Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

ĐẶNG LÊ THỦY TIÊN

KHẢO SÁT LỖI TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
CỦA SINH VIÊN LÀO HỌC TIẾNG VIỆT
(TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội, 20018

1

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

ĐẶNG LÊ THỦY TIÊN

KHẢO SÁT LỖI TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
CỦA SINH VIÊN LÀO HỌC TIẾNG VIỆT
(TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH)
Chun ngành: Ngơn ngữ học



Mã số: 60220240
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Thúy Hồng

Hà Nội, 20018
2

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, minh bạch và chưa được cơng
bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Lê Thủy Tiên

3

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô Khoa Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại

khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.
Phạm Thị Thúy Hồng, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập cũng như thực hiện
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Lê Thủy Tiên

4

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 8
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 13
5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 14
6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 15
7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 16
1.1. Lỗi và lý thuyết phân tích lỗi ................................................................. 16
1.2. Trật tự từ................................................................................................. 22
1.3. Câu và cụm từ ........................................................................................ 27
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT LỖI VỀ TRẬT TỰ TRONG CỤM TỪ VÀ
MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC LỖI .................................................... 32

2.1. Dẫn nhập ................................................................................................ 32
2.2. Lỗi trật tự từ trong cụm danh từ ............................................................. 33
2.3. Lỗi trật tự từ trong cụm động từ............................................................. 43
2.4. Thiết kế một số bài tập khắc phục lỗi trật tự từ trong ngữ..................... 54
2.5. Tiểu kết ................................................................................................... 59
CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT LỖI VỀ TRẬT TỰ THÀNH PHẦN CÂU VÀ
MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC LỖI .................................................... 61
3.1. Dẫn nhập ................................................................................................ 61
3.2. Lỗi trật tự từ trong câu ........................................................................... 62
3.3.Thiết kế một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự câu ............................... 76
3.4. Tiểu kết ................................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 87
5

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T1

Trung tâm 1

T2

Trung tâm 2

TT

Trung tâm


Đ1

Định tố ở vị trí số 1

Đ2

Định tố ở vị trí số 1

Đ3

Định tố ở vị trí số 1

Đ4

Định tố ở vị trí số 1

Đ5

Định tố ở vị trí số 1

Đ6

Định tố ở vị trí số 1

P

Bổ ngữ, thành phần phụ trước trong cụm động từ

B


Bổ ngữ, thành phần phụ sau trong cụm động từ

P (td)

Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự

P (tg)

Phó từ chỉ thời gian

P (pđ)

Phó từ chỉ sự phủ định

P (ts)

Phó từ chỉ tần số xuất hiện

P (ml)

Phó từ chỉ mệnh lệnh

P (mđ)

Phó từ chỉ mức độ

B (ht)

Phụ từ có chức năng biểu thị sự hồn thành


B(ml)

Phụ từ chỉ mệnh lệnh

B (kq)

Phụ từ chỉ kết quả

B (th)

Phụ từ chỉ ý tự lực hoặc tương hỗ

B (mđ)

Phụ từ chỉ mức độ

B (td)

Phụ từ chỉ sự tiếp diễn trong thời gian

B (ph)

Phụ từ có chức năng chỉ phương hướng

B (kcđt)

Kết cấu đặc trưn
6


TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1:Tỷ lệ lỗi về trật tự trong cụm danh từ tiếng Việt chia theo trình
độ
Bảng 2.2: Tỷ lệ lỗi về trật tự trong cụm động từ tiếng Việt chia theo trình
độ
Bảng 2.3: Các cấu trúc sai về trật tự từ trong cụm từ
Bảng 3.1: Tỷ lệ lỗi về trật tự trạng ngữ chia theo trình độ
Bảng 3.2: Tỷ lệ lỗi về trật tự tình thái ngữ chia theo trình độ
Bảng 3.3: Tỷ lệ lỗi về trật tự chủ ngữ và vị ngữ chia theo trình độ

7

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước xu thế mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, việc dạy
và học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng địi hỏi phải có sự thay đổi và
phát triển để phù hợp với nhu cầu của người học và sự phát triển của xã
hội. Việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi khơng chỉ giúp phát
triển quan hệ hợp tác quốc tế mà đồng thời cịn giúp duy trì, giữ gìn và lan
tỏa nền văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.
Không thể phủ nhận một thực tế hiện nay là nhu cầu học tiếng Việt
ngày càng một tăng cao. Số lượng người nước ngoài đến học tập và làm
việc ở Việt Nam ngày càng nhiều cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các

cơ sở giáo dục, các trung tâm đào tạo, dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài.Hiện nay, rất nhiều trường đại học mở ra các khóa học tiếng Việt
ngắn hạn cho những học viên là người nước ngồi có nhu cầu học tập để
sống hoặc làm việc tại Việt Nam.Không dừng lại ở những lớp học ngắn
hạn, các trường đại học cao đẳng cịn mở những chương trình đào tạo cử
nhân chính quy. Đối tượng theo học là những sinh viên ngành Đông
Phương học ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc, Thái LAn... Các cơ sở đào tạo tiếng Việt chủ yếu ở các trường đại
học Ngoại ngữ, đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại học sư phạm ở
hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi các cơ sở
đào tạo chính quy, cịn có nhiều trung tâm dạy tiếng Việt được mở ra, có
thể kể đến nhiều trung tâm lớn như Vietnam Teaching Group (VTG),
Trường tiếng Việt Sài Gòn VLS (Vietnam Language Studies Saigon),
Trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (CED Việt Nam), Trung
tâm dạy tiếng Việt HaCo.... Số lượng người học tiếng Việt tại các cơ sở dạy
tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng ngày một tăng. Ở trường Đại học sư
8

TIEU LUAN MOI download :


phạm TP.HCM tăng trung bình từ 20 – 30% (Năm 2009 tăng 30%, năm
2010 tăng 26%) (Đại học Sư phạm TP.HCM) . Ở một số tỉnh khác như Hà
Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, nơi có mối quan hệ gần gũi với các nước bạn
như Lào, Campuchia, Thái Lan, số lượng lưu học sinh sang học tiếng Việt
cũng tăng qua mỗi năm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo thì tính
đến thời điểm hiện nay Trường đại học Hà Tĩnh là trường đào tạo lưu học
sinh Lào nhiều nhất trong tất cả các trường ở Việt Nam có lưu học sinh Lào
theo học chiếm 17% tỷ lệ đào tạo lưu học sinh Lào trong cả nước. Trường
đại học Hà Tĩnh thành lập năm 2007 mới chỉ có 52 em lưu học sinh Lào

học tiếng Việt tại trường. Từ năm 2007 đến năm 2015, số lượng lưu học
sinh Lào, Cam pu chia, Thái Lan tăng mạnh qua mỗi năm. Đến năm 2015,
trường đang đào tạo 1333 em lưu học sinh nước ngồi. Tại trường đại học
Quảng Bình, số lượng lưu học sinh sang học tiếng Việt tăng nhanh qua mỗi
năm. Năm 2012, nhà trường mới chỉ tiếp nhận và giảng dạy tiếng Việt cho
khoảng 50 em lưu học sinh (chủ yếu là lưu học sinh từ Lào, Thái Lan) thì
đến năm 2015, số lượng lưu học sinh đã tăng gấp ba lần. Tổng số lưu học
sinh đang theo học tại trường tính đến thời điểm hiện nay là khoảng hơn
400 người (Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa Asean - Đại học
Quảng Bình).
Hiện nay chương trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi chỉ có ở
một số trường đại học như các trường sư phạm, xã hội nhân văn, ngoại ngữ
ở các thành phố lớn. Trên cả nước có khoảng gần 20 trường đại học có
chương trình giảng dạy tiếng việt cho người nước ngoài, với số lượng giảng
viên dạy học phần tiếng Việt cơ bản, tiếng Việt chuyên ngành phần nào đáp
ứng được nhu cầu học và tìm hiểu tiếng việt của người nước ngồi. Tuy
nhiên, việc học tiếng Việt đã không hề đơn giản với chính người Việt Nam,
thì sự khó khăn ấy càng nhân lên gấp nhiều lần so với người nước
9

TIEU LUAN MOI download :


ngồi.Đặc biệt là với những dân tộc khơng sử dụng hệ chữ cái La – tinh
như Việt Nam.Bởi riêng việc nhớ được bảng chữ cái tiếng Việt, nguyên
âm, phụ âm cũng như phân biệt được thanh sắc là vô cùng phức tạp. Hơn
nữa việc truyền thụ tiếng Việt như một ngoại ngữ còn là lấp đầy cái hố
kiến thức về văn hóa. Nói khác đi người học phải trau dồi tiếng Việt một
cách thích đáng để biết được những đặc điểm về ngơn ngữ và văn hóa của
người Việt trước và trong khi truyền thụ, cũng như cách truyền bá những

điều đó.
Học tiếng Việt rất khó, đó là nhận định của hầu hết những người
nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. So với tiếng
Anh, một ngơn ngữ có cùng hệ chữ la tinh, thì tiếng Việt có hệ thống thanh
điệu, cách phát âm và ngữ pháp phức tạp hơn, điều này dễ gây lúng túng
cho người học, đặc biệt là về mặt phát âm. Rất nhiều người cho rằng việc
dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai là một điều dễ dàng, hầu như
người Việt Nam nào cũng có thể làm được.Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc
dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn.Hiện nay,
trong dạy và học ngơn ngữ hiện đại, đã có sự dịch chuyển từ chú trọng vào
việc giảng dạy ngữ pháp đến việc xác định nhu cầu giao tiếp của người học
trong việc học ngôn ngữ.Cùng với việc xác định mục tiêu giao tiếp trong
việc học ngoại ngữ là khái niệm lấy học sinh làm trung tâm đã trở thành
động lực trong việc giảng dạy và học tập ngôn ngữ. Trong khái niệm
Chomsky về việc tiếp nhận ngôn ngữ, những người học ngơn ngữ thứ hai
trải qua cùng một q trình xây dựng giả thuyết về ngơn ngữ đích mà họ
đang học.Trong q trình tiếp nhận một ngơn ngữ mới như vậy, lỗi là một
sai lầm đơn giản của người học và không thể tách rời của việc học ngôn
ngữ.Người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Việt như một ngơn
ngữ thứ hai nói riêng khơng biết về sự tồn tại của một hệ thống hoặc quy
10

TIEU LUAN MOI download :


tắc cụ thể bằng tiếng Việt. Theo lý thuyết phân tích lỗi thì lỗi của người học
được xác định là sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ của người học với ngôn ngữ
thứ hai họ đang học. Theo giả thuyết phân tích tương phản, các lỗi có thể
phát sinh khi có sự khác biệt lớn giữa ngơn ngữ mẹ đẻ của người học hoặc
bất cứ ngơn ngữ nào đã có trước đó và ngơn ngữ mà người đó đang cố gắng

đạt được. Bản thân lỗi là sự can thiệp hoặc xâm nhập của tiếng mẹ đẻ và họ
phải vượt qua trong q trình tiếp thu và ứng dụng nó. Đã có rất nhiều cơng
trình khảo sát, nghiên cứu về các lỗi của người nước ngoài học tiếng Việt,
tuy nhiên việc nghiên cứu các lỗi về trật tự từ của người nước ngồi khi học
tiếng Việt như một ngoại ngữ thì chưa có một cơng trình nghiên cứu
chun sâu nào. Dựa trên thực tế giảng dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào
tại trường đại học Quảng Bình, chúng tơi tiến hành khảo sát về lỗi nói
chung và lỗi về trật tự từ của học viên người Lào học tiếng Việt nói riêng
nhằm góp phần vào việc phục vụ thực tiễn giảng dạy và học tập tiếng Việt
như một ngoại ngữ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có nhiều bài nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều tác giả bàn về vấn đề
lỗi của người nước ngoài khi học tiếng Việt như một ngoại ngữ từ những
năm 70, 80, vấn đề lỗi của học viên học tiếng Việt được đề cập đến trên tất
cả các phương diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... Tuy nhiên các bài
viết mới chỉ là những bài viết nhỏ, mang tính chất nêu lên quan điểm hay
kinh nghiệm cá nhân.Khi việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ
càng ngày càng phát triển thì vấn đề về giảng dạy cũng được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm hơn.Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
của nhiều tác giả nghiên cứu về lỗi của người nước ngoài học tiếng Việt
như Luận án tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Nguyễn Văn Phúc “Nghiên cứu
các dạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh”; “Khảo sát lỗi
11

TIEU LUAN MOI download :


ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề liên quan”,
luận án tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Nguyễn Thiện Nam. Luận án đã giới
thiệu một cách hệ thống những cơ sở lý luận của vấn đề lỗi và phân tích lỗi

của người học ngơn ngữ thứ hai theo cách nhìn của ngơn ngữ học ứng
dụng. Khảo sát hệ thống lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nói tiếng
Khơme, tiếng Nhật và Tiếng Anh khi học tiếng Việt (chủ yếu là người nói
tiếng Khơme và tiếng Nhật), thủ pháp xử lí lỗi ngữ pháp cho giáo trình
tiếng Việt dành cho người nước ngồi góp phần khơng nhỏ vào thực tiễn
giảng dạy cũng như học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Luận án cũng mang
đến một cách hiểu đúng hơn về bản chất ngữ nghĩa – ngữ pháp của một số
hiện tượng ngữ pháp tiếng Việt mà từ xưa đến nay các sách ngữ
pháp,cáctừđiểnvàcácsáchdạytiếngViệtchongƣờinƣớcngồicịnbỏ sót hoặc
bỏ qua [18;tr 12]. Trước luận án này, tác giả Nguyễn Thiện Nam cịn có
một số bài viết liên quan đến lỗi đã được công bố như: “Một vài nhận xét
và lý giải về lỗi dùng từ Hán – Việt của người Nhật Bản” được đăng trong
Kỷ yếu hội nghị “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, “Hiện tượng tỉnh lược
chủ ngữ trong tiếng Nhật đối với lỗi giao thoa trong tiếng
ViệtcủangườiNhậtBản”đượcđăngtrêntạpchíNgữhọctrẻ97;“Mộtvài
nhậnxétvềlỗigiaothoacủangườiCampuchiakhihọctiếngViệt”đƣợc

đăng

trong Kỷ yếu hội nghị quốc tế lần thứ năm về các ngôn ngữ Châu Á, 2000;
“Một vài nhận xét về lỗi sử dụng các từ “cả”, “tất cả”, “mọi” trong tiếng
Việt của người nước ngoài”, trên Ngữ học trẻ 2000,...
Luận án “Lỗi ngơn ngữ của người nước ngồi học tiếng Việt (trên tư
liệu lỗi từ vựng, ngữ pháp của người Anh, Mỹ, 2009)” của tác giả Nguyễn
Linh Chi, luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện lỗi từ vựng, ngữ pháp
của người nước ngoài học tiếng Việt, xác định và phân loại lỗi, tiến hành
mơ tả, phân tích và giải thích những kiểu loại về về từ vựng – ngữ pháp của
12

TIEU LUAN MOI download :



người Anh, Mỹ học tiếng Việt ở trình độ sơ cấp. Từ đó chỉ ra một số
nguyên tắc mắc lỗi khi học và sử dụng tiếng Việt.Đề xuất những phương
pháp sửa lỗi để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài.
Về việc khảo sát, nghiên cứu các lỗi của học viên người Lào, Thái
Lan thì có một số đề tài như “Lỗi sử dụng một số hành vi ngôn ngữ của học
viên Lào học tiếng Việt (tại đồn 871 – TCCT)” của tác giả Hứa Thị Chính.
Luận văn nhìn chung đã cung cấp một bức tranh tồn diện về nguồn gốc
nảy sinh lỗi tiếng Việt trong sử dụng hành vi khen và tiếp nhận lời khen của
học viên người Lào. Phân tích và chỉ ra cơ chế làm nảy sinh các dạng lỗi
của người học mắc phải, trên cơ sở đó làm tiền đề cho người dạy và người
học đề ra các chiến lược và giải pháp sửa lỗi sử dụng hành vi ngôn ngữ, đặc
biệt là hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt sao cho
đúng và hiệu quả hơn. Đề tài “Bước đầu khảo sát lỗi ngữ âm của người
Lào học tiếng Việt” của tác giả Soudchai Simmalavong đã chỉ ra các lỗi
phát âm của người Lào khi nói tiếng Việt, đưa ra các biện pháp khắc phục
mà qua đó cịn có thể góp được một phần nhỏ vào việc nâng cao thêm chất
lượng giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi nói chung và người Lào
nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lỗi về trật tự từ trong sử dụng tiếng
Việt của sinh viên người Lào tại trường Đại học Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát những bài viết và bài thi từ trình độ A đến
trình độ C của các học viên người Lào đang học dự bị tiếng Việt tại trường
Đại học Quảng Bình.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn xác định và phân loại cụ thể các loại lỗi về trật tự từ.
13


TIEU LUAN MOI download :


- Tiến hành thống kê, mô tả các kiểu loại lỗi về trật tự từ của người
Lào học tiếng Việt ở các trình độ khác nhau.
- Qua đó nếu lên ý kiến, đưa ra các loại bài tập nhằm sửa lỗi cho học
viên và nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tiếng Việt cho người
nước ngoài, cũng như góp phần tích cực cho việc biên soạn giáo trình tiếng
Việt cho người nước ngoài một cách phù hợp và có hiệu quả hơn.
- Với việc thống kê, khảo sát hệ thống các lỗi về trật tự từ tiếng Việt
và đưa ra một số bài tập sửa lỗi, chúng tôi mong muốn có thể giúp sinh
viên Lào học tiếng Việt và giáo viên tại trường đại học Quảng Bình có thể
đạt hiệu quả tốt hơn trong dạy và học, sửa chữa được những lỗi thường gặp
trong quá trình thụ đắc tiếng Việt như một ngoại ngữ.
5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Tư liệu nghiên cứu
Luận văn đã khảo sát nguồn tư liệu từ 320 bài thi, bài viết, bài
tập hàng ngày của sinh viên Lào tại trường Đại học Quảng Bình ở cả
ba trình độ A, B và C.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê, phân loại dùng trong việc thống kê và phân loại lỗi.
Từ những ngữ liệu thu thập được, người viết tiến hành thống kê lại những
lỗi về trật tự từ của học viên người Lào , từ đó tiến hành phân loại lỗi theo
các nhóm lỗi khác nhau.
- Phương pháp phân tích lỗi dùng trong phân tích lỗi ngữ pháp của sinh
viên.
- Phương pháp so sánh đối chiếu dùng trong nhiều trường hợp để so sánh
đặc điểm ngữ pháp về trật tự từ giữa tiếng Lào và tiếng Việt , từ đó thấy
được những nét tương đồng và khác biệt trong ngữ pháp tiếng Lào và tiếng

Việt nhằm tùm ra nguyên nhân và cơ chế mắc lỗi của sinh viên.
14

TIEU LUAN MOI download :


6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ các kiểu loại lỗi về trật tự từ của học
viên người nước ngoài học tiếng Việt, từ đó đưa ra các giải pháp, các hệ
thống bài tập sửa lỗi thích hợp.
- Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả học tập tiếng Việt của người
nước ngoài và tăng cường chất lượng giảng dạy tiếng Việt, biên soạn giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngồi.
7. Bố cục của luận văn

Mở đầu
Chương 1: Một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Lỗi về trật tự từ trong ngữ và một số bài tập khắc phục lỗi
Chương 3: Lỗi về trật tự từ trong câu và một số bài tập khắc phục lỗi
Kết luận

15

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lỗi và lý thuyết phân tích lỗi
1.1.1. Khái niệm lỗi
Lỗi (error), theo quan điểm tri nhận, là một hiện tượng đương nhiên

trong quá trình người học thụ đắc một ngoại ngữ. Lỗi không phải là hiện
tượng tiêu cực trong q trình học ngoại ngữ, khơng phải là phiên bản méo
mó của ngơn ngữ đích mà lỗi thể hiện sự tham gia tích cực của người học
trong q trình thụ đắc ngơn ngữ đích, thể hiện những chiến lược quan
trọng mà người học áp dụng để khám phá ngôn ngữ đích, và lỗi là chứng
cứ rõ ràng nhất về hệ thống ngôn ngữ đang phát triển của người học - ngôn
ngữ trung gian (Interlanguage) [18; tr 227]. Ngôn ngữ trung gian này ln
biến đổi trong q trình người học thụ đắc ngơn ngữ đích và tiệm tiến đến
ngơn ngữ đích nhưng khơng thể trở thành ngơn ngữ đích hồn tồn. Người
khởi xướng cho quan niệm "cách mạng" về lỗi này là Pit Corder với hàng
loạt cơng trình để lại những dấu ấn rõ nét và giúp định hướng cho ngành
phân tích lỗi (Error Analysis) (Corder, 1973, 1981...). Những nhà ngơn ngữ
học ứng dụng có cách nhìn mới đối với lỗi bao gồm L. Selinker (1992),
J.C. Richards (1985) và R. Ellis (1992)...
Trong việc học ngoại ngữ, đặc điểm khác nhau về ngữ âm, từ vựng,
ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp giữa các ngôn ngữ thường gây ra những trở
ngại đối với người học. Những trở ngại đó có thể xảy ra do nhiều nguyên
nhân khác nhau, ví dụ như người học hiểu không đúng hoặc áp dụng quá
cứng nhắc những quy luật của thứ ngoại ngữ mà họ đã từng học qua vào
việc sử dụng ngôn ngữ là đối tượng mình đanghọc. Trong q trình thụ đắc
một ngơn ngữ thứ hai, việc mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Việc các
nhà ngôn ngữ học và giáo học pháp theo trường phái dạy ngôn ngữ giao
tiếp nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của lỗi trong việc dạy và

16

TIEU LUAN MOI download :


học ngoại ngữ đã làm cho lỗi của người học trở thành một hiện tượng tự

nhiên, một thành phần tất yếu trong q trình học ngoại ngữ nói chung và
học tiếng Việt nói riêng. Do vậy, phát hiện và phân tích lỗi cũng như tìm
hiểu ngun nhân gây lỗi là một công việc hết sức cần thiết nhằm đem lại
hiệu quả cao cho việc dạy và học ngoại ngữ. [34;tr 1]
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về lỗi.
Theo Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng (Nhà xuất bản
Longman, 1985), “lỗi” được định nghĩa như sau: “Lỗi của người học (trong
khi nói hoặc viết một ngơn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ) là hiện tượng sử
dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn vị ngữ pháp, một
hành vi ngôn từ....) bằng cái cách mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ
tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đầy đủ” [19; tr 7]
Hendrickson cho rằng: “Lỗi là một phát ngơn, một hình thức biểu đạt
hoặc là một kết cấu mà một giáo viên ngôn ngữ đặc biệt thấy rằng không
thể chấp nhận được bởi các cách sử dụng khơng hợp lí của chúng hoặc là
sự vắng mặt của chúng trong các diễn ngôn đời thường”.
Giáo sư Lê Quang Thiêm định nghĩa về lỗi như sau: “Lỗi học và
dùng ngoại ngữ là tài liệu thô rất quý về nhiều mặt mà ta cần thu thập, hệ
thống hóa và phân tích, nghiên cứu. Thiếu nó, chúng ta khơng thể có một
cách hiểu đầy đủ về những tiến bộ xảy ra trong cảm thức ngôn ngữ của
người học tiếng” [33; tr 68]
Dựa trên những quan điểm đi trước, tác giả Phạm Đăng Bình đã đưa
ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về lỗi như sau: “Lỗi thể hiện sự khiếm
khuyết về năng lực giao tiếp của người học trong cách nhìn nhận, đánh giá
của người bản ngữ và những người song ngữ. Lỗi là nguyên nhân gây ra
các hiện tượng trống nghĩa, mơ hồ về nghĩa và là nguyên nhân trực tiếp gây
ra những sự hiểu nhầm hoặc ngưng trệ giao tiếp. Sự có mặt của lỗi trong

17

TIEU LUAN MOI download :



giao tiếp liên ngôn nhiều khi trở thành một trong những nguyên nhân dẫn
đến các xung đột hoặc sốc văn hóa”[5; tr. 4]
Trên thực tế nghiên cứu, tác giả Hà Lê Kim Anh cũng nhấn mạnh
rằng người học ngôn ngữ sẽ trải qua q trình: khơng hiểu – xuất hiện lỗi –
sử dụng đúng. Có thể nói, lỗi có vai trị quan trọng trong tất cả các q
trình nghiên cứu, dạy và học ngoại ngữ. Đối với người học lỗi là một cách
thức thể nghiệm những kiến thức mà mình đã học được, để từ đó có thể
biến ngoại ngữ đó thành của mình [19;tr. 11]
Pit Corder, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra lý thuyết
phân tích lỗi cho rằng: Lỗi (error) là sự lệch chuẩn so với ngữ pháp và vi
phạm các tắc sử dụng ngôn ngữ và các quy ước văn hóa. Người học khơng
những khơng nhận ra các lỗi của mình mà cịn khơng thể tự chữa được
chúng khi lưu ý. Thậm chí họ cịn mắc thêm lỗi khác khi làm việc đó.Lỗi
thể hiện dự khiếm khuyết về năng lực giao tiếp của người học trong cách
nhìn nhận đánh giá của người bản ngữ và những người song ngữ.Lỗi là
nguyên nhân gây ra các hiện tượng trống nghĩa, mơ hồ về nghĩa và là
nguyên nhân trực tiếp gây ra những hiểu lầm hoặc ngưng trệ giao tiếp.Sự
có mặt của lỗi trong giao tiếp liên ngôn nhiều khi trở thành một trong
những nguyên nhân dẫn đến xung đột văn hóa. Ở đây Pit Corder cũng phân
biệt hai loại lỗi là “mistake” – lỗi do nhầm lẫn, khơng có tính hệ thống và
“errors” – lỗi xuất hiện lặp đi lặp lại có tính hệ thống do sự tiếp nhận ngơn
ngữ đích cịn hạn chế. Một số ngun nhân có thể tạo ra lỗi trong q trình
học ngôn ngữ thứ hai như sau [19; tr. 34]:
- Vượt tuyến: Là chiến lược người học nới rộng những quy tắc ngơn
ngữ ra ngồi phạm vi của nó. Hay nói cách khác là đã sử dụng những tri
thức đã biết ở ngơn ngữ đích để khám phá ngơn ngữ đích.

18


TIEU LUAN MOI download :


- Chuyển di: Là chiến lược người học mượn những tri thức có sẵn
trong tiếng mẹ đẻ để khám phá ngơn ngữ đích.
- Chiến lược giao tiếp: Người học tìm mọi cách để giao tiếp mặc dù
câu nói có sai ngữ pháp.
Lỗi có thể xuất phát từ bản thân người học, do người học tự tìm tịi
khám phá ngơn ngữ mới hoặc do năng lực khơng hồn hảo của người học,
tuy nhiên lỗi cũng có thể do q trình giảng dạy, do kết quả của những tình
huống học cụ thể trên lớp dẫn đến những lỗi của người học. Tuy nhiên dù
là do người học hay do giảng dạy thì lỗi cũng là một phần tất yếu của quá
trình thụ đắc một ngôn ngữ mới. Trong xu hướng dạy và học ngoại ngữ
theo định hướng giao tiếp như hiện nay, thì “lỗi” là một phần tất yếu khơng
thể thiếu được đối với người học, giúp người học đi từ nhận diện đến thích
ứng và sử dụng đúng ngơn ngữ thứ hai. Như vậy việc định nghĩa về “lỗi”
trong quá trình học ngoại ngữ sẽ giúp người dạy và người học hiểu rõ hơn
về lỗi, để từ đó có phương pháp giảng dạy cũng như tiếp nhận “lỗi” một
cách đúng đắn hơn và có hiệu quả hơn.
1.1.2. Lý thuyết phân tích lỗi
Lý thuyết về phân tích lỗi trong việc học một ngôn ngữ thứ hai được
Stephen Pit Corder và các đồng nghiệp đưa ra vào những năm 60. S.P.
Corder cho rằng phân tích lỗi như là một phương pháp khoa học trong ngơn
ngữ học. Như các trích dẫn của Rod Ellis"Cho tới những năm 1970, phân
tích lỗi đã trở thành một phần được thừa nhận trong ngôn ngữ học ứng
dụng, và sự phát triển phần lớn là do công việc của Corder"[39; tr3]. Trước
Corder, các nhà ngôn ngữ học đã nhận ra lỗi của người học, phân chia
chúng thành các loại, cố gắng xem những lỗi nào là lỗi phổ biến nhưng
khơng thực sự chú ý nhiều đến vai trị của chúng trong việc giảng dạy và

tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai.

19

TIEU LUAN MOI download :


Theo Pit Corder, phân tích lỗi là thủ thuật do các nhà nghiên cứu và
giáo viên sử dụng. Nó bao gồm việc thu thập các mẫu ngôn ngữ của người
học, xác định lỗi các mẫu, miêu tả lỗi, phân loại lỗi và đánh giá mức độ
nghiên trọng của lỗi. Ông cho rằng việc phân tích lỗi khơng chỉ quan tâm
đến mục đích ứng dụng của nó là chữa lỗi mà cịn phải quan tâm đến mục
đích lý thuyết của nó là giải thích sự thể hiện cơ chế ngơn ngữ của người
học, tức là nghiên cứu những chiến lược học và những giả thuyết mà người
học đã sử dụng để tạo ra ngơn ngữ của riêng mình. Q trình phân tích lỗi
được Pit Corder chia làm các giai đoạn [38; tr. 8]:
- Thu thập mẫu ngôn ngữ của người học: Để có thể phân tích lỗi thì
trước hết cần phải thu thập các ngữ liệu của người học. Căn cứ vào ngữ liệu
đã thu thập được để tiến hành thống kê và nhận diện lỗi theo hệ thống.
- Nhận diện lỗi: Ở giai đoạn này cần phân biệt giữa lỗi (error) và sai
lầm (mistake) của người học. Đầu tiên để nhận diện được lỗi hay sai lầm
của người học thì cần kết hợp với việc kiểm tra tính nhất quán của hiệu suất
của người học ngôn ngữ thứ hai. Nếu một người học đôi khi sử dụng đúng
dạng của một cấu trúc hoặc quy tắc nào đó và sau đó sử dụng sai cấu trúc,
thì đó là một sai lầm và có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, nếu người học ln
sử dụng nó sai thành hệ thống, thì đó là một lỗi. Lỗi xảy ra do sự hạn chế
về năng lực ngoại ngữ, người học chưa nắm vững các quy tắc của ngôn ngữ
thứ hai và thường sử dụng ngoại ngữ như một bản năng. Người học không
phát hiện ta rằng mình đã mắc lỗi và khơng có khả năng tự sửa lỗi.
- Miêu tả lỗi: Giai đoạn này được thực hiện sau bước nhận diện lỗi.

Khơng có mơ tả nào có thể được thực hiện mà khơng xác định lỗi. Việc
miêu tả lỗi có thể giúp thống kê và phân loại được các loại lỗi xuất hiện
trong quá trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai của người học dựa trên các tiêu
chí khác nhau. Cách phân loại lỗi thường gặp nhất là phân loại theo các cấp

20

TIEU LUAN MOI download :


độ của của ngôn ngữ như lỗi ngữ âm, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp, lỗi ngữ
dụng.
- Giải thích lỗi: Mục tiêu cuối cùng của lý thuyết phân tích lỗi là giải
thích các lỗi. Do đó, giai đoạn này được coi là quan trọng nhất đối với
nghiên cứu phân tích lỗi. Để đạt được một số biện pháp khắc phục có hiệu
quả, Sanal (2007) tuyên bố rằng các nhà phân tích nên nhận thức được cơ
chế gây ra từng loại lỗi. Có hai cách giải thích về ngun nhân của các câu
sai (câu trong ngôn ngữ trung gian): Cách thứ nhất cho rằng, người học
mang sang ngôn ngữ thứ hai những thói quen trong tiếng mẹ đẻ của họ.
Cách thứ hai cho rằng, việc học ngoại ngữ là một hoạt động tri nhận, hình
thành các giả thuyết và xử lý ngữ liệu; và lỗi là bộ phận đương nhiên,
không thể thiếu trong quá trình học ngoại ngữ. S.P.Corder chỉ ra rằng:
“Chúng ta không thểsửdụngbất cứ nguyên tắc nào trong các câu của ngôn
ngữ người học để cải tiến việc giảng dạy trừ phi chúng ta hiểu được vì sao
chúng xuất hiện và xuất hiện như thế nào”
- Đánh giá lỗi: Bước cuối cùng của q trình phân tích lỗi là đánh giá,
xem xét các mức độ của lỗi. Bước này sẽ đề cập đến các mức độ tác động
của lỗi đến hiệu quả giao tiếp cũng như hiệu quả tiếp nhận ngơn ngữ của
học.
Việc nghiên cứu và phân tích lỗi sẽ giúp cho nhà nghiên cứu ngôn

ngữ hiểu rõ thêm về mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư
duy trong q trình giao tiếp liên ngơn.Phân tích lỗi cũng có ý nghĩa quan
trọng với người học và người dạy tiếng, nó liên quan chặt chẽ đến nghiên
cứu xử lý lỗi trong giảng dạy ngôn ngữ. Việc phân tích lỗi có thể giúp
người dạy lẫn người học giải thích được cơ chế trong việc thể hiện ngơn
ngữ của người học và từ đó có thể sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp để

21

TIEU LUAN MOI download :


sửa lỗi, giúp người học hoàn thiện hơn về khả năng sử dụng ngơn ngữ đích
của mình
1.2. Trật tự từ
Ngữ pháp học (grammar) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu hệ
thống các phạm trù hình thái, các phạm trù cú pháp, các kiểu cấu trúc của
từ, các cụm từ và câu, các phương thức biến đổi và sản sinh từ, các quan hệ
giữa chúng mà khơng tính đến ý nghĩa vật chất cụ thể của chúng. Ngữ pháp
học có đặc điểm là khái quát và trừu tượng.Đó là những sự khái quát về các
phương thức tạo từ, các quan hệ đa dạng trong cụm từ và câu [1; tr. 7].Tóm
lại, ngữ pháp học là khoa học nghiên cứu cơ cấu ngữ pháp của
ngônngữ.Trật tự từ là một vấn đề quan trọng của ngữ pháp, đặc biệt là đối
với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt và tiếng Lào.
Bất cứ loại hình ngơn ngữ nào cũng có quy tắc của trật tự từ riêng của
nó.Quy tắc đó được coi là ngữ pháp.Từ đó, mối quan hệ giữa cụm với cụm
từ cũng quyết định ý nghĩa và để cuối cùng chúng trở thành một câu có
nghĩa. Nghiên cứu trật tự từ là làm sáng tỏ các lớp trong cụm từ và cấu tạo
câu.
Ngay từ thế kỷ 19, việc nghiên cứu các cấu trúc ngữ pháp hình

thức và trật tự đã được đặt ra.Điều này có thể dẫn ra từ một loại hình
ngơn ngữ biến tố điển hình, ngơn ngữ rất khác với tiếng Anh và tiếng
Việt, đó là tiếng Nga. Trong ngôn ngữ này, việc sử dụng trật tự từ như
một phươngthức ngữ pháp đã được nhiều tác giả quan tâm và đề cập tới
đó là lý thuyết về các hình thức ngữ pháp mà A.A. Fortunatov đã xây
dựng nên trường phái Moscơva nổi tiếng. A. A. Fortunatov đã xây dựng
mộtlý thuyết về cấu trúc của các từ tổ mà hạt nhân của nó là các trật tự
và tơn ti của các từ. Tiếp theo A.A. Fortunatov là A.A. Peskopskij trong:
“Cú pháp Nga dưới ánh sáng của khoa học” (1914) đã hoàn thiện lý

22

TIEU LUAN MOI download :


thuyếtvề cấu trúc ngữ pháp theo quan niệm của ngôn ngữ học Ngamới
[20; tr. 4]
Thành công lớn nhất về nghiên cứu các đơn vị ngữ pháp màtrước
hếtlà cấu trúc cú pháp thuộc về ngôn ngữ học cấu trúc luận, đặc biệt là
ngôn ngữ học miêu tả Mỹ, bắt đầu từ L. Bloomfield (1933) đến
z.Harris (1961).Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ trong khichủ trương miêu tả
hình thức hố triệt để đồng thời cũng nêu ra hàng loạt khái niệm về đơn
vị, cấp độ. Nhờ có những phương pháp và kỹ thuật miêu tả chính xác,
ngơnngữhọc miêu tả Mỹ đã xây dựng được một hệ thống các đơn vị
cúpháp với các cấu trúc ngữ pháp làm nòng cốt. Để nhận diện các
đơnvị này, ngôn ngữ học miêu tả Mỹ đã đưa ra được lý thuyết phân bố.
Việc xác lập các quan hệ cũng đưa ra ý niệm về tập hợp các từtrong
một cấu trúc mà nội dung chủ yếu là trật tựtừ.
Về sau N. Chomsky dù vượt ra khỏi khuôn khổ của ngôn ngữ học
miêutả nhưng vấn đề trật tự từ của các yếu tố trong cấu trúc cú pháp vẫn

là những gợi ý hết sức quan trọng để Chomsky xây dựng tiếp lý thuyết
về ngôn ngữ học cải biến và tạo sinh.
Ở châu Âu ngữ pháp học truyền thống vẫn duy trì những quan
niệmriêng của mình về vấn đề trật tự trong các cấu trúc ngữ pháp, đặc
biệt là có sự định hướng về các bình diện chức năng: cụ thể là các phân
tíchtrật tự từ về mặt chức năng và tâm lý như Mathezius (trường phái
Praha, 1936,1945) cho đến các nhà chức năng hiệnđại như Austin,
Searle, Haliday w...
Người đầu tiên xem xét trật tự từ tiếng Việt trong cả hệ thốngcó
lẽ là Lê Văn Lý (1948). Khi Ơng vận dụng lýthuyết về khả năng kết
hợp của từ để mô tả ngữ pháp tiếng Việt,ơng đã nhìn thấy vai trị kết
hợp quan trọng của phương thức trật tự ngữ pháp.Ông cũng cho rằng

23

TIEU LUAN MOI download :


sựthay đổicác trật tự trong câu tiếng Việt tất sẽ dẫn đến q trình tạo
nghĩa mới. Như vậy, vai trị của trật tự từ trong tiếng Việt rất to lớn và vị
trí đứng trướcvị ngữ của chủ ngữ có tính chất ổn địnhcao.
Sau đó là các nhà nghiên cứu Việt ngữ như: F. Martini (1950);
Nguyễn Tài Cẩn (1960); L. Thompson (1965); Nguyễn Kim Thản
(1963/1964); Hoàng Trọng Phiến (1980); Lý Toàn Thắng (1981/1984);
Cao Xuân Hạo (1992) ...đã quan tâm nhiều về vấn đề trật tự trong
câutiếng Việt.
Nghiên cứu trật tự từ thực chất là phân chia các từ vào các từ loại
(động từ, danh từ, tính từ ,...) hoặc phân chia các từ vào thành phần câu
(chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ...) theo từng nhóm, tìm rõ quy luật,
cách sắp xếp từ hoặc cụm từ. Và nếu muốn nghiên cứu sâuhơn thì trật

tự từ khơng thể khơng nói đến vấn đề cấu tạocâu.
Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các lỗi
về trật từ từ trong câu và trong ngữ của sinh viên Lào học tiếng Việt tại
trường đại học Quảng Bình.
1.2.1. Trật tự từ tiếng Việt
Từ của tiế ng Viê ̣t không biế n đổ i hiǹ h thái . Đặc điểm này sẽ chi phối
các đặc điểm ngữ pháp khác . Khi từ kế t hơ ̣p từ thành các kế t cấ u như ngữ ,
câu, tiế ng Viê ̣t rấ t coi tro ̣ng phương thức trâ ̣t tự từ và hư từ . Diệp Quang
Ban đã khẳng định rằng trật tự từ là một công cụ, phương tiện ngữ
pháp quan trọng bởi vì tiếng Việt là một điển hình của các ngơn ngữ
phân tích và cơ lập, trong các ngơn ngữ đó thì ý nghĩa ngữ pháp được
thể hiện chủ yếu thông qua trật tự từ và các thay đổi trong trật tự từ
thường dẫn đến sự thay đổi trong các chức năng ngữ pháp trong cụmtừ.
Tuy nhiênviệc nghiên cứu trật tự từ tiếng Việt chưa có cơng trình
nào được trình bày theomột hệ thống. Thay vào đó, có nhiều cơngtrình

24

TIEU LUAN MOI download :


nghiên cứu cú pháp để khám phá cấu tạo của tiếng Việt, về việc nghiên
cứu trật từ từ của tiếng Việt từ năm 1954 trở lại đây, chúng tơi có thể
đưa ra một số cơng trình tiêu biểu của Nguyễn Kim Thản(1963/1964),
Nguyễn Tài Cẩn (1975),Hoàng Trọng Phiến (1980),Nguyễn Kim Thản
(1981). Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1992) đề cập
đến cấu tạo từ, cấu tạo cụm từ,cấu tạo câu.
Tuy vậy, vai trò của trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ
pháp không giống nhau trong các ngơn ngữ khác nhau. Trong một số ngơn
ngữ thì ý nghĩa ngữ pháp của từ không phụ thuộc vào chỗ chúng được sắp

xếp kế tiếp nhau theo trật tự thế nào. Trái lại, trong các ngôn ngữ như tiếng
Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Lào phương thức trật tự có vai trò rất
quan trọng. Vấn đề này biểu hiện rất rõ ở những trường hợp nếu ta thay đổi
trật tự sắp xếp của các từ trong một câu , thì ý nghĩa ngữ pháp của các từ đó
cũng thay đổi, và vì vậy, ý nghĩa của cả câu cũng khác. Viê ̣c sắ p xế p các từ
theo mô ̣t trâ ̣t tự nhấ t đinh
̣ là cách chủ yế u để biể u thi ̣các quan hê ̣ cú pháp .
Trong tiế ng Viê ̣t khi nói “Anh ta la ̣i đế n” là khác với “La ̣i đế n anh ta” . Khi
các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước
giữ vai trò chin
́ h, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Nhờ trật tự kết hợp của từ mà
“củ cải” khác với “cải củ”, “tiǹ h cảm” khác với “cảm tiǹ h”. Trâ ̣t tự chủ ngữ
đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt.
Xét hai ví dụ có cách sắp xếp trật tự từ khác nhau như sau:
1. Tôi đánh nó
2. Nó đánh tơi
Ở câu (1) từ “tơi” là chủ thể của hành động và giữ vai trò là chủ ngữ,
ngược lại ở câu (2) “tôi” là đối tượng của hành động.
Trong nhiều trường hợp, trong tiếng Việt, việc thay đổi trật tự từ sẽ
làm cho câu trở nên vô nghĩa. Ví dụ:

25

TIEU LUAN MOI download :


×