Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài tiểu luận triết học đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong triết học Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.89 KB, 19 trang )

Mục lục
1

Tứ diệu Đế là gì?

3

2

Tứ Diệu Đế Gồm Những Gì?

4

2.1

4

2.1.1

Khổ

4

2.1.2

Vơ thường

5

2.1.3


Vơ ngã

5

2.1.4

Khơng

6

2.2

Tập đế

7

2.2.1

Ngun nhân chấp Ngã (tham, sân, si)

7

2.2.2

Mười hai nhân dun

8

2.2.3


Quy luật Nghiệp

8

2.3

Diệt đế

9

2.4

Đạo đế

10

2.4.1

Trí tuệ nhìn nhận bản chất của cuộc sống

11

2.4.2

Bát chính đạo

11

2.4.3


Ba phẩm chất trí tuệ: lắng nghe, suy ngẫm và thực hành thiền định

14

2.5
3

Khổ đế (Dukkha):

Bố Cục Kỳ Diệu Của Tứ Diệu Đế

15

Ý nghĩa của học thuyết Tứ Diệu Đế

17

1


CHỦ ĐỀ 2: Anh (chị) hãy đưa ra quan điểm đánh giá về học thuyết Tứ diệu đế trong
triết học Phật giáo? Ý nghĩa của học thuyết Tứ diệu đế đối với bản thân anh (chị)?
1

Tứ diệu Đế là gì?

Tứ Diệu Đế được coi là cốt tủy, là xương sống của toàn bộ giáo pháp của Phật pháp. Tất
cả giáo pháp của Đức Phật sau này đều là sự phát triển mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ
Diệu Đế.
Trong bối cảnh xã hội và tâm linh Ấn Độ hoang mang, bế tắc thời bấy giờ, Tứ Diệu Đế

được Đức Phật giới thiệu trong lần thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em ông Kiều Trần
Như ngay sau khi thành đạo.
Đây là một bài pháp sống động, thực tiễn, dựa trên kinh nghiệm giác ngộ mà chính Đức
Phật đã trải qua sau quá trình suốt 6 năm tìm thầy học đạo và 5 năm tu tập khổ hạnh.
Toàn bộ bài pháp này trực tiếp hướng về nhân sinh, giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách
của lồi người, vì vậy, nó có giá trị vơ cùng lớn lao đối với xã hội thời bấy giờ và vẫn còn
là liều thuốc vơ giá cho lồi người hàng ngàn năm sau cho mãi tới tận ngày nay.
Đức Phật đã dạy rằng: “Nếu con người ta không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là gì thì khơng có
cách nào khác có thể tránh được con đường sinh tử luân hồi, không hiểu rõ Tứ Diệu Đế là
gì thì sẽ khơng thể nào tìm được con đường để thoát ly khổ đau, trầm luân từ kiếp này
sang kiếp khác”.
Tứ là bốn; Diệu là hay đẹp, quý báu, hoàn toàn; Đế là chân lý bất di bất dịch không thay
đổi. Chữ Phạn là Ariya Saccani.
Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, q báu, hồn tồn nhất, khơng có một giáo lý ngoại
đạo nào có thể sánh kịp. Với bốn sự thật mà Đức Phật đã phát huy đây, người tu hành có
thể từ địa vị tối tăm, mê mờ, đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai
chạy, như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đường cho người bộ hành đi trong đêm tối đến
đích. Vì cái cơng dụng q báu, mầu nhiệm, vơ cùng lợi ích như thế nên mới gọi là Diệu.
2


Chữ Đế cịn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cả các Sự Thật khác,
và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trong không gian và thời
gian.
Trong giáo lý Tiểu thừa thì Tứ diệu đế là giáo lý căn bản.
2

Tứ Diệu Đế Gồm Những Gì?
Tứ diệu đế là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.


2.1 Khổ đế (Dukkha):
“khổ đế” là sự thật về bản chất đau khổ của đời sống. Đây là một bài pháp màu nhiệm
của đức Phật về nỗi khổ để ngay khi chúng ta trực diện nhìn nhận nỗi khổ mà khơng né
tránh chối bỏ nó, chúng ta có thể học hỏi từ khổ đau, đạt được tự do tự tại giải thốt khỏi
khổ đau.
2.1.1 Khổ
Trong cuộc sống này, có những nỗi khổ đau mà ai ai cũng phải nếm trải, từ nỗi khổ khi
sinh ra, cho đến nỗi khổ khi già yếu, bệnh tật và qua đời. Đây là những nỗi khổ về thân,
những đau đớn về mặt thể xác mà chúng ta có thể thấy rất rõ sự trải nghiệm ở chính bản
thân mình cũng như mọi người.
Bên cạnh đó, có nỗi khổ về tâm. Thực tế là, tâm chúng ta luôn luôn bất an do sự chi phối
của các cảm xúc tiêu cực như tham lam, giận dữ, si mê thiếu trí tuệ... Tâm tham khiến
chúng ta ln khát khao tìm cầu những thứ mà ta khơng có được. Ngược lại, ta chẳng hề
trân trọng và biết đủ với những gì mình đang có. Tâm chấp ngã khiến ta dễ dàng giận dữ,
đau khổ trước những nghịch cảnh trái ý. Cuộc sống con người vì thế rơi vào vịng xốy
luẩn quẩn của sự bất mãn khơng ngi.
Đức Phật đã khái quát bốn nỗi khổ về tâm gồm: khổ vì mong cầu mà khơng có được, khổ
vì u thích mà phải xa lìa, khổ vì khơng ưa mà phải gặp gỡ, chung sống, khổ vì năm ấm
hưng thịnh (năm ấm chỉ năm món ngăn che chướng ngại: sắc, thụ, tưởng hành, thức, sẽ
3


được trình bày chi tiết hơn ở phần sau). Vì năm ấm hưng thịnh nên những nhu cầu dục
lạc, các xúc tình tiêu cực nhân sự hưng thịnh của năm ấm mà càng phát khởi mạnh mẽ
khiến chúng ta nhận về càng nhiều khổ đau.`
Ở một góc độ khái quát khác, khổ đau căn bản có thể bao gồm những hình thái sau:
Thứ nhất, đó là cái khổ từ sự không rõ ràng, không chắc chắn và không trường tồn của
những hạnh phúc giả tạm của thế gian.
Thứ hai, đó là khổ đau do bất mãn - chúng ta luôn mong cầu nhiều hơn. Lòng tham thiêu
đốt chúng ta và sự tìm cầu của chúng ta là khơng giới hạn, chẳng bao giờ ta được toại

nguyện như ý.
Thứ ba, còn có nỗi khổ đau ghê gớm do hết lần này tới lần khác phải xả lìa thân xác. Từ
vơ thủy kiếp tới nay, chúng ta đã chết đi rồi sinh ra không biết bao lần, đau đớn, sợ hãi
không bút nào tả xiết nhưng mỗi khi tái sinh trong luân hồi chúng ta đều mê mờ quên mất
điều này.
Thứ tư, đó là nỗi khổ do gặp phải nhiều nỗi khổ đau hết lần này tới lần khác.
Thứ năm, khổ vì bản chất thăng trầm của đời sống. Tiếp theo cao trào sẽ là thối trào, kế
tiếp thành cơng là thất bại, phía sau hội ngộ là chia lìa, sự sống đi đến tận cùng lại là cái
chết…
Như vậy, có thể thấy rằng khổ đau hiện diện khắp nơi và bao trùm tồn bộ cuộc sống của
chúng ta.
2.1.2 Vơ thường
Vơ thường cũng là một thuộc tính của đời sống, đã được trình bày ở trên. Về mặt giáo
pháp, Vơ thường nằm trong Tam pháp ấn – Vô thường, Khổ, Vô ngã, được xem như
những phạm trù căn bản nhất về chân lý cuộc sống được Đức Phật chỉ dạy.
2.1.3 Vô ngã
4


Chính vì vạn pháp thế gian vốn vơ thường nên chúng không thực sự tồn tại như ta hằng
lầm tưởng. Nói cách khác, tất cả đều khơng có tự ngã chân thật, vì vậy gọi là vơ ngã. Bản
thân ngơi nhà kia nếu đem phân tích, chia chẻ sẽ chẳng có gì được gọi là ngơi nhà một
cách độc lập, riêng biệt. Ngơi nhà đó bao gồm các yếu tố như cốt thép, xi măng, gạch,
ngói, vơi vữa. Nếu thiếu đi dù chỉ một yếu tố sẽ không thể tạo nên ngôi nhà. Bản thân
“cái tôi” mà chúng ta vẫn nhận lầm là Ngã cũng chỉ là một tập hợp của “ngũ uẩn” với
“uẩn” mang nghĩa các yếu tố tích tập lại mà thành. Khơng có gì gọi là một cái tôi thực sự,
thuần nhất, bất biến. Như vậy, đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện
tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và
sẽ cịn tiếp tục vơ tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung
lại, chúng khơng hề tạo thành một cái gì gọi là “cái tơi”. Lịng tin có một “cái tơi”, có một

nhân cách độc lập, chỉ là một ảo tưởng vĩ đại!
Không may thay, người thế gian luôn bám chấp vào cái tơi, ln duy trì ảo tưởng huyễn
hoặc về một thực ngã như vậy. Hầu hết mọi vấn đề xung đột về sắc tộc, tơn giáo, lãnh
thổ, kinh tế, chính trị,… giữa các quốc gia, hay ở phạm vi hẹp hơn, mâu thuẫn giữa cá
nhân này với cá nhân khác đều do sự chi phối của ảo tưởng nói trên mà thành. Vì vậy,
đây cũng là nguồn gốc của mọi đau khổ.
2.1.4 Không
Bởi vạn pháp bao gồm ngũ uẩn là vơ thường, vơ ngã nên bản chất của nó chỉ là giả
huyễn, là không. Chữ “không” ở đây không mang nghĩa khơng có gì, mà là khơng thực
hữu, khơng có tự tính, khơng tồn tại độc lập một mình mà phải có sự liên hệ nhân và
duyên.
Thân người là một hợp thể nhân duyên bao gồm yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, gọi
một cách chung lại là ngũ uẩn. Chỉ cần một yếu tố không hoạt động hay gặp trục trặc thì
cơ thể này sẽ bị bệnh, bị đau yếu hoặc thậm chí khơng cịn tồn tại nữa.
Như vậy, bốn khía cạnh vơ thường, khổ, khơng, vơ ngã góp phần hồn thiện bức tranh
khổ đau miên viễn của đời sống - một sự thật, một chân lý không thể chối bỏ.
5


Khi nghe thuyết giảng về Khổ đế, một số người dựa vào hiểu biết cạn cợt cho rằng thế
giới quan Đạo Phật như thế là bi quan, yếm thế. Thực ra để nhìn thẳng vào sự thật, dù nó
đắng cay thế nào địi hỏi cả trí tuệ và lịng quả cảm.
Mặt khác, Đức Phật không chỉ nêu lên vấn đề, Ngài cũng phân tích nguyên nhân sâu xa
của vấn đề đồng thời đưa ra giải pháp xử lý tối ưu và rốt ráo.
2.2 Tập đế
Đây là chân lý chỉ bày ngun nhân của đau khổ. Con người vì vơ minh, vì nghiệp tích
tập bao đời mà mãi trầm ln trong bể khổ. Để tận diệt được quả khổ, chúng ta phải tiêu
trừ được cái nhân của nó. Tập đế đã vạch mặt chỉ tên thủ phạm đằng sau mọi khổ đau của
chúng sinh. Vơ minh chính là cội nguồn của tham, sân, si kéo lôi con người tạo nghiệp để
rồi tái sinh và chịu quả khổ.

2.2.1 Nguyên nhân chấp Ngã (tham, sân, si)
Tham lam, giận dữ và si mê thiếu trí tuệ là ba phiền não căn bản khiến con người luôn
trầm luân với khổ đau. Sự vô minh mê mờ khiến chúng ta bám chấp vào cái tôi và tất cả
những gì chúng ta cho rằng thuộc về tơi. Sự tin tưởng một cách sai lầm vào bản ngã chắc
thật khiến chúng ta phân biệt ta người, từ đó mọi yêu ghét buồn vui, mọi tư tưởng tình
cảm đối đãi phát khởi, và bức tranh luân hồi khổ đau từ đó được vẽ nên. Chúng ta khơng
hiểu rằng mọi sự vật hiện tượng trên thế gian này đều vô thường và biến đổi từng phút
giây, tất cả đều nương vào nhau mà sinh khởi, khơng một cái nào có tự tính riêng biệt,
độc lập.
Tâm bám chấp là gốc rễ phát khởi lịng tham, tính vị kỷ cũng như tâm sân hận, tật đố và
các phiền não nhiễm ô khác. Cho rằng “tôi” là tâm điểm, chúng ta luôn tham lam muốn
vun vén chạy theo những nhu cầu bất tận của bản thân. Lịng tham khiến ta tìm mọi cách
thỏa mãn tham vọng cá nhân, kể cả làm những việc bất chính hay chà đạp, gây đau khổ
cho người khác. Vì tham mà gia đình ly tán, anh em bất hòa, bạn bè xung đột. Tội ác và
bạo lực xảy ra khắp nơi cũng đều bắt nguồn từ tham vọng ích kỷ của con người. Tâm
6


tham lam càng mạnh mẽ thì sân hận càng có nhiều điều kiện để phát khởi, do ham muốn
không được thỏa mãn. Vì bám chấp vào “cái tơi” cố hữu, chúng ta ln tự đồng hóa với
những cảm xúc của chính mình và trở thành nơ lệ cho những cơn bão cảm xúc triền miên
như tham luyến, sân hận, đố kỵ, kiêu mạn. Cuộc sống của chúng ta vì vậy mà đau khổ
trầm ln khơng lối thốt.
2.2.2 Mười hai nhân duyên
Nếu như vô minh là căn nguyên của mọi khổ đau sinh tử luân hồi thì triết lý Mười hai
nhân dun giải thích tường tận tiến trình sinh tử đó. Nhờ vậy chúng ta thấy mọi sự vật
hiện tượng đều do nhân duyên giả hợp. Mười hai nhân duyên giống như mười hai mắt
xích. Mỗi mắt xích là kết quả của mắt xích trước và là nguyên nhân của mắt xích sau.
Nguyên nhân và điều kiện (duyên) kết hợp để sinh ra mọi sự vật hiện tượng. Khi nhân
duyên lìa tan thì các sự vật hiện tượng cũng diệt vong.

Vơ minh được đề cập đến đầu tiên bởi đó là nguyên nhân căn bản; tiếp đến, theo thứ tự
nhân duyên, chúng ta có: Vơ minh dun Hành, Hành dun Thức, Thức duyên Danh
sắc, Danh sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thụ, Thụ duyên Ái, Ái
duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão, Lão duyên Tử.
Triết lý Mười hai nhân duyên không chỉ giải thích tiến trình sinh diệt của thân trong vịng
quay sinh tử mà cịn mơ tả tiến trình tư tưởng. Triết lý này chỉ rõ, mọi hiện tượng tâm lý
và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong vòng liên hệ qua lại, chúng là nguyên nhân của
một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, tạo thành một vòng liên tục với mười
hai yếu tố khơng có điểm kết thúc cũng như bắt đầu. Đây chính là nguyên lý căn bản của
sinh tử luân hồi, tức khổ đau.
2.2.3 Quy luật Nghiệp
Nghiệp xuất phát từ gốc tiếng Phạn “Karma”, nghĩa là hành động có tác ý. Nghiệp luôn
được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm thông qua những hoạt động của thân, khẩu và ý,
gọi chung là tam nghiệp. Quy luật Nghiệp nói rằng tất cả mọi hành động của thân khẩu ý
7


với động cơ nhất định sẽ đem lại một kết quả tất yếu sau này. Đây là một quy luật tự
nhiên, chi phối tất cả không loại trừ bất cứ đối tượng nào, đồng thời, nó bao trùm khắp cả
ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Một hành động tạo tác thiện lành sẽ đem lại một kết quả
tốt đẹp về sau, trái lại, một hành động tạo tác bất thiện sẽ đem đến kết quả xấu ác sau này.
Với quy luật Nghiệp hồn tồn khách quan, cơng bằng như vậy, chúng ta thấy rõ mình là
chủ nhân của chính số phận bản thân, hồn tồn khơng có bất cứ Thượng đế hay đấng
siêu hình nào đó ban phúc hay giáng họa.
Quy luật Nghiệp giúp chúng ta giải thích rõ ràng, logic và triệt để về nguyên nhân của
khổ đau. Như trên đã nói, vơ minh là ngun nhân cơ bản làm phát khởi các xúc tình tiêu
cực (tham lam, giận dữ, đố kỵ, kiêu mạn...). Khi chúng ta suy nghĩ, nói và làm với những
xúc tình tiêu cực đó, điều này cũng đồng nghĩa chúng ta tạo nghiệp trong luân hồi. Vô số
nghiệp chồng chất từ vô thủy kiếp tạo nên vô số quả khổ đau khiến chúng ta mãi trầm
chìm, khơng thể giải thốt khỏi ln hồi bất tận.

2.3 Diệt đế
Khơng chỉ nói về khổ và ngun nhân của khổ, đức Phật còn chỉ cho chúng ta thấy rằng
có thể tận diệt khổ đau, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được giác ngộ giải thoát chân thật.
Trạng thái giải thốt đó thường được gọi dưới cái tên Niết bàn tịch diệt. Tuy nhiên, cần
phải hiểu rằng, Niết bàn khơng phải một cõi, một nơi nào đó xa rời thế gian này, cũng
không thể hiểu một cách máy móc rằng nơi đó chỉ có sự rỗng khơng, vắng lặng, diệt trừ
hết tất cả chẳng cịn gì tồn tại, hiện hữu. Niết bàn là sự chấm dứt hoàn toàn của khổ đau,
là sự vắng mặt của tham, sân, si là tâm giác ngộ tuyệt đối vốn siêu việt mọi ngôn từ và
nhận thức thế gian thông thường.
Một cách thực tiễn hơn, khi đã giác ngộ được chân lý về khổ được trình bày trong Khổ
đế, hiểu được bản chất những nguyên nhân gây ra đau khổ trong Tập đế, cũng như thành
tựu thực hành tu tập các phương pháp diệt khổ trong Đạo đế, hành giả coi như đã thành
tựu quả vị giác ngộ, đạt được chân hạnh phúc và giải thoát luân hồi sinh tử. Mỗi chúng ta
đều có thể đạt được quả vị giác ngộ theo cách này. Dù chưa thể thành tựu giác ngộ tuyệt
8


đối, chúng ta vẫn có thể đạt được những cấp bậc giác ngộ khác nhau tương ứng với trình
độ hiểu biết và thực hành ba chân lý còn lại của Tứ Diệu đế.
Sự giác ngộ tuyệt đối vốn siêu việt mọi ngôn từ. Cảnh giới giác ngộ là không thể nghĩ
bàn bởi càng dùng ý niệm và ngôn từ phân biệt để diễn tả thì càng xa với chân lý. Dù vậy,
đức Phật từ bi vơ lượng, vì muốn cho chúng sinh được thấu rõ chân lý và phát khởi tín
tâm tu tập, Ngài đã khai thị một cách khái quát về các quả vị giác ngộ này. Tuy vậy,
chúng ta cần hiểu rằng các cấp bậc đó cũng chỉ là sự chia chẻ mang tính tương đối, giúp
tâm phàm của chúng ta dễ tiếp cận mà thôi.
Quả vị tu tập của Nguyên thủy Phật giáo
Trải qua các thứ lớp tu tập và chứng ngộ từ quả Dự lưu (bắt đầu nhập dòng Thánh). Quả
Nhất lai, Quả Bất lai, A la hán quả (cịn gọi là quả Vơ sinh). Ở quả vị này bậc A la hán đã
tận diệt tham, sân, si nên khơng cịn chịu sự chi phối của sinh tử ln hồi.
Ngồi ra, cịn có quả vị Bích Chi Phật (cịn gọi là Độc Giác Phật). Bậc Bích Chi Phật ra

đời vào thời khơng có giáo pháp của đức Phật, các Ngài tự quán sát Mười hai nhân duyên
mà chứng đạt giác ngộ.
Quả vị tu tập của Đại thừa Phật giáo
Quan điểm của Đại thừa Phật giáo không dừng lại ở sự thành tựu giác ngộ cá nhân. Hành
giả khi tu tập cần phát Bồ đề tâm rộng lớn để thực hành Bồ tát đạo với mục đích đem lại
giải thốt cho vơ lượng chúng sinh trong ln hồi. Vì vậy, các cấp bậc thành tựu trên
hành trình này chính là các quả vị Bồ tát được biểu trưng bằng các ngơi: Thập tín, Thập
trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác và tột cùng rốt ráo là quả
vị Phật Viên giác tối thượng, cịn gọi là Vơ thượng Chính đẳng Chính giác. Bậc Viên
Giác đã trịn đầy, cơng hạnh tu tập tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
2.4 Đạo đế

9


Con đường hướng đến giác ngộ Niết bàn đã được Đức Phật vạch rõ chi tiết trong Đạo đế,
là sự thật về con đường chấm dứt khổ đau, đưa đến hạnh phúc chân thật. Bao gồm:
2.4.1 Trí tuệ nhìn nhận bản chất của cuộc sống
Khi đã được Đức Phật chỉ bày về bản chất khổ đau của cuộc sống cũng như những
nguyên nhân dẫn đến khổ đau, bạn cần suy ngẫm, quán xét để hiểu rõ giáo Pháp. Chỉ khi
có được hiểu biết đúng đắn, bạn mới có thể bước tiếp và đi đúng hướng trên con đường tu
tập. Nếu bạn vẫn chưa thể nhận thấy một cách sâu sắc rằng cuộc đời này, vạn pháp trên
thế gian này cũng như chính thân tâm bạn đều chịu sự chi phối của quy luật vơ thường,
khổ, khơng và vơ ngã thì mọi sự tu tập đều khơng được lợi ích và bạn sẽ rất khó đạt được
tiến bộ trong những thực hành của mình. Bởi vậy, trí tuệ hiểu biết đúng đắn này cũng
được đề cập tới như là “chính kiến”, yếu tố đầu tiên của Bát chính đạo.
2.4.2 Bát chính đạo
Chính kiến
Chính kiến là nhánh đầu tiên của con đường giải thốt đến sự an lạc. “Chính” tức là ngay
thẳng, là đúng đắn, “Kiến” là thấy, là nhận thức, sự nhận biết. “Chính kiến” được hiểu là

sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.
Theo Đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chính đạo là phải hiểu đúng vì nó ảnh
hưởng đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta về thế giới quan, nhân sinh
quan. Chính kiến khơng đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “biết” lý thuyết mà nó cịn là
“hiểu” đến tượng tận, đặt sự “biết” trong chính trải nghiệm của chúng ta.
Giống như việc tìm hiểu về Tứ Diệu đế, trước nhất ta có cái nhìn tổng quan về bốn sự
thật căn bản nhưng để thật sự “thấm” thì ta cần rành rẽ thế nào là khổ, là tập, là diệt, là
đạo.
Vậy hiểu biết chân chính tức là hiểu tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian đều do nhân
dun sinh ra, khơng có gì là trường tồn và nó ln biến đổi; Hiểu rằng có nhân quả và
10


nghiệp báo; Nhận thức được sự hiện hữu của ta, của mọi người, mọi vật tại thời điểm
này; Nhận thức được khổ đau, vơ thường, vơ ngã của vạn pháp…
Chính tư duy
Chính tư duy là bước thứ hai của Bát chính đạo, có nghĩa là suy nghĩ chân chính, khơng
trái với lẽ phải. Từ hiểu biết đúng (chính kiến) khiến ta suy nghĩ đúng, hiểu được hành
trình nào cũng có gian khó, cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn kiên trì và tin tưởng vào con
đường của mình.
Suy nghĩ chân chính chính là nghĩ đến, hiểu được nguồn cội gây khổ đau cho mình và
cho người chính là vơ minh, là tham – sân – si. Từ hiểu biết ta mới bước vào con đường
tu tập, giải thoát cho bản thân mình.
Chính ngữ
Chi thứ ba của Bát chính đạo là chính ngữ hay lời nói chân thật, ngay thẳng. Chính ngữ là
khơng nói dối, khơng nói lời thêu dệt, khơng nói lời đâm chọc người khác, khơng nói lời
ác độc, khơng nói lời thơ tục…
Trên con đường đi đến niềm an lạc, ta phải hiểu sức mạnh của lời nói tác động đến bản
thân chúng ta và người khác. Tại sao một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gây thất
vọng, giận dữ, tự ti nhưng lời khích lệ lại có thể “cứu” cả một con người?

Chính ngữ tức là thực tập nói lời thành thật, ngay thẳng, hịa nhã, khơng thiên vị, nói lời
giản dị, nói lời mang tính tun dương, nói lời sao cho mở ra cánh cửa giác ngộ từ tâm
của mỗi người…
Chính nghiệp
Chính nghiệp có nghĩa là hành động sáng suốt chân chính. Luyện tập chính nghiệp tức là
làm điều thiện, khơng sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, làm lẽ phải, tơn trọng sự
sống của mọi lồi, khơng làm hại đến nghề nghiệp, tài sản, địa vị của người khác, làm
điều có đạo đức…
11


Nguồn gốc sinh ra thù hận, luyến ái, độc ác là do tâm tham – sân – si. Vì thế, khi thực tập
làm điều thiện lương đúng đắn là khiến lịng tham – sân – si khơng khởi sinh lên được, từ
đó mà đời sống được trong sạch, mọi người xung quanh được hưởng phước báo.
Chính mạng
“Mạng” ở đây nghĩa là sinh mạng, sự sống. Phật giáo đề cao sự bình đẳng của mọi chúng
sinh, mọi đời sống. Vì thế, Chính mạng tức là làm nghề sinh sống chân chính, thiện
lương, khơng bóc lột, khơng xâm hại đến lợi ích của kẻ khác. Chi thứ 5 trong Bát Chính
đạo này khuyến khích việc sống đời trong sạch, tránh xa những nghề nghiệp có thể tạo
nghiệp xấu về sau như: Bn bán vũ khí, bn người, đồ tể, bán độc dược, bán thú vật để
giết hại ăn thịt…
Chính tinh tấn
“Tinh tấn” có nghĩa là siêng năng, cố nắng, chú tâm. Chính tinh tấn có nghĩa là cố gắng
liên tục, khơng nản lòng tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà minh đang theo đuổi. Sự
quan trọng của Chính tinh tấn thể hiện ở chỗ nếu ta đặt ra vô số mục tiêu nhưng khơng
kiên trì đến cùng với nó thì sẽ khơng thể gặt được quả ngọt. Chính tinh tấn là thực tập
tiêu diệt các tật xấu đồng thời vun đắp những điều tốt, thực tập trau dồi trí tuệ và phước
đức, kiểm soát bản thân, lời nối, ý nghĩ sao cho đúng đắn, ngay thẳng.
Chính niệm
“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ. Trong Chính niệm được chia làm hai yếu tố là chính ức

niệm và chính quán niệm. “Chính ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, cịn “Chán qn
niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai.
Như vậy, “Chính niệm” tức là khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnh khắc
trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó. Ví dụ, khi ta đang ăn cơm ta ý thức rằng
ta đang ăn cơm, khi ta đang đi bộ ta ý thức rằng ta đang đi bộ… chứ không phải hành
động xáo trộn bởi các yếu tố khác. Nhiều người ăn cơm nhưng khơng ý thức được mình
đang ăn cơm vì suy nghĩ đang mải mê về cơng việc dang dở, về sự tức giận lúc ban
12


chiều… nên ăn cơm lại như không phải đang ăn cơm mà lại thành một hành động vơ
thức.
Chính định
“Định” ở đây được hiểu là thiền định, tập trung tư tưởng để tu tập. “Chính định” có nghĩa
là tập trung tư tưởng vào chân lý đúng, có lợi có mình và người khác.
Trên hành trình đến giác ngộ chân lý và niềm an lạc, chúng ta phải thực sự thực hành,
thực hành liên tục chứ không thể chỉ dựa vào lý thuyết suông. Khi ta đạt được trạng thái
định tâm – tập trung hồn tồn vào mục đích, đối tượng thì tâm trí ta sẽ thấy được điều ta
muốn.
Bát chính đạo được nhắc tới trong kinh Trung bộ như sau: ““Do có chính kiến, chính tư
duy khởi lên; Do có chính tư duy, chính ngữ khởi lên; Do có chính ngữ, chính nghiệp
khởi lên; Do có chính nghiệp, chính mạng khởi lên; Do có chính mạng, chính tinh tấn
khởi lên; do có chính tinh tấn, chính niệm khởi lên; do có chính niệm, chính định khởi
lên; do có chính định, chính trí khởi lên; Do có chính trí, chính giải thốt khởi lên. Như
vậy, này các Tỳ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị
A-la-hán gồm có mười chi phần”.
Như vậy, 8 chi nhánh của con đường Bát chính đạo có mối liên quan mật thiết với nhau.
Trên con đường hướng tới niềm an lạc, hạnh phúc thì ta cần thực hành Bát chính đạo, cốt
là để rèn thân – khẩu – ý của chính mình. Có thể thấy rằng Bát chính đạo khơng phải một
lý thuyết xa vời mà đó là bản đồ tu tập, kim chỉ nam cho sự thực hành trong cuộc sống

của bất cứ cá nhân nào muốn hoàn thiện bản thân, thoát khỏi sự chi phối của khổ đau
hướng tới giải thốt, giác ngộ. Bát chính đạo bao hàm cả ba khía cạnh tu tập là Giới,
Định, Tuệ.
2.4.3 Ba phẩm chất trí tuệ: lắng nghe, suy ngẫm và thực hành thiền định
Để có thể tiến bộ trên con đường tâm linh, chúng ta cần phải có một nền tảng tu học vững
chắc dựa trên việc lắng nghe, suy ngẫm và thực hành giáo pháp. Đầu tiên chúng ta phải
13


bắt đầu bằng việc lắng nghe giáo pháp để có kiến thức. Tiếp đến, chúng ta cần suy ngẫm
tư duy về những gì học được cho đến khi nhận hiểu được giá trị của giáo pháp.
Sau khi đã hiểu được ý nghĩa giáo pháp, chúng ta cần thực hành thiền định, quán chiếu
sâu sa về giáo pháp để thực chứng giáo pháp. Khi cả ba bước lắng nghe, suy ngẫm và
thiền định được thực hiện một cách chính xác và đúng pháp, sự thực hành của chúng ta sẽ
tự nhiên trở nên đầy đủ và mang lại lợi ích cho bản thân và cả chúng sinh. Nếu không biết
lắng nghe, tư duy rồi thực chứng giáo pháp qua thực hành thiền định, chúng ta sẽ có
những hiểu biết sai lệch hoặc tri thức cạn cợt, dẫn đến việc thực hành Phật pháp khơng
đúng đắn, chính xác hoặc khơng mang lại lợi ích.
Lấy ví dụ Đức Phật dạy rằng con người ai cũng phải chịu đựng khổ đau của sinh, già,
bệnh, chết. Khi lắng nghe giáo pháp, chúng ta sẽ có một chút kiến thức về vấn đề này.
Sau đó, chúng ta suy ngẫm về các loại khổ đau khác nhau, nhận ra được thế nào là khổ
đau, và thấy cần phải thay đổi lại cách sống để loại bỏ những phiền não ngay trong kiếp
này và trong tương lai. Chúng ta sẽ quyết định chứng ngộ được tự tính tâm, vượt biển
sinh tử, thoát khỏi khổ đau. Sau khi đã hoàn thiện phần văn, tư, thiền định, chúng ta cần
phải có trách nhiệm thực hành, áp dụng Phật pháp vào đời sống để đạt được giải thốt.
Tất cả ba trí tuệ có thể được gọi một cách hợp lý là thiền định
Phương pháp cốt yếu của con đường đạo là phát triển trí tuệ. Để đạt được mục tiêu này
chúng ta cần phải liên tục trưởng dưỡng việc lắng nghe, suy ngẫm, và thiền định. Cả ba
phẩm chất này cần phải phát triển đồng đều và thường xuyên thì mới đem lại sự chứng
ngộ, làm hiển lộ trí tuệ căn bản và tiêu trừ vô minh.

2.5 Bố Cục Kỳ Diệu Của Tứ Diệu Đế
Tứ diệu đế đã được Đức Phật sắp đặt theo một thứ tự rất khôn khéo, hợp lý, hợp tình.
Ngày nay các nhà nghiên cứu Phật học Âu Tây, mỗi khi nói đến Tứ Diệu Đế, ngồi cái
nghĩa lý sâu xa, nhận xét xác đáng, cịn tóm tắt tán thán cái kiến trúc, cái bố cục, cái thứ
lớp của tồn bộ pháp mơn ấy.
14


Trước tiên, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy cái thảm cảnh hiện tại của cõi đời. Cái thảm
cảnh bi đát này nằm ngay trước mắt ta, bên tai ta, ngay trong chính mỗi chúng ta; những
sự thật có thể thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ được, chứ không phải những sự thật xa lạ ở đâu
đâu. Đã là một chúng sanh, ai khơng có sanh, ai khơng đau ốm, ai không già, ai không
chết v.v...? Và những trạng thái ấy đều mang theo tánh chất khổ cả. Đã có thân, tất phải
khổ. Đó là một chân lý rõ ràng, giản dị, khơng ai là khơng nhận thấy, nếu có một chút ít
nhận xét.
Khi chỉ cho mọi người thấy cái khổ ở trước mắt, ở chung quanh và chính trong mỗi
chúng ta rồi, đức Phật mới đi qua giai đoạn thứ hai, là chỉ cho chúng sanh thấy nguồn
gốc, lý do của những nỗi khổ ấy. Ngài đã từ hiện tại đi dần về quá khứ, đã từ bề mặt đi
dần xuống bề sâu, đã từ cái dễ thấy đến cái khó thấy. Như thế là lý luận của Ngài đã đặt
căn bản lên thực tại, lên những điều có thể chứng nghiệm được, chứ không phải xa lạ,
viển vông, mơ hồ.
Đến giai đoạn thứ ba, đức Phật nêu lên trình bày cho chúng ta thấy cái vui thú của sự hết
khổ. Giai đoạn này tương phản với giai đoạn thứ nhất: giai đoạn trên khổ sở như thế nào,
thì giai đoạn này lại vui thú như thế ấy. Cảnh giới vui thú mà Ngài trình bày cho chúng ta
thấy ở đây, cũng khơng có gì là mơ hồ, viển vơng, vì nếu đã có cái khổ tất có cái vui và
khi đã thấy rõ được cái khổ như thế nào, thì mới hăng hái tìm cách thốt khổ và khao khát
hướng đến cái vui mà đức Phật đã giới thiệu.
Đến giai đoạn thứ tư là giai đoạn Phật dạy những phương pháp để thực hiện cái vui ấy. Ở
đây chúng ta nên chú ý là đức Phật trình bày cảnh giới giải thoát trước, rồi mới chỉ bày
phương pháp tu hành sau. Đó là một lối trình bày rất khơn khéo, đúng tâm lý: trước khi

bảo người ta đi, thì phải nêu mục đích sẽ đến như thế nào, rồi để người ta suy xét, lựa
chọn có nên đi hay khơng. nếu người ta nhận thấy mục đích ấy cao quý, đẹp đẽ, khi ấy
người ta mới hăng hái, nỗ lực khơng quản khó nhọc, để thực hiện cho được mục đích ấy.
Như thế, chúng ta có thể phác họa lại cái bố cục của bức họa Tứ Diệu Đế như sau:

15


Chúng ta đang đứng trước một bức họa vĩ đại gồm có hai phần chính: Phần dưới là một
bể thẳm mênh mơng, sóng gió tơi bời, trong ấy thuyền bè đang bị đắm chìm, với vơ số
nạn nhân đang lặn hụp, kêu la, khóc lóc, chới với... (Khổ đế).
Trong cái phần này của bức tranh, ta cũng thấy được những nguyên nhân gây ra những
thảm họa ấy: đó là những luồng gió dục vọng, tham, sân, si.. . những đám mây vô minh
đen nghịt, che khuất cả mặt trời (Tập đế).
Nhìn đến phần trên của bức họa, ta thấy quang cảnh dần dần sáng sủa, yên tĩnh; ở đây,
giông tố khơng đến được, khơng có những vực sâu, hố hiểm, khơng có những nạn nhân
đang rên siết, khóc than... đây là một miền cao nguyên, càng lên cao, cảnh trí càng đẹp
đẽ, n vui. Người ở đây trơng có vẻ bình tĩnh, thảnh thơi, vui vẻ lắm; và cũng như cảnh
trí, những người càng ở tầng bậc cao thì lại càng có dung mạo đẹp đẽ, cốt cách phương
phi, giải thoát... (Diệt đế).
Trong phần này, nếu chúng ta chú ý nhìn rõ, thì thấy từ một cảnh ở dưới lên một cảnh
trên, có những con đường đi với những cái bản đề tên đường đi, rất hay như: tứ niệm xứ,
Tứ chính cần, tứ như ý túc, Bát chính đạo v.v... Trên những con đường ấy, có rất nhiều
người đang đi lên, và rất ít người đi xuống. Và càng lên cao thì con đường lại càng rộng
rãi mát mẻ, tốt đẹp và những khách bộ hành lại càng mang rất ít hành lý... (Đạo đế).
Bức họa ấy có ghi mấy chữ ở phần dưới là "Thế gian" và phần trên là "Xuất thế gian".
Đây, bức họa Tứ Diệu Đế rõ ràng trình bày ra trước mắt chúng ta hai cảnh giới: Thế gian
và Xuất thế gian, tương phản như thế đó. Những ai đã nhìn được bức họa ấy, tất đều có
một thái độ là muốn xa lánh cảnh ở phần dưới và mong ước được sống trong cảnh giới
trình bày ở phần trên bức họa.

3

Ý nghĩa của học thuyết Tứ Diệu Đế

Có thể nói, nhân sinh là vấn đề mà bất kỳ tôn giáo nào cũng bàn đến, song riêng Phật
giáo tiếp cận vấn đề nhân sinh từ lập trường bình đẳng, vơ thần nên có tính nhân văn và
tiến bộ hơn so với các tôn giáo thần quyền khác. Chính vì thế mà Tứ Diệu Đế, với tư cách
16


là nhân lõi của giáo lý Phật giáo, chứa đựng nội dung triết lý về nhân sinh độc đáo cho
đến nay vẫn còn nhiều giá trị đối với xã hội hiện đại.
Tứ Diệu Đế mà đức Phật khái quát nên, một mặt giúp con người biết rằng mình phải chịu
khở đau, mặt khác chỉ ra khổ đau không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của các
nguyên nhân và điều kiện chủ quan, khách quan hợp thành. Dưới góc nhìn Tứ diệu
đếhúng ta có thể thấy được nguồn gốc của nỗi khổ con người ngày nay vẫn là vơ minh,
tham, sân, si…
Có thể thấy rằng, con người dù ở thời đại nào nếu chưa thấu triệt được bản chất của nhân
sinh thì còn rơi vào vòng luân hồi của sự khổ. Từ góc độ của Tứ Diệu Đế, có thể nói, con
người hiện đại nghĩ rằng để giải quyết cái khở về đói, nghèo thì cần phải gia công nỗ lực
tạo ra của cải vật chất, nhưng sự thực của đời sống xã hội lại cho thấy mặt trái của sự
phát triển, càng muốn thốt khở bao nhiêu, nếu thiếu hiểu biết (Tuệ) và thiếu đạo đức
(Giới) và thiếu niềm tin vững chắc (Định) thì con người càng rơi sâu vào khổ bấy nhiêu.
Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng Tứ Diệu Đế, Phật giáo Việt Nam khi xem xét Tứ diệu đế,
không phủ nhận nỗi khổ và khi tìm kiếm ngun nhân nỗi khở.
Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng Tứ Diệu Đế, Phật giáo Việt Nam đi đến một thái độ sống ít
nhiều mang tính lạc quan hơn. Phần lớn các Thiền sư Việt Nam quan niệm sinh tử luân
hồi là khổ, song coi đó là một tiến trình tự nhiên con người phải trải qua, mà khơng trốn
tránh, thối thác, ngược lại nhìn thấy tính hai mặt của Khở ngay trong giải thốt. Vì vậy
họ không đặt trọng tâm ở việc chấm dứt luân hồi để diệt khở, hay tìm cách giải thốt ở

tịnh độ hay cõi Niết bàn xa xôi, trừu tượng. Thấu hiểu quy luật vô thường của sinh, lão,
bệnh, tử, các nhà sư Việt đã thể hiện tinh thần “vô úy” đặc sắc trước sinh tử, điều mà Phật
giáo nguyên thủy cho là khổ. Các thiền sư Việt Nam không hề trốn tránh vòng sinh tử
luân hồi, trái lại, họ còn xem sinh tử luân hồi là cơ duyên để tiến tới giải thốt. Nhìn
chung, người Việt thường tiếp cận Tứ Diệu Đế dưới hai góc độ cơ bản: Thứ nhất, khổ do
vô minh, dẫn tới ý niệm về nhị nguyên về vũ trụ và nhân sinh (nguyên nhân bên trong –

17


chủ quan); Thứ hai, khổ do các thế lực tham tàn, khinh dân (nguyên nhân xã hội – khách
quan).
Tứ Diệu Đế giúp người Việt nhận thức một cách tỉnh táo hơn về nỗi khổ, nguyên nhân
gây đau khổ và từ đó tin vào con đường diệt khổ mà Đức Phật đã chiêm nghiệm. Phật
giáo đã hướng dẫn con người tin vào Tứ Diệu Đế sẽ không ngừng trau dồi đạo đức,
không làm ngơ trước nỗi khổ của người khác, hướng đến nếp sống trong sạch, lành mạnh,
vị tha, Nói cách khác, đối với con người Việt Nam hiện nay, Tứ Diệu Đế cung cấp bài
học đạo đức cho xu hướng tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nghĩa là phát triển
kinh tế, hướng đến hạnh phúc toàn dân tránh rơi vào thái cực biến tồn dân thành những
nơ lệ của chủ nghĩa vật chất. Đó mới chính là triết lý căn bản cửa Tứ Diệu Đế mà mỗi
người Việt Nam cần nhận thức được.
Như đã phân tích trên đây, Tứ Diệu Đế đóng vai trò là điểm khởi đầu cho tồn bộ hệ tư
tưởng triết học – tơn giáo của Phật giáo. Đặc biệt, sự phân nhánh của phái Tiểu thừa và
Đại thừa trong Phật giáo bắt nguồn từ cách tiếp cận khác nhau về Tứ Diệu Đế. Không chỉ
vậy, Tứ Diệu Đế trong hệ thống triết học - tơn giáo Đơng - Tây cịn góp phần làm nởi bật
ý nghĩa, giá trị của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Các đặc trưng của Tứ Diệu
Đế là sử dụng phương thức tư duy phủ định; Hướng nội, tự giác và Bình đẳng (giản/giảm
thần quyền). Với các đặc trưng này, Tứ Diệu Đế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong
đời sống văn hóa tinh thần của con người. Tứ Diệu Đế hướng các cá nhân vào sự đào
luyện nhân tâm, từ đó góp phần kiến tạo cho nhân sinh một xã hội mà ở đó con người biết

quán tưởng vô ngã. Thông qua Tứ Diệu Đế cho thấy Phật giáo đề cao con đường, cách
thức tu luyện đời sống và tu luyện trí tuệ thiền định.
Tóm lại, triết lý Tứ Diệu Đế bao quát toàn bộ tư tưởng triết học Phật giáo và nhất quán
với bản thể luận và nhận thức luận, thế giới quan và nhân sinh quan của triết học Phật
giáo. Trong đó, Khổ đế và Tập đế nói lên cuộc sống của con người về bản chất là khổ đau
và nguyên nhân sinh ra khổ đau. Diệt đế và Đạo đế phản ánh mặt thanh tịnh của cuộc

18


sống. Nếu như con người biết sống, chính cuộc sống này cũng cho ta cuộc sống hạnh
phúc và an lạc, ở ngay cuộc đời này.
Từ ý nghĩa này có thể thấy Phật giáo không phải là một tôn giáo tiêu cực mà là một tơn
giáo tích cực, khơng phải là tôn giáo bi quan mà là một tôn giáo lạc quan, không phải là
một tôn giáo chỉ đề cập đến xuất thế mà còn đề cập đến tinh thần nhập thế.Tứ diệu đế
không chỉ là tư duy lý luận triết học đơn thuần mà con là triết học hành động, triết học
thực tiễn, chỉ ra cho con người những chân lý tối thượng. Đó là bản chất con người khi
sinh ra đã là khổ, các nỗi khổ và cách thức diệt khổ để đạt tới sự giải thoát. Cách thức để
đạt tới sự giải thoát mà triết học Phật giáo đưa ra thơng qua Tứ Diệu đế hồn tồn khác
xa so với các trường phái triết học vào thời đó. Phật giáo khơng đồng tình với cách tu khở
hạnh, ép xác để đạt tới sự thanh tịnh của tâm hồn mà hòa nhập vào bản thể tuyệt đối, Phật
giáo cũng không chủ trương chấp nhận cuộc sống hiện thực với tất cả những niềm vui và
nỗi khổ của cuộc sống. Thông qua Tứ Diệu Đế cho thấy Phật giáo đề cao con đường,
cách thức tu luyện đời sống và tu luyện trí tuệ thiền định. Để đạt tới trạng thái giải thoát,
trong “đế thứ tư: Đạo Đế”, Phật giáo đề ra chủ trương giải thoát dần dần, qua từng giai
đoạn; Từ giai đoạn tu hành, học tập trong cuộc sống thời niên thiếu, đến giai đoạn trưởng
thành, rồi đến giai đoạn sống như một tu sĩ ẩn dật, và cuối cùng là giai đoạn thực sự thoát
tục, giác ngộ, minh triết tiến tới cõi Niết bàn.
Không những vậy, có thể nói tư tưởng triết học Phật giáo trong “Tứ Diệu Đế” khi đã
thâm nhập đến tư tưởng của các nhà lãnh tụ Ấn Độ, họ tiếp thu, kế thừa, phát triển và vận

dụng vào cuộc sống sinh động, biến sự giải thoát chỉ đơn thuần về mặt tinh thần sự giải
thoát thật sự bằng phương pháp đấu tranh tiến hành cách mạng dựa vào sức mạnh truyền
thống “bất bạo động“, “không sát sanh“, “ từ bi hỷ xả“, lấy giá trị đạo đức, nhân ái cao cả
để cảm hóa và thu phục đối phương.

19



×