Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Chính sách đối ngoại của đế quốc nga 1861 1917

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HỐ DU LỊCH

HỒNG TRỌNG TÚ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Lịch sử (Sử - GDCD)

Phú Thọ, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HỐ DU LỊCH

HỒNG TRỌNG TÚ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Lịch sử (Sử - GDCD)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Phương Mai

Phú Thọ, 2020


i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi


cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm
yêu cầu về đạo đức trong học thuật.
Tác giả

Hoàng Trọng Tú
Nhận xét của GVHD


ii
LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và tấm lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến TS. Nguyễn Phương Mai – người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Lịch sử - khoa Khoa học
xã hội và Văn hóa du lịch, Trường Đại học Hùng Vương đã giảng dạy, trang bị
kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi đạt được kết quả cao
nhất. Tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã ln ln ủng hộ, khích
lệ, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Với sự nỗ lực và cố gắng hết mình tơi đã hồn thành luận văn, tuy nhiên
luận văn của tôi cũng không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu xót. Tơi
kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hồng Trọng Tú


iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
6. Bố cục khóa luận ............................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917 ...............................................................................................................10
1.1. Khái lược lịch sử Nga 1861-1917 ................................................................ 10
1.1.1. Tình hình kinh tế ....................................................................................... 10
1.1.2. Tình hình chính trị ..................................................................................... 13
1.1.3. Tình hình xã hội ........................................................................................ 16
1.2. Nhân tố khách quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga .. 20
1.2.1. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc nửa sau thế kỉ XIX............................... 20
1.2.2. Mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX.................... 23
1.2.3. Sự phát triển phong trào cách mạng Nga và thế giới ................................ 26
1.3. Nhân tố chủ quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga ...... 29
1.3.1. Truyền thống đối ngoại của đế quốc Nga ................................................. 29
1.3.2. Tham vọng bành trướng mở rộng từ Nga hoàng Alexander II đến Nga
hoàng Nicholas II ................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2 . NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917 ................................................................................................................37
2.1. Phục hồi địa vị của đế quốc Nga sau chiến tranh Krym .............................. 37
2.1.1. Xóa bỏ Hiệp ước Paris 1856 ..................................................................... 37
2.1.2. Chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) và hệ quả ........................................ 42


iv

2.2. Chính sách bình định chung châu Âu .......................................................... 45
2.2.1. Mục đích chính sách bình định chung châu Âu ........................................ 45
2.2.2. Kết quả của chính sách bình định chung châu Âu .................................... 47
2.3. Chính sách bành trướng của đế quốc Nga ở phương Đông ......................... 48
2.3.1. Can thiệp vào Trung Á .............................................................................. 48
2.3.2. Bành trướng xâm lược Đông Bắc Á ......................................................... 50
2.4. Tham gia khối Hiệp ước và Chiến tranh thế giới thứ nhất .......................... 54
2.4.1. Trở thành thành viên khối Hiệp ước ......................................................... 54
2.4.2. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất .................................................... 57
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917.......................................................................................................62
3.1. Đặc điểm chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917 ...................... 62
3.1.1. Đối ngoại của đế quốc Nga mang tính chất “ngoại giao pháo hạm” ........ 62
3.1.2. Đối ngoại của đế quốc Nga chịu nhiều tác động của nhân tố trong nước 66
3.2. Tác động của chính sách đối ngoại đế quốc Nga 1861-1917 ...................... 72
3.2.1. Đối với sự phát triển của đế quốc Nga ...................................................... 72
3.2.2. Đối với khu vực châu Á ............................................................................ 75
3.2.3. Đối với châu Âu và quan hệ quốc tế ......................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................88


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước Nga là một quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu. Với lãnh thổ
rộng lớn và lịch sử lâu đời, nước Nga luôn là một thế lực lớn mạnh trong khu
vực và trên thế giới. Sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một nước lớn đã giúp đế
quốc Nga khẳng định vị thế của mình xuyên suốt tiến trình lịch sử thế giới.
Đến nửa sau thế kỉ XIX, đế quốc Nga vẫn là một nước phong kiến dưới sự

thống trị của các triều đại Nga hoàng, trong khi các cường quốc khác đã phát
triển mạnh mẽ, ngày càng đe dọa vị thế của Nga trên trường quốc tế. Bên cạnh
đó, thành cơng của cuộc cách mạng cơng nghiệp càng góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc, đưa đến nhu
cầu về thị trường thuộc địa và khiến cho các cường quốc tư bản cạnh tranh ngày
một khốc liệt. Mỗi nước đế quốc đế quốc đều muốn mở rộng thuộc địa và giành
giật quyền lợi trên phạm vi quốc tế. Nước Nga Sa hoàng cũng khơng phải ngoại
lệ trong vịng xốy đó.
Trong bối cảnh đất nước sau khi tiến hành cải cách nông nô 1861, cùng
với những biến động của lịch sử thế giới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chính
sách đối ngoại của Nga hướng đến hai mục tiêu cơ bản: một là lấy lại vị thế đã
mất sau chiến tranh Krym (1853-1856), hai là tiếp tục phát triển lực lượng, mở
rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng. Sau thất bại của Nga trong chiến tranh Krym,
“Hệ thống Krym” (Anh – Áo – Pháp) được tạo ra nhằm cô lập Nga trên trường
quốc tế. Việc kìm hãm và duy trì thế cơ lập một đế quốc Nga hùng mạnh đem lại
rất nhiều lợi ích cho nhiều cường quốc châu Âu. Do vậy, tham vọng khôi phục
tầm ảnh hưởng của đế quốc Nga không thể dễ dàng thực hiện được.
Yêu cầu đặt ra cho đối ngoại không chỉ khôi phục được tầm ảnh hưởng và
còn phải mở rộng bành trướng để giành giật các lợi ích kinh tế - chính trị. Tuy
nhiên ở phương Tây, đế quốc Nga phải đối mặt với sự lớn mạnh của các đế
quốc Anh, Pháp, Đức, Ý. Những miếng mồi béo bở ở phương Đông như Triều


2
Tiên và Trung Quốc khiến Nga không khỏi thèm khát, nhưng các nước đế quốc
khác cũng bộc lộ rõ ý định xâm lấn. Đế quốc Nga phải cạnh tranh với hàng loạt
các cường quốc tư bản để giành giật lợi ích, nhất là sự nổi lên mạnh mẽ của đế
quốc Nhật Bản – nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Lãnh thổ Nga rộng lớn nằm
trên cả hai châu lục là châu Âu và châu Á, mối quan tâm của Nga vì thế phải trải

đều trên cả hai mặt trận.
Quá trình tranh giành thị trường thuộc địa của chủ nghĩa tư bản cuối thể kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX đã khiến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay
gắt. Một cuộc thế chiến giữa các khối đế quốc đối lập là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra.
Đế quốc Nga – một trong những nước đế quốc hùng mạnh nhất lúc này cũng
khơng thể đứng ngồi cuộc chiến.
Vấn đề đối ngoại của đế quốc Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
được nhiều học giả trên thế giới quan tâm và có nhiều cơng trình nghiên cứu.
Tuy mỗi tác giả lại có những nhận định khác nhau, nhưng đều có đóng góp trong
việc làm sáng tỏ thêm những khía cạnh về đối ngoại Nga giai đoạn này. Với đề
tài “Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917”, luận văn muốn góp
phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề: Những nhân tố nào tác động đến ngoại
giao Nga? Nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917 được thực hiện như thế nào? Những đặc điểm và tác động của
đối ngoại Nga giai đoạn 1861-1917 là gì?
Giải quyết những những vấn đề trên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu
sắc: vấn đề sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về chính sách đối ngoại của đế quốc Nga
giai đoạn cuối thế kỉ XIX, những năm đầu thế kỉ XX; thấy được đặc điểm và tác
động của đối ngoại Nga đối với lịch sử thế giới cận đại, đặc biệt trong giai đoạn
chiến tranh thế giới thứ nhất - cuộc chiến tranh thảm khốc của lịch sử lồi người.
Có cái nhìn khách quan và tồn diện về đối ngoại của đế quốc Nga nói riêng và
đối ngoại của các nước đế quốc nói chung. Chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917 để lại nhiều kinh nghiệm về đối ngoại cho nhiều quốc gia hiện


3
nay. Khóa luận hồn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để học tập và
nghiên cứu lịch sử Nga thời cận đại nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tơi chọn vấn đề: “Chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga 1861-1917” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 là một trong
những vấn đề quan trọng của lịch sử thế giới những năm cuối thời cận đại. Các
đối sách ngoại giao của đế quốc Nga hùng mạnh đã có những tác động sâu sắc
đối với lịch sử Nga, đối với khu vực Á-Âu và trong quan hệ quốc tế. Ý nghĩa
khoa học, lịch sử của vấn đề cũng như hệ quả của nó tiếp tục được rất nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu. Dưới đây, xin giới thiệu một số thành tựu và cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu.
2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
V.I. Lênin trong các tác phẩm Về chủ nghĩa đế quốc; Sự phát triển chủ
nghĩa tư bản ở Nga; Cuộc cải cách nông dân và cuộc cách mạng vơ sản nơng
dân, đã trình bày về sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản Nga,
phong trào đấu tranh cách mạng đưa đến những tiền đề của cuộc cách mạng ở
Nga năm 1917. Các bài viết đăng trên báo Tia lửa số 1, tháng Chạp năm 1900,
Tiến lên số 2 ngày 14-1-1905, Lênin đã phân tích những tổn thất to lớn mà Nga
phải trả cho chính sách bành trướng ở Đơng Bắc Á – một trong những chính
sách ngoại giao quan trọng của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917.
Tác giả Frederic William Unger với tác phẩm Russian and Japan, and A
Complete history of the war in the Far East (Nga và Nhật Bản, và một bộ sử
hồn thiện về cuộc chiến tranh tại Viễn Đơng) xuất bản bởi Philadelphia:
World Bible House, năm 1904. Tác giả đã trình bày những chính sách tham
vọng bành trướng của Nga từ thời Pyotr Đại đế và lịch sử Nhật từ khi đơ đốc
Perry thực hiện chính sách mở cửa và xung đột giữa hai nước ở Trung Quốc và
Triều Tiên. Trong đó, từ Chương 8. Nga chiếm đóng Mãn Châu và Lữ Thuận
Khẩu, tác giả phân tích vai trị quan trọng của Mãn Châu và cảng Lữ Thuận


4
cũng như quá trình Nga nắm giữ lãnh thổ Trung Quốc. Những mâu thuẫn giữa
Nga và Nhật Bản dẫn đến cuộc chiến tranh 1904-1905.

Cuốn The Russian advance (Sự phát triển của Nga), của tác giả Albert J.
Beveridge, xuất bản năm 1904 tại New York, là một trong số những tác phẩm
nghiên cứu về nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tác phẩm
gồm có 29 chương với 480 trang, đã phân tích những vấn đề cơ bản trong sự
phát triển của đế quốc Nga. Tác phẩm đề cập nhiều đến q trình Nga hóa ở
Mãn Châu. Ngồi ra, tác phẩm cịn đề cập đến mối quan hệ giữa Nga và các
nước đế quốc có cùng quyền lợi và tham vọng ở Đông Bắc Á như Đức, Mĩ.
2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Hương trong cơng trình Chính sách đối ngoại
của Nga qua các thời đại 1237-1945, Nhà xuất bản Vinh – Phổ thơng, xuất bản
1946, đã khái qt chính sách đối ngoại của Nga từ khi hình thành cho đến khi
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.Trong phần II, tác giả đã trình bày Cuộc
đơng và nam tiến của nước Nga quân chủ, tuy nhiên còn hết sức khái lược. Vấn
đề ngoại giao của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 vẫn còn chưa sáng tỏ. Mặc
dù vậy, đây là tài liệu cần thiết để tìm hiểu về lịch sử Nga nói chung và chính
sách đối ngoại của Nga nói riêng.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn
Trung (2005), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác
phẩm là tư liệu tồn diện về lịch sử thời cận đại, trình bày từ thời kì các cuộc các
mạng tư sản giữa thế kỉ XVI đến giai đoạn thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tác phẩm
đã nói đến mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các đế quốc từ nửa cuối thế kỉ
XIX dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, quan hệ quốc tế đầu thế kỉ
XX. Đế quốc Nga cũng được trình bày trong quan hệ quốc tế phức tạp đó. Tuy
nhiên tác phẩm khơng trình bày chi tiết về đối ngoại của đế quốc Nga mà chỉ nói
đến quan hệ quốc tế chung.
Trần Thị Nhung (2008), Bán đảo Bancăng trong quan hệ quốc tế cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà


5

Nội. Tác giả đã trình bày cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc
châu Âu tại bán đảo Balkan trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX; tác động của cuộc đấu tranh giữa các cường quốc đó đến sự hình thành hai
khối qn sự đối lập ở châu Âu chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự
tác động và tầm ảnh hưởng của đế quốc Nga đã được đề cập đến, tuy nhiên chưa
đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Hà Thị Lịch, Triệu Thị Hương Liên (2010), Giáo trình lịch sử quan hệ
quốc tế từ 1871 đến nay, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ. Tác phẩm
trình bày chi tiết quan hệ quốc tế từ cuối thế kỉ XIX đến thập kỉ đầu của thế kỉ
XXI. Trong đó, chương 1 Quan hệ quốc tế từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1918 đã
trình bày sự hình thành các khối quân sự và chính trị ở lục địa châu Âu, cuộc
tranh giành giữa các nước đế quốc để phân chia thế giới, và quan hệ quốc tế
quốc tế từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Quan hệ giữa Nga và các đế quốc khác
cũng được đề cập đến. Đó đều là các vấn đề chứa đựng nội dung chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này.
Đào Thị Mĩ Lương (2014), Chính sách của Đức với các cường quốc
châu Âu từ 1871 đến 1914, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Tác giả đã trình bày chính sách về đối ngoại của Đức với các cường quốc
phương Tây, trong đó có quan hệ ngoại giao Đức-Nga. Ngoại giao với Đức cũng
là một trong những trọng tâm của đối ngoại Nga giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX. Nhưng bên cạnh đó, đối ngoại Nga cịn liên quan đến rất nhiều các
cường quốc khác, đó là vấn đề cần được làm sáng tỏ hơn.
Nguyễn Thị Thắng (2014), Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc
giải quyết các tranh chấp quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tác phẩm nghiên cứu về Tòa án trọng tài La Haye từ khi hình thành và
những hoạt động của tịa án quốc tế này cho đến thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Trong đó, Luận văn trình bày một phần nhỏ về Cơng ước La Haye 1899 – cơng
ước hịa bình được đế quốc Nga đề xuất việc kí kết, là một nội dung nằm trong
chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917.



6
Vũ Dương Ninh-Nguyễn Văn Hồng (2015), trong cuốn Lịch sử thế giới
cận đại, Nhà xuất bản Giáo dục, đã trình bày 2 nội dung lớn là lịch sử thế giới
cận đại phương Tây và Phương Đông. Trong phần 1, Lịch sử thế giới cận đại
phương Tây, tác giả trình bày các cuộc cách mạng tư sản, phong trào công nhân
quốc tế và chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong phần 2, Lịch sử thế giới cận đại
phương Đông, tác giả đã trình bày lịch sử các quốc gia phương Đơng cận đại,
đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên - đây là các quốc gia có quan hệ
căng thẳng và phức tạp đối với đế quốc Nga giai đoạn này. Tác phẩm là nguồn
tư liệu giúp chúng tôi có thêm hiểu biết về đế quốc Nga và vấn đề đối ngoại giai
đoạn 1861-1917.
Nhóm tác giả Vũ Dương Ninh (chủ biên), Phan Văn Ban, Nguyễn Văn
Tận, Trần Thị Vinh (2016), Lịch sử quan hệ quốc tế:Từ đầu thời cận đại đến
kết thúc Thế chiến hai, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác phẩm nghiên cứu
chuyên sâu về quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ quốc tế trong quá trình xâm
lược và tranh giành thuộc địa của các nước phương Tây đến kết thúc thế chiến
thứ nhất, là giai đoạn đối ngoại của đế quốc Nga bộc lộ rõ nét. Tuy nhiên tác
phẩm nói đến đối ngoại của đế quốc Nga trong quan hệ quốc tế chung, theo từng
giai đoạn lịch sử, chưa có cái nhìn cụ thể về sự thay đổi cũng như đặc điểm, tác
động mà chính sách đối ngoại của Nga đã để lại.
Nguyễn Phương Mai (2016), Quan hệ Nga-Nhật Bản về vấn đề Triều
Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư
phạm Hà Nội, là một cơng trình nghiên cứu chun sâu về quan hệ quốc tế thời
kì cận đại. Trong luận án tác giả đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa Nga và Nhật
Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cơng
trình cũng đã nghiên cứu sâu về vấn đề Mãn Châu của Trung Quốc với mối quan
hệ ngoại giao Nga. Đó là một trong những khía cạnh quan trọng mà chính sách
ngoại giao Nga giai đoạn 1861-1917 đã thực hiện.
Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư (2017), Nước Nga từ nguyên thủy

đến hiện đại, NXB Chính trị quốc gia Sự thật. Tác phẩm là cuốn thông sử về


7
tồn bộ tiến trình lịch sử của nước Nga từ nguyên thủy đến giai đoạn hiện tại.
Trong chương XI: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và tình hình chính trị, xã
hội, tác giả đã trình bày nội dung chính sách đối ngoại của Nga trong giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên tác giả trình bày khái quát, theo
trình tự thời gian nên chưa làm rõ được đặc điểm của đối ngoại đế quốc Nga.
Nguyễn Phương Mai (2018), Sa hoàng Nicholas II với sự sụp đổ của đế
quốc Nga đầu thế kỉ XX, Tạp chí khoa học và cơng nghệ Trường Đại học Hùng
Vương. Tác giả đã trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Nga thời kì Sa
hồng Nicholas II cầm quyền, hệ quả chính sách cai trị của Nicholas II đối với
nước Nga. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga, nó đánh dấu sự sụp đổ của vương triều qn chủ chun
chế Nga hồng cuối cùng.
Vấn đề: Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917 vẫn còn
những khoảng trống cần làm rõ.
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đế quốc Nga giai đoạn 18611917. Các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến chính sách đối ngoại
của đế quốc Nga 1861-1917.
- Các động thái nhằm phục hồi địa vị của đế quốc Nga sau chiến tranh
Krym; những tác động dẫn đến những chính sách bình định chung ở châu Âu,
chính sách bành trướng ở phương Đơng. Q trình trở thành một thành viên của
khối Hiệp ước và chính sách tham chiến trong thế chiến thứ nhất.
- Những đặc điểm của chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn
1861-1917. Tác động mà chính sách đối ngoại của đế quốc Nga gây ra đối với
chính nước Nga, với khu vực và trong quan hệ quốc tế.
Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng để
chúng tôi đi vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của khóa luận. Đồng thời cố
gắng tìm hiểu thêm một số khía cạnh sâu xa hơn trong phạm vi năng lực, nhằm

làm sáng tỏ nhất có thể về chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917.


8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận là chỉ ra những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến
các quyết sách ngoại giao của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917. Trình bày nội
dung và q trình thực hiện chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này.
Từ đó làm rõ những đặc điểm và tác động của đối ngoại Nga đối với bản thân
nước Nga, đối với khu vực châu Âu, châu Á và quan hệ quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện là:
- Chỉ ra được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đế quốc Nga giai
đoạn 1861-1917. Những nhân tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng và tác
động đến các chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này.
- Trình bày nội dung đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 thể
hiện qua các chính sách: Phục hồi địa vị của Nga sau chiến tranh Krym; chính
sách bình định chung ở châu Âu; chính sách bành trướng ở phương Đông; tham
gia khối Hiệp ước và chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phân tích, đánh giá những đặc điểm và tác động của đối ngoại Nga giai
đoạn 1861-1917.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ cải cách nơng nơ 1861 đến khi
Nga hồng Nicholas II – vị Sa hồng cuối cùng thối vị năm 1917.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên

cứu sau:
Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic là
hai phương pháp chủ yếu.


9
Ngồi hai phương pháp chính nêu trên, trong q trình thực hiện đề tài,
tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917
Chương 2. Nội dung và q trình thực hiện chính sách đối ngoại của đế
quốc Nga 1861-1917
Chương 3. Đặc điểm và tác động của chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917


10
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917
1.1. Khái lược lịch sử Nga 1861-1917
1.1.1. Tình hình kinh tế
Đến giữa thế kỉ XIX, Nga vẫn cịn là một nước nơng nghiệp lạc hậu, quan
hệ phong kiến còn chiếm địa vị thống trị, phần lớn đất đai nằm trong tay giai cấp
quý tộc địa chủ và nhà nước nông nô chuyên chế. Đại đa số nông dân Nga là
những người nông nô bị áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống rất cơ cực. Cũng
trong thời gian này, tính chất tự nhiên của nền kinh tế nông nghiệp nước Nga

dần dần mất đi, thay vào đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của quan hệ hàng hóa tiền
tệ vào nơng thơn. Một số chủ đất cũng đã bắt đầu kinh doanh theo phương thức
tư bản chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đất nước khủng hoảng và tình thế cách mạng chín muồi
vào những năm 60 của thế kỉ XX, xét tương quan lực lượng giữa các giai cấp
trong xã hội, triều đình phong kiến đã thực hiện cải cách tư sản. Nga hoàng
Alexander II đã tiến hành cải cách nông nô 1861, đưa nước Nga vào quỹ đạo
phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX,
nước Nga bước vào thời kì cơng nghiệp hóa.
Các biện pháp kinh tế của Chính phủ trước hết nhằm ngăn chặn sự phá
sản của địa chủ. Được thành lập từ những năm 80 của thế kỉ XIX, ngân hàng
nông dân và Ngân hàng quý tộc hoạt động hết sức tích cực. Ngân hàng quý tộc
cung cấp tín dụng ưu đãi cho địa chủ, cịn Ngân hàng nơng dân làm trung gian
trong việc bán các lãnh địa, bảo đảm cho địa chủ những điều kiện có lợi nhất.
Quyền lợi của q tộc dịng dõi được chú ý khi có việc nhượng đất để khai thác
khoáng sản hay xây dựng đường sắt. Nhờ vậy, nhiều quý tộc trở thành các nhà
kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp căn bản hồn thành vào thập niên 90 của thế
kỉ XIX, nền công nghiệp ở Nga có tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong những
năm 1860-1900, sản lượng công nghiệp của Nga tăng 6 lần (trong khi Đức tăng


11
4 lần, Pháp tăng 1,5 lần, Anh tăng 1 lần). Chiều dài đường sắt Nga của Nga phát
triển mạnh, năm 1851 là 650 km thì đến 1892 là 31.200 km [27;30]. Bên cạnh
những trung tâm công nghiệp chủ yếu là Petersburg và Moskva, ở Nga đã hình
thành một số trung tâm công nghiệp như trung tâm dầu lửa ở Bacu, trung tâm
luyện kim Donbat, trung tâm công nghiệp chế tạo máy nằm ven biển Baltik.
Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, một cao trào công nghiệp rất rầm rộ
đã diễn ra ở Nga. Các ngành công nghiệp nặng không phải trải qua giai đoạn

công trường thủ công phát triển nhanh. Năm 1900, 5 trong số 16 xí nghiệp luyện
kim ở miền Nam Nga đã sản xuất gần 50% sản lượng gang trong vùng và 25%
sản lượng gang toàn Nga [10;305]. Các ngành công nghiệp chủ đạo – luyện kim,
than đá, dầu mỏ - đạt mức độ tập trung công nhân đặc biệt cao.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và mở rộng thị trường trong nước. Sự thu hút
tư bản nước ngoài và tốc độ xây dựng đường sắt càng thúc đẩy sự phát triển gấp
rút của công nghiệp. Đến đầu thế kỷ XX, Nga đã vượt Anh, Pháp, Đức về độ dài
đường sắt. Ngoài ra, cải cách tài chính năm 1897 cũng có ý nghĩa lớn – vàng trở
thành cơ sở của hệ thống tiền tệ ở Nga.
Tuy công nghiệp Nga phát triển với tốc độ nhanh nhưng tổng sản lượng
cơng nghiệp và trình độ kĩ thuật còn kém so với các nước Âu – Mĩ khác. Năm
1911, bình quân đầu người về gang, thép của Nga mới chỉ có 25 kg/người. trong
khi Mĩ là 253 kg/người, Đức là 136 kg/người [27;31]. Mặc dù cuộc cải cách
1861 đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của nước Nga Sa hoàng trên con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng chủ nghĩa tư bản Nga không phát triển
nhanh chóng, mạnh mẽ bằng các nước khác. Nguyên nhân là nền kinh tế Nga
thấp kém, lạc hậu, tàn dư của chế độ nơng nơ cịn tồn tại, cơ sở của nó là chế độ
sở hữu ruộng đất của quý tộc, địa chủ.
Kinh tế Nga cũng không tránh khỏi khủng hoảng. Những dấu hiệu đầu
tiên của khủng hoảng xuất hiện năm 1899, trước hết trong lĩnh vực công nghiệp
nhẹ, nhưng cũng gây thiệt hại nặng cho ngành luyện kim và ngành chế tạo máy.


12
Sau khi hoành hành dữ dội năm 1902, khủng hoảng chuyển sang giai đoạn suy
thoái kéo dài.
Khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy nhanh q trình độc quyền hóa trong
cơng nghiệp Nga. Những tổ chức độc quyền hùng mạnh xuất hiện. Syndicat
Prodamet – công ty bán sản phẩm của các xí nghiệp luyện kim Nga, thành lập

năm 1902, kiểm sốt phần lớn công nghiệp luyện kim Nga. Năm 1904, công ty
Produgol được thành lập, nắm độc quyền bán nhiên liệu dầu mỏ ở Donets. Công
ty Nobel – Mazut độc quyền cơng nghiệp dầu mỏ. Đến năm 1904, Nga đã có 30
tổ chức độc quyền. Đặc điểm của các công ty độc quyền Nga (đặc biệt là các
công ty lớn) đã số là chi nhánh của các công ty độc quyền nước ngoài, Chẳng
hạn như Syndicat Prodamet là do ngân hàng Pháp (Tín dụng Lion, Ngân hàng
Paris) kiểm sốt. Cịn Produgol chỉ là công ty Nga theo tên gọi, chủ nhân của nó
là tư bản Pháp và Bỉ, ban quản trị cơng ty đặt tại Paris.
Q trình tập trung tư bản ngân hàng và sự dung hợp của nó với tư bản
công nghiệp diễn ra khẩn trương. Từ năm 1900-1908, tư bản chủ yếu của 12
ngân hàng cổ phần lớn nhất tăng từ 68,8% lên 78,2% so với tư bản của tất cả các
ngân hàng trong nước. Phần của tư bản nước ngoài trong ngân hàng chiếm tới
1/3 [10;307]. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, người Nga chủ yếu nhập khẩu tư
bản và chỉ đóng vao trị là người xuất khẩu ở các nước lạc hậu hơn như Iran,
Trung Quốc. Khát vọng mở rộng khu vực thống trị, khai thác thuộc địa và chiếm
thị trường mới được thực hiện chủ yếu nhờ xuất khẩu tư bản sang thuộc địa và
nửa thuộc địa “bên trong” – Trung Á và Kavkaz.
Nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa trong khi vẫn cịn giữ
lại nhiều tàn tích của chế độ nơng nơ. Vào cuối thế kỉ XIX, 30.000 địa chủ
chiếm hữu 70 triệu dexiatina đất, cịn 10.500.000 hộ nơng dân chỉ chiếm có 75
triệu dexiatina (trung bình mỗi địa chủ chiếm hữu 2.333 dexiatina ruộng đất,
mỗi hộ nơng dân chỉ có 7 dexiatina) [10;307]. Vì thiếu đất, nơng dân lại phải
lĩnh canh đất của địa chủ và phải làm việc trong những điều kiện kết sức nặng
nề. Những quan hệ nửa nông nô trong nông nghiệp thể hiện sự lạc hậu tương đối


13
của Nga và sự phụ thuộc của nó vào tư bản nước ngồi. Đạo luật thủ tiêu chế độ
nơng nơ năm 1861 có tác dụng tạo ra một số điều kiện nhất định cho sự phát
triển chủ nghĩa tư bản ở Nga. Nó làm tăng nguồn cung cấp sức lao động cho

cơng nghiệp, nâng cao một bước vị thế chính trị của giai cấp tư sản, biến nước
Nga Sa hoàng thành một nước quân chủ tư sản.
Nhưng cuộc cải cách cịn nửa chừng, khơng triệt để. Hầu hết ruộng đất
vẫn phải chịu các thứ tô thuế nặng nề, hàng triệu quần chúng nơng dân được giải
phóng về mặt danh nghĩa, khơng có quyền hành thực sự và vẫn bị lệ thuộc vào
ruộng đất của q tộc. Nó cũng khơng tạo nên người công nhân tự do trong nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa hay người nông dân tự do mà vẫn bị trói buộc trên
lãnh địa của địa chủ. Những trở lực của sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
chưa được giải quyết căn bản.
Như vậy kinh tế Nga có những đặc điểm riêng khác với nhiều nước. Nó
mang trong mình tính chất “qn sự phong kiến” bởi chế độ Nga hoàng vẫn
thống trị cùng với những tàn tích của chế độ nơng nơ trên thực tế cịn tồn tại.
Nhưng sự phát triển kinh tế của kinh tế của Nga cũng mang những đặc điểm
chung của chủ nghĩa đế quốc. Nga hoàng phải dựa vào các tổ chức lũng đoạn,
tham vọng về lợi nhuận của các tổ chức lũng đoạn khiến Nga hoàng phải thường
xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược để giành giật quyền lợi kinh
tế. Kinh tế là một trong những khía cạnh tác động lớn đến các chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga sau này.
1.1.2. Tình hình chính trị
Đế quốc Nga trong giai đoạn 1861-1917 là một quốc gia theo chế độ
Quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của các triều đại: Nga hoàng Alexander II,
Nga hoàng Alexander III và Nga hồng Nicholas II. Trong suốt q trình thống
trị của mình, các Sa hoàng đã để lại những thành tựu vĩ đại, có đóng góp to lớn
cho sự phát triển của đế quốc Nga.
Nga hồng Alexander II (1818-1881), cịn được biết đến như vị Nga
hồng giải phóng, là một trong những vị Sa hoàng cuối cùng của đế quốc Nga.


14
Ơng cũng kiêm nhiệm chức Đại cơng tước xứ Phần Lan và Vua Ba Lan. Nga

hoàng Alexander II cai trị đế quốc Nga từ năm 1855 đến khi bị ám sát vào năm
1881. Trong q trình cầm quyền, Nga hồng Alexander II đã tiến hành cuộc cải
cách nông nô 1861, một trong những dấu mốc quan trọng của lịch sử Nga thời
cận đại. V.I. Lênin đã nhận xét: “Cuộc cải cách nơng dân là một cuộc cải cách
có tính chất tư sản do bọn phong kiến thực hiện. Đó là một bước chuyển biến
của nước Nga sang nền quân chủ tư sản’’ [22;18-19]. Cuộc cải cách đã góp
phần giải phóng nông nô Nga, giải quyết khủng hoảng và giữ vững sự thống trị
của chế độ quân chủ. Ngoài ra, Nga hồng Alexander II cịn đề xướng những cải
cách về Đại học (1863), Pháp luật (1864), Báo chí (1865) và Các thành phố
(1870). Những cải cách tiến bộ của ông đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở Nga.
Nga hoàng Alexander III (1845-1894), là vị Nga hoàng kế nhiệm
Alexander II, lên ngôi năm 1881 cho đến khi qua đời năm 1894. Ơng cũng làm
Đại cơng tước Phần Lan và Vua Ba Lan. Khác với cha mình là Nga hoàng
Alexander II – một người theo xu hướng tự do, Nga hoàng Alexander III được
sử sách ghi nhận là một Nga hồng có tư tưởng phản động và đàn áp nhân dân.
Nga hoàng Nga hoàng Alexander III đã thực hiện chính sách trấn áp những
người mong muốn cải cách chính trị và người Do Thái. Tuy nhiên Nga hoàng
Alexander III cũng đã có đóng góp mang lại sự phát triển cho nền kinh tế của
đất nước, cũng không vướng phải một cuộc chiến tranh nào trong quá trình
thống trị của mình.
Nga hồng Nicholas II (1868-1918) là vị Sa hồng cuối cùng trong lịch sử
Nga, cũng là Đại công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Hoàng đế
Nicholas II trị quốc từ 1894 đến 1917. Dưới sự cai trị của ông, đế quốc Nga –
một trong những đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, đã lâm vào khủng hoảng
kinh tế và quân sự. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến với đế quốc Nhật Bản
và thất bại. Cũng chính là người ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng
8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh khiến



15
nước Nga khủng hoảng trầm trọng hơn. Năm 1971, phong trào Cách mạng
Tháng Hai nổ ra và thắng lợi, Nga hồng Nicholas II phải thối vị.
Các triều đại Nga hồng nói trên đã có những đóng góp to lớn đối với sự
phát triển của đế quốc Nga. Tuy nhiên các triều đại Sa hoàng vẫn theo thể chế
Quân chủ chuyên chế - quyền lực tập trung trong tay Sa hoàng, trong bối cảnh
chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Chế
độ qn chủ Nga hồng – nền chun chính của giai cấp địa chủ - chiếm giữ mọi
đặc quyền về chính trị và mọi đặc lợi về kinh tế. Câu kết chặt chẽ với giai cấp tư
sản, chính quyền Nga hồng thẳng tay bóc lột và áp bức tàn bạo các tầng lớp
nhân dân lao động, tước đoạt các quyền tự do dân chủ, đàn áp mọi phong trào
đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân, duy trì thường xuyên một đội quân đông
đảo gồm cảnh sát, mật thám và hiến binh. Sau cải cách nông nô, chủ nghĩa tư
bản Nga đã có bước phát triển nhưng cịn bị chế độ phong kiến kìm hãm, cịn
nhiều tàn dư nơng nơ lạc hậu. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản Nga đang trên
đà phát triển với chế độ quân chủ ngày càng gay gắt.
Trong khi đó ở các cường quốc khác, chế độ Quân chủ chuyên chế lạc hậu
đã bị thủ tiêu. Ở vương quốc Anh tuy tồn tại chế độ Quân chủ lập hiến, song về
thực chất là chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản thực hiện quyền thống trị
thông qua chế độ hai đảng (Tự do và Bảo thủ - đều phục vụ cho giai cấp tư sản).
Ở nước Đức, Hiến pháp năm 1871 đã quy định nước Đức là một quốc gia Liên
bang, quyền lực tập trung vào tay liên minh tư sản và quý tộc tư sản hóa. Ở nước
Pháp, ngày 30-1-1875 Quốc hội đã thơng qua bản Hiến pháp xây dựng chế độ
cộng hịa. Những thể chế chính trị mới mặc dù cịn tồn tại những hạn chế, nhưng
nó là bước phát triển cao hơn chế độ qn chủ chun chế đã khơng cịn phù
hợp với thời đại mới. Thực tế cho thấy, thể chế chính trị đại diện cho quyền lợi
của giai cấp tư sản đã định hướng và thực thi những quyết sách tích cực và quan
trọng, góp phần đem lại những bước tiến vượt bậc cho quốc gia dân tộc mình.
Các cường quốc tư bản châu Âu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành những
thế lực lớn mạnh hàng đầu cả về chính trị và kinh tế trên phạm vi thế giới.



16
Trong hàng ngũ các cường quốc tư bản lúc này, đế quốc Nga vẫn là nước
trung thành với thể chế quân chủ. Là một nền chính trị mà quyền lực nằm trong
tay Sa hồng, mọi chính sách trong cách lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đều
nhằm mục đích bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến, trong một số
trường hợp nó cịn đặt lên trên lợi ích của quốc gia dân tộc. Những điểm hạn chế
của nền quân chủ chuyên chế Nga dần bộc lộ, điều đó có ảnh hưởng vơ cùng sâu
sắc đến sự phát triển của đế quốc Nga.
Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Nga là “đế quốc phong kiến – quân sự”
với những tàn tích của chế độ phong kiến quân phiệt. Cũng giống như các đế
quốc quân phiệt khác, chủ nghĩa quân phiệt Nga là tư tưởng của một chính
phủ rằng nhà nước nên duy trì khả năng quân sự mạnh mẽ và sử dụng để mở
rộng lợi ích hoặc giá trị quốc gia. Nó cũng ám chỉ sự tơn vinh của quân đội và lý
tưởng của một lớp quân sự chuyên nghiệp và “ưu thế của các lực lượng vũ trang
trong chính quyền hoặc chính sách của nhà nước”. Điều này đã được thể hiện
xuyên suốt trong tiến trình phát triển của đế quốc Nga, qn đội của Nga hồng
ln là một trong những đội quân hùng mạnh nhất. Chủ nghĩa quân phiệt Nga
giai đoạn 1861-1917 cũng đã được bộc lộ rõ nét dưới chế độ của ba vị Nga
hoàng Alexander II, Nga hoàng Alexander III và Nga hoàng Nicholas II.
Chủ nghĩa đế quốc Nga - “đế quốc phong kiến – quân sự” và những hệ
quả mà nó gây ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nước Nga giai
đoạn 1861-1917. Chế độ quân chủ Nga đã đi đến giai đoạn cuối trong chặng
đường lịch sử của mình. Sứ mệnh lịch sử của nó chuẩn bị kết thúc, nhường chỗ
cho một thể chế mới tích cực hơn, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử
thể giới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
1.1.3. Tình hình xã hội
Tình hình xã hội của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 có những biến
động mạnh mẽ. Sau cuộc cải cách nông nô 1861, giai cấp phong kiến củng cố

thêm địa vị và tăng thêm những đặc quyền. Bộ máy nhà nước chuyên chế ở cấp
cao không thay đổi nhiều, những cải cách hành chính từ cấp tỉnh chưa động


17
chạm nhiều tới quyền lực phong kiến. Tuy vậy cải cách và sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản sau cải cách đã tạo ra những biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội Nga.
Giai cấp xã hội mới là giai cấp tư sản và vơ sản được hình thành trong quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Do đặc điểm phát triển tư bản chủ
nghĩa Nga với sự bảo trợ của nhà nước và sự tham gia đáng kể của chủ nghĩa tư
bản nước ngoài, giai cấp tư sản Nga yếu ớt và lệ thuộc. Giai cấp tư sản cần chế
độ chun chế, vì chỉ có chế độ Nga hoàng với bộ máy đàn áp khổng lồ của nó
và chính sách nâng đỡ về tài chính cho các doanh nhân, mới đảm bảo mức bóc
lột cao đối với giai cấp vô sản. Cho đến cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản vẫn
chưa có tiếng nói chính trị độc lập.
Khác với giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản Nga được hình thành và phát
triển nhanh chóng cả về số lượng và ý thức giai cấp. Giai cấp vô sản chiếm số
lượng đông đảo nhưng không có đất đai để sản xuất, lại phải chịu ba tầng áp bức
bóc lột, đời sống vơ cùng cực khổ. Trong 25 năm sau cải cách, số lượng công
nhân tăng từ 706.000 lên 1.432.000 người [10;275]. Nền công nghiệp phát triển
tập trung làm cho công nhân Nga cũng tập trung trong các xí nghiệp lớn. Đời
sống của cơng nhân Nga cũng hết cơ cực, chịu mọi sự bóc lột, áp bức tàn tệ của
chế độ tư bản chủ nghĩa. Không những bị chính phủ Nga hồng, giai cấp tư sản
trong nước bóc lột mà cịn bị giai cấp tư sản nước ngoài áp bức. Cho đến cuộc
khủng hoảng kinh tế 1900-1903, tình cảnh cơng nhân Nga càng thêm điêu đứng.
Nhà máy bị đóng cửa, cơng nhân thất nghiệp tăng, tiền lương giảm sút, ngày lao
động kéo dài từ 12 đến 14 giờ, điều kiện sinh hoạt tồi tệ [2;275].
Do đặc điểm của nước Nga là đế quốc phong kiến quân phiệt, nên mâu
thuẫn giai cấp trong lòng nước Nga đặc biệt phức tạp. Mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản với giai cấp tư sản và chính quyền phong kiến là mâu thuẫn chủ đạo và

ngày càng gay gắt. Ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản cịn
có mâu thuẫn giữa địa chủ q tộc, tư sản với nơng dân và trên một chừng mực
có mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến.


18
Các dân tộc bị áp bức ở những vùng biên khu cũng thể hiện sự bất bình
trước ách áp bức của Nga hoàng. Thực tế, đại bộ phận nhân dân các dân tộc bị
áp bức là quần chúng nông dân nghèo khổ, bị áp bức bóc lột hết sức thậm tệ.
Trong những điều kiện của giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn dân tộc và
cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc ngày càng trở nên gay gắt và khơng
ngừng tăng lên.
Nếu như Nga hồng Alexander II đã tiến hành đối nội với mục đích thực
hiện một nền dân chủ, thì dưới các triều đại của Nga hồng Alexander III và
Nga hồng Nicholas II tích cực thiết lập nền cai trị chuyên chế. Sa hoàng
Nicholas II đã thực hiện chính sách đối nội với trọng tâm là “bảo vệ những cơ
sở của nhà nước”. Thơng thường đó là việc đàn áp khốc liệt phong trào cách
mạng và mọi hình thức tự do ngơn luận, giám sát chặt chẽ đối với công nhân,
sinh viên và khủng bố các nhà cách mạng kết hợp với việc cấm các tổ chức tự
do của giai cấp tư sản và địa chủ. Mùa xuân năm 1895, Sa hoàng Nicholas II đã
“nổi tiếng” trong cả nước vì đã cơng khai ra lệnh bắn vào cơng nhân Yaroslav.
Chính phủ Nga hồng cịn tìm cách làm giảm đến mức tối thiểu ảnh
hưởng của các danh nhân văn hóa Nga: Rút phép thơng cơng đối với Lev Tolstoi
- một tiểu thuyết gia, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hồ bình và chủ nghĩa
vơ chính phủ (năm 1901); không phê chuẩn việc bầu nhà văn, nhà hoạt động
chính trị M. Gorki là viện sĩ danh dự (năm 1902); cấm tổ chức kỷ niệm 30 năm
ngày mất của văn hào Ivan Sergeyevich Turgenev – một nhà văn có tư tưởng
chống chế độ nông nô. Đỉnh cao của sự chuyên chế chính là sự kiện “Ngày Chủ
nhật đẫm máu” 9-1-1905, khi Sa hoàng hạ lệnh xả súng vào đoàn người thỉnh
nguyện làm 1000 người chết, 5000 bị thương [23;95].

“Việc bảo vệ những cơ sở của nhà nước” còn là cơ sở chính sách của
chính phủ Nga hồng ở các vùng dân tộc ngoại vi. Theo số liệu điều tra dân số
năm 1897, người Nga chiếm 43% dân số của đế quốc Nga, người Ukraina –
17%, người Belorussia – 4%, người Kazakh) – hơn 3%. người Tatar – khoảng
3% [10;309]. Chính phủ Nga dùng chính sách “Nga hóa” và chính sách “chia để


19
trị” ở các vùng dân tộc thuộc đế quốc Nga. Mọi biểu hiện của tư tưởng tự do,
giải phóng đều bị trấn áp. Nhân dân các dân tộc không phải Nga đã rên xiết dưới
hai ách áp bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội
của bọn chúa đất và tư sản địa phương. Chính quyền Nga hồng cịn thi hành
chính sách kỳ thị chủng tộc: chia rẽ và gây hằn thù giữa các dân tộc, cấm giảng
dạy và xuất bản sách báo bằng tiếng mẹ đẻ. Trong những điều kiện của chủ
nghĩa đế quốc, ách áp bức dân tộc lại càng nặng nề hơn. Chính vì thế, V.I. Lênin
đã gọi đế quốc Nga là “nhà tù của các dân tộc” [23,4].
Tuy bị chính quyền kiểm sốt gay gắt, nhưng phong trào đấu tranh của
quần chúng nhân dân vẫn liên tục nổ ra và góp phần làm suy yếu chính quyền
phong kiến. Cùng với đó, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những
quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp những hình thái kinh tế tiên tiến nhất
và lạc hậu nhất đã khiến những mâu thuẫn trong lịng nước Nga khơng có xu
hướng giảm bớt mà ngày càng hội tụ và diễn biến tiêu cực. Có những mâu thuẫn
thuộc chủ nghĩa tư bản đồng thời lại có những mâu thuẫn của xã hội phong kiến
chưa được giải quyết.
Tình hình xã hội nước Nga giai đoạn 1861-1917 diễn biến hết sức phức
tạp. Chính sự gay gắt của mâu thuẫn đó đã dẫn tới sự hình thành những tiền đề
khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga. Trong lòng đế quốc
Nga – nhà tù của các dân tộc, một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ
xảy ra. Thực tế nó cịn là cuộc cách mạng tiên phong, lật đổ chính quyền phong
kiến Nga hồng trong nước, mở ra thời kì phát triển của chủ nghĩa xã hội trên

toàn thế giới.
Những tác nhân trên đã làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Tình hình chính trị trong nước
bất ổn, khủng hoảng liên tiếp nổ ra đe dọa đến quyền thống trị của chính quyền
phong kiến. Nga hồng buộc phải thay đổi các đối sách ngoại giao để tập trung
giải quyết tình thế khó khăn trong nước. Điều đó chứng tỏ sự tác động lớn lao
của tình hình xã hội đối với ngoại giao của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917.


×