Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích từ ấy tố hữu khổ 2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.16 KB, 3 trang )

Phân tích TỪ ẤY khổ 2,3
Nhắc đến các cây cổ thủ của văn học Việt Nam hiện đại, thì khơng thể khơng nhắc đến Tố Hữu. Ơng là ngọn
cờ đầu, là cách chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi
chính trị, cảm hứng trữ tình lãng mạng và mang tính dân tộc đậm đà bản sắc. Những chặng đường thơ của
Tố Hữu luôn song hành với những chặn đường cách mạng. Có thể nói tác phẩm “Từ ấy” đã đánh dấu một cột
mốc quan trọng trong Tố Hữu. Bài thờ “Từ ấy” mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” của tác phẩm cùng tên,
được sáng tác vào tháng bảy năm 1938 – thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng, phấn đấu vì một lí
tưởng cao đẹp. Hiện lên như một vệt sáng giữa bầu trời tăm tối, hai khổ thơ cuối là những nhận thức mới
về lẽ sống, đồng thời thể hiện rõ những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
“Tơi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tơi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Ta đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi phai
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ’’
Khổ thơ thứ hai là hệ quả của sự giác ngộ chân lý, là lời tâm niệm khi được nói nên của một lẽ sống một
quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là một quan niệm mới về lẽ sống là một thái độ tự nguyện dâng hiến
dâng hiến cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ, hay chính là sự gắn bó hịa hợp như cái
tôi và cái ta chung của mọi người.
”Tôi buộc lịng tơi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Các nhà thơ cùng thời có quan điểm về cái tơi - nói lên quan điểm, suy nghĩ của bản thân và một phần nào
đó là sự lạc lõng mất phương hướng trước thời thế. Như Xuân Diệu
‘‘Tôi là con nai bị chiều đánh lưới,
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối’’
( khi chiều giăng lưới)
Hay Chế Lan Viên :


‘‘Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả khơng ngồi nghĩa khổ đau’’
(Xn)
Đối với Tố Hữu thì nhà thơ đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống mới ở đây chính là sự nhận thức được mối
quan hệ giữa cá nhân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, với quần chúng, đặc biệt là những
người lao khổ. Nhà thơ sử dụng hài hịa “tơi ” - “ta” là sự kết hợp giữa cá nhân: “tơi”, “lịng tơi”, “tình”,
“hồn tơi”; tập thể: “mọi người”, “trăm nơi”, “hồn khổ”, “khối đời”. Đó là mối quan hệ đồn kết gắn bó thân
thiết chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự
nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu, muốn vượt qua giới hạn của cái tơi cá nhân để sống chan hịa với
mọi người. Cịn thể hiện trách nhiệm gắn bó với cộng đồng, là đồn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó với nhân
dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con
người trong giai cấp vô sản. Từ “trang trải” thể hiện tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời, tạo
ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người, từng cá thể. “Buộc” và “trang trải” là hai


khái niệm hồn tồn khác nhau, nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Gần gũi
nhau thêm mạnh khối đời” tác giả muốn nói đến tinh thần đồn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một
khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một ý tưởng đoàn kết với nhau gắn bó, chặt chẽ
với nhau cùng phấn đấu vì một mục đích chung đấu tranh giành lại quyền độc lập dân tộc. Như vậy khổ thơ
trên, bằng nối sử dụng các từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng,
tình cảm của mình. Tố Hữu nguyện đứng vào hàng ngũ của những người “than bụi, lầy bùn” đó là tình u
thương con người của Tố Hữu gắn bó với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả và sức
mạnh đoàn kết. Ngoài ra, câu thơ trên cũng khẳng định: khi cái tôi trang hịa với cái ta, khi cá nhân hóa
tập thể cùng lý tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức
mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lý tưởng qua câu nhà thơ Tố Hữu,
đồng thời nhà thơ khẳng định mối liên hệ sâu sắc văn học và cuốc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao
động nghèo khổ.
Những quan điểm của nhà thơ cách mạng nhà thơ nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng
như Sóng Hồng đã nói lên sức mạnh của thơ ca và trách nhiệm của nhà thơ trong cuộc chiến đấu giải phóng
dân tộc

“Dùng cán bút làm địn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
Hay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy văn thơ là vũ khí chiến đấu để phục vụ sự nghiệp cách mạng cao cả. Trong
nhật ký trong tù, Người chỉ rõ thơ phải có tính chiến đấu, nhà thơ phải có tinh thần chiến đấu
‘‘Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong’’
Lý tưởng cộng sản chính là ngọn nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo trong thơ Tố Hữu. Nó chi phối từ quan
niệm nghệ thuật đến đề tài, chuyển đề, cảm xúc và cả các hình tượng nhân vật trữ tình. “Với Tố Hữu tả
cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người, viết về vấn đề lớn hay nhỏ đều là để nói cho hết cái lý tưởng
cộng sản ấy thôi” – Chế Lan Viên. Con đường sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với cách mạng. Mỗi thời
khắc lịch sử của dân tộc đều được ông lấy làm cảm hứng sáng tác trong thơ ca của mình. Nhà thơ Chế Lan
Viên đã viết: “Tố Hữu là một nhà thơ có lý tưởng. Giữa bao ngọn cờ sai lạc dưới thời Pháp thuộc, anh là lá
cờ Đảng nêu lên thành thơ cái lý tưởng, cái triết học, cái lối sống đúng đắn duy nhất lúc bấy giờ: Đã vay
dòng máu thơm thiên cổ - Phải trả ta cho mạch giống nòi...”. Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ
được bắt đầu từ khi Tố Hữu giác ngộ Cách mạng được thay đổi trong nhận thức. Để hiểu rõ hơn về sự
chuyển biến trong tình cảm của Tố Hữu ta đi tìm hiểu những nốt nhạc cuối :
‘‘Ta đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ’’
Ở khổ thơ này, nhịp thơ thay đổi: từ nhanh sang chậm cho thấy tâm trạng của nhà thơ được chuyển đổi từ
vui sang buồn và lòng thương cảm. Nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành
động thể hiện trong quan hệ giữa các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Khơng cịn là “ta’’ như
trong thơ ca xưa, thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca của Tố Hữu nói riêng nó mang trong mình một
tiếng nói tình cảm cá nhân, cái tơi đã được khẳng định. Cảm Xúc cá nhân đã được thăng hoa. Tình cảm của
tác giả thể hiện qua cách xưng hơ: ‘‘con’’, ‘‘anh’’ và ‘‘em’’ cho thấy được tình hữu ái giai cấp, tình yêu thương
ruột thịt. Điệp từ ‘‘đã là’’ nhằm nhấn mạnh, giúp tác giả thể hiện tình cảm sâu sắc, gắn bó của mình với quần
chúng nhân dân lao khổ. Sự hịa quyện hồn hảo giữa điệp từ ‘‘đã là’’ cùng với các đại từ nhân xưng : ‘‘con’’,
‘‘em’’, ‘‘anh’’… và số từ ước lệ ‘‘vạn’’, một mặt nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm thiết tha.
Mặt khác, thể hiện được sự đồng cảm tấm lịng xót thương chân thành của nhà thơ với những kiếp người

nghèo khổ. Tổng lại đó chính là tình cảm hữu ái giai cấp. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với


‘‘vạn nhà’’ - là một tập thể lớn lao rộng rãi nhưng rộng lớn hơn cho toàn thể nhân dân lao động quần chúng.
‘‘Vạn kiếp phôi pha’’ là những người sống nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực. ‘‘Vạn đầu em nhỏ’’ là những em bé
lang thang cơ cực, nay đây mai đó, vất vưởng. Chính vì những kiếp phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy
người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã hăng hái hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng
tác chủ yếu của nhà thơ Tố Hữu. Đó là em bé mồ côi trong Tiếng hát sông Hương, em Phước trong Đi đi
em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ. Cách nói trực tiếp, trần trụi, xác định rõ ràng vị thế trong gia đình
lớn ‘‘đã là con, là em, là anh, … của vạn’’ có tác dụng khẳng định ý thức tự giác chắc chắn, vững vàng của tác
giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống tuyên truyền, đấu
tranh cách mạng. Dấu chấm lửng ở cuối khổ muốn nói là đây chưa phải là kết thúc, đây chỉ là một khởi đầu
cho một chặng đường dài. Càng quý trọng tình cảm của Tố Hữu khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí
thức tiểu tư sản, nhà thơ đã vượt qua giai cấp của mình để đến với giai cấp vơ sản với tình cảm chân thành
và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng đối với người trí thức tiểu tư sản.
Bằng lối nói khẳng định kết hợp với các điệp từ, Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm đầm ấm thiết tha của
nhà thơ với đại gia đình quần chúng khổ lao cùng được sống và đấu tranh cho tự do. Đó chính là chuyển
biến thành tình cảm của nhà thơ của nhân vật trữ tình
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết : “tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm
thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại…”, theo Chế Lan Viên hai yếu tố
làm ra Tố Hữu thứ nhất là thi pháp bao gồm phương thức biểu hiện : thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn
ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu. Thứ hai là tun ngơn quan điểm nhận thức và sáng tác : gắn bó với quần
chúng lao khổ phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào. Cả hai quan điểm trên đều hiện rõ trong đoạn
thơ thể thơ thất ngôn với cách ngắt nhịp linh hoạt ngơn ngữ giàu hình ảnh có tính nhạc điệu tun ngơn từ
giản dị và sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ giọng thơ chân thành sôi nổi nồng
nàn.
Hai khổ thơ cuối là tiếng hát vui tươi, là niềm tin, là tiếng lòng thiết tha của một thanh niên bắt đầu giác
ngộ lý tưởng tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai gian khổ hi sinh cho toàn dân tộc
với một lẽ sống mới – cá nhân hóa tập thể. Vượt qua thời gian, sau hơn nửa thế kỷ ra đời khổ thơ vẫn mang
niềm vui của Tố Hữu khi gặp lí tưởng cách mạng, và sự đồng cảm mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ

của Tố Hữu. Khổ thơ còn ngầm đưa ra lời khuyên đoàn viên, thanh niên với việc học tập và làm theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi người dân Việt Nam cùng hướng về
mục tiêu phát triển đất nước để “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Còn đối với học sinh bắt đầu là
học tập thật tốt trên ghế nhà trường rèn luyện nhân cách, đạo đức.



×