Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.66 KB, 31 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT II


LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ NGHIỆP
VỤ NGẠCH KIỂM LÂM VIÊN – KHĨA 46

TIỂU LUẬN CUỐI KHỐ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI CHUYỂN ĐỔI
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRÁI PHÁP LUẬT TRONG LÂM
PHẦN KHU RỪNG SẢN XUẤT HUYỆN BẮC TÂN UYÊN

Họ và tên học viên

: Nguyễn Bình Dương

Đơn vị: Hạt kiểm Lâm Tân Uyên – Phú Giáo
Địa chỉ: Khu phố 2, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Bình Dương, tháng 7 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài tiểu luận cuối khố lớp kiểm lâm viên 46, Tôi đã nhận
được sự truyền đạt và giúp đỡ hết sức quý báu của các quý thầy cô giảng viên ở
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm, Trường cán bộ Quản lý nông
nghiệp và PTNT II; của cán bộ và nhân viên kiểm lâm huyện Bắc Tân Uyên;
chính quyền và đảng ủy xã Lạc An; phịng Tài ngun & Mơi trường, Chi cục
Thuế và Công an huyện Bắc Tân Uyên, cùng nhiều cá nhân bạn bè đồng nghiệp
khác.
Qua đây tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ giáo trung tâm


đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm, cùng tồn thể thầy cơ giáo ở Trường cán
bộ Quản lý nông nghiệp và PTNT II, những giảng viên đã truyền đạt kiến thức
quản lý nhà nước cho Tôi trong suốt đợt học online và đã tạo điều kiện giúp đỡ
để tơi hồn thành bài tiểu luận cuối khố này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ và nhân viên
kiểm lâm huyện Bắc Tân Un; chính quyền và đảng ủy xã Lạc An; phịng Tài
nguyên & Môi trường, Chi cục Thuế và Công an huyện Bắc Tân Uyên, đã tạo
điều kiện và hỗ trợ cho tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện tiểu
luận cuối khố. Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đồng
nghiệp đã giúp đỡ tơi nhiều mặt trong q trình thực hiện giải quyết tình huống.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi
kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cơ giáo và các bạn bè
đồng nghiệp. Để Tơi có nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động quản lý sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày

tháng 7 năm 2020

Người thực hiện
i


Nguyễn Bình Dương

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i

MỤC LỤC..............................................................................................................2
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Mơ tả tình huống..............................................................................................2
2. Phân tích tình huống........................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
2.2. Phân tích tình huống.....................................................................................8
a) Phân tích diễn biến tình huống...........................................................................8
b) Phân tích những ngun nhân xảy ra tình huống.............................................11
c) Hậu quả của tình huống...................................................................................13
3. Đề xuất phương án giải quyết tình huống.....................................................14
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống.....................................................................14
3.2. Cở sở giải quyết tình huống..........................................................................14
3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống.............................................................18
4. Kết luận và kiến nghị......................................................................................23
4.1. Kết luận:........................................................................................................23
4.2. Kiến nghị:.....................................................................................................24
4.2.1. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước............................................................24
4.2.2. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng........................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................26

ii


MỞ ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch ba loại rừng. Năm 2007, Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Bình Dương đã giao Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn chủ
trì phối hợp với các địa phương, ban ngành có liên quan trong tỉnh và đơn vị tư
vấn tiến hành quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn tỉnh kết quả được UBND tỉnh
ban hành tại Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 17/2/2009 phê duyệt kết quả rà

sốt, quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh Bình Dương. Trong đó quy hoạch đất
rừng Tân Uyên nay thuộc ranh giới hành chính Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc
Tân Uyên, với diện tích 891,1 ha.
Nhưng tại thời điểm đó, việc rà sốt được kế thừa trên nền bản đồ hiện
trạng tài ngun rừng cũ khơng cịn phù hợp với thực tế, cho nên kết quả còn
nhiều bất cập. Bên cạnh đó, do sự phát triển của kinh tế xã hội kéo theo một loạt
những thay đổi: dân số tăng, diện tích cây cơng nghiệp tăng, phát triển đường
dẫn truyền năng lượng, đường giao thông dân sinh ... đã làm thay đổi cơ cấu, tỷ
trọng giữa ngành lâm nghiệp với các ngành khác và dẫn đến diện tích đất Lâm
nghiệp bị thu hẹp dần làm cho quy hoạch 3 loại rừng theo quyết định 418/QĐUBND khơng cịn phù hợp với thực tiễn sản xuất Lâm nghiệp.
Có 03 nguyên nhân dẫn đến việc phải quy hoạch rà soát lại quy hoạch 03
loại rừng. Thứ nhất, do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để xây dựng các cơng
trình, cơ sở hạ tầng như trạm điện, đập thủy lợi, đường dẫn truyền năng lượng,
đường giao thông dân sinh. Thứ hai, do hành vi khơng tn thủ pháp luật chuyển
đổi mục đích sử dụng đất rừng để lấy đất sản xuất trước sự cạnh tranh của các
cây nơng sản, hàng hóa khác (Cao su, Điều, Cam, Quýt, Bưởi ...) thậm chí là
sang nhượng trái pháp luật. Thứ ba, là công tác quản lý của các thời kỳ Nông
lâm trường trước đây không đến nơi đến chốn dẫn đến việc quy hoạch sai, hậu
quả xảy ra tranh chấp giữa các hộ dân với Ban Quản lý rừng.
1


Từ thực trạng trên Tôi đã chọn chuyên đề về “Xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng trái pháp luật trong
lâm phần khu rừng sản xuất huyện Bắc Tân Uyên” để làm bài tiểu luận cuối
khóa của mình. Mục đích của tơi là đi sâu phân tích, tìm hiểu tình huống để từ đó
đưa ra hình thức xử phạt hợp lý nhất, đúng quy định của phát luật và có tính chất
răn đe giáo dục cao nhất đối với đối tượng vi phạm nhằm làm cho đối tượng và
người dân nhận thức được rõ hơn về những quy định của nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng.

1. Mơ tả tình huống
Ngày 28/10/2019 nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Hạt Kiểm
lâm Tân Uyên – Bắc Tân Uyên đã phối hợp với chi nhánh văn phòng đăng ký
đất đai, Phịng Tài ngun & mơi trường, Cơng an xã Lạc An, UBND xã Lạc
an, Công an huyện Bắc Tân Uyên là đơn vị chủ trì kiểm tra thì phát hiện Bà
Trần Thị Út, sinh năm 1959, HKTT: KP 4, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương khai thác khống sản đất đầu san lấp trong tồn thửa
đất số 74, tờ bản đồ 39 thuộc ấp giáp lạc, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Un, tỉnh
Bình Dương.
Tổ cơng tác đã tiến hành tạm giữ phương tiện và mời đối tượng về trụ sở
UBND xã Lạc An làm việc, và tiến hành lập các hồ sơ ban đầu theo quy định
như: Lập biên bản ghi nhận lại hiện trường, chụp hình ảnh, biên bản tạm giữ
phương tiện.
Đo đếm sơ bộ mức độ đất rừng bị thiệt hại tại khu vực mà đối tượng vừa
đào bới, san lấp, khai thác khoáng sản đất đầu …, kết quả ghi nhận được: Tổng
diện tích 8.643,7 m2 (Theo mảnh trích lục địa chính xác lập ngày 30/10/2019)
+ Vị trí 1: Diện tích khai thác là 5.564,0 m2;
+ Vị trí 2: Diện tích khai thác là 3.079,7 m2.
2


Tổng khối lượng khai thác khoáng sản đất đầu là 4.157,6 m3.
Hiện trạng tại thời điểm khi phát hiện san lấp, khai thác đất là đất trống.
Qua công tác đấu tranh điều tra, khai thác và lấy lời khai thì được biết
đối tượng trên là Bà Trần Thị Út, sinh năm 1959, HKTT: KP 4, Phường Uyên
Hưng, Thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương. Đối tượng trên khai Ơng Trần Văn
Chiến khơng có nhu cầu sử dụng bán lại cho Ông Trần Văn Vinh. Đến ngày
11/7/2019 Ông Trần Văn Vinh bán lại tồn bộ diện tích thuộc hai sổ giao khốn
nói trên cho Ơng Địan Văn Vinh thường trú tại xạ Tân Mỹ, huyện Bắc Tân
Un. Sau đó Ơng Địan Văn Vinh bán lại cho Bà Trần Thị Út. Việc mua bán

đất rừng sản xuất của các cá nhân nói trên bằng hợp đồng mua bán giấy viết tay
và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Theo Biên bản làm việc ngày 29/10/2019 của Công An huyện Bắc Tân
Uyên thì Bà Trần Thị Út xác nhận việc san lấp mặt bằng phần diện tích đất rừng
này nhằm mục đích trồng cây ăn trái và có vận chuyển 250 m 3 đất đầu (đất sỏi)
ra bên ngoài khu đất.
Hạt Kiểm lâm Tân Uyên – Phú Giáo nhận hồ sơ chuyển của Công An
huyện Bắc Tân uyên. Qua điều tra, xác minh thực tế cho thấy:
Về nguồn gốc đất: Đất thuộc hai sổ giao khoán số 278/HĐ-BQL và
279/HĐ-BQL.
+ Sổ giao khốn số 278/HĐ-BQL giao cho Ơng Trần Văn Vinh, sinh năm
1963; địa chỉ: ấp Đơng, Đơng Hịa, Dĩ An, Bình Dương với diện tích 03 ha. Mục
đích sử dụng là đất trồng rừng.
+ Sổ giao khoán số 279/HĐ-BQL giao cho Ông Trần Văn Chiến, sinh năm
1973; địa chỉ: Kp Đơng B, P. Đơng Hịa, Dĩ An, Bình Dương với diện tích 02 ha.
Mục đích sử dụng là đất trồng rừng.
3


Hành vi vi phạm việc khai thác, san lấp đất trên vị trí thuộc sổ giao khốn
số 278/HĐ-BQL.
Q trình mua bán đất rừng: Ơng Trần Văn Chiến khơng có nhu cầu sử
dụng bán lại cho Ông Trần Văn Vinh. Ông Trần Văn Vinh bán lại tồn bộ diện
tích thuộc hai sổ giao khốn nói trên cho Ơng Địan Văn Vinh thường trú tại xạ
Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên. Sau đó Ơng Địan Văn Vinh bán lại cho Bà Trần
Thị Út. Việc mua bán đất rừng sản xuất của các cá nhân nói trên bằng hợp đồng
mua bán giấy viết tay và chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp
thuận.
Căn cứ Quyết định 389/QĐ-UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh Bình
Dương về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 của

Ban Quản lý rừng Tân Un, thì vị trí hai thửa đất này thuộc đất quy hoạch 03
loại rừng thuộc nhóm đất rừng sản xuất.
+ Sổ giao khốn số 278/HĐ-BQL giao cho Ơng Trần Văn Vinh thuộc thửa
đất số 74, tờ bản đồ 39 với diện tích 32187,5 m2 (Theo bản đồ địa chính 2014).
+ Sổ giao khốn số 279/HĐ-BQL giao cho Ơng Trần Văn Chiến, thuộc tờ
bản đồ 39 thửa đất số 75 với diện tích 10.035 m 2 và thửa đất số 76 với diện tích
10.039,2 m2 (Theo bản đồ địa chính 2014).
Hạt Kiểm lâm Tân Uyên – Phú Giáo tiến hành xử lý vụ việc theo quy định
pháp luật.
2. Phân tích tình huống
2.1. Cơ sở lý luận
Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp
luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật
được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu
lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở
4


về trước thì áp dụng theo quy định đó. Như vậy, tại thời điểm này, Nghị định
91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang có
hiệu lực; tuy nhiên, tại thời điểm tình huống trên xảy ra thì Nghị định
102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn đang
có hiệu lực. Chính vì vậy, khi phân tích và giải quyết tình huống trên cần phải
vận dụng Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai.
Luật Đất đai có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành
vi “ 4. Khơng thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của
người sử dụng đất”. Như vậy, có thể thấy, các hành vi chuyển mục đích sử dụng
đất rừng khơng đúng quy định pháp luật sẽ bị nghiêm cấm và nếu chủ thể nào
thực hiện các hành vi này sẽ tùy vào mức độ và bị xử phạt vi phạm hành chính

hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính cần lưu ý một số nội dung sau:
-

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,

vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
-

Tổ chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -

xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập
theo quy định của pháp luật.
-

Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính

nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ
ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý
hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực
hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.
5


-

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt


áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Khi phân tích
diễn biến tình huống và đưa ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền cần căn
cứ vào tính chất, mức độ của hành vi diễn ra trên thực tế cũng như những tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ của hành vi để đưa ra mức phạt phù hợp với các quy
định của pháp luật cũng như đảm bảo được mục đích cưỡng chế của pháp luật.
Tuy nhiên, để xác định những tình tiết, dấu hiệu của hành vi có được xem là tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ hay khơng thì căn cứ vào quy định của pháp luật xử lý
vi phạm hành chính về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Cụ thể, các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012,
cụ thể như sau:
* Các tình tiết giảm nhẹ: (i) Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn
chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi
thường thiệt hại; (ii) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành
thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính,
xử lý vi phạm hành chính; (iii) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động
về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra,vượt q giới hạn
phịng vệ chính đáng; vượt q u cầu của tình thế cấp thiết; (iv) Vi phạm hành
chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; (v) Người vi
phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết
tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(vi) Vi phạm hành chính vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng do mình gây
ra; (vii) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; (viii) Những tình tiết giảm nhẹ
khác do Chính phủ quy định.
* Các tình tiết tăng nặng: (i) Vi phạm hành chính có tổ chức; (ii) Vi phạm
hành chính nhiều lần; tái phạm; (iii) Xúi giục, lơi kéo, sử dụng người chưa thành
6


niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện

hành vi vi phạm hành chính; (iv) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi
phạm hành chính; (v) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành cơng vụ; vi phạm
hành chính có tính chất côn đồ; (vi) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm
hành chính; (vii) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính; (viii) Vi
phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang
chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; (ix) Tiếp tục
thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu
chấm dứt hành vi đó; (x) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi
phạm hành chính; (xi) Vi phạm hành chính có quy mơ lớn, số lượng hoặc trị giá
hàng hóa lớn; (xii) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già,
người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp được Chính phủ quy định cụ thể, phân chia
cho từng đối tượng có thẩm quyền thực hiện các hình thức xử phạt theo quy định
của pháp luật. Cụ thể, về hình thức xử phạt tiền, Luật xử lý vi phạm hành chính
2012 và Nghị định 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, phân chia các mức phạt cho các chủ thể có
thẩm quyền khác nhau như cơng chức kiểm lâm đang thi hành cơng vụ thì được
phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá
nhân, 20.000.000 đối với tổ chức; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (Hạt trưởng Hạt
kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt
kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, phòng cháy chữa
cháy rừng) có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng với cá nhân, 50.000.000
7


đồng đối với tổ chức; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm

lâm đặc nhiệm có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân,
100.000.000 đồng đối với tổ chức; Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt tiền
đến 500.000.000 đồng đối với cá nhân, 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Như
vậy, khi xem xét xử lý một hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực
Lâm nghiệp, cần xem xét cụ thể hành vi khách quan và đối chiếu với các quy
định của pháp luật để ra quyết định xử phạt cho đúng thẩm quyền.
Về mức phạt tiền áp dụng đối với người vi phạm hành chính, pháp luật
quy định một khoảng nhất định để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi ra quyết
định xử phạt với hình thức phạt tiền có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật
cũng như tính chất, mức độ của hành vi, nhân thân người vi phạm, hoàn cảnh
thực hiện hành vi vi phạm,… để ra mức xử phạt hợp tình, hợp lý. Theo các quy
định của pháp luật, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính
là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có
tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng khơng được giảm
quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền
phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung
tiền phạt. Như vậy, khi ra quyết định xử phạt, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
cần xem xét lưu ý những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để ra quyết định mức phạt
cho phù hợp
2.2. Phân tích tình huống
a) Phân tích diễn biến tình huống

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2014NĐ-CP quy
định về xử phạt vi phạm hành chính do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng
đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà khơng được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép:
8


“1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây

lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nơng nghiệp khác thì hình
thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích
đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích
đất chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.”
Như vậy, khi Bà Trần Thị Út tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất
trồng cây có múi thì đã vi phạm hành chính, dựa vào diện tích đất đã chuyển
mục đích trái phép sẽ có mức phạt tiền tương ứng.
Căn cứ quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 9 Luật Lâm nghiệp: “7. Khai
thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy
định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các
hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự
nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục
đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển
lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về
tơn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.”
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về
quyền và trách nhiệm của bên khốn thì bên khốn có quyền:
9


“e) Được hủy bỏ hợp đồng nếu bên nhận khoán vi phạm hợp đồng khoán
hoặc vi phạm pháp luật.”
Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐCP thì bên nhận khốn có nghĩa vụ:

“a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra,
giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những vi phạm về khốn.”
Như vậy, trường hợp hộ gia đình nhận giao khoán đất rừng sản xuất để
trồng rừng nhưng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang trồng cây có
múi; khai thác khốn sản trái phép; sang nhượng đất giao khốn khơng qua cơ
quan có thẩm quyền là đã vi phạm hợp đồng khoán, bên giao khốn có quyền
hủy hợp đồng khốn đối với hộ gia đình Ơng Trần Văn Chiến và Ơng Trần Văn
Vinh; và không công nhận quyền và nghĩa vụ liên quan của Ơng Đồn Văn Vinh
và Bà Trần Thị Út.
+ Những tình tiết giảm nhẹ: Khơng có
+ Những tình tiết tăng nặng: Khơng có
Diện tích đất lâm nghiệp bị thiệt hại tại khu vực mà Bà Trần Thị Út vừa
đào bới, san lấp, khai thác khoáng sản đất đầu …, là: 8.643,7 m2 (Theo mảnh
trích lục địa chính xác lập ngày 30/10/2019). Tổng khối lượng khai thác khoáng
sản đất đầu là 4.157,6 m3. Hiện trạng tại thời điểm khi phát hiện san lấp, khai
thác đất là đất trống.
Hành vi sang nhượng đất lâm nghiệp giữa hộ nhận khốn Ơng Trần Văn
Chiến và Ông Trần Văn Vinh với Ông Đoàn Văn Vinh và Bà Trần Thị Út khơng
thơng qua cơ quan có thẩm quyền là trái với quy định pháp luật.

10


Hành vi của 04 đượng sự nêu trên đã vi phạm tại khoản 7, 8 - Điều 9
Luật Lâm nghiệp quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm
nghiệp.
* Những khó khăn khi xử lý tình huống:
- Ban Quản lý rừng Tân Uyên đã bị giải thể, đến thời điểm các đượng
sự có hành vi vi phạm đối với đất rừng thì Chủ thể Quản lý đất rừng (Chủ

rừng) chưa được thành lập để tiếp quản phần đất lâm nghiệp của Ban Quản lý
rừng Tân Uyên mà hiện nay tạm giao cho Hạt Kiểm lâm Tân Uyên – Phú Giáo
tạm thời quản lý đất lâm nghiệp theo hồ sơ trước đây của Ban Quản lý rừng
Tân Uyên. Do đó việc xây dựng phương án, kế hoạch sử dụng đất đối với
phần đất quy hoạch lâm nghiệp là khơng có. Và phương án xử lý các hợp đồng
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo quy định phá luật hiện hành là chưa
được thực hiện cũng như chưa được cấp thầm quyền phê duyệt chỉ đạo. Nên
khó cho lực lượng Kiểm lâm trong tham mưu xử lý đối với các hành vi vi
phạm trên đất lâm nghiệp.
- Mặt khác việc xử lý đối tượng là người dân trình độ và nhận thức hiểu
biết về pháp luật còn hạn chế,vi phạm lần đầu, cần thiết phải xử lý mềm dẻo,
có tình, có lý, nhưng phải đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật và
giữ vững được an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn không
gây phiền hà, nhũng nhiễu để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với lực
lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương và cũng khơng để những thế lực
thù địch lợi dụng kích động chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc.
b) Phân tích những nguyên nhân xảy ra tình huống
* Nguyên nhân khách quan:
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để lấy đất sản xuất trước sự
cạnh tranh của các cây nông sản, hàng hóa khác (Cao su, Điều, Cam, Quýt,
11


Bưởi ...) để trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao hoặc sang nhượng trái
phép hưởng lợi. Cũng phải nhìn nhận một thực tế là các cơng ty lâm nghiệp,
ban quản lý rừng phòng hộ đã được Nhà nước giao quản lý diện tích rừng rất
lớn, nằm ở nhiều huyện, xen kẽ với diện tích đất lâm nghiệp của nhiều hộ dân,
quá sức quản lý và đầu tư khai thác nên nảy sinh vấn đề mua bán, chuyển
nhượng đất ngầm
- Hệ lụy của quá trình phát triển kinh tế không cân xứng, xung đột giữa

nhu cầu bảo tồn và phát triển. Cơ chế, chính sách BV&PTR, giao đất, giao
rừng, cho thuê rừng, đánh giá rừng... còn thiếu đồng bộ. Nguồn vốn đầu tư
cho cơng tác QL,BV&PTR cịn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách cấp hàng
năm.
- Biên chế lực lượng kiểm lâm quá mỏng do quá trình tinh giản biên chế
và sắp xếp lại tổ chức.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho
nhân dân trong vùng quy hoạch lâm nghiệp chưa thường xun, cịn hình
thức, hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Công tác tham mưu của một số kiểm
lâm địa bàn cho cấp ủy, chính quyền địa phương và trách nhiệm quản lý Nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp của một số xã có thời điểm chưa tốt, chưa
thường xuyên; việc tổ chức lực lượng phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức
kiểm tra, giám sát trách nhiệm của chủ rừng chưa được chú trọng; chưa
thường xuyên tuần tra bảo vệ đất rừng tận gốc nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn
và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
- Năng lực chuyên môn của một số cán bộ kiểm lâm làm việc tại địa
bàn, cán bộ Bảo vệ rừng cịn yếu. Chính vì vậy, một số vụ vi phạm Luật Lâm

12


nghiệp chậm được phát hiện, khâu củng cố hồ sơ ban đầu thiếu chặt chẽ và
tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý chưa kịp thời.
- Công tác quản lý bảo vệ rừng có tổ chức triển khai, thực hiện nhưng
thiếu đồng bộ, khơng thường xun, có lúc có nơi cịn bng lỏng, thiếu kiểm
tra, thanh tra dẫn đến để xảy ra tình trạng sứ dụng đất rừng sai mục đích, khai
thác đất rừng và sang nhượng đất rừng trái pháp luật.
- Công tác xử lý vi phạm và tội phạm trên lĩnh vực lâm nghiệp, kể cả
việc xem xét xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân, người đứng đầu khi

có vi phạm hoặc gây hậu quả do thiếu trách nhiệm… có mặt chưa kiên quyết,
chưa đến nơi đến chốn nên tính răn đe, giáo dục phịng ngừa chung cịn hạn
chế.
c) Hậu quả của tình huống
- Từ vụ việc sử dụng đất rừng sai mục đích, khai thác khoáng sản, sang
nhượng đất rừng trái pháp luật của đương sự nếu không bị xử lý nghiêm minh
sẽ tạo ra tiền lệ tiếp theo của người dân ở các khu vực lân cận.
- Gây mất ổn định tình hình quy hoạch.
- Gây ảnh hưởng khơng tốt đến cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm
nghiệp.
- Tạo sự xem thường kỷ cương pháp luật Nhà nước của người dân địa
phương.
- Nếu xử lý khơng nghiêm minh, khơng hợp tình hợp lý và không phù
hợp với điều kiện thực tế ở địa phương thì rất dễ gây mất đồn kết trong cộng
đồng ấp, xóm, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn.

13


3. Đề xuất phương án giải quyết tình huống
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Hiện nay việc khai thác đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng, sang
nhượng đất rừng trái pháp luật là một trong những nguyên nhân chính phá vỡ
quy hoạch đất lâm nghiệp và rừng, ảnh hưởng đến cấu trúc môi trường sinh
thái rừng và làm mất sự cân bằng của hệ sinh thái, gây ô nhiễm mơi trường....
Do vậy căn cứ Luật Lâm nghiệp thì mọi đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi
xâm hại đến đất rừng, đến tài nguyên rừng … mà chưa được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật và đều bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
- Việc xử lý tình huống này cần phải phù hợp với tình hình thực tế tại

địa phương, không làm ảnh hưởng đến công tác dân vận về an ninh chính trị,
đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, ổn định an sinh xã hội, nhất là đối
với đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số dân trí thấp chưa ý thức được
về nghĩa vụ công dân đối với pháp luật.
- Khi xử lý vụ việc vi phạm cần xem xét rõ hành vi vi phạm, tính chất
và mức độ vi phạm để xử lý có tình có lý.
- Từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật của các hộ dân ở địa phương cho nên
công tác xử lý vụ việc cần gắn liền với công tác giáo dục, tuyên truyền và có
tính thuyết phục để người dân nhận thức được việc làm sai trái của mình từ đó
dần dần họ sẽ khắc phục và tham gia thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ
rừng và đất rừng nói riêng cũng như việc chấp hành tốt các chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung.
3.2. Cở sở giải quyết tình huống
a) Cơ sở pháp lý
14


* Khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2014NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai:
“1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nơng nghiệp khác thì hình
thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất
chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;
b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích
đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đến dưới 10 héc ta;
c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích
đất chuyển mục đích trái phép từ 10 héc ta trở lên.”
* Điều 33 Nghị định 102/2014NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của

các cơ quan khác: “Ngồi những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị
định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ
quan khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành
chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi
phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản
lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.”. Như vậy, lực lượng kiểm lâm cũng có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển mục đích sử
dụng đất rừng trái phép.

* Khoản 7, Khoản 8 Điều 9 Luật Lâm nghiệp quy định những hành vi bị
nghiêm cấm trong lĩnh vực lâm nghiệp
“7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài ngun khống sản, mơi trường
rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự
15


nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc
cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục
đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển
lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng,
thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về
tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.”
b) Quan điểm, đường lối giải quyết
Mọi hành vi vi phạm hành chính được phát hiện kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đều phải được khắc
phục theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải tiến hành nhanh chóng, cơng minh,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm, nhưng nếu các hành vi vi phạm nối tiếp nhau mà việc thực
hiện hành vi vi phạm sau là sự kế tục và hậu quả của hành vi vi phạm trước thì bị
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có mức phạt cao nhất.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
16


Phải giải quyết như thế nào cho khách quan, đúng pháp luật, có lý, có tình;
vừa mang tính giáo dục, phịng ngừa, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật, vừa mang tính khả thi, ổn định, lâu dài.
Tổ chức công tác tuyên tuyền vận động quần chúng trong việc chống chặt
phá rừng, muốn vậy các tổ chức đoàn thể của huyện, xã cần phối hợp tích cực và
chặt chẽ với các ngành, các cấp, các đơn vị liên quan tổ chức tiếp xúc trực tiếp
hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kịp thời tuyên truyền, vận
động các đối tượng vi phạm biết được hành vi vi phạm của mình và giúp người
dân hiểu về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích
lâu dài của tồn xã hội.
Tuy nhiên, khi giải quyết xử lý một vụ việc vi phạm hành chính phải dựa
trên cơ sở đúng người, đúng hành vi, đúng bản chất của vụ việc và phải hợp lý,
hợp tình, có vậy mới tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo sự công bằng
của mọi người trước pháp luật, để họ thấy được chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta là một nhà nước của dân, do dân và vì
dân

c) Kinh nghiệm giải quyết tình huống
Trong quá trình nghiên cứu xử lý tình huống trên, bản thân cũng đã tham
khảo cách giải quyết những tình huống tương tự của các Chi cục Kiểm lâm địa
phương như Đồng Nai, Bình Phước, rút ra được kinh nghiệm, vận dụng vào điều
kiện thực tế ở Bình Dương để đưa ra được phương án giải quyết kịp thời, hợp
tình, hợp lý và đúng quy định của pháp luật. Qua đó, bản thân tơi rút ra kinh
nghiệm trong xử lý tình huống như sau:
Một là, khi phát sinh một tình huống cụ thể trong việc xử lý vi phạm hành
chính về lâm nghiệp và các lĩnh vực có liên quan, cần phải nghiêm túc nghiên
cứu thật kỹ tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tình huống phát
17


sinh đó. Phân tích, đánh giá, xem xét, tìm và xác định rõ nguyên nhân chủ quan,
nguyên nhân khách dẫn đến tình huống vi phạm hành chính phát sinh; Hậu quả
của hành vi phạm để định ra cách thức tiến hành các bước xử lý tiếp theo đúng
trình tự, tuân thủ pháp luật.
Hai là, trên cơ sở nắm vững văn bản quy phạm pháp luật liên quan, các
biện pháp chế tài, cần đưa ra càng nhiều phương án giải quyết càng tốt trên cơ sở
thực tại khách quan vụ việc và tuân thủ pháp luật nhằm cân nhắc lựa chọn ra một
phương án tối ưu nhất để giải quyết tình huống đảm bảo khả năng thực thi pháp
luật, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của đối tượng vi phạm. Đảm bảo
tính hợp pháp, hợp lệ, cơng bằng, bình đẳng và minh bạch.
Ba là, trong quá trình lập hồ sơ vi phạm và tham mưu ra quyết định xử lý
vi phạm hành chính, cần phải lựa chọn bố trí cán bộ, cơng chức đủ trình độ kiến
thức chun môn, kinh nghiệm thực tiễn, năng lực trong xử lý vi phạm hành
chính về lâm nghiệp và các lĩnh vực có liên quan.
Năm là, chú trọng đến cơng tác phúc tập hồ sơ vi phạm hành chính về hải
quan nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung, đảm bảo việc xử lý chặt chẽ,
khách quan, đúng đối tượng, đúng hành vi, đúng luật. Góp phần nâng cao hiệu

quả cơng tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và đất đai.
3.3. Đề xuất phương án xử lý tình huống
3.3.1. Phương án 1: Xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật để
làm gương cho mọi người.
- Theo quy định tại khoản 7, 8 - Điều 9 Luật Lâm nghiệp quy định các
hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
- Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐCP quy định về quyền và trách nhiệm của bên khoán
18


- Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐCP quy định về quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán
“a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra,
giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những vi phạm về khoán.”
* Từ các căn cứ trên đề xuất biện pháp xử lý như sau:
+ Đề xuất Hạt Trưởng Hạt kiểm lâm xem xét và ban hành văn bản đề
nghị Cấp có thẩm quyền xử lý đối với trường hợp hộ gia đình nhận giao khốn
đất rừng sản xuất để trồng rừng nhưng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất
rừng sang trồng cây có múi; khai thác khốn sản trái phép; sang nhượng đất
giao khốn khơng qua cơ quan có thẩm quyền là đã vi phạm hợp đồng khoán,
bên giao khốn có quyền hủy hợp đồng khốn đối với hộ gia đình Ơng Trần
Văn Chiến và Ơng Trần Văn Vinh; và không công nhận quyền và nghĩa vụ
liên quan của Ông Đoàn Văn Vinh và Bà Trần Thị Út.
Nếu thực hiện phương án này:
* Ưu điểm:
- Pháp luật Nhà nước được đảm bảo thực hiện nghiêm minh.(cụ thể là
luật Luật Lâm nghiệp)
- Góp phần tăng cường các biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng xâm
hại đến tài nguyên rừng .
* Nhược điểm:

- Việc thi hành quyết định hủy hợp đồng khốn đối với hộ gia đình Ơng
Trần Văn Chiến và Ơng Trần Văn Vinh; và khơng cơng nhận quyền và nghĩa
vụ liên quan của Ơng Đồn Văn Vinh và Bà Trần Thị Út có tính thực thi
khơng cao vì đương sự là hộ nhận khoán từ Ban Quản lý rừng Tân Uyên
19


không phải là chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp; vấn đề này gây
khơng ít khó khăn cho cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử lý
theo quy định của pháp luật vì Ban Quản lý rừng Tân Uyên đã bị giải thể, đến
thời điểm các đượng sự có hành vi vi phạm đối với đất rừng thì Chủ thể Quản
lý đất rừng (Chủ rừng) chưa được thành lập để tiếp quản phần đất lâm nghiệp
của Ban Quản lý rừng Tân Uyên mà hiện nay tạm giao cho Hạt Kiểm lâm Tân
Uyên – Phú Giáo tạm thời quản lý đất lâm nghiệp theo hồ sơ trước đây của
Ban Quản lý rừng Tân Uyên. Do đó việc xây dựng phương án, kế hoạch sử
dụng đất đối với phần đất quy hoạch lâm nghiệp là khơng có. Và phương án
xử lý các hợp đồng nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo quy định phá luật
hiện hành là chưa được thực hiện cũng như chưa được cấp thầm quyền phê
duyệt chỉ đạo. Nên khó cho lực lượng Kiểm lâm trong tham mưu xử lý đối với
các hành vi vi phạm trên đất lâm nghiệp.
3.3.2. Phương án 2:
Để khắc phục những nhược điểm của phương án 1, theo tơi có thể xử lý
tình huống trên như sau:
a. Phịng Tài nguyên & Môi trường Bắc Tân Uyên
Quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày
10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Mức phạt tiển từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Các tình tiết tăng nặng: Khơng
Các tình tiết giảm nhẹ: Khơng
Bị áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như

sau:
- Hình thức phạt chính: Phạt tiền, với mức phạt: 7.500.000 đồng
20


- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Áp dụng điểm a, khoản 3, điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày
10/11/2014 của Chính phủ: Buộc Bà Trần Thị Út khơi phục lại tình trạng ban đầu
của đất như trước khi vi phạm đối với phần diện tích 8.643,7 m 2 thuộc thửa đất
số 74 tờ bản đồ số 39 tại xã Lạc An.
Thời hạn khắc phục hậu quả 30 ngày, kể từ ngày nhận Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Mọi chi phí tổ chức thi hành biện phá khắc phục hậu quả do bà Trần Thị
Út chi trả.
b. Chi cục Thuế Tân Uyên đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với
đương sự Bà Trần Thị Út sinh năm 1959, HKTT: KP 4, Phường Uyên Hưng,
Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Về hành vi khai thác đất khơng đóng thuế.
c. Cơng An huyện Bắc Tân Uyên đã lập biên bản vi phạm hành chính đối
với đương sự Bà Trần Thị Út sinh năm 1959, HKTT: KP 4, Phường Uyên
Hưng, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Về hành vi vận chuyển khống sản
khơng phép.
d. Hạt Kiểm lâm Tân Uyên – Phú Giáo: Ban hành văn bản trình cấp thẩm
quyền xin ý kiến tỉnh giao diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của Ban Quản lý
rừng Tân Uyên trước đây về cho UBND huyện Bắc Tân Uyên quản lý và lập
thủ tục cho thuê đất rừng sản xuất đối với các hộ gia đình là chủ rừng nhóm 1.
Sau khi có chủ trương phê duyệt của cấp có thẩm quyền Hạt Kiểm lâm sẽ phối
hợp các ngành liên quant ham mưu UBND huyện xây dựng phương án sử dụng
đất đối với tồn bộ phần diện tích quy hoạch lâm nghiệp này để có cơ sở quản
lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định pháp luật.


21


×