Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, Sinh học 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.85 KB, 7 trang )

SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI
ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HĨA, SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
DƯƠNG THỊ HỒI THU
Trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình
PHAN ĐỨC DUY
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Tóm tắt: Sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học là một trong tám chiến lược
dạy học hiệu quả nhất hiện nay. Sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học sẽ
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và kỹ
năng tự học, tinh thần hợp tác và khả năng vận dụng thực tiễn, tạo niềm tin,
hứng thú trong học tập cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường phổ thông. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề này chưa được nhiều tác
giả thực sự quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là trong bộ môn Sinh học. Trong
phạm vi bài báo này, chúng tôi giới thiệu việc xây dựng và phương pháp sử
dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học phần Tiến hóa, Sinh học 12, THPT.
Từ khóa: câu hỏi cốt lõi, tiến hóa, trung học phổ thơng
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết chúng ta
phải tích cực đổi mới phương pháp dạy theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học.
Một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện
nay là phương pháp hỏi đáp - tìm tịi. Phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi,
học sinh tư duy để trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên, từ đó học sinh
lĩnh hội được nội dung bài học.
Điều quan trọng nhất để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp chính
là việc xây dựng hệ thống các câu hỏi sao cho khi trả lời thì học sinh vừa lĩnh hội được kiến
thức và rèn luyện được các kĩ năng tư duy cần thiết.
Vì thế, viê ̣c nghiên cứu xây dựng và sử du ̣ng câu hỏi cố t lõi trong da ̣y ho ̣c là mô ̣t trong những
chiế n lươ ̣c da ̣y ho ̣c hiê ̣u quả nhất hiê ̣n nay. Sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học sẽ phát huy


tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và kỹ năng tự học, tinh thần hợp
tác và khả năng vận dụng thực tiễn, tạo niềm tin, hứng thú trong học tập cho học sinh, từ đó
nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
2. CÂU HỎI CỐT LÕI
Câu hỏi cố t lõi là câu hỏi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầ u phải có chứa nhiề u nô ̣i dung,
cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài mới, đồng thời
tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là
những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm vững.
- Bản chất của câu hỏi cốt lõi: Mang tính phổ qt, khơng cần có một câu trả lời đúng duy nhất.
- Vai trị của câu hỏi cốt lõi: Chẩn đốn trình độ học sinh trước khi bắt đầu một đơn vị bài học
cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ quát, tự nghiên cứu một
cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển nhiên [2].
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 280-286


SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12...

281

3. CẤU TRÚC CÂU HỎI CỐT LÕI
Mỗi câu hỏi đều có hai thành phần là điều đã biết và điều cần tìm, chúng có mối quan hệ với
nhau nhưng về mặt cấu trúc ta cần xem thành phần nào nêu trước, thành phần nào nêu sau.
- Phần thứ nhất (điều đã biết): Là tài liệu có tính chất "nguyên liệu" bao gồm:
+ Đoạn tư liệu trong SGK;
+ Đoạn tư liệu trích trong các tư liệu tham khảo;
+ Các tập hợp từ, cụm từ cho trước;
+ Các thơng tin gợi ý cho trước;
+ Các ví dụ cho trước;
+ Các hình vẽ cho trước;

+ Các thí nghiệm và kết quả cho trước.
- Phần thứ hai (điều chưa biết) : Là các câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động tư duy, xử lí các tư
liệu đã có bao gồm:
+ Tóm tắt nội dung, lập sơ đồ hệ thống hố;
+ Xác định nội dung cơ bản hay dấu hiệu bản chất;
+ Chọn câu trả lời đúng trong tập hợp các cấu cho trước;
+ Điền từ, cụm từ, đoạn thông tin thích hợp vào bảng, vào ơ trống, vào hình vẽ;
+ Mơ tả hình vẽ, ghi chú thích vào hình vẽ;
+ Phát biểu tính quy luật của các hiện tượng;
+ Lập bảng so sánh;
+ Giải thích thí nghiệm;
+ Xác định mối quan hệ;
+ Xác định ý nghĩa hay giá trị của kiến thức [1].
4. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÂU HỎI CỐT LÕI
- Câu hỏi phải có tác dụng nêu vấn đề, đồng thời vấn đề đó phải chứa đựng mâu thuẫn nhận
thức ln buộc học sinh ở trạng thái có nhu cầu giải quyết.
- Câu hỏi thiết kế phải có tính hệ thống phù hợp với cấu trúc của chương, bài để sau khi trả lời
học sinh thu được một kiến thức mới hệ thống và theo những logic nhất định.
- Câu hỏi được thiết kế phải có nội dung yêu cầu ngắn gọn rõ ràng, chính xác. Yêu cầu câu
hỏi phải đảm bảo nguồn tri thức, tài liệu tra cứu trong q trình tìm tịi lời giải.
- Trong mỗi bài học câu hỏi đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, có tác dụng hấp
dẫn, kích thích học sinh đam mê nghiên cứu tìm tịi lời giải.
- Câu hỏi trong các bài toán nhận thức khi thiết kế phải có tính kế thừa, sao cho khi trả lời một
câu hỏi sẽ cho thêm một giả thiết giúp cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bài tốn
được dễ dàng hơn.
- Câu hỏi phải có khả năng huy động tính tự lực chủ động sáng tạo của nhiều tầng lớp học
sinh. Nghĩa là câu hỏi được xây dựng phải vừa sức, khơng khó q, khơng dễ quá, phù hợp
với năng lực của HS.
- Câu hỏi không nên yêu cầu đơn thuần là trình bày kiến thức trong tài liệu SGK mà phải có
những yêu cầu phân tích, giải thích hoặc chứng minh cho những kiến thức mà HS lĩnh hội từ

tài liệu SGK hay từ các tài liệu tham khảo khác. [3]


282

DƯƠNG THỊ HOÀI THU – PHAN ĐỨC DUY

5. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Trong dạy học, câu hỏi có thể được sử dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt được những
mục tiêu khác nhau [3]:
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để tạo tình huống;
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để định hướng vấn đề học tập;
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để gợi ý, để giới hạn vấn đề cần trả lời;
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để hướng dẫn quan sát;
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để phát triển khả năng tư duy;
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập.
6. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN
HÓA, SINH HỌC 12
6.1. Xây dựng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, Sinh học 12
Câu hỏi 1: Tại sao nói chọn lọc tự nhiên là địn bẩy thúc đẩy sinh giới tiến hóa theo hướng
đa dạng và thích nghi với môi trường sống?
Gợi ý trả lời:
1. Động lực chọn lọc tự nhiên (nguyên nhân): Do sinh vật phải đấu tranh sinh tồn với nhân tố
chọn lọc là môi trường sống.
2. Cơ sở của chọn lọc tự nhiên : Dựa vào tính biến dị và di truyền của sinh vật.
a. Tính biến dị: Các biến dị cá thể là nguồn ngun liệu cung cấp cho q trình chọn lọc.
b. Tính di truyền: Qua sinh sản, các biến dị có lợi với bản thân sinh vật được bảo tồn, tích lũy
qua các thế hệ.
3. Nội dung quá trình chọn lọc tự nhiên: Quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song:
a. Đào thải các cá thể mang biến dị có hại.

b. Tích lũy các cá thể mang biến dị có lợi.
4. Kết quả chọn lọc tự nhiên:
a. Hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật đối với mơi trường sống: chọn lọc tự nhiên tác
động thơng qua đặc tính biến dị và di truyền đã là nhân tố chính trong q trình hình thành
các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
Biến dị + di truyền + chọn lọc tự nhiên = thích nghi
b. Hình thành tính đa dạng: Theo Đacuyn, lồi mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng
trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
- Nguyên nhân phân ly tính trạng: Chọn lọc tự nhiên xảy ra trên quy mô rộng lớn, qua thời
gian lịch sử lâu dài.
- Kết quả phân ly tính trạng: Hình thành loài mới.
Biến dị + di truyền + chọn lọc tự nhiên + phân ly tính trạng = đa dạng.
Câu hỏi 2. Những bằng chứng nào chứng minh mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong
sinh giới?


SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HĨA, SINH HỌC 12...

283

Gợi ý trả lời:
Các bằng
chứng tiến
hố

Bằng chứng
giải phẫu so
sánh

Bằng

chứng
gián tiếp

Bằng chứng
phơi sinh
học
Bằng chứng
địa lí sinh
vật học
Bằng chứng
tế bào học
và sinh học
phân tử

Bằng
chứng
trực tiếp

Hố thạch

Nội dung

Ví dụ

+ Cơ quan tương đồng: Là những cơ quan nằm Tay người và tay dơi
ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có cùng
nguồn gốc trong q trình phát triển của phơi
nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
+ Cơ quan tương tự: Là những cơ quan khác
Chi sau của cá voi có

nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những
hình dạng tương tự
chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tnhư đi cá
ương tự.
Phơi của cá, kì
Phơi của các động vật có xương sống thuộc
giơng, rùa, gà cho tới
những lớp khác nhau, trong những giai đoạn
các động vật có vú
phát triển đầu tiên đều giống nhau về hình dạng kể cả người đều trải
chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan. qua các giai đoạn có
các khe mang...
+ Dựa trên kết quả nghiên cứu về sự phân bố địa
lí của các lồi trên Trái Đất (lồi đã diệt vong
cũng như loài hiện tại), liên quan đến sự biến
đổi của các điều kiện địa chất.
- Phân tích trình tự các axit amin của cùng một
Người giống tinh
loại prôtêin hay trình tự các nuclêơtit của cùng
tinh 97,6% ADN,
một gen.
giống vượn Gibbon
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế 94,7% ADN.
bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước
đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể
sống.
Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các
Một vết chân, một
lớp đất đá của vỏ trái đất.
bộ xương...


Câu hỏi 3. Tại sao nói: “ Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở”?
Gợi ý trả lời:
- Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện:
+ Có tính tồn vẹn trong khơng gian và thời gian;
+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ;
+ Tồn tại thực trong tự nhiên.
- Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
+ Nếu một đột biến xuất hiện mà cá thể mang đột biến không sinh sản, sẽ khơng đóng góp
vốn gen vào quần thể và khơng có ý nghĩa về mặt tiến hóa;
+ Khi một đột biến xuất hiện, nhờ quá trình giao phối tự do trong quần thể, đột biến sẽ được
phát tán, đồng thời xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp khác nhau, cung cấp nguồn nguyên liệu cho
quá trình chọn lọc;
+ Chọn lọc tự nhiên không chỉ xảy ra ở cấp độ cá thể mà còn dưới mức cá thể hay trên mức cá
thể như quần thể, quần xã. Trong đó quan trọng nhất là chọn lọc mức cá thể và quần thể;


DƯƠNG THỊ HOÀI THU – PHAN ĐỨC DUY

284

+ Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế
của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn;
+ Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế
những quần thể kém thích nghi;
+ Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt
kiếm ăn, tự vệ, sinh sản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất,
quy định sự phân bố chúng trong tự nhiên.
Câu hỏi 4: Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về CLTN như thế nào?
Gợi ý trả lời:

Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về CLTN:
- Thuyết tiến hóa hiện đại, dựa trên những thành tựu về di truyền và biến dị đã làm sáng tỏ
nguyên nhân phát sinh biến dị, cơ chế di truyền và biến dị. Vì vậy đã hồn thiện quan niệm
của Đacuyn về CLTN. Có thể trình bày tóm tắt như sau:
Nội dung
1. Ngun liệu của CLTN

2.Đơn vị tác động của CLTN

Quan niệm của Đacuyn
- Biến đổi cá thể dưới ảnh
hưởng của điều kiện môi trường
sống.
- Chủ yếu là các biến dị cá thể
qua quá trình sinh sản.
Cá thể

Quan niệm hiện đại
- Đột biến và biến dị tổ hợp.
(Thường biến chỉ có ý nghĩa
gián tiếp)

- Cá thể
- Ở loài giao phối, quần thể là
đơn vị cơ bản.
3.Thực chất tác dụng của Phân hóa khả năng sống sót Phân hóa khả năng sinh sản của
CLTN
giữa các cá thể trong loài.
các cá thể trong quần thể.
4. Kết quả của CLTN

Sự sống sót của những cá thể Sự phát triển và sinh sản ưu thế
thích nghi nhất.
của các kiểu gen thích nghi hơn.

6.2. Quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học Sinh học
- GV giới thiệu câu hỏi cốt lõi: Có thể sử dụng phiếu học tập hoặc kết hợp với kênh hình,
đoạn phim…

- HS tự lực tư duy và hoạt động theo nhóm
- Có thể phát sinh các câu hỏi phụ

- Đại diện các nhóm trình bày phương án giải quyết câu hỏi cốt lõi.
- Thảo luận toàn lớp và giải quyết các câu hỏi phụ phát sinh.

- GV kết luận, chính xác hố kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý nhất, học sinh tự
hoàn thiện kiến thức và kỹ năng nhận thức.


SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HĨA, SINH HỌC 12...

285

* Ví dụ về sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học kiến thức Học thuyết tiến hóa cổ điển:
- Bước 1. GV nêu câu hỏi: “So sánh điểm khác biệt giữa quan niệm của Đacuyn với học
thuyết Lamac về tiến hóa”kết hợp với cho học sinh nghiên cứu tranh hình q trình hình
thành lồi hươu cao cổ.

Hình 1. Q trình hình thành lồi hươu cao cổ
- Bước 2:
+ Học sinh tự lực tư duy, nghiên cứu tranh hình kết hợp với SGK và huy động kiến thức cũ

cũng như các kiến thức thực tiễn để giải quyết câu hỏi.
+ Thảo luận nhóm (3- 4 HS).
- Bước 3:
+ Cử đại diện nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác tranh luận, bổ sung.
- Bước 4. Giáo viên nhận xét, kết luận hướng giải quyết hợp lý nhất.
Nội dung
1. Ngun
nhân tiến hố
2. Cơ chế tiến
hố
3. Hình thành
đặc điểm
thích nghi
4. Hình thành
lồi mới
5. Chiều
hướng tiến hố

Quan điểm của Lamac
- Ngoại cảnh thay đổi qua không gian
và thời gian.
-Thay đổi tập quán hoạt động ở động
vật.
- Sự di truyền các đặc tính thu được
trong đời cá thể dưới tác dụng của
ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có
khả năng phản ứng phù hợp nên khơng
bị đào thải.

Lồi mới được hình thành từ từ qua
nhiều dạng trung gian, tương ứng với
sự thay đổi của ngoại cảnh.

Quan điểm của Đacuyn
- Chọn lọc tự nhiên tác động thơng qua
đặc tính biến dị và di truyền của sinh
vật.

- Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải
các biến dị có hại dưới tác động của
chọn lọc tự nhiên.
- Biến dị phát sinh vơ hướng.
- Sự thích nghi hợp lí đạt được thơng
qua sự đào thải các dạng kém thích nghi.
Lồi mới được hình thành từ từ qua
nhiều dạng trung gian dưới tác động của
chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân
ly tính trạng, từ một gốc chung.
Nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức
đơn giản đến phức tạp.
ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý


DƯƠNG THỊ HOÀI THU – PHAN ĐỨC DUY

286

7. KẾT LUẬN
Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi khẳng định rằng việc sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạyhọc không những giúp học sinh nghiên cứu sâu kiến thức mà còn phát huy được năng lực tự

học, năng lực tư duy ở người học. Học sinh khắc sâu kiến thức và tạo sự hứng thú hơn với bộ
môn Sinh học, đặc biệt là phần Tiến hóa.
Tùy vào mục đích sử dụng và trình độ nhận thức của học sinh mà giáo viên có thể sử dụng
câu hỏi cốt lõi ở các khâu khác nhau, ở các mức độ khác nhau trong quá trình dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006). Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục.
Giselle O.Martin-Kniep (Lê Văn Canh dịch) (2011). Tám đổi mới để trở thành người giáo
viên giỏi, NXB Giáo dục.
W.D. Phillips và T.J. Chilton (2007). Sinh học, NXB Giáo dục.

Title: USING THE CORE QUESTIONS IN TEACHING EVOLUTION, THE 12TH GRADE
BIOLOGY TEXTBOOK, UPPER SECONDARY SCHOOL
Abstract: Nowadays, the study of framing and using the core questions in teaching is one of eight
efective teaching strategies.Using the core questions in teaching will promote a positiveness, selfdiscipline, initiative, creativity, help students have habits and skills in self- study, cooperative spirit
and practical ability to manipulate, create trust, interest in learning for students, thereby improving the
quality of teaching and learning in schools. However, so far this problem has not been really
researched by many authors, especially in the department of Biology.Within the scope of this
newspaper, we would like to introduce the method of framing and using the core questions in teaching
Evolution, the 12th grade Biology textbook , upper secondary school.
Keywords: core questions, evolution, upper secondary schools

DƯƠNG THỊ HOÀI THU
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo, Lệ Thủy, Quảng Bình
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học, khóa 21 (2012-2014),
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0982 659 616, Email:

PGS. TS. PHAN ĐỨC DUY
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế



×