Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.91 KB, 203 trang )


7
MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược sản xuất hướng về
xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Châu Á
như : Đài Loan, Singapore, Trung Quốc … mô hình khu chế xuất, khu công
nghiệp, đặc khu kinh tế, khu mậu dòch tự do …( sau đây gọi chung là khu công
nghiệp ), đã đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế và là hạt nhân quan trọng trong
quá trình phát triển của từng quốc gia.
Đối với Việt Nam, qua gần 20 năm đổi mới, khu công nghiệp đã góp phần to lớn trong
việc phát triển nền kinh tế đất nước, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc
tế, thu hút đầu tư nước ngoài, được xác đònh là một trong các công cụ quan trọng
để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên hoạt động của các khu công nghiệp trong thời gian qua đã phát sinh nhiều
vấn đề mới cần được nghiên cứu tổng kết và đề ra các giải pháp kòp thời nhằm
tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu
công nghiệp phát triển vững chắc.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có vò trí của một đòa phương
nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động của cả nước, là vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Do đó, Long An có nhiều tiềm năng phát triển công
nghiệp trên cơ cở thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài
nước, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế, ngay trong
những năm đầu mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta, tỉnh
Long An được xếp thứ hạng khá trong danh sách các đòa phương thu hút đầu tư
nước ngoài của Việt Nam và chính khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp cũng như nền kinh

8
tế tỉnh. Tuy nhiên, càng về những năm sau, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Long An càng không ổn đònh và có xu hướng giảm. Mặc dù các cơ chế,


chính sách được chú ý vận dụng với nhiều ưu đãi, điều kiện hạ tầng cơ sở ngày
càng phát triển, nhưng ngày càng có khoảng cách rất lớn so với các tỉnh lân cận
có điều kiện tương tự. Nguyên nhân chính của yếu kém này là gì? Giải pháp nào
mang tính chiến lược cho Long an để đònh hướng phát triển khu công nghiệp
trong điều kiện những yếu tố hạ tầng cơ sở được cải thiện thuận lợi, cơ chế ưu
đãi được vận dụng tối ưu.
Xuất phát từ vấn đề đặt ra trên đây tác giả lựa chọn đề tài Luận án Tiến só khoa học
kinh tế chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa kinh tế quốc dân:” Phát
triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An đến năm 2010”. Đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu thực trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An thời gian
qua và giải pháp thực hiện có tính đồng bộ và toàn diện đối với việc phát triển
các KCN tỉnh Long An trong điều kiện môi trường đầu tư được cải thiện và cơ
chế ưu đãi được vận dụng một cách tối ưu.
2. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:

- Nghiên cứu một số khía cạnh chủ yếu trong vấn đề tổng thể về xây dựng và
phát triển các KCN phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cụ thể của
tỉnh Long An; có xét đến vai trò các KCN của tỉnh trong mối liên kết với các
tỉnh lân cận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vấn đề nghiên cứu tập trung vào nội dung: phát triển về chiều rộng theo qui
hoạch để xây dựng các KCN; phát triển về chiều sâu các KCN và vấn đề hổ trợ
phát triển các KCN của tỉnh Long An đến năm 2010.
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các KCN của tỉnh Long An nằm trong danh
mục qui hoạch tổng thể các KCN đến năm 2010; phân tích thực trạng xây dựng

9
và hoạt động các KCN của tỉnh trong giai đoạn cụ thể từ 1995 đến 2004; có xét
đến xu thế phát triển đến năm 2010.
- Đối tượng nghiên cứu là các KCN theo khái niệm về KCN được xác đònh
trong Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao được ban hành theo Nghò

đònh 36/CP, ngày 24/4/1997 của Chính phủ.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc hình thành và phát triển khu công nghiệp, trên cơ
sở nghiên cứu các mô hình thực tiễn của các nứơc trong khu vực và một số đòa
phương khác trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nói chung,
đối với Long An nói riêng về các giải pháp thực hiện nhằm phát triển các khu
công nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Long An thời gian qua, đánh giá
toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các khu công nghiệp, xác
đònh các thành quả đạt được, cũng như các tồn tại và nguyên nhân cần khắc
phục.
+ Đề xuất giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Long An một cách đồng bộ và
toàn diện nhằm đẩy mạnh sự phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Long An
đến năm 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN:

- Vận dụng học thuyết Mác- Lê Nin, phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lòch sử, học thuyết kinh tế truyền thống và lý thuyết so sánh tuyệt đối và
tương đối vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An
nói riêng.
- Nghiên cứu quán triệt và vận dụng các đường lối, chủ trương, chính sách
phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước đã được xác đònh cụ thể qua các kỳ

10
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7, 8,9 và các
hội nghò liên quan.
- Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu so sánh, phương
pháp quy nạp, lý thuyết hệ thống trong phân tích đònh lượng; xử lý số liệu và
đánh giá kết quả.

- Luận án sử dụng các kết quả của các cuộc hội thảo chuyên đề về khu
công nghiệp, khu chế xuất trên đòa bàn khắp cả nước.
- Luận án thực hiện các quan sát trên hiện trường thực tế như các khu
công nghòêp của tỉnh Long An và đòa phương phụ cận như thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Nai…
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Từ đầu thập niên 90 của thế kỹ 20, với sự ra đời của các khu công nghiệp
ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, các khu công nghiệp đã trở thành biểu
tượng của sự khởi sắc kinh tế, điểm sáng về phân bố không gian công nghiệp,
cùng quá trình đô thò hóa diễn ra mạnh mẽ trong tiến trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước.
Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đã được quy đònh trong
nhiều văn bản pháp lý, đường lối, chủ trương, chính sách, thể hiện sự quan tâm
đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong lónh vực này. Đã có nhiều Hội nghò khoa
học, Hội thảo cấp Quốc gia về chuyên đề phát triển các khu công nghiệp như
Hội nghò Tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Nam (2003), Hội
nghò Tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Bắc (2004); đã có một
số công trình khoa học nghiên cứu về KCN như: Luận án Tiến só Kinh tế về đề
tài”Giải pháp phát triển các KCN tại TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010” của tác
giả Nguyễn Quyết Chiến (2003); Luận án Tiến só Kinh tế về đề tài”Một số giải
pháp phát triển Khu công nghiệp tập trung tại Tỉnh Đồng nai đến năm 2010” của

11
tác giả Phạm văn Thanh (2005); Luận án Thạc só Kinh tế về đề tài”Phân tích
tình hình hoạt động các KCX, KCN tại Thành phố Hồ Chí Minh và các giải
pháp” của tác giả Nguyễn Vân Hà ( 1998 ); Luận án Thạc só Kinh tế về đề tài
“Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam“
của tác giả Võ Ánh Dương (2000)...
Tuy nhiên cho đến nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tiến só Kinh tế về

phát triển các KCN đối với tỉnh Long An còn chưa có.
Bởi vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu phát triển các KCN tại
tỉnh nhà, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển các KCN của tỉnh Long An đến
năm 2010 “, với nội dung đóng góp mới cụ thể như sau :
1/. Hệ thống hóa một cách rõ ràng một số đònh nghóa về KCN, cơ sở hình
thành các KCN – tập trung hóa sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ, về mục tiêu
phát triển các KCN; phân tích chọn lọc bài học kinh nghiệm về phát triển các
KCN tại một số nước trên thế giới; nghiên cứu phân tích đường lối, mục tiêu
phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó cho thấy cơ sở khoa
học và sự cần thiết phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long An
nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
2/. Không dừng lại ở việc mô tả, tổng kết; Luận án đi sâu trực tiếp phân
tích các bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình KCN thành công và
không thành công tại một số nước gần Việt Nam; đúc kết ra các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển các KCN tại một số nước ngoài nhằm vận dụng vào
điều kiện thực tiễn của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An nói riêng.
3/. Tổng quát hóa việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
các KCN tại Việt Nam thời gian qua, nêu lên các bài học bổ ích được rút ra
trong điều kiện thực tiển ở Việt nam để áp dụng đối với tỉnh Long An trong thời
gian tới.

12
4/. Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Long An thời
gian qua theo nhiều tiêu chí khoa học; đánh giá thành tựu đã đạt được; từ đó rút
ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả này; xác đònh các mặt tích cực đã làm
được và những tồn tại cần khắc phục; từ đó làm cơ sở thực tiễn cho việc hoạch
đònh các giải pháp phát triển các KCN tỉnh Long An đến năm 2010.
5/. Giải quyết mục tiêu của đề tài, tác giả đã đề xuất một tập hợp các
quan điểm phát triển KCN, cùng mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Long An
trong thời gian tới. Trình bày một tập hợp có hệ thống về giải pháp phát triển

các KCN tỉnh Long An đến 2010, nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục các
mặt tồn tại trong thời gian qua. Các giải pháp đề xuất trong luận án được phân
loại thành 3 nhóm: nhóm giải pháp phát triển về chiều rộng, nhóm giải pháp
phát triển về chiều sâu, và nhóm giải pháp hổ trợ phát triển các KCN trên cơ sở
khoa học và thực tiễn, dựa trên nền tảng kế thừa và phát huy các bài học kinh
nghiệm về phát triển các KCN ở trong và ngoài nước, được vận dụng sáng tạo
trong điều kiện lòch sữ cụ thể của tỉnh Long An.
6/. Để các giải pháp có điều kiện đi vào cuộc sống, tác giả đã đề xuất một
tập hợp các kiến nghò đối với Nhà nước và tỉnh Long An, cũng như đối với các
KCN tỉnh Long An nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp.









13
CH Ư ƠNGI:

1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
:
Có nhiều khái niệm khác nhau về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
công nghiệp cao (sau đây, gọi chung là khu công nghiệp) ở một số nước đang
phát triển trên thế giới; tuy nhiên, có thể nêu đại diện hai chính kiến dưới đây:
1.1.1 Đònh nghóa của Hội nghò đòa lý Thế giới lần thứ 19, tại Stốc-khôn,Thụy
điển, năm 2000:
“Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng, có nền tảng là sản xuất công

nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dòch vụ; kể cả các hoạt động sản xuất công
nghiệp, dòch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà
ở.”{18}
Nhận xét:
Theo tác giả, đònh nghóa nêu trên về khu công nghiệp của Hội
nghò đòa lý thế giới đã nêu được 3 vấn đề về tính chất đòa lý, mục tiêu hoạt động
cơ bản của Khu công nghiệp và các công năng cần thiết khác của khu công
nghiệp.
Tuy nhiên, đònh nghóa trên, còn chưa cho biết đối tượng hoạt động trong
KCN, vấn đề tổ chức quản lý KCN và các ưu đãi đặc thù của KCN, những
khuyết điểm này cần được bổ sung đầy đủ hơn để đònh vò KCN một cách chuẩn
xác khi hoạt động.
1.1.2 Đònh nghóa của Chi M.M., trong tài liệu “KCN tập trung ở Saint Louis,
Hoa Kỳ”, năm 1998:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM


14
“Khu công nghiệp là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống
theo một kế hoạch tổng thể, để cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, kể cả
hạ tầng cơ sở, tiện ích công cộng đầy đủ cho một cộng đồng các ngành công
nghiệp tương ứng.”[8]
Nhận xét:
Theo tác giả, đònh nghóa nêu trên về KCN khá tổng quát, đã
nêu được 4 vấn đề về tính chất đòa lý, việc phát triển có hệ thống, theo kế
hoạch; đặc điểm hoạt động với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dòch vụ công cộng; sự
phù hợp với một hoặc tập hợp ngành công nghiệp xác đònh.
Tuy nhiên, đònh nghóa trên cũng chưa cho biết đối tượng hoạt động trong
KCN, vấn đề tổ chức quản lý KCN và các công năng cần thiết khác của KCN;

nghóa là trong nội dung đònh nghóa của M.M Chi cũng khiếm khuyết tương tự
đònh nghóa của Hội nghò đòa lý thế giới lần thứ 19, tại Stốc-khôn, Thụy Điển,
năm 2000.
1.1.3 Đònh nghóa về Khu công nghiệp ở Việt Nam :

Theo quy đònh hiện hành của Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, được ban hành theo Nghò đònh số 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm
1997 [30 ] , và Quy chế Khu công nghệ cao, được ban hành ngày 28 tháng 8 năm
2003 [35] của Chính phủ đã đònh nghóa:
1.1.3.1 Khu công nghiệp (Industrial zones) :

“Là khu tập trung các doanh nghiệp khu công nghiệp chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp;
. Có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống;
. Do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết đònh thành lập;
. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất”.[30]

15
1.1.3.2 Khu chế xuất (Epz – Export processing zones):
“Là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản
xuất hàng xuất khẩu; thực hiện các dòch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu;
. Có ranh giới đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống;
. Do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập”.[30]
1.1.3.3 Khu công nghệ cao (High – Technology zones) :

“Là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác đònh, do Thủ
tướng Chính phủ quyết đònh thành lập, nhằm nghiên cứu phát triển và ứng dụng
công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công
nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
. Trong khu công nghệ cao, có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu

bảo thuế và khu nhà ở”.[35]
Chú thích : (1) Khu công nghiệp – KCN: sau đây được gọi chung cho khu công
nghiệp – khu chế xuất – khu công nghệ cao.
Nhận xét:
Theo tác giả, đònh nghóa về khu công nghiệp được nêu trong
Nghò đònh 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Việt Nam [30] đã khắc phục
được 3 khiếm khuyết trong đònh nghóa của UNIDO và WEPZA là: xác đònh về
đối tượng hoạt động trong KCN; vấn đề tổ chức quản lý KCN và qui đònh các
công năng khác nhau trong KCN.
Tuy nhiên, đònh nghóa trên còn chưa nêu được công năng đầy đủ của KCN;
quan hệ giữa phát triển các KCN với phát triển kinh tế - xã hội của các vùng
lãnh thổ; đặc điểm hoạt động của KCN với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
đồng bộ. Vấn đề đònh hướng chuyên môn hóa các KCN. Những khiếm khuyết
này cần được bổ sung để đònh hướng phát triển đúng đắn các KCN trong thời
gian tới.

16
1.1.4 Bổ sung đònh nghóa về Khu công nghiệp của tác giả:
Căn cứ vào các ý tưởng đúng đắn đã được nêu trong đònh nghóa về KCN ở
nước ngoài và ở Việt Nam, nhằm bổ sung vào đònh nghóa KCN một số khiếm
khuyết đã được nhận xét ở trên; tác giả xin được đề xuất đònh nghóa về KCN như
sau:
“Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới đòa lý xác đònh; trong đó, tập trung
các doanh nghiệp công nghiệp, có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp
công nghệ cao và các dòch vụ cho hoạt động các doanh nghiệp; có cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và xã hội đồng bộ; phù hợp với sự phát triển của một hoặc một tập hợp
ngành công nghiệp xác đònh; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
thành lập hoặc giải thể; theo qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của
đòa phương và quốc gia”.
Phân tích:


- Trong đònh nghóa, tính chất đòa lý của KCN được xác đònh. Đó là một khu vực
có sự phân cách bằng hàng rào KCN; có quy mô diện tích đất dao động từ 100
đến 1000 ha; được qui đònh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
- Xác đònh các đối tượng và công năng hoạt động của KCN một cách đầy đủ;
bao gồm: doanh nghiệp KCN, có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp
công nghệ cao cùng dòch vụ bảo đảm cho hoạt động của các doanh nghiệp này.
Trong đó:
+ “Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dòch vụ”.[30]
+ “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện các dòch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu”. [30]

17
+ “Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng
hóa trên dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Có quyền xuất khẩu trực
tiếp các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và các quyền, nghóa vụ theo quy
đònh”.[35].
- Nêu rõ đặc điểm hoạt động của KCN với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng
bộ. Trong các đònh nghóa nêu trên, yếu tố hạ tầng xã hội có liên quan đến đời
sống công nhân KCN hầu như không được nhắc đến, dẫn đến đònh hướng phát
triển KCN không đồng bộ, bỏ qua yếu tố xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững của KCN.
- Tính chất chuyên môn hóa của KCN được khẳng đònh trong đònh nghóa “phù
hợp với sự phát triển của một hoặc một tập hợp ngành công nghiệp xác đònh” sẽ
tạo ra đònh hướng phát triển đúng đắn các KCN trong thời gian tới; khi mà hiện
trạng phần lớn các KCN ở Việt Nam là tổng hợp, đa ngành, thiếu chuyên môn
hóa; gây ra sự phát triển không đồng thuận giữa các ngành nghề trong KCN.
- Vấn đề tổ chức quản lý KCN được nhấn mạnh, có chú ý đến sự mở rộng phân

cấp cho phép thành lập hoặc giải thể các KCN giữa Trung ương và các đòa
phương trong thời gian tới.
- Trong đònh nghóa khẳng đònh nguyên tắc phát triển các KCN phải phù hợp với
qui hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của từng vùng lãnh thổ, hoặc quốc gia; khắc
phục điểm yếu và phát triển các KCN thiếu cân đối trong qui hoạch ở Việt Nam
thời gian qua.
1.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH KCN- TẬP TRUNG HÓA SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP THEO LÃNH THỔ:

18
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực
hiện một nội dung quan trọng là thực hiện việc tập trung hóa công nghiệp
theo lãnh thổ. Đó là cơ sở khoa học để hình thành hình thức tổ chức KCN.
Việc hình thành các KCN cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
1.2.1 Nguyên tắc 1:
Xây dựng các KCN theo qui hoạch, phù hợp với qui
hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng lãnh thổ và qui hoạch tổng
thể các KCN tại Việt Nam.
Việc xây dựng và phát triển các KCN ở từng vùng lãnh thổ cần căn cứ
vào nhu cầu và điều kiện thực tế của từng vùng; đáp ứng lợi ích không chỉ
riêng cho một vùng lãnh thổ riêng biệt, mà còn phải hài hòa lợi ích chung
trong tổng thể phát triển công nghiệp nói riêng, trong tổng thể phát triển lợi
ích kinh tế- xã hội nói chung của cả đất nước.
Phát triển các KCN theo qui hoạch nhằm thực hiện việc quản lý Nhà
nước trong cân đối sự phát triển giửa các ngành và vùng lãnh thổ; là một yêu
cầu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
1.2.2 Nguyên tắc 2:
Bố trí các KCN ở gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu
và năng lượng; gần khu dân cư và khu vực tiêu dùng sản phẩm để khai

thác tốt nhất các điều kiện tự nhiên và giảm chi phí vận tải.
Chú trọng bố trí KCN ở gần vùng nguyên liệu và nhiên liệu, vì đối với
nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng… mức
tiêu dùng nguyên liệu và nhiên liệu trong những ngành đó tương đối lớn, nên
khối lượng vận chuyển nguyên liệu thường lớn, chi phí vận chuyển nguyên
liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm; có ngành đến 40%.

19
Đối với nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, cần phải bố trí KCN ở
gần nguồn nguyên liệu vì nguyên liệu thực phẩm chở đi xa có thể bò biến
chất hay giảm chất lượng, điều kiện bảo quản khó khăn.
Bên cạnh đó, công nghiệp hiện đại tiêu thụ nhiều nguồn năng lượng, ví
dụ như ngành luyện kim màu, hóa chất… Để có đủ nguồn năng lượng, cần bố
trí những ngành đó trong KCN ở gần nguồn động lực, năng lượng.
Việc bố trí KCN ở gần khu dân cư và khu vực tiêu dùng sản phẩm có
tác dụng giảm bớt chi phí vận tải và lưu thông; điều này có ảnh hưởng đến
việc giảm giá cả sản phẩm công nghiệp hợp lý. Ngoài ra, việc bố trí KCN ở
gần khu vực tiêu dùng sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong bảo đảm
cung cấp sản phẩm kòp thời cho người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng sản
phẩm phù hợp với đặc điểm, nhu cầu tiêu thụ của từng vùng lãnh thổ.
Thực hiện nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện cho các ngành chế biến
trong KCN gắn bó chặt chẽ với cơ sở nguyên liệu của chúng; bảo đảm sự cân
đối giửa sản xuất và tiêu dùng; tạo ra hiệu quả kinh tế lớn trong phát triển
kinh tế ở từng vùng lãnh thổ.
1.2.3 Nguyên tắc 3:
Phát triển các KCN phải căn cứ vào điều kiện tự
nhiên, kinh tế- xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ theo hướng chuyên
môn hóa; đồng thời kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng thể kinh tế-
xã hội vùng lãnh thổ.
Mỗi vùng lãnh thổ (đòa phương) thường có những điều kiện tự nhiên,

kinh tế- xã hội riêng biệt cụ thể. Trên cơ sở đó, có nhiều khả năng xây dựng
và phát triển các ngành, KCN chuyên môn hóa, mà sản phẩm của chúng vừa
tiêu thụ tại vùng lãnh thổ, và tiêu thụ trong phạm vi toàn quốc. Điều đó tạo ra

20
cho mỗi vùng lãnh thổ có bản sắc riêng biệt trong phát triển các KCN trong
sự phân công lao động cho toàn xã hội.
Đồng thời sự phát triển chuyên môn hóa các KCN phải kết hợp chặt
chẽ với sự phát triển tổng thể kinh tế- xã hội của vùng lãnh thổ. Nền kinh tế
của vùng lãnh thổ cần phát triển nhòp nhàng, cân đối, có công nghiệp và nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ, bảo đảm cho mỗi vùng lãnh thổ trở thành một
đơn vò kinh tế tương đối hoàn chỉnh.
Trên thực tế, mỗi vùng lãnh thổ có tài nguyên thiên nhiên khác nhau về
chủng loại và trữ lượng; nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống của từng
vùng lãnh thổ cũng khác biệt nhau; do đó đòi hỏi các KCN chuyên môn hóa
của vùng lãnh thổ phải có mối liên kết sản xuất và tiêu thụ với nhiều ngành
và vùng lãnh thổ khác trong nước.
Sự phát triển các KCN tại một vùng lãnh thổ có thể bao gồm các ngành
chuyên môn hóa của vùng, các ngành có liên hệ sản xuất với ngành chuyên
môn hóa đó (sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến tư liệu tiêu dùng…), các
ngành hỗ trợ nhu cầu nhu cầu sản xuất và tiêu dùng khác của vùng lãnh thổ (
sản xuất máy nông nghiệp, vật liệu xây dựng, chế biến nông phẩm…), các
ngành phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư tại vùng lãnh thổ về ăn, ở, đi
lại…
Các KCN chuyên môn hóa nói trên được xác đònh trên cơ sở khai thác
và sử dụng hợp lý các nguồn nhiên liệu, vật liệu, tài lực của từng vùng lãnh
thổ. Do đó, không cần thiết phát triển tất cả các ngành công nghiệp để thỏa
mãn đủ các loại nhu cầu của bản thân từng vùng lãnh thổ; mà cần có mối liên
kết với các KCN ở vùng lãnh thổ lân cận hoặc trong toàn quốc để bảo đảm
thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng khác của vùng lãnh thổ.


21
1.2.4 Nguyên tắc 4: Hình thành các KCN hợp lý giữa các vùng lãnh thổ ở
trong nước; bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, xóa bỏ
dần sự cách biệt giữa thành thò và nông thôn, giữa đồng bằng và miền
núi; nhằm thực hiện tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa hài hoà giữa
các vùng lãnh thổ.
Việc phân bố các KCN hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội của từng vùng lãnh thổ; làm cho bất kỳ vùng nào trong nước cũng tiếp
cận với phương pháp công nghiệp trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế-
xã hội có tác dụng làm cho công nghiệp có thể phát huy đầy đủ vai trò chủ
đạo của mình trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng
lãnh thổ theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Việc hình thành các
KCN sẽ gây nên một sự thay đổi lớn trong đời sống kinh tế và văn hóa tinh
thần ở đòa phương có KCN, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi. Với
sự bình đẳng về kinh tế và văn hóa, tinh thần được xác lập sẽ tạo cơ sở vững
chắc cho sự nhất trí về chính trò và tinh thần trong người dân tại mọi miền đất
nước.
Trên cơ sở làm cho mọi vùng lãnh thổ mạnh mẽ về kinh tế, vững chắc
về chính trò, việc hình thành các KCN hợp lý tại từng vùng lãnh thổ tạo điều
kiện cho từng vùng lãnh thổ trở thành thành phần vững chắc trong cơ cấu kinh
tế- xã hội của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
1.2.5 Nguyên tắc 5:
Phát triển các KCN theo hướng bền vững về tài
nguyên, môi trường và xã hội.
Việc hình thành các KCN luôn đồng nghóa với việc chuyển đổi mục
đích sử dụng của một diện tích khá lớn đất đai, có thể trước đó đã được sử
dụng cho mục đích nông nghiệp, cho dân cư sinh sống… Việc xây dựng các

22

KCN thay thế cho các mục đích sử dụng đất đai đã có cần được cân nhắc kỹ
lưỡng, bảo đảm sao cho hiệu quả hoạt động của các KCN đủ sức bồi hoàn và
còn sinh lời nhiều hơn trên diện tích tài nguyên đất đã được chuyển đổi mục
đích sử dụng, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, nhằm bảo đảm tính bền
vững của tài nguyên đất đai và điều kiện tự nhiên.
Các KCN hoạt động bao gồm sự tập trung các doanh nghiệp KCN, có
thể có doanh nghiệp chế xuất hoặc doanh nghiệp công nghệ cao. Sự hoạt
động của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp luôn gây ra ảnh hưởng
xấu đến môi trường sinh thái, như gây ra tiếng ồn, rung động, ô nhiễm khí
thãi, ô nhiễm chất thải rắn, ô nhiễm nước thải… Các hiện tượng ô nhiễm này
cần được phân tích rõ về tác nhân gây ra ô nhiễm một cách đầy đủ; từ đó đề
ra các giải pháp thiết thực để giảm thiểu và khắc phục các hiện tượng ô
nhiễm môi trường sinh thái, bảo đảm tính bền vững của môi trường là vấn đề
quan trọng trong đời sống hiện tại và tương lai của con người.
Lao động KCN làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp là một đối
tượng cơ bản cần quan tâm trong hình thành các KCN. KCN hoạt động không
chỉ riêng là sự hoạt động của các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bò,
mà còn có sự tham gia đóng góp vận hành của đội ngũ lao động khu công
nghiệp, đối tượng lao động căn bản sáng tạo ra mọi giá trò gia tăng trong hoạt
động của KCN.
Bởi vậy, cũng với việc hình thành KCN với các doanh nghiệp hoạt
động, cần nghó đến sự ổn đònh đời sống của lao động KCN một cách lâu dài,
cả về đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần; bảo đảm cho người lao
động KCN có nhà ở, thuận tiện cho việc ăn uống, nghó ngơi, giải trí và các
nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Xu hướng cần tính đến là xây dựng

23
quần thể KCN- dân cư- thương mại nhằm giải quyết các yêu cầu trên; bảo
đảm tính bền vững về mặt xã hội cho lao động KCN.


1.3 MỤC TIÊU THÀNH LẬP CÁC KHU CÔNG NGHIỆP:

1.3.1 Một số nước đang phát triển ở Châu Á:

1.3.1.1 Mục tiêu thu hút vốn đầu tư:
Nhiều nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á, sau Đại chiến Thế
giới lần thứ 2, đã giành được độc lập, đều tập trung nổ lực cho tăng trưởng
kinh tế, phát triển đất nước.
Nhu cầu bảo đảm vốn đầu tư phát triển trở thành điều kiện tiên quyết
nhằm tạo ra nhòp độ tăng trưởng kinh tế` hợp lý; được đo lường bằng mức
tăng Tổng sản phẩm trong nước hằng năm (GDP – Gross Domestic Products).
Khu công nghiệp được coi như một chất “xúc tác” để thu hút vốn đầu
tư trong và ngoài nước; đặc biệt là đầu tư nước ngoài, trong môi trường đầu tư
có cạnh tranh.
. Tại Srilanca : Mục tiêu này được đặc biệt coi trọng, với quan niệm:
“Khu công nghiệp là một tiêu điểm thu hút đầu tư nước ngoài…. Có tác dụng
như một “tủ bày hàng” để cộng đồng quốc tế nhìn vào như một tiểu thế giới
vì nó là tiềm năng phát triển công nghiệp của đất nước”.[9]
. Tại Pakistang : Tuyên bố một trong những mục tiêu chính của khu
công nghiệp Karachi là : “Thiết lập một tủ bày hàng để tỏ rõ khả năng, cũng
như nhiệt tình làm việc của lực lượng lao động đất nước”[9]; nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài vào Pakistang.
. Tại Nam Triều Tiên và Đài Loan : Trong thời gian đầu tiên, lại có nét
cực đoan, hạn chế đầu tư trong nước vào khu chế xuất; tuy nhiên, hạn chế này
về sau cũng bãi bỏ.

24
Có thể nhận thấy, các nước đều thi hành một chánh sách cởi mở, thông
thoáng; sử dụng ngay khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài, cũng như đầu tư trong nước.

Dù là nguồn vốn đầu tư nước ngoài hay trong nước; rõ ràng nhiều nước
đã coi khu công nghiệp như một phương tiện thuyết phục, cần thiết để thu hút
hiệu quả nguồn vốn đầu tư tại từng quốc gia.
1.3.1.2 Mục tiêu tiếp thu chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý:

Bên cạnh việc thiếu nguồn vốn, các quốc gia đang phát triển nói chung
còn thiếu công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Các nước Châu Á phát triển các khu công nghiệp, ngoài mục tiêu thu
hút nguồn vốn đầu tư , còn sử dụng khu công nghiệp như một “bàn đạp” để
du nhập công nghệ mới từ nước ngoài, đặc biệt các nước ngoài nắm “công
nghệ nguồn”, chủ yếu từ các công ty đa quốc gia; từ đó, khuyến khích các
doanh nghiệp khu công nghiệp hay doanh nghiệp chế xuất nghiên cứu thích
nghi, rồi đồng hóa thành công nghệ tiên tiến mang tính truyền thống quốc
gia.
Các nước phát triển khu công nghiệp còn hy vọng, sử dụng khu công
nghiệp như một phương tiện để nâng cấp các kỹ năng quản lý của doanh
nghiệp trong nước, phù hợp với hội nhập quốc tế.
1.3.1.3 Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ :

Đối với nhiều nước Châu Á, lý do chủ yếu dẫn đến thành lập các khu
công nghiệp là đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ.
Thoát ra khỏi cuộc Đại chiến Thế giới lần 2, sau khi giành được độc
lập, dân tộc, nhiều nước đang phát triển ở Châu Á đã lao vào thực hiện

25
“Chiến lược công nghiệp hóa để thay thế nhập khẩu”, như một dò ứng với sự
phụ thuộc nước ngoài, nhằm gia tăng khả năng kinh tế dân tộc.
Tuy nhiên, không bao lâu sau, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đã
thay đổi. Các thò trường có giới hạn của từng nước đã trở thành một cản ngại
căn bản và gay gắt cho việc phát triển công nghiệp – mục tiêu căn bản của

quá trình công nghiệp hóa , kèm theo việc thiếu thốn ngoại tệ nghiêm trọng
để phát triển công nghiệp. Do đó, để phát triển được, các nước trên đã đònh
hướng lại chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu; trong đó, một
trong số giải pháp căn cơ là thành lập các khu công nghiệp, như các nước :
Đài Loan, Nam Triều Tiên, Philipine, Srilanca,.. đã làm.
Mặc dù, một trong số lý do chủ yếu dẫn đến sự thành lập các khu công
nghiệp là đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ; nhưng không phải là xuất
khẩu chung; mà hàm ý bên trong, là gia tăng sản xuất hàng công nghiệp để
xuất khẩu, thông qua khu công nghiệp.
Do đó, nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, muốn đa dạng hóa và
chuyển dòch hoạt động kinh tế của nước mình, hướng nền kinh tế của họ từ
lónh vực nông nghiệp chuyển sang công nghiệp; bởi lý do này, nhiều nước đã
có chánh sách khuyến khích các hoạt động sản xuất công nghiệp, nhiều hơn
là các hoạt động thương mại.
Một nhà nghiên cứu kinh tế Châu Á đã nhận xét rằng : “Khu công
nghiệp là một cách thể hiện linh hoạt nhất đối với một số nước đang phát
triển, mong muốn thúc đẩy một loại hình công nghiệp nào đó”.[9].




26
1.3.1.4 Mục tiêu tạo việc làm :
Bên cạnh các mục tiêu nêu trên, còn có một mục tiêu quan trọng của
nhiều nước đang phát triển khi xây dựng khu công nghiệp là : Tạo công ăn
việc làm cho lực lượng lao động ngày càng gia tăng ở trong nước.
Vấn đề này có thể thấy rõ trong thành lập khu công nghiệp Panang ở
Malaixia :
Theo truyền thống, nền kinh tế ở bang Penang (Malaixia) dựa trên cơ
sở quy chế mậu dòch tự do được thiết lập từ thế kỷ 18 và nông nghiệp. Tuy

nhiên, hoạt động thương mại của bang này đã bò ảnh hưởng xấu, khi bang này
bò mất đi quy chế hải cảng tự do vào năm 1967. Bên cạnh đó, bang Penang
cũng không còn đất đai để phát triển nông nghiệp nữa.
Vì thế, Penang không còn lựa chọn nào khác là phải đi ngay vào công
nghiệp hoá vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 20; với mục tiêu xác đònh là tạo
ra đủ công ăn việc làm cho lực lượng lao động đòa phương không ngừng tăng
lên, vào thời điểm này, 12% lực lượng lao động đã không có việc làm; cộng
thêm có sẵn 20.000 lao động không được sử dụng hết thời gian lao động.
Một trong nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình công nghiệp
hóa của Chính phủ Malaixia được tiến hành tại bang Penang là thành lập khu
công nghiệp.
Nguyện vọng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động
cũng thể hiện trong mục tiêu thành lập của các khu công nghiệp ở nhiều nước
có nguồn lao động dư thừa như : Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Srilanca,
Pakistang, Bangladet,…



27
1.3.1.5 Mục tiêu tạo liên kết và đòn bẩy phát triển kinh tế vùng :
Các nước đang phát triển ở Châu Á bước vào quá trình công nghiệp
hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp, có sự cách biệt lớn về trình độ phát triểûn
kinh tế – xã hội giữa các vùng lãnh thổ trong nước.
Do đó, nhiều nước đề ra mục tiêu thành lập các khu công nghiệp nhằm
làm đòn bẩy phát triển kinh tế đòa phương; tăng cường các mối liên kết giữa
khu công nghiệp với nền kinh tế đa vùng trong nước; coi đó là một bộ phận
trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tại các vùng lãnh thổ quốc gia.
1.3.2 Đường lối, mục tiêu phát triển các Khu công nghiệp tại Việt Nam:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng (1986) đã khởi xướng lối
“đổi mới” trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Trải qua gần 20 năm đổi mới, nhiều thành tựu kinh tế đã khai hoa kết quả,
trong đó có nhiều KCN ra đời, như những bông hoa đẹp trong vườn hoa kinh tế
của đất nước.
Để có được thành tựu phát triển các KCN ở Việt Nam, phải nói đến đường
lối, chủ trương phát triển nhất quán và xuyên suốt mấy thập niên qua trong quá
trình đổi mới của Đảng và Nhà nước.
1.3.2.1 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Đảng (1991-1995):

- Trong Báo cáo Chính trò của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 6 tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 của Đảng (1991), về phần 2- Những phương
hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1996, chương 3- Ổn đònh và phát
triển kinh tế, Mục 1- về cơ cấu ngành và vùng đã xác đònh: “…Xây dựng các
điểm kinh tế- kỹ thuật- dòch vụ ở trong vùng và tiểu vùng; xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội ở nông thôn”. [97]

28
- Trong hội nghò Trung ương giữa nhiệm kỳ, khóa 7 của Đảng đã nêu rõ “ Qui
hoạch các vùng, trước hết là các đòa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh
tế đặc biệt, khu cong nghiệp tập trung”.[98]
1.3.2.2 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng (1996-2000):

- Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khóa 7 về các văn kiện trình Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng do Tổng Bí thư Đỗ Mười trình bày ngày
28/6/1996, trong chương 5- Mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình kinh tế – xã
hội lớn trong kế hoạch 5 năm 1996-2001, về mục 2 – Nhóm các chương trình và
lónh vực phát triển về công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và dòch vụ đã nêu: “…
Nâng cấp và cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, hình thành các KCN tập
trung, tạo đòa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới; phát
triển mạnh công nghiệp ở nông thôn và ven đô thò”. [99]
- Trong Báo cáo chính trò của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng (1996), về phần 3- Đònh hướng phát
triển các lónh vực chủ yếu, chương 1- Phát triển và chuyển dòch cơ cấu kinh tế
theo hương công nghiệp hóa – hiện đại hóa, mục 2- Phát triển công nghiệp đã
nêu: “…Cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. xây
dựng một số KCN, phân bổ rộng trên các vùng”.[99]
- Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 8 của Đảng (1996) về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm 1996-2001, trong phần 2- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ
yếu của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 1996-2001, chương 2- các
chương trình và lónh vực phát triển , mục 2- Chương trình phát triển công nghiệp
đã xác đònh: “…Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu
công nghệ cao), tạo đòa bàn thuận lợi cho việc xây dựngcác cơ sở công nghiệp
mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thò; ở các thành phố, thò

29
xã; nâng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có; đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô
nhiểm ra ngoài thành phố; hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn
với khu dân cư”.[99]
1.3.2.3 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng (2001-2005):

- Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8 tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 9 của Đảng (2001), Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
2001-2010, về phần 3- Đònh hướng phát triển các ngành kinh tế và vùng, chương
1- Đònh hướng phát triển các ngành, mục 2- Công nghiệp, xây dựng đã xác
đònh:”…Qui hoạch phân bổ hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu
quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các
cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.[100]
- Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010, về chương 2- Đònh
hướng phát triển các vùng đã được xác đònh một cách chi tiết đường lối, mục
tiêu phát triển các KCN trong từng vùng lãnh thổ của đất nước như sau[100]:

+ Tại mục 1- Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, chiến
lược xác đònh: “… trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, phát triển các KCN, khu
công nghệ cao, công nghiệp xuất khẩu, công nghiệp điện tử, thông tin và một số
cơ sở cơ khí đóng tàu, luyện kim, phân bón; các dòch vụ có hàm lượng tri thức
cao; Các trung tâm mạnh của vùng và cả nước về đào tạo, khoa học, công nghệ,
thương mại, y tế, văn hóa, du lòch”.
+ Tại mục 2- Miền Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chiến
lược nêu rõ: “…Hoàn chỉnh và nâng cấp các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ
cao. Mở mang công nghiệp ở các tỉnh, không tập trung quá mức vào các đô thò
lớn”.
+ Tại mục 3- Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ và vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, chiến lược xác đònh: “…Hình thành các KCN ven biển, các KCN-

30
thương mại tổng hợp và phát triển kinh tế trên các cửa khẩu và hành lang dọc
các tuyến đường”.
+ Tại mục 4- Trung du và miền núi Bắc bộ (Tây Bắc và Đông Bắc), chiến lược
nêu: “…Phát triển các đô thò trung tâm, các đô thò gắn với KCN. Nâng cấp các
cửa khẩu biên giới và phát triển kinh tế cửa khẩu”.
- Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong Phương hướng, nhiệm vụ
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001-2005[100], về phần 4- Đònh
hướng phát triển các ngành, lónh vực và vùng, chương 11- Đònh hướng phát triển
các vùng lãnh thổ, mục 4- Tây nguyên đã bổ sung: “…Từng bước hình thành một
số KCN tập trung ở Tây Nguyên. Phát triển các tuyến đường trong khu vực và
các tuyến sang Lào và Campuchia”.
- Tại mục 6: Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã bổ sung: “…Phát triển các KCN
hiện có. Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp sử dụng khí Tây Nam, xây
dựng các khu, cụm công nghiệp ở các đòa bàn thích hợp”.
1.3.2.4 Vận dụng đường lối, mục tiêu phát triển các KCN của Đảng và Nhà
nước:

Trong công cuộc đổi mới đất nước gần 20 năm qua, việc phát triển các
KCN luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
* Giai đoạn 1991-1995:

Trong Báo cáo chính trò của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 6 tại Đại
hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ 7 của Đảng đã đề cập đến việc xây dựng các
“…điểm kinh tế- kỹ thuật- dòch vụ”- tiền thân của các KCN ngày nay. Đến Hội
nghò Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa 7 đã xác đònh cụ thể việc”Qui hoạch các
KCN”. Có nghóa là, ngay từ buổi ban đầu, vấn đề quản lý Nhà nước bằng công
tác qui hoạch các KCN đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đường lối này
đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt sự phát triển các KCN ở Việt Nam trong

31
hai thập niên qua và cho đến nay vẫn là nội dung cốt lõi để đònh hướng phát
triển bền vững các KCN trong thời gian tới. Trong giai đoạn này, các “Qui chế
KCN” năm 1992, 1994 lần lượt ra đời có tác dụng sâu sắc đến sự hình thành và
phát triển các KCN trong giai đoạn tiếp sau.
* Giai đoạn 1996-2000:

Dưới ánh sáng chỉ đạo của Đại hội Đảng lần thứ 8, với việc triển khai thực
hiện các Qui chế KCN đã được ban hành trong giai đoạn trước ; các KCN ở Việt
Nam đã phát triển một cách nhanh chóng cả về bề rộng, lẫn bề sâu; trở thành
động lực quan trọng trong phát triển không gian phân bố công nghiệp, cũng như
các lónh vực ngành- sản phẩm công nghiệp. Trong Báo cáo chính trò của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 của
Đảng đã xác đònh “Cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng… xây dựng một
số KCN, phân bố rộng trên các vùng”. Qua đó, đã nhấn mạnh yếu tố “kết cấu
hạ tầng” như một điều kiện cơ sở vật chất quan trọng để phát triển chiều sâu các
KCN và việc “phân bố rộng” các KCN như một đòi hỏi cần thiết trong công tác
qui hoạch.

* Giai đoạn 2001-2005:

Các KCN ở Việt Nam đã phát triển với số lượng hàng trăm, được phân bố tại
nhiều đòa phương trong cả nước, đã tỏ ra là công cụ quan trọng trong quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong Báo cáo chính trò của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa 8 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 của Đảng
đã xác đònh lại tầm quan trọng của công tác qui hoạch các KCN và việc phát
triển có hiệu quả các KCN trong giai đoạn này. Đồng thời, nhấn mạnh cụ thể
yêu cầu phát triển các KCN phù hợp với 6 vùng trong cả nước là : Đồng bằng
sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; Vùng Đông Nam bộ và vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam; Bắc Trung bộ, Duyên hải Trung bộ và vùng kinh

×