LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển nhân loại trong mỗi giai đoạn phát triển thường xuất
hiện những vĩ nhân mà cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng hành động của họ
tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc và xu thế của thời đại.
Và đúng như câu trên, trong lịch sử dựng nứơc và giữ nước của dân tộc
ta xuất hiện khơng ít những vị anh hùng mà chiến cơng của họ tiêu biểu cho
toàn dân tộc, nổi bật nhất trong đó là Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài đã
dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị hàng trăm năm của đế quốc thực
dân tiến vào một kỉ nguyên mới: Độc lập tự do đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Người cũng đóng góp khơng ít cơng lao vào phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa khác trên Thế giới. Chính vì vậy mà nhân ngày kỉ niệm
lần thứ 100 Hồ Chí Minh đã được UNESCO cơng nhận là anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hố Thế giới. Điều đó chứng tỏ tư tưởng, cuộc
đời và hành động của Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tinh hoa dân tộc cũng
như xu thế của thời đại, như vậy thông qua những hoạt động trong cuộc đời
mình thì những tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là gì? Được hình
thành và phát triển ra sao? Ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng nước
ta và Thế giới cho đến ngày nay?
Vì những lí do trên tơi chọn đề tài: “ Những nội dung tư tưởng cơ bản
được hình thành, phát triển xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một chun ngành mới, tuy nhiên có rất
nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này, nhất là khi môn tư tưởng Hồ Chí Minh
được đưa vào giảng dạy chính thức tại các trường Cao đẳng, Đại học, đó là
các cơng trình của Giáo sư Song Thành, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Các đề
1
tài nghiên cứu KX02, và hàng loạt các bài viết trên các Tạp chí... Tư tưởng
xuyên suốt của Hồ Chí Minh gồm rất nhiều nội dung:
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đưòng quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố.
…….
Tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận tôi chỉ đề cập dến 2 nội dung cơ
bản đó là:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội .
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết.
Vì vậy bài tiểu luận sẽ tập trung làm rõ quá trình hình thành và phát
triển nội dung tư tưởng trên và ảnh hưởng của những tư tưởng đó trong cách
mạng Việt Nam. Đồng thời những tư tưởng trên có tác dụng, ảnh hưởng như
thế nào đối với đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hố hiện đại hố.
Đóng góp lớn của đề tài là sẽ làm rõ những giá trị của những nội dung trên
trong tình hình đất nước ta ngày nay, những tư tưởng Hồ Chí Minh có tác
động như thế nào đối với sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề giữ vững mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thực hiện như thế nào, đoàn kết
dân tộc và quốc tế cần chú trọng những vấn đề gì...
2
Để hoàn thành tiểu luận này, ngay từ đầu học kỳ tơi đã sưu tầm một số
bài viết có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh đăng trên các tạp chí, phân
theo chủ đề, đến khi nhận đề tài tơi tập trung nghiên cứu thêm một số sách,
báo có liên quan, sau đó tổng hợp tìm ra những nội dung cơ bản về vấn đề,
các trích dẫn, xem tin tức để bổ sung vấn đề có liên quan đến ngày nay.
Với phạm vi một bài tiểu luận, trog quá trình nghiên cứu có thể sẽ cịn
một số thiếu sót, kính mong q thầy cơ và các bạn đóng góp và bổ sung để
các nội dung nghiên cứu ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ trong khoa và các bạn đã tận
tình giúp đỡ tơi hồn thành bài tiểu luận của mình!
Hà Nội, tháng1/ 2007
3
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Tư tưởng:theo từ điển Bách khoa việt nam:tư tưởng là quan điểm, suy
nghĩ cuả con người(cá nhân,tập thể)về con người,xã hội.
1.1.2 Nhà tư tưởng:theo quan điểm Mác Lênin để là nhà tư tưởng gồm 4
điều kiện:
_Một người phải có tầm tư tưởng đi trước, dẫn đường cho phong trào ở
mức tự phát.
_Có đường lối, chiến lược, sách lược dẫn đường cho một cuộc cách mạng
sắp nổ ra.
_Có phẩm chất, bản lĩnh chính trị để đoàn kết xây dựng lực lượng tạo vật
chất cho phong trào cách mạng, sử dụng lực lượng vật chất ấy phục vụ cho
sư nghiệp cách mạng của mình.
_Sáng lập một Đảng vững mạnh đủ lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi và
cải tạo hiện thực.
Như vậy Hồ Chí Minh có phải là nhà tư tưởng khơng và tư tưởng Hồ
Chí Minh là gì?
Giữa lúc cách mạng giải phóng của nhân dân Việt Nam lâm vào khủng
hoảng, bế tắc về con đường cứu nước như có đưa đất nước thốt khỏi tình
trạng nơ dịch được hay khơng? Ai sẽ lãnh đạo và làm như thế nào?Sau khi
độc lập đất nước sẽ phát triển ra sao?Hay nói cách khác đó là sự khủng
hoảng về mục tiêu và phương pháp cách mạng. Đó là vấn đề địi hỏi cả dân
tộc bao gồm tất cả các giai cấp, các tầng lớp phải giải quyết, nhất là những
thanh niên trí thức.
4
Cùng trong dòng chảy yêu nước hoạt động yêu nước thì duy nhất người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành giải quyết được những vấn dề trên,
chính Người đã đưa tư tưởng Mác Lênin vào Việt Nam, thành lập Đảng và
lãnh đạo một cách tài tình đưa nước ta thốt khỏi ách nô dịch, tiến vào kỉ
nguyên độc lập tự do đi lên chủ nghĩa xã hội, mà thắng lợi đầu tiên là sự
thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nhà nước
Việt Nam Dân Chủ Cơng Hồ ngày 2/9/1945. Nhân dân Việt Nam từ thân
phận nô lệ trở thành người chủ của đất nứơc. Như vậy Hồ Chí Minh hội đủ
những điều kiện để là nhà tư tưởng.
Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh, như của các
học giả, các nhà nghiên cứu, các đồng chí lãnh đạo của Đảng nhà nước …
Đại hội IX của Đảng khẳng định: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống
quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam từ cách mạng dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết
quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin và phát triển chủ nghĩa Mác
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa văn
hoá dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.
Vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm bao gồm nhiều
lĩnh vực:
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đưịng quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết.
5
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
_Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố.
…….
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam,tư tưởng Hồ Chí Minh ln là ngọn
đèn soi sáng mọi chủ trương, chính sách , đường lối của Đảng đưa cách
mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh được hình thành từ những nguồn gốc nào và phát triển qua các giai
đoạn như thế nào?
1.2 nguồn gốc,đặc điểmvà các giai đoạn phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh
1.2.1 Nguồn gốc : tư tưởng Hồ Chí Minh đựơc hình thành từ các nguồn
gốc là lý luận, thực tiễn và chủ quan Hồ Chí Minh .
_ Lý luận: đó là truyền thống q báu của gia đình, q hương, những
tinh hoa văn hố phương Đơng, phương Tây. Trong đó chủ nghĩa Mác Lênin
giữ vai trị quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh .
_ Thực tiễn:Khảo sát thực tế các cuộc cách mạng của thế giới Người
khẳng định chỉ có cách mạng tháng Mười là thành công đến nơi.Đây là sự
định hướng thực tiễn cho con đường cách mạng Việt Nam để thực hiện 3
cuộc giải phóng là dân tộc, giai cấp, con người.
_Chủ quan Hồ Chí Minh : thơng minh, nhạy bén, lòng yêu nước thương
dân…
1.2.2 Đặc diểm tư tưởng Hồ Chí Minh :
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm cơ bản của cách
mạng Việt Nam. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta - một nước thuôc địa nữa phong kiến với hai mâu
thuẫn cơ bản là mâu thuẫn về dân tộc giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân
6
Pháp và về giai cấp giữa địa chủ phong kiến và nơng dân, trong đó bao trùm
là mâu thuẫn về dân tộc.
Vì vậy những nội dung tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là nhằm
giải quyết hai mâu thuẫn trên, đó là tư tưởng về con đường cách mạng Việt
Nam:dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng về đại đoàn kết,tư
tưởng về đảng cộng sản….Những nội dung tư tưởng trên có đặc điểm là vừa
mang tính liên tục, kế thừa,vừa mang tính giai đoạn. Có nghĩa là có những tư
tưởng xun suốt được bổ sung hồn thiện qua các giai đoạn, nhưng cũng có
những tư tưởng chỉ phù hợp tồn tại trong một hoặc một vài giai đoạn trơng
tư tưởng của Người.
1.2.3 Sơ lược q trình phát triển:
Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển qua các giai đoạn :
_1890-1911: Hồ Chí Minh tiếp thu những tinh hoa truyền thống dân tộc,hình
thành tư tưởng yêu nứơc thương dân và khát vọng tự do,độc lập cho dân tộc.
_1911-1920:Thời kỳ Hồ Chí Minh tìm tịi và bước đầu xác lập tư tưởng về
cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng đoàn kết với những người bạn
chống kẻ thù chung :chủ nghĩa thực dân và ách bóc lột.
_1920-1930:Tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam cơ bản xác lập:
+Con đường cách mạng vơ sản
+Đồn kết “ Nhân dân lao động các nước đoàn kết lại”
+Tư tưởng về đảng.
_1930-1941:Người tiếp tục kiên định con đường đã chọn, giữ vững lập
trường, vượt qua thử thách.
_1941-1969:Tư tưởng của Người qua các giai đoạn của cách mạng Việt Nam
bổ sung và hoàn thiện:
+ Hoàn chỉnh tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc.
+Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
7
+Tư tưởng về đảng
+Đoàn kết dân tộc và quốc tế trong mặt trận chống kẻ thù chung
+Tư tưởng về chiến tranh nhân dân
….
Nội dung tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh hình thành và phát
triển gắn liền với những hoạt động thực tiễn của Người và tác động đến thực
tiễn cách mạng Việt Nam nhất là từ tháng 2 năm 1941 Người trực tiếp lãnh
đạo cách mạng nước ta, tư tưởng của Người trực tiếp đi vào đường lỗi cương
lĩnh của Đảng trở thành chỉ thị, tổ chức toàn dân kháng chiến đi đến độc lập
tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Vậy đâu là những tư tưởng xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
những tư tưởng này đựơc hình thành phát triển qua các giai đoạn như thế
nào, bao gồm những nội dung gì?
8
CHƯƠNG 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
NHỮNG NỘI DUNG XUYÊN SUỐT
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2.1.1 Tính tất yếu của con đường cách mạng Việt Nam:
Từ nửa sau thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc, tăng cường xâm chiếm thuộc địa là những nước lạc hậu. Việt
Nam là một nước phong kiến và cũng là mục tiêu của đế quốc Pháp. Từ năm
1858, Pháp bắt đầu quá trình xâm lược nước ta. Hàng loạt các phong trào
đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến nổ ra như phong trào Cần Vương,
những cuộc đấu tranh của Nguyễn Trung Trực, Trương Định v.v. Các cuộc
chiến tranh diễn ra sôi nổi rầm rộ thể hiện tinh thần yêu nước và lòng căm
thù giặc sâu sắc, nhưng lần lượt các phong trào đều thất bại do chưa có
đường lối kháng chiến rõ ràng và chưa tập trung được sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân vào một cuộc đấu tranh chung để giải phóng dân tộc.
Hồn thành việc xâm lược, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai
thác thuộc địa, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một
nước thuộc địa nửa phong kiến với sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp và
mâu thuẫn mới:
-Ngoài những tầng lớp, giai cấp cũ là địa chủ phong kiến và nông dân
xuất hiện thêm giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức tiểu tư
sản.
9
-Bên cạnh mâu thuẫn vốn có của xã hội phong kiến là địa chủ phong
kiến và nơng dân thì có thêm mâu thuẫn mới giữa toàn thể dân tộc ta với
thực dân Pháp.
Trong bối cảnh đó, thế giới lại có nhiều biến động, đó là những cuộc
vận động cải cách của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi ở Trung Quốc,
cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật gắn liền với vai trị của tư sản. Vì vậy ở nước
ta một phong trào đấu tranh theo ý thức hệ của tư sản được dấy lên như
Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Chu Trinh…
Phát động rầm rộ nhưng cũng đều thất bại do chưa tập hợp được lực lượng
của toàn dân tộc và đường lối chưa phù hợp với điều kiện đất nước. Yêu cầu
đặt ra là phải tìm ra được bước đi, con đường cách mạng đáp ứng được yêu
cầu khách quan của đất nước và xu thế tất yếu của thời đại. Đó là câu hỏi đặt
ra cho toàn dân ta nhất là đối với tầng lớp thanh niên, trong đó có người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
* Nguyễn Tất Thành và sự lựa chọn sáng tạo con đường cứu nước
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước mất độc lập, nhân dân lầm
than trong ách nơ lệ. Sớm hình thành ý thức cứu nước cứu dân, Nguyễn Tất
Thành rât khâm phục tấm gương yêu nước của các bậc tiền bối như Phan
Bội Châu và Phan Chu Trinh. Tuy nhiên, Người khơng hồn tồn tán thành
con đường tán thành của hai ông, Người thấy rõ và quyết định con đường
nên đi đó là “đi ra ngồi xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Hay nói cách khác
khơng như các bậc tiền bối tìm đường ở phương Đơng, Người sang phương
Tây tìm những gì ẩn dấu sau những từ “tự do, bình đẳng, bác ái”, và người
thâm nhập vào cuộc sống của những người lao động ở các nước thuộc địa,
các nước tư bản. Người nhận rõ rằng ở mọi nơi trên thế giới này chỉ có hai
loại người: một thiểu số đi áp bức và tuyệt đại đa số còn lại là quần chúng
10
lao động bị áp bức. Bản yêu sách 8 điểm người gửi đến hội nghị Vécxây
năm 1919 không được các nước tư bản bàn đến giúp Người nhận thức rõ
hơn bản chất thực của chủ nghĩa đế quốc và vấn đề bạn, thù.
Đó là những tiền đề quan trọng để Người đến với bản sơ thảo luận
cương vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, với tư duy chính trị nhạy bén
và thực tiễn phong phú giúp Người sớm khẳng định: “đây là cái cần thiết
cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”, bởi tác phẩm quan
tâm đề cập đến vấn đề mà Người đang tìm - vấn đề thuộc địa.
Từ đó Người khẳng định lập trường của mình bằng hành động bỏ
phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và con đường mà Người tìm ra cho
dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.
Đây là kết quả của q trình hoạt động tích cực sáng tạo của Hồ Chí
Minh phù hợp với xu thế khách quan của lịch sử nhân loại. Mặc dù lúc bấy
giờ Người chưa định hình được bước đi cách thức là như thế nào nhưng
Người tin theo Lê Nin và Quốc tế III. Trên cương vị là một chiến sĩ hoạt
động trong Quốc tế III Người không ngừng học tập về lý luận, tìm tịi thực tế
để bổ sung hồn chỉnh về con đường cách mạng Việt Nam với những tư
tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc, đồn kết…được khẳng định trong
các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, và cụ thể
nhất là trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ tóm tắt của
Đảng.
Cách mạng vơ sản đó là sự giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân
tộc và giai cấp hay nói cách khác đó là vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội. Vậy Người giải quyết mối quan hệ trên như thế nào và có những luận
điểm sáng tạo gì đóng góp vào kho tàng lý luận Mác-Lênin?
11
2.1.2 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội-Mối quan hệ biện chứng trong
cách mạng giải phóng dân tộc nước ta:
2.1.2.1
Những luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc:
Cách mạng giải phóng dân tộc là hệ thống lý luận cách mạng được xây
dựng tự sự tiếp thu và bổ sung học thuyết Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể
của cách mạng Việt Nam đề thực hiện ba cuộc giải phóng lớn là dân tộc, giai
cấp và con người.
Theo Hồ Chí Minh những luận điểm của cách mạng giải phóng dân tộc
gồm:
-Giải phóng dân tộc trên lập trường của cách mạng vô sản: Với thực
tiễn hoạt động phong phú thời kỳ 1911-1920 và là đại diện của Quốc tế cộng
sản được đi nhiều nơi Người rút ra kết luận “Muốn cứu nước giải phóng dân
tộc khơng có con đường nào khác cách mạng vơ sản”. Đây là luận điểm
đóng góp sáng tạo đầu tiên của Người trong quan điểm cách mạng giải
phóng dân tộc Mác-Lênin. Đó là con đường của cách mạng tháng Mười và
để đảm bảo cách mạng thắng lợi cần “phải dân chúng làm gốc, phải có đảng
vững bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất”.
Người chuyển từ lập trường yêu nước sang lập trường cách mạng vơ
sản vì “chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả
hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của giai cấp vô sản và cách
mạng thế giới”.
-Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của các giai cấp, các tầng
lớp dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản: hơn ai hết Hồ Chí Minh nhận thức
rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết xuất phát từ truyền thống chống ngoại
xâm của dân tộc “khoan thư sức dân” và kiến thức thực tiễn của Người.
Người khẳng định “dân tộc cách mạng thì chưa phân chia giai cấp, nghĩa là
sĩ nông công thương đều chống lại cường quyền”.
12
Đây là sự vượt trội và đóng góp lớn của Hồ Chí Minh về lực lượng
cách mạng so với lý luận Mác-Lênin. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự
nghiệp của toàn dân, tuy nhiên phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, Người
phân tích rõ vị trí của từng giai cấp, tầng lớp “cơng nhân lãnh đạo thì kháng
chiến mới thắng lợi kiến quốc mới thành công” nông dân có sức mạnh to lớn
nhưng chỉ được phát huy khi có Đảng lãnh đạo, tiểu tư sản trí thức, tư sản
dân tộc…là “bầu bạn” của cách mạng.
Thực tế trong cách mạng Việt Nam tư sản, địa chủ đã đóng góp khơng
ít về vật chất, vật lực cho khác chiến. Điều đó khẳng định tính đúng đắn về
tập hợp lực lượng trong tư tưởng của Người.
-Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động sáng tạo
và có sự liên kết với các lực lượng trên toàn thế giới: chủ nghĩa đế quốc liên
kết với nhau để bóc lột đàn áp thuộc địa, do đó đấu tranh chống lại thì các
phong trào giải phóng phải liên kết lại, và cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng thế giới. Liên kết không chỉ trong phạm vi của các nước
thuộc địa mà ngay cả các nước chính quốc. Đây cũng là sự bổ sung học
thuyết Mác-Lênin: Từ khẩu hiệu “vơ sản thế giới đồn kết lại” của Mác và
“vô sản và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại” của Lênin được Hồ Chí Minh
khẳng định “nhân dân lao động thế giới đoàn kết lại”. Và đoàn kết phải xuất
phát từ sự chủ động sáng tạo của mỗi nước ví như “hai cánh của một con
chim”, điều kiện bên trong là quyết định nhưng phải tranh thủ các điều kiện
quốc tế.
-Cách mạng giải phóng dân tộc có thể thắng lợi trước cách mạng
chính quốc: Đây là luận điểm sáng tạo lớn nhất của Hồ Chí Minh.
Do hạn chế về thời đại, Mác-Angghen và Lênin chưa thấy được đầy đủ
vai trò của cách mạng thuộc địa, Lênin đánh giá cao cách mạng thuộc địa
13
nhưng chỉ xem nó là một bộ phận của cách mạng vơ sản, vì vậy cách mạng
thuộc địa chỉ có thể giành thắng lợi sau khi cách mạng chính quốc thắng lợi.
Đến thời đại Hồ Chí Minh từ thực tiễn phong trào giải phong dân tộc
rầm rộ Người khẳng định: cách mạng thuộc địa không những không phụ
thuộc và cách mạng vơ sản ở chính quốc mà có thề cần và phải tiến hành
trước, thắng lợi của nó sẽ “giúp cho những người anh em của họ ở phương
Tây trong nhiệm vụ giải phóng hồn tồn”. Đây là luận điểm làm nên tên
tuổi Hồ Chí Minh “anh hùng giải phóng dân tộc”.
-Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng bạo lực cách
mạng: vấn đề quan trọng nhất của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
là giành chính quyền, chỉ có thể bằng hai con đường: bạo lực và đấu tranh
chính trị. Theo Lênin đấu tranh chính trị là rất hiếm và bạo lực vẫn là con
đường chủ yếu. Cịn trong quan điểm của Hồ Chí Minh giành chính quyền
phải bằng bạo lực cách mạng nhưng là sự kết hợp của nhiều yếu tố đó là
giữa các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị và đấu
tranh vũ trang.
Trong cách mạng tháng Tám giành chính quyền là sự kết hợp hài hồ
giữa đấu tranh chính trị và vũ trang theo quan điểm bạo lực cách mạng của
Hồ Chí Minh. Thực tiễn con đường phi bạo lực đã được kiểm nghiệm trong
phong trào cách mạng 1936-1939 là khơng có cơ sở khoa học.
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược và sách lược của cách mạng giải
phóng dân tộc:
Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam giải quyết hai vấn đề chiến
lược là chống đế quốc và chống phong kiến, chống đế quốc là nhiệm vụ
hàng đầu. Đây là luận điểm đóng góp lớn thứ hai trong lý luận Mác-Lênin về
cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa.
14
Con đượng cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin đi từ giải
phóng giai cấp - giải phóng dân tộc - giải phóng con người. Cịn Nguyễn Ái
Quốc từ thực tiễn các dân tộc thuộc địa và châu Á nhất là trong điều kiện
Việt Nam, khát vọng độc lập tự do của dân tộc Người khẳng định: Trước hết
phải tiến hành dân tộc cách mạng, cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi
rồi mới có địa bàn tiến lên làm giai cấp cách mệnh. Do đó con đường cách
mạng ở các nước thuộc địa theo Hồ Chí Minh là: giải phóng dân tộc - giải
phóng giai cấp - giải phóng con người.
Từ mục tiêu chiên lược trên trong từng điều kiện và hồn cảnh cụ thể
mà có những sách lược cho phù hợp, tuy nhiên phải trên cơ sở chiến lược lâu
dài: ở các nước thuộc địa chống đế quốc phải đặt lên hàng đầu trong cách
mạng giải phóng dân tộc. Thực tiễn kiểm nghiệm vấn đề chiến lược và sách
lược theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn với tình hình nước ta: Độc lập
dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.2.2 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tiếp thu lý luận Mác-Lênin về cách mạng không ngừng và về mối quan
hệ giữa dân tộc giai cấp thì các nước sau khi tiến hành cách mạng giải phóng
dân tộc có thể tiến thẳng lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Lênin khẳng định “với
sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể
tiến tới chế độ Xơ Viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới
chủ nghĩa cộng sản không phải trải qua giai đọan phát triển tư bản chủ
nghĩa”.
Theo Hồ Chí Minh “tuỳ hồn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con
đường khác nhau… có nước đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội… có nước thì
phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
15
Vậy q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
với chủ nghĩa xã hội như thế nào?
-Ngay từ nhỏ, từ lòng yêu nước muốn cứu đồng bào thốt khỏi ách nơ
lên của thực dân Pháp đến khi ra đi tìm đường cứu nước, Người thấy được
nỗi thống khổ của các dân tộc bị áp bức “cùng chịu chung một nỗi đau khổ,
sự bạo ngược của chế độ thực dân”, tư tưởng đoàn kết cùng chống kẻ thù
chung được hình thành ở Người.
-Năm 1920, đến với luận cương của Lênin, từ chủ nghĩa yêu nước trở
thành người cộng sản, người khẳng định lòng tin vào Lênin và Quốc tế III
theo con đường cách mạng vô sản.
-Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Người khẳng định:
“Phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc” và sự nghiệp giải phóng dân tộc được thực
hiện “bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” sau khi giành độc lập Nguyễn Ái
Quốc vạch ra con đường cho họ là con đường cách mạng tháng Mười, thể
hiện cụ thể qua hình ảnh trường Đại học Phương Đơng, đặt cơ sở ban đầu
cho con đường cách mạng ở các nước thuộc địa.
-Năm 1923 Người đến Liên Xô khảo sát thực tiễn việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, từ đó hình thành rõ hơn tư tưởng về con đường cách mạng Việt
Nam.
-Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ năm 1924 Người khẳng
định: “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”và “khi chủ nghĩa dân
tộc của họ thắng lợi …nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ
nghĩa quốc tế”.
-Tôn chỉ của hội Việt Nam Cách Mạnh Thanh Niên ghi rõ: “Hy sinh
tính mệnh, tư tưởng ,quyền lợi để làm cuộc cách mệnh dân tộc(đập tan bọn
Pháp giành độc lập cho xứ sở),còn sau đó làm cách mệnh thế giới(lật đổ chủ
nghĩa đế quốc và thành lập chủ nghĩa cộng sản)
16
- Tác phẩm Đường cách mệnh năm 1927 Người đã trình bày đầy đủ
và cụ thể cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản qua hai giai
đoạn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Cương lĩnh năm 1930 của Đảng khẳng định:cách mạnh Việt Nam là
cách mạng vô sản “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản” với 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong
kiến,trong đó chống đế quốc được đặt lên hàng đầu.
- Từ 1945-1954; thắng lợi của cách mạng tháng Tám và việc thành
lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là điều kiện để xây dụng chế độ
mới: dân chủ được xác lập trên thực tế,thể hiện ở cuộc bầu cử quốc hội đầu
tiên ngày 6.1.1946.
Trong Báo cáo chính trị (2/1951)Hồ Chí Minh khẳng định: “ về mục
đích trước mắt, Đảng Lao Động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân
kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, lãnh đạo toàn dân thực hiện dân
chủ mới, xây dựng điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
- Từ 1954-1969:
Tháng 4.1958 kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá I Người khẳng định: “từ
ngày hồ bình lập lại miền Bắc nước ta từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến
lên chủ nghĩa xã hội”.
Đại hội III của Đảng (9/1960)khẳng định 2 nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng 2 miền là miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, kháng chiến chống Mỹ;miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội thống
nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.Đây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh
về việc thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng ở 2miền đất nưởc một
nước thuộc địa nhăm mục tiêu chung là: độc lập, thống nhất, tiến lên chủ
nghĩa xã hội .
2.1.2.3 .Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội :
17
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện tính triệt dể cách mạng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người khẳng định: “chúng ta đã hy sinh làm
cách mạng thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cho cách mẹnh rồi thì
quyền lợi giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người,
thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
Vì vậy độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là mối
quan hệ biện chứng.Vì độc lập dân tộc tạo điều kiện cần thiết để đi đến chủ
nghĩa xã hội, áp dụng vào điều kiện cụ thể ở nước ta sau khi giành được độc
lập cho dân tộc thì đó là lúc nhân dân ta xây dựng chế độ dân chủ mới, chế
độ do dân làm chủ,nhà nước của dân, do dân,vì dân; Người khẳng định: “chủ
nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân do
nhân dân tự xây dựng lấy”. Và ngược lai chủ nghĩa xã hội là điều kiện vững
chắc để củng cố, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hồ Chí Minh nói: “ cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành
cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hồn tồn” vì “ có
tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới ngày càng ấm no thêm, tổ quốc
mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.
Vì vậy độc lập dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc chiến lược
cách mạng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong
điều kiện thế giới có nhiều biến động phức tạp, trong cơng nghiệp hố hiện
đại hố đất nước địi hỏi Đảng phải có chiến lược và sách lược phù hợp để
lãnh đạo toàn dân tiên nhanh tiến mạnh trong phát riển kinh tế dất nước.
2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết:
2. 2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết:
Đồn kết là vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, theo thống kê trong
các bài viết của Người thì đại đồn kết dân tộc chiếm tỉ lệ trên 40%, và đây
18
cũng là tư tưởng xuyên suốt trong nội dung tư tưởng của Người,được hình
thành trên những cơ sở phong phú.
2.2.1.1
Cơ sở lý luận:
- Truyền thống đoàn kết dân tộc ý thức cố kết cộng đồng
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”, ăn sâu vào tâm thức
của mỗi người Việt và nó được củng cố hơn do kết cấu làng xã Việt Nam là
nhà – làng - nước.
- Lý luận cách mạng là sự nghiệp của dân chúng của Mác Lênin.
- Tư tưởng đại đồng của các tôn giáo như Nho,phật , Lão…và chủ
trương ‘Liên cộng, thân Nga. ủng hộ công nông” của Tôn Trung Sơn.
2.2.1.2 Cơ sở thực tiễn:
-Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thất bại do chưa tập họp
được sức mạnh của đông đảo nhân dân vào mặt trân chung.
-cách mạng thang Mười và kinh nghiệm vận động lực lượng của Lênin
trong lật đổ phong kiến, tư sản và trong cuộc chiến tranh vệ quốc(1921).
2.2.1.3 Chủ quan Hồ Chí Minh :
Là người yêu nước chân chính, những truyền thống dân tộc, những tinh
hoa văn hoá nhân loại và cơ sở thực tiễn phong phú đã giúp Hồ Chí Minh
sớm thấy được sức mạnh của đại đa số nhân dân lao động. Người hiểu rõ vì
sao các cuộc cách mạng anh, Pháp, Mỹ đều là “cách mạng khơng đến nơi”,
nói về cách mạng tháng Mười, Người nhận xét : “Với phương pháp khơn
khéo của mình, Lênin đã lay động được quần chúng nhân dân im lìm và lạc
hâụ nhất trong các nước thuộc địa”.
Học tập phương pháp đó Hồ Chí Minh nhanh chóng đánh giá được
những hạn chế của các nhà yêu nước tiền bối và có cách thức vận dụng ở
19
nước mình một cách sáng tạo, hợp lý, khoa học với hình thức tiêu biểu là
Mặt trận dân tộc thống nhất.
2.2.2 Mặt trận dân tộc thống nhất: hình thức chủ yếu trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
2.2.2.1 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành cơng của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh đoàn kết là chiến lược tập
hợp mọi lực lượng sức mạnh của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung, Người khẳng định : “ chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn”. Và
tuỳ từng thời kì với những đặc điểm khác nhau thì có phương pháp sách lược
phù hợp, đối với dân tộc ta, Người noi: “một dân tộc dù nhỏ yếu nhưng đoàn
kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và đảng của nó, đi
đúng đường lốicủa chủ nghĩa Mác- Lênin thì nhất điịnh thắng đế quốc xâm
lược”.
- Đại đồn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng
Vì vậy theo Hồ Chí Minh đồn kết phải ln là chủ trương chiến lược trong
mọi chính sách của Đảng, ngày 3 – 3 –1951, trong lời kết thúc buổi ra mắt
Người thay mặt Đảng tuyên bố trước tồn thể dân tơc là “mục đích của Đảng
Lao Động Việt Nam có thể gồm trong 8 chử là : Đồn kết tồn dân phung sự
Tổ Quốc”. Và đây khơng chỉ là mục tiêu nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng mà cịn là của cả dântộc trong cơng cuộc tự giải phóng. Người khẳng
định: “chính là sự đồn kêt, đồn kết hồn tồn và khơng gì phá vỡ nổi của
tồn thể nhân dân, chúng ta đã khai sinh ra nước cộng hồ của mình”
- Đại đồn kết dân tộc là đại đồn kết tồn dân: Trong tư tưởng Hồ
Chí Minh đoàn kết bao gồm toàn bộ người dân nước Việt không phân biệt
“già trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, quý tiện” kế thừa truyền thống yêu nước
20
nhân nghĩa Hồ Chí Minh chủ trương đồn kết tất cả “những ai có lịng u
nước” vào khối đồn kết chung vì độc lập, tự do hạnh phúc của nhân dân.
Trong khối đồn kết cơng nơng là gốc, bên cạnh phải liên kết với các
tầng lớp khác. Người nói : “ lực lượng chủ yêu trong khối đoàn kết dân tộc
là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc
thống nhất”. Nền tảng vững chắc và mở rộng thì tạo thành sức mạnh tổng
hợp đánh bại mọi thế lực giữ vững độc lập dân tộc phát triển đất nước.
Đại đoàn kết dân tộc khơng chỉ nói sng mà phải trở thành chiến lược
cách mạng, khẩu hiệu hành động của toàn Đảng và toàn dân ta, phải biến
thành sức mạnh vật chất có tổ chức và lực lượng cả nó và mọi tổ chức, cá
nhân yêu nước, mọi người việt trong và ngoài nước... trơng một măt trận dân
tộc thống nhất vì lợi ích chung của dân tộc “đoàn kết thực sự nghĩa là mục
đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí... trên lập trường nhân ái vì
nước, vì dân”.
- Đảng Cộng sản vùa là thành viên của Mặt trân dân tộc thống nhất,
lại vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận, phải xây dựng khối dại đoàn kết toàn
dân ngày càng vững chắc:
- Theo Hồ Chí Minh, Đảng là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào cơng nhân, vì vậy Đảng mang bản
chất giai cấp công nhân “ lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt”. Nhưng là
Đảng của cả dân tộc, vì vậy Đảng là lực lượng xây dựng khối Đại đồn kết
tồn dân thực hiện vai trị lãnh đạo của mình vừa với tư cách là một thành
viên, vừa với tư cách đại diện cho cả dân tộc. Muốn vậy “ Đảng Cộng sản
phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại
- Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế: Cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của các mạng thế giới, có mối quan hệ khăng khít
với cách mạng thế giới. Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn với chủ
21
nghĩa quốc tế trong sáng trong cách mạng nước ta. Nếu đoàn kết dân tộc là
điều kiện tiên quyết để cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam thắng lợi thì
đồn kết quốc tế cũng là nhân tố quan trọng, đảm bảo sự nghiệp cách mạng
nước ta đi đến thắng lợi hồn tồn.
2.2.2.2 Mặt trận dân tộc thống nhất:
• Sơ lược tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất:
Với cơ sở lý luận Mác Lênin và thực tiễn giúp Hồ Chí Minh nhận thấy được
sức mạnh của khối đại đoàn kết.Người khẳng định: “chủ nghĩa dân tộc là
một động lực lớn của đất nước”cách mạng thuộc địa muốn giành thắng lợi
phải tập họp sức mạnh của cả dân tộc, vì vậy ngay khi về Quảng Châu
Người đã lập ra hội Việt Nam cách mạnh thanh niên, trong tờ báo của Hội
Người khẳng định: “cách mạng là một cộng việc rất to, muốn thành đạt
những người cách mạng phải đoàn kết lại”
-Tác phẩm Đường Cách Mệnh năm 1927 khẳng định: “dân tộc cách
mạng chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ nơng cơng thương đều nhất trí chống
lại cường quyền”
-Cương lĩnh năm 1930 của Đảng : “Đảng phẩi làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng” đó là nên tảng cho sự ra đời cho Mặt trận dân tộc
thống nhất hoàn chỉnh, các báo cáo của Người đè năm 1930 đều có nhắc đến
mặt trận phản đế.
-Mặt trận dân tộc thống nhất những thời ky sau đó tồn tại dưới nhiều
tên gọi và quy mô ngày càng rộng lớn nhất là từ năm 1941, Người trực tiếp
chỉ đạo cách mạng
+ Ngày 19-5-1941, lập mặt trận Việt Minh
+ Ngày 3-3-1951, lập Hội Liên Việt
+ Ngày 30-12-1960, Mặt Trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
22
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp
nhân dân không phân biệt tôn giáo vào một khối thống nhất chung trong
kháng chiến cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng làm nên những chiến
thắng oanh liệt trong lịch sử dân tộc
• Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất :
Về Mặt trận dân tộc thống nhất Hồ Chí Minh khẳng định: “ Muốn
đoàn kết toàn dân cần phải có một đồn thể rộng lớn, rất đọ lượng thì mới có
thể thu hút được đồn thể và cá nhân có lịng thiết tha u nước khơng phân
biệt tuổi tác, gái trai, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp, đảng phái. Mục đích cả
đồn thể ấy phải thiết thực, tiêu biểu cho những yêu cầu và nguyện vọng của
nhân dân cả nước”
Từ đó ta thấy nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận
dân tộc thống nhất là:
1. Mặt trận dân tộc thống nhất là một chiến lược lâu dài, xuyên suốt
quá trình cách mạng Việt Nam: trong cách mạng Việt Nam đoàn kết dân tộc
trong một Mặt trận thống nhất luôn là vấn đề chiến lược và tuỳ theo từng
hoàn cảnh cụ thể mà giải quyết mối quan hệ giữa hai yếu tố dân tộc và giai
cấp trong mặt trận cho phù hợp bằng các tên gọi khác nhau: Mặt trận Việt
Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .., Người nói: trong
cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt
trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách
mạng Việt Nam
2. Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh cơng nơng, trí thức làm
gốc do đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo: tư tưởng Hồ Chí Minh về tập
hợp lực lượng cách mạng và xây dựng khối đồn kết trong mặt trận dân tộc
là ln huy động tồn dân, tuy nhiên đây khơng phải là một tập hợp khơng
có tổ chức mà là một tổ chức chặt chẽ lấy cơng nơng, trí thức làm gốc vì “
23
Đoàn kết trước nhất phải là đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác” được đạt dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
3.Đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc kết hợp hài hoà với quyền lợi của
các giai cấp tầng lớp nhân dân: mỗi giai cấp tầng lớp có hồn cảnh điều kiện
khác nhau, do đó họ đều có các quyền lợi riêng. Đoàn kết nhân dân trong
Mặt trận dân tộc thống nhất phải trên cơ sở “Tổ quốc trên hết, dân tộc trên
hết” từ đó Đảng phải vận dụng hài hồ giữa lợi ích cá nhân và tập thể, giữa
dân tộc và giai cấp tạo nên sức mạnh cả dân tộc “ cả nước đồng lịng mn
người như một, chúng ta nhất định thắng lợi”
4.Lấy tuyên truyền thuyết phục làm gương hợp tác lâu dài giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ:
Theo Hồ Chí Minh nhiệm vụ quan trọng của mặt trận là phải làm
cách nào để vận động giác ngộ quần chúng nhân dân tập hợp họ vào mặt
trận, dân là gốc cho nên ngồi lực lượng cách mạng thì mặt trận phải làm
cách nào để lôi kéo lực lượng trung gian và ngay cả kẻ thù đứng về phe cách
mạng.
Để làm được điều đó địi hỏi người cán bộ đảng viên phải là người
nhân ái, khoan dung độ lượng, phải vừa đấu tranh học những cái tốt của
nhau đồng thời thẳng thắn phê bình cái sai giúp nhau cùng tiến bộ vì nước vì
dân.Hồ Chí Minh nói: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tồn dân cần đồn
kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ”.
Mặt trận dân tộc là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào
điều kiện ở Việt Nam. Đó là biểu hiện cụ thể của tư tưởng đại đoàn kết Hồ
Chí Minh. Vấn đề là Người biết kết hợp sức mạnh toàn dân tộc, ngay cả đối
với địa chủ và tư sản- những đối tượng của cách mạng trong học thuyết
Mác-Lênin cũng người vận động vào Mặt trận dân tộc thống nhất. Đều đó
24
thể hiện sự tài tình hai vấn đề dân tộc và giai cấp của Người, giải quyết hài
hoà giữa lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân, đóng góp lớn vào kho tàng lý
luận Mác- Lênin. Nó cũng khẳng định tư tưởng nhân văn của Người, góp
phần quyết định để Người trở thành “Danh nhân văn hoá thế giới”.
2.2.2.3 Cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế
giới:
Cũng như nhiều dân tộc khác vào giữa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở
thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, các dân tộc thuộc địa đều cùng
chung số phận đều là đối tượng bị bóc lột. Vậy địi hỏi các dân tộc thuộc địa
phải đồn kết nhau lại chống kẻ thù chung.
Hồ Chí Minh trong những hoạt động thực tiễn hiểu rõ vấn đề trên,
Người chỉ ra rằng: khi giải quyết những vấn đề mà dân tộc mình, đất nước
mình thì cũng đồng thời phải giải quyết những vấn đề mà dân tộc khác, đất
nước khác quan tâm, các dân tộc bị áp bức pơhải đoàn kết với nhau trong
cuộc đấu tranh chung cho độc lập tự do và tiến bộ xã hội.
Cách mạng tháng Mười góp phần “ Mở đường đi đến ánh sáng cho
nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới”, đó là sự thống nhất giữa dân tộc và
thời đại. Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc là sự gắn
kết cuộc đấu ranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của các
nước trên thế giới nhằm phá tan thế đơn độc của cách mạng Việt Nam chống
chủ nghĩa thực dân, góp phần giúp đỡ ủng hộ các nước trong phong trào
giành độc lập của mình.
Vì vậy, trong những hoạt động ở nước ngoài Nguyễn Ái Quốc ln
tìm mọi cơ hội để các nước biết đến Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân
dân Việt Nam, tiêu biểu là việc Người đưa yêu sách 8 điểm đến hội nghị
Véc- Xây, hướng dư luận tập trung vào vấn đề thuộc địa Người viết tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, lập Ban nghiên cứu thuộc địa. Người
25