Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích từ ấy tố hữu khổ 1,2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.5 KB, 4 trang )

Phân tích Từ Ấy khổ 1,2
Nhắc đến các cây cổ thủ của văn học Việt Nam hiện đại, thì khơng thể khơng nhắc đến Tố Hữu. Ơng là ngọn
cờ đầu, là cách chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi
chính trị, cảm hứng trữ tình lãng mạng và mang tính dân tộc đậm đà bản sắc. Những chặng đường thơ của
Tố Hữu luôn song hành với những chặn đường cách mạng. Có thể nói tác phẩm “Từ ấy” đã đánh dấu một cột
mốc quan trọng trong Tố Hữu. Bài thờ “Từ ấy” mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” của tác phẩm cùng tên,
được sáng tác vào tháng bảy năm 1938 – thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng, phấn đấu vì một lí
tưởng cao đẹp. Hiện lên như một vệt sáng giữa bầu trời tăm tối, hai khổ thơ đầu là niềm vui sướng mãnh
liệt của Tố Hữu khi gặp ánh sáng lí tưởng, đồng thời là những nhận thức mới về lẽ sống.
“Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Khổ thơ đầu thể hiện niềm vui sướng lớn lao và niềm xúc động thiêng liêng của chàng thanh niên yêu nước
khi giác ngộ lí tưởng cách mạng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Với thể thơ bảy chữ và chỉ cần qua bốn câu thơ, ta thấy được niềm vui sướng say mê khi giác ngộ lí tưởng
Đảng của nhà thơ. Điều đó được thể hiện rõ hơn qua những từ ngữ mang tính biểu cảm cao: “ bừng nắng hạ”,
“ chói qua tim”, “rất đậm hương”, “ rộn tiếng chim”. Trong hoài niệm của Tố Hữu, “ Từ ấy” là thời điểm giác
ngộ được lí tưởng Cộng sản – giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời của Tố Hữu.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” vừa ngắn gọn, vừa giản dị nhưng lại hàm xúc, kết hợp với việc đứng đầu khổ thơ cịn cho thấy nó
giữa một sứ mệnh là cột mốc thiêng liêng của cả cuộc đời, là bước ngoặc quan trọng trong lẽ sống và tâm


hồn của nhà thơ. Phép lặp “từ ấy” lặp lại nhan đề được sử dụng nhấn mạnh chủ đề, làm nổi bật vấn đề quan
trọng; ở đây, đã làm nổi bật niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lí tưởng của Đảng, đồng thời còn là tiếng
reo vui hạng phúc trong tâm hồn khơng thể kìm nén nổi. Nó chấm dứt những ngày tháng lang thang “đi tìm
lẽ yêu đời”, và thay vào đó là đi vào hàng ngũ của giai cấp cần lao với mục đích đánh đuổi thực dân pháp,
giành độc lập cho dân tộc. Tố Hữu sử dụng hình ảnh “nắng hạ”, tác giả sử dụng nắng hạ có lẽ vì nắng xn,
thu, đơng tuy đẹp nhưng để miêu tả sự rực rỡ của lí tưởng Đảng thì phải sử dụng nắng hạ. Nếu tách riêng
“mặt trời” và “chân lí” ta có thể thấy đó đều là danh từ, nhưng khi ghép chung “mặt trời chân lí” thì “chân
lí” là tính từ bổ trợ cho danh từ “mặt trời”. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lí” nhấn mạnh chân lí của Đảng,
của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê Nin soi chiếu, nó ấm áp, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân
lí. Động từ mạnh “bừng” là sự chuyển trạng thái dột ngột từ khơng có biểu hiện gì trở thành những biểu
hiện rõ rệt và mạnh mẽ, “chói” là sự chiếu sáng với cường độ mạnh. Cả hai động từ mạnh đã làm sáng thêm
niềm tin, lí tưởng; xoa tan hồn toàn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một
chân trời mới của nhận thức, tư tưởng tình cảm sáng chói trong trái tim người thanh niên trẻ trước
ngưỡng của cuộc đời. Trước cách mạng tháng Tám một thế hệ thanh niên trí thức yêu nước nhưng chưa


tìm được hướng đi, thậm chí rơi vào bế tắc. Xuân Diệu đã từng “ta là một là riêng là thứ nhất khơng có chi
bạn bè nổi cùng ta”; Lưu Trọng Lư thì lại là “con nai vàng ngơ ngác - Đạp trên lá vàng Khô”; Chế Lan Viên
cũng đã một thời lỡ nhịp “tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như khơng - nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng
thấy - thơ xuôi tay như nước chảy xi dịng”. Thật cảm thương cho thân phận của những con người đang
sống trên quê hương đất nước mà lại thiếu vắng đất nước quê hương. Họ đã là những “bến cơ liêu”, “những
chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” giữa đất trời bao la rợn ngợp, là những “củi một cành khô” bập bênh
trôi nổi trên dong đời mênh mông, vô định với một nỗi sầu vạn cổ như trong thơ Huy Cận. Chàng thanh niên
Nguyễn Kim thành cũng đã từng băn khoăn “đi tìm kiếm lẽ yêu đời”, cũng đã là người bi quan, yểm thế. Tuổi
trẻ đầy ước mơ và lý tưởng nên khi nhận ra lẽ sống của cuộc đời mình thì mùa xuân của tuổi trẻ và mùa
xuân của đất nước “tất cả sẽ là chung - tất cả sẽ là vui và ánh sáng”.
.Ánh sáng chói lọi của lý tưởng, nguồn sống mãnh liệt của mặt trời cách mạng tác động vào tâm hồn nhà
thơ, tạo ra sự biến đổi sâu sắc. Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút Pháp trữ tình lãng mạn cùng với
những hình ảnh so sánh rất sinh động giàu tính hình tượng để diễn tả niềm vui vô hạn của buổi đầu tiếp xúc
với lý tưởng Cộng sản

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Lối thơ vắt dòng bắt nguồn từ thơ ca Pháp, thể hiện cảm xúc tràn trề chan chứa, dường như khơng thể gói
gọn trong một câu thơ riêng lẻ mà buộc phải truyền tải sang câu thơ tiếp. Với phép so sánh độc đáo, đầy
thi vị nhà thơ đã làm cho hồn thơ tươi trẻ tràn đầy nhiệt huyết, yêu đời, yêu cuộc sống. Nhà văn Victor
Hugo của Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn đại dương
lại là bầu trời. Mà thứ rộng lớn hơn cả bầu trời lại chính là lịng người.” . Nhưng trong thơ, Tố Hữu đã cụ
thể hóa thế giới vơ hình nhiều tầng lớp ấy bằng hình ảnh vườn hoa lá, nên câu thơ trở nên tươi vui, sinh
động, mới mẻ, gần gũi đến lạ thường. “Hồn tôi là một vườn hoa lá” nhà thơ đã chuyển từ hình tượng vơ hình
thành hữu hình. “Vườn hoa lá” nghĩa là nơi bừng nở của sắc hoa, của sắc lá, của những búp non, giống như
sự nảy nở tươi mới rạo rực trong tâm hồn của người thanh niên khi được đứng trong hàng ngũ chính thức
của Đảng. Những tưởng như thế giới cảm xúc trong tâm hồn con người là không thể đo đếm, so sánh bởi nó
là những mặt đầy mâu thuẫn, đối lập nhau ấy thế nhưng trong câu thơ của mình, Tố Hữu đã cụ thể, gần gũi
hóa thế giới ấy và giúp người đọc hình dung rõ ràng cảm xúc vui tươi nảy nở trong lòng nhân vật trữ tình.
Biện pháp so sánh nghệ thuật đầy độc đáo “hồn tơi là một vườn hoa lá” thể hiện sự đón nhận lý tưởng như
cây cỏ đón nhận ánh sáng mặt trời của Tố Hữu. Cây xanh tươi nhờ ánh sáng mặt trời, nhà thơ thêm yêu
đời và thấy cuộc sống có ý nghĩa là nhờ ánh sáng của lí tưởng Đảng. Nhịp thơ sơi nổi cùng với hai tính từ
“đậm”, “rộn” rất thẩm mỹ, đặc biệt với lối vắt dòng đặc sắc, hai câu thơ của Tố Hữu diễn tả chân thực, tinh
tế bao cảm xúc dâng trào, niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng. Có thể nói mặt
trời chân lý đã xua tan những bóng đêm u ám, mở ra một tương lai tươi sáng, vẫy gọi bao tâm hồn vui tươi,
đầy nhiệt huyết bước vào đời với tất cả niềm tin yêu, hy vong. Cũng như trong “Thép đã tôi thế đấy” của
Nicolai Ostrovsky có viết: “Cái quý nhất của con người là sự sống. Ðời người chỉ sống có một lần. Phải sống
sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hồi, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện
và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến
dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng lồi người. …". Lý tưởng cao đẹp
nhất - sự nghiệp đấu tranh giải phóng lồi người, khơng chỉ bó hẹp trong một giai đoạn lịch sử đấu tranh
giành chính quyền, khơng chỉ ở phạm vi một quốc gia nào, mà càng ngày, chúng ta càng thấy rõ sự nghiệp ấy
chỉ mới bắt đầu. Nó khơng chỉ là một sự lựa chọn của một cá nhân, một giai cấp mà là sự nghiệp thống nhất
của nhân dân toàn thế giới. Với nhà thơ đâu phải chuyện của nhận thức, của lý trí mà cịn là chuyện của
tình cảm, trái tim nên có sức sống cuốn hút khiến cho những thanh niên trí thức trẻ như Tố Hữu, khiến cho

tất cả dân tộc Việt Nam nguyện suốt đời theo Đảng, tự nguyện đứng vào hàng ngũ để đấu tranh. Sau cuộc


đấu tranh chống áp bức là cuộc đấu tranh chống đói nghèo bệnh tật, chống sự kỳ thị, khủng bố..., cuộc đấu
tranh để hoàn thiện bản thân và dân tộc.
Cũng như bao người dân thời ấy Tố Hữu thấm thía nỗi nhục nơ lệ của người dân mất nước. Vì vậy khi gặp
được lí tưởng Cộng sản - Mặt trời chân lý không những sưởi ấm soi sáng tâm hồn mà còn truyền ngựa sống
vào trái tim người thanh niên trẻ tuổi, xua tan hết ám lạnh lẽo buồn đau trong tâm tư của người dân mất
nước. Soi tỏ và những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng
huy hoàng của chân lý cách mạng Đảng:
“Tháng Tám mùa thu xanh thẳm
Mây nhởn nhơ bay
Hôm nay ngày đẹp lắm!
Mây của ta, trời thẳm của ta
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà!
….
Ai vơ đó, với đồng bào, đồng chí
Nói với Nửa – Việt Nam yêu quý
Rằng: Nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!
Chúng ta, con một cha, nhà một nóc
Thịt với xương, tim óc dính liền”
Khổ thơ thứ hai là hệ quả của sự giác ngộ chân lý, là lời tâm niệm khi được nói nên của một lẽ sống một
quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là một quan niệm mới về lẽ sống là một thái độ tự nguyện dâng hiến
dâng hiến cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, hay chính là sự gắn bó hịa hợp như cái
tơi và cái ta chung của mọi người.
”Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Các nhà thơ cùng thời có quan điểm về cái tơi - nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân và một phần nào
đó là sự lạc lõng mất phương hướng trước thời thế. Như Xuân Diệu
‘‘Tôi là con nai bị chiều đánh lưới,
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối’’
( khi chiều giăng lưới)
Hay Chế Lan Viên :
‘‘Với tơi tất cả như vơ nghĩa
Tất cả khơng ngồi nghĩa khổ đau’’
(Xuân)
Đối với Tố Hữu thì nhà thơ đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống mới ở đây chính là sự nhận thức được mối
quan hệ giữa cá nhân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, với quần chúng, đặc biệt là những
người lao khổ. Nhà thơ sử dụng hài hịa “tơi ” - “ta” là sự kết hợp giữa cá nhân: “tơi”, “lịng tơi”, “tình”,
“hồn tơi”; tập thể: “mọi người”, “trăm nơi”, “hồn khổ”, “khối đời”. Đó là mối quan hệ đồn kết gắn bó thân
thiết chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự
nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu, muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với
mọi người. Còn thể hiện trách nhiệm gắn bó với cộng đồng, là đồn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó với nhân
dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con
người trong giai cấp vô sản. Từ “trang trải” thể hiện tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời, tạo
ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người, từng cá thể. “Buộc” và “trang trải” là hai


khái niệm hồn tồn khác nhau, nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Gần gũi
nhau thêm mạnh khối đời” tác giả muốn nói đến tinh thần đồn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một
khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một ý tưởng đoàn kết với nhau gắn bó, chặt chẽ
với nhau cùng phấn đấu vì một mục đích chung đấu tranh giành lại quyền độc lập dân tộc. Như vậy khổ thơ
trên, bằng nối sử dụng các từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng,
tình cảm của mình. Tố Hữu nguyện đứng vào hàng ngũ của những người “than bụi, lầy bùn” đó là tình u
thương con người của Tố Hữu gắn bó với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả và sức
mạnh đoàn kết. Ngoài ra, câu thơ trên cũng khẳng định: khi cái tôi trang hịa với cái ta, khi cá nhân hóa
tập thể cùng lý tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức

mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lý tưởng qua câu nhà thơ Tố Hữu,
đồng thời nhà thơ khẳng định mối liên hệ sâu sắc văn học và cuốc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao
động nghèo khổ.
Những quan điểm của nhà thơ cách mạng nhà thơ nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng
như Sóng Hồng đã nói lên sức mạnh của thơ ca và trách nhiệm của nhà thơ trong cuộc chiến đấu giải phóng
dân tộc
“Dùng cán bút làm địn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
Hay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy văn thơ là vũ khí chiến đấu để phục vụ sự nghiệp cách mạng cao cả. Trong
nhật ký trong tù, Người chỉ rõ thơ phải có tính chiến đấu, nhà thơ phải có tinh thần chiến đấu
‘‘Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong’’
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết : “tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm
thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại…”, theo Chế Lan Viên hai yếu tố
làm ra Tố Hữu thứ nhất là thi pháp bao gồm phương thức biểu hiện : thể thơ truyền thống, sử dụng ngơn
ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu. Thứ hai là tuyên ngôn quan điểm nhận thức và sáng tác : gắn bó với quần
chúng lao khổ phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào. Cả hai quan điểm trên đều hiện rõ trong đoạn
thơ thể thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp linh hoạt ngôn ngữ giàu hình ảnh có tính nhạc điệu tun ngơn từ
giản dị và sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ giọng thơ chân thành sôi nổi nồng
nàn.
Hai khổ thơ đầu là tiếng hát vui tươi, là niềm tin, là tiếng lòng thiết tha của một thanh niên bắt đầu giác
ngộ lý tưởng tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai gian khổ hi sinh cho toàn dân tộc
với một lẽ sống mới – cá nhân hóa tập thể. Vượt qua thời gian, sau hơn nửa thế kỷ ra đời khổ thơ vẫn mang
niềm vui của Tố Hữu khi gặp lí tưởng cách mạng, và sự đồng cảm mến mộ của nhiều thế hệ u thích thơ
của Tố Hữu. Khổ thơ cịn ngầm đưa ra lời khuyên đoàn viên, thanh niên với việc học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi người dân Việt Nam cùng hướng về
mục tiêu phát triển đất nước để “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Còn đối với học sinh bắt đầu là
học tập thật tốt trên ghế nhà trường rèn luyện nhân cách, đạo đức.
SyNT




×