Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng và giải pháp về việc xây dựng nhà trái phép tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 21 trang )

Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................2
II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................................................................................4
2.1. Một số khái niệm về đô thị và nhà ở đô thị....................................................................................4
2.2 Đặc điểm nhà ở................................................................................................................................5
2.3 Quản lý Nhà nước về nhà ở..............................................................................................................5
2.3.1 Nguyên tắc chung đối với xây dựng nhà ở................................................................................6
2.3.2. Xử lý cơng trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng đô thị.........................................................7
2.3.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở...............................................................7
2.4 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội Quận Bình Thủy......................................................................8
2.4.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thủy......................................................................................................8
2.4.2. Kinh tế.......................................................................................................................................8
2.4.3 Xã hội..........................................................................................................................................9
III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP......................................................................................................10
3.1 Phương tiện.....................................................................................................................................10
3.2 Phương pháp...................................................................................................................................10
IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN...........................................................................................................................12
4.1. Thực trạng về việc xây dựng nhà trái phép tại quận Bình Thủy...................................................12
4.2. Những nguyên nhân xây dựng nhà trái phép tại quận Bình Thủy................................................15
4.3 Giải pháp việc xây dựng nhà trái phép Quận Bình Thủy............................................................16
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................................17
5.1. Kết luận...........................................................................................................................................17
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................20

Nhóm học viên thực hiện: IV


Trang 1


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

I. MỞ ĐẦU
Quận Bình Thủy là một trong những Quận trung tâm của Thành phố Cần Thơ. Trên
địa bàn Quận có các tuyến giao thơng quan trọng: Quốc lộ 91B, đường Cách mạng
tháng 8, đường Lê Hồng Phong (đường 91A) đường tỉnh 918, sân bay Cần Thơ và các
tuyến đường thuỷ quan trọng: sơng Hậu, sơng Bình Thủy.... Với những lợi thế như
trên, quận Bình Thuỷ có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về
kinh tế - xã hội trong những năm tới so với các quận, huyện của thành phố, khai thác
có hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có. (UBND Quận Bình Thủy, 2011)

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 2


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Hình 1.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ
Thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch và quản lý trật tự đô thị hiện
nay trên địa bàn Quận đã dần đi vào nề nếp và từng bước được chấn chỉnh; đại bộ
phận nhân dân đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất
đai và xây dựng nhà ở. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những sai phạm trong xây

dựng và phát triển đô thị được tăng cường trong xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng nhà ở trái
phép vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương trong quận. Việc xây dựng nhà ở trái phép xảy
ra trên diện rộng, mang tính chất phức tạp ở một số nơi, khơng phải vì nhu cầu sinh
hoạt đơn thuần, mà các hộ dân xây dựng trái phép nhằm đối phó để được hưởng đền
bù khi Nhà nước thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thi cơng các cơng trình,
dự án (UBND Quận Bình Thủy, 2012b).
Trước tình hình này, đề tài “Thực trạng và giải pháp về việc xây dựng nhà trái phép
tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” được nghiên cứu nhằm:
- Tìm hiểu thực trạng xây dựng nhà trái phép tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực
quản lý trật tự đơ thị góp phần tạo nên vẻ trang nghiêm một đơ thị Quận văn minh.

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 3


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm về đô thị và nhà ở đô thị
Đô thị là tên gọi chung các thành phố, thị xã, thị trấn, và được hiểu là nơi tập trung
dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là
công nghiệp và dịch vụ. (Võ Kim Cương, 2006)
Dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi
nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị (Trần Đình Hiếu, 2006)
Quản lý đơ thị là một quá trình hoạt động để đi đến mục tiêu bảo đảm cho đô thị

phát triển ổn định, bền vững; bảo đảm hài hịa các lợi ích quốc gia, cộng đồng, cá
nhân, cả trước mắt và lâu dài. (Võ Kim Cương, 2010)

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 4


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống
cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường
sống thích hợp cho người dân sống trong đơ thị, được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị. (Luật Quy hoạch đô thị, 2009).
Nhà ở đô thị là nhà ở được xây dựng trong các đơ thị, hình thức tổ chức nhà ở là
theo dạng tập trung dân cư thành các khu ở (thường gọi là chung cư hoặc nhà ở riêng
lẻ), có hệ thống kỹ thuật hạ tầng đơ thị hồn chỉnh như cấp, thốt nước; cấp điện; cấp
năng lượng; thơng tin liên lạc; truyền thanh truyền hình; hệ thống đường giao thông;
môi trường và hệ thống các cơng trình dịch vụ-phục vụ các nhu cầu về cuộc sống vật
chất và văn hoá, tinh thần của con người. (Trần Đình Hiếu, 2010)
2.2 Đặc điểm nhà ở
Theo Đại học Kinh Tế Quốc Dân (2012), nhà ở có một số đặc điểm như sau:
-Nhà ở là tài sản không thể di dời được, nó gắn liền với đất, được xây dựng trên đất.
Sự gắn liền với đất này chỉ vị trí của nó được phân bố ở đâu. Mà hiện nay các giao
dịch trên thị trường nhà đất đô thị người ta quan tâm nhiều đến vị trí của nhà đất vì vị
trí nhà đất có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị tài sản nhà đất.
-Nhà ở là một bất động sản có tính bền vững, thời gian sử dụng dài, hao mịn chậm.
Đặc điểm này có thuận lợi cho người sử dụng nhất là đối với người có thu nhập thấp ,

vì họ có khả năng nâng cấp, xây dựng mới nhà ở là rất kém. Họ có thể xây dựng một
ngơi nhà có chất lượng trung bình và sử dụng nó trong khoảng thời gian gần 20 năm
mà không phải sửa chữa lớn, trừ những duy tu bảo dưỡng nhỏ như sơn quét vôi tường,
cửa...
-Nhà ở là tài sản có giá trị lớn. So với các hàng hố khác khi mua sắm thì việc xây
dựng nhà ở đòi hỏi một khoản vốn đầu tư lớn và nhất là hiện nay giá nhà đất, nguyên
vật liệu xây dựng ở các đô thị rất cao.
-Nhà ở rất đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng. Đặc điểm này một mặt
là do sự đa dạng của các tầng lớp dân cư đô thị, mặt khác là thu nhập của dân cư đô thị
đã tăng lên, phong tục tập quán truyền thống từng nơi khác nhau.
Theo Nguyễn Bá Đang và Nguyễn Văn Than (1995), nhà ở là phương tiện cư trú và
khơng gian sinh hoạt văn hóa của con người. Nhà ở được phát triển cùng với tiến trình
của lịch sử xã hội, mức độ kinh tế và văn hóa cùng với sự biến đổi về hồn cảnh địa lý,
mơi trường sinh sống của lồi người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng... Trong
những ngơi nhà ở dân gian các yếu tố nói trên được phản ánh khá trung thực và sáng tỏ
2.3 Quản lý Nhà nước về nhà ở

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 5


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Theo Nghị định số: 60/1994/NĐ-CP đã quy định rõ nội dung quản lý Nhà nước về
nhà ở:
-Ban hành quy chế, tiêu chuẩn quy phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng, quản lý
và sử dụng nhà ở.

-Lập kế hoạch xây dựng nhà ở theo đồ án quy hoạch được duyệt.
-Cho phép hoặc đình chỉ việc xây dựng, cải tạo nhà ở
-Đăng ký, điều tra, thống kê nhà ở
-Thanh tra Nhà nước, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật nhà ở
Với các nội dung trên, Nhà nước thông qua các công cụ quản lý, các quy định mang
tính pháp lý để hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển nhà ở phù hợp
từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
2.3.1 Nguyên tắc chung đối với xây dựng nhà ở
Theo Thơng tư số: 39/2009/TT-BXD thì việc xây dựng nhà ở được thực hiện theo
các nguyên tắc sau:
- Phải có bản vẽ thiết kế. Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới
đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát
xây dựng.
- Phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công trừ
nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung,
điểm dân cư nơng thơn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt.
- Việc thi công xây dựng nhà ở phải bảo đảm chất lượng cơng trình, an tồn lao
động và bảo đảm vệ sinh môi trường;.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi cơng xây dựng
nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của Thông tư
này và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng cơng việc do
mình đảm nhận.
- Chủ nhà có thể giao cho từng nhà thầu thực hiện từng cơng việc hoặc có thể giao
cho một nhà thầu thực hiện tổng thầu hoặc thực hiện theo hình thức tổng thầu chìa
khóa trao tay. Giao kết giữa chủ nhà và các nhà thầu phải được thể hiện thông qua hợp
đồng xây dựng xác lập bằng văn bản.
- Tranh chấp giữa chủ nhà và các nhà thầu tham gia xây dựng nhà ở về chất lượng,
tiến độ, giá cả phải được giải quyết trên cơ sở hợp đồng xây dựng.

Nhóm học viên thực hiện: IV


Trang 6


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

2.3.2. Xử lý cơng trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Theo Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự đơ thị thì:
* Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- Ngừng thi công xây dựng cơng trình.
- Đình chỉ thi cơng xây dựng cơng trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp
điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khơng cung cấp các dịch vụ điện
nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ đối với cơng trình xây dựng vi phạm.
- Cưỡng chế phá dỡ cơng trình vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm
nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
* Cơng trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đơ thị
- Cơng trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà
khơng có Giấy phép xây dựng.
- Cơng trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền cấp.
- Cơng trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơng trình xây dựng có tác động đến chất lượng cơng trình lân cận; ảnh hưởng
đến môi trường, cộng đồng dân cư.
2.3.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở

Theo Luật nhà ở (2005) quy định các trường hợp nghiêm cấm trong lĩnh vực xây
dựng nhà ở như sau:
- Xâm phạm, cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng nhà ở
của tổ chức, cá nhân.
- Vi phạm các quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng trong việc phát triển
nhà ở. Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với nhà ở.
- Sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm khơng gian và các bộ phận
cơng trình thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức.
Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 7


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở.
- Những hành vi khác bị nghiêm cấm lĩnh vực nhà ở theo quy định của pháp luật.
2.4 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội Quận Bình Thủy
2.4.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thủy
Bình Thuỷ là một trong những quận trung tâm của thành phố Cần Thơ bao gồm 8
đơn vị hành chính cấp phường.
Ranh giới hành chính của quận được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp quận Ơ Mơn.
- Phía Nam giáp quận Ninh Kiều.
- Phía Đơng giáp tỉnh Vĩnh Long.

- Phía Tây giáp huyện Phong Điền.
Tổng diện tích tự nhiên tồn quận là 7.068,23 ha. (UBND Quận Bình Thủy, 2011)

2.4.2. Kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp năm 2011 đạt 201.707 triệu
đồng (theo giá cố định 1994), tăng gấp 1,12 lần so với năm 2010. (UBND Quận Bình
Thủy, 2011)
* Khu vực kinh tế công nghiệp
- Số cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh từ 423 cơ sở năm 2000 lên
637 cơ sở vào năm 2010 và đến năm 2011 có 640 cơ sở (trong đó số cơ sở cá thể
chiếm tới 79,69%).
- Số lao động trong khu vực kinh tế công nghiệp tăng từ 7.933 lao động năm 2000
lên 17.520 lao động năm 2010. Đến năm 2011 có 17.630 lao động (tăng gấp 2,22 lần
so với năm 2000).

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 8


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Giá trị sản xuất khu vực kinh tế công nghiệp tăng nhanh. Đến năm 2011 đạt
4.513.088 triệu đồng (theo giá cố định 1994), tăng gấp 1,08 lần so với năm 2010. Tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 27,50%.(UBND Quận Bình Thủy, 2011)
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Kết quả đạt được của khu vực kinh tế dịch vụ đến năm 2011 như sau:

- Số đơn vị kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn quận tăng nhanh trong
những năm gần đây. Năm 2010 có 5.057 cơ sở và đến năm 2011 có 5.687 cơ sở.
- Số lao động kinh doanh dịch vụ - thương mại năm 2011 có 8.493 người, tăng gấp
1,14 lần so với năm 2010.(UBND Quận Bình Thủy, 2011)
2.4.3 Xã hội
* Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số trung bình của quận là 104.134 người,
chiếm 8,89% dân số của tồn thành phố (là quận có dân số thấp thứ 2 của thành phố trên quận Cái Răng). Mật độ dân số trung bình 1.473 người/km2, cao gấp 1,76 lần so
với mức bình quân chung của cả thành phố (836 người/km 2). Là quận trung tâm nên
mật độ dân số của quận chỉ thấp sau so với quận Ninh Kiều (7.472 người/km 2).
(UBND Quận Bình Thủy, 2011)
* Lao động, việc làm và thu nhập
Tổng dân số trong độ tuổi lao động của quận năm 2011 có 70.409 người, chiếm
67,61% dân số, trong đó có 35.073 lao động nam, chiếm 49,81%. Lao động khu vực
kinh tế Công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp có 17.630 người, chiếm 25,04%; Lao động
khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại có 8.802 người, chiếm 12,50%.(UBND Quận
Bình Thủy, 2011)
Thu nhập bình quân đầu người của quận năm 2011 đạt 1.350 USD/người/năm,
tương đương với 25.000.000 đồng/người/năm (bằng 104% mục tiêu kế hoạch), tăng
gấp 1,21 lần so với năm 2010. (UBND Quận Bình Thủy, 2011)

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 9


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch


III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Phương tiện
- Địa điểm nghiên cứu: Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
- Thời điểm nghiên cứu: Từ 22/10/2012 đến 27/10/2012
- Tài liệu: Sách, báo, giáo trình và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
3.2 Phương pháp
Bước 1: Thu thập số liệu và tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Xây dựng, 2003. Ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc Hội

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 10


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Luật Nhà ở, 2005. Ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội.
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình.
- Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm
trật tự đô thị.
- Nghị định số: 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh
doanh vật liệu xây dựng, quản lý cơng trình hạ tầng kỷ thuật, quản lý và phát triển nhà
và công sở.

- Quyết định số: 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy
định Về việc hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng.
- Thông tư số: 39/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi
tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm
2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh
doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng
trình hạ tầng kỹ thuật;quản lý phát triển nhà và công sở.
- Thu thập các số liệu 09 tháng đầu năm 2012 từ phịng Quản lý đơ thị về số trường
hợp được cấp phép xây dựng, số trường hợp xây dựng không phép và trái phép, thời
gian từ 01/01/2012 đến 31/10/2012 trên địa bàn quận Bình Thủy.
- Một số văn bản, báo cáo của UBND Quận Bình Thủy ban hành có liên quan.
Bước 2. Khảo sát tình hình thực tế
- Khảo sát tình hình thực tế từ cán bộ quản lý và hộ dân trên địa bàn Quận Bình
Thủy ở một số khu vực điển hình từ các phường như: Phường Long Hịa, An Thới, Trà
Nóc, Long Tuyền. Thành lập các đồn kiểm tra và kết hợp với cán bộ địa chính
phường để rà sốt và nắm được tình hình nhằm tìm ra được những khó khăn, vướng
mắt trong việc xin phép và cấp phép xây dựng, để hiểu được những tâm tư nguyện
vọng của các hộ dân để họ thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Từ khảo sát thực tế và các số liệu thu thập từ phòng Quản lý Đơ thị để có cái nhìn
tổng qt về tình hình xây dựng trái phép trên địa bàn quận Bình Thủy.
Bước 3. Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết
- Tham khảo các văn bản.

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 11


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn


CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Đánh giá những thông tin thu thập được, từ đó tìm ra những thực trạng việc xây
dựng nhà trái phép trên địa bàn Quận.
- Đề xuất các biện pháp hợp lý và hữu hiệu cho công tác quản lý nhà ở trong đô thị.
- Đưa ra kết luận, đề nghị và phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới.
Bước 4. Tổng hợp và hoàn chỉnh báo cáo.

IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng về việc xây dựng nhà trái phép tại quận Bình Thủy
- Do dân số đô thị ngày một tăng, nhu cầu nhà ở ngày một lớn. Nhu cầu ở không
những cần mở rộng về diện tích sàn bình qn đầu người mà còn phải nâng cao chất
lượng ở, tiện nghi ở (Lương Anh Dũng, 2000) do đó việc quản lý nhà ở đô thị cần
thực hiện đảm bảo theo quy hoạch. Trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước
về quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Bình Thủy có nhiều
mặt chuyển biến tích cực, từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa của quận. Nhìn
chung những tháng đầu năm 2012, số lượng trường hợp xây dựng nhà trái phép có xu
hướng giảm so với năm 2011, các hộ dân đã dần có ý thức hơn trong việc xin phép xây
dựng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, vẫn cịn khó khăn hạn
chế trong cơng tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ở các địa phương của quận, một bộ
Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 12


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

phận người dân vẫn cố tình xây dựng nhà trái phép vẫn còn xảy ra như xây dựng nhà

riêng lẻ trên đất nông nghiệp chẳng hạn như phường Bùi Hữu Nghĩa (4 trường hợp),
phường Long Tuyền (3 trường hợp). Xây dựng lấn chiếm hành lang lộ giới điển hình
như đường Quốc lộ 91B thuộc phường Long Tuyền 10 trường hợp, cặp đường Võ Văn
Kiệt thuộc phường An Thới 14 trường hợp, cặp Quốc lộ 91B thuộc phường Long Hịa
(12 trường hợp). Xây dựng khơng đúng giấy phép xây dựng và xây nhà tạm khơng
nhằm mục đích sinh hoạt trong các dự án quy hoạch để nhận tiền bồi thường giải
phóng mặt bằng của Nhà nước chủ yếu: trên toàn tuyến lộ giới 91B phường Long
Tuyền (12 trường hợp), phường Bùi Hữu Nghĩa (8 trường hợp). (UBND Quận Bình
Thủy, 2012a).
Tổng số đợt kiểm tra xây dựng trên địa bàn Quận Bình Thủy trong 09 tháng đầu
năm 2012 có tổng cộng 219 trường hợp vi phạm xây dựng nhà ở (UBND Quận Bình
Thủy, 2012a), được thống kê đối với từng phường như sau:
Bảng tổng hợp số liệu xây dựng nhà trái phép trên địa bàn Quận

(Nguồn: UBND Quận Bình Thủy, 2012a)

Nhóm học viên thực hiện: IV

Hình 4.1 : Ảnh nhà vi phạm ( ảnh chụp)

Trang 13


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Trong 219 trường hợp xây dựng nhà trái phép, gồm: xây dựng không phép: 111
trường hợp; xây dựng sai phép: 108 trường hợp.
Chính quyền địa phương đã ban hành 78 quyết định xử phạt vi phạm hành chính

( trong đó: phạt tiền: 20; đình chỉ: 03, tháo dỡ: 55). Có 08 quyết định chấp hành (phạt
tiền: 05, đình chỉ: 03). Tổng số tiền phạt thu được là 47.500.000đ (Bốn mươi bảy triệu
năm trăm ngàn đồng). Số chưa chấp hành là 70 QĐ (phạt tiền: 15; tháo dỡ: 55).
(UBND Quận Bình Thủy, 2012a)
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2012 đến nay các phường Long Tuyền, Long Hịa
và An Thới, Quận Bình Thủy đã xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, kinh phí và đã
tổ chức thực hiện việc cưỡng chế hành chính đối với 42 trường hợp (An Thới: 14,
Long Hòa: 12 và Long Tuyền: 16) xây dựng nhà trái phép trên địa bàn, đình chỉ, cam
kết hoặc buộc các hộ vi phạm tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép, khơi phục lại
hiện trạng ban đầu.
Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên,
xử lý giải quyết các vụ việc sai phạm trong xây dựng chưa triệt để, cịn nể nang, cơng
tác tun truyền cịn mang nặng tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu, trình độ
chun mơn trong quản lý quy hoạch cịn yếu kém, quy hoạch kéo dài thời gian triển
khai thực hiện, thiếu chính sách và giải pháp về nhà ở cho một bộ phận người dân
nhập cư. Ngoài ra ý thức của một vài người dân trong việc chấp hành chủ trương,
chính sách của Nhà nước cịn nhiều hạn chế, cịn có nhiều trường hợp người bị cưỡng
chế cố tình không chấp hành, chống đối rất quyết liệt, người chủ trì tổ chức cưỡng chế
phải áp dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp tạm giữ người, phạt hành chính,...
ảnh hưởng đến tình hình trật tự xã hội của địa phương.(UBND Quận Bình Thủy,
2012b)

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 14


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch


Hình 4.2 : Ảnh nhà vi phạm ( ảnh chụp)
4.2. Những nguyên nhân xây dựng nhà trái phép tại quận Bình Thủy
- Cán bộ quản lý cấp phường chưa chủ động và tập trung vào công tác tuyên truyền,
việc tuyên truyền phổ biến tại địa phương ra dân chỉ thực hiện giai đoạn đầu khi triển
khai kế hoạch, khơng mang tính chất thường xun, liên tục, kéo dài, để thực sự tạo sự
đồng thuận và chuyển biến về nhận thức trong nhân dân khi tham gia quan hệ pháp
luật trên lĩnh vực xây dựng. (Phòng quản lý đơ thị Quận Bình Thủy, 2012)
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao về việc xây dựng
các cơng trình nhà ở; tự ý xây nhà, cơng trình khơng xin phép, trái phép và sai phép
không thông qua ý kiến cơ quan thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích.
- Việc chấp hành quyết định cưỡng chế và áp dụng biện pháp cưỡng chế của người
dân gặp khó khăn vướng mắc, lý do người bị cưỡng chế khơng có tài sản, khơng có tài
khoản tại ngân hàng, nhà bị cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ, hồn cảnh thực sự khó khăn
khơng khả năng thanh tốn chi phí cưỡng chế.

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 15


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Việc công bố, công khai và thực hiện các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị
đã được phê duyệt chưa tốt, chưa được phổ biến rộng rãi đến tồn thể người dân; cịn
có nhiều dự án treo, chậm triển khai, những dự án không khả thi làm ảnh hưởng đến
tâm lý của người dân.
- Việc phân công giao trách nhiệm cụ thể cho các trưởng khu vực và cán bộ quản lý

trật tự đô thị chưa phân định cụ thể, rõ ràng trong kế hoạch, do đó khi có cơng trình
xây dựng vi phạm xảy ra trên khu vực đăng ký thì quy trách nhiệm xử lý sẽ gặp khó
khăn.(UBND Quận Bình Thủy, 2012c)
- Chế độ kiểm tra giám sát kế hoạch đăng ký của UBND các phường thực hiện chưa
chặt chẽ thường xuyên, việc thực hiện các biện pháp xử lý các công trình xây dựng vi
phạm trật tự đơ thị chưa kiên quyết, không đúng thời gian, không kịp thời, các biện
pháp ngăn chặn như gửi văn bản thông báo không cung cấp điện, nước đối với các
cơng trình xây dựng vi phạm chưa thực hiện tốt, biện pháp chế tài trong việc ngăn cấm
khơng cho cơng nhân vào cơng trình xây dựng vi phạm theo quy định pháp luật chưa
thực hiện.(UBND Quận Bình Thủy, 2012c)
- Chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đã đăng ký hàng tháng về UBND Quận
chưa thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.
- Đội ngũ cán bộ phường quản lý nhà nước về cơng tác xây dựng cịn hạn chế về
trình độ chun môn, phát hiện chưa xử lý kịp thời, đúng lúc, đôi khi lợi dụng việc xây
dựng sai phép của dân để trục lợi riêng.
4.3 Giải pháp việc xây dựng nhà trái phép Quận Bình Thủy
- Đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tun truyền chính sách pháp luật có liên quan trên
các phương tiện thông tin đại chúng, thẳng thắng mạnh dạn trong việc xét gia đình văn
hóa hàng năm, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến
trong việc thực hiện chủ đề “Trật tự, kỷ cương đơ thị” nói chung và việc chấp hành các
quy định về xây dựng nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng như phối hợp
đưa tin trên Đài PT-TH Cần Thơ, Báo Cần Thơ, Đài Truyền thanh Quận Bình Thủy,…
- Thực hiện cơng bố, cơng khai, rà sốt lại các quy hoạch đã được phê duyệt; Thực
hiện đúng quy hoạch đã công bố; đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với
những dự án treo, chậm triển khai, những dự án không khả thi;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các trường hợp xây dựng trái phép trên địa bàn,
đặc biệt trên tuyến Quốc lộ 91B, Võ Văn Kiệt và trên các khu vực đăng ký khơng có
trường hợp xây dựng “khơng phép, sai phép”; khơng để trường hợp xây dựng vi phạm
mới phát sinh, không để tình trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn tồn tại.(UBND Quận
Bình Thủy, 2012c).


Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 16


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Giải quyết dứt điểm các quyết định xử phạt còn tồn đọng trong 9 tháng đầu năm
2012 trên địa bàn Quận. Đình chỉ thi cơng các cơng trình đang xây dựng, buộc tự tháo
dỡ, cưỡng chế tháo dỡ, bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm gây ra và khôi
phục lại hiện trạng ban đầu đối với cơng trình xây dựng trái phép.
- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ quản lý
công tác xây dựng trên địa bàn quận Bình Thủy.
- Phân cơng cụ thể trách nhiệm của từng khu vực, cơ quan quản lý, phát hiện xử lý,
báo cáo kịp, thời đầy đủ theo nội dung kế hoạch đã đăng ký về “trật tự, kỷ cương đô
thị”.
- Giải quyết vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp theo hướng số lượng và chất
lượng nhà ở là cần thiết, đồng thời phải xem xét những vấn đề liên quan đến nhà ở như
là quản lý đất, tình trạng sở hữu, quy hoạch thành thị, đảm bảo thời gian sử dụng đất,
đền bù, tái định cư, cơ chế tài trợ nhà ở.(Antoine Pouilieute, 2003)

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Việc xây dựng trái phép, sai phép trong q trình đơ thị hóa hiện nay tại Quận
Bình Thủy xét cho cùng nguyên nhân sâu xa cũng vì một bộ phận người dân bức xúc
Nhóm học viên thực hiện: IV


Trang 17


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

về nhu cầu nhà ở, cũng như lợi ích về kinh tế. Số trường hợp vi phạm tập trung ở
trung tâm quận và các tuyến đường chính đi qua quận. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý, vừa đảm bảo
được tính cơng khai minh bạch trong xử lý, tính ngăn chặn và phịng ngừa, tính
nghiêm khắc, giáo dục, răn đe của pháp luật, đồng thời cũng xem xét cân nhắc đến yếu
tố, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc
sống đồng thời phù hợp quy hoạch chung của quận.
- Công tác kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng nhà ở là biện pháp không thể thiếu đối với những hành vi vi phạm xây dựng
ngày càng gia tăng, mức độ và tính chất nghiêm trọng ngày càng phức tạp.
5.2 Kiến nghị
Để lập lại trật tự kỹ cương đô thị tại địa bàn Quận Bình Thủy, nâng cao cơng tác
quản lý đơ thị và hạn chế thấp nhất tình trạng xây dựng nhà trái phép trên địa bàn
Quận. Đề tài nghiên cứu có những kiến nghị sau:
- Để công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch được triển khai có hiệu quả
hơn, UBND quận Bình Thủy đề nghị thành phố chỉ đạo các Sở, Ngành có liên quan
sớm giải quyết các kiến nghị của Quận về các dự án chậm triển khai thực hiện và các
quy hoạch khơng cịn phù hợp.
- Cần kiến nghị xem xét sửa đổi điều chỉnh bổ sung khoản 1 Điều 42 Nghị định
37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính Phủ, quy định thủ tục áp dụng các biện
pháp cưỡng chế hành chính vì có những điểm cịn bất cập trong quá trình áp dụng biện
pháp cưỡng chế hành chính lĩnh vực xây dựng tại địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền vận động các hộ xây dựng vi phạm đã có quyết định

cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tự giác chấp hành thực hiện quyết
định, cần phân tích rõ những thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần khi bị cưỡng chế,
làm cho nhân dân thấy được trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình để chấp hành
pháp luật nghiêm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 18


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Hình 4.3 : Ảnh nhà đang bị tháo dỡ ( ảnh chụp)
- Tăng cường công tác giám sát việc tái lập, hoàn trả lại mặt đường đối với các đơn
vị được cấp phép đào đường, vỉa hè.
- Trong cơng tác cưỡng chế hành chính lĩnh vực xây dựng vì có liên quan đến quyền
và lợi ích hợp pháp của cơng dân, do đó phải đảm bảo ngun tắc công khai minh bạch
trong việc xử lý vi phạm, quy trình thủ tục và các bước thực hiện cưỡng chế phải tuân
thủ theo quy định pháp luật, các biện pháp áp dụng để thực hiện cưỡng chế phải được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
- Tập trung lập lại trật tự đô thị trên tuyến đường chính của quận, dọn dẹp, sắp xếp
lại tình hình mua bán tại các chợ, nhất là tại các cổng trường, xử lý nghiêm các trường
hợp mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè.
- Công an thành phố xem xét, phối hợp, chỉ đạo Cơng an quận tích cực trong công
tác phối hợp cưỡng chế các hộ xây dựng vi phạm.

Nhóm học viên thực hiện: IV


Trang 19


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Antoine Pouilieute, 2003, Nhà ở có chi phí thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu giới
thiệu về hoạt động hợp tác của Pháp ở Việt Nam.
Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2012, Cơ sở lý luận về đề tài nhà ở, Tài nguyên giáo dục mở Việt
Nam, truy cập ngày 2/11/2012, website:
Luật nhà ở, 2005, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc Hội khóa XI, Cổng thơng
tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 26/10/2012, website:
Luật Quy hoạch đô thị, 2009, ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Quốc Hội khóa XII,
Cổng thơng tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 26/10/2012, website:

Nghị định số: 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/09/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều
của nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, Thư viện pháp
luật Việt Nam, truy cập ngày 30/10/2012, website:
Nghị định số: 180/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự
đô thị. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 27/10/2012, website:

Nghị định số: 37/2005/NĐ-CP, ban hành ngày 18/3/2005 của Chính Phủ quy định thủ tục áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Thư viện
pháp luật Việt Nam, truy cập ngày 01/10/2012, website:
Nghị định số: 60/1994/NĐ-CP, ban hành ngày 5 tháng 7 năm 1994 của Chính Phủ quy định về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị . Hệ thống văn bản quy phạm pháp

luật, truy cập ngày 30/10/2012, website: />Nguyễn Bá Đang và Nguyễn Văn Than, 1995, Nhà ở nông thôn truyền thống và cải tiến,
NXB Xây dựng, Hà Nội
Phịng quản lý đơ thị Quận Bình Thủy, 2012, Báo cáo cơng tác cấp phép xây dựng Quận Bình
Thủy 09 tháng đầu năm 2012.
Thông tư số: 39/2009/TT-BXD, ban hành ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn về quản lý chất lượng nhà ở riêng lẻ, Thư viện pháp luật Việt Nam, truy cập
ngày 30/10/2012, website:
Trần Đình Hiếu, 2006, Giáo trinh Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Trường ĐH Khoa
Học Huế, Đại Học Huế, truy cập ngày 29/10/2012, website: .

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 20


Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn

CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Trần Đình Hiếu, 2010, Khái niệm nhà ở đơ thị, Tạp chí khoa học ĐH Khoa học Huế, Số 10,
tr10-13.
UBND Quận Bình Thủy, 2011, Báo cáo tóm tắt QHSDĐ quận Bình Thuỷ đến năm 2020.
UBND Quận Bình Thủy, 2012a, Báo cáo công tác quản lý trật tự đơ thị 09 tháng đầu năm
2012 khu vực có nhà ở xây dựng không phép, sai phép tại địa bàn Quận Bình Thủy, TP.
Cần Thơ.
UBND Quận Bình Thủy, 2012b, Chỉ thị Số: 01/2012/CT-UBND về việc tăng cường công tác
kiểm tra, xử lý tình hình lấn chiếm đất, xây dựng nhà ở trái phép trên địa bàn Quận Bình
Thủy.
UBND Quận Bình Thủy, 2012c, Báo cáo kết quả thực hiện chủ đề “Trật tự, kỷ cương đô thị”
9 tháng đầu năm 2012 và phương hướng 3 tháng cuối năm 2012 trên địa bàn quận Bình

Thủy.
Võ Kim Cương, 2006, Chính sách đơ thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Võ Kim Cương, 2010, Chiến lược phát triển đơ thị, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.
Lương Anh Dũng, 2000, Nhà ở đô thị sau năm 2000, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Nhóm học viên thực hiện: IV

Trang 21



×