Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nêu cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN và phân tích yếu tố tự do di chuyển đầu tư (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN HẾT HỌC PHẦN
MÔN:
PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN
ĐỀ BÀI
“Nêu cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN và phân tích
yếu tố tự do di chuyển đầu tư”

TÊN

VŨ THÙY DƯƠNG

MSSV

431854

LỚP

N09-TL2

NHÓM

NHÓM 6

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1


NỘI DUNG .....................................................................................................................1
I. Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN .........................1
II. Yếu tố tự do di chuyển đầu tư trong cấu trúc của thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất ASEAN. ...........................................................................................2
1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................2
2. Mục tiêu ................................................................................................................3
3. Phương thức thực hiện........................................................................................3
4. Đánh giá những tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của các
quốc gia ASEAN trong tự do di chuyển đầu tư. .....................................................6
KẾT LUẬN ....................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................9


MỞ ĐẦU
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của cộng
đồng ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN phát triển ổn định,
thịnh vượng, đồng đều có tính cạnh tranh cao và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Theo
Kế hoạch tổng thể AEC 2015, nội dung của AEC bao gồm: Thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất, khu vực kinh tế cạnh tranh cao, khu vực phát triển kinh tế đồng đều và khu
vực hội nhập hoàn tồn vào nền kinh tế tồn cầu. Trong đó thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất là một nội dung vơ cùng quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, sinh
viên xin được chọn đề tài: “Nêu cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
ASEAN và phân tích yếu tố tự do di chuyển đầu tư” làm đề tài tiểu luận. Do cịn nhiều
hạn chế trong q trình nhận thức nên bài làm khơng tránh khỏi thiếu sót. Sinh viên rất
mong nhận được những nhận xét, đánh giá từ phía Thầy, Cơ để bài làm hoàn thiện hơn.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Cấu trúc của thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN
Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất của ASEAN bao gồm năm yếu tố cốt
lõi và hai thành phần quan trọng. Cụ thể như sau:

Năm yếu tố cốt lõi bao gồm: (1) Tự do thương mại hàng hóa: Được thực hiện
thơng qua tự do hóa thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, thiết lập quy tắc xuất xứ,
thuận lợi hóa thương mại, hợp tác hải quan, hài hịa hóa và nhất thể hóa hàng rào tiêu
chuẩn và kĩ thuật trong thương mại; (2) Tự do hóa thương mại dịch vụ: Được thực hiện
thơng qua xóa bỏ (có lộ trình) các hạn chế đối với thương mại dịch vụ, xây dựng các
thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), tăng cường phát triển nguồn nhân lực và xây
dựng năng lực trong lĩnh vực dịch vụ; (3) Tự do hóa đầu tư: Được thực hiện thơng qua
việc mở cửa đầu tư, xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, dành chế độ đãi ngộ quốc gia
và chế đọ tối huệ quốc cho cả nhà đầu tư ASEAN và các nhà đầu tư bên ngồi; bảo hộ
đầu tư các chương trình và hoạt động xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư; (4) Tự do hóa
dịng vốn: Được thực hiện thơng qua tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn
của khu vực (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chứng khoán, thanh toán quốc tế, thị
trường vay nợ) và cho phép di chuyển các khoản vốn lớn và có ý nghĩa kinh tế quan
trọng; (5) Tự do di chuyển lao động lành nghề. Sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN được
1


thành lập có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông
qua các thỏa thuận cơng nhận tay nghề tương đương, gồm kế tốn, kiến trúc sư, nha sĩ,
bác sĩ, kỹ sư, y tá, du lịch và điều tra viên.
Hai thành phần quan trọng bao gồm: (1) Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập – PIS
(Priority Integration Sectors). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên
hội nhập PIS là các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm trong hợp tác kinh tế của AEC và
được ưu tiên rút ngắn lộ trình thực hiện so với các lĩnh vực khác; (2) Thành phần lương
thực, nông nghiệp và lâm nghiệp. Do đặc thù đại đa số nền kinh tế các nước ASEAN
đều là nền kinh tế nông nghiệp nên khi xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất chung,
các quốc gia thành viên đã thống nhất rằng thị trường này phải bao gồm và chú trọng
đến các ngành nông và lâm nghiệp. Để làm được điều này, AEC đã đưa ra các biện pháp
như tăng cường cạnh tranh, đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao công nghệ và phát triển hợp
tác xã nông nghiệp trong ASEAN.

II. Yếu tố tự do di chuyển đầu tư trong cấu trúc của thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất ASEAN.
1. Cơ sở pháp lý
Trong khuôn khổ AEC, các vấn đề liên quan đến đầu tư nói chung và tự do hóa
đầu tư nói riêng được quy định tại hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), ký kết
tháng 2 năm 2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012. Hiệp định này thay thế cho hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư (IGA) 1987 và hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
1998. Tại thời điểm đó, với tham vọng hình thành AEC vào năm 2015, nhiều điều khoản
trong AIA và IGA đã được cho là chưa đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ra vì AIA
chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận về khuyến khích và
bảo hộ đầu tư nên IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mại trong khu
vực. IGA và AIA cũng mang tính phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài tại
ASEAN. Hiệp định ACIA kế thừa các quy định của IGA và AIA nhưng đã đưa ra nhiều
điểm mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư của khu vực để phù hợp với bối cảnh thực
tiễn hợp tác kinh tế. Trong quá trình thực hiện, các nước tham gia có thể thỏa thuận điều
chỉnh các nội dung trong Hiệp định cho phù hợp với thực tế nhưng không vượt quá nghĩa
vụ cam kết trong Hiệp định. Từ năm 2012 đến nay, các nước ASEAN đã ký kết 4 Nghị
định thư sửa đổi ACIA lần lượt vào các năm 2014, 2017, 2018, 2019.
2


Hiệp định ACIA bao gồm 49 điều, 02 phụ lục và 1 danh sách bảo lưu được xây
dựng trên cơ sở 4 trụ cột cơ bản: (1) Bảo hộ đầu tư; (2) Tạo thuận lợi và hợp tác đầu tư;
(3) Thúc đẩy môi trường đầu tư và tăng cường nhận thức; (4) Tự do hóa đầu tư. ACIA
đã đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một cách tồn diện hơn
và có các biện pháp cụ thể nhằm tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi
hóa đầu tư nhằm bảo đảm lợi ích của các nhà đầu tư, bảo đảm nguyên tắc về đối xử quốc
gia cũng như nâng cao nhận thức của ASEAN về một môi trường đầu tư khu vực mang
tính chất thống nhất.
2. Mục tiêu

Thơng qua tự do hóa đầu tư, các quốc gia ASEAN hướng đến mục tiêu cải thiện
môi trường đầu tư, nâng cao hơn nữa sức hấp dẫn của khu vực này như điểm nhận đầu
tư tồn cầu thơng qua thiết lập một chế độ đầu tư cởi mở, minh bạch và đáng tin cậy
trong khu vực theo như đúng yêu cầu của Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh
tế ASEAN 2025.
Với tham vọng xúc tiến ASEAN trở thành một điểm đến cho hoạt động đầu tư,
các quốc gia thành viên ASEAN đồng ý thông qua ACIA hướng đến các mục tiêu:1 (1)
Tạo ra một môi trường cần thiết để xúc tiến mọi hình thức đầu tư và các lĩnh vực tăng
trưởng mới trong ASEAN; (2) Xúc tiến đầu tư nội khối ASEAN, đặc biệt là đầu tư
ASEAN 6 và các quốc gia thành viên ASEAN mới hơn; (3) Nuôi dưỡng sự tăng trưởng
và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; (4) Xúc tiến các chương trình liên kết
đầu tư; tập trung vào các khối khu vực và các mạng lưới sản xuất; (5) Chuyển đổi chính
sách đầu tư; thủ tục đề nghị và chấp thuận đầu tư; (6) Trao đổi thơng tin về các quy định,
quy chuẩn, chính sách và thủ tục liên quan đến đầu tư; (7) Cải thiện sự hợp tác giữa các
bộ, cơ quan của chính phủ và nâng cao mức độ tham vấn với các cổ đông khu vực tư
nhân để thúc đẩy đầu tư.
3. Phương thức thực hiện
3.1. Mở cửa đầu tư trong khuôn khổ Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)
Theo quy định tại Điều 3 Khoản 3 ACIA 2009, các quốc gia thành viên sẽ chỉ mở
cửa và tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực sau: Sản xuất công nghiệp, nơng nghiệp, ngư
nghiệp, lâm nghiệp, khai khống và khai thác đá, các dịch vụ liên quan đi kèm của các
1

Nguyễn Hằng Nga, Vấn đề tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế và liên hệ với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.

3


lĩnh vực trên. Bên cạnh đó, ACIA cịn quy định cho phép tự do hóa đối với bất kì lĩnh

vực nào được các quốc gia thành viên nhất trí. Các nước thành viên có xu hướng sẽ tự
do hóa đầu tư thêm một số lĩnh vực, ngành nghề khác. Do vậy hiệp định ACIA sẽ điều
chỉnh cả đối với những lĩnh vực, ngành nghề đó trên cơ sở sự nhất trí của các nước thành
viên. Quy định này nhằm cho phép tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ khác sẽ phát sinh
trong tương lai. Đồng thời ACIA cũng quy định rõ các hoạt động đầu tư không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.2
3.2. Xóa bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư
Biện pháp hạn chế đầu tư trong khn khổ AIA chính là các biện pháp đầu tư bị
cấm theo ACIA, bao gồm 2 loại:
Một là, các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngồi(Performance requirements).
ACIA khơng trực tiếp định nghĩa thế nào là biện pháp yêu cầu hay liệt kê các biện pháp
đầu tư liên quan đến yêu cầu, điều kiện đối với đầu tư đầu tư nước ngoài bị cấm mà dẫn
chiếu tới Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của
WTO. Theo đó, các quốc gia phải loại bỏ, không được áp dụng các biện pháp được liệt
kê tại Phụ lục 1A của TRIMs (Các biện pháp theo TRIMs gồm 2 nhóm: (1) Các biện
pháp về “yêu cầu tỉ lệ nội địa hoá ”, như quy định buộc doanh nghiệp nước ngoài phải
mua hoặc sử dụng một mức độ nhất định các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ
một nguồn cung cấp trong nước; (2) Các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại",
chẳng hạn như yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử dụng các sản
phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số tính theo khối lượng hoặc giá trị sản
phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu) .
Hai là biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp: Yêu cầu một pháp nhân
của nước đó bổ nhiệm người có quốc tịch nhất định vào vị trí quản lí cấp cao.
Tuy nhiên, đối với cả 2 nội dung tự do hoá đầu tư trên, cả Hiệp định khung về
Khu vực đầu tư ASEAN và IAI đều quy định về Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) và
Danh mục nhạy cảm (SL). Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) bao gồm các ngành nghề
tạm thời chưa cho phép đầu tư hoặc chưa được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia và các
biện pháp (hạn chế) đầu tư tạm thời vẫn áp dụng đối với đầu tư nước ngồi nhưng phải
có lộ trình loại bỏ dần đến năm 2010 đối với ASEAN 6 và đối với Việt Nam, Lào và
Myanmar, Campuchia lần lượt là năm 2013, 2015 và 2017. Danh mục nhạy cảm (SL)

2

Khoản 4 Điều 3 ACIA 2009.

4


gồm những ngành và biện pháp đầu tư không bị loại bỏ nhưng sẽ được xem xét định kì
bởi hội đồng AIA.
3.3. Áp dụng nguyên tắc đổi xử quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Nhằm đảm bảo bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư ASEAN,
ACIA quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ áp dụng nguyên tắc MFN và NT
trong lĩnh vực đầu tư tại Điều 5 và Điều 6, cụ thể:
Nguyên tắc về đối xử quốc gia yêu cầu quốc gia thành viên sẽ dành cho các nhà
đầu tư hoặc khoản đầu tư của nhà đầu tư của các quốc gia thành viên khác đối xử liên
quan đến việc chấp thuận, thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, thực hiện, vận hành và
bán hoặc định đoạt theo cách khác khoản đầu tư không kém thuận lợi hơn đối xử mà
quốc gia đó, trong điều kiện tương tự, dành cho nhà đầu tư nước mình.
Theo nguyên tắc tối huệ quốc, nhà đầu tư của một quốc gia thành viên khi đầu tư
vào quốc gia thành viên khác và khoản đầu tư của họ phải được hưởng chế độ đãi ngộ
(nhưng không giới hạn trong) về tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận
hành và chuyển nhượng đầu tư như nhà đầu tư của quốc gia thứ ba bất kì được hưởng.
Ngồi các nội dung trên, ACIA còn quy định cụ thể các trường hợp ngoại lệ trong tự do
hố đầu tư vì các lí do an ninh quốc phòng, sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ
các di sản văn hoá, thuần phong mỹ tục ...
3.4. Bảo hộ đầu tư
Bảo hộ đầu tư trong AIA được quy định từ Điều 11 đến Điều 16 ACIA bao gồm
các nội dung sau: (1) Bồi thường trong trường hợp mất ổn định (Điều 12 ACIA). Theo
đó các quốc gia thành viên phải bồi thường một cách bình đẳng cho các nhà đầu tư của
các quốc gia thành viên khác khi có thiệt hại trong lãnh thổ quốc gia mình vì lí do mất

ổn định, xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp; (2) Chuyển tiền (Điều 13 ACIA).
Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ cho phép hoạt động chuyển tiền liên quan đến đầu
tư được tiến hành tự do trong và ngồi lãnh thổ của mình; (3) Tịch biên và bồi thường (
Điều 14 ACIA). Các quốc gia thành viên chỉ được tịch biên hoặc quốc hữu hóa trong
trường hợp vì mục đích cộng đồng và phải bồi thường thỏa đáng và công bằng; (4) Thế
quyền (Điều 15 ACIA). Nếu một quốc gia thành viên đã trả hoặc bồi thường cho nhà
đầu tư một khoản tiền liên quan đến các rủi ro phi thương mại của một khoản đầu tư thì
các quốc gia thành viên khác phải thừa nhận việc nhượng quyền này. Đồng thời, khi
thực hiện các quyền được nhượng thi quốc gia đó phải thơng báo cho các nhà đầu tư có
5


liên quan; (5) Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên. Nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích cho các nhà đầu tư, ACIA đã dành riêng Phần B, bao gồm các điều
từ 28 đến 41 để về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với nhà
đầu tư, với trình tự, thủ tục, thời hạn và luật áp dụng rất cụ thể. Theo cơ chế này, tranh
chấp được giải quyết thông qua hoà giải, tham vấn và trọng tài.
Ngoài ra, trong bảo hộ đầu tư cũng sẽ có các trường hợp ngoại lệ, các trường hợp
này được quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 19 và các điều 16, 17 và 18 ACIA. Các
trường hợp này liên quan đến đảm bảo cán cân thanh tốn, an ninh quốc phịng, trật tự
công cộng, sức khỏe con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục ... quy định .
3.5. Xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư
Xúc tiến đầu tư bao gồm các hoạt động phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và
các công ti xuyên quốc gia; bổ sung công nghiệp và mạng lưới sản xuất; tổ chức đoàn
khảo sát đầu tư, tập trung phát triển tổ hợp khu vực và mạng lưới sản xuất; tổ chức và
hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, quy định, chính sách đầu tư và trao đổi những
vấn đề có liên quan khác .
Thuận lợi hoá đầu tư là hoạt động nhằm tạo mơi trường thuận lợi cho tất cả hình
thức đầu tư, ACIA năm 2009 quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ: đơn giản
hố thủ tục đăng kí và cấp phép đầu tư; phổ biến thơng tin liên quan đến đầu tư (bao

gồm quy định, quy tắc, chính sách ); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ
sở dữ liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường
đầu tự nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư; cung cấp
dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp.
4. Đánh giá những tác động của đại dịch Covid 19 tới hiệu quả hợp tác của
các quốc gia ASEAN trong tự do di chuyển đầu tư.
4.1. Tác động tiêu cực
AEC đang ở vào trình độ liên kết cộng đồng ở mức khá thấp. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) trong nội khối ASEAN năm 2014 cũng chỉ ở mức khiêm tốn 17,9%
trong tổng mức FDI 136 tỷ USD từ các thành viên trong khối. Trong đó, năm 2014 đầu
tư FDI của Việt Nam vào khối chỉ ở mức 1,5 tỷ USD, so với mức hơn 7,6 tỷ USD Việt

6


Nam đầu tư ra ngồi khối3. Có thể thấy, tình hình hợp tác đầu tư nội khối ASEAN vẫn
ln là bài tốn khó với các nước ASEAN từ khi chưa xuất hiện đại dịch. Vào năm 2019
khi đại dịch bùng phát, FDI nội khối của ASEAN giảm mạnh xuống còn khoảng 22 tỷ
đô so với mức 24,2 tỷ đô vào năm 2018. Đầu tư nội khối của từng quốc gia thành viên
cũng giảm mạnh, trong đó tiêu biểu có thể kể tới Indonesia từ 11,1 tỷ đô vào năm 2018
xuống cịn 7 tỷ đơ vào năm 2019, Singapore từ 5,3 tỷ đơ vào năm 2018 xuống cịn 3,5
tỷ đơ vào năm 20194. Tương tự như nguồn vốn đầu tư trong nội khối ASEAN, FDI từ
cả các nước nội khối và ngoại khối vào ASEAN trong năm 2020 cũng giảm mạnh 31%
xuống 107 tỷ USD. Trong đó vốn FDI của Singapore giảm 37% xuống còn 58 tỷ USD,
thấp hơn so với tỷ lệ chung của ASEAN, do hậu quả của đại dịch và sự sụt giảm trong
các hoạt động kinh doanh trên tồn cầu.5
4.2. Tác động tích cực
Ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch cũng có những tác động tích cực đến tinh thần
đồn kết, gắn bó và cao hơn là hợp tác, phối hợp của các quốc gia ASEAN trong tiến
trình đẩy lùi những khó khăn, thách thức và khủng hoảng mà Covid-19 mang lại. Theo

đó tình hình đại dịch diễn ra phức tạp ở hầu hết quốc gia ASEAN đã tạo động lực cho
các quốc gia tận dụng triệt để tiềm lực công nghệ- thông tin, tổ chức các hội nghị trực
tuyến nhằm sớm đưa ra các giải pháp cho những khủng hoảng mà dịch bệnh mang lại
trong đó có các biện pháp về hợp tác đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế. Cụ thể, Phó Thủ tướng
Phạm Bình Minh phát biểu trong bài viết dành cho báo chí về hợp tác ASEAN trước
thềm hội nghị cấp cao ASEAN+3 vào ngày 14/4/2020 đã nêu quan điểm rằng một trong
những vấn đề mà các nước ASEAN cần tập trung đó là cùng nhau chia sẻ và kiên trì
thực hiện các giá trị chung về tự do thương mại, tạo thuận lợi cho đầu tư, không để các
chuỗi cung ứng bị đứt qng; sớm bình thường hóa các hoạt động giao thương và lưu
chuyển xuyên biên giới khi đã kiểm soát được dịch… nhằm tận dụng mọi động lực để
phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bao trùm và bền vững trong toàn khu vực. Thực
tế cho thấy, dù trong tình hình đại dịch, các nước ASEAN vẫn duy trì và ưu tiên hợp tác
đầu tư với nhau. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 6
3

Tạp chí tài chính, Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến Việt Nam,
truy cập ngày 10/7/2021.
4

ASEAN Statistical Yearbook 2020
Việt Dũng, Sức hút FDI từ RCEP: Cánh cửa rộng mở trong năm 2021, />5

7


tháng đầu năm 2021, Việt Nam thu hút được 15,27 tỷ USD vốn đầu tư FDI trong đó
Singapore dẫn đầu, với 5,65 tỷ USD, chiếm 36,9% tổng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu
năm đến nay, trong khi đó vào nửa đầu năm 2019, Singapore chỉ đứng ở vị trí thứ 5.
Còn về phái Thái Lan, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 4 tháng đầu năm
2021, các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục đầu tư 163 triệu USD vào Việt Nam, đứng thứ 8

về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Đặc biệt, sau tám năm kể từ khi ASEAN bắt đầu khởi xướng đàm phán Hiệp định
Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ngày 15-11-2020, 10 quốc gia ASEAN và 5
nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) chính thức
ký kết RCEP. Việc RCEP được thông qua trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp
(thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức trực tuyến với vai trò
Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam) đã thể hiện nỗ lực rất lớn của các nước ASEAN
trong đẩy mạnh hợp tác, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phục hồi nền kinh tế.
RCEP sẽ đưa ASEAN và các đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào vị trí thuận
lợi để giải quyết các vấn đề kinh tế khu vực, đặc biệt là hậu quả do đại dịch COVID-19,
vốn ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến kinh tế Đông Nam Á.6 UNCTAD cho rằng,
RCEP được ký kết giữa 15 nước có thể tạo ra một động lực đáng kể cho đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong khu vực ASEAN.
KẾT LUẬN
Đầu tư là một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng, tác động mạnh đến sự
phát triển của nền kinh tế ASEAN. Việc các nhà lãnh đạo ASEAN xác định tự do hóa
đầu tư là một trong những yếu tố cốt lõi để đạt được mục tiêu chung của cộng đồng
trong Kế hoạch tổng thể về cộng đồng ASEAN đã cho thấy tầm quan trọng của tự do
hóa đầu tư. Tuy nhiên vấn đề hợp tác đầu tư tại ASEAN vẫn còn nhiều khó khăn, cản
trở và vướng mắc, là bài tốn khó của các quốc gia thành viên ASEAN khơng chỉ trong
bối cảnh đại dịch. Thiết nghĩ các quốc gia thành viên ASEAN trong thời gian tới cần
sớm có những giải pháp khắc phục vấn đề này, để mức độ gắn kế giữa các nước thành
viên ASEAN ngày càng sâu rộng hơn nữa.

6

Hồng Đình Nhàn, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Ý nghĩa và kỳ vọng,
truy cập ngày 10/7/2021.

8



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tham khảo là văn bản pháp luật
1. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN 2009 (ACIA)
2. Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015
3. Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015
II. Tài liệu tham khảo là giáo trình, cơng trình nghiên cứu khoa học
4. Nguyễn Hằng Nga, Vấn đề tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định quốc
tế và liên hệ với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Minh Phương, Tự do hóa đầu tư trong AEC và sự tham gia của Việt
Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Hải Lê, Quan hệ đầu tư của ASEAN trong bối
cảnh hình thành AEC 2015, Hội thảo quốc tế AEC - lần 3, Trường Đại học Kinh tế.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN , NXB.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2016.
III. Tài liệu trên Internet.
8.ASEAN

Statistical

Yearbook

2020,

/>
content/uploads/2020/12/ASYB_2020.pdf, truy cập ngày 10/7/2021.
9. AEC Policy brief, No.3/ July 2020, truy cập ngày 10/7/2021.
10. Hồng Đình Nhàn, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: Ý nghĩa và kỳ
vọng, truy cập ngày 10/7/2021.

11. Phương An- Ngọc Ánh, Bất chấp dịch Covid-19, doanh nghiệp Thái vẫn đổ
thêm vốn vào Việt Nam,

/>
nghiep-thai-van-do-them-von-vao-viet-nam-20201230211949882.htm, truy cập ngày
10/7/2021.
9


12. Tạp chí tài chính, Cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động đến Việt Nam,
truy cập ngày 10/7/2021.
13.Việt Dũng, Sức hút FDI từ RCEP: Cánh cửa rộng mở trong năm 2021,
truy cập ngày 10/7/2021.
IV. Trang Web
14. . />15. />16. />
10


11



×