kỹ thuật giói thiệu với biên tập những khả năng mới của thiết bị sẽ dẫn
đến hình thành cấc bước cơng nghệ mới làm cho chương trình phong phú hơn
và cũng chính trong khi thực hiện cơng nghệ lại nẩy sinh nhữnf u cấu mới

địi hỏi kỹ thuật phải tiếp tục tìm tịi cơng việc. Chu trình đó sẽ kéo dài liên
tục cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Dây chuyền sản xuất tối ưu
hình thành trên cơng nghệ cùng với những kinh nghiệm đã được tích luỹ và
sự sáng tạo của những người tham gia làm chương trình Truyền hình.

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


23

Tở chức sản x́t chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


24

(Phần này sẽ khai thác các tài liệu nghiên cứu, sách, giáo trình đã cơng
bố trong và ngồi nước, qua đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt
động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, tạo cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu về hoạt động tổ chức sản xuất chương trình DBTT của Đài
THVN.
Cũng trong mục này, có thể đề xuất một khung chương trình DBTT
mẫu, phù hợp với thực tế của Đài THVN để làm căn cứ so sánh, đánh giá với
các chương trình DBTT trong thực tế.
1.2. Sự ra đời và phát triển, vị trí, vai trị và tầm quan trọng của
cơng tác dự báo thời tiết trên đài truyền hình
1.2.1. Về sự ra đời, phát triển của chương trình “Dự báo thời tiết”
ở Đài Truyền hình Việt Nam
1.2.2.1.Về sự ra đời của chương trình
1.2.2.2.Quá trình phát triển
1.2.2.3. Diện mạo các chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN

hiện nay
1.2.2. Vị trí vai trò của Đảng, Nhà nước về cong tác dự báo thời tiết
trên truyền hình
1.2.1.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác dự báo thời tiết
1.2.1.2.Quan điểm của ngành truyền hình về vị trí, vai trị, tầm quan
trọng của công tác dự báo thời tiết
1.2.1.3. Bức tranh khái quát về các chương trình “Dự báo thời tiết” trên
sóng truyền hình Việt Nam hiện nay
Tiểu kết chương 1

Tở chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


25

Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỞ CHỨC SẢN X́T CHƯƠNG
TRÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
TỪ ĐẦU 2012 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
2.1. Các mơ hình cơ bản của dự báo thời tiết hiện nay
2.1.1. Mô hình GFS (Global Forecasting System)
GFS là mơ hình phổ tồn cầu của Trung tâm dự báo môi trường Mỹ
(NCEP-National Centers for Environmental Predictions). GFS bắt đầu được
đưa vào sử dụng nghiệp vụ tại National Meteorological Centre (NMC), tiền
thân của NCEP, từ năm 1988. Mơ hình thường xun được cải tiến và nâng
cấp, cho đến nay mơ hình có hai cấu hình: 1) Độ phân giải ngang là 35 km, số
mực theo chiều thẳng đứng là 64 (T382L64: cho dự báo 7,5 ngày -180 giờ) và
2) Độ phân giải ngang là 70 km, số mực theo chiều thẳng đứng là 64
(T190L64: cho dự báo 16 ngày – 360 giờ).
Trường phân tích và dự báo của GFS được sử dụng miễn phí. Tuy

nhiên, các trường này có độ phân giải ngang thơ hơn (~55km) với số mực
thẳng đứng 42.
Các sản phẩm của mơ hình :
Miền dự báo được hiển
thị:

(50N-260N, 980-1250E) cho các trường bề
mặt
(100S-400N, 800-1450E) cho các trường
trên cao

Số lần có sản phẩm
trong ngày :
Bước thời gian đưa ra
sản phẩm:
Số mực chuẩn đưa ra

2 lần (00Z (07), 12Z(19))
cách nhau 6giờ
bề mặt và 4 mực trên cao (850, 700,

Tổ chức sản xuất chương trình “Dự báo thời tiết” của Đài THVN


×