Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế và vấn đề đặt ra hiện nay1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.94 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và về quyền làm chủ của
nhân dân nói riêng là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân
trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống ở
phương Đông và quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng trong
học thuyết Mác- Lênin. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và
thực tiễn - Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trị quyết định
trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những
chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn
như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước. Người dân có
quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ về thân thể, được tự
do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập... trong khuôn khổ
luật pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ tập thể, làm chủ địa phương,
làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc. Người dân có quyền làm chủ các
đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội thơng qua bầu cử và bãi miễn. Đúng như
Hồ Chí Minh nói: "Mọi quyền hạn đều của dân". Cán bộ từ Trung ương đến
cán bộ ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của dân, do dân cử ra và do dân
bãi miễn.Vì sao dân có quyền hạn to lớn như vậy? Người giải thích: dân là
gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ
đất nước. Nước khơng có dân thì không thành nước. Nước do dân xây dựng
nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Tóm lại, nhân dân là lực lượng dựng xây đất nước, là lực lượng hợp
thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền
làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội.

1



Theo Hồ Chí Minh, người dân chỉ thực sự trở thành người làm chủ khi
họ được giáo dục, khi họ nhận thức được rõ ràng đâu là quyền lợi họ được
hưởng, đâu là nghĩa vụ họ phải thực hiện. Để thực hiện được điều này, một
mặt, bản thân người dân phải có ý chí vươn lên, mặt khác, các tổ chức đồn
thể phải giúp đỡ họ, động viên khuyến khích họ. "Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu" và nếu nhân dân khơng được giáo dục để thốt khỏi nạn dốt thì mãi
mãi họ khơng thể thực hiện được vai trị làm chủ.Người dân chỉ có thể thực
hiện được quyền làm chủ khi có một cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của họ.
Đảng phải lãnh đạo xây dựng được một Nhà nước của dân, do dân, vì dân; với
hệ thống luật pháp, lấy việc bảo vệ quyền lợi của dân làm mục tiêu hàng đầu,
xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Để hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đặc biệt trong lĩnh
vực kinh tể nên em đã lựa chọn tiểu luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
trong lĩnh vực king tế và vấn đề đặt ra hiện nay”.Để hồn thành bài viết của
mình, em có sử dụng một số phương pháp như: phương pháp duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp phân tích, so sánh, diễn dịch,
quy nạp kết hợp với phương pháp tổng hợp để làm rõ vấn đề của bài viết. Để
hiểu rõ vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế và
vấn đề đặt ra hiện nay” xin kính mời thầy cơ và các bạn cùng đi vào phần nội
dung chi tiết.

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ.
1. Quan niệm về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là người ln trình bày những khái niệm phức tạp nhất

bằng những ngôn từ rất giản dị nhưng hàm chứa một nội dung hết sức súc tích
và dễ hiểu. Cũng như vậy, Người đã nhiều lần đưa ra và trả lời một cách ngắn
gọn nhất quan điểm của mình về khái niệm dân chủ.
Hồ Chí Minh thường nêu câu hỏi: “Dân chủ là như thế nào?” và Người
lại tự trả lời: “Là dân làm chủ”(1).
Theo một ý nghĩa khác, Hồ Chí Minh nói: “Nước ta là nước dân chủ,
nghĩa là nước nhà do dân làm chủ” (2), “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là
nhân dân làm chủ”(3). Người cịn nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao
nhất là dân, vì dân là chủ”.
Có thể coi quan niệm trên đây là quan niệm chính thức của Hồ Chí
Minh về dân chủ và đó là quan niệm ngắn gọn nhất phản ánh đúng thực chất
và nội dung của quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ.
Cũng có thể thấy rõ hơn quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ với
một sự lý giải cơ đọng sau đây khi Ngừơi viết:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đếu vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến chính phủ do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
(1)

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H,1996, t.8, tr. 375.
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H,2000, t.7, tr. 452.
(3)
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H,2000, t.10, tr. 251.
(2)

3



Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(1).
Quan niệm trên đây của Hồ Chí Minh cho thấy nội dung của nó trước
hết thể hiện nội dung căn bản nhất của loài người về khái niệm dân chủ Demoskratos – quyền (hành) lực (lượng) thuộc về nhân dân (đều ở dân).
C.Mác cho rằng: “Trong chế độ dân chủ thì bản thân chế độ nhà nước hiện ra
là một trong những quy định, cụ thể là sự tự quy định của nhân dân” (2) và nó
“ngày càng hướng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con người hiện thực, tới
nhân dân hiện thực và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân”(3).
V.I.Lênin cũng có lúc nhấn mạnh nội dung chính trị của khái niệm dân
chủ khi ông cho “dân chủ là một phạm trù thuộc riêng lĩnh vực chính trị” (4).
Tuy nhiên, trong khi coi “chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một
trong những hình thái của nhà nước…”, Lênin cũng giải thích rằng: “Nhưng
mặt khác, chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận cho mọi người
được thừa nhận quyền bình đẳng giữa những người những người cơng dân,
thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ
cấu nhà nước và quản lý nhà nước”(5).
Quan niệm của Hồ Chí Minh cho thấy rõ sự thể hiện rất cụ thể nội
dung chính trị khi xem dân chủ là một hình thái nhà nước, một thiết chế xã
hội – “nước ta là nước dân chủ”. Xét theo khía cạnh nhà nước do dân cử ra, tổ
chức nên thì quan niệm về dân chủ của Hồ Chí Minh chỉ rõ “sự tự quy định
của nhân dân”, “là sự nghiệp của bản thân nhân dân” như Mác nói và đồng
thời cũng cho thấy “sự bình đẳng giữa những người công dân…mọi người
ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước” theo
quan điểm của V.I.Lênin.
Ý nghĩa cuả vấn đề là ở chỗ, quan điểm đó cho thấy chế độ dân chủ
biến nhà nước, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước thành một cơ quan
(1)

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.5, tr.698.

C.Mác: Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen, Nxb, Sự thật, H.1977, tr.106
(3)
C.Mác: Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen, Nxb,Chính trị quốc gia, H,1977, tr.107.
(4)
V.I.Lênin: toàn tập, Nxb.Tiên bộ, M.1979, t.42, tr.258.
(5)
V.I.Lênin: toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M. 1976, t.33, tr.123.
(2)

4


hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, đồng thời cũng chỉ ra rằng: “Chế độ dân chủ
xuất phát từ con người và biến nhà nước thành con người được khách thể
hố… khơng phải nhà nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra chế độ nhà
nước”(1),phù hợp với nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Đó là nhà nước do
dân và nó có nhiệm vụ hướng tới phục vụ nhân dân, vì dân, và được xác định
là sự nghiệp của bản thân nhân dân, của dân. Với sự hình thành và nội dung
hoạt đơng như vậy, nhà nước đó là của dân và vì dân.
Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, khơng
phân biệt gái trai, tơn giáo, mức tài sản, trình độ văn hố, khơng phân biệt nịi
giống đều được tham gia. Đó là một cách hợp lý, để nhân dân lao động thực
hành quyền thống trị của mình.
Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay
mặt cho mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”(2).
Quan niệm của Hồ Chí Minh cịn làm sáng tỏ nội dung dân chủ khi
xem xét nó như một phương thức xã hội hiện đại – xem chế độ nhà nước chỉ
là một yếu tố tồn tại của nhân dân nhưng không bao trùm lên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, chỉ là một hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân (3).
Điều đó chỉ rõ, trong khi hoàn thiện chế độ nhà nước thì đồng thời cũng mở

rộng và hồn thiện quan hệ dân chủ trong các yếu tố của sự tồn tại của nhân
dân, mở rộng phạm vi tự quản của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của nền
dân chủ.Quan niệm đó nêu rõ đặc tính dân chủ phải được thấm sâu vào trong
tất cả các lĩnh vực quan hệ, giữa các cá nhân,cộng đồng, giữa các nhóm và tổ
chức xã hội trong hệ thống chính trị… để hướng tới một xã hội đảm bảo được
sự phát triển tự do của mỗi thành viên và là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi người trong xã hội. Theo quan niệm dân chủ trên đây của Hồ
Chí Minh, quyền lực của nhân dân trong việc “bầu ra”, “cử ra”, “tạo ra”
những hình thức tồn tại của nhân dân, đáp ứng địi hỏi đó.
(1)
(2)
(3)

C.Mác và Ph. Ăngghen: tồn tập, Nxb. Sự thật, H.1978, t.1, tr333.
Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.218-219.
C.Mác và Ph.Ăngghen tồn tập, Nxb.Sự thật, H.1978, t.1, tr.332.

5


Theo quan niệm dân chủ của Hồ Chí Minh cịn giúp cho việc nhận thức
được đúng yêu cầu của dân chủ trong các quan hệ xã hội khơng thuộc về
chính trị mà ở đó dân chủ biểu hiện các giá trị thuộc về đạo lý con người như
quan hệ trong gia đình, trong trường học… Ở đây, vấn đề dân chủ biểu hiện
đạo lý và tính người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ chỉ rõ dân chủ là giá trị của
nhân loại khi xem xet dân chủ theo nội dung là sản phẩm cảu nền văn minh, là
sản phẩm của q trình đấu tranh tự giải phóng của lồi người, là sản phẩm
tiến hố của lịch sử. Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, cùng với sự phát
triển của những điều kiện kinh tế, cơ cấu giai cấp – xã hội…, dân chủ cũng

không ngừng biến đổi trong sự phát triển. Những nấc thang phát triển của dân
chủ lần lượt qua các hình thái kinh tế - xã hội thể hiện khát vọng giải phóng
của lồi người và dân chủ trở thành tiêu chí phấn đấu khơng ngừng của nhân
loại.
Với cách nhìn lịch sử như vậy, trong các bài nói, viết và các văn kiện,
Hồ Chí Minh đã nêu lên một khái niệm là lý tưởng dân chủ và cho rằng đó là
một tiêu chí phấn đấu chung của mọi quốc gia, dân tộc, của toàn nhân loại.
Mặt khác, Người cịn đưa ra kh niệm về dân chủ cũ (1) và dân chủ mới(2) đồng
thời nhấn mạnh tới sự khác biệt và hơn hẳn của nền dân chủ mới đối với nền
dân chủ cũ(dân chủ tư sản) và cho rằng thực hiện thành công dân chủ mới là
điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh đã viết: “Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến
chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói
(1)

Khái niệm Dân chủ cũ lần đầu tiên xuất hiện trong sách Thường thức chính trị của Hồ Chí Minh viết năm
1953 và xuất bản năm 1954. Người viết: “Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân
chủ mới (tức là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hiện nay)…cách mạng Việt Nam phải là cách mạng
dân chủ mới chứ không phải là dân chủ cũ”. Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.7,
tr.210.
(2)
Khái niệm Dân chủ mới xuất hiện 74 lần trong bộ Hồ Chí Minh Tồn tập (xuất bản lần thứ hai). Lần đầu
tiên cụm từ dân chủ mới xuất hiện trong bài Cách tổ chức các uỷ ban nhân dân (11- 9- 1945). Hồ Chí Minh:
tồn tập, Nxb,Chính trị quốc gia, H.2000, t.4, tr.15.
Trong sách Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh đã dành riêng một mục 48 nói về Dân chủ mới. Người đã
nêu lên 5 đặc điểm về chính trị, kinh tế, tư tưởng, sự lãnh đạo của Đảng và sự quyết tâm của nhân dân với
nền dân chủ mới. Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.247

6



chung thì lồi người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tuỳ
hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo những con đường khác nhau.
Có nước thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xơ. Có
nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng
sản) như các nước Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam ta…”(1).
Quan niệm đó cho thấy, nếu xét về thời gian, thời kỳ dân chủ mới nằm
trong và là nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước chưa
có nền kinh tế phát triển như nước ta.
Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, dân chủ có trình đọ và cấp
đọ phát triển từ thấp đến cao, gắn chặt với sự phát triển của lịch sử lồi người
trên các phương diện chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và các tiến bộ xã
hội khác, kể cả sự thay đổi của cơ cấu giai cấp và tính chất của nền kinh tế.
Người cho rằng, bước chuyển từ dân chủ cũ sang dân chủ mới là kết quả của
cuộc đấu tranh liên tục của nhân dân toàn thế giới cho lý tưởng dân chủ, cho
sự tự do, bình đẳng giữa các dân tộc và giữa con người với con người.
Có thể nói, nội dung “vì dân”, “do dân” trong khái niệm dân chủ Hồ
Chí Minh tuy ngắn gọn, nhưng phản ánh súc tích và đầy đủ nhất nội dung của
dân chủ dù xét theo bất cứ cách tiếp cận nào.
Tóm lại, quan niệm tổng quát nhất mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Dân chủ
là dân là chủ và nhân dân làm chủ trong đó mọi quyền hành và lực lượng ở
nơi dân (thuộc về nhân dân).
Khi phân rõ quyền hành và lực lượng, quan niệm của Hồ Chí Minh
khơng chỉ dừng lại như những định nghĩa cổ điển coi dân chủ chỉ là vấn đề
quyền lực thuộc về nhân dân mà còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra
quyền lực xuất phát từ nhân dân. Đây là một cống hiến mới nữa của Hồ Chí
Minh vào nội hàm của khái niệm dân chủ.
Quan niệm đó đã làm sáng tỏ quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng khi Người cho rằng cơng việc đổi mới, xây dựng,
(1)


Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000,t.7, tr.24.

7


kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công việc của dân. Đồng thời quan
niệm đó cịn làm nổi bật và thể hiện rõ tư tưởng của Người về nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa – nền dân chủ lấy mục tiêu cao nhất là vì con người và giải
phóng triệt để con người.
Hồ Chí Minh coi dân chủ, bình đẳng là cho tất cả các quốc gia – dân
tộc trong mối quan hệ quốc tế và xem đó là lối ứng xử văn minh giữa tất cả
các quốc gia – dân tộc trong thế gjới hiện đại. Tư tưởng đó là cơ sở cho sự
hình thành nên một văn hố – văn hố hồ bình của nhân loại. Hồ Chí Minh
đã nêu lên cong thức đảm bảo cho việc thiết lập một nền hồ bình thế giới dựa
trên nền tảng dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc khi Người nói: “Hồ
bình – một nền hồ bình chân chính xây dựng trên cơng bình và lý tưởng dân
chủ phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện
trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc, màu da” (1). Nói một cách
khác, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo hồ bình cho tồn nhân loại phải có một
thiết chế dân chủ và thiết chế này phải được thiết lập dựa trên cơ sở bình đẳng
và tơn trọng quyền dân tộc cơ bản của tất cả các quốc gia – dân tộc.
Trong trường hợp này, dân chủ biểu thị mối quan hệ quốc tế bình đẳng
hồ bình giữa các dân tộc.
Ngày nay, lồi người bước sang thế kỷ XXI với niềm tin về một thế
giới hồ bình trong một thế chế dân chủ. Tuy nhiên, đây lại là lúc chủ nghĩa
xường quyền đang lộng hành, hồ bình bị đe doạ thường xun, thiết chế dân
chủ mỏng manh mà nhân loại cố gắng đạt được có thể bị loại bỏ bất cứ lúc
nào. Vì vậy, nhu cầu về một thiết chế dân chủ trong quan hệ quốc tế theo quan
niệm của Hồ Chí Minh thực sự là vấn đềcực kỳ bức thiết của toàn nhân loại

tiến bộ. Và, chỉ có trải qua những năm đầu của thập kỷ thứ nhất trong Thiên
niên kỷ mới đầy máu lửa với sự áp chế dân tộc của các thế lực hiếu chiến,
mới thấy hết ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về một thiết chế dân chủ đích
thực trên tồn thế giới.
(1)

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.4, tr.66 – 67.

8


Đây cịn là cống hiến mới của Hồ Chí Minh, đối với pháp lý quốc tế
đối với văn hoá và hồ bình của nhân loại.
2. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
Hồ Chí Minh là một trong những tác giả Việt Nam đầu tiên quan tâm
đến việc nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội ở các nước thuộc địa, lên án các
thủ đoạn bóc lột kinh tế hết sức tàn bạo của chế độ thực dân đối với nhân dân
các nước thuộc địa, lên án các thủ đoạn bóc lột kinh tế hết sức tàn bạo của chế
độ thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa nói chung và Việt Nam nói
riêng. Bản án chế đọ thực dân Pháp là một tác phẩm tiêu biểu. Bằng những
cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hồ Chí Minh đã vạch rõ bản chất
của cái gọi là “bình đẳng”, “cơng cuộc khai hố cao cả” của chế độ tư bản,
nhân danh dân chủ, văn minh chỉ là sự “thù ghét chủng tộc”, ”khai hóa giết
người”, “chế độ nơ lệ hiện đại hoá”, “vực thẳm thuộc địa”… đối với nhân dân
lao động.
Bản phân tích tổng hợp nhất của Hồ Chí Minh về sự bóc lột kinh tế của
thực dân Pháp đối với nhân dân ta được trình bày trong bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ.
Người viết: “Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tuỷ,
khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng

cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy
bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho
nhân dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho
các nhà tư bản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột cơng nhân ta một cách vô cùng
tàn nhẫn”.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, mặc dù phải giải quyết
nhiều vấn đề cấp bách về chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, xây dựng
và bảo vệ nền dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh
chính trị, Hồ Chí Minh cũng bắt đầu ngay vào việc thực hành dân chủ trong
lĩnh vực kinh tế.Tại cuộc họp đầu tiên của Chính phủ mới, Hồ Chí Minh đã đề
9


ra 3 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ chống giặc đói là nhiệm vụ hàng
đầu.
Tháng 1 – 1946, Người chỉ thị cho Uỷ ban Nghiên cứu kế hoạch kiến
quốc:
“Chúng ta phải thực hiện ngay:
1 - Làm cho dân có ăn.
2 – Làm cho dân có mặc.
3 – Làm cho dân có chỗ ở.
4 – Làm cho dân có học hành”(1),.
Ngày 4 – 5 – 1946, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Chương trình của Chính
phủ ta là làm thế nào cho tồn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có
học”(2).
Tinh thần đó tiếp tục được thực hiện trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Cho đến lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở “Đảng phải có
kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hố nhằm khơng ngừng nâng cao
đời sống nhân dân”(3).
Mục tiêu về ăn, mặc, ở và học hành cho toàn thể nhân dân thể hiện tư

tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế. Theo quan nịêm của
Người giá trị của độc lập tự do chỉ có ý nghĩa khi nhân dân có đầy đủ điều
kiện sinh hoạt và được học hành. Cho đến nay,khi đất nước vẫn phải tiếp tục
thực hiện các chương trình xố đói, giảm nghèo, thì các mục tiêu đó vẫn là
một mục tiêu bao quát trong toàn bộ chiến lược phát triển của nước ta.
Lúc sinh thời, mặc dù đất nước phải dồn sức cho chiến tranh và chưa có
nhiều thời gian để tổng kết những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, nhưg Hồ Chí
Minh cũng để lại những di sản quý báu về vấn đề dân chủ trong lĩnh vực này.
Chính trị là biểu hiện tập trung cảu kinh tế. Dân chủ trong lĩnh vực
chính trị phải lấy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế làm cơ sở. Dân chủ của nhân
dân trong lĩnh vực chính trị chỉ được thực hịên thực sự khi họ là chủ thể trong
(1),(2)
(3)

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.4, tr.152, 220.
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb, Sđd, t.12, tr.498.

10


lĩnh vực kinh tế, trong đó quyền sở hữu, quản lý những tư liệu sản xuất cơ bản
của xã hội nằm trong tay nhân dân, và do đó, quyền tổ chức sản xuất và phân
phối sản phẩm lao động thuộc về nhân dân.
Nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế bao
gồm tất cả các vấn đề nêu trên, nhưng vấn đề quan trọng mà Hồ Chí Minh đặc
biệt chú ý là quyền làm chủ về kinh tế của người lao động, vì nấc thang cuối
cùng để giải phóng con người là về kinh tế. Chỉ khi nào người lao độngnắm
trong tay quyền lực kinh tế thì khi đó họ mới trở thành lực lượng quyết định
tồn bộ q trình phát triển của xã hội. Do vậy, nghiên cứu tư tưởng dân chủ
của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực kinh tế là nghiên cứu tư tưởng của Người về

quyền làm chủ trực tiếp về kinh tế của nhân dân đối với quá trình sản xuất
kinh doanh và phân phối sản phẩm xã hội. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ kinh
tế - quyền làm chủ về kinh tế của nhân dân thể hiện trong những lĩnh vực chủ
yếu sau đây:
2.1. Sở hữu tư liệu sản xuất.
Xuất phát từ quan điểm và phương pháp xem xét sự phát triển tự nhiên
của xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng: Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ,
đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) –
nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tuỳ
hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Trong thời
đại ngày nay, đi lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu, nhưng đối với
các nước chậm phát triển như Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, “phải kinh
qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội” (1). Quan điểm đó được
Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều lần chứng tỏ sự nhất quán trong tư tưởng của
Người khi đề cập tới tiến trình đi lên của xã hội nước ta sau khi giành độc lập
và thống nhất đất nước. Tiến trình đó là: “phải thực hiện dân chủ mới, phải
tiến đến chũ nghĩa xã hội, rồi tiến lên chủ nghĩa cộng sản”(1).
(1)
(1)

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. Chính trị quố gia, H.2000, t.7, tr. 247.
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.247.

11


Như vậy, theo luận điểm của Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ mới là
nội dung của thời kỳ quá độ ở nước ta trên con đường phát triển đi lên chủ
nghĩa xã hội. Sự tồn tại của thời kỳ quá độ xuất phát từ đặc điểm của một
nước chậm phát triển, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đi

lên chủ nghĩa xã hội.Sự tồn tại của thời kỳ quá độ xuất phát từ một nước
chậm phát triển, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa di lên chủ
nghĩa xã hội. Đặc điểm đó quyết định đặc điểm của chế độ chính trị và kinh tế
ở nước ta. Về chính trị, Hị Chí Minh chỉ ra rằng, đó là thời kỳ thực hịên chế
độ “nhân dân dân chủ chuyên chính, nghiã là dân chủ với nhân dân, chuyên
chính (trừng trị) bọn phản động” (2) và về kinh tế của thời kỳ dân chủ mới ở
nước ta là sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.
Hồ Chí Minh viết:
“Trong chế độ dân chủ mới, có 5 loại kinh tế khác nhau:
A – Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung
nhân dân).
B – Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ
nghĩa xã hội).
C – Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ cơng nghệ (có thể tiến dần
vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
D – Tư bản tư nhân.
E - Tư bản nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để
kinh doanh)(3).
Tính chất và trình độ của nền dân chủ được quy định bởi tính chất và
trạng thái của nền kinh tế. Dân chủ, do đó, bịi chế định bởi tính chất của quan
hệ săn xuất và ứng với sự khác nhau của một nền kinh tế, dân chủ cũng có
những trạng thái khác nhau.
Do vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tính chấtvà trình độ dân chủ trong
lĩnh vực kinh tế ở nước ta, trước hết là sự xác nhận bằng Hiến pháp: “Tất cả
(2) , (3)

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.247- 248.

12



công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế,
văn hố”(1); cơng nhận cơng dân nước ta có “quyền tư hữu tài sản”, bảo đảm
“quyền lợi các giới cần lao, trí trức và chân tay” (2). Và, trong điều kiện phát
triển cảu xã hội ta, như phân tích của Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực
kinh tế bao hàm cả việc xác nhận sự tồn tại và phát triểncủa các thành phần
kinh tế và các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
Cùng với việc chỉ ra tính đa dạngcủa các thành phần kinh tế, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra:
“Trong nước ta hiện naycó nhưng hình thức sở hữu chính như sau:
- Sở hữư nhà nước tức là cảu toàn dân
- Sở hữu của hợp tác xã tức là cảu tập thể nhân dân lao động
- Sở hữu cảu những người lao động riêng lẻ
Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cảu nhà tư bản”(3).
Riêng với các thành phàn kinh tế thuộc sở hữư tư nhân, Hồ Chí Minh
chỉ rõ rằng:
- “Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà
nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sả xuấtcảu họ, ra sức hướng dẫn và gíp
đỡ họ cải tiến cách làm ăn…
- Đối với những nhà tư bản cơng thương, Nhà nước khơng xố bỏ
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn
họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm
lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế nhà
nước”.
Xác địh quyền của người sửo hữu cho các tư liệu sản xuất đều có người
làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ cà chịu trách nhiệm về kết qủa sản
xuất của mình. Trên cơ sở đó mà năng suất và hiệu quả sử dụng tư liệu sản
xuất tưng lên.
(1) , (2)
(3)


Hiến pháp năm 1946- Hiến pháp Việt Nam – Sđd, tr.9, 10
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.9, tr. 588.

13


Việc phân định các thành phần kinh tế, trước hết là sự phẩn ánh thực tế
đặc điểm khách quan của thời kỳ quá đọ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong
điếu kiện đặc thù như vậy, sự thừa nhận nhiều hình thức sở hữu và thực hiện
chúnh sách kinh tế nhiều thành phàn có ý nghĩa chiến lược lau dài, nó đáp
ứng quy luật từ một nền sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nó
có tác dụgn mạnh mẽ trong việc phát huy nội lực, đọng viên nhân dân xây
dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất.
Hồ Chí Minh khẳng định 5 thành phần kinh tế ở nước ta, kinh tế quốc
doanh “sẽ là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả”.Theo Người: kinh tế
quốc doanh là hình thức sỏ hữu cảu tồn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc
dân và Nhà nước phải đảm báo cho nó phát triển ưu tiên… chúng ta phải phát
triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thú
đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Như vậy theo Hồ Chí Mnh, dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là đảm bảo
quyền làm chủ cảu nhân dân đối với quá trình sản xuất, mà trước hết, lá sự
làm chủ của họ đối với các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong các
thành phần kinh tế phát trển theo định hường xã hội chủ nghĩa; là sự đảm
bảo trong thực tiễn tính dda dạng về lợi ích cảu các tầng lớp cư dân, tập
đồn, nhóm và cac nhân trong xã hội dân chủ.
Ngày nay, trong tiến trình đổi mới, Đảng ta đưa ra chủ trương dân chủ
hoá trên lĩn vực kinh tế bằng con đưởng phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, công nhận sự tồn tại hợp pháp của nhiều hình thức sở hữu.Cuơng lĩnh
xây ưdjng đát nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta ghi

rõ: “Đây là bước tiếp tục phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng mối
quan hệ xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở
hữu”. Đây là bước tiếp tục phát triển tư tửong dân chủ cau Hồ Chí Minh trong
lĩnh vực kinh tế.
2.2 Tổ chức và quản lý sản xuất

14


Tư tưởng dân chủ trong lĩnh vực này thể hirjn trước hết trong việc hình
thành một cơ cấu kinh tế nhàm tạo ra sự phát triển cân đối giữa cac ngành
kinh tế, công nghiệp với nồn nghiệp, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị với
nông thôn, giữa đồng bang với miền nũi.Một cơ cấu kinh tế như vậy tạo cơ sở
kinh tế đẻ thực hirjn công băng và ổn định xã hội.
Hồ Chí Minh đã lựa chọn nơng nghiệp – nông thôn, nông dân đẻ tạo ra
sự chuyển biến về mọi mặt cảu xã hội, đưa nhân dân vào công cuộc lao đọng
sáng taoj mới, làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Hồ Chí Minh ln nhán mạnh rằng: “nước ta vơn là nước nơng nghiệp
lạc hậu.Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta”. Người giải thích: “nông nghiệp
chiếm bộ phận lớn nền kinh tế mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn trong
nơng nghiệp. Vì nông nghiệp là một nguồn cung cấp lương thực và nguyên
liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ
to nhât hiện nay, ch nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có
cơ sở để phát triển các ngàh khac”.
Quyền làm chủ cảu nhan dân lao động trong quá trình sản xuất còn
được thể hiện ở vai trò chủ thể của người lao động trong tổ chức à quản lý ở
từng đơn cị sản xuất cụ thể.Hồ Chí Minh nói… “Vai trị của cơng nhân tham
gia quả lý, đó là biếu hiện quyền làm chủ tập thể của công nhan, viên chức
trong mọi mặt hoạt động của xí nghiệp” (1).Người còn nhấn mạnh “muốn thực
hiện đúng vai trò làm chủ, giai cấp công nhan phải quản lý tốt kinh tế, quản lý

tốt xí nghiệp, làm cho năng súat lao động không ngừng nâng cao, cua cải xã
hội ngáy càng nhiều với phẩm chất tốt, giá thành hạ”(2).
Luận điểm trên của Hồ Chí Minh chỉ rõ 2 vấn đề cụ thể sau đây:
1 – Quyền làm chủ của người lao động chỉ biểu hiện khi họ được tha,
gia quản lý trong mọi hoạt độgn của đơn vị sản xuất.

(1)
(2)

HồChí Minh tồn tập ,Nxb chính trị quốc gia,H.2000, t.12, tr.567- 568.
Hồ ChíMinh toàn tập, Sđd, t.2, tr.564

15


2 – Vai trò làm chủ của người lao động được thực hiện chỉ khi người
lao đọng quản lý tốt kinh tế và đơn vị sản xuất cảu mình. Quản lý tốt thể hiện
ở năng suất lao động với số lượng nhiều, chất lượng tốt, giá thành hạ.
Vấn đè thứ nhất, theo Hố Chí Minh, khi người lao động tham gia quản
lý chỉ là biểu hịen quyền làm chr của người lao động đối với q trình sản
xuất. Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tới việc tìm ra các hình thức, nội dung để
người lao động có thể tham gia vào hoật động quản lý.
Vấn đề thứ hai, Hồ ChíMinh chỉ ra mức độ làm chủ căn cứ vào khả
năng và trình độ quản lý của người lao dộng.Người ln nhắc nhở người lao
động phải không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nêu cao trác
nhiêm làm chủ…
Tóm lại, thực hiện quyền làm chủ của ngưòi lao động trong quản lý còn
là sự tạo lạp các điều kiện kinh tế - xã hội cho nhân dân thực hiện quyền và
nghĩa vụ của họ trong hoạt động kinh tế.
2.3 Phân phối sản phẩm lao động

Trong sản xuất, quan hẹ phân phối sản phẩm lao động do quan hệ sản
xuất quyết định, vì cơ sở cảu quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất. Nhưng quan hệ phan phối cũng có tác dộng trở lại quan hệ sản xuất,
có thể làm tâưng hoặc giảm quy mơ sở hữu. Do vậy, phân phối có tác động to
lớn đối với sản xuất.
Hồ Chí Minh xuát phát từ những quan điểm có ý nghĩa tìen đề cơ bản
sau:
Một là, “từ làm chủ tư liệu sản xúât, họ phải được làm chủ việc quản lý
kinh tế, làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”
Hai là, “Một xã họi bình đẳng, nghĩa là ai cũng phả lao động và có
quyền lao động”
Đây chính là cơ sở quan trọng nhất cho sự hình thành quan điểm dân
chủ cảu Hồ Chí Minh trong lĩnh vực phân phói sản phẩm lao dộng căn cứ vào
thực tiễn cảu trình đọ phát trỉên của nền kinh tế đất nước.
16


Hồ Chí Minh khẳng định, “chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý”,
nhưng Người cho rằng, sự công bằng và hợp lý đó phải là “làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng được hưởng. Những người già
yếu tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ, chăm nom”(1).
Như vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh từ làm chủ tư liệu sản xuất,
đến làm chủ trong quản lý, người lao động nước ta lại làm chủ trong phân
phối theo lao động. Nguyên tắc này alf thích hợp và đảm bảo sự “công bằng
dưới chế đọ ta hiện nay”.Do đó, phân phối theo lao động là thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực phân phối, ddarm bảo lợi ích chính
đángcủa người lao động, thực hiện dân chủ trong khâu cuối cùng của quá
trình sản xuất.
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với quá trình sản xuất. Trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, quyền làm chủ đó được thực hiện
trong cả 3 lĩn vực của quan hệ sản xuất: đó là thực hiện quyền làm chủ củ
nhân dân đối với tư liệu sản xuất, trong quản lý kinh tế và trong lĩnh vực phân
phối sản phâm lao động nhằm phát huy mọi năng lực của nhân dân cho xây
dựng và phát triển kinh tế. Xet về thực chất dân chủ trong kinh tế là nhằm
phát triển lực lượng sản xuất và do đó nó là động lực cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống tồn dân.

(1)

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb.Chính trị qc gia, H.2000, t.9, tr.175.

17


CHƯƠNG II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP TRONG DÂN CHỦ VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng về việc thực hiện dân chủ vấn đề trong kinh tê.
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN ở nước ta. Quyền làm chủ của
nhân dân trên các lĩnh vục đã được ghi trong Hiến pháp, pháp luật và các văn
bản pháp luật của nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức mạnh to lớn, góp phần quyết định vào
sự thành công của cách mạng trong suốt thế kỷ XX.
Quá trình dân chủ hố trong lĩnh vực kinh tế được thực hiện trong
những năm đổi mới làm cho nền kinh tế nước ta xuất hiện những trạng thái
mới. Thông qua việc công nhận, tộn trọng sự đa dạng quyền sở hữu và sử
dụng các tư liệu sản xuất, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với một cơ
cấu kinh tế đảm bảo cho sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với một
cơ cấu kinh tế đảm bảo cho sự phát triển đồng đều giữa các ngành, vùng và
thực hiện chế độ phân phối tư kiệu sản xuất công băng và đảm bảo cơ hội cho

sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế. Chế độ phân phối sản phẩm
lao đọng theo đóng góp và lao động bước đầu đã phát huy vai trò làm chủ sẩn
xuất của nhân dân ơr tất cả các thành phần kinh tế. Mức tăng trưởng GDP
hàng năm là 7% đã nói lên tác dụng cảu q trình dân chủ hố nền kinh tế đât
nước.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn cơ bản là sản xuât nhỏ,
phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Dân chủ trong
kinh tế đang còn nhiều vấn đề phải giải quyết ở tát cả các lĩnh vực. Cơ cấu
kinh tế dịch chuyển chậm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, cịn phân tán và lãng
phí. Sự bình đắng giữa các thành phần kinh tế chưa được coi trọng. Công tác
quản lý nhầ nươc còn nhiều khuyết điểm làm nảy sunh nhiều tiêu cực. Mức
song của nhân dân, nhất là cảu nhân dân ở một số địa phương miền núi, vùng
sâu vùng xa cịn q thấp. Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội
18


cịn bất hợp lý. Sự phân hố giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông
thôn, giữa các tầng lớp cư dân ngày càng gia tăng. Tình trạng mất dân chủ
trong kinh tế, đặ biệt trong quản lý kinh tế đã trực tiếp đảy tới tình trạng khiếu
kiện của nhân dan diễn ra kéo dài và phức tạo ở nhiều nơi.
Cơ chế, chúnh sách không đồng bộ và chưa tạo ra động lực mạnh để
phts triển. Một cơ chế, chính sách cịn thiếu, chưa nhất qn, chưa sat thực,
thiêu tính khả thi, nhiều cấp nhiếu nganh chua thay thế, sửa đổi những quy
định về quản lý nhà nước không cịn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế
chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, khai thác
nhiễu hơn nguồn lực dồi dào trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp,
các vùng và tồn xã hội.Có những chính sách đúng bị biến dạng qua từng nấc
hanh chính quan liêu. Việc ban hành cac văn bản pháp quy hướng dẫn còn
chậm(1).
Nền tảng kinh té và cơ cấu xã hội ở nước ta làm cho tư tưởng tiểu tư

sản lan toả trong đời sống tinh thần, nó thâm nhập vào giai cấp cơng nhan,
vào chính quyền, làm phát triển khuynh hướng tự phát, vơ chính phủ, cục bộ
địa phương. Hồn ccảnh đó tạo ra và làm xuất hiện nhiều biểu hiện sai trái với
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, từ nhũng yếu kém trong quản lý và sự tác
động của nền kinh tế thị trường đã làm gia tăng tệ tham nhũng và quan liêu,
suy thoai về tưởng chính trị,đạo đức và lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán
bộ đảng viên và ở mức đọ rất nghiêm trọng. Đảng ta đã phải đánh giá mức độ
của “nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy cảu hệ thống chính trị và trong
nhiều tổ chúc kinh tế là một nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta”(2).
2. Những giải pháp cho việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
Từ Đại hội III của Đảng (tháng 9-1960) đến nay, cứ mỗi lần chuẩn
bị đại hội Đảng là trong Đảng, trong xã hội, trong giới lý luận lại có những
ý kiến tranh luận về thời kỳ quá độ. Sở dĩ như vậy vì nhận thức thời kỳ quá
độ như thế nào, đặc điểm của thời kỳ lịch sử mà chúng ta đang trải qua ra
(1), (2)

Đáng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII trình đại
hội đại biểu tồn quốc lần IX, báo Nhân dân, ngày 20, 21 – 3 – 2001.

19


sao... đều có liên quan đến những biến động xã hội tất yếu diễn ra, theo đó
liên quan đến thái độ, chính sách và phương thức tổ chức hoạt động thực
tiễn của Đảng và nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử đặc biệt đó.
Cuộc tranh luận ở thời điểm hiện nay có sắc thái khác nhiều so với
những lần trước, càng khác nhiều so với nhiều chục năm về trước. Trong những
thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ XX, cuộc tranh luận diễn ra trên tiền đề khẳng
định nước ta đang trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH, chỉ khác nhau trong cách
đề cập những vấn đề về hình thức, bước đi, về chính sách, trước hết là về chính

sách kinh tế. Ở thời điểm hiện nay, bối cảnh đã thay đổi nhiều, thậm chí khá
sâu sắc, phức tạp. Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô, nơi khởi đầu của công
cuộc xây dựng CNXH đã tan vỡ, phe XHCN thế giới với tính cách một hệ
thống khơng cịn nữa, phong trào cộng sản và cơng nhân, phong trào xã hội chủ
nghĩa mặc dù đang dần dần hồi phục, song vẫn đang đứng trước nhiều thách
thức nghiêm trọng; trong khi đó, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến
lược “diễn biến hịa bình” với các hình thức “cách mạng nhung”, “cách mạng
sắc mầu”, “tự chuyển hóa”... Một bối cảnh đặc thù nữa là nước ta có bước tiến
to lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong khi không trải
qua công cuộc “cải tạo xã hội chủ nghĩa” như trước đây. Trong bối cảnh diễn
biến phức tạp, sâu sắc như thế đã dẫn đến sự khác biệt nhận thức về thời kỳ quá
độ, xuất phát từ lập trường và phương pháp nhận thức khác nhau. Một thiểu số,
thậm chí rất thiểu số đã dao động và có phương pháp nhận thức siêu hình, phủ
nhận thời kỳ quá độ, thực chất và ẩn ý sâu xa là phủ nhận con đường đi lên
CNXH của nước ta. Trái lại, tuyệt đại đa số trong Đảng và trong xã hội, xuất
phát từ lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta, đồng thời từ
phương pháp nhận thức biện chứng, lịch sử (cũng chính từ chủ nghĩa Mác Lênin), đã khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh 1991 - "Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Như vậy, Cương lĩnh
(bổ sung, phát triển năm 2011) dự kiến giữ nguyên tên gọi và nội dung cơ bản
20


như Cương lĩnh 1991 mà Đại hội VII của Đảng đã quyết định. Nói cách khác,
Cương lĩnh vẫn khẳng định đất nước ta, nhân dân ta vẫn đang trải qua thời kỳ
quá độ lên CNXH, vẫn đang trong quá trình xây dựng CNXH về mọi mặt, vẫn
kiên định con đường XHCN.
Xuất phát từ phương pháp luận mácxít và thực tiễn xây dựng CNXH ở
Nga và Liên Xô, V.I.Lênin đã đưa ra nhận thức về thời kỳ lịch sử đặc biệt thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng nói
về thời kỳ q độ và đặc điểm không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN để

tiến theo con đường XHCN. Tuy C.Mác không nói về thời kỳ quá độ đi lên
CNXH, song học thuyết Mác vẫn là cội nguồn phương pháp luận của quan
điểm về thời kỳ lịch sử đặc biệt đó. Mác đã tổng kết lịch sử tiến hóa nhân loại
và chỉ ra rằng đó là lịch sử phát triển từ thấp đến cao của các phương thức sản
xuất; rằng phương thức sản xuất TBCN là bước tiến lớn của nền sản xuất và
đời sống nhân loại, song đến lượt nó, CNTB đã tự tạo ra mâu thuẫn cơ bản mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính chất và trình độ xã hội hóa cao với
chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất; rằng yêu cầu giải quyết
mâu thuẫn đó địi hỏi tất yếu ra đời phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa,
ra đời CNCS với tính cách một hình thái kinh tế - xã hội cao nhất của nhân
loại. Mác đã phân tích một cách lơgíc biện chứng rằng hình thái kinh tế - xã
hội CSCN trải qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu (hay giai đoạn thấp) là CNXH,
giai đoạn cao (giai đoạn sau) là CNCS. Giai đoạn đầu được coi là cả một thời
đại quá độ rất lâu dài, ở đó vừa có kế thừa, phủ định biện chứng CNTB, vừa
xây dựng dần dần những yếu tố của CNXH cho đến khi xã hội mới hoàn toàn
vận động trên cơ sở riêng của nó thì sẽ chuyển biến dần lên giai đoạn cao.
Góp phần bổ sung và phát triển học thuyết Mác, Lênin đã bổ sung thêm rằng
phải trải qua thời kỳ đầu - thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Và, khi kết
thúc thời kỳ quá độ này thì CNXH với tính cách là giai đoạn đầu của xã hội
CSCN được hình thành, từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ hạ
tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.
21


Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH mang tính tất yếu, phổ biến đối
với tất cả các nước theo chế độ XHCN, không phải là chủ quan áp đặt, mà
gắn liền với nội dung kinh tế và chính trị xác định.
Trước hết, nói về nội dung kinh tế, dĩ nhiên không phải kinh tế đơn
thuần mà là kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ quá độ có sự chung sống cả hai kết
cấu kinh tế - xã hội: TBCN và XHCN; chúng tác động qua lại, có hợp tác, có
cạnh tranh, thống nhất đa dạng trong nền kinh tế do nhà nước tổ chức quản lý,

mà nhà nước này là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Ngày nay, ở nước ta, đó là nền kinh tế nhiều thành phần,
phong phú, đa dạng, tác động qua lại thống nhất hữu cơ trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Nền kinh tế nhiều thành phần này tồn tại và phát
triển còn lâu dài, nhất là trong điều kiện bỏ qua chế độ TBCN để đi lên, vì
phải đủ thời gian cần thiết cho sự phát triển chín muồi lực lượng sản xuất của
CNXH. Hiện nay chúng ta cũng chưa đủ thực tiễn để dự báo nền kinh tế nhiều
thành phần tồn tại bao lâu, trái lại vẫn đang cần thời gian để tổ chức phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần, phải bám sát những diễn biến trong lịch sử, tùy
vào điều kiện chủ quan và khách quan mà lịch sử sẽ làm sáng tỏ và trả lời dần
dần câu hỏi phức tạp ấy. Chỉ biết rằng dưới nền chính trị mới, Nhà nước của
dân, do dân, vì dân, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì những mầm non
của CNXH được phát sinh và lớn mạnh dần dần. Nói cách khác, phương thức
sản xuất XHCN bao gồm cả hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
được xây dựng và phát triển, mà nòng cốt là lực lượng sản xuất hiện đại cùng
chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Cái phức tạp của
nước ta là xuất phát từ nền kinh tế kém phát triển đi lên, cho nên phải có thời
gian bắt tay xây dựng từ đầu lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền từng bước
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển từng bước lực lượng sản
xuất đó. Cuối cùng, phương thức sản xuất XHCN hình thành đầy đủ, tạo nên
năng suất cao hơn so với CNTB, thực hiện chân lý như Lênin nêu ra: cái
quyết định thắng lợi của một trật tự xã hội mới là ở chỗ đưa ra được một năng
22


suất lao động cao hơn. Điều cần nói thêm là đến lúc ấy, những nước tư bản
phát triển còn tồn tại thì chắc chắn năng suất lao động ở đó cũng sẽ rất cao,
cho nên thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta chắc chắn rất lâu dài, gian khổ,
phức tạp, mặc dù chúng ta có lợi thế của nước đi sau có thể đi tắt đón đầu về
khoa học - công nghệ. Chỉ khi nào đưa ra được năng suất lao động cao hơn

CNTB thì con đường bỏ qua chế độ tư bản tiến thẳng lên CNXH mới hồn
tồn thắng lợi, CNXH mới có cơ sở vững chắc để tồn tại trong cuộc đọ sức
với CNTB hiện đại, góp phần tích cực thúc đẩy thời đại q độ từ CNTB lên
CNXH trên phạm vi toàn thế giới.
Thật rõ ràng, tổ chức một nhà nước kiểu mới như thế lại gắn liền mật
thiết và là thể hiện nền dân chủ mới - nền dân chủ XHCN. Đó là nền dân chủ
của đa số mà số đông là nhân dân lao động, quyết định theo đa số, thiểu số
phục tùng đa số. Đó cũng là dân chủ có kỷ cương chứ khơng phải vơ chính
phủ. Tổ chức một nền dân chủ như thế phải rất tỷ mỉ, cụ thể. Từ trình độ nước
kém phát triển đi lên, nhân dân ta chưa trải qua nền dân chủ tư sản mà tiến
thẳng lên nền dân chủ cao hơn thì khơng khỏi lúng túng, bỡ ngỡ, khó khăn.
Trong điều kiện như vậy, việc xây dựng nền dân chủ XHCN của nước ta cần
có thời gian khơng ngắn, cần trải nghiệm nhiều hình thức, nhiều bước đi để
chọn lọc những yếu tố hợp lý, trình độ dân chủ được mở rộng, thấm sâu dần
dần trên cơ sở phát triển kinh tế và văn hóa. Lại trong điều kiện lịch sử, cụ
thể: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất của nước ta, được nhân dân
giao phó sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và tồn xã hội, thì việc tổ chức nền dân
chủ mới càng là một q trình tìm tịi, sáng tạo, từng bước thực hiện hiệu quả
cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Trên đây là những nội dung kinh tế chủ yếu, đặc trưng của thời kỳ q
độ. Dĩ nhiên cịn có những nội dung khác nữa, trong đó có cả những nội dung
khơng đặc trưng cho thời kỳ quá độ mà có ở mọi thời kỳ lịch sử của nước ta,
như về quốc phòng, an ninh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tuy vậy,
kinh nghiệm mấy chục năm qua cho thấy, ngay nội dung bảo vệ Tổ quốc cũng
23


có dấu ấn của thời kỳ quá độ, chẳng hạn bảo vệ Tổ quốc ngày nay của chúng
ta còn là bảo vệ Đảng, bảo vệ con đường XHCN, chống “diễn biến hịa bình”.
Những nội dung kinh tế, chính trị của thời kỳ quá độ không tồn tại biệt

lập mà tác động qua lại. Trình độ xây dựng nhà nước, quản lý nhà nước, trình
dộ xây dựng và phát huy nền dân chủ XHCN ảnh hưởng trực tiếp đến những
diễn biến kinh tế, đến những động lực phát triển kinh tế. Trình độ phát triển
kinh tế lại làm cơ sở vững chắc cho nền chính trị mới. Nhận thức tự giác nội
dung kinh tế, chính trị của thời kỳ quá độ, chúng ta cần có những giải pháp
phù hợp để thúc đẩy thời kỳ quá độ lên CNXH. Nói giải pháp ở đây theo
nghĩa rộng, đó là vai trị của yếu tố chủ quan, là phát huy tính năng động của
chủ quan trong việc đề ra những chính sách, luật pháp và tổ chức thực tiễn có
hiệu quả.
CNXH về thực chất là một sự nghiệp có tính chất kinh tế, cho nên giải
pháp trước hết, quan trọng hơn hết, đứng vị trí hàng đầu để đặc trưng cho thời
kỳ quá độ là đưa ra những hình thức kinh tế quá độ phù hợp. Hình thức kinh
tế quá độ là hình thức trung gian giữa CNTB và CNXH, vận động theo định
hướng XHCN. Lựa chọn hình thức kinh tế quá độ về thực chất là lựa chọn
hình thức, bước đi quá độ về quan hệ sản xuất, mà quan hệ sản xuất theo
Ph.Ăngghen lại biểu hiện trước hết ở lợi ích kinh tế. Vì thế, lựa chọn hình
thức kinh tế quá độ là lựa chọn một hợp lực về lợi ích kinh tế, một sự giao
thoa về lợi ích kinh tế phù hợp, khơng cịn lợi ích hồn tồn TBCN nhưng
cũng chưa phải lợi ích XHCN đầy đủ, tạo nên một động lực hợp lý thúc đẩy
phát triển kinh tế. Trong hình thức kinh tế quá độ, CNTB không chống lại
CNXH, trái lại tích cực “cày trên luống cày của chủ nghĩa xã hội”, còn
CNXH sử dụng một số mặt hợp lý của CNTB để phát triển kinh tế, thậm chí
người lao động có cơ hội học cách quản lý có hiệu quả của các chuyên gia tư
sản. Những hình thức kinh tế quá độ là những nấc thang tạo nên sự chín muồi
dần dần của CNXH cả về phương diện lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản
xuất. Hình thức kinh tế quá độ cũng là biểu hiện dân chủ có lãnh đạo trên lĩnh
24


vực kinh tế, giúp nhân dân tiếp thu dần dần, giác ngộ XHCN dần dần vững

chắc.
Ở nước ta hiện nay, thị trường định hướng XHCN là hình thức kinh tế
quá độ tổng qt, bao trùm, đó khơng phải thị trường TBCN, mà cũng chưa
phải là thị trường XHCN đầy đủ. Thị trường định hướng XHCN là một thực
thể, một tồn tại, những yếu tố của thị trường, tác động của những quy luật thị
trường đều mang tính đặc thù, khách quan, phù hợp với đất nước, xã hội đang
quá độ lên CNXH. Nhà nước phải vận dụng tốt yêu cầu khách quan q độ đó
trong việc xây dựng các chính sách cũng như quản lý các hoạt động khác.
Chẳng hạn, giá cả - hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa - lên
xuống theo quan hệ cung cầu, tuy nhiên Nhà nước có những biện pháp để giá
cả khơng hồn tồn tự phát, nhằm giảm bớt khó khăn, ổn định và cải thiện đời
sống nhân dân. Biện pháp của Nhà nước khơng phải là xóa bỏ quy luật cung
cầu (và cũng khơng thể xóa được quy luật khách quan đó), cũng khơng phải
chủ yếu bằng biện pháp hành chính, mà chủ yếu bằng biện pháp kinh tế thông
qua thực lực của kinh tế nhà nước và các công cụ kinh tế để điều chỉnh quan
hệ cung cầu, góp phần điều tiết giá cả trên thị trường. Khơng nên hiểu chỉ
trong thị trường thời kỳ quá độ mới có quy luật cung cầu, cịn trong thị trường
XHCN đầy đủ thì khơng có quy luật cung cầu. Vấn đề là ở chỗ cường độ hoạt
động và tương tác giữa quy luật cung cầu và quy luật cân đối có kế hoạch có
sự khác nhau trong thời kỳ quá độ và khi CNXH được xây dựng xong.
Đời sống kinh tế nước ta đang cho thấy doanh nghiệp cổ phần là hình
thức kinh tế quá độ phổ biến, đặc sắc, điển hình. Đó là các doanh nghiệp hỗn
hợp sở hữu nhà nước và các sở hữu tư nhân. Dù kinh tế nhà nước chi phối hay
không chi phối, kinh tế tư nhân chi phối hay khơng chi phối, thì doanh nghiệp
cổ phần đều thể hiện không thuần túy kinh tế nhà nước và cũng khơng thuần
túy kinh tế tư nhân, nó thực sự là hình thức kinh tế trung gian, nhưng dưới sự
quản lý đúng đắn của Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì xu hướng vận
động khơng theo con đường TBCN, trái lại, tiệm tiến lên CNXH, đương nhiên
25



×