Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.82 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC CHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH HÀ TĨNH
NGUYỄN THỊ LÀI – NGUYỄN THỊ NGỌC HOA
NGUYỄN THỊ HUỆ - ĐINH THỊ HẰNG
Khoa Địa lý

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hương Khê là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có
khoảng 181 người Chứt cư trú tại hai bản Rào Tre (xã Hương Liên) và bản Giàng II (xã
Hương Vĩnh). Chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Chứt trong vùng rất thấp.
Trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, huyện Hương Khê và tỉnh Hà Tĩnh
đã đưa ra nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc
Chứt. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu, đời sống của đồng bào
Chứt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để cuộc sống tinh thần và vật chất của cộng đồng
dân tộc Chứt được cải thiện, việc nâng cao chất lượng cuộc sống là cấp thiết và có ý
nghĩa chiến lược lâu dài.
2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC
CHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH
Cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 45 hộ, 181 nhân khẩu.
Trong đó, bản Rào Tre là 34 hộ với 137 nhân khẩu và bản Giàng II có 11 hộ với 44
nhân khẩu. Đây là một trong những tộc người lọt vào tóp 10 tộc người bí ẩn nhất hành
tinh bởi cuộc sống của họ tách biệt với cuộc sống văn minh hiện đại. Nhiều phong tục,
tập quán canh tác, sinh sống cịn rất lạc hậu.
2.1. GDP bình qn đầu người
Cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh có tỷ lệ hộ đói nghèo 100%,
cuộc sống nghèo đói, chất lượng cuộc sống thấp. Do nằm trong vùng núi sâu, tách biệt
với thế giới bên ngoài, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên các hoạt động sản xuất ngưng trệ,
chậm phát triển. Hiện nay, lương thực bình quân đầu người đạt 120kg/người/năm, bằng
1/2 lương thực của xã Hương Vĩnh (266,7 kg/người/năm); thu nhập bình quân đầu
người 2.000.000 đồng – 2.400.000 đồng/người/năm, bằng 1/3 xã Hương Vĩnh (6,24
triệu đồng/người/năm). So với năm 2002 bình quân lương thực hiện tại gấp 5 lần, thu


nhập bình quân gấp 6 lần. Như vậy, tình hình sản xuất và thu nhập của người dân không
đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù theo thời gian khoảng cách có thu hẹp nhưng đồng bào dân tộc người Chứt vẫn
cần được sự hỗ trợ của nhà nước về gạo, trâu, bò và các dụng cụ sinh hoạt, sản xuất.
Nền kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, chất lượng cuộc
sống ở mức rất thấp, bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau rừng, ít khi có thịt cá.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 213-218


214

NGUYỄN THỊ LÀI và cs.

2.2. Văn hóa và giáo dục
Dân tộc Chứt có nền văn hóa riêng góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa của
dân tộc Việt Nam. Họ có tập tục cúng lúa mới bằng cách gặt lúa rẫy về, rang gạo để
cúng. Ngày cúng lúa mới cũng là ngày hội, thường được tổ chức vào 12/11 âm lịch
hàng năm, gọi là tết Chăm-Cha-Bởi (mừng cơm mới). Tết lấp lỗ (mùa trỉa hạt) ngày 7/7
âm lịch hàng năm. Người Chứt có nhạc cụ truyền thống là cây đàn Chơ–ra–bon có lẽ là
nhạc cụ duy nhất mà họ còn lưu giữ được. Chiếc đàn chỉ gồm một ống nứa và một sợi
dây cước, dùng một thanh nứa mỏng, dẹt kéo qua kéo lại như đàn violon.
Tuy nhiên người Chứt vẫn tồn tại nhiều nét văn hóa lạc hậu. Họ rất mê tín và tin vào
việc mọi người đều có linh hồn sau khi qua đời. Những người phụ nữ khi đến kỳ sinh
nở phải ở một mình ngồi rừng, sát bên bờ suối, tự mình sinh nở, cắt rốn và tắm rửa cho
con. Do vậy mà xác suất xảy ra rủi ro khi người phụ nữ sinh con là rất lớn, tỷ lệ trẻ tử
vong lớn [3].
Đời sống du canh du cư đã để lại những di chứng khó khắc phục, lối sống nay đây mai
đó với trạng thái nền kinh tế dựa dẫm hoàn toàn vào tự nhiên nên bà con trong bản vẫn

chưa thể quen thuộc với lối sống cố định. Người dân chưa có kỹ năng tự tổ chức cuộc
sống và sản xuất để ni sống gia đình và bản thân.
Hiện nay gần 80% dân số trong bản biết nói tiếng phổ thơng, tại mỗi bản đã có trường
mầm non và tiểu học, các em học trung học cơ sở và trung học phổ thông phải ra trường
dân tộc nội trú huyện.
Bảng 1. Tổng số trẻ em đến độ tuổi đi học và số học sinh các cấp của đồng bào dân tộc Chứt
giai đoạn 2002 – 2011
Năm
Số lượng học
2002
2005
2007
2011
sinh đến trường ở các cấp
Mầm non và tiểu học
5
20
31
51
THCS
3
20
20
33
THPT
0
0
0
2
Tổng số trẻ em đến độ tuổi đi học

15
25
37
51
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Khê qua các năm 2002 – 2011)

2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Trước đây, ở bản Rào Tre và bản Giàng II chưa có trạm xá, nhưng đã có khu khám chữa
bệnh cho dân. Năm 2009 cán bộ, bộ đội biên phòng, cán bộ y tế, người dân trong bản đã
tổ chức làm vệ sinh, khám, điều trị cho 244 lượt người, cấp thuốc miễn phí hơn 10 triệu
đồng cho nhân dân.
2.4. Điện nước và vấn đề nhà ở
Trước những năm 2003, bà con tại bản Rào Tre và bản Giàng II chưa có nước sạch để
dùng, họ phải dùng ống tre, nứa gùi nước từ sông suối về bản để sử dụng. Năm 2003
được nhà nước đầu tư xây dựng bể và hệ thống đường ống dẫn nước từ sông suối về bể.


NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂNTỘC CHỨT...

215

Nhờ dự án nước sạch của UNICEP nên trong bản đã có nước sạch về tận bản cho bà con
sử dụng. [3]
Cả hai bản đã xây dựng các bể chứa nước, dân bản không phải đi gùi nước từ sông suối
về, giảm được công sức và thời gian của đồng bào, tăng thời gian đi làm nương làm rẫy,
phát triển sản xuất. [2], [3]
2.5. Giao thông
Trước năm 1994, hệ thống giao thơng đi lại cịn gặp nhiều khó khăn. Từ thị trấn Hương
Khê và các vùng lân cận vào bản chủ yếu bằng đường đồi núi gập ghềnh, đường còn đi
bằng đường đất chưa có đường bê tơng, đi lại rất khó khăn. Đến năm 1994, nhờ sự quan

tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, hệ thống đường nhựa liên tỉnh đã được xây dựng
xuyên suốt vào bản gọi là tỉnh lộ 17 ở bản Giàng II và tiểu lộ 15 (chúc A15) vào bản
Rào Tre. [2], [3]
2.6. Đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 1. Chuẩn nghèo quốc gia năm 2011 - 2015
Địa bàn
Nông thôn
Thành thị

Thu nhập bình quân
Nghìn đồng/ người/tháng
Triệu đồng/người/năm
≤ 400.000
≤ 4,8
≤ 500.000
≤ 6,0
(Nguồn: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Lê Thông (chủ biên))

Hiện nay thu nhập của dân tộc Chứt chỉ từ 160.000 đến 200.000 đồng/người/tháng
(2.000.000 đến 2.400.000 đồng/người/năm). Như vậy, so với chuẩn nghèo chung của cả
nước mức thu nhập của dân tộc chứt quá thấp, bằng một nửa chuẩn nghèo của khu vực
nông thôn. Thu nhập của dân tộc Chứt hiện nay chỉ bằng chuẩn nghèo của khu vực nơng
thơn giai đoạn 2006-2010 (200.000 nghìn đồng/người/tháng tương đương với khoảng
2.400.000 nghìn đồng/người/năm). So với các dân tộc khác như: Thái, Thổ, Mường…
thì thu nhập và chất lượng cuộc sống của dân tộc Chứt thấp hơn nhiều. Ví dụ, dân tộc
Thái ở huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An, khơng có hộ nào nằm trong tình trạng đói kém,
mặc dù tỷ lệ hộ nghèo vẫn cịn >60%, nhưng thu nhập bình quân đầu người hiện nay
khoảng 5,7 - 6 triệu đồng/người/năm, bình qn lương thực 350kg/người/năm [1].
Trong khi đó thu nhập bình quân của dân tộc Chứt hiện nay 2 - 2.4 triệu

đồng/người/năm, chưa bằng ½ thu nhập của dân tộc Thái, bình quân lương thực
120kg/người/năm, bằng 1/3 bình quân lương thực của dân tộc Thái.
2.7. Nguyên nhân
2.7.1. Nguyên nhân chủ quan
Do trình độ dân trí, trình độ lao động của cộng đồng dân tộc Chứt thấp kém khơng có
điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, các phúc lợi xã hội khác vì vậy việc
tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế, chất lượng cuộc sống còn thấp.


216

NGUYỄN THỊ LÀI và cs.

Mặt khác do tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước và các tổ chức xã hội
khác nên không chịu lao động thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Năng lực và
trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý chưa cao. Sự quan tâm đầu tư của
Đảng và Nhà nước chưa hợp lý, chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của vùng đồng bào
dân tộc Chứt huyện Hương Khê.
2.7.2. Nguyên nhân khách quan
Do địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc Chứt có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, đi
lại khó khăn, ít có điều kiện giao lưu tiếp xúc với các dịch vụ phúc lợi xã hội và nền
kinh tế thị trường, khí hậu khắc nghiệt khơng thuận lợi cho sản xuất.
Do hình thức tập quán canh tác lạc hậu, thiếu vốn, thiếu sự đầu tư nên hiệu quả sản xuất
còn thấp. Bên cạnh đó hệ thống y tế, giáo dục cịn thấp còn chưa đáp ứng được nhu cầu
của người dân.
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN
TỘC CHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH
3.1. Giải pháp về định canh định cư
Quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại dân cư, đi vào ổn định đời sống, tổ chức lại sản xuất có
hiệu quả nhất, chuẩn bị những tiền đề cần thiết để từng bước phát triển kinh tế hàng hóa,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế. [3]
Trong quá trình tổ chức định canh định cư cho công đồng dân tộc Chứt cần chú ý lựa
chọn địa điểm định canh định cư có điều kiện thuận lợi cho cư trú và hoạt động sản
xuất, xây dựng một số cơ sở chế biến ngô, khoai, sắn…, xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật… làm tiền đề cho đồng bào ổn định cuộc sống nơi định cư.
3.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở vật chất kỹ thuật
Tiếp tục xây dựng CSHT và CSVCKT cho cộng đồng người Chứt ở huyện Hương Khê
– Hà Tĩnh. Đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông,
điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm xá.
- Thủy lợi và cấp nước sinh hoạt: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ các công trinh
thủy lợi, cơng trình nước sạch nhằm cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho
đồng bào.
- Trường học: Đầu tư xây dựng trường mầm non, tiểu học cho các học sinh trong
bản nhằm thu hút học sinh trong độ tuổi đến trường.
- Giao thông: Tiếp tục đầu tư để sửa chữa và nâng cấp tuyến giao thông từ bản ra
trung tâm xã và trung tâm thị trấn huyện.
- Y tế: Xây dựng trạm y tế tại bản, có trang bị đồng bộ, đủ điều kiện khám, điều trị
bệnh, cử cán bộ y tế về làm việc tại bản để chăm sóc sức khỏe tốt cho người dân.
- Chợ: Đầu tư xây dựng chợ và tổ chức họp chợ tại bản để bà con có điều kiện trao
đổi, bn bán dễ dàng hơn.


NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂNTỘC CHỨT...

217

- CSVCKT như truyền thanh, truyền hình, thơng tin liên lạc, cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp cần được đầu tư và phát triển, phục vụ nhu cầu của bà con
trong bản.
3.3. Phổ biến kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi

- Trồng trọt:
Hướng dẫn bà con nên trồng các loại cây phù hơp với điều kiện của vùng như: cao
su, tiêu, lạc, đậu, lúa, ngô, khoai, sắn và các loại cây ăn quả như: cam mít, bưởi,
dứa… Hướng dẫn bà con sản xuất theo mùa vụ: Vụ đông xuân nên trỉa ngơ, trồng
sắn vì hai cây này dễ trồng, cho thu nhập tương đối cao, giải quyết được lương
thực tại chỗ. Vụ hè thu thích hợp cho bà con trỉa lúa rẫy.
Hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng để mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Ngồi trồng các loại cây chính nên khuyến khích trồng thêm các loại cây
như: khoai từ, đậu, lạc… Các sản phẩm làm ra nếu ăn không hết bà con có thể
đem về xi bán để mua lại về các loại hang hóa cần thiết khác
- Chăn ni:
Tập huấn kỹ thuật chăn ni, khuyến khích người dân ni trâu, bị, dê, lợn, gà,
vịt… Hướng dẫn dân bản cách làm chuồng trại, khơng chăn thả rong, cách chăm
sóc gia súc, gia cầm bị bệnh, không cho gia súc, gia cầm ở dưới sàn nhà. Các ban
ngành chức năng cần hỗ trợ về giống bị, trâu, thuốc men, bố trí 1 - 2 cán bộ
khuyến nông ở mỗi bản để hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn
nuôi đến người dân.
3.4. Xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Xóa bỏ các thủ tục lạc hậu của cộng đồng dân tộc Chứt như phụ nữ tự sinh nở trong túp
lều ngoài bờ suối; hôn nhân cận huyết… để giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, đảm
bảo sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong và sau khi sinh, tăng tuổi thọ trung bình, giảm các
hệ lụy về giống nịi. Tăng cường tuyên truyền những tác hại to lớn của việc sinh nở
không phù hợp, hôn nhân cận huyết thống.
3.5. Giải pháp về giáo dục, nâng cao trình độ dân trí
Tăng cường đội ngũ giáo viên, vận động xóa mù chữ cho người dân trong bản, thực
hiện tốt chính sách trợ cấp giáo dục miền núi, tổ chức các chương trình dạy nghề cho
con em đồng bào trong bản… nhằm giúp người dân hiểu biết về cái chữ, nghề nghiệp,
nâng cao trình độ dân trí phục vụ cho sản xuất, cuộc sống và sinh hoạt nhằm cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào.
3.6. Giải pháp về y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân

Tăng cường cơng tác quản lý của nhà nước về y tế, tranh thủ nguồn vốn, xây dựng hoàn
chỉnh trạm y tế ở các bản, bổ sung đội ngũ y tá, y bác sĩ có đủ năng lực nâng cao chất


218

NGUYỄN THỊ LÀI và cs.

lượng khám chữa bệnh, tuyên truyền vận động bà con hiểu khi đau ốm nên đi khám ở
trạm xá và uống thuốc theo đơn của y, bác sĩ.
3.7. Xóa đói giảm nghèo
Thực hiện tốt chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm để xóa đói giảm nghèo một cách bền vững cho cộng đồng
dân tộc Chứt của huyện.
3.8. Phát triển văn hóa, thơng tin và thể dục thể thao
Phát triển văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao để bà con bảo tồn những nét văn hóa đặc
trưng, đồng thời có điều kiện tiếp thu nhưng nét văn hóa tiến bộ, rèn luyện sức khỏe
trong các hoạt động thể dục thể thao. Phát triển văn hóa giúp tổ chức, làm phong phú
thêm đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Chứt, đưa văn hóa trở thành
món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống của người dân nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống.
4. KẾT LUẬN
Thực trạng chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh
Hà Tĩnh ở mức rất thấp và đáng báo động so với chuẩn nghèo đói của Việt Nam và của
một số dân tộc khác. Đời sống của bà con rất khó khăn, kinh tế kém phát triển. Để nâng
cao chất lượng cuộc sống có hiệu quả về vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc
thiểu số Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh cần đưa ra các giải pháp tích cực, hợp
lý và thực tế nhất, phải thực hiện đồng thời trên cả hai phương diện là kinh tế và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]
[4]
[5]

Lê Thị Chiên (2011). Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cho cộng đồng dân
tộc Thái ở xã Tiên Kỳ - huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp 2007 –
2011.
Nguyễn Thị Dung (2010). Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cộng
đồng người Chứt ở Bản Rào Tre – huyện Hương Khê – Hà Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp
năm 2006 - 2010.
Trần Thị Hằng (2011). Nghiên cứu thực trạng hoạt động konh tế và đề xuất giải pháp
phát triển kinh tế cho cộng đồng người Cọi ở xã Hương Vĩnh – huyện Hương Khê –
tỉnh Hà Tĩnh, Khóa luận tốt nghiệp năm 2007 - 2011.
Nguyễn Văn Mạnh (1996). Người Chứt ở Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế.
/>
NGUYỄN THỊ LÀI
NGUYỄN THỊ NGỌC HOA
NGUYỄN THỊ HUỆ
ĐINH THỊ HẰNG
SV lớp Địa 4A, Khoa Địa Lý
ĐT: 0164 963 8536, Email:



×