Vai trị của truyền thơng trong đời sống xã hội
Lý do chọn đề tài
Truyền thơng có vị trí, vai trị rất quan trọng trong sự phát triển xã hội ngày
nay. Nó tác động vào ý thức xã hội để hình thành và củng cố một hệ thống tư tưởng
chính trị lãnh đạo đối với xã hội; liên kết các thành viên trong xã hội thành một
khối đoàn kết, một chỉnh thể trên cơ sở lập trường, thái độ chính trị chung. Truyền
thơng cịn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xã hội, theo dõi, phát hiện,
phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn định chính
trị, xã hội. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, việc tập trung phát triển, hoàn
thiện cơ sở lý luận, đào tạo nhân lực cho ngành truyền thông đại chúng là việc làm
cần thiết hiện nay. Báo chí, với chức năng là giáo dục tư tưởng, tuyên truyền, cổ
động, quản lý gián tiếp và giám sát xã hội… thông qua các phương tiện truyền
thông đưa thơng tin, là cơ sở để hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Và chính dư
luận xã hội, được ví như một “phương tiện cưỡng chế” sẽ đóng góp tích cực vào
cơng cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Điều này đã được minh chứng rất nhiều
trên các trang báo trong thời gian qua. Các phương tiện truyền thông là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhân dân là “tai mắt”, là nguồn cung cấp thông
tin sống động về mọi mặt cho các kênh thông tin này. Điều này cho thấy vai trò hết
sức quan trọng củacác phương tiện tuyền thông trong việc tạo lập và thể hiện dư
luận xã hội. Xã hội càng hiện đại thì truyền thơng càng phát triển mạnh mẽ, vai trị
của nó càng quan trọng hơn bao giờ hết, nết truyền thơng khơng hoạt động thì xã
hội cũng sẽ dậm chân tại chỗ. Bởi vậy cuộc sống của con người tồn tại bao giờ
cũng song hành với sự tồn tại và phát triển của truyền thông.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Vai trị của báo chí và truyền thơng trong đời sống văn hóa xã hội
và kinh tế.
2
Phạm vi nghiên cứu: những vụ việc nổi bật trong xã hội có liên quan đến báo
chí – truyền thơng.
Mục đích nghiên cứu
Truyền thơng là chủ đề hết sức phong phú với nguồn tài liệu khá phổ biến.
Đây là vấn đề thiết thực với cuốc sống, vì thế, tơi đi vào tìm hiểu vai trị của truyền
thơng trong đời sống xã hội.
Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu,
tìm kiếm, thu thập thơng tin để đưa ra những vai trò cơ bản nhất của báo chí,
truyền thơng làm tài liệu để thực hiện đề tài.
Phương pháp khảo sát Được dùng để tiến hành khảo sát thực tế hiểu biết của
người dân về vụ việc Vinastas công bố nhiều loại nước mắm nhiễm Asen.
Phương pháp thống kê, phân loại Xử lí số liệu và phân loại thông tin thu thập
được để sắp xếp chúng một cách rõ ràng, mạch lạc.
Phương pháp phân tích, tổng hợp Quan sát, nhận xét và tổng hợp các thơng
tin có được một cách tổng quát sau đó đưa ra kết luận.
Giải quyết vấn đề Sơ lược về truyền thơng
Giải thích thuật ngữ – khái niệm Truyền thơng là gì: Nguồn gốc từ tiếng La
tinh “Commune”. Từ tiếng Anh “Communication” là truyền đạt, thông tin, thông
báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc, giao thông,… Truyền thông là hoạt động gắn liền
với lịch sử phát triển của loài người. Sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên,
quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển, tăng cường truyền thơng –
giao tiếp trong xã hội lồi người. Có rất nhiều khái niệm dựa trên nhiều góc độ
khác nhau về “truyền thơng” nhưng qua nhiều phân tích có thể hình thành khái
niệm chung nhất về truyền thơng: Truyền thơng là một quá trình liên tục trao đổi
hoặc chia sẻ thơng tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới
sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Ví dụ: Truyền thơng dưới hình thức đơn
giản: Từ xa xưa, con người đã biết tổ chức những trạm ngựa để phục vụ thông tin,
3
đốt lửa trên đỉnh núi được quy định là để thơng báo có giặc xâm lấn bờ cõi, người
đi rừng bẻ lá, băm vỏ cây để đánh dấu đường đi và những địa điểm nguy hiểm…
Truyền thơng dưới hình thức hiện đại, phức tạp: Qua Internet chúng ta có thể nhận
được thông tin về những vấn đề gần xa, qua mail chúng ta có thể nhận được thời
khóa biểu, lịch học, lịch nghỉ lễ hay đơn giản hơn khi nói chuyện trực tiếp với nhau
về một thơng tin gì đó cũng chính là truyền thơng. Truyền thơng phát triển là gì:
Truyền thơng phát triển hay cịn gọi là truyền thơng vì sự phát triển bền vững là
một lý thuyết mới xuất hiện gần đây so với lịch sử phát triển của ngành báo chí –
truyền thơng nói chung. Ý tưởng cơ bản của truyền thông phát triển bền vững là
làm thế nào để truyền thông cho mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia,
mỗi cộng đồng, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Các yếu tố của truyền thông
Nguồn (Source) hoặc người cung cấp (Sender) là yếu tố khởi xướng việc thực
hiện truyền thông. Yếu tố khởi xướng có thể là một nhóm người, một tổ chức
truyền thơng như cơ quan đài phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tấn…Thông
điệp (Message) là yếu tố thứ hai của truyền thơng. Thơng điệp có thể bằng tín hiệu,
kí hiệu, mã số, hoặc bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được hoặc được
trình bày ra một cách có ý nghĩa. Mạch truyền, Kênh (Channel) là yếu tố thứ ba
trong truyền thông. Mạch truyền làm cho người ta nhận biết thông điệp bằng giác
quan. Mạch truyền là cách thể hiện thơng điệp để con người có thể nhìn thấy được
qua các thể loại in hay hình ảnh, truyền hình và những dụng cụ nghe nhìn khác
như: sờ, nếm, ngửi qua mẫu, hiện vật thí nghiệm. Người tiếp nhận, nơi tiếp nhận
(Receive) là yếu tố thứ tư của truyền thơng,. Đó là người nghe, người xem, người
giải mã, người giao tiếp. Hoặc có thể là một người, một nhóm người, một đám
đông thành viên của một tổ chức hay của công chúng đông đảo. Hiệu quả (Effect)
là yếu tố cuối cùng của truyền thông. Truyền thông là trao đổi, giao tiếp, thơng báo
những nội dung, thơng tin có giá trị. Ví dụ: Một bài báo đưa tin về sự kiện kỉ niệm
4
60 năm ngày thành lập khoa Văn của khoa Văn học Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn sắp được tổ chức. Trong mẩu tin này cần có các yếu tố: Nguồn/
Người cung cấp: Là ban tổ chức sự kiện, đại diện của khoa hoặc đại diện Đoàn
Thanh niên, Hội sinh viên trường. Thông điệp: Thông báo về sự kiện và mời các
thầy cô, sinh viên trong trường đến dự. Mạch truyền, Kênh: Truyền tin qua tờ rơi
và qua loa phát thanh. Người tiếp nhận, nơi tiếp nhận: Thầy cô, sinh viên của
trường. Hiệu quả: Đạt được số lượng khách mời nhất định trong ngày hội.
Quá trình truyền thơng
Q trình A – nguồn (source): có thể là một người, một tổ chức hay một cơ
quan chuyển thông điệp cho đối tượng trong đó chứa đựng những thơng tin mã hóa
(encode) là tìm tịi một hệ thống tín hiệu ngơn ngữ học nào đó diễn đạt nội dung
thơng điệp. Thông điệp (message), là những thông tin thực sự được chuyển theo
một mạch truyền (kênh) này hay kênh khác đến đối tượng Quá trình B: Giải mã
(decode) là quá trình từng cá nhân bằng con đường riêng của mình làm rõ ràng,
rành mạch thông điệp được chuyển đến. Nơi nhận (destitation), người nhận
(receiver) là điểm cuối cùng giải mã thông điệp, có q trình và sự tích lũy của
người tiếp nhận. Phản hồi (feedback) là dịng chảy thơng tin mà những bước đi từ
thông tin gốc đến nơi tiếp nhận và ngược lại. Nhưng nó chỉ được thực hiện khi
người tiếp nhận giải mã được thông tin và người cung cấp thơng tin có những
thơng tin thích hợp với hiện tại. Phản hồi là khía cạnh quan trọng nhất của truyền
thông, là công cụ mạnh mẽ cho phép nối hai đường truyền thơng lại với nhau. Lưu
ý: Q trình truyền thông giữa con người bao giờ cũng diễn ra trogn môi trường xã
hội, xác định rõ những king nghiệm chung giữa người khởi xướng và người tiếp
nhận. Để truyền thông đạt hiệu quả, kinh nghiệm của người khởi xướng và người
tiếp nhận có giá trị đặc biệt khi tiến hành. Thông điệp trogn truyền thông phải đi
qua các bước mã hóa, truyền đi, tiếp nhận và giải mã. Mỗi thơng điệp chuyển từ
người khởi xướng đến người tiếp nhận thường giảm độ chính xác và cường độ ,
5
nên phải tìm cách tăng thêm sức mạnh cho thơng điệp. Mỗi thông điệp được người
tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được sức mạnh, hiệu quả của nó khi người tiếp
nhận có thơng tin phản hồi. Ví dụ: Nguồn: Đồn trường có ý định tổ chức Meeting
nhân ngày 20-11-2016 nên đã chuyển thơng điệp này đi. Mã hóa: ban truyền thơng
lựa chọn hệ thống tín hiệu là in tờ rơi, dán khẩu hiệu quanh trường và đến từng lớp
để thơng báo. Thơng điệp: kêu gọi sinh viên đóng góp tiết mục văn nghệ và có mặt
đầy đủ dự meeting. Giải mã: sinh viên chấp nhận thông tin và tiến hành đề cử tiết
mục văn nghệ. Nơi nhận: sinh viên trong trường.
Các dạng truyền thông
Phân loại theo kênh truyền tải thơng điệp: Truyền thơng trực tiếp là có sự đối
mặt giữa những người tham gia truyền thơng Ví dụ: trao đổi, tranh luận trực tiếp,
giáo viên giảng bài… 4.1.2 Truyền thơng gian tiếp là khơng có sự đối mặt, cần hỗ
trợ bởi các yếu tố trung gian như các phương tiện truyền thơng Ví dụ: Truyền
thơng tin qua bưu điện, gmail, facebook… Phân loại theo phạm vi tác động, ảnh
hưởng 4.2.1 Truyền thông nội cá nhân là truyền thông với chính mình diễn ra trong
mỗi cá nhân. 4.2.2 Truyền thơng liên cá nhân là các cá nhân tham gia tổ chức thực
hiện trao đổi thơng tin, tình cảm, cảm xúc. 4.2.3 Truyền thơng nhóm là dạng được
thức hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi nhóm nhỏ hoặc giữa các nhóm xã hội củ
thể khác. 4.2.4 Truyền thơng đại chúng là dang giao tiếp với công chúng xã hội
rộng rãi. Phân loại theo mục đích và phương thức tổ chức hoạt động Thông tin –
Giáo dục – Truyền thông Là loại hình truyền thơng có mục đích sử dụng phối hợp
ba dạng truyền thông ứng với ba mục tiêu cụ thể: Thông tin: cung cấp thông tin cơ
bản, bao gồm kiến thức nền, kiến thức chuyên biệt và các kĩ năng cần thiết nhất,
những thông tin cập nhật… về vấn đề cần truyền thơng , phù hợp với nhóm đối
tượng truyền thơng cho nhóm đối tượng chun biệt Giáo dục: không chỉ hướng
vào các đối tượng đang cần những thông tin này mà cả những người cần đến trong
tương lai nhằm tạo sự thông hiểu, chia sẻ theo định hướng giá trị cụ thể về nhận
6
thức, hiểu biết và các kĩ năng cần đạt tới. Truyền thông: chia sẻ, trao đổi thông tin
kiến thức để trao đổi những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy thay
đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi. Ví dụ: báo khoa học, sách giáo khoa, các
bài báo cung cấp tri thức cho con người Truyền thông – vận động xã hội Là loại
hình truyền thơng với các nhóm đối tượng xã hội nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ
mục tiêu chiến dịch truyền thơng Ví dụ: lời kêu gọi, vận động mọi người tham gia
các hoạt động Truyền thông thay đổi hành vi Là hoạt động truyền thơng lấy việc
thay đổi hành vi là mục đích trực tiếp, có kế hoạch nhằm tác động vào tình cảm, lí
trí của nhóm đối tượng, từ đó nâng cao nhận thức, kĩ năng , hình thành thái độ tích
cực. Ví dụ: cảnh tỉnh, cảnh bảo những người có hành vi sai trái Tun truyền Là
loại hình truyền thơng đặc thù, dựa trên mơ hình truyền thơng một chiều, áp đặt
làm cơ sở lí thuyết và phương châm hoạt động . Ví dụ: tun truyền văn hóa lịch
sử, tun truyền kế hoạch hóa gia đình Truyền thơng phát triển Là truyền thông
phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, đặc
biệt ở các nước đang phát triển có tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ. Ví dụ: bỏ phiếu,
bầu cử.
Giải thích lịch sử truyền thơng (Q trình hình thành và phát triển)
Trước đây, khi truyền thông chưa phát triển, chúng ta chưa có những phương
tiện hiện đại như báo in, báo mạng, radio,… thì q trình truyền thơng của chúng
ta vơ cùng đơn giản và đi kèm đó là kém hiệu quả. Đó chỉ đơn thuần là những câu
nói truyền miệng hay những kinh nghiệm truyền nhau bằng lời nói. Tiếp đó, phát
triển trong thời đại này, truyền thông ngày càng hiện đại và có được những hiệu
quả rõ rệt trong quá trình truyền thơng Ví dụ: Là một nước tập trung phát triển
nông nghiệp, thời tiết là một yếu tố vô cùng quan trọng. Trước đây, dự báo thời tiết
khơng có một cách công phu, tỉ mỉ như hiện nay, người ta dự báo thời tiền qua
những hiện tượng đặc trưng được đúc kết như: chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay
cao thì nắng bay vừa thì râm hay ráng mỡ gà ai có nhà thì giữ,… Nhưng đến nay,
7
truyền thông đã phát triển và tạo ra nhiều bứt phá, chúng ta có chương trình dự báo
thời tiết vơ cùng cẩn thận, cụ thể và được cơng chúng đón nhận. Giờ đây khơng
cịn những khái niệm mơ hồ về thời tiết như mưa, nắng, gió, bão nữa mà thay vào
đó là những con số cụ thể như nhiệt độ, thời gian,… Đó chính là sự phát triển của
truyền thơng.
Truyền thông phát triển trong thực tiễn
Trong đời sống thực tiễn, truyền thơng đóng vai trị vơ cùng quan trọng và to
lớn. Chẳng hạn như trong vụ việc nổi bật gần đây: nước mắm truyền thống nhiễm
asen, truyền thơng đóng vai trị vơ cùng quan trọng, báo chí có nhiệm vụ vừa thắt
nút, vừa mở nút vấn đề. Theo như thông tin thời sự, chiều 21-10, liên quan đến
những lùm xùm trong việc công bố kết quả khảo sát nước mắm nhiễm asen của
VINASTAS, đơn vị này đã có thơng tin phản hồi chính thức. Theo VINASTAS,
chương trình khảo sát nước mắm đã được đơn vị này đưa vào kế hoạch của năm
2015 và 2016 với các bước cụ thể. Về kết quả thử nghiệm asen trong nước mắm,
hội này cho rằng thơng tin về nước mắm có asen và hàm lượng asen càng cao đối
với nước mắm có độ đạm càng cao đã được các báo đăng tải nhiều trong thời gian
vừa qua. Tuy nhiên, trong thời gian đó cũng khơng có bất cứ ý kiến nào giải thích
rõ về thực chất của việc nước mắm có chứa asen và bản chất của asen trong nước
mắm độc hại như thế nào. Để làm rõ vấn đề này Vinastas quyết định thử nghiệm
hàm lượng arsen có trong các mẫu nước mắm khảo sát. “Kết quả cho thấy đúng là
trong gần 67% mẫu nước mắm khảo sát có chứa asen tổng vượt mức quy định
trong QCVN 8-2:2011:BYT. Bên cạnh đó, số liệu thử nghiệm cũng cho thấy đúng
là nước mắm có độ đạm càng cao thì tỉ lệ mẫu có aren tổng càng cao” –
VINASTAS khẳng định. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm này mới chỉ thông tin về
tổng hàm lượng asen tổng tức là bao gồm cả asen hữu cơ và asen vơ cơ, trong đó
đặc biệt là asen vơ cơ có tính độc hại cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng. Chính vì vậy, VINASTAS tiến hành thử nghiệm tiếp hàm lượng asen vô cơ
8
trong 20 mẫu khảo sát có hàm lượng asen tổng vượt mức quy định. Kết quả cho
thấy cả 20 mẫu đều khơng phát hiện có asen vơ cơ với giới hạn phát hiện là 0,01
mg/L. “Với kết quả thử nghiệm sơ bộ này có thể đưa ra nhận xét là trong các mẫu
nước mắm mà VINASTAS mua trên thị trường để khảo sát có tới gần 67% số mẫu
có chứa asen tổng cao hơn mức quy định của Bộ Y Tế, song chưa phát hiện thấy có
asen vơ cơ là chất gây độc hại cho người tiêu dùng. Vì vậy, nếu bình tĩnh đọc kỹ
thơng tin do VINASTAS đưa ra thì chưa có vấn đề gì phải lo lắng như các thơng
tin báo chí phản ánh trong thời gian qua” – hội này giải thích. Báo chí là một kênh
thơng tin mạnh mẽ và phổ biến nhất hiện nay. Thông qua sự việc nước mắm nhiễm
asen mà vai trò của báo chí càng được bộc lộ một cách rõ nét nhất: báo chí vừa là
sự thắt nút đồng thời cũng là thứ gỡ rối được sự việc Đã nhiều lần độc giả trong
nước ngán ngẩm với cách đưa tin bài lá cải của một số tờ báo trong nước khi
những bài đăng đều “được kiểm chứng” mà nội dung lại xuyên tạc sự thật gây bất
an trong lòng nhân dân, nguy hiểm hơn nó cịn gây mấ ổn định chính trị. Hành
động này của các “nhà báo” khơng khác gì hoạt động “khủng bố” tinh thần của độc
giả. Mới đây, thông tin nước mắm (một thứ gia vị truyền thống của người Việt
Nam) nhiễm asen (thạch tín) gây “nguy hại” cho sức khỏe con người lan tràn trên
các trang báo đến mạng xã hội, khiến người dân lo lắng. Trước thơng tin bịa đặt,
nhằm hạ thấp uy tín của nước mắm truyền thống, người đọc đặt ra nghi vấn liệu
đây có phải chiêu trị cạnh tranh khơng lành mạnh trong kinh doanh mà báo Thanh
Niên âm thầm tiếp tay? Bởi vì hàng ngàn đời nay, cha ơng ta vẫn sử dụng nước
mắm như một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt. Ngay khi dư luận xôn
xao với nhưng thông tin bịa đặt như vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực
tiếp chỉ đạo các Bộ, Ban ngành tìm hiểu rõ ngun nhân cũng như những thơng tin
bịa đặt nhằm phá hoại kinh tế đất nước của những đối tượng xấu. Đây là hành động
sâu sát, kịp thời của Thủ tướng trước những âm mưu phá hoại từ bên trong. Ngày
22/10, trả lời báo chí trong nước, Bộ Y tế đã công bố kết quả kiểm tra 247 mẫu
9
nước mắm lấy tại 5 tỉnh thành, hồn tồn khơng có asen vơ cơ (thạch tín) vượt
ngưỡng. Ngay trong chiều ngày 26-10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói:
“Bộ Nội vụ sẽ bàn bạc với các cơ quan liên quan như Bộ Cơng an để xem xét đình
chỉ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng – Vinastas”. Việc
công bố chất lượng sản phẩm đều cần ý kiến của các đơn vị nhà nước thuộc các cơ
quan như Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Cơng Thương. Ngay cả Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) muốn công bố xuất xứ hàng hóa
cũng phải báo cáo và được Chính phủ đồng ý thì mới được tham gia, thực hiện. Vụ
việc của Vinastas liên quan đến việc công bố khảo sát nước mắm có thể đủ điều
kiện để Bộ Nội vụ ban hành quyết định tạm dừng hoạt động để các cơ quan có
thẩm quyền xác minh xem có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những hành vi ảnh
hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, gây ra thiệt hại cho các tổ chức, đơn vị
sản xuất kinh doanh nước mắm hay không?. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao
ban QLNN tháng 10/2016 của Bộ TT&TT chiều 1/11, người đứng đầu ngành
TT&TT rất bức xúc trước tình hình nhiều nhà báo, cơ quan báo chí vi phạm quy
định hoạt động báo chí của pháp luật, dẫn thông tin từ Facebook nhưng thiếu kiểm
chứng, thậm chí trích nguồn từ các trang phản động. Nhiều tờ báo cố tình đăng tải
thơng tin thiếu chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. “Từ một thơng tin
sai mà hàng chục cơ quan báo chí đưa tin giống hệt nhau là một hiện tượng rất bất
thường”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Ông yêu cầu Cục Báo chí làm rõ trách nhiệm, sai
phạm, xử lý các cơ quan báo chí có liên quan tới vụ “nước mắm nhiễm asen” nói
riêng, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan báo chí vi phạm quy định
nói chung nhằm chấn chỉnh hoạt động báo chí theo đúng tơn chỉ, mục đích đã đặt
ra. Trước đó, báo cáo tại Hội nghị về tình hình báo chí trong tháng 10, ơng Lưu
Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, thực hiện chỉ đạo quyết liệt của Bộ,
Cục đã xử phạt 56 cơ quan báo chí vi phạm số tiền lên tới gần 1 tỷ đồng. Trong đó,
riêng vụ thơng tin sai sự thật về nước mắm nhiễm asen đã có 50 cơ quan báo chí bị
10
xem xét xử phạt. “Cục cũng đã lập biên bản và dự kiến sẽ ra quyết định phạt trong
tuần này đối với những cơ quan báo chí vi phạm”, ơng Phúc cho hay. Ngồi ra,
trong tháng cịn có 2 tờ báo bị đình bản, 2 nhà báo bị thu hồi thẻ và 3 cơ quan báo
chí bị xử phạt vì đăng tin vi phạm thuần phong mỹ tục. Hay một ví dụ khác về vai
trị của truyền thơng trong lĩnh vực chính trị, đó là việc bầu cử tổng thống thứ 45
nhiệm kì mới của đất nước Mỹ. Báo đài tập trung vào làm truyền thơng về hai nhân
vật chính đang tranh cử đó là ơng Donal Trump và bà Hillary Clinton. Nhờ báo trí
vào cuộc mà các cuộc tranh cử cũng như những cuộc tranh luận trực tiếp tiếp cận
được với người dân cả nước và thế giới, nhờ đó mà cuộc bầu cử diễn ra hiệu quả
hơn Hay truyền thơng cũng có vai trị trong đời sống thực tiễn ở mảng Pháp luật.
hiện nay pháp luật được đưa vào giáo dục trực tiếp và truyền thông qua các
phương tiện truyền thơng. Do đó mà pháp luật tiếp cận với nhiều người hơn cũng
như mọi người tiếp cận được với pháp luật và giảm thiểu số lượng người vi phạm
một cách đáng kể.
Vai trị của truyền thơng
Vai trị của báo chí trong lĩnh vực chính trị
Báo chí là cơ quan ngơn luận của Nhà nước, các tổ chức đồn thể, và là diễn
đàn của nhân dân Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn
quan tâm đến hoạt động báo chí, coi báo chí là cơng cụ đắc lực để tuyên truyền,
vận động nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn cơng kẻ thù. Chính nền báo chí cách
mạng đã làm trịn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó. Báo chí đã đưa những
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các giai tầng xã hội, cổ vũ,
động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, thành
những phong trào hành động cách mạng sôi động. Đồng thời, chính từ thực tiễn
cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những khiếm khuyết, tồn tại của các quyết
sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ
sung để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho
11
“ý Đảng, lịng dân” hịa làm một. Báo chí cũng thật sự là diễn đàn tiếng nói của
mọi tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong q trình lãnh đạo,
điều hành đất nước. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò phản biện xã hội mà
báo chí phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hóa trong đời sống xã hội, tính ưu
việt của chế độ ta. Nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; sự nghiệp
cải cách đang đến hồi tăng tốc; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng với quyết tâm đến 2020 nước ta trở nước có nền cơng nghiệp
phát triển theo hướng hiện đại, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng,
dân chủ, văn minh đang địi hỏi phải nâng cao vai trò phản biện xã hội đối với hoạt
động báo chí. Báo chí là kênh thơng tin quan trọng, là tiếng nói đại diện cho cho
tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập
thể, tuyên truyền tập thể. Nhà báo khơng làm chính trị nhưng góp phần làm cho tư
tưởng chính trị “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội. Mọi thơng tin chính xác,
lý lẽ sắc bén để cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh với cái xấu,
cái ác, bênh vực công bằng, lẽ phải sẽ tạo nên những “hiệu ứng xã hội” tốt đẹp,
góp phần định hướng dư luận xã hội. Báo chí cũng có vai trị quan trọng trong việc
thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Dù là theo dõi hoạt động của
chính phủ, phát hiện tham nhũng hay đưa tin về tội phạm, báo chí phải có khả năng
đưa tin một cách cởi mở và công bằng. Vinashin là một ví dụ về việc báo chí đã
giúp nhân dân hiểu hơn về hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước
và kêu gọi chính phủ phải hành động để cải thiện hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp này. Báo chí giáo dục định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho
quần chúng nhân dân để ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa. Định hướng, giáo dục
chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân. Báo chí nước ta là cơng cụ tun truyền của Đảng, vì vậy, trước hết,
cần tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp
12
nhân dân để tạo nên các phong trào, các hành động cách mạng mạnh mẽ. Báo chí
định hướng và tạo lập dư luận xã hội Báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân. Báo
chí phản ánh một cách trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước. Chức năng định hướng của báo chí chính là khơng
ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của quần chúng nhân dân; đồng
thời, tạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyên truyền của Đảng. Dư luận
xã hội là đối tượng phản ánh báo chí, vì mọi thơng tin trong xã hội đêù là đối tượng
của báo chí. Báo chí tác động bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức thông qua
các kênh hay một con đường nào đó đến với dư luận xã hội, đối tượng chấp nhận
có khả năng làm theo chỉ dẫn thông tin đã tạo nên những hành động của cá nhân
và các tập thể đoàn người. Báo chí truyền thơng định hướng cho dư luận xã hội:
thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà báo. Bên cạnh việc phản ánh dư luận xã hội,
truyền thơng cịn có một nhiệm vụ quan trọng là định hướng đúng đắn dư luận xã
hội, cho thông tin đi vào đúng luồng, phân biệt cái đúng cái sai, góp phần vào định
hướng hành vi của cá nhân trong xã hội, vì lợi ích của cộng đồng Sự phát triển của
báo chí gắn liền với ý thức hệ, với lợi ích của các tầng lớp dân cư, các tổ chức
chính trị mà nó là đại diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Định hướng dư luận xã
hội có nghĩa là làm cho dân hiểu và quyết tâm làm cách mạng và giữ độc lập tự do
cho dân tộc. Định hướng dư luận xã hội là tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu, do
đó cán bộ phải ‘tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu” và khơng làm theo cách ‘hạ
lệnh, cách cưỡng bức’.Từ đó cho thấy cách giải thích hiệu quả nhất cho số đơng là
giải thích định hướng trên báo chí.
Vai trị của báo chí trong việc phát triển kinh tế
Báo chí góp phần thúc đầy kinh tế phát triển Trong nền kinh tế thị trường,
thơng tin chính xác, kịp thời là sức mạnh tạo nên thắng lợi cạnh tranh. Các phương
tiện thơng tin đại chúng có vai trị to lớn trong việc cung cấp những thơng tin có
giá trị đó. Các lĩnh vực thơng tin kinh tế cần như: Thơng tin thị trường, hàng hóa
13
(bao gồm thông tin giá cả, sức tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu
dùng)…; Thông tin thị trường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu, sự vận động
của các dịng tài chính), thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị trường
công nghệ (chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao cơng nghệ). Báo chí khơng chỉ dừng
lại trong việc cung cấp thơng tin thuần túy mà cịn có thể hướng dẫn thị trường,
hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới, giới thiệu những mơ
hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Với việc phổ biến các kinh
nghiệm thành công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và áp dụng công nghệ
mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chí góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế lớn
cho xã hội. Báo chí được xem là kênh chính quảng bá thương hiệu, sản phẩm của
doanh nghiệp bởi báo chí là phương tiện chính thống, phổ biến được cộng đồng
dân cư chú ý nhất. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doang nghiệp với Đảng- Nhà
nước- doang nghiệp- người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa báo chí với kinh tế khơng
phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ: Ở vụ
Vedan, báo chí khơng chỉ nhấn mạnh vụ việc, mà cịn u cầu nhà sản xuất dừng
xả thải ô nhiễm ra sông Thị Vải và trả tiền đền bù cho người dân và doanh nghiệp
tại địa phương. Báo chí cịn là “cánh chim báo bão”, là người cảnh báo, phản biện
với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Trong nhiều trường hợp cụ thể, báo chí giúp doanh nghiệp nhận ra những
non kém, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, tiếp tục vươn lên trong môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt mà điển hình là những thương hiệu doanh nghiệp có
uy tín như: Tập đồn Bưu chính Viễn thơng (VNPT), Tập đồn Than và Khống
sản Việt Nam, Cà phê Trung Ngun, Cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
… Hoạt động của doanh nghiệp và báo chí gặp nhau ở mục tiêu cao cả là làm cho
mục tiêu phát triển kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp sớm trở
thành hiện thực.
Vai trị của báo chí trong đời sống văn hóa xã hội
14
Vai trị của báo chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất,
báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngơn ngữ, báo chí là
nơi vừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới cả trong cách viết và
cách thể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết. Thứ hai, báo chí đăng tải các
tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm nhạc và các lĩnh vực khác. Thứ ba, qua
các phương tiện thông tin đại chúng, cơng chúng có thể tiếp nhận nhiều tri thức
văn hóa của các tri thức dân tộc trên thế giới. Thứ tư, báo chí góp phần nâng cao
văn hóa, giải trí, làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn,
chia sẻ tâm tư, tình cảm, đồng thời cùng học tập, tiếp thu được nền văn hóa đa
dạng, phong phú của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. báo
chí nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng
thơng tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hóa con người
Việt Nam với bạn bè quốc tế; hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa
phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín
và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong xã hội hiện đại, báo chí cũng có vai
trị thiết yếu trong giai đoạn khủng hoảng, như trong thảm họa động đất và sóng
thần ngày 11/3 vừa qua ở Nhật Bản, nơi mà người dân đã có thể tìm được thân
nhân và giữ liên lạc nhờ Facebook và Twitter. Và rất nhiều thảm cảnh mà chúng ta
chứng kiến được ghi lại bằng điện thoại di động rồi được tải lên internet. Vì thế
mà người dân Nhật Bản nhanh chóng nhận được sự sẻ chia của mọi người từ khắp
nơi trên thế giới. Báo chí trong việc nâng cao vai trò tuyên truyền về người tốt việc
tốt. Khi xây dựng một hình ảnh con người tôt, một việc làm tốt là những tấm
gương để các cá nhân trong xã hội học tập và noi theo. Khi trong xã hội đang xảy
ra những tệ nạn và suy đồi về đạo được thì việc đưa ra các gương người tốt việc tốt
hợp lý. Hiện nay, số lượng các báo nói về vấn đề ngày càng được đề cập nhiều. Ví
dụ: chuyên mục Người xây tổ ấm, người đương thời, báo phụ nữ…
Kết luận
15
Các phương tiện truyền thông đại chúng là một quyền lực thực sự trong thế
giới hôm nay. Chúng tạo ra dư luận, chi phối dư luận, kiểm soát cuộc chuyện trị
trao đổi cơng cộng. Điều đó cũng có nghĩa là một cách nào đó chúng cũng chi phối
cách suy nghĩ, chọn lựa và hành động của mỗi chúng ta. Nhờ các phương tiện
truyền thông ngày nay, đặc biệt nhất là Internet, chúng ta có thể tiếp cận một khối
lượng thơng tin khổng lồ, hầu như vô tận (thông tin ở đây hiểu theo nghĩa rộng)
bao gồm hết mọi lãnh vực của tri thức và đời sống, nhưng trong đó vàng thau, tốt
xấu, đúng sai, thật ảo lẫn lộn. Nếu không có những chọn lựa rõ ràng theo những
định hướng hữu ích cho bản thân, ta sẽ bị lạc lối và phung phí thời giờ vơ ích, –
khơng phải chỉ vơ ích mà cịn rất có hại nữa. Điều này địi hỏi một sự rèn luyện kỷ
luật bản thân kiên quyết và kiên trì ( việc sử dụng Internet) Bởi vậy truyền thơng
đại chúng càng có tầm vóc quan trọng to lớn thì những người làm truyền thơng
càng phải tìm hiểu nguồn tin, cung cấp những thơng tin chính xác nhất để định
hướng dư luận theo hướng tích cực. Truyền thơng phải góp phần định hướng dư
luận xã hội. Khi đứng trước một vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, bên cạnh
trách nhiệm thông tin kịp thời, truyền thông đại chúng phải đặt trách nhiệm công
dân, trách nhiệm xã hội lên trên; tức là trăn trở, tìm hiểu và lý giải vấn đề một cách
thấu đáo với cái nhìn sắc nét, biện chứng. Cách đưa thông tin của phương tiện
thông tin đại chúng phải làm sao giúp độc giả nhìn vấn đề dưới một góc nhìn trọn
vẹn nhất, từng câu, từng chữ phải được cân nhắc sao cho khách quan, trung thực.
Từ đó, giúp độc giả có những suy nghĩ, tình cảm, hành động đúng để bảo vệ cái
tốt, cái tiến bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác. Đồng thời, cần tỏ rõ thái độ ủng hộ cái
tốt, cái tích cực và đấu tranh khơng khoan nhượng với những tiêu cực trong đời
sống xã hội. Truyền thông đại chúng đã góp phần trong định hướng dư luận xã hội,
tạo ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, tạo đà
khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triển kinh tế-xã hội của
16
từng địa phương và của cả nước. Và, đó chính là góp phần vào hoat động tư tưởng
của Đảng – xây dựng một xã hội công bằng văn minh./.