Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐỀ án MÔN HỌC KINH TẾ đầu TƯ đề tài tình hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 66 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA: KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài: Tình

hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2015-2021

Họ và tên sinh viên:
Msv:
Lớp chuyên ngành:
Lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thu Huyền
11192480
Kinh tế Đầu tư 61C
Đề án môn học – Kinh tế Đầu tư
TS. Hoàng Thị Thu Hà

HÀ NỘI - 2022


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC


A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
B.NỘI DUNG............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN KIỀU HỐI...............................5
1.1. Tổng quan về nguồn kiều hối..................................................................5
1.1.1. Khái niệm kiều hối...............................................................................5
1.1.2. Vai trò của kiều hối..............................................................................6
1.1.2.1. Vai trò của kiều hối đối với nền kinh tế............................................6
1.1.2.2. Vai trò của kiều hối đối với địa phương..........................................11
1.1.3. Đối tượng chính của nguồn kiều hối..................................................13
1.1.4. Các dịng kiều hối..............................................................................14
1.1.4.1. Theo phương thức chuyển tiền.......................................................14
1.1.4.2. Theo nguồn gốc của nguồn tiền kiều hối........................................15
1.2. Một số quy định của Pháp luật về nguồn kiều hối..............................16
1.2.1. Nguồn gốc của hoạt động chuyển tiền kiều hối.................................16
1.2.2. Điều kiện chuyển tiền kiều hối...........................................................16
1.2.3. Cách thức chuyển tiền kiều hối..........................................................17
1.3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng kiều hối và bài học cho Việt Nam
18
1.3.1. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng kiều hối ở Trung Quốc...................18
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng
kiều hối...........................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KIỀU
HỐI TẠI TỈNH NGHỆ AN................................................................................22
2.1. Khái quát các đặc điêm tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An.....22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế.....................................................................22
2.1.2. Đặc điểm xã hội....................................................................................23

1



lOMoARcPSD|9242611

2.2. Sự cần thiết của việc thu hút kiều hối vào tỉnh......................................24
2.3. Thực trạng thu hút nguồn kiều hối tại Nghệ An...................................25
2.4. Thực trạng sử dụng nguồn kiều hối tại Nghệ An...................................31
2.5. Tác động của kiều hối đến phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An...........34
2.6. Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh
Nghệ An….........................................................................................................39
2.6.1. Thành tựu thu hút và sử dụng nguồn kiều hối......................................39
2.6.2. Hạn chế gặp phải trong thu hút và sử dụng nguồn kiều hối.................42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
NGUỒN KIỀU HỐI TẠI TỈNH NGHỆ AN.....................................................45
3.1. Định hướng phát triển tỉnh Nghệ An......................................................45
3.2. Giải pháp thu hút và sử dụng nguồn kiều hối của tỉnh Nghệ An.........47
3.2.1. Thu hút nguồn kiều hối.........................................................................47
3.2.2. Sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối.........................................................48
3.3. Một số kiến nghị Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng nhà
nước trong việc thu hút và sử dụng nguồn kiều hối.....................................50
3.3.1. Kiến nghị nhằm thu hút nguồn kiều hối...............................................50
3.3.1.1. Về Đảng, Nhà nước và Chính phủ..................................................50
3.3.1.2. Về phía Ngân hàng.........................................................................54
3.3.2. Kiến nghị về việc sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối.............................55
3.3.2.1. Về phía Đảng, Nhà nước và Chính phủ..........................................55
3.3.2.2 Về phía Ngân hàng..........................................................................58
C. KẾT LUẬN........................................................................................................60
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................61

2



lOMoARcPSD|9242611

A. LỜI MỞ ĐẦU
1.Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Để đất nước ngày càng lớn mạnh, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong những năm qua nhằm thu hút vốn đầu
tư tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc phát triển kinh tế trong quá trình phát
triển kinh tế của cả nước không thể thiếu nguồn kiều hối.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cịn nhiều sự bất ổn, chịu nhiều khó
khăn bởi đại dịch Covid – 19, đã phần nào tác động tiêu cực tới nền kinh tế nước
ta; cùng lúc đó tình hình kinh tế trong nước cịn gặp nhiều khó khăn do lạm phát,
suy thối; những tác động khác như thiên tai, dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh
Nghệ An. Ngồi ra, trong q trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì việc thu hút
và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề mà quốc gia cũng như các tỉnh, thành phố
cần chú trọng quan tâm . Để vượt qua những khó khăn đó, tỉnh Nghệ An cần có
những nguồn lực phù hợp góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh nhà.
Kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội,
giúp tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho cơng nhân, người lao động,…Vì
thế, để đảm bảo nền kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An được ổn định và phát triển
mạnh mẽ hơn, đảm bảo đời sống người dân tốt hơn thì việc thu hút và sử dụng
nguồn kiều hối một cách hiệu quả cũng rất cần thiết và quan trọng.
Bên cạnh rất nhiều thuận lợi thì hiện nay vẫn cịn tồn tại một số khó khăn và hạn
chế trong q trình thu hút nguồn kiều hối như việc phải đối mặt với đại dịch
Covid-19, tổng hợp khoản tiền kiều hối hàng năm của tỉnh đang gặp khó khăn,...
Thế nên, tơi đã quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình thu hút và sử dụng
nguồn kiều hối tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2021” để nghiên cứu. Mục
tiêu của đề tài này chính là nghiên cứu và đánh giá tình hình thu hút và sử dụng
nguồn kiều hối tại tỉnh Nghệ An từ năm 2016 đến năm 2021. Từ đó đưa ra được
những bài học, giải pháp phù hợp để khắc phục và cải thiện những hạn chế mà

tỉnh gặp phải đồng thời phát huy được những điểm mạnh mà tỉnh đạt được nhằm
tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối giúp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề kiều hối tại Nghệ An

3


lOMoARcPSD|9242611

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối
tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2021

3. Bố cục bài viết
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, bài biết gồm 3 chương;
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn kiều hối
- Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh Nghệ An
- Chương 3: Giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối tại tỉnh
Nghệ
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng
viên hướng dẫn - TS. Hoàng Thị Thu Hà đã giúp đỡ em nhiều. Mặc dù đã cố
gắng, nỗ lực nhiều trong quá trình làm đề án song do kiến thức, kinh nghiệm và
năng lực còn hạn chế nên đề án này vẫn sẽ khơng tránh khỏi được những thiếu
sót, em mong rằng cơ sẽ góp ý và nhận xét để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô.

4


lOMoARcPSD|9242611


B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN KIỀU HỐI
1.1. Tổng quan về nguồn kiều hối
1.1.1. Khái niệm kiều hối
Từ lúc bắt đầu xuất hiện đến nay, có rất nhiều các hiểu về khái niệm nguồn kiều
hối.
Kiều hối – tên tiếng Anh: Remittances hay International Remittance, là sự di
chuyển tiền bạc từ những người đang sống và làm việc ở nước ngoài về người
thân của họ ở quê hương. Theo định nghĩa của tổ chức World Bank (WB) cho
biết: “Kiều hối là các khoản tiền từ nước ngồi có nguồn gốc là thu nhập của
người lao động và dân di cư ở nước ngồi”.
Theo góc độ cung – cầu sẽ có nhiều định nghĩa. Xét theo góc độ của người gửi
kiều hối (bên cung), Puri và Rizetma (1999) cho rằng, kiều hối chính là một
phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài chuyển về quốc gia quê hương
của họ. Với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – 2009a) – theo góc độ của kên chuyển tiền
(bên trung gian) định nghĩa, kiều hối ở phạm vi rộng hơn khi thể hiện các khoản
chuyển tiền một chiều xuyên biên giới được chuyển qua các kênh chính thức
hoặc phi chính thức. Cịn xét trên góc độ người nhận (bên cầu), IMF (2009b)
định nghĩa: kiều hối thể hiện thu nhập của hộ gia đình của một quốc gia có từ các
nền kinh tế nước ngoài.
Và Hiện nay Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã tóm gọn lại rằng "Kiều hối là hàng hố
và các cơng cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài hơn
một năm chuyển về đất nước của họ".
Ngoài ra ở Việt nam, theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 có giải
thích về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển
vào Việt Nam theo các hình thức sau:
- Chuyển ngoại tệ thơng qua các tổ chức tín dụng được phép.
- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu
chính quốc tế.


5


lOMoARcPSD|9242611

- Cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt
Nam phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài
gửi về cho người thụ hưởng ở trong nước”.
Kiều hối được hiểu là ngoại hối hay số tiền ngoại tệ do người có nguồn gốc dân
tộc của một nước đang cư trú và làm việc tại nước ngồi gửi về cho gia đình,
người thân, bạn bè hay đối tác trong nước đó.
Khoản tiền mà người gửi về nước ngoại hối được coi là kiều hối, người đó có thể
có hoặc khơng mang quốc tịch nhưng mà phải có nguồn gốc dân tộc với nước
tiếp nhận nguồn ngoại hối đó. Kiều hối gồm nhiều loại tài sản, các loại giấy tờ có
giá trị như tiền nước ngồi, vàng tiêu chuẩn quốc tế.... Số lượng ngoại hối mà
người Việt Nam sống ở nước ngoài gửi về nước được Pháp luật Việt Nam quy
định là không hạn chế và được miễn thuế.

1.1.2. Vai trò của kiều hối
1.1.2.1. Vai trò của kiều hối đối với nền kinh tế
Ngồi việc tìm hiểu khái niệm kiều hồi là gì, thì cũng cần biết được tầm quan
trọng của kiều hối. Đây chính là khoản tiền rất quan trọng với nhiều quốc gia.
Những lợi ích tích cực mà lượng kiều hối mang lại, nhất là với các nước đang
phát triển; nó đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói
chung. Dịng tiền này đổ về các quốc gia nhận kiều hối sẽ ngày càng nhiều. Điều
này góp phần nâng cao chất lượng sống, cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo…
Ngồi ra, nó cịn mang đến những lợi ích như sau:
Kiều hối có vai trị tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế đất nước, giúp giảm bớt
sự mất cân đối trong cán cân thanh tốn. Và, từ đó chúng làm cải thiện dự trữ

ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá,…
Kiều hối có tác dụng cân bằng vãng lai, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia và làm
giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngồi. Trong đó, cũng có giảm thiểu
sức ép tỷ giá của đồng đô la Mỹ.

6


lOMoARcPSD|9242611

Kiều hối phát triển giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân bằng cách đầu
tư, kinh doanh của việt kiều. Đồng thời, chúng góp phần cải thiện ngân sách cho
nhà ở, y tế, giáo dục, ổn định đời sống người dân.
Những vai trò của kiều hối được chia rõ thành những vai trò sau:
Thứ nhất, Kiều hối là một nguồn thu nhập của hộ gia đình, góp phần xóa đói
giảm nghèo, giúp tăng trưởng kinh tế.
Kiều hối là một nguồn thu nhập của hộ gia đình, giúp duy trì cuộc sống hàng
ngày và nâng cao mức sống của người nhận kiều hối: Nhiều khảo sát và những
nghiên cứu thực nghiệm đều có kết luận giống nhau về các hạng mục chi tiêu từ
nguồn kiều hối, được xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Chi trả chi phí cho cuộc sống hàng ngày, cụ thể là cho các loại hàng hóa tiêu
dùng để nâng cao mức sống.
- Chi trả chi phí liên quan đến sức khỏe và giáo dục;
- Hỗ trợ hoặc mua nhà đất, trang trại để sản xuất;
- Chi cho các hoạt động mang tính văn hóa, xã hội: sinh nhật, ma chay, cưới
hỏi;
- Trả nợ các khoản vay liên quan tới hoạt động xuất khẩu lao động.
- Tiết kiệm và đầu tư vào các hoạt động khởi nghiệp sau này khi kiều dân trở
về.
Bản chất của việc di cư hay xuất khẩu lao động là người lao động mong muốn có

mức thu nhập cao hơn ở trong nước. Nên một tỷ trọng lớn của kiều hối được coi
là nhân tố trực tiếp tác động tới thu nhập khả dụng của hộ gia đình nhận kiều hối.
Mức sống của hộ gia đình càng thấp, lượng kiều hối nhận về sẽ được coi có giá
trị tuyệt đối tương đối lớn so với mức thu nhập.
Kiều hối giúp xóa đói giảm nghèo. Kiều hối vốn dĩ cũng là khoản thu nhập trực
tiếp của đa số người lao động ở nước đang phát triển, nước đói nghèo, nên nó có
tác động hỗ trợ gia đình thốt nghèo. Dịng kiều hối cịn có tác dụng gián tiếp
xóa giảm đói nghèo thông qua việc phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng
kinh tế, là hai kênh quan trọng thoát nghèo. Nghiên cứu của Taylor và các cộng
sự (2005) cho vùng nông thôn của Mexico với dữ liệu được khảo sát năm 2002
cho thấy mối quan hệ giữa kiều hối và khoảng cách đói nghèo là ngược chiều
7


lOMoARcPSD|9242611

trong dài hạn. Trong dài hạn, kiều hối là dòng vốn giúp tích lũy các tài sản sinh
lời, làm tăng sức sản xuất trong nơng nghiệp, giảm đói nghèo.
Kiều hối giúp tăng trưởng kinh tế thơng qua mơ hình số nhân chi tiêu: Theo mơ
hình số nhân chi tiêu, một đơ la nhận được từ kiều hối hộ gia đình thêm sẽ thúc
đẩy thị trường bán lẻ, tăng thêm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm (Dillip Ratha, 2005). Điều đáng nói
là, nguồn kiều hối dành cho chi tiêu là nguồn tương đối ổn định, tức là có một
lượng chi tiêu thường xuyên tác động lên tổng cầu. Điều này đặc biệt đúng với
những quốc gia có thu nhập thấp, nơi mà nhiều gia đình sinh sống dựa vào
nguồn kiều hối gửi từ nước ngoài về và họ có mức sống gần như nghèo khổ, chỉ
đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu nhất. Thêm vào nữa, khi thu nhập của
hộ gia đình tăng, nhu cầu chi tiêu tăng, tạo ra nhu cầu về nhiều loại hàng hóa,
nhiều ngành nghề sản xuất ra đời, tạo nên sự thay đổi diện mạo mới cho địa
phương.

Thứ hai, kiều hối là một nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế.
Mặc dù khơng phải là nguồn vốn chính thức thể hiện trên cán cân tài chính, so
với các dịng vốn khác, dịng kiều hối ít chịu tác động bởi bất ổn vĩ mô hay tỷ
suất sinh lời, ngay cả khi dòng vốn được coi là ổn định như FDI, ODA giảm, đầu
tư tư nhân tháo lui, thì dịng kiều hối vẫn ổn định, thậm chí có xu hướng tăng
(Dilip Ratha, 2007). Kiều hối càng là nguồn ngoại tệ quan trọng với những nước
đang phát triển, nơi mà nguồn ngoại tệ khan hiếm, thị trường tài chính chưa phát
triển, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng bị hạn chế.

8


lOMoARcPSD|9242611

Đồ thị: Kiều hối và các dòng vốn đầu tư khác ở các nước đang phát triển (Theo
nguồn UNCTAD)
Dòng kiều hối được coi là một bộ phận trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế
qua các kênh: làm tăng tích lũy vốn (qua đó tăng khả năng tiếp cận cơng nghệ,
quyết định tới vị trí đường giới hạn khả năng sản xuất tại mỗi mức vốn nhất
định); làm thay đổi phân bổ nguồn lực vốn mới. Bên cạnh đó, kiều hối cũng gián
tiếp là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực như: dòng kiều hối giành
cho chi tiêu phát triển giáo dục, y tế, sức khỏe; kiều hối làm giảm khoảng cách
giàu nghèo trong xã hội, tăng thu nhập tính theo đầu người. Nhìn chung, kiều hối
thực hiện vai trò tăng trưởng vốn đầu tư cả chất và lượng.
Thứ ba, di dân và kiều hối giúp thay đổi tư duy của lực lượng sản xuất.
Bên cạnh nguồn thu nhập tương đối ở nước ngoài, những người dân đi lao động
ở nước ngồi có cơ hội tiếp cận phương thức sản xuất mới, tích lũy được vốn,
được đào tạo nghề, có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và kỷ luật lao động khi
quay trở lại đất nước. Đây được coi là những nhân tố quan trọng thay đổi lực
lượng sản xuất trong nước. Với nguồn kiều hối thu hút vào trong nước, giúp

quốc gia nhận kiều hối dần chuyển từ chiến lược phát triển kinh tế dựa vào lao
động sang chiến lược phát triển kinh tế dựa vào vốn. Trong dài hạn, chất lượng
nguồn lao động thay đổi, tạo ra cơ hội cho thế hệ sau tiếp cận các cơng việc địi
hỏi kỹ năng nhiều hơn với mức lương cao hơn (Hoddinott và Francis, 1993), góp
phần dịch chuyển cơ cấu sản xuất và lao động trong nền kinh tế.
Thứ tư, kiều hối góp phần hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế.
Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước: Hoạt động di dân và xuất khẩu lao
động từ nước kém phát triển sang nước phát triển tạo điều kiện cho dịng hàng
hóa và dịch vụ đi kèm phục vụ hai đối tượng người cư trú và người khơng cư trú.
Có thể thấy đơn giản nhất về hàng loạt các dịch vụ kéo theo phục vụ cho nhu cầu
liên lạc, từ đi lại, thăm viếng, các phương tiện liên lạc… làm phát triển các dịch
vụ du lịch, bưu chính viễn thơng ở các nước. Các dịch vụ ăn theo như các
chuyến đi du lịch, giải trí, tư vấn bất động sản, quà tặng… cũng tăng vọt. Những
chuyến thăm viếng, du lịch thường là dài ngày, kèm theo nhu cầu chi tiêu trong

9


lOMoARcPSD|9242611

nước, thường là do kiều dân và người lao động ở nước ngoài chi trả, là một
nguồn thu lớn trong cán cân dịch vụ ở các nước đang phát triển.
Kiều hối góp phần bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai: Với quốc gia có cán cân
thương mại thâm hụt, vốn đầu tư nước ngoài khan hiếm và nguồn viện trợ nước
ngồi hạn chế, trong tình huống đó, kiều hối trở thành khoản thu bù đắp trực tiếp
thâm hụt cán cân. Cần chú ý là, kiều hối với tư cách biến ngoại sinh, khơng phụ
thuộc vào tình hình kinh tế trong nước, không phải trả lãi suất, nên sẽ là nguồn
tương đối ổn định hỗ trợ cán cân thanh toán (Buch et al., 2002; Buch and
Kuckulenz, 2004).
Kiều hối góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia ở các nước đang phát

triển: dữ liệu thống kê của các nước khơng hề chỉ ra kiều hối đóng góp tỷ lệ bao
nhiêu vào dự trữ ngoại hối. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là, ở các
nước đang phát triển, dòng kiều hối được chuyển về theo mùa vụ (dịp cuối năm,
Giáng sinh…) và NHTW các nước thường có chính sách can thiệp mua lượng
ngoại tệ này vào để tăng dự trữ ngoại hối.
Thứ năm, kiều hối và sự phát triển của thị trường tài chính.
Kiều hối tạo nên nhu cầu cho các dịch vụ, sản phẩm mới của hệ thống tài chính:
hoạt động chuyển tiền và nhận tiền giữa các quốc gia đã kéo theo sự ra đời và
phát triển của các dịch vụ ngân hàng khác. Các ngân hàng cũng có xu hướng cấp
tín dụng nhiều hơn cho những người luôn được nhận kiều hối với giá trị lớn. Bên
cạnh đó, người nhận kiều hối có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính
khác như các công ty bảo hiểm mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm tài chính khác thu hút nguồn phí từ người nhận tiền. Hoặc
với số tiền sẵn có, người gửi tiền có thể tự mình đầu tư hoặc đầu tư thơng qua
hình thức quỹ ủy thác đầu tư. Các dịch vụ tài chính góp phần mở rộng và phát
triển thị trường tài chính trong nước. Người dân ở các nước nghèo, không hoặc
hiếm khi tiếp cận với dịch vụ tài chính, nay đã trở thành đối tượng được phục vụ
và hưởng lợi từ các tổ chức tài chính.
Kiều hối góp phần phát triển thị trường tài chính và quy mơ của hệ thống ngân
hàng trong nước: tiền tiết kiệm từ kiều hối sẽ được chuyển qua những chủ thể

10


lOMoARcPSD|9242611

thiếu vốn trong nền kinh tế. Kiều hối làm tăng giá trị của vốn huy động của hệ
thống ngân hàng, phát triển thị trường vốn địa phương.

Thứ sáu, tác động của kiều hối lên thị trường bất động sản.

Kiều hối là nguồn tiền giúp cho người lao động nâng cao điều kiện ăn ở của
kiều dân: Với những quốc gia mà xuất khẩu lao động hoặc di dân chiếm hơn
10% dân số, lý do duy nhất người ta rời bỏ đất nước là kiếm tìm cuộc sống tốt
hơn ở những nước thiếu hụt lao động. Nhu cầu thành lập doanh nghiệp và tham
gia các dự án kinh tế không được xếp trong thứ tự ưu tiên của người lao động, có
lẽ do bản thân người lao động sinh ra khơng phải để làm ơng chủ, mà những gì
họ mong muốn chỉ là đáp ứng ba nhu cầu đơn giản, cơ bản nhất của loài người là
ăn, mặc, ở. ới nỗ lực tự giúp mình, kiều hối giúp cho người lao động và gia đình
họ có cuộc sống của họ tiện nghi hơn, nhất là khi đất nước họ sinh sống chưa có
chính sách hoặc khơng thể có các khoản chi tiêu cơng xây dựng nhà cho những
người có thu nhập thấp hoặc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng đói nghèo.
Kiều hối trở thành nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực nhà ở: Kiều hối cũng có thể
trở thành nguồn tiền đầu tư dưới hình thức tiền gửi ngân hàng, ngân hàng lại sử
dụng vốn huy động cho vay các dự án xây dựng nhà ở. Hoặc hộ gia đình có thể
trực tiếp mua cổ phiếu của các cơng ty xây dựng nhà ở, làm tăng cung quỹ cho
vay, tăng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nhà ở. Nguồn vốn đầu tư tăng thêm có
tác dụng giảm lãi suất cho vay với các dự án xây dựng nhà ở, chi phí mua hoặc
thuê nhà trở nên rẻ hơn, tăng số lượng nhà ở được cung cấp trên thị trường.

1.1.2.2. Vai trò của kiều hối đối với địa phương.
Trong những năm gần đây, kiều hối đã trở thành một hiện tượng được tài chính
quốc tế cũng như các địa phương quan tâm. Trong nhiều thập kỷ qua, những
người di cư thuộc các nước đang phát triển vẫn gửi tiền về gia đình nhưng số
lượng tiền gửi về đã và đang tăng nhanh chóng, ngày càng khẳng định vai trị
quan trọng của kiều bào đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tại
các địa phương, cùng với luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn

11

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

ODA, dịng ngoại tệ thu được từ kiều hối có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng.
Lúc dịng kiều hối được gửi về nước thì sẽ gửi tới các địa phương mà có người
thân của những kiều bào đó, và gần đây dịng kiều hối vào các địa phương khơng
ngừng gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với GDP. Nhờ đó, chúng
góp phần làm bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, nâng cao mức sống người
dân và xóa đói giảm nghèo hiệu quả tại các địa phương gặp khó khăn.
Hiện nay, ngồi kiều hối thì cũng có những hình thức chuyển tiền đa dạng khác
từ nước ngoài về nước nhận. Chẳng hạn như: các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI) hay viện trợ,…. Song, thực tế, tất cả chúng ta đều thấy được rằng
kiều hối là một nguồn ngoại tệ có tính ổn định nhất.
Với vai trị tăng tích lũy vốn, kiều hối trực tiếp tác động tới nguồn vốn tích lũy
của địa phương; làm giảm chi phí vốn vì nguồn cung quỹ cho vay từ nguồn kiều
hối tăng lên, góp phần ổn định mức lãi suất cho vay và giảm thiểu bất ổn kinh tế
do thiếu hụt vốn đầu tư trong nước. Các nền kinh tế mới nổi sử dụng kiều hối
như là khoản thế chấp đối với các khoản vay trên thị trường vốn quốc tế theo
những điều khoản thuận lợi hơn so với trường hợp những nơi không thu hút
được kiều hối.
Thứ nhất là vai trò trong kinh tế vĩ mô. Thông thường với các địa phương bị
thiếu ngoại tệ, thâm thủng cán cân thương mại, và nếu nhìn rộng ra là cán cân
thanh toán quốc tế. Kiều hối đã bù đắp cho thiếu hụt này, bù đắp cho sự căng
thẳng trên thị trường ngoại hối, và làm lành mạnh hơn cán cân thanh toán quốc
tế. Như vậy kiều có vai trị trong ổn định kinh tế vĩ mơ.
Vai trị thứ hai là ở mức độ vi mơ, cho hộ gia đình. Kiều hối có hai mơ típ cơ
bản: Thứ nhất là mơ típ tình thương, gửi về để hỗ trợ cho gia đình giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống; Mơ típ thứ hai là để đầu tư. Đầu tư hiểu theo

nghĩa hẹp là đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hay đầu tư tài chính. Cịn theo
nghĩa rộng là đầu tư vào phát triển con người, như chăm sóc sức khoẻ, học hành.
Tuy nhiên, kiều hối cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực. Khi các dịng tiền vào một
số địa phương đã nhiều rồi, qua ODA, đầu tư thương mại, rồi xuất khẩu, thì khi
đó kiều hối góp phần gây ra trạng thái khơng tốt, gây ra cơn sốt bất động sản,
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

chứng khoán, làm tăng áp lực tăng giá đồng tiền, và như vậy giảm sức cạnh tranh
xuất khẩu của đất nước.
Có một vài thời gian, kiều hối mang tính đầu cơ nhiều, bởi vì nó khơng tập trung
vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản, góp
phần tạo ra cơn sốt thái quá trong hai lĩnh vực này, đồng thời gây áp lực lạm phát
cho nền kinh tế.

1.1.3. Đối tượng chính của nguồn kiều hối
Theo Ngân hàng Thế giới (WB): “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ
nước ngồi có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước
ngồi, được thể hiện trong cán cân thanh tốn quốc tế là khoản chuyển tiền
(ròng)”. Còn trên thực tế, khái quát lại có thể kể ra nguồn kiều hối từ 4 đối tượng
chính người dân của một nước khi ở nước ngoài.
Một là, thế hệ kiều bào lớn tuổi.
Đấy là những người dân của một đất nước đã có tuổi, định cư ở nước ngoài thời
gian rất dài và thường xuyên gửi hiện vật và tiền về quê hương của họ, nhằm hỗ
trợ cải thiện đời sống của người thân. Nhìn chung nguồn kiều hối này ở các nước
hầu như không lớn, số lượng người tăng lên không nhiều.

Hai là, thế hệ kiều bào trẻ tuổi.
Những người dân trẻ tuổi hơn ra đi nước ngoài, nhiều người thành đạt, kinh
doanh hiệu quả, có việc làm ổn định, chịu khó làm ăn… có thu nhập khá. Nguồn
kiều hối của những người này gửi về có tính chất giúp người thân không nhiều
và không thường xuyên. Song số tiền mà những người này gửi về có tính chất
đầu tư trong nước thì lại khá lớn và phụ thuộc vào việc điều hành chính sách tiền
tệ (như: chính sách lãi suất, điều hành tỷ giá, các quy định về quản lý ngoại hối),
chính sách tài chính (như: thuế thu nhập cá nhân, thuế các khoản tiền gửi), sự
phát triển của thị trường chứng khốn, tiến trình cổ phần hóa, quy mơ phát triển
thị trường bất động sản… ở trong nước. Nhiều khoản tiền của những người này
đã được chuyển về nước để gửi ngân hàng hưởng lãi cao, do chênh lệch lớn so
với gửi tại nước ngoài.
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Thứ ba, người dân sinh sống và làm ăn ở nước ngoài.
Đây là những người đi xuất khẩu lao động, đi làm việc trước đây và ở lại nước
ngoài sinh sống, làm ăn. Họ vẫn thường xuyên gửi tiền về nước nhưng với mục
đích trợ giúp người thân khơng nhiều mà tính chất đầu tư, trả nợ, di chuyển tài
sản, kinh doanh có xu hướng tăng lên và nổi trội hơn. Dòng tiền này một mặt
phụ thuộc vào thu nhập, vào kết quả kinh doanh, môi trường đầu tư, môi trường
sinh sống của họ ở nước ngoài; mặt khác phụ thuộc vào điều hành chính sách tài
chính, chính sách tiền tệ và diễn biến thị trường ngoại tệ, thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản ở quê hương của họ.
Thứ tư, người đi xuất khẩu lao động và làm việc ở nước ngoài.
Đây là những người đi xuất khẩu lao động theo các hợp đồng của các công ty

xuất khẩu lao động và tự ký hợp đồng với các doanh nghiệp nước ngoài, người
tự đi làm việc ở nước ngoài hay hết hạn hợp đồng trốn lại nước sở tại để tiếp tục
làm việc. và hiện nay, những nguồn tiền của những người dân ở nước ngồi
thuộc nhóm này chuyển về nước lớn nhất và đang có xu hướng tăng cao.

1.1.4. Các dòng kiều hối
Về việc phân loại nguồn kiều hối, tùy theo những căn cứ khác nhau sẽ chia thành
các loại dịng kiều hối khác nhau. Theo tìm hiểu có 2 cơ sở để phân chia dịng
kiều hối, đó là: theo phương thức chuyển tiền và theo nguồn gốc của nguồn kiều.
1.1.4.1. Theo phương thức chuyển tiền
Dựa vào phương thức chuyển tiền, nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia
có thể được phân chia thành 2 loại sau:
a) Kiều hối chuyển theo kênh chính thức:
Là lượng kiều hối được chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế
được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính mà do chính quốc tế và các cá nhân
thay mặt kiều bào mang theo một khoản ngoại tệ ở nước ngồi có khai báo với
Hải Quan cửa khẩu số ngoại tệ mang đó từ nước ngoài và được gửi về cho người
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

thụ hưởng ở trong nước. Ngày nay, phương thức chuyển tiền theo kênh chính
thức đã được phổ biến rộng rãi.
Phương thức này mang về nhiều ưu điểm và đặc biệt nhất là độ nhanh chóng và
an tồn. Khoản tiền mà người thụ hưởng được nhận ngay mà không cần phải chờ
lâu. Như trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay ở các đại lý

đặt tại Ngân hàng của các tổ chức chuyển tiền nhanh - công ty kiều hối thì bên
người nhận sẽ được nhận ngay sau khi được chuyển tiền.
Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm đó thì phương thức này cũng có những hạn chế
riêng. Đó là vẫn có rất nhiều kiều bào cịn e ngại vì việc phải chứng minh tính
pháp lý của khoản tiền đó. Thêm vào đó là phí dịch vụ của Ngân hàng cũng khá
cao, giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra lại cao hơn so với thị trường tự do. Khơng
những vậy mà phương thức này cịn phải xuất trình nhiều giấy tờ khiến cho việc
chuyển tiền khá là phức tạp.
b) Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức:
Đây là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào
quốc gia đó, khơng cần phải khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hay hệ thống ngân
hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ mà là
qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân. Đây là một phương thức
chuyển tiền đơn giản, chỉ cần gọi 2 cuộc điện thoại: đầu tiên là gọi cho cá nhân
làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại thứ hai là gọi cho người thụ
hưởng ở quê hương đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà
của họ để thực hiện chi trả.
Vì thế, phương thức này cũng có ưu điểm là tiền nhận được ngay mà khơng cần
khơng phải chờ lâu. Ngồi ra phương thức này cịn có giá ngoại tệ bán ra thấp
hơn so với tỷ giá bán ra và mua vào của các ngân hàng thương mại, và cũng
không yêu cầu phải xuất trình nhiều giấy tờ như ở phương thức kiều hối chuyển
theo kênh chính thức.
Tuy nhiên bởi vì phương thức kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức có đặc
trưng là được thực hiện cần phải có sự quen biết và tin tưởng lẫn nhau giữa bên
chuyển tiền và bên dịch vụ chuyển tiền tư nhân nên phương thức này cịn tồn tại
nhược điểm, đó là khơng an tồn và phí cao.
15

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

1.1.4.2.

Theo nguồn gốc của nguồn tiền kiều hối

Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), kiều hối – hình thức gửi tiền cá
nhân qua biên giới được chia làm 3 hình thức:
- Tiền gửi của người lao động (workers remittance) là tiền gửi từ những người
lao động làm việc ở nước ngoài trên 1 năm.
- Trợ cấp cho người làm công (compensation of employees) là tiền gửi từ những
người lao động làm việc thời vụ, không thường xuyên ở nước ngoài dưới 1 năm.
- Chuyển tiền của người di cư (migrants transfers) là tài sản tài chính và tài sản
tính bằng tiền theo người chuyển sang định cư ở nước khác.

1.2. Một số quy định của Pháp luật về nguồn kiều hối
1.2.1. Nguồn gốc của hoạt động chuyển tiền kiều hối
Sau khi biết được khái niệm kiều hối là gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu về
nguồn gốc của hoạt động này. Có thể nói những người sống ở nước ngoài sẽ
thường quan tâm đến cuộc sống của người thân tại q nhà.
Do đó thì họ thường hỗ trợ thân nhân từ xa bằng một khoản tiền gửi về. Khoản
tiền đó có thể được sử dụng để trả nợ, nâng cao đời sống của các thành viên
trong gia đình thân nhân có người ở nước ngồi.
Ngồi ra thì kiều hối cũng là một khoản tiền đầu tư nếu người ở nước ngồi
thành cơng, có của ăn của để. Kiều hối hiện tại là một hình thức giúp những
người ở nước ngoài tham gia vào những cách sinh lời như các sản phẩm tài
chính, cơng nghệ, hay bất động sản ở quê nhà.
Mở rộng hơn thì hoạt động kiều hối cũng là phương thức để nhằm bảo toàn vốn,
giảm thiểu các rủi ro tại thị trường tài chính nước ngồi như khủng hoảng về

chính trị hay kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

1.2.2. Điều kiện chuyển tiền kiều hối
Để có thể chuyển tiền kiều hối về quê hương, cần có những điều kiện đơn giản
sau đây:
– Giấy tờ chứng minh nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân,
hộ chiếu.
– Ngoài ra, cần cung cấp giấy tờ như giấy khai sinh, hộ khẩu.
– Những hồ sơ, giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền ra nước ngồi.
– Bên cạnh đó, cần cung cấp đầy đủ các thông tin người nhận như: Họ tên người
nhận, số tài khoản nhận, tên ngân hàng nhận.
– Bất cứ ai cũng có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền về nước nhà cho gia đình
và người thân, bạn bè. Đồng thời, người gửi và người nhận chỉ cần có giấy tờ
hợp pháp là được, khơng cần phải khai báo mục đích chuyển tiền kiều hối là gì.
– Thủ tục tiến hành chuyển tiền kiều hối cũng rất nhanh chóng, đơn giản và
khơng q phức tạp, rắc rối.

1.2.3. Cách thức chuyển tiền kiều hối
Theo tìm hiểu từ nhiều nguồn thì có thể khái qt lại rằng người dân của một
nước ở nước ngoài và người nước ngồi chuyển tiền kiều hối về nước đó qua
những hình thức sau:
– Chuyển tiền kiều hối qua ngân hàng – tổ chức tín dụng.
– Chuyển tiền thơng qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính

quốc tế.
– Cá nhân mang theo người vào đất nước đó.
Chuyển tiền kiều hối qua ngân hàng – tổ chức tín dụng.
Đối với hình thức chuyển tiền này thì người muốn chuyển tiền có thể đến giao
dịch tại bất cứ ngân hàng, chi nhánh tại nơi làm việc, sinh sống để làm thủ tục
17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

chuyển tiền. Và nếu người dân ở nước ngoài muốn chuyển tiền thì khơng phải lo,
tất các các ngân hàng lớn ở nước nhà đều có dịch vụ nhận kiều hối rất hiệu quả.
Với nững điều kiện như trên, cần cung cấp các thông tin cần thiết theo hướng
dẫn của nhân viên ngân hàng, khai báo các thông tin trên phiếu chuyển tiền và
thanh tốn số tiền cùng phí chuyển tiền là tiền sẽ đến tay người thân ở quê
hương.
Lưu ý rằng nhữn thơng tin đó giúp nhận dạng người gửi tiền ở mục điều kiện
chuyển tiền kiều hối ở trên.
Chuyển tiền thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính
quốc tế.
Một trong những hình thức chuyển tiền kiều hối về nước đó là sử dụng các dịch
vụ tài chính quốc tế. Những cơng ty này sẽ đảm bảo việc chuyển tiền về nước
nhà nhanh chóng và người thân của bạn cũng sẽ nhận được tiền trong thời gian
sớm nhất.
Các cơng ty có dịch vụ kiều hối này sẽ đảm bảo về thời gian nhanh chóng hơn
ngân hàng, và người thân ở quê hương của người đó có thể nhận được tiền trong
thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, mức phí cũng khơng rẻ, thường là 4% – 6% số
tiền (tùy công ty).

Một số dịch vụ chuyển tiền quốc tế có thể sử dụng đó là Western Union hoặc
Moneygram. Người gửi kiều hối chỉ cần đến những điểm giao dịch của các dịch
vụ này, điền thông tin vào phiếu gửi tiền và phần còn lại sẽ do dịch vụ này đảm
nhiệm.
Về cá nhân mang theo người vào nước nhà thì những cá nhân ở nước ngồi khi
nhập cảnh vào nước nhận kiều hối có mang theo ngoại tệ hộ cho Người gửi kiều
hối ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ
nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.

1.3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng kiều hối và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng kiều hối ở Trung Quốc

18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới cho năm 2020, các nước nhận được
lượng kiều hối cao nhất cịn gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, và
Philippines. Và Trung Quốc là một quốc gia có những chính sách thu hút và sử
dụng hiệu quả nguồn kiều hối giúp tạo mọi điều kiện để phát triển nền kinh tế
của nước họ.
Những chính sách nhằm thu hút nguồn kiều hối mà Trung Quốc đã áp dụng như:
Thứ nhất, Thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp từ dòng tiền kiều hối.
Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp từ dòng kiều hối ở Trung Quốc là quỹ “Doanh nghiệp
làng và thị trấn” (IVEs – township and village enterprises). Quỹ này được thành
lập để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ khơng đủ các điều kiện vay
vốn ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có vốn hoạt động kinh doanh. Từ đó sẽ

góp phần giải quyết được những vấn đề xã hội như dư thừa lao động tại nông
thôn hay là cải thiện đời sống người dân.
Thứ hai, Cải thiện thể chế và chính sách thương mại, tạo mơi trường đầu tư
thuận lợi cho các Hoa kiều.
Các chính sách thương mại được cải thiện một cách minh bạch, tự do hơn; chính
sách luật cởi mở hơn và thị trường thơng thoáng hơn đã tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp Hoa kiều phát triển đầu tư kinh doanh về nước họ. Ngồi ra, Chính phủ
Trung Quốc cũng tổ chức các cuộc đối thoại với nhà đầu tư Hoa kiều để giải
quyết những vướng mắc, khó khăn mà họ gặp phải,… đã tạo ra một môi trường
thuận lợi thu hút Hoa kiều đầu tư về nước.
Thứ ba, Chính sách thu hút nhân tài về nước.
Để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối, Trung Quốc cũng áp dụng những
chính sách nhằm thu hút nhân tài về nước, đó là chiến lược “Cường quốc nhân
tài” với những nội dung như: Thu hút nhân tài về nước để tham gia vào các công
việc nghiên cứu, thu hút các lưu học sinh ưu tú, tuyển dụng các Hoa kiều tài giỏi
vào bộ máy cơng quyền, thực hiện các chế độ và chính sách ưu đãi cho các con
em Hoa kiều học đại học hay trung học chuyên nghiệp ở trong nước bình đẳng,
….

19

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Những chính sách và giải pháp đó đã giúp Trung Quốc thu hút và sử dụng kiều
hối rất hiệu quả, tạo cơ hội cho con em Hoa kiều đầu tư vào nước, mang những
kiến thức mình học hỏi được ở nước ngồi về q hương,… góp phần phát triển
kinh tế Trung Quốc mạnh mẽ hơn.


1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng kiều
hối.
Với những kinh nghiệm được đúc rút ra từ những chính sách và giải pháp thu hút
và sử dụng kiều hối của Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, đã để lại
cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm đáng giá để phát huy lợi thế của kiều
hối trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà. Đó là:
Một là, xây dựng chính sách cởi mở và thơng thoáng hơn để hỗ trợ và tạo động
lực cho người dân gửi kiều hối về nước.
Từ kinh nghiệm của những chính sách mà Trung Quốc áp dụng ở trên cũng như
là những chính sách mà các nước khác trong việc thu hút kiều hối đã tạo thuận
lợi cho dòng kiều hối chảy về nước góp phần phát triển kinh tế mạnh mẽ. Vì vậy,
những chính sách dành cho kiều bào là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút
kiều bào về nước và Chính phủ Việt nam cần phải xây dựng niềm tin và tạo động
lực cho kiều bào qua những chính sách xuất nhập cảnh, chính sách hỗ trợ và
khuyến khích kiều bào đầu tư về nước.
Hai là, thành lập quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ từ dịng kiều hối.
Với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ khơng đủ điều kiện vay vốn thì việc có một
quỹ hỗ trợ là rất cần thiết để giúp họ có cơ hội dễ dàng trong việc huy động vốn
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam nên có một mơ hình quỹ hỗ trợ,
bởi đây là một nguồn lực hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của đất nước, tạo cơng ăn việc làm cho
bà con. Ngồi ra, quỹ này cũng sẽ giúp cho Việt Nam thu hút được dòng kiều hối
chảy về nước.
Ba là, xây dựng chiến lược thu hút nhân tài về nước.

20

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Chính sách thu hút nhân tài về nước của Trung Quốc đã để lại một bài học mà
Việt Nam cần phải tiếp thu nhằm chống chảy máu chất xám và tận dụng được
những trí tuệ, kinh nghiệm mà những kiều bào đã học hỏi được từ các nước trên
thế giới, góp phần xây dựng và phát triển đất nước hiệu quả hơn. Vì thế, Việt
Nam cần có những chính sách đãi ngộ, thu hút những nhân tài kiều bào về nước,
truyền đạt những kinh nghiệm về cho quê hương, đầu tư về cho đất nước,…
Bốn là, nâng cao trình độ của người dân xuất khẩu lao động.
Ngoài những bài học rút ra từ những kinh nghiệm của Trung Quốc ở trên, không
thể không nhắc đến hoạt động xuất khẩu lao động. Ngày nay, xuất khẩu lao động
là một hoạt động chủ yếu thu hút được nhiều dòng kiều hối về cho đất nước. Tuy
nhiên, theo tìm hiểu ở các nước khác trên thế giới thì việc chun nghiệp hóa
hoạt động xuất khẩu lao động đã giúp cho dòng kiều hối đổ về ngày càng tăng.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp tuyển lao động ở nước ngồi cũng ngày càng có
u cầu cao về trình độ và chun mơn của người lao động. Cho nên, Việt Nam
cần phải áp dụng những chính sách khuyến khích người dân có nhu cầu đi xuất
khẩu lao động được đào tạo và nâng cao trình độ của họ để có thể xứng với mức
lương mà họ nhận được ở nước ngồi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có cơ
chế để bảo hộ quyền lợi hợp pháp cho lao động Việt nam ở nước ngoài.

21

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN KIỀU

HỐI TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát các đặc điêm tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế
Nghệ An là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, giàu truyền thống
cách mạng và tinh thần hiếu học. Nghệ An còn là mảnh đất đã của bao nhiêu vị
anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân lịch sử cho đất nước. Đặc biệt, Nghệ
An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Đây là một tỉnh có diện tích quy hoạnh lớn nhất nước ta với diện tích quy hoạnh
là 16493,7 km² ( số liệu thống kê năm 2019 ). Tỉnh Nghệ An thuộc vị trí trung
tâm vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh
thành phố Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào.
Thế mạnh của tỉnh là đất nơng nghiệp, vì thế, tỉnh Nghệ An đang hướng nền
Nông nghiệp tới một nền sản xuất hàng hoá, với các sản phẩm như lạc, vừng, cà
phê, chè, cao su, cam, mít, dứa, ..... Trên lĩnh vực chăn ni, Nghệ An đã có điều
kiện thuận lơi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản bởi Nghệ
An có tổng đàn gia súc lớn với hàng trăm nghìn con bị, hàng triệu con gia cầm.
Tỉnh Nghệ An có đường biên giới trên bộ dài khoảng 419km và bờ biển ở phía
Đơng ước lượng khoảng chừng 82 km. Vị trí địa lý này tạo cho tỉnh Nghệ An có
vai trị quan trọng trong mối giao lưu kinh tế tài chính – xã hội Bắc – Nam, giúp
phát triển kinh tế tài chính biển, kinh tế tài chính đối ngoại và lan rộng ra hợp tác
quốc tế. Hơn nữa tỉnh Nghệ An nằm trên những tuyến đường quốc lộ Bắc –
Nam. Vì vậy, Nghệ An hội tụ đầy đủ các loại hình giao thơng: đường bộ, đường
sắt, đường không, đường thuỷ tạo cơ hội cho Nghệ An mở rộng giao lưu văn hố
du lịch, thơng thương hàng hố cả trong nước và quốc tế.
Về địa hình, tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng,
phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây
- Bắc xuống Đông - Nam. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của tồn
tỉnh.


22

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Về sơng ngịi, nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ
cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh
là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Tổng lượng nước hàng năm
khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 là nước mặt.
Về biển, bờ biển, Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói
chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm,
cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế
cao. Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế
cho việc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An. Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82
km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển và nghề
làm muối (1000 ha). Với đa dạng nguồn tài nguyên thiên nhiên và các mỏ khai
khoáng.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư và nguồn lực cho phát triển nền kinh tế, Nghệ An đã
quan tâm xây dựng đồng bộ các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống giao
thông, điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, trung tâm
thương mại, căn hộ và văn phòng, khu du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng, khu vui
chơi giải trí chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư và du
khách... Mạng lưới y tế phát triển tồn diện.

2.1.2. Đặc điểm xã hội
Về dân số, tính đến tháng 8/2021, theo website World Population Review thì dân
số tỉnh Nghệ An đạt khoảng chừng 3.417.809 người, đứng thứ 4 cả nước, góp
phần tạo ra nguồn lao động dồi dào. Trong đó lực lượng lao động có hơn 1,9

triệu người, hàng năm bổ sung hơn 30 nghìn người và đang ở trong thời kỳ “dân
số vàng”, đây là lợi thế về nguồn lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức khi
giải quyết việc làm cho người lao động.
Nghệ An có số lượng người dân của tỉnh đi xất khẩu lao động, đi học tập và sinh
sống ở nước ngồi đơng. Cứ mỗi năm, số lượng con dân kiều bào của tỉnh ngày
càng tăng. Cụ thể, Năm 2021, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 42.000 người
lao động; trong đó, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

23

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

11.382 người, tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người lao động đi làm việc ở nước
ngoài và nhiều du học sinh đi học và sinh sống ở các nước.
Về an sinh xã hội, sản xuất nông nghiệp được mùa, bên cạnh đó Đảng và Nhà
nước có nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội nên đời sống nhân dân được
quan tâm và ổn định. Ngành giáo dục và đào tạo đã hồn thành chương trình, kết
thúc năm học 2020-2021 và được tặng cờ thi đua. Tỉnh Nghệ An nằm trong top 5
cả nước về học sinh giỏi năm học 2020-2021. Ngành Y tế đã chủ động, tích cực
và thực hiện kịp thời cơng tác phịng, chống dịch Covid-19. Thành lập 08 bệnh
viện dã chiến và 02 Trung tâm hồi sức tích cực. Cơng tác văn hóa thể thao được
quan tâm chỉ đạo, tập trung tuyên truyền, trang trí cổ động và tổ chức các hoạt
động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của dân tộc. Biên tập
chương trình nghệ thuật, các tác phẩm âm nhạc về đề tài tuyên truyền phòng,
chống Covid 19.

2.2. Sự cần thiết của việc thu hút kiều hối vào tỉnh

Nghệ An trước đây là một tỉnh chủ yếu tập trung vào việc sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, ngồi ra cịn có triển khai sản xuất cơng nghiệp, xây dựng,
đầu tư,… tuy nhiên vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn, mở rộng
quy mô, các dự án đầu tư của tỉnh hầu hết thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước,
ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã,…. Nhưng đến khi dân cư của
tỉnh nhận được khoản tiền kiều hối từ người thân ở nước ngồi, họ có nhu cầu sử
dụng hiệu quả từ đó đã tạo nên một bước đà nhảy vọt giúp tỉnh mở ra con đường
phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. Sự cần thiết của việc thu hút kiều hối vào
tỉnh cụ thể như sau:
Thứ nhất, tỉnh Nghệ An là một tỉnh trước đây chủ yếu làm nông nghiệp, thu hút
vốn khó khăn nên đây là nguồn ngoại tệ giúp bổ sung vốn đầu tư cho tỉnh, bổ
sung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, tăng tiêu dùng và thúc đẩy gia tăng
đầu tư. Nguồn kiều hối giúp tỉnh giảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình huy
động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.
Thứ hai, giúp người dân có vốn để thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh. Khi nguồn kiều hối được gửi vào các ngân hàng thì giúp ngân hàng có

24

Downloaded by tran quang ()


×