Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường THPT (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 8 trang )

SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VỀ BIỂN, ĐẢO THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG - TRẦN VĨNH TƯỜNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Nghiên cứu việc sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo theo hướng phát
triển năng lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường
Trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn) đã được khảo nghiệm tại một số trường
THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 07 năm
2016. Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo đã được đặt ra, tiến hành
thu thập, xử lý số liệu. Kết quả thu được cho thấy tính khả thi của đề tài khi sử dụng
đồ dùng trực quan về biển, đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 (Chương trình
chuẩn) theo hướng phát huy năng lực nhận thức cho học sinh ở trường THPT.
Từ khóa: biển, đảo, đồ dùng trực quan, lịch sử, Việt Nam, dạy học, học sinh, năng
lực, nhận thức, năng lực nhận thức, Hoàng Sa, Trường Sa.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của
nhân loại và khơng có bộ phận quan trọng này thì khơng thể coi việc giáo dục con người đã hồn
thành đầy đủ. Chính vì lẽ đó mà từ thời cổ đại, “lịch sử là thầy giáo của cuộc sống”. Dạy học
lịch sử ở trường phổ thông thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, theo hướng phát triển
năng lực nhận thức của học sinh. Trên cơ sở đó, hình thành những nhận thức đúng đắn, những
chuẩn mực, thái độ và hành vi trong cuộc sống. Qua dạy học lịch sử, cần chỉ rõ để các em có thể
thấy được những giá trị có được trong ngày hơm nay được xây dựng trên sự hi sinh, gian khổ
trong chiến đấu và lao động của biết bao thế hệ ơng cha.
Trong khóa trình lịch sử lớp 12, nội dung lịch sử chủ yếu đề cập đến các sự kiện lịch sử
xảy ra trên đất liền, chỉ một phần nhỏ đề cập đến các sự kiện về biển, đảo, nhưng đó lại là một
phần quan trọng trong lịch sử dân tộc. Đặc biệt, khi chủ quyền biển, đảo đang bị nhịm ngó, tấn
cơng từ các thế lực bên ngoài bằng vũ lực, bằng luận điệu xuyên tạc…
Vậy làm thế nào để sử dụng đồ dùng trực quan (ĐDTQ) về biển, đảo để phát triển năng lực
nhận thức của học sinh một cách đầy đủ? Đó là câu hỏi mà khiến nhiều thầy cô giáo đang trăn


trở tìm ra các biện pháp phù hợp để các em có thể khơi phục được một bức tranh lịch sử đầy sinh
động, đúng đắn về chủ quyền biển, đảo tổ quốc. Bài viết chỉ tập trung phân tích ý nghĩa và giới
thiệu một số biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo theo hướng phát triển năng lực
nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường Trung học phổ thơng
(Chương trình chuẩn).
2. NỘI DUNG
2.1. Phân loại tài liệu trực quan về biển, đảo
Dù có những quan niệm khác nhau trong việc phân loại ĐDTQ về biển, đảo nhưng cách
phân loại phổ biến nhất và được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT thường được chia
làm 3 nhóm: ĐDTQ hiện vật, ĐDTQ tạo hình và ĐDTQ quy ước.
100


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

* Nhóm thứ nhất:
- ĐDTQ hiện vật bao gồm:
+ Di tích: Có di tích lịch sử (nhà tù Cơn Đảo, nhà tù Phú Quốc), di tích cách mạng... Với
việc phân loại di tích như trên cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì có những di tích mang nhiều
nội dung khác nhau như: di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng.
+ Di vật lịch sử về biển, đảo qua các thời đại khác nhau.
- Ưu điểm của ĐDTQ hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt
nhận thức. Nó là những bằng chứng về sự tồn tại của mỗi thời kỳ lịch sử. Là vật thực nên giúp cho
HS có được những hình ảnh chân thực, cụ thể về quá khứ từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn.
* Nhóm thứ hai:
- ĐDTQ tạo hình gồm có các loại phục chế mơ hình, sa bàn, tranh lịch sử - nó có khả năng
khơi phục những hình ảnh của con người, đồ vật, biến cố, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh
động và xác thực.

+ Mơ hình, sa bàn và các loại đồ phục chế khác có khả năng diễn tả đầy đủ vẻ bề ngồi của
một sự vật hay sự kiện lịch sử ví dụ như: Những tượng người được phục chế trong nhà tù Cơn Đảo.
+ Hình vẽ, phim ảnh lịch sử về biển, đảo: có giá trị như một tư liệu lịch sử ví dụ như:
Hình vẽ về các tàu thuyền của Hải đội Hồng Sa dưới triều Nguyễn, hình ảnh về tàu khu trục
Maddox của Mỹ trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ, phim tài liệu về đường Hồ Chí Minh trên biển và
tàu không số,…
+ Tranh ảnh, phim truyện lấy chủ đề lịch sử về biển, đảo, ví dụ như sách và phim “Huyền
thoại tàu không số”.
Ưu điểm của ĐDTQ tạo hình về biển, đảo là khơi phục khá đầy đủ những hình ảnh, những
con người, những đồ vật, biến cố lịch sử một cách sinh động, cụ thể và xác thực. Do vậy, có tác
dụng đem lại cho HS những hình ảnh cụ thể, người thật việc thật, HS dễ hình dung và hiểu sâu
nhớ kỹ.
* Nhóm thứ ba:
- ĐDTQ quy ước về biển gồm các loại: bản đồ lịch sử, lược đồ. Trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các loại ĐDTQ quy ước như sau:
+ Bản đồ, lược đồ giáo khoa lịch sử về biển, đảo: Có ý nghĩa xác định địa điểm của sự kiện
trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời, bản đồ giáo khoa lịch sử còn giúp HS suy
nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trật tự phát
triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học.
- Mặc dù được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng trong dạy học lịch sử sử dụng
nhiều loại bản đồ vì nó là ĐDTQ rất phong phú và dễ kiếm. Ngồi số lượng bản đồ có sẵn (do
nhà nước cung cấp) thì giáo viên và HS có thể linh hoạt thiết kế tạo ra lượng bản đồ phong phú
và đáp ứng yêu cầu của dạy học lịch sử.
+ Lược đồ về biển, đảo: Là bản đồ đơn giản, thường khơng có lưới bản đồ. Lược đồ cho
thấy khái niệm chung về các hiện tượng (sự kiện) đã được biểu hiện trên bản đồ, nêu bật được
những nét cơ bản của chúng. Ví dụ như lược đồ đường Hồ Chí Minh trên biển.
101


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ


CYS 2016

2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo theo hướng nâng cao năng
lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
Sử dụng ĐDTQ về biển, đảo theo hướng nâng cao năng lực nhận thức của học sinh trong
dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT (Chương trình chuẩn) có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học
sinh; là cơ sở để hình thành và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biển, đảo thiêng liêng
của Tổ quốc. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường
THPT vì thế có ý nghĩa trên cả ba mặt:
- Kiến thức: Hiểu được quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển,
đảo của đất nước, cũng như vai trò của biển, đảo về các mặt trong đời sống chính trị, xã hội, kinh
tế, an ninh - quốc phòng của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
- Kỹ năng: Giúp học sinh phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát khi sử dụng đồ
dùng trực quan về biển, đảo,... góp phần nâng cao năng lực nhận thức, tiến tới phát triển năng lực
hành động và hoạt động thực tiễn cho học sinh.
- Thái độ: Việc sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo trong dạy học lịch sử góp phần bồi
dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
quốc; củng cố niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên, cha anh đi trước đã gây dựng nên một
đất nước Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.
2.3. Các nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo theo hướng phát triển năng
lực nhận thức của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
(Chương trình Chuẩn)
a) Phải đảm bảo tính Đảng, tính khoa học
Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tài liệu - sự kiện, tôn trọng
hiện thực khách quan đồng thời phải gắn với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Vì thế, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học là nguyên tắc chung trong dạy học lịch
sử. Đảm bảo tính Đảng là phải đứng vững trên đường lối quan điểm của Đảng ta về đánh giá các
sự kiện, hiện tượng lịch sử, bảo vệ quyền lợi của đất nước, của quần chúng lao động chống lại sự

tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực phản động trong và ngoài nước về chủ quyền
biển, đảo của nước ta.
Lựa chọn đồ dùng trực quan để dạy học lịch sử nói chung và đồ dùng trực quan về biển,
đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam nói riêng phải tìm ra chân lý khách quan, biết phê phán, tiếp
thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa của nhân loại, phải thể hiện được quan điểm, đường lối
của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, phải thể hiện tính
chiến đấu và vận dụng sáng tạo hệ thống lý luận và thực tiễn cách mạng của đất nước, quá trình
đấu tranh bảo vệ biển, đảo của tổ quốc.
b) Phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục và nội dung từng bài học
trong sách giáo khoa
Trong thực tế dạy học, dung lượng kiến thức về lịch sử quá lớn, mà thời gian của tiết học
thì hạn chế nên khi sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp
12 (Chương trình chuẩn) để làm phong phú, đa dạng bài học, cần phải đảm bảo phù hợp với mục
tiêu, chương trình giáo dục và nội dung trong sách giáo khoa. Điều đó sẽ đảm bảo được tính giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển trong dạy học lịch sử, tăng hiệu quả giờ học, giúp học sinh hiểu rõ,
sâu sắc các tri thức lịch sử, đặc biệt là những tri thức lịch sử về biển, đảo Việt Nam.
102


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

c) Phải chú ý đến việc tạo hứng thú học tập của học sinh
Muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học
tập đúng đắn. Do đó, thơng qua việc sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo, giáo viên cần chỉ ra
được cái mới, cái phong phú, sáng tạo và triển vọng trong hoạt động nhận thức để tạo ra hứng
thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, giáo viên có thể khơi dậy nhu
cầu học tập, tạo ra động cơ thúc đẩy các em tìm tịi, nghiên cứu tri thức về biển, đảo, kích thích
tinh thần yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là cơ sở để

hình thành những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức và trí tuệ trong việc nhận thức về chủ quyền biển, đảo
Việt Nam.
d) Phải chú ý phát triển năng lực tự học của học sinh
Tự học là khả năng tự tìm tịi, tự học hỏi, tự nghiên cứu những tài liệu. Do đó, trong q
trình dạy học lịch sử, khi sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo để dạy học, giáo viên cần khơi
dậy trong các em năng lực tự học, tự làm việc thông qua các đồ dùng như: tranh ảnh, sa bàn, mơ
hình, sơ đồ, biểu đồ, niên biểu,… kích thích khả năng tư duy của các em, vận dụng những kiến
thức đã biết, rút kết luận, khái quát hoàn thành nhiệm vụ đặt ra dưới sự hướng dẫn, tổ chức của
giáo viên.
Cùng với đồ dùng trực quan về biển, đảo, giáo viên đã khéo léo đặt ra nhiệm vụ học tập cho
các em. Học sinh tự vận động tư duy của mình, tiến hành hoạt động tự học ở nhà. Thông qua các
dạng bài tập (niên biểu trống, sơ đồ trống) là cơ hội cho học sinh tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong việc học tập lịch sử, đặc biệt là lịch sử về biển, đảo của Tổ quốc.
2.4. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo để phát triển năng lực nhận
thức của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT (Chương
trình Chuẩn)
a) Sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo để nêu câu hỏi, bài tập nhận thức theo hướng
phát triển năng lực nhận thức của học sinh
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử, chủ thể nhận thức không trực tiếp quan sát đối tượng
nên sử dụng ĐDTQ rất quan trọng, trong đó có việc sử dụng ĐDTQ để ra bài tập nhận thức. Bài
tập nhận thức giúp học sinh hiểu sâu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, phát triển khả năng tư
duy, ngôn ngữ lịch sử cho học sinh. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, hình thành khái niệm, quy
luật lịch sử, phát triển tư duy, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thơng,
bài tập nhận thức cịn góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Ví dụ, sau khi dạy xong bài 25: “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000”
[1, tr. 216], thông qua ĐDTQ về biển, đảo, giáo viên có thể ra câu hỏi sau để kiểm tra khả năng
ghi nhớ sự kiện, phân tích, tổng hợp của HS.“Bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan về biển,
đảo, kết hợp với kiến thức đã học, các em hãy chứng minh, các thế lực ngoại xâm luôn sử dụng
đường biển để tấn công nước ta?”. Để học sinh hoàn thành bài tập này, những bài học trước đó,
giáo viên phải cung cấp cho học sinh một hệ thống đồ dùng trực quan về biển, đảo phong phú,

đầy đủ, chính xác và cộng với những kiến thức đã học thì các em mới có cơ sở để hồn thành tốt
bài tập.
Sử dụng đồ dùng trực quan về biển, đảo để nêu vấn đề theo hướng phát triển năng lực nhận
thức của HS.
Đồ dùng trực quan về biển, đảo làm cho kiến thức về biển, đảo trong bài giảng lịch sử Việt
Nam trở nên sinh động, hấp dẫn và cịn là một nguồn kiến thức, một bộ phận khơng thể tách rời
103


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

của nội dung bài viết. Trong dạy học nêu vấn đề, trên cơ sở tiếp nhận kiến thức mới, học sinh
phải giải quyết một vấn đề nào đó (hoặc nhiều vấn đề), do đó người giáo viên phải có kỹ năng,
khéo léo tổ chức việc nhận thức cảm tính sinh động, nhưng đồng thời cũng tác động lớn đến
trình độ nhận thức trừu tượng của học sinh.

Hình 1. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn
công Đà Nẵng năm 1885. Nguồn [4]

Hình 2. Lược đồ trận Bạch Đằng. Nguồn [5]

Dạy học nêu vấn đề thể hiện rõ sức mạnh của giáo dục, giúp các em rút ra được kết luận,
chiếm lĩnh tri thức, làm chủ được vấn đề. Chính vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan về biển,
đảo để dạy học nêu vấn đề là biện pháp quan trọng góp phần định hướng và phát triển tư duy của
các em, khắc phục được tình trạng nhồi nhét tri thức.
Ví dụ, khi dạy học bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)”, trong mục I.1: “Mỹ tiến
hành không quân phá hoại miền Bắc” [1, tr. 173]. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát trên

bản đồ khu vực vịnh Bắc Bộ, giáo viên nêu câu hỏi hoặc đặt ra tình huống có vấn đề như “Vai
trị của vịnh Bắc bộ trong thời gian đó như thế nào?” hoặc “Mục đích khi Mỹ dựng nên sự kiện
vịnh Bắc Bộ?”. Trên cơ sở dữ liệu đã có học sinh có thể nhận thấy âm mưu sâu xa của đế quốc
Mỹ khi dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ, đó là khiêu khích trên biển, tạo nên cuộc đụng đầu quân
sự đẩy cuộc chiến từ giới hạn miền Nam Việt Nam lan ra miền Bắc. Qua đó, giáo dục cho các
em tinh thần cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Ứng dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ thông tin trong sử dụng ĐDTQ về biển, đảo
theo hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh.
Bản chất của việc học tập lịch sử là tìm hiểu những điều đã qua, khơng có trước mắt và
khơng thể tái hiện lại. Vì vậy, việc dựng lại bức tranh lịch sử một cách chân thực, sinh động là
vô cùng cần thiết, nhưng khơng hề dễ dàng, địi hỏi phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để
rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại. Do đó, để đảm bảo được tính phong phú nhưng
phù hợp với nội dung cũng như thời gian của tiết học thì việc ứng dụng công nghệ thông tin để
xây dựng ĐDTQ về biển, đảo là công cụ hỗ trợ việc dạy học, tạo hứng thú, góp phần vào việc
phát triển tình yêu quê hương đất nước của học sinh, cũng như phát triển năng lực nhận thức, có
được kiến thức đa dạng và hệ thống về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ví dụ, khi dạy bài 27: “Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến năm 2000” [1, tr. 216] để
giúp học sinh hiểu rõ hơn về quá trình bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa từ thời Pháp
thuộc cho đến hết năm 1988, giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh về quần đảo Trường
Sa, đảo Gạc Ma, nhà giàn DK; những hình ảnh, thước phim tư liệu về những chiến sĩ Hải quân
104


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

Nhân dân Việt Nam đã hy sinh anh dũng, bảo vệ Tổ quốc trước họng súng của quân Trung Quốc
khi bọn chúng tiến đánh Gạc Ma, Len Đao. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa lại
những kiến thức đã học, nêu những thuận lợi và khó khăn trong cơng cuộc gìn giữ, bảo vệ và

phát huy chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong tình hình lúc bấy giờ,
liên hệ thực tiễn hiện nay.
Hay khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)”, trong mục II.1: “Mỹ tiến hành
không quân phá hoại miền Bắc”[1, tr.178] , giáo viên có thể lấy đoạn video được đăng tải trên
VTV1 ngày 06/8/2014 trong chuyên mục “Ký ức Việt Nam” để học sinh có thể trực tiếp quan sát
và hiểu rõ hơn về bản chất đế quốc Mỹ khi dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ.
Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp tài liệu thành văn về biển, đảo theo hướng phát triển
năng lực nhận thức của học sinh.
Do đặc điểm của lịch sử là đã lùi dần về quá khứ, giáo viên có giảng hay đến đâu, học sinh
có thể tưởng tượng giỏi đến mấy cũng khơng thể hình dung một cách đầy đủ và chính xác được các
sự kiện lịch sử đã xảy ra. Sử dụng đồ dùng trực quan có thể giúp các em có được cái nhìn sinh
động hơn về bức tranh quá khứ. Tuy vậy, để các em có thể hiểu rõ, đầy đủ sinh động về lịch sử thì
giáo viên có thể sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan về biển, đảo kết hợp với tài liệu thành văn.
Ví dụ như khi dạy bài 22: “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm
lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)”, trong mục II.1 “Mỹ tiến
hành bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc”, [1, tr.178], khi giảng về tầm quan trọng
của đảo Cồn Cỏ, giáo viên sử dụng bản đồ, cho học sinh quan sát địa chiến lược của đảo Cồn Cỏ,
đồng thời sử dụng đoạn tài liệu miêu tả về vị trí đảo Cồn Cỏ.
“Đảo Cồn Cỏ là vọng gác tiền tiêu, là con mắt của Vĩnh Linh - Khu Vĩnh Linh là tiền đồn
của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam. Do đó đảo
Cồn Cỏ có vị trí vơ cùng quan trọng…

Hình 3. Huyện đảo Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Trị. Nguồn [3]
105


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016


Đánh phá hủy diệt hoặc chiếm bằng được đảo Cồn Cỏ, nếu chiếm được đảo địch sẽ dễ
dàng cắt đứt đường tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam, đồng thời dùng Cồn Cỏ làm bàn đạp
đánh chiếm Vĩnh Linh lúc có điều kiện” [2, tr.156].
Như vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan về khu vực đảo Cồn Cỏ và đoạn tài liệu về đảo
này, sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng, vị trí của đảo cồn Cỏ trong kháng chiến chống
Mỹ cũng như trong thời đại ngày nay.
3. KẾT LUẬN
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ra thế
hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo
đức để tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc sử dụng ĐDTQ về biển, đảo
trong dạy học lịch sử Việt Nam ngồi yếu tố thúc đẩy q trình nâng cao chất lượng giảng dạy
và học lịch sử ở trường THPT còn giúp phát huy năng lực nhận thức của học sinh, giúp học sinh
hiểu biết toàn diện về lịch sử dân tộc, tạo cho học sinh niềm hứng thú, yêu thích mơn Lịch sử;
góp phần giáo dục thế hệ trẻ sự chính xác, khoa học, khách quan về chủ quyền biển, đảo thiêng
liêng của Tổ quốc, góp tiếng nói mạnh mẽ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt
Nam đối với các vùng biển và hải đảo trên Biển Đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2003), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu
nước 1954 - 1975, tập IV, Cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
/> /> />BA%B1ng_(938)
/>

Title: SUMMARRY USING VISUAL APPLIANCES ABOUT ISLANDS IN THE DIRECTION OF
DEVELOPING COGNITIVE CAPACITY OF STUDENTS IN TEACHING 12TH VIETNAM’S
HISTORY AT SECONDARY SCHOOL (STANDARD PROGRAM)
Abstract: Overview visual appliancesabout islands play an important role in teaching the Vietnam’s
history in secondary schoolstoday. They are contributing to clearly the nature of the event, historical
phenomena: giving students his interest, his love of history help students understand deeply on the history
of knowledge about Vietnam Sea Island. Using visual appliances about island is contributing to
improving the effectiveness of teaching. It is also an urgent requirement of Vietnam historical education
about the islands today.
Keywords: island, visual appliances, history, Vietnam, teaching and learning, capacity, cognitive,
cognitive capacity, Hoang Sa, Truong Sa.

106


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế
Số điện thoại: 0166.345.5636; Email:
PGS. TS. TRẦN VĨNH TƯỜNG
Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

107




×