Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 204 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CHU QUANG DUY

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
ĐẦU TƢ LIÊN QUAN TỚI THƢƠNG MẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

CHU QUANG DUY

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
ĐẦU TƢ LIÊN QUAN TỚI THƢƠNG MẠI
Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ
Mã số: 9380101.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Thao
PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh

HÀ NỘI - 2022




LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu độc
lập và hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận án. Trong luận án
này: Các số liệu, thơng tin được trích dẫn theo đúng quy định, các số
liệu là trung thực và có căn cứ, lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị
được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả luận
án. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Chu Quang Duy

i


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

i

Mục lục

ii

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt


v

Danh mục các bảng, biểu đồ

vii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI .....................................................................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngồi .................................9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................................14
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt
ra cần tiếp tục nghiên cứu............................................................................................23
1.2.1. Đánh giá tổng quát kết quả nghiên cứu về đề tài ..............................................23
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu về đề tài mà luận án sẽ kế thừa và những vấn đề
đặt ra cho luận án nghiên cứu ......................................................................................24
1.2.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................................25
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học .........................................................25
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................25
1.3.2. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................26
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................28
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU TƢ
LIÊN QUAN TỚI THƢƠNG MẠI .............................................................................29
2.1. Cơ sở lý luận của các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại .......................29
2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................29

ii



2.1.2. Đặc điểm............................................................................................................34
2.1.3. Phân loại ............................................................................................................41
2.2. Cơ sở pháp lý của các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại ......................45
2.2.1. Pháp luật quốc tế ...............................................................................................45
2.2.2. Pháp luật quốc gia .............................................................................................54
2.2.3. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ...............................58
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................61
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẦU
TƢ LIÊN QUAN TỚI THƢƠNG MẠI ......................................................................63
3.1. Thực trạng quy định các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại ..................63
3.1.1. Quy định về nội dung các biện pháp .................................................................63
3.1.2. Quy định về quy trình, thủ tục sử dụng các biện pháp ......................................86
3.2. Thực tiễn sử dụng các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại ......................95
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa và các quan điểm của việc sử dụng .....................................95
3.2.2. Thực tiễn sử dụng tại một số quốc gia ..............................................................97
3.2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp ........................................................................111
3.3. Thực trạng quy định và sử dụng các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại
tại Việt Nam ...............................................................................................................122
3.3.1. Tham gia vào các điều ƣớc quốc tế ..................................................................122
3.3.2. Quy định của pháp luật trong nƣớc ..................................................................124
3.3.3. Thực tiễn sử dụng các biện pháp ......................................................................127
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................................132
Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƢỜNG SỬ DỤNG BIỆN
PHÁP ĐẦU TƢ LIÊN QUAN TỚI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ....................134
4.1. Tham gia xây dựng và hoàn thiện điều ƣớc quốc tế về các biện pháp đầu tƣ liên
quan tới thƣơng mại ...................................................................................................134
4.1.1. Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế ...............................134
4.1.2. Đề xuất kiến nghị trong xây dựng và hoàn thiện điều ƣớc quốc tế ..................138


iii


4.2. Hoàn thiện quy định pháp luật trong nƣớc về các biện pháp đầu tƣ liên quan tới
thƣơng mại ..................................................................................................................147
4.2.1. Định hƣớng hoàn thiện quy định pháp luật ......................................................147
4.2.2. Đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật .............................................148
4.3. Tăng cƣờng sử dụng các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại .................155
4.3.1. Xác định rõ mục tiêu cụ thể trong sử dụng ......................................................155
4.3.2. Xây dựng nguồn nhân lực, vật lực cần thiết.....................................................161
4.3.3. Làm tốt cơng tác phịng ngừa, giải quyết tranh chấp .......................................162
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................................165
KẾT LUẬN ................................................................................................................167
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN TỚI LUẬN ÁN ..............................................................................................170
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................171
PHỤ LỤC ...................................................................................................................185

iv


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
viết tắt
AOA
ASEAN
BITs
CPTPP

Tiếng Anh


Tiếng Việt

Agreement on Agriculture
The Assosiation of Southeast
Asian Nations
Bilateral Investment Treaties

Hiệp định về nông nghiệp
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
Các hiệp định đầu tƣ song
phƣơng

The Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình Dƣơng

Lƣợng giá trị gia tăng tại Ca-nađa
Dispute Settlement
DS
Vụ tranh chấp
Dispute Settlement Body
DSB
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Export performance requirements Yêu cầu xuất khẩu
EPR

European Union
EU
Liên minh Châu Âu
EU-Vietnam Free Trade
Hiệp định thƣơng mại tự do giữa
EVFTA
Agreement
Việt Nam và Liên Minh Châu Âu
Foreign direct investment
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Giá bán điện sản xuất từ nguồn
FIT
The feed-in tariff
năng lƣợng thứ cấp
Free Trade Agreements
FTAs
Các hiệp định thƣơng mại tự do
General Agreement on Tariffs
Hiệp định chung về Thuế quan
GATT 1994
and Trade 1994
và Thƣơng mại 1994
General Agreement on Tariffs
Hiệp định chung về Thuế quan
GATT 1947
and Trade 1947
và Thƣơng mại 1947
International Centre for
Trung tâm giải quyết tranh chấp

ICSID
Settlement of Investment
đầu tƣ quốc tế
Disputes
International investment
IIAs
Các hiệp định đầu tƣ quốc tế
agreements
Local content requirements
LCR
Yêu cầu nội địa hóa
Yêu cầu sử dụng nguồn nguyên
LSR
Local sourcing requirements
liệu tại địa phƣơng
Multilateral Agreement on
MAI
Hiệp định Đầu tƣ đa phƣơng
Investment
Most-favoured-nation
MFN
Đối xử tối huệ quốc
National treatment
NT
Đối xử quốc gia
CVA

Canadian Value Added

v



OECD
OPA

Organization for Economic
Cooperation and Development
Ontario Power Authority

Performance Requirements
Research and Development
Agreement on Subsidies and
SCM
Countervailing Measures
Agreement on Technical Barriers
TBT
to Trade
Treaties with investment
TIPs
provisions
Transnational Corporations
TNCs
Trade-Related Investment
TRIMs
Measures
United Nations Commission on
UNCITRAL
International Trade Law
United Nations Conference on
UNCTAD

Trade and Development
World Trade Organization
WTO
PRs
R&D

vi

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Cơ quan quản lý nguồn cung cấp
điện và tài nguyên của Ontario
Yêu cầu thực hiện
Nghiên cứu và phát triển
Hiệp định trợ cấp và các biện
pháp đối kháng
Hiệp định về hàng rào Kỹ thuật
trong Thƣơng mại
Các hiệp định có các điều khoản
về đầu tƣ
Các tập đoàn xuyên quốc gia
Các biện pháp đầu tƣ liên quan
tới thƣơng mại
Ủy ban Pháp luật Thƣơng mại
Quốc tế Liên Hợp Quốc
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
thƣơng mại và phát triển
Tổ chức thƣơng mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 2.1

Bảng phân loại các biện pháp đầu tƣ liên quan tới
thƣơng mại

43

Biểu đồ 2.2

Số lƣợng IIAs đƣợc ký kết từ năm 1980 đến năm
2020

50

Bảng 3.1

Mức ƣu đãi thuế nhập khẩu áp dụng theo tỷ lệ nội
địa hóa tại In-đơ-nê-xi-a

100

Bảng 3.2


Tỷ lệ nội địa hóa theo giai đoạn đối với các dự án
năng lƣợng tái tạo tại bang Ontario của Ca-na-đa

103

Biểu đồ 3.3

Số lƣợng các vụ tranh chấp theo một số Hiệp định
tại WTO từ năm 1995 đến năm 2020

113

Biểu đồ 3.4

Số lƣợng tranh chấp liên quan tới TRIMs tại WTO
đối với một số quốc gia

114

Biểu đồ 3.5

Thống kê số lƣợng tranh chấp theo lĩnh vực và thứ
tự thời gian liên quan tới biện pháp TRIMs tại
WTO từ năm 1995 đến năm 2020

116

Biểu đồ 3.6

Thống kê số lƣợng IIAs Việt Nam đã tham gia từ

năm 1980-2020

123

Bảng 3.7

Bảng so sánh mức giảm lệ phí trƣớc bạ đối với các
sản phẩm ơ tơ

129

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế chung, tất yếu đối với các quốc
gia trên thế giới, có tác động nhiều mặt đến phát triển kinh tế, tăng cƣờng giao lƣu
thƣơng mại, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế khu vực và toàn cầu. Việt Nam là nƣớc
đang phát triển cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Nhiều chính sách liên quan tới
phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập đã và đang đƣợc Việt Nam triển khai. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Khóa XII đã đề ra phƣơng
hƣớng nhiệm vụ về tăng cƣờng liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh
nghiệp trong nƣớc. Các giải pháp cần phải thực hiện đƣợc nêu nhƣ: Nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong
và ngoài nƣớc; Các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi gia tăng tỷ lệ nội địa
hóa; Khai thác lợi thế từ các cam kết quốc tế, xây dựng các cơ chế, chính sách
phịng vệ thƣơng mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế [4]. Trong đó
Việt Nam cần thực hiện đa dạng các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình
linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu trong từng giai đoạn.

Khi cơ chế đa phƣơng của Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade
Organization - WTO) rơi vào khủng hoảng, bế tắc [54] thì một trong những hệ quả
là sự nở rộ các Hiệp định thƣơng mại tự do (Free Trade Agreements - FTAs), là giải
pháp tăng cƣờng sự liên kết về kinh tế cho các quốc gia, đáp ứng nhu cầu mở rộng
thị trƣờng, tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại. Ngồi việc là
thành viên chính thức của WTO – Tổ chức quản lý hệ thống thƣơng mại đa phƣơng,
Việt Nam đồng thời đã và đang ký kết 67 Hiệp định đầu tƣ song phƣơng (BITs) và
27 Hiệp định khu vực hoặc song phƣơng có các điều khoản về đầu tƣ (TIPs) (tính
đến hết năm 2020) [132]. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun
Thái Bình Dƣơng (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership - CPTPP) và Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (EU-Vietnam
Free Trade Agreement – EVFTA) đã có hiệu lực.

1


Trong mỗi hiệp định, các thành viên đều có những lợi ích cốt lõi của mình,
muốn hƣớng tới việc cắt giảm nhiều nhất các loại thuế nhập khẩu, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa, nguồn vốn qua biên giới giữa các quốc
gia. Khi các rào cản thƣơng mại nhƣ thuế quan, biện pháp hạn chế định lƣợng đối
với hàng hóa dần đƣợc loại bỏ, thì việc điều tiết vấn đề thƣơng mại thông qua các
biện pháp đầu tƣ càng đƣợc các bên quan tâm. Vì vậy, vấn đề đầu tƣ có liên quan
tới thƣơng mại là một phần không thể thiếu tại FTAs thế hệ mới hiện nay.
Do một số biện pháp đầu tƣ có ảnh hƣởng tiêu cực tới thƣơng mại hàng hóa,
vi phạm các nguyên tắc phân biệt đối xử và tạo ra những hạn chế về định lƣợng nên
Hiệp định các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại (Agreement on Trade
Related Investment Measures - Hiệp định TRIMs) tại WTO, quy định cấm các
thành viên áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nƣớc với
hàng hóa nhập khẩu. Trong thực tiễn, một số nƣớc đã sử dụng các biện pháp đầu tƣ
liên quan tới thƣơng mại hàng hóa (biện pháp TRIMs) và phát sinh tranh chấp. Việc

áp dụng các biện pháp này nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm
nội địa, tuy nhiên đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng
hóa tƣơng tự đƣợc sản xuất trong nƣớc. Trong khi đó, một số quốc gia đã sử dụng
hiệu quả biện pháp TRIMs, tác động tích cực tới nền kinh tế và phát triển sản xuất
nội địa, chẳng hạn trƣờng hợp của ngành công nghiệp ô tô tại In-đô-nê-xi-a, Braxin, Trung Quốc hay trong ngành sản xuất năng lƣợng tái tạo tại Ấn Độ, Ca-na-đa,
Hoa Kỳ…[12].
Hiện nay tình hình kinh tế, thƣơng mại quốc tế có nhiều biến động nhƣ: Sự bế
tắc kéo dài của Vòng đàm phán đa phƣơng Đô-ha, chiến tranh thƣơng mại giữa Hoa
Kỳ - Trung Quốc, đại dịch bệnh Covid-19 kéo dài dẫn đến đổ vỡ các chuỗi sản xuất,
cung ứng toàn cầu, kích thích sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, gia tăng sức ép cạnh
tranh đối với các nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh này, Việt Nam
đã và đang định hƣớng áp dụng một số biện pháp đầu tƣ một mặt nhằm tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh [9], thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ bằng các
biện pháp nhƣ: Giảm 50% lệ phí trƣớc bạ khi đăng ký ơ tơ sản xuất hoặc lắp ráp
2


trong nƣớc tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nƣớc; Sửa đổi chính
sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ơ tơ để
khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nƣớc
[11].
Nhƣ vậy, việc sử dụng một số biện pháp TRIMs tại Việt Nam là cần thiết
trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hóa hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là biện pháp
TRIMs là gì, tại sao một số biện pháp TRIMs cụ thể lại bị cấm tại WTO, tại các
FTAs vấn đề sử dụng các biện pháp TRIMs đƣợc quy định nhƣ thế nào và các tranh
chấp phát sinh trong quy định, sử dụng các biện pháp TRIMs đƣợc giải quyết ra
sao? Để trả lời cho những câu hỏi này cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về
lý luận và tổng kết từ thực tiễn sử dụng các biện pháp TRIMs tại WTO, FTAs và
các quốc gia. Luận án mong muốn sẽ đƣa ra kiến nghị hữu ích nhằm hồn thiện quy
định liên quan tới các biện pháp TRIMs nói chung và những giải pháp áp dụng tại

Việt Nam nói riêng. Với mục đích tăng cƣờng sử dụng hiệu quả các biện pháp
TRIMs, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất trong nƣớc, nâng cao giá trị gia
tăng tại Việt Nam và giải quyết hiệu quả tranh chấp khi phát sinh. Để giải quyết các
vấn đề nêu trên nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Nh ng v n đ l luận và th c ti n
v s d ng các biện pháp đ u t liên qu n t i th

ng m i‖ làm đề tài nghiên cứu

cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ nội dung cơ sở lý luận và
thực tiễn quy định về sử dụng các biện pháp TRIMs qua đó luận án sẽ đƣa ra kiến
nghị hữu ích nhằm hồn thiện quy định biện pháp TRIMs nói chung và tăng cƣờng
sử dụng hiệu quả tại Việt Nam nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án gồm:
- Thứ nhất, đánh giá tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
liên quan tới đề tài luận án.
3


- Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp TRIMs nhƣ: Khái
niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, xu hƣớng điều chỉnh các biện pháp theo pháp
luật quốc tế.
- Thứ ba, phân tích và bình luận quy định biện pháp TRIMs tại các điều ƣớc
quốc tế đa phƣơng, khu vực, song phƣơng mà Việt Nam tham gia và pháp luật một
số nƣớc.
- Thứ tƣ, phân tích đánh giá nội dung các biện pháp TRIMs mà các nƣớc sử
dụng dẫn đến phát sinh tranh chấp.

- Thứ năm, kiến nghị giải pháp đối với Việt Nam trong đàm phán, ký kết các
điều ƣớc quốc tế, hoàn thiện pháp luật trong nƣớc nhằm tăng cƣờng sử dụng hiệu
quả biện pháp TRIMs.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là:
- Các quy định của GATT/WTO về các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng
mại hàng hóa để làm rõ những vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs.
- Các điều khoản liên quan tới biện pháp TRIMs tại các hiệp định thƣơng mại
có các điều khoản về đầu tƣ mà Việt Nam đã ký kết, bao gồm: BITs, FTAs và TIPs.
- Các tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs, phân tích một số vụ việc,
làm rõ nội dung tranh chấp và biện pháp TRIMs mà các nƣớc đã sử dụng. Thông
qua các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp luận án sẽ diễn giải, làm rõ
các khái niệm, đặc điểm liên quan tới biện pháp TRIMs.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do vấn đề đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại quốc tế có phạm vi rộng và ngày
càng phát triển bao gồm: Thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, thƣơng mại
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, các vấn đề về lao động, môi trƣờng… nên trong
phạm vi giới hạn số trang của luận án, tác giả sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu các biện
pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại hàng hóa, cụ thể: Lịch sử hình thành, phát
triển và nội dung liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO; Quy định về biện pháp
4


TRIMs tại BITs, FTAs có liên quan tới thƣơng mại và đầu tƣ mà Việt Nam tham
gia…; Thực tiễn sử dụng biện pháp TRIMs của một số nƣớc, những vấn đề tranh
cãi và quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh tại WTO; Quy định và việc sử
dụng các biện pháp TRIMs từ thực tiễn của Việt Nam.
Phạm vi thời gian, luận án tập trung nghiên cứu việc sử dụng biện pháp
TRIMs từ khi thành lập WTO. Phạm vi không gian, tại Việt Nam và một số quốc

gia đã sử dụng biện pháp TRIMs và phát sinh tranh chấp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật lịch sử,
duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan
điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nƣớc trong thời
kỳ hội nhập.
4.2. Phƣơng pháp cụ thể
- Phƣơng pháp phân tích: Là một trong những phƣơng pháp chủ yếu xuyên
suốt toàn bộ luận án. Thứ nhất, luận án sẽ phân tích quy định của biện pháp TRIMs
tại điều ƣớc quốc tế để thấy đƣợc những đặc điểm, đặc trƣng riêng của biện pháp
TRIMs. Từ đó đƣa ra định nghĩa và làm rõ cơ sở lý luận về biện pháp TRIMs tại
Chƣơng 2. Thứ hai, luận án sẽ phân tích quy định liên quan tới biện pháp TRIMs tại
một số nƣớc, quan điểm của các bên và của cơ quan giải quyết tranh chấp để làm rõ
thực tiễn sử dụng biện pháp TRIMs tại Chƣơng 3 của luận án. Kết hợp với phƣơng
pháp so sánh, tác giả sẽ rút ra đƣợc kinh nghiệm, hiệu quả trong quá trình áp dụng
biện pháp TRIMs của các nƣớc từ đó đề ra hƣớng hồn thiện quy định biện pháp
TRIMs nói chung và việc sử dụng hiệu quả biện pháp TRIMs đối với Việt Nam nói
riêng, tại Chƣơng 4 của luận án.
- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh luật học đƣợc sử dụng để so
sánh quy định biện pháp TRIMs tại WTO, FTAs, BITs; So sánh thực tiễn áp dụng
và quan điểm của các nƣớc, quan điểm của Ban hội thẩm trong quá trình giải quyết

5


tranh chấp tại WTO. Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để làm rõ thực tiễn quy
định và sử dụng biện pháp TRIMs tại Chƣơng 3 của luận án.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để quy nạp
toàn bộ các dữ kiện thu thập đƣợc gồm: Những định nghĩa về biện pháp TRIMs của

các công trình nghiên cứu trƣớc đó; Những biện pháp mà các nƣớc đã sử dụng;
Những quan điểm của bên khởi kiện, bên bị kiện, bên thứ ba và quan điểm của cơ
quan giải quyết tranh chấp; Quan điểm của các nƣớc về biện pháp TRIMs trong quá
trình đàm phán và sử dụng; Tác động tích cực, tiêu cực của biện pháp TRIMs đối
với thƣơng mại quốc tế và đối với các quốc gia. Phƣơng pháp tổng hợp góp phần
đúc kết các vấn đề lý luận của Chƣơng 2, thực tiễn tại Chƣơng 3 và đƣa ra đƣợc
phƣơng hƣớng kiến nghị tại Chƣơng 4 của luận án.
- Phƣơng pháp lịch sử - logic: Dựa trên lịch sử hình thành Hiệp định TRIMs,
sự xung đột quan điểm trong đàm phán, quy định tại FTAs, BITs và quá trình giải
quyết tranh chấp tại WTO để làm rõ thực tiễn áp dụng quy định liên quan tới biện
pháp TRIMs tại chƣơng 3, từ đó dự đốn hƣớng phát triển và hồn thiện biện pháp
TRIMs tại chƣơng 4 của luận án.
5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài
Luận án có ý nghĩa khoa học và tính mới nhƣ sau:
Thứ nhất, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đồng thời bổ
sung, làm rõ, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs nhƣ: Khái
niệm, đặc điểm, phân loại các biện pháp, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp
TRIMs. Qua đó, luận án sẽ làm sáng tỏ bản chất của các biện pháp TRIMs là những
biện pháp định hƣớng đầu tƣ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nƣớc và các sản phẩm nội địa; Phƣơng pháp, mức độ xác định “hàng hóa
tƣơng tự” bị phân biệt đối xử thơng qua các yếu tố làm thay đổi mối quan hệ cạnh
tranh giữa hàng hóa sản xuất trong nƣớc với hàng hóa nhập khẩu.
Thứ hai, bằng việc so sánh quy định giữa các hiệp định đầu tƣ quốc tế (IIAs)
luận án sẽ làm rõ sự phát triển về nội dung quy định biện pháp TRIMs tại IIAs
thông qua từng “yêu cầu thực hiện” và đƣợc phân loại theo tính chất các biện pháp:
6


Một là, các biện pháp cấm sử dụng, bao gồm cả những biện pháp khuyến khích
(khơng mang tính chất bắt buộc) nhƣng là điều kiện để nhận đƣợc ƣu đãi. Hai là,

các biện pháp đƣợc sử dụng và đi kèm với những ƣu đãi.
Thứ ba, luận án đề xuất những đề xuất, kiến nghị trong việc sử dụng các biện
pháp TRIMs hợp lý, phù hợp với các quy định, cam kết quốc tế để đáp ứng mục tiêu
bảo vệ, thúc đẩy và phát triển năng lực cạnh, quy mô của doanh nghiệp, thị trƣờng
trong nƣớc. Thơng qua việc phân tích, đánh giá thực tiễn quá trình sử dụng và giải
quyết tranh chấp tại WTO cho thấy nhu cầu sử dụng biện pháp TRIMs là tất yếu,
tùy thuộc vào mối quan tâm của từng quốc gia, từng thời điểm trong lịch sử và
trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp phát sinh tranh chấp, căn cứ vào mức độ phân biệt đối
xử giữa hàng hóa trong nƣớc và hàng hóa nhập khẩu thì các biện pháp TRIMs
khơng dẫn đến hậu quả buộc một bên phải có nghĩa vụ bồi thƣờng một khoản thiệt
hại cho bên kia. Trong trƣờng hợp này, bên vi phạm chỉ cần sửa đổi các biện pháp
TRIMs phù hợp với nguyên tắc đƣợc quy định tại các điều ƣớc quốc tế. Nhƣ vậy, sử
dụng biện pháp TRIMs trong một khoảng thời gian hợp lý (tƣơng ứng với thời gian
giải quyết tranh chấp) sẽ tạo ra lợi thế cho các sản phẩm nội địa.
Thứ tư, luận án đề xuất những kiến nghị thực hiện cho Việt Nam trong đàm
phán ký kết các điều ƣớc quốc tế nhằm hoàn thiện quy định biện pháp TRIMs: Một
là, hoàn thiện quy định tại WTO nhằm xác định rõ bản chất của các biện pháp đầu
tƣ và ảnh hƣởng tới thƣơng mại hàng hóa. Hai là, Giải pháp xây dựng hiệp định
chung về đầu tƣ quốc tế. Ba là, giải pháp xây dựng cơ quan giải quyết tranh chấp về
đầu tƣ quốc tế. Bốn là, giải pháp hỗ trợ các nƣớc đang phát triển và kém phát triển.
Năm là, giải pháp nâng cao hiệu quả của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đối
với thƣơng mại quốc tế.
Cuối cùng, căn cứ vào thực tiễn mối quan hệ giữa IIAs mà Việt Nam tham
gia, thực tiễn quy định, sử dụng TRIMs và định hƣớng phát triển của Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập, luận án sẽ đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật và các vấn đề liên quan tới việc sử dụng, giải quyết có hiệu quả các tranh
7



chấp phát sinh. Trong đó giải pháp cấp thiết cần thực hiện là: Ban hành văn bản sửa
đổi, bổ sung và hƣớng dẫn sử dụng biện pháp TRIMs; Phải có cơ chế bảo vệ đầu tƣ
tồn diện thơng qua việc hoàn thiện thể chế pháp lý, xây dựng cơ chế riêng biệt về
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân tối cao đối với tranh chấp
giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngồi với Chính phủ Việt Nam.
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý
luận về các biện pháp TRIMs, cũng nhƣ thực trạng quy định và thực tiễn sử dụng
biện pháp TRIMs tại các điều ƣớc quốc tế và một số nƣớc. Luận án sẽ đƣa ra những
nội dung cơ bản, quan trọng giúp cho cơ quan có thẩm quyền hoạch định các chính
sách, pháp luật về đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại để phát triển đất nƣớc trong thời
kỳ hội nhập quốc tế tại Việt Nam. Luận án cịn là cơng trình tham khảo phục vụ cho
cơng tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
thì bố cục của luận án bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và pháp lý của các biện pháp đầu tƣ liên quan đến
thƣơng mại
Chƣơng 3: Thực trạng quy định và sử dụng các biện pháp đầu tƣ liên quan
đến thƣơng mại
Chƣơng 4: Hoàn thiện pháp luật và tăng cƣờng sử dụng các biện pháp đầu tƣ
liên quan tới thƣơng mại tại Việt Nam

8


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngồi
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không sử dụng các biện pháp đầu
tƣ liên quan tới thƣơng mại theo Hiệp định TRIMs nên các vấn đề liên quan tới biện
pháp TRIMs thƣờng ít đƣợc quan tâm tại Việt Nam. Các nghiên cứu trong nƣớc
thƣờng đƣợc các tác giả thực hiện trong giai đoạn Việt Nam đang trong quá trình
đàm phán gia nhập WTO, thƣờng chỉ tập trung làm rõ những nội dung của biện
pháp TRIMs:
Tác giả Ngô Duy Ngọ (1997), qua bài viết ―Nh ng biện pháp đ u tư liên quan
đến thư ng m i trong khuôn kh

TO‖ [15], đã nghiên cứu những biện pháp đầu

tƣ liên quan tới thƣơng mại trong bối cảnh Việt Nam chƣa là Thành viên của WTO.
Tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình đàm phán Hiệp định TRIMs,
trong đó có hai xu hƣớng trái ngƣợc nhau: Các nƣớc phát triển, cho rằng biện pháp
TRIMs có những ảnh hƣởng không tốt đến thƣơng mại quốc tế vì vậy cần phải có
một bộ luật, hoặc một Hiệp định nhằm quy định rõ những nguyên tắc để kiểm soát
và hạn chế phạm vi tác động của biện pháp TRIMs. Tuy nhiên, các nƣớc đang phát
triển cho rằng, một số biện pháp TRIMs tuy có ảnh hƣởng hoặc khơng phù hợp với
các điều khoản của GATT 1994. Và họ chỉ muốn thảo luận những biện pháp có ảnh
hƣởng trực tiếp đáng kể đối với thƣơng mại, vì một số biện pháp TRIMs là cần thiết
để định hƣớng đầu tƣ nƣớc ngồi phù hợp với mục đích phát triển kinh tế và chống
lại sự bành trƣớng, độc quyền, cạnh tranh của các tập đoàn xuyên quốc gia
(Transnational Corporations - TNCs).
Các nƣớc công nghiệp phát triển đã đƣa ra một đề nghị mới về Hiệp định đầu
tƣ Đa phƣơng (The Multilateral Agreement on Investment - MAI), và cho rằng q
trình tồn cầu hoá sẽ đƣợc thúc đẩy nhanh hơn nếu nhƣ MAI đƣợc thông qua trong
khuôn khổ WTO. Nhƣng các nƣớc đang phát triển đã phản đối việc thảo luận MAI

9



trong khuôn khổ của WTO với lý do là đã có Hiệp định TRIMs, nên khơng cần thiết
phải có MAI.
Nhƣ vậy, nghiên cứu của tác giả mới chỉ làm rõ q trình đàm phán Hiệp định
TRIMs. Trong đó thể hiện quan điểm bất đồng giữa các nƣớc đang phát triển và các
nƣớc phát triển về tác động của biện pháp TRIMs đối với thƣơng mại hàng hóa.
Tuy nhiên, nghiên cứu không làm rõ đƣợc nội dung biện pháp cũng nhƣ thực trạng
sử dụng và giải quyết tranh chấp liên quan tới Hiệp định TRIMs.
Khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Hội đồng
thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2002) đã đƣa ra nghiên cứu ―An Analysis: TradeRelated Investment Measures and Vietnamese Law - Phân tích: Các biện pháp đ u
tư liên quan tới thư ng m i và pháp luật Việt Nam‖ [82] và có một số giải pháp,
khuyến nghị liên quan tới biện pháp TRIMs cho Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra
các nguyên tắc cơ bản về biện pháp TRIMs, giải thích các biện pháp đƣợc liệt kê
trong Danh sách minh họa, đƣa ra những ví dụ liên quan theo GATT trong quá khứ
và các vụ tranh chấp tại WTO. Nhóm nghiên cứu đã xem xét quy định liên quan đến
đầu tƣ tại Việt Nam tập trung vào quy định áp dụng cho đầu tƣ nƣớc ngoài và các
doanh nghiệp trong nƣớc tại thời điểm trƣớc khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghiên
cứu đối chiếu các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIMs nhằm nêu ra những biện pháp
đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại tại Việt Nam, mức độ có thể vi phạm GATT theo
Điều III và XI.
Cuối cùng, nghiên cứu đã đƣa ra các kết luận gợi ý chính sách liên quan đến
các cam kết của Việt Nam theo Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng (Bilateral
Trade Agreement - BTA) với Hoa Kỳ và việc gia nhập WTO của Việt Nam. Trong
BTA, Việt Nam đã cam kết loại bỏ một số biện pháp TRIMs ngay lập tức và loại bỏ
tất cả biện pháp TRIMs khi BTA có hiệu lực (ngày 10 tháng 12 năm 2006). Có thể
thấy, nghiên cứu đƣa ra những gợi ý chính sách liên quan tới biện pháp TRIMs dựa
trên quan điểm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Việc loại bỏ các biện pháp sẽ làm
thay đổi mục tiêu, chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam

10



đang đàm phán gia nhập WTO thì việc loại bỏ biện pháp TRIMs sẽ là điều kiện để
gia nhập WTO.
Bài viết ―Hiệp định TRIMs: Nh ng vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát
triển‖ của Nguyễn Lê Phƣơng Anh (2004) [3] đã phân tích, đánh giá tác động của
biện pháp TRIMs và kinh nghiệm của các quốc gia thơng qua việc trình bày nội
dung chính của Hiệp định; Tình hình thực hiện Hiệp định TRIMs ở các nƣớc đang
phát triển và ở Việt Nam. Tác giả cũng làm rõ những lợi ích và những tác động xấu
đến nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, tốc độ cải tiến cơng nghệ... khi áp dụng biện
pháp TRIMs; Giới thiệu định hƣớng và giải pháp đối với các nƣớc đang phát triển
và Việt Nam liên quan đến q trình hoạch định chính sách đầu tƣ và thƣơng mại
nhƣ: Cần phải có một chiến lƣợc phát triển tổng thể, từng bƣớc về tự do hóa thƣơng
mại đầu tƣ. Phải có cam kết tổng thể nhất quán, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ
chế, chính sách thơng thống để khuyến khích thu hút đầu tƣ, chuyển giao công
nghệ…
Nghiên cứu của tác giả mới chỉ trình bày khái lƣợc những nội dung chính của
Hiệp định TRIMs, chƣa đi vào phân tích làm rõ đặc điểm, đặc trƣng của biện pháp.
Vì vậy, nghiên cứu vẫn ở mức độ sơ khai, chƣa mang tính lý luận và chuyên sâu về
biện pháp TRIMs. Mặc dù tác giả có đƣa ra một số giải pháp liên quan tới q trình
hoạch định chính sách thƣơng mại và đầu tƣ, nhƣng những giải pháp này chỉ dựa
trên cơ sở lý thuyết, chƣa thực sự phân tích làm rõ những vấn đề thực tiễn sử dụng
các biện pháp TRIMs và các tranh chấp có liên quan.
Tác giả Trần Quang Thắng (2007) với bài viết ―Hiệp định TRIMs và sự thích
nghi của Việt Nam trong

TO‖ [33] đã nêu ra một số biện pháp liên quan tới biện

pháp TRIMs đã đƣợc thực hiện tại Việt Nam, nhƣ: Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, yêu
cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc. Điển hình là

các dự án chế biến nông sản (gỗ, dầu thực vật, đƣờng, mía) phải thực hiện chƣơng
trình nội địa hóa nhằm phát triển nguồn nguyên liệu trong nƣớc. Do tính đặc thù
nên nhà đầu tƣ sẽ tự nguyện thực hiện chính sách nội địa hóa, phát triển nguồn
ngun liệu vì có nguồn nguyên liệu giá thành rẻ, sẵn có trong nƣớc;
11


Việt Nam cũng áp dụng quy định yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành sản
xuất, lắp ráp phụ tùng ô tô và xe máy, các sản phẩm điện tử và cơ khí. Tuy những
biện pháp này khơng thành công nhƣ mong đợi nhƣng chúng đã tạo ra sự bảo hộ
ngành cơng nghiệp trong nƣớc, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngồi vào những ngành
cơng nghiệp then chốt. Để thích nghi với Hiệp định TRIMs trong bối cảnh gia nhập
WTO, tác giả đã đƣa ra lộ trình giảm các biện pháp bảo hộ và tăng cƣờng những
biện pháp tạo dựng môi trƣờng phát triển đầu tƣ kinh doanh, phát triển nguồn nhân
lực, chuyển giao công nghệ… Cùng quan điểm trên là bài viết của tác giả Nguyễn
Thanh Tâm (2006) ―Tác động của Hiệp định TRIMs sau khi Việt Nam gia nhập
TO‖ [31].
Nghiên cứu của tác giả tuy đã đƣa ra nội dung biện pháp TRIMs đƣợc Việt
Nam áp dụng từ trƣớc khi là thành viên chính thức của WTO, đồng thời tác giả
cũng đã đƣa ra các giải pháp để thích nghi với hiệp định. Tuy nhiên, việc đƣa ra
những giải pháp đối với Việt Nam của tác giả chủ yếu chỉ dựa trên sự so sánh quy
định của Việt Nam so với quy định của Hiệp định TRIMs mà chƣa có sự phân tích,
đánh giá và làm rõ bản chất của các biện pháp TRIMs.
Tác giả luận án Chu Quang Duy (2017) [12] cũng đã có những nghiên cứu về
giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs, trong bài viết “Giải quyết
tranh chấp trong khuôn kh Hiệp định các biện pháp đ u tư liên quan tới thư ng
m i TRIMs ‖ đã cung cấp số liệu tổng quan về các tranh chấp, nội dung, quá trình
giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs tại WTO.
Thơng qua đó, tác giả đã đƣa ra khái niệm cơ bản về “các biện pháp đầu tƣ
liên quan tới thƣơng mại” là: Những yêu cầu, những biện pháp lý, biện pháp hành

chính (các cách thức) có tác động và làm ảnh hƣởng tiêu cực tới đầu tƣ nƣớc ngồi,
tới thƣơng mại hàng hóa, tới sự ln chuyển hàng hóa qua biên giới. Các biện pháp
này làm phƣơng hại tới lợi ích của các quốc gia thành viên theo các hiệp định có
liên quan.
Ngồi ra, đặc thù trong giải quyết tranh chấp liên quan tới biện pháp TRIMs
cũng đƣợc tác giả làm rõ:
12


Thứ nhất, biện pháp TRIMs ban hành với mục đích giải thích việc áp dụng các
biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại hàng hóa theo quy định của Điều III và
Điều XI GATT 1994. Nên trong quá trình xem xét, theo yêu cầu của bên nguyên
đơn hoặc tùy thuộc vào tình tiết cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dựa trên
ngun tắc “khơng xem xét nhiều u cầu đối với cùng một hành vi” (judicial
economy) và bỏ qua không xem xét việc vi phạm theo Điều 2 của Hiệp định TRIMs
nếu các biện pháp đó vi phạm GATT 1994;
Thứ hai, phạm vi áp dụng của biện pháp TRIMs: “Chỉ áp dụng đối các biện
pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại hàng hóa”. Do vậy, biện pháp TRIMs không
áp dụng đối với dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Nên thời gian giải quyết tranh chấp
có thể đƣợc rút ngắn theo quy định đối với các loại hàng hóa dễ hƣ hỏng (nhƣ các
mặt hàng nơng sản, thủy sản...);
Thứ ba, Hiệp định TRIMs không đƣa ra định nghĩa cụ thể thế nào là “biện
pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại”. Vì vậy, trong mỗi vụ tranh chấp Ban hội
thẩm sẽ căn cứ vào những tình tiết cụ thể để đƣa ra nhận xét, đánh giá và đƣợc giải
thích theo một trình tự pháp lý nhất định có liên quan tới GATT nhằm đƣa ra kết
luận liệu các biện pháp đó có phải là biện pháp TRIMs hay khơng. Đầu tiên, sẽ xem
xét các biện pháp đó theo quy định GATT. Tiếp đó, sẽ đối chiếu với danh mục minh
họa tại phụ lục của biện pháp TRIMs. Nếu các biện pháp đƣợc nêu ra vi phạm
GATT, đồng thời có những đặc điểm mơ tả giống với danh mục minh họa, thì mới
kết luận vi phạm biện pháp TRIMs;

Thứ tư, vì bản chất của biện pháp TRIMs nhằm hạn chế các biện pháp ảnh
hƣởng xấu tới tự do hóa thƣơng mại, sự luân chuyển vốn, hàng hóa qua biên giới.
Do vậy, nội dung của biện pháp TRIMs không liên quan tới các khoản thuế, phí đối
với hàng hóa trong nƣớc, cũng nhƣ các khoản trợ cấp và mua sắm của Chính phủ.
Vì thế các quốc gia là bị đơn có thể sẽ viện dẫn các quy định này nhằm biện hộ cho
những “hành vi” của mình.
Từ những quan điểm của các bên trong các vụ tranh chấp, tác giả cho thấy
mục đích khi sử dụng biện pháp TRIMs của các nƣớc thành viên là: Thứ nhất, bảo
13


vệ, tạo thuận lợi, ƣu đãi cho các sản phẩm có sẵn trong nƣớc (các sản phẩm thế
mạnh do các doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất đặc biệt trong ngành nơng nghiệp).
Thứ hai, với mục đích tạo động lực phát triển nhanh một số ngành sản xuất trong
nƣớc (những ngành đƣợc ƣu tiên phát triển nhƣ công nghiệp ô tô, sản xuất năng
lƣợng tái tạo) hƣớng nguồn vốn đầu tƣ vào lĩnh vực ƣu tiên, gắn với mục đích này
là những yêu cầu về áp dụng tỷ lệ nội địa hóa để đạt đƣợc một khoản ƣu đãi về thuế,
thƣờng đƣợc sử dụng bởi các nƣớc đang phát triển. Cuối cùng, tác giả đƣa ra đề
xuất cho việc sử dụng các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại tại Việt Nam
nhằm bảo vệ, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất trong nƣớc trong thời kỳ
hội nhập quốc tế [12].
Qua khảo sát các nghiên cứu trong nƣớc, có thể thấy từ khi gia nhập WTO cho
đến nay, các biện pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại hiện chƣa đƣợc đặt ra
nghiên cứu một cách chuyên sâu tại Việt Nam. Vì vậy số lƣợng các nghiên cứu
trong nƣớc liên quan đến đề tài rất hạn chế, thƣờng đƣợc thực hiện trong quá trình
Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết
loại bỏ các biện pháp bị cấm theo Hiệp định TRIMs và theo BTA Việt Nam Hoa
Kỳ, điều này có thể giải thích cho việc biện pháp TRIMs ít đƣợc quan tâm nghiên
cứu tại Việt Nam. Trong khi, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra
những biện pháp TRIMs, ảnh hƣởng, tác động đối với Việt Nam trong quá trình gia

nhập WTO. Một số nghiên mới đây đã đƣa ra đề xuất cho việc sử dụng một số biện
pháp đầu tƣ liên quan tới thƣơng mại tại Việt Nam sau khi nghiên cứu các tranh
chấp liên quan tới TRIMs tại WTO.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu chung liên quan trực tiếp tới
đề tài, điển hình nhƣ:
1.1.2.1. Các nghiên cứu về biện pháp TRIMs nói chung
Tài liệu “Trade related investment measures an other performance
requirements - Các biện pháp đ u tư liên quan tới thư ng m i yêu c u thực hiện
khác‖ của WTO và Ban thƣ ký UNCTAD [109] [111] đã tổng hợp các định nghĩa
14


về biện pháp TRIMs trong các nghiên cứu chính sách thƣơng mại, những quy định
liên quan tới biện pháp TRIMs trong các hiệp định thƣơng mại tự do và các điều
ƣớc quốc tế. Một cách tiếp cận trái ngƣợc với biện pháp TRIMs là nghiên cứu của
UNCTAD về ―Investment related trade measures IRTMs - Các biện pháp Thư ng
m i liên quan tới Đ u tư‖ [86]. IRTMs không liên quan tới các giao dịch cụ thể mà
nó tác động tới luồng giao dịch thƣơng mại và làm ảnh hƣởng tới quyết định của
các nhà đầu tƣ. Chính phủ các nƣớc thành viên sử dụng biện pháp TRIMs để thu hút
và điều tiết đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi thơng qua yêu cầu thực hiện: Yêu cầu về nội
địa hóa, sản xuất tại địa phƣơng, yêu cầu xuất khẩu và chuyển giao cơng nghệ cùng
với đó là những khoản ƣu đãi có đƣợc nhƣ các khoản vay hoặc giảm thuế.
Những yêu cầu này nhằm đảm bảo rằng đầu tƣ nƣớc ngồi sẽ đóng góp cho sự
phát triển của nƣớc chủ nhà. Khi thực hiện những yêu cầu này doanh nghiệp sẽ
đƣợc nhận những ƣu đãi liên quan đến tài chính. Tuy nhiên, những ƣu đãi này liên
quan đến thƣơng mại hàng hóa, nên đƣợc gọi là “các biện pháp đầu tƣ liên quan tới
thƣơng mại”. Những biện pháp TRIMs rất quan trọng trong giai đoạn đầu đối với
các nƣớc đang phát triển và một số nƣớc công nghiệp, đây là một phần của chiến
lƣợc phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và tăng cƣờng chuyển giao công

nghệ.
Các nghiên cứu của của UNCTAD, đã phân tích sự ảnh hƣởng của các biện
pháp thƣơng mại nhƣ: Quy định tự do hóa chính sách thƣơng mại, hỗ trợ xuất khẩu,
việc tiếp cận thị trƣờng (đối với hàng nhập khẩu) hoặc khả năng cạnh tranh thƣơng
mại (đối với hàng xuất khẩu) của quốc gia có thể ảnh hƣởng đến các quyết định đầu
tƣ của doanh nghiệp FDI và hiệu quả của nó đối với nền kinh tế. Hầu hết các nƣớc
đang phát triển và phát triển đã sử dụng các biện pháp TRIMs trong các chính sách
phát triển kinh tế. Qua phân tích tác động của các biện pháp thƣơng mại tới dòng
chảy đầu tƣ, cho thấy: Những yêu cầu nội địa hóa, yêu cầu thực hiện xuất khẩu, yêu
cầu cân bằng thƣơng mại đã tác động đáng kể tới thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế. Đối
với nền kinh tế, biện pháp TRIMs có tác động tới tăng trƣởng phân bổ tài nguyên,

15


tác động tới q trình chuyển giao cơng nghệ, tới việc làm, tiền lƣơng và cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp [109].
Theodore H. Moran với bài viết ―The impact of TRIMs on trade and
development - Tác động của biện pháp TRIMs đối với thư ng m i và phát triển‖
[83], dựa trên quan điểm của các nƣớc phát triển và cho rằng biện pháp TRIMs có
tác động xấu và ảnh hƣởng tới thƣơng mại quốc tế. Trong khi các nƣớc đang phát
triển cho rằng biện pháp TRIMs có thể sẽ là một cơng cụ chính sách hữu ích cho
phát triển và tạo ra sự cân bằng trong cán cân thƣơng mại. Tiếp đó, tác giả lại phân
tích tác động tiêu cực và tích cực trong mỗi chính sách liên quan tới biện pháp
TRIMs và kết luận rằng những nỗ lực kiểm sốt, giảm thiểu, cấm biện pháp TRIMs
tại vịng đàm phán Uruguay là không phù hợp với cách tiếp cận công bằng giữa các
nƣớc đang phát triển với các nƣớc phát triển. Tác giả cho rằng biện pháp TRIMs có
thể sẽ loại bỏ những chính sách đầu tƣ phù hợp của các nƣớc đang phát triển.
Nghiên cứu ―Investment and Competition Policy in Developing Countries:
Implications of and for the WTO - Chính sách đ u tư và c nh tranh ở các nước

đang phát triển: Ý nghĩa đối với

TO‖ của Oliver Morrissey [70] đã đánh giá tác

động đối với nền kinh tế khi biện pháp TRIMs đƣợc áp dụng, cho thấy sự gia tăng
hiệu quả của FDI đối với nƣớc chủ nhà. Vì vậy, tác giả đƣa ra nhận định quá trình
loại bỏ biện pháp TRIMs có thể sẽ tạo ra sự bất lợi đối với các nƣớc đang phát triển,
các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các tập đoàn
đa quốc gia. Trong khi, tại các cuộc đàm phán đa phƣơng, rất khó để thỏa thuận
thực hiện các chiến lƣợc thay thế biện pháp TRIMs mà các nƣớc đang phát triển có
thể áp dụng. Tác giả đề xuất rằng, chính phủ nƣớc chủ nhà nên áp dụng các biện
pháp thúc đẩy khả năng cạnh tranh giữa công ty địa phƣơng với TNCs khi đầu tƣ
vào nền kinh tế.
Ngoài ảnh hƣởng tới nền kinh tế của nƣớc chủ nhà biện pháp TRIMs còn ảnh
hƣởng tới dòng vốn FDI và quyết định của nhà đầu tƣ. Dòng vốn đầu tƣ FDI cũng
đã đƣợc đề cập trong các thỏa thuận khu vực liên quan tới biện pháp TRIMs, điển
hình nhƣ bài viết: ―From Protectionism to Regionalism: Multinational Firms and
16


×