1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HÀ TIẾN
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 10
HÀ NỘI - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ HÀ TIẾN
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Đình Tùng
HÀ NỘI - 2012
3
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ( xếp theo A B C )
ii
Danh mục các bảng
iii
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
2
3. Mục đích nghiên cứu
5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
5. Đối tượng nghiên cứu
6
6. Phạm vi nghiên cứu
6
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6
8. Đóng góp của luận văn
7
9. Ý nghĩa của luận văn
8
10. Cấu trúc luận văn
8
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
9
1.1.Cơ sở lý luận của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy
học lịch sử
9
1.1.1. Quan niệm về đồ dùng trực quan
9
1.1.2. Các loại đồ dùng trực quan quy ước
10
4
1.1.3. Đặc điểm của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông
21
1.1.4. Vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử
26
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
29
1.2.1. Tình hình trang bị dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông
30
1.2.2. Tình hình sử dụng dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông
35
1.2.3. Một số vấn đề đặt ra với việc sử dụng dụng đồ dùng trực quan quy
ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
36
Chương II: Phương pháp sử dụng dụng đồ dùng trực quan quy ước
trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương
trình chuẩn). Thực nghiệm sư phạm
39
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử thế giới lớp 11 THPT
– chương trình chuẩn
39
2.1.1. Vị trí, mục tiêu
39
2.1.2. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới lớp 11 THPT – chương trình
chuẩn
39
2.2. Xây dựng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới
lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)
41
2.2.1. Những yêu cầu của việc xây dựng đồ dùng trực quan quy ước
41
2.2.2. Phương pháp xây dựng đồ dùng trực quan quy ước
46
2.3. Các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)
65
2.3.1. Những yêu cầu chung khi sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
65
5
2.3.2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử
68
2.4. Thực nghiệm sư phạm
87
Kết luận và khuyến nghị
93
Tài liệu tham khảo
96
Phụ lục
99
7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
CNPX
Chủ nghĩa phát xít
2
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
3
ĐH
Đại học
4
ĐHSP
Đại học sư phạm
5
ĐQCN
Đế quốc chủ nghĩa
6
GD
Giáo dục
7
NCGD
Nghiên cứu giáo dục
8
NXB
Nhà xuất bản
9
PTS
Phó tiến sĩ
10
QGHN
Quốc gia Hà Nội
11
THPT
Trung học phổ thông
12
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
8
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ
Hình 2.1. Lược đồ trận phản công Xtalingrat năm 1942
Hình 2.2. Lược đồ Đức xâm lược Ba Lan 1/9/1939
9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc “giúp
học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân” [6,tr. 17-18] theo mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông mà Luật Giáo
dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu. Bởi vì, môn Lịch sử cung
cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống về lịch sử thế giới và lịch
sử dân tộc. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân
tộc và cách mạng XHCN, tinh thần quốc tế chân chính; rèn luyện năng lực tư duy và
thực hành, thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển. Những tri thức này là một bộ phận cấu thành không thể thiếu đối với thế hệ trẻ
Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế dạy học ở trường phổ thông hiện nay, chất lượng dạy học
Lịch sử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sở dĩ có tình trạng này là do một số
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của phương pháp dạy học đối với
việc giáo dục, do đó chưa khắc phục những yếu kém trong dạy học, vẫn theo “đường
mòn”, kinh nghiệm chủ nghĩa trong truyền thụ kiến thức.
Do sự tồn tại quan niệm không đúng về bộ môn lịch sử, coi đây là „môn phụ”
nên không chú ý đúng mức đến chất lượng bộ môn. Các giáo viên bộ môn chưa quan
tâm đến việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học.
Do việc “học lệch”, và tư tưởng “thực dụng”, “học gì thi nấy” của học sinh
nhằm đạt kết quả môn học chứ không nhằm trang bị hiểu biết cho bản thân trong học
tập. Tình trạng này làm cho không ít người quan niệm rằng việc “đổi mới”, “cải tiến”
phương pháp dạy học lịch sử trở nên không cần thiết, miễn sao “nhớ nhiều để ghi lại
trong bài làm” là đạt yêu cầu.
10
Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng trực quan trong việc nâng cao chất lượng bộ
môn. Một phần do trang bị đồ dùng còn thiếu thốn, mặt khác do kĩ năng khai thác đồ
dùng của giáo viên con hạn chế, thời gian hạn hẹp… Chỉ khi nào giáo viên nắm vững
những nguyên tắc và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước thì khi đó việc
xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước mới trở nên thuân tiện, dễ dàng và đạt
hiệu quả cao.
Chính vì những lý do trên khiến cho việc dạy – học Lịch sử ở trường phổ thông
trở nên nặng nề, khô cứng, nhàm chán. Vì vậy hiệu quả bài học không cao, học sinh
không hứng thú nên chưa đảm bảo chất lượng bộ môn.
Từ thực tiễn trên, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Muốn vậy trách nhiệm
trước hết thuộc về người giáo viên: phải biết kết hợp một cách linh hoạt các phương
pháp dạy học khác nhau nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Trong đó phương pháp trực
quan có ý nghĩa quan trọng.
Phương pháp trực quan không chỉ giúp giáo viên “nhàn” trong dạy học mà còn
gây hứng thú cho học sinh. Đặc biệt, đồ dùng trực quan quy ước còn góp phần tích cực
vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, phát triển tư duy cho học sinh
mà đồng thời còn làm cho bài học thêm phong phú, sinh động hơn.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn vấn đề “Sử dụng đồ dùng trực quan
quy ước trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình
chuẩn)” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học sư phạm, chuyên ngành lý luận và
phương pháp dạy học bộ môn lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Đồ dùng trực quan có vị trí rất quan trọng đối với nhận thức của học sinh trong
học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng, nên từ lâu, vấn đề này được các nhà
nghiên cứu giáo dục quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu.
11
2.1. Tài liệu nước ngoài
Các cuốn “Giáo dục hoc” của T.A Ilina, tập I,II (NXB GD, H, 1973), cuốn
“Giáo dục học” của N.V Savin (NXB GD, H, 1983); cuốn “Lý luận dạy học ở trường
phổ thông” của I. Ia Lecnevà M.N. Xcatkin (NXB GD, H, 1980, cuốn “Những cơ sở
của lí luận dạy học”, tập I, II, III của B.P. Êxipốp (NXB GD, H, 1971), cuốn “Phát
huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” của I.F. Kharlamôp, Tập I, II
(NXB GD, H, 1978)… đã nêu lên những vấn đề lí luận cơ bản về vai trò, ý nghĩa của
phương pháp trực quan trong dạy học. Phương pháp trực quan được xem là phương
pháp có hiệu quả trong việc phát huy tính tính cực học tập của học sinh, là cơ sở để học
sinh khắc sâu, ghi nhớ kiến thức, hiểu bản chất vấn đề và hình thành khái niệm.
Về giáo dục Lịch sử, các chuyên khảo: “Phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” của Vaghin đã dành một chương: “Phương pháp sử dụng đồ dùng
trực quan” để nêu lên các vấn đề về vai trò, ý nghĩa, các loại và phương pháp sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
N.G. Đairi trong quyển “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào” (NXB Giáo
dục, H, 1973) đã trình bày ý nghĩa của việc tạo hình ảnh trong dạy học lịch sử và khẳng
định rằng đồ dùng trực quan là một phương tiện để tạo hình ảnh cụ thể về sự kiện…
“Tính cụ thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho phép
hình dung lại quá khứ” [5,tr. 25].
2.2. Tài liệu trong nước
2.2.1. Tài liệu giáo dục học
Trong các giáo trình “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Tập I-II
(NXB GD, H, 1987); “Giáo dục học đại cương” của Phạm Viết Vượng (NXB ĐH
QGHN, H, 1996) và “Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại” của Thái Duy
Tuyên (NXB GD, H, 1999) các tác giả đã khẳng định trực quan là một nguyên tắc
dạy học và trong hệ thống các phương pháp dạy học, phương pháp trực quan có vai trò,
ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với môn Lịch sử.
12
2.2.2. Các tài liệu giáo dục lịch sử
Về tài liệu giáo dục lịch sử, trước hết phải kể đến các giáo trình phương pháp
dạy học lịch sử như: Lê Khắc Nhãn và các tác giả khác của “Sơ thảo phương pháp
giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông cấp 2 – 3” Tập II (NXB Giáo dục, H, 1961);
Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị “Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông
cấp 3”, (NXB Giáo dục, H, 1966); Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng,
Nguyễn Thị Côi: “Phương pháp dạy học lịch sử” (NXB ĐHSP, H, 2002) đã dành
nhiều chương trình bày về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan…Các tác giả này
không chỉ nêu lên vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan mà còn trình bày cụ thể các
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Ngoài ra, còn nhiều tài liệu viết về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học lịch sử, như Phan Ngọc Liên - Phạm Kì Tá… “Đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp II” (NXB GD, H, 1976); Nguyễn Thị Côi –
Trịnh Đình Tùng: “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm” (NXB ĐHQG, H, 1995);
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Sĩ Quế, Lê Đình Cương, Đào Hữu Hậu:
“Nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường” Tập 1
(NXB GD, H, 2002); Phan Ngọc Liên: “Bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông”, Báo cáo đề tài cấp Nhà nước “Bản đồ giáo khoa” (Cục đo đạc và bản đồ Nhà
nước, H, 1987); Ngô Đạt Tam: “Một số vấn đề về lí thuyết và thực tiễn trong xây
dựng bản đồ giáo khoa địa lý (ở trường phổ thông trung học Việt Nam)” (Luận án
PTS, ĐHSP Hà Nội I, 1987); Lâm Quang Dốc: “Bản đồ giáo khoa (Dùng cho sinh
viên khoa sử)” (NXB ĐHQG, H, 1997) … Ngoài trình bày lý luận và phương pháp
trực quan cũng như đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử, các công trình này cũng
đề xuất các biện pháp sư phạm cụ thể.
Chúng ta còn phải kể đến nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, Nghiên cứu giáo dục, như các bài “Xây dựng bản đồ trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” của Trịnh Tùng và Kiều Thế Hưng (NCGD số 6, 1994); “Một số
vấn đề về phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử” của Trịnh Tùng
13
(Thông báo khoa học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội I, Tập số 4, 1993); “Một số
vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông trong
giai đoạn hiện nay” của Phan Ngọc Liên; “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
nhằm phát huy tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong dạy học lịch sử” của
Trịnh Đình Tùng; “Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch
sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi (Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp
dạy học và học tập môn lịch sử ở trường trung học phổ thông và trường trung học cơ
sở, Tập 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo- Vụ THPT, H, 1999).
Các bài viết trên tuy đề cập nhiều khía cạnh khác nhau về việc sử dụng đồ dùng
trực quan, song đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp sư phạm có hiệu quả.
Tất cả các công trình trên là những tài liệu tham khảo có giá trị gợi ý cho người
viết nhiều vấn đề lí luận, cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, để vận
dụng vào dạy học các bài cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, luận
văn đi sâu tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan quy ước cũng như phương
pháp sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 chương
trình chuẩn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mực đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu tình hình thực tế về trang bị, xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan
quy ước ở trường trung học phổ thông hiện nay, trong đó cần quan tâm nhiều đến tính
hiệu quả đối với bài học lịch sử cũng như những khó khăn, hạn chế khi sử dụng đồ
dùng trực quan quy ước.
- Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là phương pháp
sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan quy ước nói riêng để sử
14
dụng trong dạy học phần lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông - chương trình
chuẩn.
- Nghiên cứu nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử thế giới ở lớp 11, từ đó xác
định những kiến thức cơ bản cần sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.
- Lựa chọn, xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy
ước khi dạy lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn). Đây là
nhiệm vụ cơ bản của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông, qua đó đánh giá
hiệu quả của đồ dùng, đồng thời trao đổi, rút kinh nghiệm, tiếp thu những ý kiến đóng
góp của giáo viên phổ thông nhằm hoàn thiện hơn nữa việc sử dụng đồ dùng trực quan
quy ước trong dạy học lịch sử.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
trong dạy học lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn).
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, luận văn chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu một cách khái
quát những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học. Nội dung của luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử thế giới ở lớp 11 trung học phổ thông
(chương trình chuẩn) và tiến hành điều tra thực tế, thực nghiệm sư phạm các nội dung
này.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Đặc
biệt luận văn bám sát những cơ sở lí luận của các nhà giáo dục học, tâm lí học và giáo
dục lịch sử trong việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước.
15
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lý luận về trực quan, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, các tài liệu giáo dục, giáo dục lịch sử và
những vấn đề lịch sử có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó xác định những quan điểm
lí luận cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”, nhằm tích
cực hóa, hoạt động hóa hoạt động học tập của học sinh.
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 11, nhất là chương trình
lịch sử thế giới để xác định kiến thức cơ bản cũng như đề xuất các loại đồ dùng trực
quan quy ước cần và có thể sử dụng khi dạy học những nội dung lịch sử thuộc giai
đoạn này, đồng thời cũng đưa ra phương pháp sử dụng cụ thể.
- Nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm sư phạm
Nghiên cứu thực tiễn trang bị, sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, đồ dùng
trực quan quy ước nói riêng qua điều tra, dự giờ, thăm lớp, phỏng vấn, phát phiếu thăm
dò… ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Hải Phòng. Từ đó, luận văn rút
ra những ưu điểm cũng như hạn chế của việc trang bị, sử dụng đồ dùng trực quan quy
ước ở trường trung học phổ thông hiện nay.
Đưa đồ dùng trực quan quy ước xuống trường phổ thông, kết hợp với giáo viên
sở tại tiến hành thực nghiệm sư phạm (có đối chứng), so sánh, phân tích phiếu kiểm tra
nhận thức của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Trên cơ sở đó, luận văn rút
ra những kết luận nhằm làm rõ vấn đề, những dự kiến mà đề tài đặt ra.
8. Đóng góp của luận văn
- Nêu được thực trạng trang bị và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông.
- Tìm hiểu, nêu nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên.
- Đề xuất phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch
sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông - chương trình chuẩn.
16
9. Ý nghĩa của luận văn
9.1. Ý nghĩa khoa học
Qua đề tài người viết mong muốn bổ sung nâng cao hiểu biết của bản thân về lí
luận dạy học bộ môn nói chung, lí luận về đồ dùng trực quan quy ước nói riêng, cũng
như phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho bản thân hiểu biết một cách sâu sắc những cơ sở
lí luận và thực tiễn của việc trang bị, sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học
lịch sử ở trường thổ thông hiện nay cũng như biết cách vận dụng những hiểu biết trên
vào thực tiễn công tác nghiên cứu, giảng dạy.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và phụ lục, nội dung luận văn được trình
bày trong 2 chương
Chƣơng I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Chƣơng II: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học phần
lịch sử thế giới lớp 11 trung học phổ thông (chương trình chuẩn). Thực nghiệm sư
phạm.
17
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN QUY ƢỚC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ƣớc trong dạy học lịch
sử
1.1.1. Quan niệm về đồ dùng trực quan
Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều loại đồ dùng trực quan khác
nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau. Hiện nay có nhiều cách phân loại đồ
dùng trực quan, về cơ bản chúng ta có thể chia thành 3 nhóm lớn sau đây [19,tr. 64]:
a. Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử: gồm những di tích lịch sử, di tích
cách mạng (như Cung điện Mùa Đông – Nga, Cung điện Vécxai – Pháp, chiến hạm
Rạng Đông…). Di vật khảo cổ, di vật của một thời kì lịch sử (trống đồng, mũi tên
đồng,…). Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị và có ý nghĩa
to lớn về mặt nhận thức. Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết
còn lại – bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực của mỗi thời kì lịch sử - học sinh sẽ
có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ và từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn.
b. Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: gồm các loại phục chế, sa bàn, tranh ảnh lịch
sử… Các loại đồ dùng trực quan thuộc nhóm này có khả năng khôi phục lại hình ảnh
con người, đồ vật, biến cố, hiện tượng quá khứ một các sinh động, xác thực. Tuy nhiên,
ở nước ta hiện nay phương tiện trực quan tạo hình chưa được chú ý xây dựng. Một số
tranh lịch sử, phim truyện lịch sử chưa được sử dụng rộng rãi trong trường phổ thông.
Chỉ một số trường phổ thông mới đưa loại đồ dùng trực quan này vào dạy học lịch sử.
c. Nhóm đồ dùng trực quan quy ước bao gồm nhiều loại khác nhau: bản đồ, sơ đồ,
đồ thị, niên biểu… Trong các loại đồ dùng trực quan được sử dụng hiện nay ở trường
18
phổ thông, đồ dùng trực quan quy ước được sử dụng nhiều nhất và thường xuyên bởi
vì, ở rất nhiều nơi do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên việc sử dụng đồ dùng trực
quan quy ước vẫn có ưu thế hơn các nhóm đồ dùng trực quan khác và loại đồ dùng dạy
học chủ đạo ở trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. Các loại đồ dùng trực quan quy ước
Đồ dùng trực quan quy ước là những bản đồ, ký hiệu hình học đơn giản được sử
dụng trong dạy học lịch sử, loại đồ dùng này là đồ dùng mà giữa người thiết kế đồ
dùng, người sử dụng và người học có một quy ước ngầm nào đó (về màu sắc, kí hiệu
hình học và tỉ lệ xích).
Đồ dùng trực quan quy ước tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng, khi
phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh
hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống con người.
Đồ dùng trực quan quy ước luôn thể hiện trong không gian, thời gian, địa điểm,
cùng một yếu tố địa lí nhất định. Thông qua quan sát đồ dùng trực quan quy ước, đọc
kí hiệu, nội dung lịch sử được biểu hiện. Việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước
trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư
duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông, đồ dùng trực quan quy ước không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện, hiện
tượng lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh, phát triển năng lực
tư duy, khả năng thực hành cho học sinh.
Các loại đồ dùng trực quan quy ước có tác dụng rất tốt trong việc tạo cho học
sinh những hình ảnh tượng trưng khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của
quá trình lịch sử, đặc trưng, khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị -
xã hội của đời sống. Đồ dùng trực quan quy ước gồm nhiều loại khác nhau:
+ Bản đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan quy ước dùng để phản ánh những sự
kiện, hiện tượng lịch sử trong mối quan hệ về thời gian và không gian (địa lí) cụ thể.
Thông qua bản đồ lịch sử, học sinh có thể hình dung được vị trí địa lí cũng như sự phân
bố không gian, sự phát triển theo thời gian của các sự kiện, hiện tượng lịch sử trên các
19
lãnh thổ khác nhau trên bề mặt Trái Đất. Đồng thời, bản đồ lịch sử còn giúp học sinh
suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính qui luật
và trình tự phát triển của chúng, giúp các em củng cố, ghi nhớ các kiến thức đã học.
Về mặt hình thức, bản đồ lịch sử là loại bản đồ chuyên đề (từ bản đồ địa lí), cho
nên trên bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về các điều kiện tự nhiên như
khoáng sản, sông hồ, địa hình… Trên bản đồ lịch sử cần có những kí hiệu thể hiện biên
giới quốc gia, các thành phố, các vùng kinh tế, các địa điểm xảy ra những biến cố quan
trọng như các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh, các chiến dịch…
Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại chính là bản đồ tổng hợp và
bản đồ chuyên đề. Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất
của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong điều kiện tự
nhiên nhất định (đặc biệt là biên giới các quốc gia vào thời điểm diễn ra sự kiện). Ví
dụ, các bản đồ “Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai –
Oasinhtơn”, “Chiến tranh thế giới thứ nhất”, “Chiến tranh thế giới thứ hai”… Bản
đồ chuyên đề lại diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình lịch sử, như
diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.
Ví như, các bản đồ “Chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941-1945)”, “Cách
mạng Tân Hợi – 1911”…
Trong thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, bản đồ là loại đồ
dùng trực quan qui ước được sử dụng nhiều nhất và được coi là một nguồn cung cấp
kiến thức, một tư liệu học tập, nghiên cứu quan trọng.
Việc nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của bản đồ trong dạy học lịch sử là rất cần
thiết, nhưng điều quan trọng hơn là biết sử dụng có hiệu quả. Chúng ta cần phải biết
phân loại bản đồ lịch sử cũng như đặc điểm của từng loại. Nó có ảnh hưởng to lớn tới
việc thực hiện nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên, để sử dụng tốt và có hiệu quả bản đồ,
chúng ta cần phải biết phân loại bản đồ trong dạy học lịch sử cũng như đặc điểm của
từng loại.
20
Khoa học bản đồ ngày càng phát triển thì sự phân loại cũng ngày càng phong
phú. Mỗi hình thức phân loại đều có giá trị nhất định. Bản đồ có thể phân chia theo tỉ
lệ, nội dung, mục đích sử dụng… Bản thân các bản đồ được sử dụng trong dạy học lịch
sử đã là thành quả của sự phân loại trong hệ thống bản đồ theo dấu hiệu mục đích sử
dụng – bản đồ giáo khoa lịch sử - là đồ dùng dạy, học phục vụ giảng dạy và học tập
lịch sử ở nhà trường phổ thông nói chung. Việc phân loại theo mục đích sử dụng phản
ánh tính đa dạng của nhiệm vụ cần giải quyết với việc dùng bản đồ nào đó.
Việc sử dụng những tiêu chí làm cơ sở phân loại là do mục đích yêu cầu của bản
đồ đặt ra như phục vụ kịp thời, chính xác và đúng đối tượng. Cho nên, mặc dù bản thân
bản đồ giáo khoa lịch sử đã mang đặc tính, chỉ tiêu phân loại rõ rệt (phục vụ giảng dạy
và học tập lịch sử), song hệ thống bản đồ giáo khoa cũng còn được tiếp tục phân loại
trong quá trình xây dựng và sử dụng.
Đối với bản đồ giáo khoa lịch sử ở nước ta hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau
về cách phân loại. Bản đồ giáo khoa lịch sử theo các sự kiện như bản đồ lịch sử về tình
hình kinh tế, bản đồ lịch sử về chiến sự, bản đồ lịch sử về diễn biến cách mạng… Có ý
kiến phân loại bản đồ lịch sử theo lịch sử của các thời đại, theo sự kiện của từng
nước… Có ý kiến phân loại bản đồ các loại: loại bản đồ cơ bản, tổng hợp; loại bản đồ
chuyên đề; loại bản đồ - sơ đồ… Chúng tôi nhất trí với cách phân loại bản đồ giáo khoa
lịch sử theo “loại hình bản đồ”[14,tr. 54]. Sử dụng tiêu chí này có tác dụng quan trọng
với quá trình xây dựng và sử dụng bản đồ. Theo loại hình, bản đồ giáo khoa lịch sử
được phân thành các loại sau:
Bản đồ trong sách giáo khoa lịch sử là một nguồn cung cấp kiến thức quan
trọng trong dạy học lịch sử. Đây là một trong những loại kênh hình không thể thiếu
trong những cuốn sách giáo khoa lịch sử. Song do khuôn khổ sách giáo khoa nhỏ lại in
đen trắng hoặc in màu cho nên bản đồ trong sách giáo khoa thường có tỉ lệ nhỏ và nội
dung biểu hiện rất hạn chế. Tuy nhiên, bản đồ trong sách giáo khoa vẫn có vai trò quan
trọng, không chỉ minh họa cho phần chữ, mà còn bổ sung nội dung mà phần chữ không
thể trình bày hết được. Vì vậy, ngoài chức năng minh họa, cụ thể hóa các sự kiện lịch
21
sử, bản đồ trong sách giáo khoa lịch sử còn là một nguồn tư liệu nghiên cứu quan
trọng.
Trong giờ học trên lớp, học sinh sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa để theo
dõi bài giảng, đối chiếu với bản đồ treo tường nhằm xác định vị trí xảy ra các sự kiện.
Trong tự học ở nhà, học sinh sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa để quan sát, tìm hiểu
sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập. Ngoài ra bản đồ trong sách giáo khoa còn là
nguồn tài liệu cơ sở để thầy trò xây dựng bản đồ treo tường phục vụ việc dạy trên lớp.
Bản đồ treo tường là bản đồ dùng phổ biến trong dạy học ở trên lớp. Bản đồ
treo tường không chỉ có vị trí, vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử (như đã trình
bày ở phần chung nêu trên) mà do đặc trưng riêng, bản đồ treo tường còn có vị trí, ý
nghĩa đặc biệt cần thiết trong dạy học lịch sử.
Trong thực tế học tập các bộ môn của học sinh phổ thông hiện nay, quĩ thời gian
dành cho bộ môn lịch sử rất khiêm tốn, thời gian học ở nhà càng ít hơn, chủ yếu là học
sinh học tập, nắm bắt kiến thức lịch sử ngay trên lớp. Do đó, vấn đề làm sao cho học
sinh có được biểu tượng lịch sử rõ nét ngay trên lớp là điều giáo viên bộ môn phải chú
ý giải quyết. Bản đồ treo tường là một trong những phương tiện dạy học đáp ứng tốt
yêu cầu trên và có thể được xem là một loại chủ lực phổ biến nhất trong bản đồ giáo
khoa nhà trường. Trong “vốn liếng” đồ dùng trực quan được trang bị và xây dựng phục
vụ giảng dạy lịch sử ở hầu hết các trường phổ thông, phổ biến nhất và chiếm tỉ lệ cao
vẫn là bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường.
Theo lý luận dạy học hiện đại, bản đồ treo tường không chỉ để minh họa cho nội
dung sách giáo khoa mà còn là nguồn cung cấp kiến thức mới hoặc để tiến hành củng
cố ôn tập, kiểm tra, đồng thời có thể thực hiện chức năng của một bản đồ câm.
Mặt khác, bản đồ treo tường còn làm cho học sinh chú ý có tính tập thể để theo
dõi bài học ở trên lớp, đồng thời có tác dụng lớn đối với mỗi học sinh về ý nghĩa giáo
dưỡng, giáo dục và đặc biệt đối với sự phát triển tư duy của học sinh về nhiều mặt –
kích thích sự hứng thú học tập; phát huy tính tích cực năng động của học sinh trong các
22
hoạt động tư duy (quan sát, khái quát, suy luận, liên hệ thực tiễn,…); rèn luyện các kĩ
năng thực hành và óc thẩm mĩ.
Bản đồ treo tường không chỉ góp phần thành công với bài học trên lớp mà ngay
cả với bài học ngoại khóa ngoài trời, ở nơi thực địa.
Hiện nay, bản đồ treo tường được xây dựng từ hai nguồn: do các cơ quan chức
năng của Nhà nước xây dựng, in và phát hành hoặc do thầy trò tự xây dựng. Các bản
đồ treo tường có thể chia làm hai loại:
- Bản đồ giáo khoa treo tường với nội dung đầy đủ theo yêu cầu của bài giảng,
của cấp học để dùng tại lớp. Khi giáo viên trình bày tại lớp, học sinh vừa nghe giảng
vừa nhìn lên bản đồ để theo dõi, tiếp nhận kiến thức.
- Bản đồ giáo khoa treo tường được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của phương
pháp truyền thụ, trên đó chỉ có một số yếu tố cơ sở, còn những nội dung khác được đưa
thêm vào dần dần theo bài giảng. Giáo viên trình bày đến đâu vẽ thêm vào đến đó, học
sinh vừa nghe giảng vừa theo dõi việc làm của giáo viên và làm theo.
Nói tóm lại, bản đồ lịch sử treo tường có thể được coi như loại chủ lực của hệ
thống bản đồ giáo khoa lịch sử. Nó có khả năng biểu tượng rất phong phú về nội dung.
Át-lát giáo khoa lịch sử là một tập hợp có hệ thống gồm nhiều bản đồ được
đóng thành tập theo một kết cấu, bố cục nội dung chặt chẽ, lôgic. Nhìn chung, nội dung
của át-lát phong phú, chi tiết hơn nội dung lịch sử phản ánh trên bản đồ trong sách giáo
khoa và bản đồ treo tường. Ngoài hệ thống bản đồ, trong át-lát còn có cả biểu đồ, tranh
ảnh minh họa… Do đó, át-lát được xem là một trong những tư liệu tốt để thầy trò
nghiên cứu, tìm hiểu bổ sung cho bài giảng trên lớp, đồng thời cũng rất bổ ích, thuận
lợi cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu ở nhà.
Át-lát giáo khoa lịch sử phù hợp với chương trình học tập lịch sử của các lớp
học, phù hợp với đối tượng sử dụng và tiến trình giảng dạy lịch sử trong nhà trường.
Các bản đồ trong át-lát thường có kích thước lớn hơn các bản đồ trong sách giáo khoa,
được sử dụng nhiều màu sắc và nội dung lịch sử được thể hiện trên nhiều trang bản đồ.
23
Át-lát giáo khoa lịch sử thường được giáo viên sử dụng phối hợp với bản đồ treo
tường và lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa, nhằm tìm hiểu kiến thức mới, ôn tập,
kiểm tra kiến thức cũ và đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh. Với các
bản đồ trong át-lát, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu và khái quát
những kiến thức tiếp thu được qua bài giảng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta át-lát giáo
khoa lịch sử chưa được chú ý xây dựng và sử dụng rộng rãi trong dạy học lịch sử.
Bản đồ câm (còn gọi là bản đồ công tua hay bản đồ trống) là loại bản đồ mà
trên đó không thể hiện đầy đủ các nội dung lịch sử được phản ánh trong sách giáo khoa
mà chỉ thể hiện những nét cơ bản về phạm vi lãnh thổ, lưới chiếu bản đồ, mạng lưới
thủy văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng làm nền,…
Những yếu tố này có tác dụng định hướng cho nội dung lịch sử mà giáo viên sẽ đưa
dần vào trong quá trình giảng bài với hình thức vẽ bằng phấn, mảnh giấy ghi sẵn kí
hiệu, số hiệu và hình ảnh,…
Về hình thức, bản đồ câm có thể được vẽ trên giấy để treo tường hoặc phổ biến
hơn là giáo viên vẽ sẵn trên bảng đen. Tương ứng với bản đồ câm treo tường cho giáo
viên là một bản đồ câm có tỉ lệ nhỏ được đóng thành tập dùng cho học sinh sử dụng
học tập ở nhà, gọi là “bản đồ bài tập”. Trong giờ học, học sinh thường để trống trên
bàn, vừa nghe giảng vừa ghi chép, vừa chuyển những nội dung mà giáo viên vừa điền
trên bản đồ câm treo tường vào bản đồ câm của mình.
Bản đồ câm có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung lịch sử trong sách giáo khoa,
bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường và át-lát. Nếu giáo viên biết hướng dẫn
học sinh khai thác các mối liên hệ này là tạo điều kiện để các em hoạt động nhận thức
một cách tích cực và tự giác. Tuy nhiên, những bản đồ câm loại này vẫn chưa được xây
dựng và sử dụng phổ biến ở nước ta.
Bản đồ nổi (mô hình, sa bàn) là loại bản đồ thường được xây dựng để giảng
dạy những nội dung lịch sử có liên quan đến yếu tố địa hình (chiến dịch Véc-đoong,
chiến dịch Xtalingrát…). Bản đồ nổi không thể hiện trên mặt phẳng như các bản đồ
khác mà được đắp nổi bằng đất sét, xi măng, thạch cao, bột giấy hoặc dập nổi trên chất
24
dẻo. Bản đồ này có giá trị trực quan cao giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ ảnh hưởng
của địa hình đối với sự kiện lịch sử.
Bản đồ nổi đòi hỏi kĩ thuật xây dựng phức tạp; nó cồng kềnh khó di chuyển; độ
chính xác kém so với các loại bản đồ khác…. Nên trong thực tế dạy học cũng ít được
xây dựng và sử dụng.
+ Niên biểu lịch sử là loại đồ dùng trực quan quy ước nhằm hệ thống hóa các
sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện
sơ bản của một nước hay nhiều nước trong từng thời kì.
Niên biểu lịch sử giúp học sinh dễ ghi nhớ được diễn biến sự kiện cơ bản nhất
theo trình tự thời gian. Thông qua niên biểu, học sinh có thể nắm vững mối liên hệ của
các sự kiện trong quá trình phát triển của nó, từ đó rút ra khái quát về bản chất các sự
kiện. Do đó, niên biểu giúp học sinh nhận thức lịch sử một cách có hệ thống, nhận thấy
qui luật chung và biểu hiện cụ thể của qui luật ấy qua diễn biến của lịch sử. Trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, chúng ta thường sử dụng các loại niên biểu
sau:
Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian
dài. Loại niên biểu này không những giúp học sinh ghi nhớ những sự kiện chính, mà
còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. Ví
như, niên biểu “Các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại” được sử dụng trong
bài ôn tập, tổng kết…
Thời gian
Sự kiện – nội dung cơ bản
Thế kỉ XVI-XVIII
Các cuộc cách mạng tư sản đã xác lập hệ thống CNTB trên
phạm vi thế giới
Thế kỉ XIX
CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN
Thế kỉ XIX-XX
Phong trào công nhân thế giới và phong trào chống chủ nghĩa
thực dân ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh
25
1914-1918
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Niên biểu tổng hợp cũng còn được sử dụng để trình bày những mặt khác nhau
của một sự kiện xảy ra ở một nước trong một thời gian hay trong nhiều thời kì. Ví dụ,
niên biểu “Diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)” có thể được xây dựng
theo mẫu sau:
Thời gian
Diễn biến chính trên các mặt trận
Châu Âu
Bắc Phi
Châu Á - Thái Bình Dương
Niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật
nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định. Thông qua niên biểu chuyên đề, học sinh
hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ. Ví như, niên biểu “Các giai
đoạn chính của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1919-1939” giúp
học sinh thấy rõ sự thăng trầm của các nước tư bản là nguyên nhân của cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai:
Giai đoạn
Nội dung chính
Ảnh hưởng
1918-1923
Cao trào cách mạng ở các nước tư
bản Âu – Mĩ
Thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các
nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ Latinh
1924-1929
Các nước tư bản ổn định tạm thời
Phục hồi nền kinh tế, chính trị của các
nước tư bản
1929-1933
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Đặt các nước tư bản trước nguy cơ
sụp đổ, làm ra đời CNPX
1933-1939
Các nước tư bản thoát khỏi khủng
hoảng, chạy đua vũ trang
Đặt loài người trước họa phát xít và
nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
26
Niên biểu chuyên đề chỉ ghi những sự kiện cơ bản, nêu được nội dung chủ yếu
của mỗi giai đoạn song lại vừa khôi phục đúng bức tranh quá khứ, vừa thấy rõ sự phát
triển lôgic của lịch sử.
Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc
trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra
một kết luận khái quát có tính chất nguyên lí. Ví như, “Niên biểu thống kê sản lượng
một số sản phẩm công nghiệp của Anh, Pháp, Italia, Đức năm 1937” nhằm so sánh
tốc độ phát triển của các nước này, đồng thời rút ra kết luận có tính chất qui luật về sự
phát triển không đều giữa các nước đế quốc, về việc nảy sinh mâu thuẫn giữa chúng.
Một dạng khác của niên biểu so sánh là bảng so sánh. Bảng so sánh có thể dùng
số liệu và cả tài liệu – sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện
cùng loại hay khác loại. Ví như, bảng so sánh “Sự khác nhau giữa cách mạng vô sản
và cách mạng tư sản”. Qua bảng so sánh này, với các mục: động lực, lãnh đạo, mục
tiêu, kết quả, hướng phát triển… học sinh sẽ thấy những khác nhau cơ bản giữa cách
mạng vô sản và cách mạng tư sản, tính chất và triển vọng của mỗi loại cách mạng.
+ Sơ đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện
bằng những mô hình hình học đơn giản. Nó diễn tả một cơ cấu xã hội, một chế độ
chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Sơ đồ không tạo cho học sinh biểu
tượng rõ ràng về sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, sơ đồ giúp cho sự phân tích các đặc trưng
và nêu lên mối liên hệ nhân quả một cách dễ dàng và từ đó thuận lợi cho việc hình
thành khái niệm cho học sinh.
Ví như, khi dạy học bài Nhật Bản, học sinh được quan sát “Sơ đồ cơ cấu xã hội
Nhật Bản trước Minh Trị duy tân”:
Triều đình Mạc phủ (Tô-ku-ga-oa)
Thiên hoàng Tướng quân
Đaimyô