Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.2 KB, 19 trang )

BỘ iGIÁO iDỤC iVÀ iĐÀO iTẠO
TRƯỜNG iĐẠI iHỌC iKINH iTẾ iQUỐC iDÂN
*****

BÀI iTẬP iLỚN
TƯƠNG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
“Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng và Nhà
nước ta trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay”

Sinh viên thực hiện
Khóa
Mã sinh viên

: NGUYỄN ĐỨC MINH
: 63
: 11213852

Lớp chuyên ngành

: POHE - Quản lý thị trường K63

Hà iNội ii5/2022
1


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
A. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kì
q độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


I. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt
Nam
II. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế thời kì q độ lên
CNXH ở Việt Nam
1. Xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần
2. Nguyên tắc hường tới các mục tiêu của nền kinh tế nhiều thành phần
3. Chính sách đối với các thành phần kinh tế
B. Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc
phát triển kinh tế nước hiện nay
I. Phân tích hướng tới việc thực hiện vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng và Nhà nước
II. Thực trạng vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát triển
kinh tế nhiều thành phần của Đảng ta
III. Giải pháp được Đảng đề ra để thực hiện phát triển kinh tế thành phần theo
tư tưởng Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN

2


LỜI NÓI ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đề tài lý
luận thực tiện cơ bản, quan trọng. Nội dung của đề tài rộng lớn, phong phú và phức
tạp, có nhiều các tiếp cận khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu cơng
phu, kĩ lưỡng một cách thật sự nghiêm túc, tổng kết thực tiễn mội cách đúng đắn và
khoa học. Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là sự nghiệp
cách mạng mang tính tồn diện, tất yếu và khách quan làm cho xã hội ngày càng
phát triển và đi lên, dân giàu nước mạnh, đóng góp vào sự nghiệp của đất nước
cũng như cộng đồng quốc tế.

Giải phóng dân tộc khỏi ách áp bực bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến,
đồng thời xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là hoài bão lớn nhất mà chủ tịch
Hồ Chí Minh theo đuổi. Thời kì q độ là thời kì mà cải biến cách mạng sâu sắc,
triệt để và tồn diện trên mọi lĩnh vực, nhằm xố bỏ những thứ cũ lạc hậu, để hình
thành cái mới tiến bộ hơn. Để thực hiện thành cơng q trình tiến lên chủ nghĩa xã
hội, ta cần phải giải quyết những nhiệm vụ của nền kinh tế, chính trị… trong đó
trọng tâm là những nhiệm vụ về kinh tế.
Hồ Chí Minh là người tiên phong đề xuất chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế
trong suốt thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam: cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Người đã xác định được rõ ràng vị trí, chức năng cũng như xu hướng
vận động của từng thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong
thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Với sự vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa
Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn cụ thể ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã để lại cho
chúng ta những di sản quý báu trng việc xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần trong suốt quá trình quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã được thực
tiễn chứng minh là quan điểm đúng đắn, là quy luật phù hợp với quá trình phát triển
của đất nước lên Chủ nghĩa xã hội. Cho đến thời điểm hiện tại quan điểm đúng đắn
ấy của Người vẫn luôn giữ nguyên giá trị, là di sản q báu mang tính thời sự trong
cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bài tập lớn này của em sẽ đi sâu tìm
hiểu và phân tích “Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kì
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Từ đó, nêu lên sự vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế
nước ta hiện nay.
3


NỘI DUNG
A. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU NỀN KINH
TẾ TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT

NAM.
I. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất kì một đất nước nào muốn đi
lên Chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã
có nền kinh tế phát triển, bởi lẽ, những nước này tuy rằng lực lượng sản xuất
đã phát triển rất cao tuy nhiền vẫn còn những điều cần phải cải tạo và xây
dựng quan hệ sản xuất mới, thi cơng nền văn hố mới. Dĩ nhiên, đối nước
các nước này, về khác quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kì quá độ sẽ diễn ra
ngắn hơn. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu thì việc đi lên Chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa thì lại càng phải trải qua một
thời kì quá độ lâu dài và khó khăn hơn rất nhiều.
Ở nước ta, thời kì q độ lên Chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1953 ở
miền Bắc Việt và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và khi
cả nước thống nhất hoà chung một mối, cách mạng dân tộc – dân chủ nhân
dân đã hoàn toàn chiến thắng trên phạm vi cả nước thì cả nước đã cùng tiến
hành cách mạng XHCN, cùng quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Nền kinh tế trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế
luôn vận động, phát triển theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với một
trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.

 Khái niệm:
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội là cơ cấu kinh tế mà ở đó các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát
triển như một tổng thể, giữa chúng có các quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh
tranh. Mỗi thành phần kinh tế sẽ tồn tại ở các hình thái tổ chức kinh tế khác
nhau với mỗi quy mơ và trình độ cơng nghệ nhất định. Chúng ở trạng thái
các tổ chức kinh doanh đa dạng, kết hợp đan xen. Sự tồn tại của nhiều thành
4



phần kinh tế trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội chịu sự ảnh hưởng
của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất.

 Tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thời kì quá
độ
- Về mặt lịch sử:
Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ giành được thắng lợi và nước ta bắt
đầu vào thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đã tiếp thu nền sản xuất bao
gồm nhiều thành phần kinh tế: thành phần kinh tế cá biệt, tiểu chủ, kinh tế
tư bản tư nhân… các thành phần kinh tế này nắm giữa những vai trò quan
trọng trong việc lực lượng sản xuất ở Việt Nam lúc bấy giờ, do đó cần tiếp
tục duy trì và tồn tại những thành phần trên.
Mặt khác, để xây dựng Chủ nghĩa xã hội vững mạnh đòi hỏi phải xây
dựng và phát triển các thành phần kinh tế mới như: kinh tế nhà nước, kinh
tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước.
 Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì q độ
lên Chủ nghĩa xã hội chính là một tất yếu khách quan.
- Về mặt lý luận:
Nước ta bước vào thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản
xuất với trình độ cịn thấp kém, phát triển không đồng đều giữa các vùng
ngành, nghề.
Điều đó đồng nghĩa là: tại thời điểm ấy tồn tại cùng lúc nhiều lực lượng
sản xuất với trình độ sản xuất ở các trình độ khác nhau, địi hỏi phải có
nhiều hình thức sở hữ mới, nhiều thành phần kinh tế phù hợp được quy
định bởi quy luật quan hệ sản xuất.
 Để đáp ứng được yêu cầu quy luật trên, Đảng và Nhà nước chủ
trương vừa duy trì các thành phần kinh tế cũ đồng thời xây dựng và
phát triển song song các thành phần kinh tế mới. Ở cơ cấu kinh tế mới

gồm nhiều thành phần: thành phần kinh tế cũ và mới sẽ tồn tại song
song, đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau.
5


II. PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU THỜI KÌ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.

Vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin vào tình hình cụ
thể điển hình của Việt Nam lúc bấy giờ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định rằng: “Việt Nam quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa
và phong kiến lên Chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát triển Tư bản
Chủ nghĩa. Tính chất của nó là một cuộc đấu tranh một mất, một còn
giữa CNXH và CNTB”. Đặc điểm này sẽ chi phối cũng như quyết định nội
dung con đường hình thức cũng như hướng đi tiến tới Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
1. Xác định cơ cấu các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần nói
chung và từng thành phần kinh tế nói riêng được trình bày chi tiết rõ ràng
trong “Hồ Chí Minh toàn tập” nhưng kĩ lưỡng nhất trong hai tác phẩm:
“Thưởng thức chính trị” (năm 1953) và “Báo cáo Dự thảo Hiến pháp năm
1959”. Về cơ cấu của các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Bác cho rằng “Có nước thì đi lên CNXH như
Liên Xơ, có nước phải kinh qua chế độ dân chủ rồi mới tiến lên CNXH”
như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam.
Nước ta phải trải qua một giai đoạn dân chủ mới vì “Đặc điểm to lớn
của thời kì quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH
không phải kinh qua giai đoạn phát triển Tư bản Chủ nghĩa”.
Từ đó, Người đã xác định cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kì

quá độ ở nước ta và chỉ ra các loại hình kinh tế, các hình thức sở hữu khác
biệt, nhưng lại cấu kết lại thành một chỉnh thể kinh tế - xã hội quá độ trong
quá trình vận động, Đặc biệt khi sự tồn tại cảu các thành phần kinh tế khác
nhau vẫn còn là một tất yếu khách quan và có vai trị nhất định đối với nền
kinh tế, thì cần phải tiếp tục sử dụng và phát triển chúng theo hướng
XHCN.
Quan điểm của Người trong tác phẩm “Thưởng thức chính trị”, chế độ
dân chủ mới tồn tại 5 thành phần kinh tế khách nhau như:
6


- Kinh tế quốc doanh.
- Hợp tác xã.
- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ.
- Tư bản của tư nhân (tư bản công thương).
- Tư bản nhà nước
 Kinh doanh quốc doanh: thuộc Chủ nghĩa xã hội vì nền kinh tế chung,
phụ vụ lợi ích chung của xã hội. Kinh tế quốc doanh là thành phần kinh tế
rời ra trong chế độ dân chủ mới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của toàn xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, kinh tế quốc doanh là “nền tảng và sức lạnh đạo của
kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân
dân ta phải ủng hộ nó”.

 Kinh tế hợp tác xã: là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Nhà nước cần đặc biệt quan tâm, hướng dẫn và có những ưu đãi khuyến
khích giúp đỡ nó phát triển. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của hợp tác xã là
hợp sức và hợp vốn với nhau để có sức mạnh hơn và lao đọng mang lại
hiệu quả tốt hơn. Về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên
tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi ích, chống chủ quan,
gị bị và hình thức.

 Kinh tế của cá nhan, nơng dân và thủ công nghệ: nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến
làm ăn, khuyến khích họ vào con đường hợp tác.
 Tư bản tư nhân: là thành phần kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc. Giai
cấp tư sản nước ta mới ra đời còn nhiều non yếu và bị tư bản nước ngoài
chèn ép, áp bực. Tuy vậy, “về mặt sản xuất so với chế độ phong kiến thì
chế độ tư bản là một tiến bộ to lớn”. Họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất,
họ dùng vốn, khoa học kĩ thuật; vì vậy, “chính phủ cần giúp họ phát
triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc doanh, phải
bù hợp với lợi ích của nhân dân”.
 Tư bản nhà nước: là thành phần kinh tế do Nhà nước và nhà tư bản
cùng góp vốn để kinh doanh được nhà nước lãnh đạo. Tư bản của tư nhân
là Tư bản Chủ nghĩa, trong khi đó tư bản Nhà nước là Xã hội chủ nghĩa.
7


Trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, 5 thành phần
kinh tế nêu trên luôn tồn tại khách quan và song song với nhau. Do đó,
cần phải tận dụng triệt để 5 thành phần này phát huy hết chức năng nhằm
phát triển nền sản xuất xã hội mà không sợ khuynh hướng phát triển tự
phát theo Tư bản Chủ nghĩa của các thành phần phi XHCN
2. Nguyên tắc hướng tới mục tiêu của nền kinh tế nhiều thành phần
Bàn về vai trò và mối quan hệ của các thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm có mấy điều sau”:
 Cơng tư đều lợi: “Kinh tế quốc doanh là cơng. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo
của kinh tế dân chủ mới. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của
nơng dân và thủ cơng nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây
dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cũng cần phải giúp họ phải triển,
nhưng họ cũng phải phụ tùng theo sự lãnh đạo của kinh tế quốc doanh, phải phù
hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân”.

 Chủ tợ đều lợi: “Nhà tư bản khơng khỏi bóc lột nhưng Chính phủ bảo vệ quyền
lợi cho cơng nhân, ngăn cấm họ bóc lột những cơng nhân q tay. Đồng thời, vì
lợi ích lâu dài, thợ cũng khơng u cầu q mực, để cho chủ đạt được số lợi ích
hợp lý. Chủ và thợ đều tự giác, tự động, tăng gia sản xuất, lợi cả đôi bên”.

 Công nông giúp nhau: Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng
khác để cung cấp cho nông dân. Nông dân ra sức tăng gia sản xuất để cung cấp
lương thực và các ngun liệu cho cơng nhân. Do đó, ngày càng phải thắt chặt
liên minh công – nông.

 Lưu thơng trong ngồi: Ta ra sức khai lâm thổ sản để giao thương với nước
ngồi, họ mua hàng hố của ta và bán cho ta hàng hoá ta chưa thể chế tạo được.
Đó chính là chính sách mậu dịch có ích lẫn nhau mà ta được hưởng rất nhiều lợi
ích kinh tế.
Có thể khái qt chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là:

 “Công tư đều lợi – Chủ thợ đều lợi – Cơng nơng giúp nhau – Lưu thơng
trong ngồi”
 “Bốn chính sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tế nước ta”. Ở đây Hồ
Chí Minh nêu quan điểm về kinh tế trong thời kì quá độ và khi nhấn mạnh
vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, Người vẫn đồng thời khẳng định,
8


thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể “là lực lượng cần thiết
cho xây dựng nền kinh tế nước nhà”.
Chỉ bằng những luận điểm ngắn gọn, Hồ Chí Minh đã cho thấy những quy
tắc, mục tiêu hướng tới của nền kinh tế nhiều thành phần: các thành phần kinh
tế phải tồn tại bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, tạo nên sự phát triển cân đối của

nền kinh tế quốc dân. Những quan điểm trên thể hiện rất rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH.
3. Chính sách đối với các thành phần kinh tế.
 Mục đích của chế độ ta là xố bỏ các hình thức khơng xã hội chủ nghĩa, làm cho
nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở thành một nền kinh tế thuần nhất,
dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể.
 Đối với việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu, giữa các
thành phần kinh tế, phương châm chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh là:

- Với kinh tế quốc doanh:
+ Phải phát triển để tạo nền tảng vật chất cho CNXH và thúc đẩy việc cải tạo
XHCN.
+ Đáp ứng được vai trò nhiệm vụ to lớn và quan trọng cho xã hội, của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Giữ vai trò chủ đạo, là cơng cụ
có sức mạnh vật chất mang tính quyết định để Nhà nước điều tiết và hướng
dẫn nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng
XHCN.

- Với hợp tác xã:
+ Đặc biệt khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn để nó phát triển.
+ Đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Giữ vai trò nền tảng trong nền kinh tế.
+ Nhấn mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi,
chống chủ quan, gị bó, hình thức.

- Với người làm nghề thủ công và lao động cá nhân riêng lẻ khác:
 Tự tạo được việc làm cho người lao động với lượng vốn rất ít.
 Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng
dẫn và giúp đỡ họ cả thiện cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác
sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện.


- Tư bản công thương:
9


+ Nắm tiềm năng rất lớn về vốn và kĩ thuật cơng nghệ, kinh nghiệm và trình
độ quản lý.
 Có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc
làm tăng thu nhập quốc dân, cải thiện chất lượng cuộc sống.
+ Góp phần đẩy nhanh q trình Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước
thơng qua việc nâng cao tỉ lệ tích luỹ và đầu tư, phân phối và tận dụng hiệu
quả các nguồn lực kinh tế, gia tăng tính cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy tiến
bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ để hội nhập nền kinh tế quốc tế.
+ Nhà nước khơng xố bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác
của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động làm lợi cho quốc tế dân sinh, phù
hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến kính và
giúp đỡ họ cải tạo theo Chủ nghĩa xã hội bằng hình thức cơng tư hợp doanh và
hình thức cải tạo khác.

- Tư bản Nhà nước: Nhà nước cùng với tư nhân góp vốn để kinh doanh, trong
đó Nhà nước nắm vai trị chủ đạo.
+ Là nấc thang, bước trung gian để từ một nước kém phát triển đi lên Chủ
nghĩa xã hội.
Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh coi trọng quan hệ phân phối
và quản lý kinh tế. Người chủ trương và xác định rõ các điều kiện thực hiện
nguyên tắc phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít,
khơng làm khơng hưởng. Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí
Minh bước đầu đề cập đến vấn đề làm khốn trong q trình sản xuất: “Chế độ làm
khốn là một điều kiện của Chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người cơng nhân
ln ln tiếp bộ, góp phần giúp nhà máy phát triển”.

B. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÊU TRÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY.
I.

Phương hướng thực hiện vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước

Trong công cuộc khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệm đổi mới, Đảng ta khẳng
định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
về Chủ nghĩa xã hội và con đường lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những
vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển quan điểm Chủ
10


nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng ấy trở thành di sản vơ giá, cơ sở lí luận và là kim chỉ
nam cho việc kiên trì giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, đồng thời
gợi mời nhiều vấn đề về xác định hình thức biện pháo cũng như bước tiến lên Chủ
nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại
ngày nay.
Xuyên suốt 6 kì Đại hội Đảng từ khi đổi mới (Đại hội VI, VII, VII, IX, X và XI)
trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” và “Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kì q độ lên Chủ nghĩa xã hội” thơng qua năm 1991, sửa đổi bổ
sung năm 2011, đến khẳng định quan điểm nhất quán của Đảgn trong thời kì đổi mới
là “Phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN”. Quan
điểm này được cụ thể hố và hồn chỉnh dần sau từng kì hoạt động của Đảng. Trong
bối cảnh đất nước đang gặp những thời cơ nhưng cùng lúc đang phải đương đầu với
những thử thách, khó khăn và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã
hội và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được Đảng ta đặc biệt chú trọng.
Từ thực tiện phát triển kinh tế - xã hội trong suốt 30 năm đổi mới, chúng ta ngày
càng nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, và loại

hình kinh doanh. Các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sở hử các thành
phần kinh tế trong thời kinh đổi mới luôn nhất quán, phù hợp với tư tưởng Chủ nghĩa
Mác – Lênin. Sự đa dạng về sở hữu và các thành phần kinh tế đã làm cho quan hệ sản
xuất tương thích với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Đây
là tiền đề quan trọng trong việc giải phóng sức lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ
nghĩa xã hội.
II.

Thực trạng vận dụng sáng tạo tư tương Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế
nhiều thành phần của Đảng ta.

Trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh thực hiện Cơng nghiệp hố –
Hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
kinh tế là hết sức cần thiết.
Chủ trương Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá tạo ra cơ cấu kinh tế mới,
phân công lao động mới, xây đựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong khi chủ
động hoà nhập với Kinh tế Quốc tế nâng cao năng suất lao động, cải thiện căn
bản đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội.
11


 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 – Đại hội đổi mới:
- Đảng ta xác định rõ 5 thành phần kinh tế chủ yéu: Kinh tế Xã hội Chủ
nghĩa (Quốc doanh, tập thể, gia đình). Kinh tế sản xuất hàng hố nhỏ, kinh tế
tự cung, tự cấp, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân.

 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991:
- Đảng ta tiếp tục xác định 5 thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế
tập thể, Kinh tế cá nhân, Kinh tế tư nhân, Kinh tế tư bản Nhà nước. Do vậy,

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII chỉ rõ: “Từ các hình thức sở hữ
cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành
phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn
hợp”.

 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006:
- Gồm 5 thành pầhn kinh tế: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế tư
nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 Như vậy Đại hội IX khác Đại hội X ở 2 chỗ thành phần kinh tế các thể, tiểu
chủ và kinh tế tư bản tư nhân thành một là kinh tế tư nhân (do đây là hai
thành phần có điểm chung giống nhau: dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất; mặt khác chúng ta xoá đi sự mặc cảm đối với kinh tế tư bản tư
nhân).
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011:

- Gồm có 4 thành phần kinh tế: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế tư
nhân (gồm Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế vốn đầu tư nước
ngoài.
 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016:

- Đảng ta vẫn chủ yếu nhấn mạnh đến 4 thành phần kinh tế sau: Kinh tế Nhà
nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư bản tư nhân; và thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngồi.
Phát triển kinh tế là tiền đề, cơ sở cho phát triển văn hoá nhằm xoá bỏ
nghèo nàn và lạc hậu. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất đảm bảo tiến
bộ và công bằng xã hội. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực cho
tăng trưởng kinh tế ổn định. Theo đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội từ năm 2011 đến năm 2020, Đảng ta xác định 5 quan điểm lớn như sau:

12


+ Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững chính
là yêu cầu xuyên suốt Chiến lược.
+ Đổi mới đông bộ, phù hợp kinh tế - chính trị để thực hiện mục tiêu xây dựng
đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
+ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ
thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
+ Phát triển lực lượng sản xuất với trình độ khoa học kĩ thuật – cơng nghệ
ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế định
hướng XHCN.
+ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

 Tình hình phát triẻn các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ, 4 thành phần kinh tế hiện nay
mà nhà nuóc ta chú trọng là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư
nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó, kinh tế Nhà nước đóng vai trị
chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực đẩy nền kinh tế phát triển và các thành phần
kinh tế khác thì bình đẳng, được pháp luật bảo vệ.
1. Thành phần kinh tế Nhà nước

- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ngày càng được khẳng định và phát
huy; thực sự là công cụ, lực lượng vật chất để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô,
định hướng, điều tiết, dẫn đắt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục
các khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
nhàn ước nắm giữ tỷ trọng đa số hoặc có vị trí chi phối một số ngành, lĩnh vực
nền tảng của nền kinh tế, như: 25% vốn điều lệ, 48% thị phần huy động vốn và

50% thị phần cho vay của tồn hệ thống tín dụng; 86% sản lượng điện phát vào
mạng lưới, 97% sản lượng than sạch, 100% sản lượng dầu tho, 85% thị phần
bán lẻ xăng dầu

- Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố năm 2020 cho thấy:
Tuy chỉ chiếm ~4% trong tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng doanh nghiệp
nhà nước huy động, thu hút vố nđầu tư cho sản xuất, kinh doanh đạt 9,65 triệu
tỉ đồng , doanh thu cao nhất với 13,41 triệu tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt
323,64 nghìn tỉ đồng (chiếm tỉ lệ tương ứng là 24,8%; 56,7%; và 36,1% của
13


tồn bộ doanh nghiệp); trong khi đó, doanh nghiệp ngồi nhà nước chiếm
~96% tổng doanh nghiệp cả nước nhưng chỉ thu hút được 22,25 triệu tỉ đồng
vốn cho sản xuất, kinh doanh, doanh thu đạt 3,41 triệu tỉ đồng, lợi nhuận trước
thuế đạt 190,36 nghìn tỉ đồng (chiếm tỉ lệ tương ứng là 57,2%; 14,4% và
21,3%); thu nhập bình quân theo tháng một lao động của doanh nghiệp nhà
nước đạt 12,56 triệu đồng, cịn doanh nghiệp ngồi nhà nước chỉ đạt 7,87 triệu
đồng.
2. Thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã:
Kinh tế tập thể dựa trên việc hợp tác đơi bên cùng có lợi, áp dụng những
phương thức quản lý, vận hành và sản xuất tiên tiến. Nhà nước cũng có các cơ
chế, chính sách để hỗ trợ hợp tác xã về nguồn vốn, nhân lực, kĩ thuật và thị
trường.

-

Giai đoạn 2013 – 2016, có 554 lượt hợp tác xã đã được tạo điều kiện tham
gia các chương trình mục tiêu, phát triển kinh tế - xã hội với tổng kinh phí là
74.965 triệu đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách trung ương là 7.848 triệu

đồng, từ ngân sách địa phương là 67.481 triệu đồng. Riêng 2018, cả nước có
596 hợp tác xã được tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Cả nước có 22.861 HTX (13.856 HTX nơng
nghiệp, 1.183 Quỹ Tín dụng nhân dân và 7.822 HTX phi nông nghiệp), thu hút
gần 6 triệu thành viên tham gia. Doanh thu bình quân của một HTX năm 2018
đạt 4.477,3 triệu đồng/HTX, tăng 3.622,7 triệu đồng (gấp khoảng 5,2 lần) so
với năm 2003. Cùng với doanh thu, lãi bình quân của HTX tăng từ 74 triệu

đồng/HTX/năm 2003 lên 240,5 triệu đồng/HTX/năm 2018.
3. Thành phần kinh tế tư nhân:

- Đối với thành phần kinh tế tư nhân, Nhà nước khuyến khích các thành phần
này phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế và góp vốn vào các tập
đồn kinh tế nhà nước.

- Có 591.499 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động hiệu quả, chiếm 96,9%
trong tổng số doanh nghiệp Nhà nước là 2.260 doanh nghiệp. Riêng quý I và
tháng 4 năm 2021, có 44.166 doanh nghiệp quy mô vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng
là 465 doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2020. Việc kinh tế tư
nhân đang tham gia các lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế như: công nghiệp
chế tạo, công nghệ cao, xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng biển, năng
14


lượng tái tạo, truyền tải điện, logistic… ngày càng khẳng định vai trò là một
trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, nhiều doanh
nghiệp, tập đồn đã khẳng định thương hiệu đối với thị trường trong nước cũng
như quốc tế như: Vingroup, Hoà Phát, Vietjet Air, Mường Thanh v.v… Đây là
minh chứng không thể chối cãi về chủ trương kiến tạo, xây dựng môi trường
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.
4. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi:
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đang ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tham gia vào quá trình chuyển giao
cơng nghệ, chuyển giao trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm.

-

Việt Nam bắt đầu thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) từ năm 1997. Đến năm 2006, bắt đầu xuất hiện làn sóng các nhà đầu tư
lớn, đầu tiên là tập đoàn Intel (Mỹ) với vốn đăng ký dự án là 1 tỷ USD tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn
biến phức tạp diễn ra trên toàn cầu nhưng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt
Nam đạt 31,15 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này đồng nghĩa rằng,
kinh tế Việt Nam tuy rằng chịu ảnh hưởng nặng nề, là một nền kinh tế mới
nhưng là một nền kinh tế tiềm năng, và là một nền kinh tế có niềm tin đối với
các nhà đầu tư lớn. Vốn đầu tư và đăng ký mới điều chỉnh đều tăng so với năm
2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh lên đến 40,5%.

III.

Giải pháp được Đảng đề ra để thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN phù hợp với
điều kiện mới của đất nước và tình hìn thế giới; phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN gắn liền với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và nền văn hoá
XHCN Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cần làm tốt vai trị kiến tạo phát
triển thơng qua hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật phùh ợp trong đó bảo đảm:
 Giải quyết hài hoà các quan hệ về lợi ích, trước hết là lợi ích cá nhân và lợi
ích tập thể, giữa chủ và thợ, giữa lợi ích công nhân, nông dân, tri thức,
15


doanh nghiệp và lợi ích Nhà nước, lợi ích đất nước trước mắt và lợi ích lâu
dài, lợi ích quốc gia và quốc tế.
 Kinh tế Nhà nước thực sữ “giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ, nêu gương sáng về năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật”.
 Các chủ thể thuộc thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh theo
pháp luật, trong đó cần đa dạng hố các hình thức phù hợp để gia tăng sản
suất, phát triển sản xuất nhằm mang lại no đủ, giàu có, thịnh vượng, cơng
bằng, tiến bộ, hạnh phúc cho đại đa số nhân dân lao động.

 Các tổ chức xã hội điều kiện hợp tác, hỗ trợ Nhà nước, khi cần có thể đấu
tranh với các thế lực tự phát của thị trường để bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của cơng dân…
Thứ ba, tiếp tục tập trung đầu tư nghiên cứu bổ sung phát triển, làm sáng tỏ về
nhận thức lí luận, hoàn thiện về mặt thể chế và quyết liệt, đồng bộ trong tổ chức thực
thi đẩy mạnh tốc độ quá trình Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố đất nước gắn liền với
kinh tế thi trường theo định hướng XHCN.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo những điều kiện tốt nhất trong q trình nghiên cứu lí
luận, trong tư duy đổi mới về kinh tế, đảm bảo dân chủ trong quá trình xây dựng và
thực thi các chính sách, thể chế kinh tế - vừa là mục tiêu, nhiệm vụ đồng thời cũng
như là động lực, giải pháp chiến lược nhằm tạo cơ sở kinh tế nhằm thực hiện dân chủ
XHCN trong lĩnh vực kinh tế ở nước ta hiện nay.
Thực tế đã chứng minh, chỉ có vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý tư tưởng

đúng đắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ta mới có thể huy động được sức mạnh toàn
dân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó từng bước đưa nước ta tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến chắc trên con đường hội nhập quốc tế. Thật vậy, nền kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2021-2025 dự đốn sẽ có những thay đổi, chuyển biến tích cực
và thần tốc tới thị trường kinh tế Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực
hiện xuất sắc sáng tạo, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, tái tạo cơ cấu nền kinh tế,
phân bổ lại nguồn nhân lực, tích cực kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, dịch
bệnh về cơ bản đã được kiểm sốt, Đảng và Nhà nước ta ln sẵn sàng kêu gọi và
chào đón những nhà đầu tư chuyển giao khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ
một cách chuyển biến và nhanh hơn trong thời gian tới dựa trên cơ sở phát triển kinh
tế toàn diện, phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần:
16


- Đảm bảo cân đối và ổn định nền kinh tế vi mô của Nhà nước. Giữ vững an
ninh tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng để đảm bảo phát triển
bền vững. Đồng thời tăng cường phát triển chiều rộng, và chiều sâu, kết hợp
thực hiện tăng trưởng xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nhân lực
trong và ngoài nước.

- Giảm thiểu một cách tốt nhất những tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế tới
mơi trường. Khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên
nhiên, đặc biệt là tài ngun khơng tái tạo. Kiểm sốt và khắc phụ ô nhiễm, suy
thoái môi trường, cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
KẾT LUẬN

Bằng sự vận dụng sáng tạo có hiệu quả Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như nghiên cứu
kĩ càng tình hình thực tiễn Việt Nam tại thời kì q độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
tiên phong trong chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần xuyên suốt quá
trình quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của người hoàn tồn đúng đắn, là di sản q

báu vơ giá đã được thực tiện lịch sử chứng minh và ghi nhận trong từng thời kì. Thực
hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không chỉ phù hợp trong quá khứ mà cho đến hiện
tại lí tưởng ấy vẫn chứng minh tính đúng đắn của mình trong quá trình xây dựng và phát
triển nền kinh tế định hướng XHCN. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần ln là ngọn cờ đầu dẫn lỗi cho Đảng và Nhà nước ta noi theo, dẫn dắt nước
ta đi lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang trong công cuộc xây dựng đổi mới, kiến thiết
đất nước ngày một giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc theo di nguyện của Người.
Trên cơ sở nhận thức đó, Đảng ta đã đề ra đường lối chính sách phù hợp và nhất quán
với từng loại hình kinh tế, cũng như mục tiêu, phương hướng của nền kinh tế nhiều thành
phần trong thời kì đổi mới. Nhờ vậy, nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu
đáng kể, có sự phát triển vượt bậu nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong
công cuộc đổi mới ấy, chúng ta cần rút ra những nhận thức cho bản thân, vận dụng sáng
tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vững bản lĩnh, tinh thần đổi mới sáng tạo, độc
lập, tự chủ, tự cường, kết hợp chặt chẽ lí luận với thực tiễn,
Trách nhiệm của công dân đối ới việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là:
17


- Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần.

- Tham gia vào lao động sản xuất ở gia đình.
- Vận động người thân tham gia vào lao động sản xuất, kinh doanh – tổ chức sản
xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp khơng cấm.

- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
i


i

i

1. iBộ igiáo idục ivà iĐào itạo, iGiáo itrình iTư itưởng iHồ iChí iMinh i(2016), iNXB iChính
trị iQuốc igia, iHà iNội.

i

2. iGiáo idục icông idân i11 ibài i7: iThực ihiện inền ikinh itế inhiều ithành iphần ivà ităng
cường ivai itrị iquản ilí ikinh itế icủa iNhà inước, iNxb iGiáo idục.

i

3. iTHÀNH iPHẦN iKINH iT Ế iTRONG iTHỜ I iKỲ iQUÁ iĐỘ iLÊN iCHỦ iNGHĨA
iXÃ iH Ộ I i- iT Ừ iCƠ iS Ở iLÝ iLU Ậ N iĐẾ N iTH ỰC iTIỄ N iVIỆ T iNAM
(camau.gov.vn)

i

4. iKhông ith ể iphủ inhậ n ivai itrò ic ủa ikinh itế inhà inước itrong in ền ikinh itế ithị itrườn g i
ịnh ihướng ixã ih ộ i ichủ inghĩa iở inướ c ita i(tapchiqptd.vn)
18


5. iTăng icường ik ế t in ố i ikhu iv ực ikinh itế icó iv ố n i ầu itư itrực itiế p inước ingoài iv ớ i icác
idoanh inghiệp itrong inướ c i- iTạ p ichí iC ộng is ả n i(tapchicongsan.org.vn)
6. iNề n ikinh itế inhiều ithành iphần ilà igì? iTính itất iy ếu ikhách iquan i- iLyTuong.net
7. iKinh itế inhiều ithành iphần itrong in ền ikinh itế iquá i ộ ilên ichủ inghĩa ixã ih ộ i iở inướ c ita
i(dangcongsan.vn)

8. iTư itưởng iHồ iChí iMinh ivề icơ icấ u ikinh itế inhiều ithành iphầ n i(baodautu.vn)
9. iVậ n id ụng itư itưởng iH ồ iChí iMinh itrong ixây idự ng ivà iphát itriển ikinh itế iViệt iNam
i(tapchitaichinh.vn)
10. iĐại ih ội iĐảng i| iBan iChấp ihành iTrung iương iĐảng i(dangcongsan.vn)

19



×