Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.95 KB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
***

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH
NGHỆ AN
Họ và tên học viên: Lê Thị Quỳnh Trang
Mã học viên: 19BM 0410084
Lớp CH.QLKT.K25B.N6
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuận

Hà Nội - 2021
0


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Thị Quỳnh Trang

1




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………......……………………...
1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………..………......…………..…….….1
2. Tổng quan nghiên cứu ..................………………………………...…………… 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ………..…..........…………….…...3
4.

Phương

pháp

cứu……………………………………....……..……..…Error!

nghiên
Bookmark

not

defined.
5. Kết cấu của đề tài………………………………………......…....……………....3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
ĐẤT LÂM NGHIỆP................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ..............................................5
1.1.1. Các khái niệm chung……………….....……............................................…...5
1.1.2. Vai trò của ngành lâm nghiệp và công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp....6
1.1.3. Đặc điểm quản lý sử dụng đất lâm nghiệp......................................................8
1.1.4. Nội dung quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện..................9
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp .......................20

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp .........................................27
1.3. Bài học kinh nghiệm…………...........................................................…….....30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN ..….......................32
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Diễn
Châu..................................................................................................................…..32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên…………....……………………………………....……..32
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội……………….......................................…….…..35

2


2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến sử dụng đất lâm nghiệp
của huyện Diễn Châu ..............................................................................................39
2.2. Thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện Diễn Châu ...................40
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu ..................................40
2.2.2. Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ...................................................47
2.3. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu ....................68
2.3.1. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp..................................................................68
2.3.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp với vấn đề xã hội và phát
triển bền vững........................................................................................................74
2.4. Đánh giá chung công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Diễn Châu ..............................................................................................................76
2.4.1. Kết quả đã đạt được......................................................................................76
2.4.2. Hạn chế…………………………..................…………………..…………..78
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế .................................................................80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
DIỄN CHÂU..........................................................................................................83
3.1. Định hướng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu

trong thời gian tới ..................................................................................................83
3.1.1. Một số dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An......84
3.1.2. Dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu ..........85
3.1.3. Định hướng, mục tiêu hồn thiện quản lý sử dụng đất nói chung, đất lâm
nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Diễn Châu .....................................................88
3.1.4. Quan điểm hoàn thiện quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Diễn Châu ..............................................................................................................90
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Diễn Châu ...................................................................................................92
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý............................................................................92
3


3.2.2. Hồn thiện các cơng cụ, phương pháp quản lý..............................................94
3.2.3. Hoàn thiện việc triển khai các hoạt động quản lý sử dụng đất…..................97
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị ..............................................................................105
3.3.1. Với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ..........................................................105
3.3.2. Với các bộ, ngành có liên quan ..................................................................105
3.3.3. Đối với các hộ sử dụng đất ........................................................................106
KẾT LUẬN………………………………………………………....…………...107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………..…………..109
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


HĐND

Hội đồng nhân dân

KTXH

Kinh tế - xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKĐĐ

Văn phòng đăng ký đất đai

5


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất huyện Diễn Châu năm
2020

52

2.2

Tình hình sử dụng đất và biến động theo quy hoạch
đất tại huyện Diễn Châu từ ngày 01/01/2015 đến
ngày 01/01/2020

54

2.3

Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu

56

2.4

Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp năm 2015 và năm

2020

59

2.5

Thống kê diện tích loại đất, loại rừng huyện Diễn
Châu năm 2017

61

2.6

Thống kê diện tích rừng huyện Diễn Châu năm 2017

62

2.7

Thống kê trữ lượng rừng huyện Diễn Châu năm 2017

62

2.8

Thống kê mục đích sử dụng đất lâm nghiệp
huyện Diễn Châu năm 2017

62


2.9

Thống kê loại chủ rừng huyện Diễn Châu năm 2017

77

2.10

Thống kê tình trạng quyền sử dụng đối với diện tích
đất lâm nghiệp của huyện Diễn Châu năm 2017

79

2.11

Chi phí trồng thâm canh 1ha cây keo lai chu kỳ 7
năm

86

2.12

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trồng rừng

87

6


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ phân tích cơ chế hưởng lợi từ Quyết định 178

24

1.2

Mơ hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng

28

2.1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Diễn Châu giai đoạn
2015-2020

46

7


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc
phòng, an ninh. Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông
nghiệp khác nhau, từ nông nghiệp thơ sơ vào buổi bình minh của lồi người đến
nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ về khoa học và công nghệ ngày nay. Đất là một
thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu tố hình thành
quần thể rừng. Đất có q trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con người. Đất
và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình thành
rừng, có vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng của rừng, đồng thời chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng. Sự phát triển của
rừng trồng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đất đai ngồi yếu tố khí hậu và
giống.Việc lựa chọn cây trồng phù hợp ngồi yếu tố kinh tế cịn cần phải dựa trên
nền tảng của yếu tố khí hậu và đất đai.
Địa hình ở nước ta lại chủ yếu là vùng đồi núi với khoảng 2/3 diện tích đất tự
nhiên thuộc về miền núi và trung du, có địa hình phức tạp nên tài nguyên đất rất đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, với số dân khoảng gần 100 triệu người, hiện nay,
nước ta đã và đang trở thành quốc gia khan hiếm đất trên thế giới. Bên cạnh đó
lượng mưa lớn, tập trung, sự phân hóa giữa hai mùa khơ và mưa rõ rệt nên đất dễ bị
xói mịn, rửa trơi và bị thối hóa, tạo nên tầng kết cứng két von và đá ong làm giảm
tiềm năng sản xuất của đất. Hiện nay, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng
chiếm tỷ lệ cao, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy đang diễn ra nhiều nơi làm cho
đất rừng ngày càng cạn kiệt. Đồng thời, dưới tác động của cơ chế thị trường và các
chính sách của Nhà nước về đất đai trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức thiết, nhằm sử dụng ngày càng có hiệu
1



quả hơn đất lâm nghiệp.
Huyện Diễn Châu là một huyện phía Bắc của tỉnh Nghệ An có vị trí thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh Nghệ An. Việc sử dụng đất lâm
nghiệp ở huyện Diễn Châu đang được quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, do sức ép
của sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất lâm nghiệp đang đứng trước
nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Con người đã khai thác quá mức
mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai, việc sử dụng đất lâm
nghiệp còn nảy sinh nhiều vấn đề, như là gây ra việc tranh chấp trong phân chia sử
dụng đất lâm nghiệp, các hoạt động chặt phá rừng gây gia tăng nguy cơ xói mịn
đất lâm nghiệp.
Trước thực trạng đó, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp để
từ đó nâng cao hiệu quả đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng đang được
đặt ra cấp bách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những lý do trên, tôi xin
lựa chọn vấn đề “Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tạo nền tảng ổn định cho
phát triển KTXH của địa phương.
2.2. Nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện quản lý sử dụng đất
lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
2



- Đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước các cấp đối với việc
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lí sử dụng đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào các nội dung trong hoạt động quản lý sử
dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Khơng gian: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng đất đai lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian: Giai đoạn 2016-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở kế thừa số liệu về tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp
của huyện Diễn Châu, để đánh giá tình hình quản lí sử dụng đất lâm nghiệp của
huyện. Ngồi ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát thực tế để có thêm số
liệu và cách nhìn tổng hợp về vấn đề nghiên cứu .
- Phương pháp xử lí số liệu: Dùng phần mềm Excel để xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê: Dùng để tính tốn các chỉ tiêu về số tổng, cơ cấu...
+ Phương pháp so sánh: So sánh sự biến động của một số chỉ tiêu theo thời
gian; So sánh sự biến động về quy mơ diện tích, chi phí, thu nhập...
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.

3



Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử
dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
1.1.1. Các khái niệm chung
1.1.1.1. Khái niệm về lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có
chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến
lâm sản và phát huy các chức năng phịng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.
1.1.1.2. Khái niệm về đất lâm nghiệp
Theo Điều 1 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, đất lâm nghiệp bao
gồm: đất có rừng và đất khơng có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng:
Đất có rừng trong đó có rừng tự nhiên và rừng trồng.
Đất khơng có rừng hay là đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho
mục tiêu phát triển lâm nghiệp.
Cụ thể, đất lâm nghiệp là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng đạt tiêu
chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi
rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê
để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng).
Để có cơ sở quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, việc phân loại đất lâm nghiệp

rất quan trọng. Dựa theo mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp được chia thành đất
rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Rừng sản xuất: được xác định chủ yếu để xây dựng, phát triển rừng cho mục
đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc biệt là gỗ và các lâm sản rừng) và
kết hợp phịng hộ mơi trường, cân bằng sinh thái.
Rừng phòng hộ: xác định với mục đích chủ yếu để xây dựng và phát triển
rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn
chế thiên tai (chống gió bão,cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn vùng ven biển…)
5


điều hịa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh mơi trường.
Rừng đặc dụng: nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái, nguồn gen
thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa
danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Còn theo Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998,
2001 thì đất lâm nghiệp được định nghĩa như sau:
Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm
nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào
mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên,
nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp [15].
Theo cách phân loại đất đai của Luật đất đai 2003 thì đất lâm nghiệp được
hiểu là một bộ phận của đất nơng nghiệp bao gồm diện tích đất được xác định chủ
yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng
trồng, đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (trồng rừng, khoanh ni bảo vệ, ni
dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về đất lâm nghiệp) [16].
1.1.1.3. Khái niệm về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp là tổng thể các hoạt động, biện pháp có tính
pháp lý, kinh tế, tổ chức, kỹ thuật của các cơ quan nhà nước, người sử dụng đất
nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất một cách bền vững.

1.1.2. Vai trò của ngành lâm nghiệp và công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
1.1.2.1. Vai trị của ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tận
dụng những gì thiên nhiên ban tặng, ngành lâm nghiệp đã đóng góp nâng cao GDP,
tăng tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, bảo vệ môi trường cảnh
quan… Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống
xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu
của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái,
6


có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân
với sự sống cịn của dân tộc.
Rừng vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị bảo vệ mơi trường, rừng là hợp
phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Về mặt kinh tế, rừng cung cấp gỗ
xây dựng, củi đun nấu, là nguyên liệu cho một số ngành cơng nghiệp nhẹ và cơng
nghiệp hóa học, cung cấp dược liệu, thịt thú rừng.... Rừng cịn có giá trị bảo vệ mơi
trường như: chống sói mịn đất, điều hịa nước mặt nước ngầm, điều hịa khí hậu,
tạo mơi trường sinh thái an toàn cho các loài động thực vật, chắn gió, làm sạch
khơng khí. Rừng được xem như những nhà máy lọc bụi khổng lồ, trung bình 1 ha
rừng thơng/năm có khả năng hút 36.4 tấn bụi từ khơng khí, rừng có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc cân bằng hàm lượng oxy và cacbonic trong khí quyển ...
1.1.2.2. Vai trò quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, KTXH, mục tiêu phát triển,
phương hướng, nhiệm vụ của từng vùng, từng địa phương mà quản lý đất lâm
nghiệp có các vai trò sau:
Đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả đất lâm nghiệp trên cơ sở xác định loại
đất, hạng đất, cơng tác chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ…, tránh tình trạng
sử dụng lãng phí, chuyển đổi mục đích sử dụng một cách tùy tiện, hạn chế, ngăn

chặn hiện tượng lấn chiếm, tranh chấp, hủy hoại đất ảnh hưởng đến mơi trường,
cân bằng sinh thái, kìm hãm sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển KTXH.
Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ mơi trường trong q trình sử dụng: hướng
đến phát triển bền vững tài nguyên đất, bên cạnh những lợi ích trước mắt thì phải
đảm bảo tính lâu dài, không ảnh hưởng trong tương lai.
Giúp người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trên phạm vi đất đai
mà họ được giao, yên tâm đầu tư, khai thác trên phần đất của mình. Vì vậy sẽ đảm
bảo, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững an ninh quốc phịng, góp phần phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

7


1.1.3. Đặc điểm quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ln gắn với tính đặc biệt của sản xuất lâm
nghiệp được thể hiện qua các khía cạnh:
Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là đất rừng với hệ thực vật cây rừng có chu
kỳ sinh trưởng và phát triển rất dài, có thể tới hàng chục có thể hàng trăm năm và
sở hữu đất đai là của chung.
Địa bàn sản xuất rộng lớn, phức tạp, đi lại khó khăn, do đó việc quản lý tài
nguyên cũng như áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Sản xuất lâm nghiệp khơng những có ý nghĩa mang lại lợi ích kinh tế, mà nó
cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường sinh thái.
Do đó, quản lý sử dụng đất đai nói chung và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
nói riêng mang tính dài hạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài
KTXH, cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời
gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến dựa trên cơ sở dự báo xu thế biến
động dài hạn của các yếu tố KTXH quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, đơ thị
hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhu

cầu phát triển của các ngành kinh tế, các loại cây trồng lâu năm. Từ đó xác định sử
dụng trung hạn hay dài hạn về sử dụng đất đai để đề ra các phương hướng chính
sách và biện pháp có tính chiến lược và phù hợp từng loại đất tạo căn cứ khoa học
cho việc quản lý sử dụng đất hàng năm.
Việc quản lý sử dụng đất đai là để phục vụ cho nhu cầu của con người, phục
vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của tồn xã hội, góp phần tích cực
vào sự thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn nhằm sử dụng và bảo vệ đất, nâng
cao hiệu quả sản xuất cho xã hội.Trong nền kinh tế thị trường, quản lý sử dụng đất
góp phần thúc đẩy và giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích KTXH và
các mơi trường nảy sinh trong q trình sử dụng đất đai.

8


Với sự tác động của nhiều yếu tố khó có thể dự đoán trước được theo nhiều
phương diện khác nhau, quản lý sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp
biến đổi hiện trạng, thống kê chính xác số diện tích đất để quy hoạch sử dụng ở
trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển KTXH trong một thời kỳ nhất
định. Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, càng tiến bộ, chính sách
và tình hình kinh tế thay đổi các dự kiến ban đầu của quy hoạch sử dụng đất đai
khơng cịn phù hợp nữa, do vậy việc chỉnh sửa bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và
điều chỉnh biện pháp thực hiện là việc làm hết sức cần thiết. Điều này thể hiện tính
khả biến của quản lý sử dụng đất đai.
1.1.4. Nội dung quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện
Nội dung quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện bao gồm
những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước (QLNN) về đất lâm nghiệp trên địa
bàn cấp huyện. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ lựa chọn một số nội dung chính liên
quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.
1.1.4.1. Chủ thể quản lý
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện

quyền đối với đất đai thông qua hệ thống các cơ quan QLNN về đất đai từ trung
ương đến địa phương với mục đích thực hiện sự thống nhất QLNN về đất đai,
nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng theo đúng pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, khai thác và sử dụng đất ổn định, lâu dài và đạt hiệu quả cao. Trong đó
bao gồm cả những nội dung liên quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.
Bộ máy QLNN về đất đai của chính quyền huyện là chủ thể quản lý đất đai
trên địa bàn, gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) - đơn
vị hành chính trực tiếp quản lý đất đai trên địa bàn. Chính quyền huyện là cấp quản
lý trung gian giữa chính quyền tỉnh, thành phố và chính quyền cấp xã, đồng thời, có
sự tương ứng về các đơn vị quản lý trong bộ máy QLNN giữa chính quyền trung
ương và các cấp theo ngành dọc. Theo đó, Bộ Tài ngun và Mơi trường (TN &
MT) là cơ quan QLNN về đất đai ở cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
9


trung ương có các Sở TN & MT; cấp huyện có phịng quản lý chun ngành gồm
Phịng TN & MT và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) và cấp xã
có các cơng chức địa chính.
Phịng TN & MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về TN & MT gồm: đất đai, tài
nguyên nước, khoáng sản, mơi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo. Phịng TN
& MT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và
điều hành của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Sở TN & MT.
1.1.4.2. Công cụ và phương pháp quản lý đất lâm nghiệp
a. Công cụ quản lý
* Công cụ pháp luật:
Pháp luật là công cụ không thể thiếu của các cơ quan QLNN từ cấp trung
ương xuống cấp chính quyền địa phương. Cơ quan QLNN ln thực hiện quyền lực
của mình bằng các văn bản quy phạm pháp luật để tác động vào ý chí, điều chỉnh

hành vi của đối tượng quản lý.
Trong công tác quản lý đất đai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
bao gồm:
- Cấp trung ương: Các văn bản luật do Quốc hội - cơ quan quyền lực cao
nhất nhà nước ban hành theo hình thức và thủ tục được quy định trong Hiến pháp,
đó là những văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hoặc các vãn bản dưới luật như
Pháp lệnh và Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh và Quyết định của
Chủ tịch nước; Nghị Quyết và Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng;...
- Cấp địa phương: Các văn bản dưới luật là cơng cụ có vai trị quan trọng
nhất và được sử dụng phổ biến để duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực đất
đai. Các văn bản dưới luật về đất đai của chính quyền địa phương gồm có Nghị
quyết của HĐND; Quyết định, chỉ thị của UBND các cấp. Các văn bản được ban
10


hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan QLNN cấp trung ương
hoặc văn bản do UBND ban hành để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
Vấn đề đất đai gắn chặt với lợi ích vật chất và tinh thần của mọi đối tượng sử
dụng đất nên dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong các mâu thuẫn đó có nhũng vấn
đề phải dùng đến quyết định quản lý mới xử lý được. Do đó, các văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành phải rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với nguyện vọng của
đông đảo các tầng lớp nhân dân, hệ thống lưu trữ thơng tin đất đai chính xác, cùng
với một đội ngũ viên chức chuyên nghiệp mới xử lý và quản lý tốt vấn đề đất đai.
* Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai:
Trong công tác QLNN về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công
tác QLNN về đất đai ở tất cả các cấp quản lý.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cho việc lãnh đạo, chỉ đạo của
chính quyền địa phương có sự thống nhất trong quản lý về đất đai. Quy hoạch, kế

hoạch khi được phê duyệt là cơ sở pháp lý để quyết định mục đích sử dụng đất.
Đây là cơng việc khó khăn và tốn kém cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều cơ
quan quản lý. Từ đó, chính quyền địa phương sẽ kiểm sốt được mọi diễn biển về
tình hình đất đai, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đồng
thời, thơng qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép
sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Quy hoạch đất đai được lập theo vùng
lãnh thổ và theo các ngành. Quy hoạch đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch sử
dụng đất đai được lập theo các cấp hành chính gồm: quy hoạch sử dụng đất đai của
quốc gia, quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
và quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Quy hoạch đất đai theo ngành là quy hoạch sử
dụng đất được lập theo các ngành như: quy hoạch sử dụng đất đai ngành nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông,...

11


* Cơng cụ chính sách:
Từ góc độ QLNN, chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào
các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều
chỉnh nhũng quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác
động nhanh, kịp thời và tồn diện đến nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng
bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi,
hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể.
Chính sách là một cơng cụ quan trọng để chính quyền địa phương thực hiện
quản lý về đất đai sao cho hiệu quả. Các chính sách chủ yếu liên quan đến đất đai
được áp dụng là chính sách thuế, chính sách giá đất, chính sách đầu tư,... Trong đó,
chính sách thuế nhằm đảm bảo các nguồn thu từ đất đai, chính sách giá đất phục vụ
cho việc giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất, chính sách đầu tư tác
động đến việc phân phối lại nguồn lực đất đai sao cho hiệu quả. Các chính sách liên
quan đến đất đai tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được

nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai. Đây cịn là cơng cụ quản lý
đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử
dụng đất và kết hợp hài hịa giữa các lợi ích. Vì vậy, hệ thống chính sách đất đai
cần được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm và
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
b. Phương pháp quản lý
* Phương pháp hành chính:
Là phương pháp tác động mang tính trực tiếp. Phương pháp này dựa vào mối
quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền
uy và sự phục tùng.
Phương pháp quản lý hành chính về đất đai là cách thức tác động trực tiếp
của cơ quản quản lý thơng qua các quyết định dứt khốt có tính chất bắt buộc bằng
các mệnh lệnh hành chính lên các chủ thể quản lý và đối tượng sử dụng đất trong

12


quan hệ đất đai. Nó địi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi
phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và trách
nhiệm của các cấp QLNN về đất đai khi ra quyết định, đồng thời phải làm rõ, cụ
thể hóa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước tại địa
phương và từng cá nhân. Mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết
định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thế
nào khi sử dụng quyền hạn đó. Các quyết định hành chính do con người đặt ra,
muốn có kết quả và hiệu quả cao cần phải có tính khoa học, có đầy đủ thơng tin
liên quan cần thiết, tuyệt đối không thể là ý kiến chủ quan của con người.
* Phương pháp kinh tế:
Phương pháp kinh tế về quản lý đất đai là cách thức tác động gián tiếp của cơ
quan nhà nước vào đối tượng sử dụng đất thơng qua các lợi ích kinh tế. Mặt mạnh

của phương pháp kinh tế ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm
cho họ phải suy nghĩ, tính tốn và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất
vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Từ đó, đối
tượng chịu sự tác động sẽ tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
khơng cần có sự tác động thường xun như phương pháp hành chính.
Chính quyền địa phương tác động lên đối tượng quản lý trên cơ sở các phạm
trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật như miễn giảm tiền
sử dụng đất, ghi nợ tiền sử dụng đất, hạn mức giao đất. Vì vây, phương pháp kinh
tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dễ thu hút đối tượng quản lý và ngày càng được
sử dụng phổ biến. Phương pháp kinh tế giúp nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân đồng thời giúp cho cơ quan QLNN giảm bớt được nhiều công việc hành chính
như kiểm tra, đơn đốc có tính chất sự vụ hành chính. Vì vậy, sử dụng phương pháp
này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính cứng nhắc hành chính,
vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
* Phương pháp tuyên truyền, giáo dục:
13


Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con
người nhằm nâng cao tính tự giác và lịng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai
nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là
một trong các phương pháp không thể thiếu trong công tác QLNN bởi vì đối tượng
quản lý là con người mà con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội và ở
họ có nhiều đặc điểm tâm lý đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác
động khác nhau trong đó có phương pháp tuyên truyền giáo dục.
Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục được sử dụng kết hợp với
các phương pháp khác, hỗ trợ cùng phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công
tác. Nếu tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời giáo
dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với cưỡng chế bắt buộc thì
hiệu quả của cơng tác quản lý sẽ khơng cao, thậm chí khơng thể thực hiện được.

Nhưng nếu kết họp tốt, kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các
phương pháp khác thì hiệu quả công tác quản lý sẽ rất cao.
1.1.4.3. Các hoạt động quản lý
a. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Trong công tác quản lý về đất đai, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong cơng
tác QLNN về đất đai. Vì vậy, Luật Đất đai 2013 quy định “Nhà nước quản lý đất
đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât đai là một nội dung quan trọng trong việc
quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất
trong QLNN về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử
dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm sốt được
mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục
đích, lãng phí. Đồng thời, thơng qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử
dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. Quy hoạch đất
đai được lập theo vùng lãnh thổ và theo các ngành.
14


Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ là quy hoạch sử dụng đất đai
được lập theo các cấp hành chính, gồm: quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước,
quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, quy
hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là quy hoạch sử dụng đất đai được lập
theo các ngành như: quy hoạch sử dụng đất đai ngành nông nghiệp, quy hoạch sử
dụng đất đai ngành công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai ngành giao thông...
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa
q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi họp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với đất lâm nghiệp,

thơng qua quy hoạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát
việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất rừng.
Kế hoạch hóa đất đai là xác định các chỉ tiêu về sử dụng đất đai, các biện
pháp và thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất đai. Trong công tác quản lý đất đai,
quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai là một cơng cụ hết sức hữu hiệu nhất là trong
nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nó giúp cho việc sử dụng đất đai và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn
cảnh quan mơi trường. Ngồi ra quy hoạch cịn là cơng cụ để phân bổ nguồn lực
(kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền trong cả nước.
Đối với đất lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt là căn
cứ và là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giao rừng, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Quy hoạch, kế hoạch là công cụ quan
trọng của quản lý đất đai. Tuy nhiên, không được lạm dụng quy hoạch, kế hoạch
hóa vì dễ dẫn đến tình trạng hành chính hóa các quan hệ về đất đai, điều này trái
với sự vận động của nền kinh tế thị trường.
Ngoài quy hoạch sử dụng đất cịn có các quy hoạch khác hỗ trợ cho công tác

15


QLNN về đất đai như quy hoạch tổng thể KTXH, quy hoạch ngành, quy hoạch
vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn...
b. Quản lý việc giao đất, giao rừng
Giao đất và cho thuê đất là những hình thức nhà nước giao quyền sử dụng
đất cho người sử dụng đất. Chính quyền địa phương được quyền giao đất và cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất phù hợp với thẩm
quyền của từng cấp chính quyền địa phương. Giao đất là cơng việc của chính quyền
địa phương trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính và bằng giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Họ sẽ
là người sử dụng, khai thác trực tiếp đất đai với nhiệm vụ phải sử dụng đất đúng

mục đích, đúng thời hạn sử dụng và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với
cơ quan chức năng. Việc giao quyền sử dụng đất được đi kèm với một số công cụ
quản lý khác, đó là hạn mức đất và thời hạn sử dụng đối với từng loại đất và từng
nhóm chủ thể sử dụng đất. Về bản chất giao đất và cho th đất khơng có gì khác
biệt nhau.
Hiện nay nhà nước ta đang áp dụng hình thức giao đất có và khơng thu tiền
sử dụng đất. Trong giao đất có thu tiền sử dụng đất lại có thể thơng qua hình thức
thu theo giá nhà nước quy định hoặc thông qua đấu giá đất (giá sàn không thấp hơn
giá nhà nước quy định). Đối với hình thức th đất thì có thể thuê đất trả tiền thuê
đất hàng năm hoặc trả tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian thuê.
Đối với đất lâm nghiệp, hoạt động giao đất, giao rừng, khoán rừng cho chủ
rừng là biện pháp đã được áp dụng từ lâu. Thực hiện chính sách giao khốn đất
trồng rừng, các địa phương thường khoán trồng rừng đến hộ gia đình, gồm khốn
theo cơng việc hoặc theo cơng đoạn; khoán hàng năm, khoán một số năm hoặc theo
chu kỳ kinh doanh (đến lúc rừng trồng được khai thác).
c. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
Lập và quản lý hồ sơ địa chính, tổ chức đăng ký và cấp GCNQSDĐ là biện
pháp nhằm theo dồi tình hình sử dụng và biến động của đất đai, đồng thời thiết lập
16


quyền sử dụng đất hợp pháp cho người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để
người sử dụng và cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
của mình. Đây là biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến
động đất đai.
Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai là việc thiết lập ban đầu và
cập nhật biến động hệ thống hồ sơ ở dạng giấy và dạng số về toàn bộ nguồn lực đất
đai, tình hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất,
thơng tin về người sử dụng đất,... nhằm mục đích phục vụ cồng tác tra cứu, quản lý,
hoạch định chính sách.

Đăng ký đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Sau khi phát
sinh quyền sử dụng đất (giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, ...) hoặc có những thay đổi trong sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng
ký với cơ quan nhà nước để được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp và làm
GCNQSDĐ. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa
Nhà nước với người sử dụng đất. Được cấp GCNQSDĐ là quyền đầu tiên của
người sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất, là
căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. GCNQSDĐ cũng là điều
kiện để giao dịch trên thị trường.
Cấp GCNQSDĐ là việc ghi nhận quyền sứ dụng đất hợp pháp đối với một
thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất. Công tác cấp GCNQSDĐ phải được thực hiện thường xuyên liên tục để
có thể phản ánh kịp thời những biến động của đất đai. Hồ sơ địa chính và
GCNQSDĐ cung cấp thơng tin đầy đủ nhất, là cơ sở để bảo vệ các quyền của
người sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp cũng như nghĩa vụ tài chính mà họ phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Đối với đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng xảy ra lấn chiếm, tranh cấp nhiều
nhất, do diện tích được cấp GCNQSDĐ cịn hạn chế. Ngun nhân có thể kể đến
đó là các địa phương vân cịn để đất hoang hóa hoặc chậm đưa vào sử dụng, quản
17


×