Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

LÊN kế HOẠCH e MARKETING CHO THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 51 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN E MARKETING
Đề tài:

LÊN KẾ HOẠCH E MARKETING CHO THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Hà Nội 2021


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển rộng rãi với tốc độ như vũ bão của Internet đã và đang góp phần thay đổi
hoàn toàn cuộc sống của người dân trên toàn thế giới nói chung, người Việt nói riêng.
Theo thống kê của Ookla năm 2020, mạng internet băng thông rộng tại Việt Nam với
96,90 triệu người sử dụng Internet, đã đạt tốc độ 47,66 Mb/giây và xếp thứ 59 trên
toàn thế giới. Từ đó, Internet trở thành một mơi trường kinh doanh hấp dẫn và là công
cụ hiệu quả để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
Với sự bắt kịp và theo đuổi không ngừng sự phát triển của Internet, E Marketing
trở thành một phần quan trọng, tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Đây là công
cụ giúp làm giảm thời gian thu thập thông tin, loại bỏ những trở ngại về không gian và
thời gian, tạo ra sự tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh
nghiệp tiếp cận trực tiếp với khách hàng – điều khơng dễ có thể đạt được ở các phương
thức marketing truyền thống. Thế Giới Di Động là một trong những doanh nghiệp tại
Việt Nam bắt đầu bởi việc thành lập website, bán hàng trên website trước khi thành lập
cửa hàng. Bằng việc nắm bắt rõ xu hướng thị trường, tâm lý mua hàng mà Thế Giới Di
Động cũng ngày càng chú trọng hơn trong việc xây dựng E Marketing cho doanh
nghiệp mình, bằng chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy là hiện nay Thế
Giới Di Động là một thương hiệu uy tín trong ngành bán lẻ thương mại điện tử, được
khách hàng yêu mến và tin dùng. Nhưng song song đó, với sự biến động và ảnh hưởng


của Covid 19 cộng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ thì Thế Giới Di
Động cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc xây dựng chỗ đứng vững mạnh trên nền
tảng bán hàng online. Với những lý do trên, nhóm em quyết định chọn đề tài “ Lập kế
hoạch E-Marketing cho Thế Giới Di Động” thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt
động E-Marketing trong 3 tháng gần đây (4/2021 – 10/2021), từ góc nhìn khách quan,
xây dựng kế hoạch Marketing cho Thế Giới Di Động.
Nội dung nghiên cứu của nhóm gồm 4 phần chính như sau:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Thế Giới Di Động
Phần 2: Phân tích hồn cảnh marketing của Thế Giới Di Động
Phần 3: Thực trạng hoạt động E-Marketing của Thế Giới Di Động trong 3 tháng gần
đây (4 - 10/2021)
Phần 4: Lên kế hoạch E-Marketing cho Thế Giới Di Động
3


Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Thế Giới Di Động
1. Giới thiệu tổng quan về Thế Giới Di Động
-

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Thế Giới Di Động
Tên tiếng anh của công ty: Mobile World SSC
Thành lập: Vào tháng 3 năm 2004
Người sáng lập: Nguyễn Đức Tài - là 1 trong 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng

-

khoán Việt Nam năm 2019 với tổng giá trị tài sản lên đến 3.260.88 tỷ đồng.
Mã chứng khốn: MWG
Trụ sở chính: Tịa nhà MWG – Lơ T2 – 1.2, Đường D1, Khu Công Nghệ Cao,


-

Phường Tân Phú, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực hoạt động chính: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại

-

di động, thiết bị kỹ thuật số, và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.
Trang web:

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thế Giới Di Động
Thế Giới Di Động được thành lập vào tháng 3 năm 2004. Lúc đó, Thế giới di
động lựa chọn mơ hình thương mại điện tử sơ khai với một website giới thiệu thông tin
sản phẩm và 3 cửa hàng nhỏ trên đường Hồng Văn Thụ, Thành phố Hồ Chí Minh để
giao dịch.
Tháng 10 năm 2004, cơng ty chuyển đổi mơ hình kinh doanh, đầu tư vào một cửa hàng
bán lẻ lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu và bắt đầu có lãi.
Tháng 3 năm 2006, Thế giới di động có tổng cộng 4 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Năm 2007, cơng ty thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư của Mekong Capital và
phát triển nhanh chóng về quy mơ, đạt 40 cửa hàng vào năm 2009.
Cuối năm 2010, Thế giới di động mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện
tử tiêu dùng với thương hiệu Dienmay.com (nay đổi thành Dienmayxanh.com).
Cuối năm 2012, Thế giới di động có tổng cộng 220 cửa hàng tại Việt Nam.
Tháng 5/2013, Thế giới di động nhận đầu tư của Robert A. Willett – cựu CEO BestBuy
International và công ty CDH Electric Bee Limited.
Năm 2017, Công ty cổ phần Thế giới di động tiến hành phi vụ sáp nhập và mua lại hệ
thống bán lẻ điện máy Trần Anh.

4



Tháng 10/2018, phi vụ sáp nhập hoàn thành. Tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh sẽ được
gỡ bỏ tên và thay bằng biển hiệu Điện máy Xanh, website của Trần Anh cũng đã
chuyển hướng hoạt động về dienmayxanh.com.
Tháng 3/2018. Thế giới Di Động mua lại 40% vốn của chuỗi dược phẩm Phúc An
Khang. Sau đó đổi tên Thành Nhà Thuốc An Khang.
Tháng 12/2018. Thế giới Di Động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui.
1.2 Hoạt động kinh doanh
Vào tháng 11 năm 2017, Công ty Thế giới di động đã mở thêm 668 siêu thị mới,
với 117 siêu thị thegioididong.com, 351 siêu thị Điện Máy Xanh và 200 siêu thị Bách
hóa Xanh. Kết quả này đưa tổng số siêu thị đang hoạt động của công ty lên 1.923 siêu
thị, tăng hơn 50% so với thời điểm đầu năm. Cũng trong 11 tháng của năm 2017,
doanh thu của hệ thống đạt gần 59.000 tỷ đồng.Sang đến năm 2018, con số tổng cửa
hàng đã lên đến 2.160 cửa hàng, có mặt trên tất cả 63 tỉnh thành.

Hình 1: Sơ đồ doanh thu của công ty cổ phần Thế Giới Di Động (nguồn:
internet)
Kết quả kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2019 của Thế Giới Di Động rất đáng
ngưỡng mộ. Doanh thu hợp nhất đạt gần 69.000 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD), tăng 17% so
5


với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 2,7 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với
năm trước. Với kết quả kinh doanh này, Thế Giới Di Động đã thực hiện được 63% kế
hoạch doanh thu và 76% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.
Từ những kết quả khả quan đó giúp giá cổ phiếu của Thế Giới Di Động (tên
trên sàn chứng khoán MWG) cũng tăng mạnh. Giá cổ phiếu từ 80.000 đồng/cp lên
mức 126.500 đồng/cp, tăng 58%. Tính đến tháng 9 năm 2019, giá trị vốn hóa của Thế
Giới Di Động đạt 56.000 tỷ đồng.

Dù đích đến 10 tỷ USD là một chặng đường khá xa, nhưng Thế Giới Di Động
vẫn không ngừng nỗ lực để hồn thành mục tiêu đó. Đầu năm 2020, mục tiêu doanh
thu của Thế Giới Di Động đặt ra là 108.468 tỷ đồng, tăng 25%, lợi nhuận sau thuế ước
tính đạt 3.571 tỷ đồng, tăng 24%.
2. Giới thiệu về Website Thế Giới Di Động
Một số Sản phẩm dịch vụ được cung cấp trên website Thế Giới Di Động:
-

Laptop
Máy tính bảng
Máy ảnh, máy quay phim
Các sản phẩm giải trí số: máy nghe nhạc, máy xem phim, loa nghe đa năng, tivi

-

box, từ điển điện tử, máy tính cầm tay và máy ghi âm
Các phụ kiện máy tính bảng, phụ kiện laptop, phụ kiện điện thoại di động và phụ

-

kiện kỹ thuật số
Sim số
Ứng dụng và game, phần mềm điện thoại di động và phần mềm laptop

-

6


Phần 2: Phân tích hồn cảnh marketing của Thế Giới Di Động

1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường kinh tế
Là nội dung quan trọng trong phân tích mơi trường vĩ mô bởi đây là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua qua đó ảnh hưởng đến chiến lược phát triển sản
phẩm của doanh nghiệp.
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới
kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt
Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD
năm 2019, với hơn 45 triệu người thốt nghèo. GDP bình qn đầu người đạt 3.521
USD vào năm 2020. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá).
Tỷ giá USD/VND khá ổn định trong suốt 9 tháng đầu năm 2021. Thậm chí, tỷ giá
có xu hướng giảm sau khi Ngân hàng Nhà nước chuyển sang cơ chế mua bán tiền tệ tại
chỗ và hạ giá mua USD. Sau hai lần hạ giá mua USD, giá mua USD đã được Ngân
hàng Nhà nước giảm 375 đồng/USD, mức giảm mạnh nhất trong lịch sử.
Tháng 4/2021 tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ 0,07% và so với cùng kỳ năm trước thì chỉ
tăng 0,95%. Tính chung cả 4 tháng, lạm phát cơ bản bình quân so với cùng kỳ năm
2020 chỉ tăng 0,74%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Việt Nam là một
trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại
những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình
được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020.
Theo số liệu mới nhất từ Worldbank.org, ngày 24 tháng 8 năm 2021 GDP Việt
Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi
nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm.
Trong tháng 07 năm 2021, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là
mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng (PMI)
cũng giảm đáng kể.

7


Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt
trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận
trọng. Các chuỗi cung ứng và các khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch COVID-19 tái
bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa
nhà máy hoặc đình hỗn sản xuất.
Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay khơng? Điều
đó cịn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu
quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi.
Khủng hoảng COVID-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế
trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến.
Chính phủ cũng tăng cường số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu của mình.
Báo cáo cho rằng cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có
trở thành cơng xưởng thế giới về công nghệ số hay không sẽ không phụ thuộc nhiều
vào khả năng tạo ra những đột phá về công nghệ mà được quyết định bởi năng lực
khai thác được nhiều nhất những công nghệ số được phát triển ở các quốc gia khác.
Các nhà hoạch định chính sách cần khuyến khích các doanh nghiệp và người lao
động có được những kỹ năng phù hợp để tận dụng quá trình chuyển đổi số, bồi dưỡng
năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp thông qua cạnh tranh và hỗ trợ tài
chính cho khởi nghiệp và nhân tài trong nước, đồng thời thúc đẩy khả năng truy cập,
chất lượng và an ninh thơng tin. Ba định hướng chính sách đó địi hỏi Chính phủ phải
can thiệp khéo léo và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân theo hướng minh bạch
đầy đủ để tránh bị lạm dụng bởi lợi ích nhóm cả ở khu vực cơng và tư nhân.
1.2. Mơi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa – xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến việc lựa chọn sản phẩm như tính tiện
dụng sản phẩm, tính năng sản phẩm..để đáp ứng được điều đó cơng ty đã cho ra nhiều
dòng sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những sở thích đa dạng của nhiều người.

Văn hóa của cơng ty cịn được thể hiện ở chính trong nội bộ doanh nghiệp, cách
giao tiếp ứng xử, thái độ phục vụ của nhân viên với khách hàng là một biểu hiện cụ thể
của văn hóa doanh nghiệp.
Các sản phẩm của cơng ty khi tung ra thị trường cũng phải phù hợp với văn hóa
xã hội Việt Nam, từ thiết kế đến cách truyền thông thông điệp quảng cáo cũng cần phải
8


đúng mực, điều này cũng gây tác động không nhỏ đến quá trình hoạch định chiến lược
của Thế giới di động.
Người Việt Nam là người dễ chấp nhận những cái mới mẻ và có quan điểm cách
tân, có thái độ chào đón những cái mới miễn là cái mới phù hợp với cách sống, cách tư
duy của họ.
Người dân Việt Nam thích tiêu dùng những sản phẩm mới, có yếu tố hướng
ngoại, thích thể hiện nhiều ra bên ngồi, có lối sống khá phóng thống. Việc tìm hiểu
mơi trường văn hoá giúp doanh nghiệp phần nào nắm bắt được thị hiếu khách hàng.
1.3. Môi trường nhân khẩu
Trong 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng đầy thuyết phục phần lớn là
dựa vào lực lượng lao động trẻ dồi dào. Ước tính lực lượng này đóng góp 1/3 tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2018. Và trong chưa đầy 20 năm
tới, những người này sẽ rời khỏi thị trường lao động.
So với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số như Việt Nam đang
trải qua hiện nay, thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân theo đầu
người của Việt Nam đều thấp hơn. Viễn cảnh “chưa giàu đã già” có nghĩa là Việt Nam
sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức quan trọng mà để giải quyết sẽ không tránh
khỏi những lựa chọn chính sách khó khăn. Báo cáo này đưa ra lộ trình để Việt Nam
vượt qua giai đoạn thử thách này.
Việt Nam đang trải qua q trình già hóa dân số nhanh chóng. Dân số Việt Nam
bắt đầu già hóa vào năm 2015. Đến năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân
số già.

Khơng giống như nhiều quốc gia khác đã từng trải qua quá trình chuyển đổi nhân
khẩu học này, Việt Nam đang gặp tình trạng "chưa giàu đã già”. Thu nhập bình quân
đầu người của Việt Nam hiện nay bằng khoảng 40% so với mức trung bình thế giới, tỉ
lệ này vẫn còn cách xa so với mức thu nhập trung bình cao. Với tốc độ già hóa dân số
như hiện nay, Việt Nam có ít thời gian để thích nghi với một xã hội già hóa hơn so với
các nền kinh tế phát triển.
Việt Nam hiện đang ở ngã rẽ quan trọng. "Cửa sổ cơ hội” về nhân khẩu học đang
bắt đầu khép lại khi tốc độ già hóa dân số tăng nhanh. Dân số trong độ tuổi lao động
đã giảm kể từ năm 2014 và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2042, khi
“cửa sổ cơ hội” sẽ đóng lại. “Già trước khi giàu” đồng nghĩa với việc Việt Nam phải
9


đối mặt với một loạt thách thức đòi hỏi những nỗ lực cải cách lớn. Quốc gia phải tiếp
tục tận dụng lợi thế dân số vàng đồng thời giảm thiểu những cản lực tăng trưởng và
những thách thức do chi phí tài khóa cao từ q trình già hóa. Điều này sẽ địi hỏi phải
có những lựa chọn khó khăn và thực hiện các cải cách chính sách lớn.
Việt Nam phải đối mặt với những thách thức về chính sách “làm ngay bây giờ
hoặc khơng bao giờ”. Nếu khơng có những cải cách căn bản, quá trình chuyển đổi
nhân khẩu học sẽ làm giảm đáng kể mức tăng trưởng dài hạn. Cộng với áp lực tài khóa
lớn của một xã hội già hóa, điều này có thể có thể dẫn đến tình trạng tăng mức bội chi
và tăng mức nợ, tạo ra áp lực làm tăng lãi suất, giảm mức độ thu hút đầu tư trong và
ngoài nước vốn rất cần thiết đối với nền kinh tế, và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mơ.
Với những chính sách đúng đắn, Việt Nam vẫn có thể phát triển mạnh về kinh tế
và xã hội trong giai đoạn chuyển đổi nhân khẩu học này
Các cải cách chính bao gồm xây dựng thị trường lao động thúc đẩy tăng năng
suất và kéo dài thời gian làm việc, đầu tư vào vốn con người trong suốt vòng đời, mở
rộng hệ thống bảo hiểm xã hội đồng thời đảm bảo tính bền vững của hệ thống và phát
triển một hệ thống chăm sóc dài hạn có hiệu quả.
1.4. Mơi trường cơng nghệ

Trong Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội được Đại hội Đảng lần thứ 13 thông
qua vào tháng 2 năm 2021, kinh tế số được coi là một trong những động lực tăng
trưởng trong những thập kỷ tới, cho phép Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền
kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này sẽ không hề đơn
giản. Tương tự như tất cả các cuộc cách mạng cơng nghệ khác trong lịch sử (ví dụ như
điện khí hố), chuyển đổi số sẽ có những tác động to lớn đến toàn xã hội cũng như
từng cá nhân. Những thay đổi này đã hiển hiện trước mắt nhưng dự kiến sẽ còn lớn
hơn trong tương lai.
World Bank đã bắt đầu phân tích tác động của những thay đổi này đối với Việt
Nam. Quá trình chuyển đổi số nhanh chóng mà Chính phủ đề ra có thể thực sự giúp
Việt Nam đạt được những mục tiêu đầy tham vọng của mình. Giả thiết rằng các ngành
cơng nghệ số tăng trưởng với tốc độ khoảng 10% mỗi năm, lợi ích lũy kế của nền kinh
tế sẽ đạt trên 200 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2045, gần bằng GDP của Việt Nam
hiện nay. Khơng chỉ vai trị của các ngành công nghệ số sẽ trở nên quan trọng hơn
trong nền kinh tế, mà việc sử dụng máy tính, cơng cụ CNTT và nền tảng kỹ thuật số sẽ
10


góp phần tăng năng suất trong những ngành khác do sự kết nối chặt chẽ giữa các mắt
xích liên kết trong nền kinh tế. Những lợi ích này sẽ lớn hơn chi phí cần đầu tư để đạt
được sự phát triển nhanh chóng này, ước tính vào khoảng 35 tỷ USD trong hai thập kỷ
tới.
Nền kinh tế Việt Nam hưởng lợi từ q trình số hóa nhanh chóng đến mức độ nào
phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường lao động. Q trình số hóa sẽ vừa
làm mất vừa tạo ra việc làm. Việc làm sẽ mất đi tại các ngành cơng nghệ có thể thay
thế con người trong khi việc làm mới sẽ được tạo ra trong những ngành cần sự bổ trợ
tương hỗ giữa công nghệ hiện đại và lao động có tay nghề, ví dụ như tăng cơ hội hợp
tác làm việc thông qua các nền tảng các mạng xã hội, các sản phẩm có thương hiệu
trên nền tảng thương mại điện tử và phân tích có sử dụng dữ liệu thu thập từ internet.
Đáng tiếc là Việt Nam đang tụt hậu xa so với các đối thủ cạnh tranh chính trong

khu vực về các kỹ năng số hiện có

Hình 2: Kỹ năng số hiện có của lực lượng lao động (nguồn: Internet)

11


Kết quả chính của phân tích này cho thấy Việt Nam muốn thành cơng trong q
trình chuyển đổi số cần phải tập trung nguồn lực nâng cao kỹ năng số của lực lượng
lao động trong nước. Nếu không, Việt Nam sẽ thu được rất ít (hoặc khơng nhiều như
mong đợi) thành cơng từ q trình này vì nhiều người Việt Nam sẽ khơng thể tìm được
việc làm.
1.5. Mơi trường tự nhiên
Là một quốc gia ven biển Việt Nam có nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, động
thực vật nhưng cũng là quốc gia có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và
gió mùa đơng bắc, gây khơng ít khó khăn cho đời sống và con người Việt Nam.
1.6. Mơi trường chính trị - pháp luật
Đây là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan
tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu
vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Chính sách thuế,
chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…tác động lớn đến doanh nghiệp. Những chính
sách này thường xuyên được bổ sung phù hợp với sự phát triển kinh tế đồng thời cũng
là yếu tố tích cực hoặc kìm hãm của doanh nghiệp. Để tận dụng được cơ hội và giảm
thiểu những nguy cơ, các doanh nghiệp phải nắm bắt được các quan điểm, những quy
định, những ưu tiên, những chương trình chi tiêu của Chính Phủ và đảm bảo luôn tuân
thủ pháp luật.
2. Môi trường vi mô
2.1. Nội bộ
Thế giới di động xác định định hướng trở thành tập đồn bán đa ngành hùng
mạnh nhất, có vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại điện tử, mở rộng kinh doanh

thành công ở Lào, Campuchia và Myanmar, liên tục cải tiến mang đến cho khách hàng
trải nghiệm thú vị và hài lòng nhất dựa trên nền tảng văn hóa đặt hàng làm trọng tâm
và sự chính trực.
Giá trị cốt lõi: Xem khách hàng là đối tác chứ không phải nhìn vào túi tiền của họ.
Sự gương mẫu: Các nhà quản lý, nhân viên ăn mặc tươm tất của Thế giới di động cịn
sẵn sàng lau rửa kính cửa hàng hằng ngày, mặc dù cơng ty có thừa khả năng thuê một
đơn vị lau chùi chuyên nghiệp
Chính sách nhân sự: Nhân viên của Thế giới di động được đặt ở vị trí thứ 2 chỉ sau
khách hàng và cao hơn cả cổ đơng, nếu có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên và các cổ
12


đông hay đối tác, nhà cung cấp, Thế giới di động sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho nhân
viên.
o

Định hướng:
Mang đến cuộc sống sung túc cho nhân viên, lợi nhuận cao cho nhà đầu tư dài

o

hạn và đóng góp phúc lợi cho cộng đồng
Sự khác biệt về địa điểm: Chuỗi cửa hàng Thế giới di động không bán tập trung
vào mặt hàng điện máy tốn diện tích và tăng trưởng chậm mà tập trung vào nhóm
hàng ICT nhỏ gọn ít tốn diện tích trưng bày và tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều

2.2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của Thế giới di động là những tập đồn cơng nghệ lớn ở Việt Nam và
trên thế giới
-


Điện thoại di động Tablet: Apple, iPad, Samsung, Asus, HTC, Sony, Lenovo,

-

Nokia, Huawei, LG, Acer, Xiaomi, Mobell, Mobiistar
Laptop: Macbook, Dell, Asus, HP, Lenovo, Acer, MSI
Sim, thẻ cào: Vinaphone, Viettel, Mobiphone

2.3. Trung gian marketing
Chuỗi bán lẻ Thế giới di động cho lên kệ sản phẩm ổ cứng di động Seagate nhờ
vào sự bắt tay với đơn vị phân phối SaigonTel, dòng sản phẩm tập trung là Seagate
Backup Plus Ultra Slim được phân phối chính thức qua Công ty cổ phần Phân phối và
Dịch vụ SaigonTel. Đại diện của Thế giới di động cho biết, sự kiện bắt tay với Công ty
Cổ phần Phân phối và Dịch vụ SaigonTel để tiến hành tiến hành phân phối dòng sản
phẩm này là một bước đi đúng đắn. Sự phổ biến và thế mạnh của thế giới di động sẽ
giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm chất lượng, trong khi đó, Seagate có thể
đáp ứng nhu cầu về ngoại hình và chất lượng cho người dùng
2.4. Khách hàng
Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh
doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Khi nghiên
cứu môi trường kinh doanh để hoạch định các chiến lược, thông tin về khách hàng
được các nhà quản trị thu thập, phân tích và đánh giá đầu tiên. Thế giới di động tập
trung vào khách hàng mục tiêu, phát triển các chính sách và chương trình hành động
nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong từng thời kỳ.
Vì mặt hàng chủ yếu của Thế giới di động là laptop, điện thoại, TV,.. nên khách
hàng chủ lực của họ sẽ được phân làm nhiều loại: Khách hàng có thu nhập thấp (sinh
13



viên mua trả góp, khuyến mãi đặc biệt,..), khách hàng có thu nhập cao hoặc trung bình
(các sản phẩm đang hot trend: iphone, Samsung,..)
2.5. Nhóm cơng chúng
Thế giới di động có nhiều quan tâm đến các nhóm cơng chúng khác nhau, bao gồm:


Nhóm cơng chúng địa phương
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có một nhóm cộng đồng khác nhau, Thế Giới Di

Động quan tâm nhiều đến vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội. Bao gồm:
Quỹ từ thiện Mái ấm Thế Giới Di Động được tỉnh Bình Dương cấp giấy phép
thành lập vào năm 2019. Đây là quỹ hoạt động phi lợi nhuận và minh bạch tài chính
hồn tồn, có kiểm toán hoạt động cho từng năm hoạt động và cập nhật liên tục danh
sách thu chi trên website nhằm mục đích:
Thứ nhất là hỗ trợ sinh hoạt phí cho các em sinh viên, học sinh dưới hình thức
học bổng khơng hồn lại (dành cho học sinh cấp 1,2,3) hoặc cho mượn khơng lãi suất
và hồn trả sau khi ra trường đi làm (dành cho sinh viên trung học, cao đẳng, đại học,
trường nghề).
Thứ hai là xây dựng và vận hành các nhà tình thương để ni dưỡng các trẻ em
mồ côi và trẻ em không nơi nương tựa. Cung cấp cho các em một mái nhà như gia
đình thứ hai của các em. Các em sẽ được nuôi dưỡng tử tế, an tồn, miễn phí và được
tiếp tục đến trường để sau này lớn lên có thể tự lập ni sống bản thân và trở thành
cơng dân có ích cho xã hội.
Ngoài ra, Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh còn tổ chức các hoạt động chiến
dịch thiện nguyện "Góp triệu yêu thương - Trao ngàn tấn gạo" với mục tiêu trao tận tay
2.000 tấn gạo đến người dân khó khăn tại 23 tỉnh thành phía Nam chịu ảnh hưởng của
Covid-19.


Nhân viên

Là những người làm cho doanh nghiệp có vai trị và trách nhiệm khác nhau trong

doanh nghiệp. Nhân viên được xem như khách hàng của chính lãnh đạo doanh nghiệp.
Thế Giới Di Động hiện tại đang có nhiều chính sách hỗ trợ nhân viên và là một trong
những doanh nghiệp có chính sách đãi ngộ tốt cho doanh nghiệp:

14


Thế Giới Di Động đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí lương thưởng, phúc lợi ở mức cao;
chú trọng đào tạo nhân viên từ chun mơn đến văn hóa cơng ty, mở các lớp học kỹ
năng mềm, tạo môi trường làm việc công bằng và nhiều cơ hội thăng tiến... Đặc biệt,
phải kể đến chương trình quản trị nhân sự kiểu mới Thăng cấp dựa vào data.
Người lao động được cơng ty đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội hiện hành.


Nhân viên tiềm năng
Đối tượng này ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp và sự

phát triển doanh nghiệp trong dài hạn
Việc tuyển dụng ngày càng khó khăn, Thế giới di động thực hiện nhiều chương
trình hỗ trợ nhân viên và thu hút các ứng viên tiền năng thông qua các hoạt động:
Thế Giới Di Động luôn là lựa chọn hàng đầu của các ứng viên khi đi tìm việc vì
cơng ty có chế độ phúc lợi rất rõ ràng và tăng dần cho nhân viên như: Thưởng tháng và
Thưởng cuối năm hấp dẫn, Mua hàng ưu đãi nội bộ, bảo hiểm sức khỏe đặc biệt cho
chính mình và người thân, Chế độ cơng đồn, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Nghỉ
thai sản, Nghỉ ốm đau, Quỹ hỗ trợ giúp đỡ nhân viên...
Tại Thế Giới Di Động, việc thăng tiến của nhân viên sẽ khơng có sự tác động

cảm tính của con người nhằm đảm bảo tính rõ ràng, cơng bằng và minh bạch trong
mơi trường làm việc. Thay vào đó, Chương trình "Thăng cấp dựa vào data" giúp Thế
Giới Di Động ra quyết định tiến cử và bổ nhiệm quản lý dựa trên năng lực thực sự của
nhân viên.


Nhà cung cấp
2021 là một năm khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp. Nhưng với CTCP Đầu

tư Thế Giới Di Động (MWG), năm nay cịn đáng qn hơn khi khơng chỉ hoạt động
kinh doanh gặp khó khăn chưa từng có, mà cịn phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng
truyền thông kéo dài. Đặc biệt là vấn đề hợp đồng thuê nhà khiến gây bức xúc trong
dư luận và khiến nhiều các bên đối tác khơng hài lịng và khơng muốn hợp tác lâu dài
với doanh nghiệp. Hành động này nhận định là không đúng luật và không theo cách
ứng xử với thị trường


Nhà đầu tư
15


Alstonia Costata là nhà đầu tư trực tiếp vào Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di
Động (MWG) với số vốn là 994 tỷ đồng (43,8 triệu USD). Được biết, đây là một cơng
ty con của tập đồn đầu tư tư nhân hàng đầu của vùng Nam Á và Đơng Nam Á
Creador.


Nhà phân phối
Thế Giới Di Động đang làm việc với các tập đồn lớn về mảng cơng nghệ, nhóm


cơng chúng này cần xác định mối quan hệ lâu dài và các chính sách chiết khấu, giao
nhận hàng.


Khách hàng
Chia ra làm nhiều tập khách hàng khác nhau, phục vụ riêng cho từng mảng hoạt

động của doanh nghiệp, đa dạng ở nhiều ngành nghề và độ tuổi khác nhau. Thế Giới
Di Động tập trung nhiều vào khách hàng địa phương từng cửa hàng đặt tại cộng tác
viên bán lẻ
Thế Giới Di Động sẽ tuyển những chủ cửa hàng nhỏ lẻ đang bán Smartphone hay
điện máy ở những vùng sâu vùng xa – nơi mà các chuỗi cửa hàng chưa vươn tới và trở
thành cộng tác viên bán hàng. Thị trường sắp tới mà Thế Giới Di Động muốn hướng
tới là những đơn vị xã-thôn. Đây là những khu vực người dân vẫn cịn xa lạ với hình
thức mua hàng online nhưng nhu cầu trả góp lớn


Giới truyền thơng

Đây là các bên báo chí, truyền thơng là đối tượng có khả năng truyền thơng đến các
nhóm thơng tin.

16


2.6. Đối thủ cạnh tranh

Hình 3 Xếp hạng các đối thủ cạnh tranh của www.thegioididong.com (nguồn:
Internet)


Dựa theo phân tích đối thủ cạnh tranh của trang web www.woorank.com thì
fptshop.com.vn và vienthonga.vn là hai đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của
thegioididong.com. Cả hai website đều từ những nhà bán lẻ sản phẩm cơng nghệ nổi
tiếng và có uy tín trong thị trường. Tuy nhiên, Thế giới di động chiếm 30% thị phần
điện thoại di động chính hãng, bỏ xa tên tuổi khác là FPT shop với thị phần 8%, còn
các chuỗi khác (chuỗi nhỏ lẻ ở tỉnh và các siêu thị điện máy) chiếm 20%.

17


Phần 3: Thực trạng hoạt động E-Marketing của Thế Giới Di Động trong 6 tháng
gần đây (4/2021 – 10/2021)
1. Social Media (tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội)
Thế Giới Di Động truyền thơng chính trên hai nền tảng là Facebook và Youtube,
trước kia Thế Giới Di Động có hoạt động Instagram nhưng giờ đã xố và khơng hoạt
động trên nền tảng này nữa.
3.1.
a.

Tiếp thị truyền thông trên Facebook
Nhận xét hệ thống fanpage
Thế giới di động là một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển và đi

đầu hệ thống fanpage trên nền tảng mạng xã hội facebook.
Thế giới di động có các hệ thống fanpage chính là fanpage “Thế Giới Di Động
(thegioididong.com)” có dấu tích xanh và các fanpage vệ tinh theo từng khu vực, từng
cửa hàng của thế giới di động. Ngoài ra, Thế Giới Di Động cịn có thêm fanpage
Tuyển dụng Thế Giới Di Động dành riêng cho những người muốn ứng tuyển và làm
việc tại các hệ thống cửa hàng



Fanpage chính thức của Thế Giới Di Động
Fanpage chính thức của Thế giới di động hiện tại có hơn 3.7 triệu lượt thích,

được tạo từ tháng 1 năm 2011, fanpage chính thức của Thế Giới Di Động bắt đầu hoạt
động trên nền tảng mạng xã hội sau 7 năm kể từ hệ thống của Thế Giới Di Động đi
vào hoạt động từ năm 2004. Thế Giới Di Động là một trong những doanh nghiệp đi
đầu phát triển xây dựng hệ thống fanpage trên facebook kể từ khi ứng dụng này bắt
đầu phát triển tại Việt Nam. Trên fanpage của Thế Giới Di Động được trang trí theo
tông màu chủ đạo của hãng xanh vàng, kết hợp trắng đen. Logo là gương mặt đại diện
cho hình ảnh của doanh nghiệp, sau đây là các logo trên fanpage của Thế Giới Di
Động được nhóm tổng hợp:

18


Hình 4: Logo trên fanpage của Thế Giới Di Động theo từng giai đoạn (nguồn:
Internet)
Doanh nghiệp phát triển hoạt động trên Digital Marketing, để biết được doanh
nghiệp có thật sự chỉnh chu với hệ thống trang online của mình hay khơng, việc đơn
giản chính là nhìn vào việc doanh nghiệp đó có hiểu được các kích thước quy định ảnh
ảnh trên từng nền tảng MXH đó yêu cầu. Khoảng thời gian trước năm 2013, Thế Giới
Di Động tạo hệ thống fanpage chỉ thường xuyên cập nhật thông tin hoạt động của hệ
thống, bằng những hình ảnh chưa qua chỉnh sửa và ngẫu hứng, các hình ảnh đăng trên
trang đơi khi cịn vỡ hoặc khơng theo kích thước quy chuẩn của facebook.
Bắt đầu đến năm 2013, trên fanpage dần cập nhật và định dạng các hình ảnh đăng
lên trên fanpage của mình. Thời gian này, nhóm đánh giá Thế Giới Di Động thực sự
biết tiếp nhận và học hỏi để dần cải thiện từng nội dung đăng tải trên hệ thống fanpage
của mình. Từ năm 2015-2021, là giai đoạn phát triển thần tốc của Thế Giới Di Động,
thương hiệu tập trung đẩy mạnh hoạt động trên facebook, lượng theo dõi trang cũng

tăng chóng mặt từ 200.000 người, đến hiện tại là 3.789.613 người theo dõi trên trang.
Nhận xét tổng quan trên fanpage Thế Giới Di Động hiện tại như sau:
-

Ảnh đại diện có logo và tên thương hiệu rõ ràng giúp khách hàng có thể dễ dàng

-

nhận diện.
Ảnh đại diện và ảnh bìa được thay đổi thường xuyên theo từng thời gian, cột mốc
quan trọng của công ty
19


-

Các thông tin liên hệ bổ sung như website, hotline, email, instagram, youtube,
các thông tin chung về doanh nghiệp (đề cập đến tôn chỉ & định hướng của

-

doanh nghiệp) được cập nhật rất đầy đủ trên fanpage.
Các thư mục ảnh được sắp xếp gọn gàng, theo từng giai đoạn, video, cửa hàng



cũng được cập nhật khá đầy đủ.
Hoạt động trên các fanpage vệ tinh
Trong nền tảng Marketing Online, nếu chỉ sở hữu một Website hay một


Facebook Page đơn lẻ thì hiệu quả kinh doanh thường không đạt được hiệu quả tối đa
và khiến bản thân người kinh doanh bị phụ thuộc vào quảng cáo cũng gặp tình trạng
“bỏ trứng vào một rổ”. Vì thế, đầu tư một hệ thống vệ tinh cho những nền tảng này là
điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là xây dựng fanpage vệ tinh. Fanpage vệ tinh của
Thế Giới Di Động thường tập trung xây dựng theo thị trường ngách: theo từng địa
phương, từng cửa hàng mà Thế Giới Di Động có store đặt tại. Các fanpage này không
do Thế Giới Di Động quản lý, mà thường được quản lý bởi hệ thống cửa hàng nhượng
quyền của Thế Giới Di Động. Các fanpage vệ tinh Thế Giới Di Động thường được đặt
theo cú pháp “Thế giới di động - tên khu vực cửa hàng đặt tại”.
Ưu điểm lớn nhất của các fanpage vệ tinh của Thế Giới Di Động đó chính là mỗi
hệ thống cửa hàng có thể đăng tải thơng tin hoạt động để khách hàng trong khu vực có
thơng tin kịp thời, san sẻ được việc chăm sóc khách hàng ở từng khu vực. Đồng thời,
đặt tên khách hàng theo từng khu vực sẽ giúp tăng độ hiển thị của fanpage Thế Giới Di
Động trên phần tìm kiếm của Thế Giới Di Động bởi những fanpage theo từng địa lí
của khách hàng sinh sống thường sẽ được ưu tiên hiển thị.
Tuy nhiên, do số lượng cửa hàng nhượng quyền quá lớn, trong khi đó, Thế Giới
Di Động lại khơng trực tiếp xây dựng và quản lý các fanpage vệ tinh này, vậy nên quy
chuẩn xây dựng fanpage sẽ không được đảm bảo. Đặc biệt với tình huống về hoạt
động hỗ trợ chăm sóc khách hàng khơng được hài lịng dễ bị khách hàng hiểu lầm và
có những thơng tin khơng được tốt đến tồn bộ hệ thống.


Hoạt động trên Fanpage Tuyển dụng Thế giới di động
Hơn 15 năm hoạt động, với số lượng cửa hàng lớn, Thế Giới Di Động luôn là

top of mind của ứng viên khi đi tìm việc khối ngành bán lẻ, dịch vụ. Nhiều năm liền,
Thế Giới Di Động luôn ở ngôi vị đầu bảng dành cho Môi trường làm việc tốt nhất Việt
Nam ( gần nhất là HR awards 2018). Việc gây dựng những chính sách nhân sự - Đãi
ngộ nhân viên rõ rệt và nổi bật đã giúp Thế Giới Di Động có được một mơi trường làm
20



việc chuyên nghiệp, giúp công ty luôn giữ vững được vị trí là một trong những nơi làm
việc đáng mơ ước trong mắt các ứng viên. Vậy nên, có rất nhiều người quan tâm và
mong muốn được làm việc tại các hệ thống của Thế Giới Di Động.
Trên fanpage tuyển dụng chính thức hiện có 430.026 người theo dõi trang, trên
trang cập nhật đầy đủ các thông tin liên hệ, cách thức ứng tuyển. Bài viết được xây
dựng tập trung về các thời gian tuyển dụng theo từng hệ thống, văn hoá doanh nghiệp,
những giải đáp về cách ứng tuyển.
Theo nhóm đánh giá, trên fanpage chính thức của Thế Giới Di Động tập trung
nhiều vào việc quảng bám cập nhật thơng tin sản phẩm, cịn đối với fanpage tuyển
dụng, Thế Giới Di Động tập trung nhiều vào việc xây dựng hình ảnh một doanh
nghiệp gần gũi, các bài viết được đăng tải với nội dung bắt trend.
b, Nhận xét về nội dung bài viết
Về nội dung bài viết, nhóm tập trung phân tích vào các bài viết được đăng tải
trên fanpage chính thức của Thế Giới Di Động. Nhìn chung các bài viết có nội dung đa
dạng, được đăng tải thường xuyên với mục đích khác nhau phù hợp với thời điểm,
cũng như các khung chương trình của Thế Giới Di Động. Các bài viết tập trung vào
việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm, các thông tin khuyến mãi của cửa hàng. Đa số
các bài viết tập trung vào việc để khách hàng click hướng về website của hãng. Tổng
kết lại, fanpage của Thế Giới Di Động tập trung chủ yếu vào việc đăng tải, cập nhật
các thông tin quan trọng tới khách hàng, còn việc tư vấn và bán hàng thì hãng tập
trung vào phát triển hoạt động trên website.
Nhận xét về các bài viết trên fanpage chính thức Thế Giới Di Động
-

Chất lượng bài viết tốt, chi tiết; tiêu đề bài viết ngắn gọn, hấp dẫn, luôn được viết
in hoa giúp khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung bài viết, từ đó dễ

-


dàng thu hút người dùng tương tác với bài viết hơn.
Hình ảnh và video được đầu tư, thiết kế đẹp mắt, hình ảnh sản phẩm ln nổi bật,

-

đồng thời nội dung và mục đích bài post cũng ln được thể hiện trên hình ảnh.
Các hình ảnh và video ln kèm theo logo của thương hiệu.
Cuối mỗi post ln có thơng tin đi kèm chi tiết để khách hàng có thể dễ dàng tìm
hiểu như: link dẫn về website, hotline, link sản phẩm, link về chương trình,…

c, Phản hồi tin nhắn và bình luận

21


Trên fanpage chính thức, Thế Giới Di Động khơng sử dụng tin nhắn trả lời tự
động và bình luận trả lời tự động. Mặc dù điều này khiến Thế Giới Di Động mất nhiều
thời gian chăm sóc khách hàng nhiều hơn, tuy nhiên việc sử dụng boxchat nội dung
phản hồi thường hay bị giới hạn, khách hàng cần giải đáp những thông tin khác thường
dễ bị các tin nhắn spam từ chatbox gây khó chịu và ức chế. Việc phản hồi tin nhắn trên
fanpage Thế Giới Di Động chậm, nhóm đã thử nghiệm qua thông thường nếu nhắn vào
22 giờ đêm trung bình mất từ 1-2 tiếng fanpage mới phản hồi lại tin nhắn hoặc bình
luận. Cịn trên website của Thế Giới Di Động thì việc phản hồi tin nhắn rất nhanh và
chuyên nghiệp.
Các bình luận, tin nhắn được trả lời và soạn riêng cho từng khách hàng, trên
fanpage chỉ giải đáp những câu hỏi về thông tin sản phẩm, hỗ trợ và chăm sóc khách
hàng, khơng trực tiếp bán hàng và thu thập thông tin. Nếu khách hàng muốn mua hàng
thì nhân viên sẽ hướng dẫn khách hàng đến mua ở cửa hàng gần nhất hoặc đặt hàng
qua website.

Cú pháp trả lời của nhân viên thường mở đầu bằng: “Chào bạn - nhắc lại câu hỏi
của khách hàng - giải đáp vấn đề”
d, Đánh giá website qua công cụ đo lường
Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng fanpage marketing của Thế Giới Di Động,
nhóm xin phân tích về fanpage chính Thế Giới Di Động có tích xanh trên facebook
thơng qua cơng cụ Fanpage Karma trong vịng 3 tháng từ 1/8/2021 - 30/10/2021 như
sau:

22


Hình 5: Phân tích tổng quan fanpage Thế Giới Di Động qua công cụ đo lường Karma
(nguồn: Internet)
Chỉ số phân tích chung khi đo lường bằng cơng cụ fanpage Karma:
-

Số lượng người theo dõi trang: 3.7 triệu người
Chỉ số Engagement (tương tác trên toàn trang) đạt 0.28%.
Số bài viết trung bình/ngày: 25
Chỉ số Post Interaction (tương tác trên các bài viết) đạt 0.011%. Chỉ số Average

-

Weekly Growth (tăng trưởng trung bình hằng tuần) đạt 0.28%
Trong 3 tháng, Thế Giới Di Động đã chi khoảng 672.000 EUR. cho việc quảng
cáo bài đăng trên facebook
Các kiểu bài viết được Thế Giới Di Động sử dụng: bài viết chứa hình ảnh, bài

viết chứa video, bài viết chứa nội dung, bài viết chứa link. Trong đó bài viết đăng tải
những sản phẩm (điện thoại) ra mắt thường được lượt tương tác cao nhất.


23


Hình 6: Đánh giá bài viết có tương tác cao qua công cụ đo lường (nguồn: Internet)
Các bài viết được Thế Giới Di Động đăng bài trải dài giữa các khung giờ, đa số
là các bài viết share link về website Thế Giới Di Động và thông tin khuyến mãi trong
ngày. Mặc dù với số lượng người theo dõi lớn: 3.7 triệu người theo dõi nhưng trung
bình các bài viết đều có tương tác thấp. Các bài viết về thơng tin, giới thiệu sản phẩm
mới thường được đạt kết quả cao nhất. Sau đó là các bài viết chứa video và cuối cùng
là các bài viết về thông tin khuyến mãi, thường rất ít tương tác.
Qua cơng cụ đo lường Fanpage Karma từ 1/8/2021-30/10/2021, được thể hiện như sau:

24


Hình 7: Tần suất đăng bài trên fanpage (nguồn: Internet)
-

Thứ tư là ngày trong ba tháng đăng tải số bài viết nhiều nhất với 352 bài viết, chủ
nhật số lượng bài đăng ít nhất với 290 bài viết

-

Trung bình bài viết trên fanpage/ngày ~25.3 bài

-

Khung giờ vàng: Thứ Tư, 11 giờ sáng và 1-2 giờ chiều
Ngày tương tác tốt nhất: Thứ Tư

Ngày tương tác tệ nhất: Chủ nhật
Khi nghiên cứu các dữ liệu, nhóm thấy rằng Thứ 4 là ngày vàng cho các bài

đăng ở mọi lĩnh vực. Hầu hết các trang mạng xã hội sẽ sôi nổi hơn vào giữa tuần và
ảm đạm vào cuối tuần. Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ có thói quen tìm đến các
hình thức giải trí khác vào thứ bảy và Chủ nhật.

25


×