Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tội mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ KHÁNH LINH

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ KHÁNH LINH

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐỖ CẢNH THÌN

HÀ NỘI - 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đinh Thị Khánh Linh

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Viết tắt
BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

BLHS

Bộ luật hình sự


CQĐT

Cơ quan điều tra

CQTHTT

Cơ quan tiến hành tố tụng

CQĐT, VKS

Cơ quan điều tra, viện kiểm sát

ĐTV

Điều tra viên

HĐXX

Hội đồng xét xử

KSV

Kiểm sát viên

NBC

Người bào chữa

PLHS


Pháp luật hình sự

TANDTC

Tịa án nhân dân tối cao

TAND

Tịa án nhân dân

THTT

Tiến hành tố tụng

TTHS

Tố tụng hình sự

VAHS

Vụ án hình sự

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm
2018 đến năm 2020 ...................................................................................................41
Bảng 2.2: Tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ..................................42
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 ............................42
Bảng 2.3: Tình hình truy tố và thụ lý các vụ án về mua bán trái phép .....................44
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ năm 2018 đến năm 2020 .......................44
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tình hình truy tố vụ án mua bán trái phép chất ma tuý trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 ........................................45
Bảng 2.4: Tình hình khơng thụ lý các vụ án về mua bán trái phép ..........................46
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ năm 2018 đến năm 2020 .......................46
Bảng 2.5: Thống kê số vụ án đã xét xử, giải quyết trên địa bàn trong giai đoạn từ
năm 2018 đến năm 2020 ...........................................................................................49
Bảng 2.6: Bảng thống kê tỷ lệ tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong giai
đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 ..............................................................................50
Bảng 2.7: Tình hình quyết định hình phạt đối với tội phạm mua bán trái phép chất
ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 ...............54
Biểu đồ 2.2: Tình hình áp dụng hình phạt tử hình và tù chung thân ........................56
đối với các đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ................................56
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 ...................56
Bảng 2.8: Cơ cấu hình phạt tù có thời hạn đối với các bị cáo phạm tội mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm
2020 ...........................................................................................................................57
Biểu đồ 2.3: Thống kê các loại hình phạt tù áp dụng đối với đối tượng phạm tội mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ năm 2018
đến năm 2020 ............................................................................................................58

iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................ iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY .........................................................................................................8
1.1. NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TUÝ .....................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về ma túy .........................................................................................8
1.1.2. Khái niệm về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình sự
Việt Nam ...................................................................................................................10
1.1.3. Lịch sử hình thành tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật hình
sự ...............................................................................................................................13
1.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM............................22
1.2.1. Khách thể của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy .................................24
1.2.2. Mặt khách quan của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ........................25
1.2.3. Chủ thể của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy .....................................27
1.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ...........................28
1.2.5. Hình phạt đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ............................28
1.3. XỬ LÝ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUI
ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ ..................................................................................30
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong xử lý tội phạm ..................30
1.3.2. Tòa án nhân dân trong việc xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy .32
Kết luận Chương 1 ....................................................................................................37
Chương 2. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TUY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (GIAI ĐOẠN .................................38
2018-2020) ................................................................................................................38
iv



2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TỘI PHẠM
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ....38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................38
2.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội .............................................................................39
2.1.3. Tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 .......................................................................39
2.2. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2018-2020 .............43
2.2.1. Thực tiễn hoạt động thụ lý của Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đối với các vụ
án mua bán trái phép chất ma tuý..............................................................................43
2.2.2. Thực tiễn xét xử các vụ án mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 .......................................................45
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ..................................................................................58
2.3.1. Ưu điểm ...........................................................................................................58
2.3.2.Hạn chế, thiếu sót .............................................................................................59
2.3.3.Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót .......................................................................63
Kết luận Chương 2 ....................................................................................................69
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM MUA BÁN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 3.1. GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA
TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................................................70
3.1.1. Củng cố tổ chức bộ máy tòa án, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và
đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng ...................70
3.1.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng các phiên tòa xét xử các vụ án mua bán trái
phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo tinh thần cải cách tư pháp ..........74
3.1.3. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tố tụng ................................76
3.1.4. Bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực cho hoạt động xét xử ..............................77
3.2. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ..................................78


v


3.2.1. Bổ sung qui định pháp luạt về khái niẹm tọi phạm ma túy.............................79
3.2.2. Hoàn thiẹn qui định về danh mục các chất ma tuý, giám định hàm luợng, t nh
khối luợng các chất ma túy .......................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................87

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong những năm qua, ma túy đã trở thành hiểm họa của toàn cầu. Các
tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe và hạnh phúc gia đình, làm suy thối giống nịi và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, cản trở sự phát triển lành mạnh đối
với kinh tế, ch nh trị, văn hóa, xã hội, đe dọa sự ổn định an ninh quốc gia.
Hoạt động buôn bán ma túy mang lại “siêu lợi nhuận” nên luôn k ch th ch các
đối tượng thực hiện các hành vi phạm tội. Vì vậy, số vụ phạm tội về ma túy
ngày càng gia tăng với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, manh động và quy mô ngày càng lớn. Tình hình tội phạm về ma túy
trên cả nước nói chung, địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng trong những năm qua
diễn biến hết sức phức tạp; trở thành mối quan tâm, lo lắng của xã hội. Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm về ma túy nhằm góp phần làm ổn định
tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.

Nghệ An là tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ, với hệ thống giao thơng thuận
lợi, trong đó có tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Ch
Minh, đường hàng không, cảng biển và các tuyến đường nối liền với nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và các nước ASEAN. Do địa hình phức tạp
(ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi), trong đó có 03 huyện miền núi
giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - nơi có trên 130km đường
biên giới, với 01 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và hàng ngàn đường
tiểu mạch; trình độ phát triển giữa các vùng miền chưa đồng đều, nhất là vùng
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Nghệ An nằm gần với khu vực “Tam

1


giác vàng” một trong ba nơi sản xuất ma túy lớn nhất thế giới nên trong
những năm qua hoạt động của tội phạm về ma túy, đặc biệt là tội phạm mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh diễn biễn hết sức phức tạp, trở
thành địa bàn trọng điểm về tội phạm ma túy của cả nước. Qua thống kê của
các cơ quan chức năng cho thấy, tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ
An trong những năm qua không chỉ gia tăng về số lượng các vụ, số bị cáo
tham gia vào vụ án, số ma túy bắt giữ được mà các thủ đoạn phạm tội về ma
túy ngày càng tinh vi, manh động và liều lĩnh; đặc biệt là các đường dây ma
túy lớn, có yếu tố người nước ngồi, hoạt động xun quốc gia, sử dụng vũ
kh nóng trong khi gây án.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã tiến hành đồng bộ, nhiều biện pháp
quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn nhưng, tình hình tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn diễn biến phức tạp; phương thức,
thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, manh động; tiềm ẩn nhiều đường dây
mua bán, vận chuyển ma túy lớn, có tổ chức liên tỉnh, xuyên quốc gia; tái diễn
tình trạng các nhóm đối tượng (chủ yếu là người nước ngồi) mang theo “vũ
kh nóng” tổ chức bán ma túy trái phép ở khu vực biên giới, chúng sẵn sàng

chống lại các lực lượng chức năng một cách liều lĩnh, quyết liệt khi bị phát
hiện, bắt giữ.
Qua thực tiễn công tác xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy tội phạm này diễn biến rất phức tạp. Theo
thống kê từ năm 2018 đến năm 2020, Tòa án nhân dân các cấp của tỉnh Nghệ
An đã thụ lý xét xử 777 vụ án về ma túy với tội danh Mua bán trái phép chất
ma túy. Trong đó, có 53 bị cáo phạt mức án tử hình; 67 bị cáo phạt mức án
chung thân, 132 bị cáo phạt mức án tù từ 15 năm đến 20 năm; 190 bị cáo bị
phạt tù dưới 15 năm tù, 178 bị cáo bị phạt dưới 07 năm tù, 480 bị cáo bị phạt
dưới 03 năm tù.

2


Thực tế cho thấy việc áp dụng pháp luật hình sự trong việc xét xử tội
phạm mua bán trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Nghệ
An đã thể hiện t nh nghiêm minh đối với loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm
này. Tuy nhiên, việc xét xử đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An cũng cịn những khó khăn, vướng
mắc như: Việc áp dụng pháp luật hình sự trong xác định tội danh, khung hình
phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, quyết định hình phạt... cịn có những
khó khăn, lúng túng, chưa kịp thời, chưa thuyết phục.
Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
chủ yếu là do t nh chất của các vụ án mua bán trái phép chất ma túy rất phức
tạp; nhiều tình tiết trong vụ án đan xen nhiều tội danh; việc đánh giá, sử dụng
tài liệu, chứng cứ trong việc xử lý tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
gặp khó khăn; một số vấn đề về pháp lý chưa được hồn thiện; năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ xét xử, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho việc
xét xử còn nhiều hạn chế.
Khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua đã có

nhiều cơng trình nghiên cứu về phịng, chống tội phạm về ma túy nói chung,
tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng (luận án, luận văn, đề tài
khoa học...). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
hoạt động xử lý (xét xử) tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
tỉnh Nghệ An dưới góc độ luật hình sự.
Tình hình trên địi hỏi phải nghiên cứu để góp phần nâng cao hiệu quả
xử lý tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vì
vậy, việc học viên lựa chọn đề tài: “Tội mua bán trái phép chất ma túy trong
luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nghệ An)” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật học là hết sức cấp
thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

3


Đề tài sẽ góp phần đưa ra cái nhìn tổng quát đối với pháp luật hình sự
về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, đưa ra những phân t ch, đánh giá,
đề xuất định hướng khắc phục những bất cập trong quy định của pháp luật
hình sự và các giải pháp nhằm đảm bảo việc áp dụng đúng quy định của pháp
luật hình sự trong xử lý về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. Từ đó,
góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong việc áp dụng pháp luật hình sự
đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy của các cơ quan tiến hành tố
tụng nói chung, của TAND nói riêng trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời
gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những nhận thức cơ bản về tội phạm mua bán trái phép chất ma
túy trong luật hình sự Việt Nam. Đánh giá thực trạng việc áp dụng pháp luật
hình sự trong xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, đưa ra các dự báo khoa học và đề xuất những giải pháp nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm mua bán trái phép chất
ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đ ch đề ra, luận văn triển khai thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ những nhận thức cơ bản về tội phạm mua bán trái
phép chất ma túy dưới góc độ khoa học luật hình sự.
Thứ hai, khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội
phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An.
Thứ ba, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, vướng mắc
trong áp dụng pháp luật hình sự xử lý đối với tội phạm mua bán trái phép chất
ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

4


Thứ tư, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật hình sự đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về nhận thức lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật đối
với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên cơ sở khảo nghiệm thực tế
công tác xét xử tại địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm xây dựng các giải pháp tối ưu,
nâng cao chất lượng công tác này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng pháp luật hình sự trong
việc xử lý đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại
Điều 251 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

- Về không gian, địa bàn nghiên cứu: Đề tài khảo sát thực tiễn, sử dụng
tài liệu, số liệu thực tế xét xử tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: Từ năm 2018 (thời điểm BLHS năm 2015, bổ sung, sửa
đổi năm 2017 có hiệu lực thi hành) đến hết năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Ch Minh; quan điểm, đường lối, ch nh sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước điều tra, xử lý tội phạm và phương pháp luận
của khoa học luật luật hình sự.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả nghiên cứu các công trình
(luật, luận án, luận văn, đề tài khoa học) có liên quan đến xử lý tội phạm về

5


ma túy nói chung, tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng để nắm
bắt những nội dung đã được pháp luật quy định; nghiên cứu, tiếp thu có chọn
lọc những kết quả và tiếp tục đề xuất những hướng nghiên cứu mới, hiệu quả
và phù hợp tình hình hiện tại.
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp được sử dụng nhằm thu
thập các số liệu có liên quan đến tình hình tội phạm về ma túy và tội phạm
mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An; tài liệu, số liệu về
công tác xử lý (xét xử) tội phạm mua bán trái phép chất ma túy của TAND
các cấp tỉnh Nghệ An... từ năm 2018 đến hết năm 2020. Những kết quả thống
kê này là cơ sở cho luận văn đưa ra những đánh giá, nhận xét được ch nh xác,
khách quan về thực trạng áp dụng pháp luật hình sự trong xử lý tội phạm mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phương pháp phân t ch được
học viên sử dụng để phân t ch các văn bản có liên quan, các số liệu thống kê.
Việc phân t ch giúp học viên nắm rõ được các kh a cạnh của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ
kết quả của phương pháp phân t ch. Việc tổng hợp nhằm đưa ra những luận giải,
nhận xét và đề xuất của học viên về những vấn đề cơ bản của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Học viên lựa chọn nghiên cứu điển
hình một số hồ sơ xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy của TAND tỉnh
Nghệ An trên cơ sở đó rút ra một số vấn đề cần thiết cho việc thực hiện luận văn.
- Phương pháp chuyên gia, trao đổi, tọa đàm: Trong quá trình thực
hiện luận văn, học viên đã trao đổi với một số cán bộ tòa án trực tiếp thụ lý
xét xử các vụ mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trao
đổi, xin ý kiến các nhà khoa học, giảng viên giảng dạy chuyên ngành Luật
hình sự của Đại học Quốc gia Hà Nội để tham khảo ý kiến, tiếp thu, bổ sung
vào các nội dung cụ thể của luận văn.

6


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo
và phần phụ lục, luận văn có kết cấu ch nh gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Nhận thức chung về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
trong Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, thực tiễn xét xử
tội phạm này giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

7



Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TUÝ
1.1.1. Khái niệm về ma túy
Ma túy đã xuất hiện và tồn tại trong xã hội lồi người từ xa xưa. Vì thế,
nhận thức về ma túy cũng xuất hiện cùng với quá trình tồn tại và phát triển
của các chất ma túy. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu, nhiều khái niệm về
ma túy và chất ma túy. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả nhận
thấy có một số khái niệm điển hình như sau:
- Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Ma
túy là bất kỳ một dạng chất nào, khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý
thức và hành vi như là kết quả tác động của chất đó lên hoạt động của não”.
Từ định nghĩa này có thể hiểu: Ma túy là một số chất có nguồn gốc tự nhiên
hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người qua đường tiêm, ch ch, hút,
h t, nhai, nuốt… làm thay đổi trạng thái ý thức hoặc hành vi của người đó.
- Theo Cơ quan Phịng chống Ma Túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc
(UNODC), “Chất ma túy” là một thuật ngữ được sử dụng đa nghĩa: trong y
học, nó đề cập đến bất kỳ chất nào có khả năng ngăn ngừa hoặc chữa bệnh
hoặc tăng cường và phục hồi thể chất hoặc tinh thần; trong dược học: Nó có
nghĩa là bất kì tác nhân hóa học nào làm thay đổi q trình sinh hóa hoặc sinh
lý của tế bào sinh vật.
Theo Liên hợp quốc (UN): “Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc
tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác
dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ của con người, làm cho con
người bị lệ thuộc vào chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá
nhân và cộng đồng”.


8


Ở Việt Nam, cụm từ “ma túy” được sử dụng rộng rãi và xuất hiện ngay
trong tên gọi của các văn bản luật như Luật Phòng, chống ma túy, nhưng đáng
chú ý là cụm từ này không được định nghĩa. Luật Phòng, chống ma túy chỉ
đưa ra khái niệm “chất ma túy” và một số khái niệm liên quan.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phịng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao
gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục
do Chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống
ma túy cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”.
Theo đó, “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng”, và “chất hướng thần là chất kích
thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới
tình trạng nghiện đối với người sử dụng” [15]. Định nghĩa này cho thấy chất
gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc điểm chung: (i) chúng đều là
những chất có tác động lên hệ thần kinh, (ii) chúng có thể gây ra tình trạng
nghiện đối với người sử dụng. Mặt khác, các chất này khác nhau ở khả năng
gây nghiện. Chất gây nghiện - như tên gọi của nó - có khả năng gây nghiện
cao hơn chất hướng thần.
Như vậy, trong luật pháp Việt Nam, cụm từ “chất ma túy” được định
nghĩa và giải th ch một cách gián tiếp qua các khái niệm “chất gây nghiện” và
“chất hướng thần”. Ngoài ra, bên cạnh khái niệm chung, các chất ma túy cụ
thể còn được liệt kê trong các danh mục do Ch nh phủ ban hành. Hiện tại, các
chất ma túy bị kiểm soát ở Việt Nam được liệt kê trong 03 Danh mục, gồm:
Danh mục I gồm các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng; việc sử dụng
các chất này trong phân t ch, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội
phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền; Danh mục II: Các
chất ma túy được dùng hạn chế trong phân t ch, kiểm nghiệm, nghiên cứu
khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ


9


quan có thẩm quyền; Danh mục III: Các chất hướng thần được dùng trong
phân t ch, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong
lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Từ các phân t ch nêu trên, chúng ta có thể thấy pháp luật Việt Nam đã
đưa ra khái niệm “chất ma túy” cùng với danh mục cụ thể kèm theo. Việc nêu
khái niệm chất ma túy có ý nghĩa quan trọng và phù hợp với yêu cầu đấu
tranh với tệ nạn và tội phạm về ma túy của nước ta.
Pháp luật Việt Nam đã đơn giản hóa danh mục các chất bị kiểm soát,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế. Theo Công ước về thống
nhất về kiểm sốt ma túy năm 1961 và Cơng ước về kiểm sốt các chất hướng
thần năm 1971 thì có đến 08 danh mục chất ma túy và chất hướng thần bị điều
chỉnh nhưng khi nội luật hóa, pháp luật nước ta đã sử dụng một khái niệm
chung là “chất ma túy” và liệt kê trong 03 danh mục. Đây là xu hướng đã và
đang được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Luật mẫu của Văn phòng của
Liên Hiệp Quốc về ma túy và tội phạm (United Nations Office on Drugs and
Crimes) đã đưa ra mơ hình này.
1.1.2. Khái niệm về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ luật
hình sự Việt Nam
Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm có t nh chất, mức
độ nguy hiểm cao cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại to lớn
ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đáp
ứng nhu cầu cấp thiết về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán trái phép
chất ma túy, đã có rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu và thảo luận về
vấn đề này. Mỗi nhà khoa học lại có quan điểm khác nhau về khái niệm của
tội phạm này có thể kể đến như:
Quan điểm của thạc sĩ Trần Mạnh Hà, “tội mua bán trái phép chất ma

túy là hành vi bán, trao đổi trái phép chất ma túy cho người khác, hoặc hành

10


vi tổ chức, xúi giục, giúp sức cho người khác trong trong việc bán, trao đổi
chất ma túy mà không cần xét đến nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có”[40].
Theo quan điểm trên, tác giả chỉ dừng lại ở việc liệt kê một số hành vi của tội
phạm mua bán trái phép chất ma túy và chưa làm rõ được khái niệm pháp lý
của tội phạm này. Tác giả chưa làm rõ được khách thể xâm phạm, chủ thể
chịu TNHS, lỗi của chủ thể và chế tài áp dụng đối với tội phạm này.
Quan điểm của thạc sĩ Kim Sa Pha, “tội mua bán trái phép chất ma túy
là hành vi do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với hình
thức mua, bán hoặc vận chuyển, tàng trữ, trao đổi ma túy nhằm mục đích
mua, bán để thu lợi làm xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng độc quyền
của Nhà nước đối với các chất ma túy, gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội
được điều chỉnh bởi Bộ luật hình sự”[41]. Quan điểm của học giả đã làm rõ
được khách thể mà tội phạm này xâm phạm, chủ thể phải chịu TNHS tuy
nhiên chưa làm rõ được hành vi mua bán trái phép chất ma túy diễn ra như thế
nào.
Theo quan điểm của thạc sĩ Trịnh Thị Loan, “tội mua bán trái phép
chất ma túy có thể được hiểu là những hành vi: Bán trái phép chất ma túy cho
người khác bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng
tiền cơng hoặc các lợi ích khác; Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho
người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Dùng chất
ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc
chất ma túy do đâu mà có); Dùng tài sản khơng phải là tiền đem trao đổi,
thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; Tàng
trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Vận chuyển chất ma túy
nhằm bán trái phép cho người khác…, do người có năng lực TNHS, đủ tuổi

chịu TNHS thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất
ma túy của Nhà nước”[42]. Khái niệm này của tác giả đưa ra đã làm rõ được

11


khách thể bị xâm phạm, chủ thể, lỗi của chủ thể, hành vi mua bán trái phép
chất ma túy. Tuy nhiên, khái niệm này lại chưa chỉ ra được t nh nguy hiểm
cho xã hội và trách nhiệm pháp lý chủ thể phải gánh chịu.
Theo quan điểm của thạc sĩ Nguyễn Thành Tất, khái niệm tội phạm
mua bán trái phép chất ma túy được định nghĩa như sau: “tội mua bán trái
phép chất ma túy có thể hiểu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do
người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS, thực hiện, có lỗi, xâm phạm đến
chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của Nhà nước thực hiện các hành vi:
Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc
chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người
khác để hưởng tiền cơng hoặc các lợi ích khác; Mua chất ma túy nhằm bán
trái phép cho người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người
khác; Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc
vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); Dùng tài sản khơng phải tiền đem
trao đổi, thanh toán,... lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người
khác; Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Vận chuyển
chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;...”[43]. Khái niệm này của
tác giả đă tương đối đầy đủ, đã chỉ ra các yếu tố, các dấu hiệu pháp lý của tội
phạm này tuy nhiên khái niệm cũng chưa đưa ra được trách nhiệm pháp lý,
chế tài mà chủ thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi xâm phạm.
Qua nghiên cứu cho thấy, hiện nay có nhiều quan điểm, hình thức thể
hiện khác nhau về khái niệm tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. Tuy
nhiên, có thể thấy các nhà làm luật, nhà khoa học đều có chung quan điểm về
tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, theo đó mua bán trái phép chất ma

túy là hành vi mua trái phép chất ma túy để bán; bán trái phép chất ma túy cho
người khác; trao đổi ma túy như một loại hàng hóa có giá trị. Đặc biệt các
hành vi này không phân biệt hay phụ thuộc nguồn gốc ma túy do đâu mà có.

12


Từ những phân t ch trên tác giả đưa ra khái niệm về tội phạm mua bán
trái phép chất ma túy như sau: “Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có đầy đủ năng lực TNHS,
thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma
túy của Nhà nước mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
Bao gồm các hành vi: Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ
thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất
ma túy cho người khác để hưởng tiền cơng hoặc các lợi ích khác; Mua chất
ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái
phép cho người khác; Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh tốn trái phép
(khơng phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); Dùng tài sản
khơng phải tiền đem trao đổi, thanh toán,... lấy chất ma túy nhằm bán lại trái
phép cho người khác; Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người
khác; Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.”
1.1.3. Lịch sử hình thành tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trong Bộ
luật hình sự
1.1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
đầu tiên năm 1985
Sau khi giành được ch nh quyền Nhà nước dân chủ nhân dân được
thành lập với hệ thống pháp luật mới làm cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy. Nhận thức rõ t nh nguy
hiểm của thuốc phiện, cần hạn chế, từng bước xóa bỏ, Thủ tướng Ch nh phủ
ban hành Nghị định số 150 quy định việc xử lý đối với những hành vi vi

phạm thể lệ quản lý thuốc phiện. Sau đó, Thủ tướng Ch nh phủ đã ban hành
Nghị định số 225-TTg quy định chế tài đối với người có vi phạm thể lệ quản
lý thuốc phiện, gồm: (i) Tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái
phép; (ii) Phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá thuốc phiện lậu. Ngồi ra người phạm
pháp cịn có thể bị truy tố trước tòa án [27].

13


Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ đề cập đến việc xử lý hành vi tàng
trữ, vận chuyển trái phép thuốc phiện, không đề cập đến việc xử lý hành vi
“sản xuất hoặc mua bán trái phép thuốc phiện”. Nội dung này sau đó được
bổ sung trong Nghị định số 580-TTg ngày 15/09/1955, cụ thể: “Những người
vi phạm Nghị định số 150-TTg ngày 05/03/1952 trong các trường hợp sau
đây có thể bị đưa ra Tịa án nhân dân để xét xử:
1. Bn thuốc phiện lậu có nhiều người tham dự và có thủ đoạn để gian dối;
2. Tang vật trị giá trên 1 triệu đồng;
3. Buôn nhỏ hoặc làm mơi giới nhưng có tính chất thường xun, đã
thành chun môn hoặc đã bị phạt tiền nhiều lần...” [28].
Thông tư số 635-VHH/HS ngày 29/03/1958; Thông tư số 33-VHH/HS
ngày 05/07/1958 sau này được Bộ tư pháp hướng dẫn cụ thể với mức hình
phạt xác định với từng hành vi khác nhau, theo đó:“...Đối với bọn cầm đầu
những tổ chức bn lậu có thể phạt tù từ 5 năm đến 10 năm tù, bọn tay chân
chuyên nghiệp phạt từ 3 đến 5 năm tù, bọn cơ hội đã giáo dục nhiều lần mà
cịn vi phạm thì phạt từ 1 đến 3 năm tù, trường hợp có nhiều tình tiết giảm
nhẹ thì vẫn có thể phạt dưới 1 năm tù hoặc cho hưởng án treo...” [25].
Sau khi miền Nam được giải phóng, Hội đồng Ch nh phủ ban hành
Nghị định số 580-TTG về trừng trị tội bn lậu thuốc phiện tiếp tục có hiệu
lực thi hành và cho áp dụng thống nhất trong cả nước.
Đến những năm của thập kỷ 80 - thế kỷ thứ XX, tình hình tội phạm về

ma tuý (thuốc phiện) có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, chế tài
hình sự trong Nghị định số 580-TTg tỏ ra khơng cịn đảm bảo t nh giáo dục
và phịng ngừa. Chất ma túy sau đó được liệt kê vào danh mục hàng cấm và
quy định trong Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng
giả, kinh doanh trái phép (năm 1982) với hình phạt cao nhất là tử hình và phạt
tiền đến 10 lần trị giá hàng phạm pháp hoặc thu lợi bất ch nh.

14


1.1.3.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 2015
Ngày 27/06/1985, Quốc hội nước ta đã ch nh thức thông qua BLHS đầu
tiên (sau đây gọi là BLHS năm 1985). Trong đó, tội phạm về ma túy được
quy định gồm: Điều 166 - tội bn bán, tàng trữ hàng cấm (trong đó có ma
t) và Điều 203- tội tổ chức dùng chất ma túy. Do đánh giá không đúng t nh
chất đặc biệt nguy hiểm của hành vi buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy
nên nhà làm luật đã coi ma túy ngang hàng với kim kh quý, đá quý, ngoại tệ
và chỉ quy định mức phạt cao nhất đối với tội buôn lậu là 20 năm tù. Mặt
khác, Điều 166 BLHS năm 1985 cũng chỉ đề cập đến việc xử lý hình sự hành
vi, bn bán, tàng trữ hàng cấm, trong đó có ma túy, cho nên hành vi sản
xuất, vận chuyển trái phép chất ma túy xảy ra trong thực tiễn khơng được xử
lý hình sự. Đây là một bất cập lớn của BLHS năm 1985 lúc mới ban hành.
Ngày 28/12/1989, Quốc Hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLHS năm 1985, trong đó quy định thêm Điều 96a quy định tội sản
xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy ở mục B,
Chương 1 “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Điều 96a quy định 3 khung
hình phạt, hình phạt nghiêm khắc nhất áp dụng trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng là tử hình.
Tháng 04/1992, Quốc hội thơng qua Hiến pháp. Tại Điều 61 Hiến pháp

1992 đã quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, sử
dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước quy định chế
độ cai nghiện bắt buộc và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm” [17]. Đây là cơ
sở pháp lý quan trọng cho hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật đối với tội
phạm về ma túy.
Ngày 05/12/1992, Thông tư liên ngành số 07/TTLN về hướng dẫn áp
dụng Điều 96a và Điều 203 BLHS năm 1985 nhằm cụ thể hoá Điều 61 Hiến

15


pháp năm 1992 được ban hành. Lần đầu tiên các cơ quan có thẩm quyền sử
dụng định lượng thuốc phiện và các chất ma túy khác làm căn cứ để xác định
ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành ch nh, cũng như xác định trách
nhiệm hình sự theo các khoản của Điều 96a. Các hành vi sản xuất, vận
chuyển, tàng trữ trái phép thuốc phiện từ 100 gam trở lên và hành vi mua bán
trái phép thuốc phiện với bất kỳ số lượng nào đều bị coi là tội phạm và phải
chịu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy thì dù là lần đầu và dưới bất cứ hình thức nào đều bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 203 BLHS năm 1985.
Cùng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động của tội phạm ma tuý;
TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Y tế đã ban
hành Thông tư số 05/TTLN ngày 31/08/1996 và Thông tư số 09/TTLN ngày
10/10/1996 hướng dẫn áp dụng Điều 96a và Điều 203 BLHS năm 1985 với
các yêu cầu đặt ra trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma túy đặt ra như:
+ Xác định bổ sung các chất ma túy thường gặp;
+ Các trường hợp cần giám định để xác định chất ma túy;
+ Giải th ch từ ngữ (đưa ra khái niệm) đối với các hành vi sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy và tổ chức sử dụng chất ma túy;
+ Xác định đường lối xử lý cũng như trách nhiệm hình sự của người

quản lý thuốc gây nghiện mà cố ý làm trái quy chế quản lý thuốc;
+ Quy định trách nhiệm hình sự trong các trường hợp chiếm đoạt chất
ma túy;
+ Quy định số lượng chất ma túy làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình
sự theo các khoản của Điều 96a BLHS và xử lý bằng biện pháp hành ch nh;
+ Ngày 10/05/1997, Quốc hội Khố IX đã thơng qua Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS năm 1985, trong đó quy định một chương riêng
(Chương VIIA) “Các tội phạm về ma tuý”. Chương này gồm 14 điều (từ Điều

16


185a đến Điều 185o), trong đó có 13 điều quy định các tội phạm về ma tuý cụ
thể (từ Điều 185a đến Điều 185n) và một số điều quy định hình phạt bổ sung
(Điều 185o). So với trước đây, Luật Sửa đổi, bổ sung BLHS đã quy định 9 tội
danh mới về ma túy, tách các tội phạm quy định tại Điều 96a BLHS năm
1985 thành 4 tội danh độc lập quy định tại các Điều 185a, 185b, 185c, 185đ.
nhằm phân hoá mức độ nguy hiểm và xác định trách nhiệm hình sự phù hợp.
Thơng tư liên ngành số 01/1998/TTLN ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng
một số điều của BLHS năm 1985 (sửa đổi) được ban hành thay thế cho thông
tư liên ngành số 09/TTLN. Thông tư đã giải th ch, hướng dẫn tương đối đầy
đủ về các tội sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy
và một số tội phạm khác của Chương VIIA.
Như vậy, BLHS năm 1985 trong hơn 10 năm thi hành đã có 04 lần sửa
đổi, bổ sung; điều này giúp các quy định cụ thể về tội phạm ma túy trở nên
ngày một hoàn thiện. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế theo cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế mới - cơ chế thị trường định
hướng XHCN giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hợp
tác rộng rãi với các nước trong khu vực và trên thế giới nên BLHS năm 1985
đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, khơng cịn phù hợp với tình hình mới. Trên

tinh thần đó, BLHS năm 1999 được ban hành thay thế BLHS năm 1985. Các
tội phạm về ma túy được hệ thống lại và quy định tại Chương XVIII gồm 10
điều (từ Điều 192 đến Điều 201). Với các thay đổi ch nh:
Một là, nhập 4 tội quy định tại các điều Điều 185c (tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý); Điều 185d (tội vận chuyển trái phép chất ma tuý); Điều
185đ (tội mua bán trái phép chất ma tuý) và Điều 185e (Tội chiếm đoạt chất
ma tuý) thành một tội danh mới quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999 (Thực
chất đây là điều luật quy định tội phạm ghép). Do vậy từ 13 điều quy định tội
phạm về ma túy trong BLHS năm 1985, nay chỉ còn 10 điều luật quy định các
tội phạm này trong BLHS năm 1999.

17


×