Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hòa giải gắn với tòa án ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.12 MB, 89 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................

I1V

MỞ ĐẦU..................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CO SỎ LÝ LUẬN VÈ HÒA GIẢI GẮN VỚI TÒA ÁN Ở

VIỆT NAM...............................................................................................................8
1.1. Khái quát chung về hịa giải........................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................
1.1.2. Các hình thức hòa giải.................................................................................. 9

1.1.3. Ý nghĩa và vai trò......................................................................................... 16

1.2. Khái qt chung về hịa giải gắn vói Tịa án.............................................. 18
1.2.1. Khái niệm hòa giải gắn với Tòa án........................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm của hòa giải gắn với Tòa án.................................................... 23

1.3. Một số mơ hình hịa giải điển hình............................................................. 25
1.3.1. Ở châu Á....................................................................................................... 25
1.3.2. Ở châu Âu

TIẾU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ VIỆC GIẢI QUYẾT



TRANH CHẤP BẰNG HÌNH THÚC HỊA GIẢI GẮN VỚI TỊA ÁN HIỆN
NAY
2.Ỉ. Khái quát chung ............................................................................................ 32

2.2. Chủ thể, nguyên tắc, phạm vi thục hiện hòa giải gắn với Tòa án.......... 36
2.2.1. Chủ thể thực hiện hịa giải gắn vói Tịa án..............................................36
2.2.2. Ngun tắc hịa giải gắn vói Tịa án..........................................................38
2.2.3. Phạm vi hòa giải


2.3. Trình tự, thủ tục tiên hành và cơng nhận hòa giải găn với Tòa án........41
2.3.1. Thòi hạn hòa giải gắn vói Tịa án............................................................ 41
2.3.2. Trình tự xử lý vụ việc hòa giải gắn với Tòa án...................................... 42
2.3.3. Phương thức hịa giải.................................................................................. 50
2.3.4. Cơng nhận kết quả hịa giải thành............................................................ 52

2.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động hòa giải gan với

Tòa án..................................................................................................................... 57
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ thế thực hiện hòa giải...............................57
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ cùa các bên tham gia hòa giài................................ 58

TIẾU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................60
CHƯƠNG 3: THỤC TRẠNG HÒA GIẢI GẮN VỚI TỊA ÁN Ở VIỆT







NAM HIỆN NAY VÀ MỌT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN........................ 61
3.1. Kết qua từ thực tiễn thí điểm áp dụng hình thức hịa giẳi gắn vói Tòa
Án hiện nay.......................................................................................................... 61

3.2. Đánh giá hoạt động áp dụng hịa giải gắn vói Tịa án trong giải quyết

tranh chấp............................................................................................................ 721
?

r



r

3.3. Quan diêm vê việc áp dụng hòa giải găn vói Tịa án trong giải qut

tranh chấp và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện................................... 743

3.3.1. Quan điểm................................................................................................... 753
3.3.2. Kiến nghị.................................................................................................... 765

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................ 78
KẾT LUẬN........................................................................................................... 810
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 83

•••
ill



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTDS

: Tố tụng dân sự

BLTTDS

: Bộ luật Tố tụng dân sự

BLTTHC

: Bộ luật Tố tụng hành chính

TAND

: Tịa án nhân dân

TANDTC

: Tịa án nhân dân tối cao

UBND

: ủy ban nhân dân

IV



MỞ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của luận văn và tình hình nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong suốt quá trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm được đúc

kết từ nhiều quốc gia, hịa giải đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và
đòi hỏi của xã hội đế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống. Với

cách thức giải quyết thân thiện, dựa trên sự đồng thuận của các bên, ngoài việc

hàn gắn những mâu thuẫn đang diễn ra, cịn góp phần nâng cao ý thức pháp luật
của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai, xây
dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội. Hòa

giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp; khi có tranh
chấp xảy ra, các bên thường cố gắng tự thương lượng, trao đổi với nhau hoặc
tìm đến người thứ ba để hỗ trợ nhằm tìm ra giải pháp thích hợp cho việc giải

quyết xung đột, chấm dứt các tranh chấp, bất hịa. Với các trường hợp khi có
tranh chấp xảy ra mà các bên không thể tự thương lượng để giải quyết vụ việc

thì có thể nhờ Tịa án đứng ra làm bên thứ ba đế hòa giải vụ án theo quy định

của pháp luật. Pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận hòa giải là nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động tố tụng dân sự, đây cũng là thủ tục tố tụng mà Tòa án và các

đương sự có trách nhiệm tiến hành đế giải quyết vụ án dân sự. Hòa giải gắn với

Tòa án bắt đầu được thí điểm tại Việt Nam từ đầu năm 2018, Hải Phòng là tỉnh

đầu tiên được lựa chọn để áp dụng thí điểm hịa giải, đối thoại tại Tịa án. Cụ

thể, ngày 22/01/2018 TANDTC đã ban hành kế hoạch số 11/KH-TANDTC về

triển khai thí điểm đối mới tăng cường hịa giải, đối thoại trong giãi quyết tranh

chấp dân sự, hành chính tại Hải Phịng. Từ khi thực hiện thí điểm, TANDTC đã
đưa ra Đề án về đồi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại tại Trung tâm hòa giải,

đối thoại được thí điểm về giải quyết các vụ án dân sự, hành chính. Sau 6 tháng

1


triển khai thí điểm mơ hình này tại Hải Phịng với kết quả thành công vượt mong
đợi, từ tháng 11/2018, Tòa án Nhân dân Tối cao đã tiếp tục mở rộng thực hiện

tại 16 tỉnh, thành phố; trải qua gần 10 tháng áp dụng thực hiện, kết quả đạt được
đã khắng định đây là một chủ trương đúng đắn và được dư luận đồng tình ủng

hộ. Sau gần 1 năm thực hiện thí điểm, các trung tâm hịa giải đã hòa giải thành,
đối thoại thành được 36.985/47.492 vụ, việc, đạt 78,08%; đồng nghĩa với việc

các tịa án khơng phải thụ lý 36.985 vụ, việc. Trong số các vụ, việc hòa giải
thành, có 32.994 vụ, việc về hơn nhân và gia đình (chiếm tỳ lệ 89,2%); 3.125 vụ
án về dân sự (chiếm tỷ lệ 8,45%), 459 vụ án về kinh doanh, thương mại (chiếm

tỷ lệ 1,24%), 300 khiếu kiện hành chính (chiếm tỷ lệ 0,82%), 107 vụ án về lao
động (chiếm tỷ lệ 0,29%) [1]. Tiêu biểu như thành phố Hải Phịng, theo Kế


hoạch số 11/KH-TANDTC triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải,
đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính trước tố
tụng tại TAND TP Hải Phòng và 9 TAND cấp huyện của TP Hải Phòng. Kết

quả sáu tháng triển khai thí điểm đổi mới mơ hình hịa giải, đối thoại tại thành
phố Hải Phịng đạt được rất tích cực. Các trung tâm hòa giải, đối thoại tại tòa án
ở thành phố Hải Phòng đã nhận 2.573 đơn khởi kiện; đưa ra hòa giải, đối thoại
2.399 đơn; hòa giải, đối thoại thành công 1.827 đơn, đạt tỷ lệ 76,2%. số vụ việc

hịa giải, đối thoại thành cơng 6 tháng đã giúp giám được số vụ án tranh chấp về
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính phải

giải quyết, xét xử là 598 vụ so với cùng kỳ năm 2017.
Với kết quả đạt được, ngày 16/6/2020 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa
XIV đã thơng qua Luật hoà giải đối thoại tại Toà án với kết quả biểu quyết là

436/455 đại biểu tán thành (chiếm 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội) [2]. Hòa

giải gắn với Tịa án có thể giúp các bên giải quyết mâu thuần bàng chính mong
muốn và ý chí của mình mà không thông qua cơ quan nhà nước xét xử, qua đó

cũng rút ngắn được thời gian giải quyết vụ việc, tiết kiệm chi phí cho các bên,

2


nhanh chóng hàn găn những rạn nứt trong mơi quan hệ xã hội, góp phân xây
dựng khối đại đồn kết tồn dân. Đây cũng chính là lý do hình thức hòa giải

ngày càng thể hiện được ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống và giúp giải quyết

thỏa đáng tranh chấp trong xã hội. Thực tiễn cho thấy, hòa giải ngày càng khắng

định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự an toàn trong cộng
đồng dân cư. Bằng việc áp dụng hịa giải, có thề giải thích, nâng cao nhận thức

pháp luật cho người dân, giúp việc thi hành thuận lợi hơn. Trải qua các giai đoạn
lịch sử và sự phát triển xã hội, hiện nay, hòa giải đã trở thành nguyên tắc, thủ tục
tố tụng, một chế định trong pháp luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền tự

định đoạt cùa đương sự trong giải quyết tranh chấp và thể hiện trách nhiệm cùa

nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá

nhân. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật

và thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp bằng phương
pháp hòa giải gắn với Tòa án là vấn đề thiết yếu, trên cơ sở đó đề xuất những
kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên

tranh chấp là việc làm có ý nghĩa về mặt pháp lý và thực tiễn hiện nay. Với nhận
thức đó, học viên đã lựa chọn đề tài “Hòa giải gắn với Tòa án ở Việt Nam

hiện nay” đề làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.












1.2. Tình hình nghiên cứu

Hoạt động hòa giải gắn với Tòa án băn chất là hoạt động hòa giải, đối
thoại tại Tòa án, đây là một trong các hình thức hịa giải được áp dụng đế giải

quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong đời sống. Hoạt động hòa giải, đối
thoại tại Tòa án được đưa vào thí điểm từ năm 2018 tại 16 tỉnh và thành phố trên
cả nước, với những thành quả ngoài mong đợi thu được từ hoạt động nay, mới

đây tại Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ 9, đã biểu quyết tán thành thơng qua
Luật hồ giải, đối thoại tại Toà án với tỷ lệ 90,27% [3], Luật hịa giải, đối thoại

tại Tịa án được thơng qua ngày 16 tháng 06 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01

3


tháng 01 năm 2021. Luật Hịa giải, đơi thoại tại Tịa án có bơ cục gơm 4

Chương, 42 Điều, quy định về phạm vi, nguyên tắc, chính sách của Nhà nước
về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án,

các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tịa án đối với

cơng tác hịa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hịa giải, đối thoại; cơng nhận kết

quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án. Với ý nghĩa là một bộ phận cùa

khoa học luật tố tụng dân sự, hòa giải gắn với Tòa án đã và đang được nhiều nhà
nghiên cửu lý luận và thực tiễn quan tâm. Trong quá trình xây dựng dự thảo
Luật, TANDTC đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tạo đàm nhằm lấy ý kiến đóng

góp từ những chuyên gia, các nhà khoa học đế xây dựng và đóng góp ý kiến tích
cực cho chế định mới, như: Tọa đàm JICA về hòa giải, đối thoại tại Tòa án diễn
ra ngày 16/10/2018 giữa Tòa án nhân dân tối cao và Cơ quan hợp tác Quốc tế

Nhật Bản - Jica; Hội thảo quốc tế về Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

diễn ra ngày 12/4/2019 được tổ chức tại Hà Nội và Hội nghị tập huấn hòa giải,

đối thoại tại Tòa án bắt đầu từ ngày 22/10/2018 tại Hà Nội. Do mới được thông

qua và thời gian áp dụng trên thực tế cịn chưa nhiều nên các cơng trình nghiên
cứu về đề tài hịa giải, đối thoại tại Tòa án còn chưa phong phú, các bài viết hiện

nay vẫn đang dừng lại ờ mức độ đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật hòa giải, đối
thoại tại Tòa án. Cơng trình nghiên cứu có đề cập đến chế định hịa giải gắn với

Tịa án có thể kể đến: Luận văn “Mơ hình hịa giải, đối thoại tại Tịa án và thực
tiễn thực hiện tại Quảng Ninh” năm 2020 của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung.
Hiện nay có rất nhiều các cơng trình khoa học thực hiện nghiên cứu về các hình

thức thực hiện hịa giải tại Việt Nam, tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng lại ở các
hình thức như: hòa giải tiền tố tụng, hòa giải cơ sở, hòa giãi theo thù tục tố tụng

Trọng tài, ... Các cơng trình nghiên cứu này đã góp phần xây dựng cơ sở lý luận

và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về giãi quyết tranh chấp bằng phương

pháp hịa giải nói chung và phương pháp hịa giải gắn với Tịa án nói riêng. Đen

4


thời điểm này vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách chun sâu
và tồn diện về cơng tác hịa giải gắn với Tịa án. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là
cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống cả về thực tiễn và

mặt lý luận đế nâng cao hiệu quả của hòa giải gắn với Tòa án. Việc nghiên cứu
được thực hiện dưới góc độ pháp luật, đi sâu tìm hiểu các quy định về hịa giải

gắn với Tịa án trên phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu

2.1. Phạm vi nghiên cứu
Với vai trò là một chế định của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn thực
hiện chế định này tại Tòa án ở Việt Nam, luận văn tập trung nghiên cứu trong
phạm vi những vấn đề sau đây:

Những vấn đề lý luận về hòa giải gắn với Tòa án như: khái niệm, cơ sở,
nội dung của hòa giải vụ việc dân sự bằng phương pháp hòa giải gắn với Tòa án,

những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hòa giải.

Hòa giải gắn với Tòa án quy định theo pháp luật Việt Nam hiện hành;
Thực tiễn áp dụng hoạt động hòa giãi gắn với Tòa án và các kiến nghị
nhằm hồn hiện các quy định chưa phù hợp.


3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm sáng tỏ vấn đề lý luận về
hoạt động hịa giải gắn với Tịa án; tìm hiểu các quy định theo pháp luật hiện

hành và thực tiễn áp dụng hoạt động này trong giải quyết tranh chấp. Mặt khác

chỉ ra được những điểm cịn thiếu xót, chưa hợp lý, chưa đồng bộ của các quy
định của pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhàm nâng cao hiệu quả của
hoạt động hòa giải gắn với Tòa án.

Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định cùa pháp luật về
hoạt động hòa giải gắn với Tòa án.

5


Việc áp dụng các quy định vê hòa giải găn với Tòa án trong giải quyêt

tranh chấp còn tồn tại những hạn chế, việc áp dụng còn chưa hợp lý, các trường
hợp về quyền và nghĩa vụ của chủ thể không được thực hiện hoặc thực hiện
không đày đủ, ... Việc đánh giá mức độ hoàn thiện của các quy định pháp luật

từ nghiên cứu này góp phần cải thiện những vướng mắc đang tồn tại, những vấn
đề còn bật cập và đề xuất những thay đổi cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực

tiễn.
4. Phương pháp nghiên cứu đê tài
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp

nghiên cứu khoa học bao gồm:

Phương pháp phân tích và tơng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng
xuyên suốt trong tất cả các chương của luận văn phục vụ phân tích các khái

niệm, các quy định của pháp luật, các số liệu được đề cập,...
Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh với

một sô quy định của pháp luật vê hòa giải găn với Tòa án so với các hình thức
hịa giải khác, phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 1 của luận văn.

Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sừ dụng trong luận văn để trích dẫn
các nội dung liên quan và diên giải các sô liệu. Phương pháp này được sử dụng
trong tất cả các chương của luận văn.
Phương pháp phân tích số liệu và phân tích trường hợp được áp dụng chủ

yếu trong Chương 3 để làm sáng tỏ thực trạng việc áp dụng giải quyết tranh

chấp bằng phương pháp hòa giải gắn Tòa án ở Việt Nam.

Phương pháp phỏng đoán khoa học: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu tại Chương 3 để đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện quy định pháp
luật.

5. Ý nghĩa lý luận và CO' sỏ’ thực tiễn của luận văn:

Ý nghĩa khoa học: Dựa vào nội dung và kết quả nghiên cứu cùa luận văn

6



có thê góp phân trong việc nghiên cứu vê cơng tác hòa giải găn với Tòa án của

các cơ quan có thẩm quyền.
Ý nghĩa thực tiễn: Các cơ quan nhà nước, các nhà làm luật hoặc Tịa án có

thể sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn để đề xuất những giải pháp với cơ
quan chức năng để nâng cao hiệu quả của cơng tác hịa giải gắn với Tòa án.
6. Cơ cấu của luận văn:

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI GẲN VỚI TÒA ÁN Ở
VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CÙA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG HÌNH THỨC HỊA GIẢI GẮN VỚI TẠI TÒA

ÁN HIỆN NAY

CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG HÒA GIẨI GẮN VĨI TỊA ÁN Ớ VIỆT

NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

KÉT LUẬN CHUNG

7


CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ HÒA GIẢI GẮN VỚI TỊA ÁN Ở VIỆT NAM


1.1. Khái qt chung về hịa giải
1.1.1. Khái niệm
Hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp truyền

thống, phù hợp với tâm lý, tình cảm và văn hóa của người Việt Nam. Hịa giải
có vai trị đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các

tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Với cách thức thân thiện, đồng thuận

trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thơng, hịa giải góp phần hàn gắn những mâu thuẫn,
rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp

trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đồn kết trong nhân dân, góp

phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Hòa giải thành giúp giải
quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải đưa ra xét xừ; kết quả hòa
giải thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành, vụ việc được giải quyết
nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, cơng sức của người dân và Nhà nước;

hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy đối
với Tòa án, đối mới tăng cường và nâng cao hiệu quả hòa giải là giải pháp cơ

bản, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề trong bối cảnh

hàng năm các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính khơng ngừng tăng lên cả
về số lượng và tính chất phức tạp.

Hòa giải theo từ điển Luật học được hiểu là “sự can thiệp, sự làm trung
gian hòa giải, hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp


nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ" [4], Theo

nghĩa này thì hòa giải bao hàm cả việc giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các
bên thơng qua vai trị hướng dẫn, dàn xếp của bên thứ ba nhàm giúp các bên

tranh chấp giải quyết được những bất đồng và đạt được một thỏa thuận phù hợp.

8


Tranh châp giữa các bên được tự nguyện châm dứt băng hình thức thỏa thuận,
tuy nhiên, nội dung hịa giải của các bên không trái đạo đức xã hội và quy định
pháp luật. Không chỉ pháp luật Việt Nam mà pháp luật của nhiều nước trên thế

giới (ví dụ như Đức, Nhật Bản, ...) đều nhấn mạnh đến tính tự nguyện và tự
định đoạt của các bên khi tham gia vào q trình hịa giải. Một số luật gia cho
rằng hòa giải là chế định pháp luật, là một nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết

các vụ án dân sự của Tòa án. Còn các nhà thực tiễn lại coi hòa giải là những

hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xóa bỏ những mâu thuẫn, bất đồng. Như
vậy, theo nghĩa chung nhất, hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp
giữa các bên nhờ sự tác động của bên thứ ba đóng vai trị là trung gian hịa

giải.
1.1.2. Các hình thức hịa giải

Hoạt động hịa giải có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp,
xung đột, xích mích, mâu thuẫn được dập tắt hoặc không vượt qua giới hạn của


sự nghiêm trọng, giúp các bên tránh được những xung đột khơng đáng có, gìn
giữ cục diện ổn định, ... Với vai trò quan trọng như vậy, hoạt động hòa giãi

được áp dụng trong giải quyết tranh chấp được các nước trên thể giới coi trọng,
trong đó có Việt Nam. Q trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm quốc
tế cho thấy, hòa giải đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của

xã hội để giải quyết tranh chấp phát sinh; hòa giải là một trong những nguyên
tắc hàng đầu trong việc giải quyết tranh chấp, điều này được quy định tại Hiến

Chương Liên Hiệp Quốc. Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành, có thể phân loại cơ chế hòa giải trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện
thành hai nhóm như sau: (1) hịa giải ngồi tố tụng hoặc hịa giải tiền tố tụng
khơng gắn với hoạt động tố tụng của Tòa án và (2) hịa giải trong tố tụng.

1.1.2.1. Hịa giải ngồi to tụng:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc hòa giải tranh

9


chấp dân sự cũng có nhiều cơ chế khác nhau như: (1) việc tự thương lượng, thỏa
thuận hoặc hòa giài thông qua người thứ ba trung gian bất kỳ; (2) hòa giải do Tổ

hòa giải cơ sở tiến hành theo Luật Hòa giải tại cơ sở; (3) hòa giải tranh chấp lao

động theo quy định của Bộ luật Lao động; (4) Hòa giải tranh chấp đất đai của
ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Đất đai; (5) Hòa giải thương
mại theo quy định của Luật Thương mại; (6) hòa giải tại Tòa án theo Luật Hòa


giải, đối thoại tại Tòa án hay còn gọi là hòa giải gắn với Tòa án; và một số loại
khác (như hịa giải tranh chấp sở hữu trí tuệ, ...). Các trường hợp nêu trên được
gọi là hoạt động hòa giải ngồi tố tụng hoặc hịa giải tiền tố tụng khơng gắn với

hoạt động tố tụng của Tòa án.

*Hòa giải cơ sở
Hoạt động hịa giải ở cơ sở là cơng tác hòa giải được thực hiện ngay tại

cộng đồng dân cư và bởi các hòa giải viên thuộc các tổ hòa giải. Tổ hòa giải là
tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở (gồm thôn, làng, ấp, bản,

bn, phum, sóc, tố dân phố, khu phố và cộng đồng dân cư khác) để thực hiện

giải quyết hòa giải. Cơ cấu tổ chức của tồ hòa giải bao gồm tổ trưởng và các hịa
giải viên, thơng thường mỗi tố hịa giải sẽ có 3 hịa giải viên trở lên. Những

người được bầu làm hòa giải viên là những người có các tiêu chuẩn như: có uy
tín trong cộng đồng dân cư, hiểu biết pháp luật, có khả năng thuyết phục và vận

động nhân dân,... Hoạt động hòa giải ở cơ sở là việc giải quyết những mâu

thuẫn, tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, thuyết phục các
bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, ngăn

ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm trật tự an
tồn xã hội, giảm bói vụ việc phải đưa lên TAND giải quyết. Tại hòa giải cơ sở,

nếu hịa giải thành thì các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hịa giải thành, nếu
hịa giãi khơng thành thì các bên có quyền u cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền để giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật. Ngoài ra, các quy định

10


khác vê vân đê hòa giải cơ sở được thê hiện rât rõ trong Luật Hòa giải ở cơ sở
năm 2013.
Trình độ của đội ngũ hịa giải viên cũng là vấn đề bất cập cần được quan

tâm nhất hiện nay, tuy đông nhưng chưa đảm bảo về chất lượng. Theo số liệu
thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh, tính đến hết năm 2017, tồn tỉnh có
1.572 tổ hịa giải với 9.117 hòa giải viên tuy nhiên, chỉ 275 hịa giải viên có

trình độ chun mơn về luật (chiếm 0,03%), cịn lại 8.842 người chưa qua đào

tạo chun mơn về luật. Đây thực sự là vấn đề khó khăn khi thực hiện q trình
hịa giải lại là những người không am hiểu pháp luật dần đến hạn chế về hiệu

quả và chất lượng cùa việc hòa giải [5].
* Hòa giải tranh chấp đất đai của úy ban nhãn dân cấp xã theo quy định

của Luật Đất đai và hòa giải tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao

động
Pháp luật có quy định các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp phải thực

hiện hịa giải thơng qua cơ quan hòa giải, đây là thủ tục bắt buộc và là một trong

các điều kiện để thụ lý vụ án theo quy định pháp luật. Đây được coi là giai đoạn
có tính chất pháp lý bắt buộc trước khi nộp đơn khởi kiện lên Tịa án nhân dân

có thẩm quyền. Trong một số trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Tòa án
bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải tiền tố tụng được thực hiện trước giai

đoạn xét xử. Kết quả của hịa giãi có thể dẫn đến việc mỡ phiên tòa xét xử sơ
thẩm hoặc dẫn đến quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của ngun đơn.

Thơng thường quy trình giải quyết vụ án dân sự sẽ không bao gồm thù tục này,
tuy nhiên có 2 trường hợp bắt buộc phải thực hiện hịa giải tiền tố tụng sau đó
mới có thể khởi kiện vụ việc dân sự ra Tịa án có thấm quyền giải quyết: tranh

chấp đất đai và tranh chấp lao động.

Tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất. Đối với loại

11


tranh châp này, trước khi khởi kiện ra Tòa án băt buộc phải thơng qua thú tục

hịa giãi, chi khi thực hiện thủ tục tiền tố tụng này xong rồi nhưng kết quả hịa

giải khơng thành thì đương sự mới đủ điều kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đơn
khởi kiện của mình. Một số dạng tranh chấp phổ biến liên quan đến đất đai như:
tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất với tồn bộ thửa đất hoặc

một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
Thông thường hòa giải tranh chấp này sẽ diễn ra tại úy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Do vậy, trường hợp chưa hòa giải tại úy


ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì Tịa án sẽ khơng xem
xét, thụ lý đơn khởi kiện mà trả lại đơn.

Tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động xảy ra trong quan hệ giữa

người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động phát sinh
nhiều yếu tố làm cho lợi ích hai bên khơng cịn phù hợp với nhau. Tranh chấp

lao động cá nhân phải thơng qua thủ tục hịa giải của hòa giải viên lao động
trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết (Khoản 1, điều 201 Bộ luật lao động 2012
quy định các trường hợp không bắt buộc thực hiện thủ tục hịa giải trước khi

khởi kiện). Vì thế, khi người lao động chưa tiến hành hòa giải mà đã khởi kiện
thì Tịa án sẽ trả lại đơn khởi kiện do không đảm bảo đủ điều kiện khởi kiện theo
quy định tại điểm b, khoán 1, điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

*Hòa giải theo thủ tục trọng tài
Hòa giải theo thủ tục trọng tài là việc các bên tranh chấp yêu cầu Hội
đồng trọng tài hòa giải để thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp
thuộc thẩm quyền của Trọng tài do các bên thỏa thuận. Thơng thường, hịa giải
theo thủ tục trọng tài được áp dụng với các vụ tranh chấp liên quan đến thương

mại và kinh tế. Nguyên tắc của việc thỏa thuận này là trong trường hợp các bên
đã có thỏa thuận hịa giải thơng qua Trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tịa án

thì Tịa án phải từ chối thụ lý vụ việc. Vụ việc được hòa giải trên nguyên tắc giữ

12



bí mật tranh châp, các bên được quyên tự do lựa chọn ngôn ngữ, địa diêm đê

giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về kết quả giải
quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hịa giải thành và có chữ ký

của các bên cùng xác nhận của trọng tài viên, sau đó Hội đồng trọng tài sẽ ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên, quyết định này mang tính
chung thẩm nên các bên đương sự không thể kháng cáo, kháng nghị. Các quyết

định của trọng tài được công bố quốc tế thông qua công ước quốc tế, đặc biệt là

công ước New York 1958.
Tuy nhiên, đây không phải là hoạt động giải quyết tranh chấp được ưa
chuộng vì chi phí cho việc hịa giải cao nhưng tính cưỡng chế khơng cao so với

Tịa án. Phán quyết của trọng tài đưa ra có tính chung thấm, trong trường hợp

đưa ra phán quyết khơng chính xác sẽ gây thiệt hại cho các bên và mất thời gian
khi phải làm đề nghị hủy phán quyết.
Như vậy, hình thức hịa giải ngịai tố tụng là phương thức giải quyết tranh

chấp độc lập với q trình tố tụng của Tịa án, được xuất phát từ thiện chí giải
quyết tranh chấp của các bên, chủ thề tham gia tự mình thực hiện thương lượng

và hịa giải. Đây là hoạt động được diễn ra trước các giai đoạn tố tụng và khơng

mang tính chất bắt buộc, kết quả của hoạt động hịa giải này cũng khơng mang

tính chất bắt buộc thi hành mà sẽ do các bên chủ thể hịa giải quyết định. Hịa
giải ngồi tố tụng có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp mà


không cần thông qua hoạt động tố tụng giúp giải quyết ốn thỏa các mâu thuẫn
phát sinh trong đời sống, giảm tải số lượng vụ án yêu cầu giài quyết cho Tòa án
nhân dân trong điều kiện từ cuối năm 2017, Tòa án nhân dân còn phải giảm biên

chế chung theo chủ trương của Đảng. Mặc dù có những kết quả nhất định, số

lượng tranh chấp được hịa giải ngồi tố tụng (do Luật Hịa giải, đối thoại tại

Tịa án mới chỉ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 vừa qua) chỉ chiếm phần nhỏ
so với số lượng tranh chấp mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết hàng năm.

13


1.1.2.1. Hòa giải trong tỏ tụng

Theo quy định của pháp luật, chủ thể là các cá nhân, tổ chức hay pháp
nhân khi bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp có thể khởi kiện vụ án dân sự

để u cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi của mình. Do vậy, trong trường họp các bên
không thể giải quyết mâu thuần, tranh chấp hoặc bất hịa thơng qua con đường hịa
giải ngồi tố tụng hoặc hịa giải tiền tố tụng và họ thực hiện quyền khởi kiện, yêu

cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Mặc dù tranh chấp, yêu cầu đã được Tòa án
thụ lý, giải quyết, tuy nhiên pháp luật luôn đảm bảo rằng các chủ thể có quyền tự
định
• đoạt
< hành vi của mình và tạo
• điều kiện

• cho các bên đương sự tự• thỏa thuận


với nhau để giãi quyết vụ án dưới sự giúp đỡ của Tịa án. Chính vì lẽ này, trách

nhiệm hịa giải của Tòa án đế giúp các bên đương sự thỏa thuận với nhau về giải
quyết vụ việc dân sự là một trong những nguyên tắc quan trọng thể hiện tính đặc

trưng và riêng biệt của TTDS và việc Tịa án áp dụng các quy định pháp luật để
điều chình các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hòa giải đã trở thành chế

định quan trọng trong pháp luật TTDS. Như vậy, ngay cả khi đương sự đã khởi
kiện ra Tịa án thì tranh chấp giữa các bên vẫn có thề được giải quyết thơng qua con

đường hịa giải.
Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Đại học Luật Hà Nội định nghĩa “Hòa
giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các

đưong sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự”. Mặc dù bản chất của

hòa giải trong tố tụng cũng là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự như các trường
hợp hòa giãi khác, tuy nhiên, hịa giải trong tố tụng có những điếm khác so với các
hình thức hịa giải khác ở những điểm:
- Khác với các hoạt động hòa giải khác, hòa giải trong tố tụng được tiến

hành sau khi Tòa án thụ lý vụ án theo sáng kiến của Tòa án, do Tòa án trực tiếp tiến
hành hoặc theo sáng kiến của chính các đương sự trong q trình Tịa án giải quyết
vụ việc dân sự. Theo pháp luật TTDS Việt Nam, hòa giải được coi là một nguyên

14



tăc, là một thủ tục băt buộc mà Tòa án phải tiên hành trước khi đưa vụ việc ra phiên
tòa, phiên họp sơ thẩm (trừ trường hợp pháp luật quy định khơng được hịa giải và

những trường hợp khơng tiến hành hòa giải được). Do vậy, dấu hiệu về hoạt động
hoạt động hòa giải được tiến hành sau khi Tòa án thụ lý vụ án là cơ sở để phân biệt

hịa giải trong tố tụng và hịa giải ngồi tổ tụng do các chủ thế khác như trọng tài,
ủy ban nhân dân, tổ hịa giải cơ sở, và thậm chí cả Trung tâm hòa giải, đối thoại

thực hiện.
- Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại

Tòa án cấp sơ thẩm
Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam quy định hòa giải là một nguyên tấc cơ bản
của tố tụng dân sự, được tiến hành để giải quyết vụ án về tranh chấp dân sự, hơn

nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và u cầu cơng nhận thuận

tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (sau đây gọi chung là vụ
việc dân sự). Theo đó, Thấm phán được Chánh án phân cơng giải quyết vụ việc dân

sự có trách nhiệm tiến hành hịa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Thẩm
phán thực hiện hai nhiệm vụ chính khi tiến hành hịa giải, đó là: (1) pho biến cho

các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án;
và (2) phân tích hậu quả pháp lý cùa việc hòa giải thành cho các bên. Việc thỏa

thuận giải quyết tranh chấp thuộc quyền chủ động của các bên.

- Hòa giải trong tố tụng được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật

quy định. Khác với các hình thức hịa giải khác, hịa giải tố trong tụng được tiến
hành theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định về các vấn đề như thơng báo hịa
giải, nội dung hịa giải, thủ tục tiến hành hòa giải, lập biên bản hòa giải và ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

- Khác với các trường hợp hòa giải khác, kết quả hịa giải trong tố tụng được

Tịa án cơng nhận bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, có
hiệu lực pháp luật ngay và được thi hành theo pháp luật thi hành án dân sự.

15


Tính đên nay, tỷ lệ hịa giải thành trong giải quyêt các vụ án dân sự của các
Tòa án trung bình hàng năm đạt 50%. số liệu này cho thấy sự thành cơng nhất định

của cơng tác hịa giải trong tố tụng. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp

dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tịa án cũng cho thấy, cơ chế hòa giải, đối thoại
trong tố tụng hiện hành bộc lộ những hạn chế, bất cập, điển hình là hai vấn đề sau
đây:

Thứ nhất, về chủ thề tiến hành hòa giải, đoi thoại'. Thẩm phán là người tiến
hành hòa giải, đổi thoại đồng thời là người xét xử vụ việc nếu hịa giải, đối thoại
khơng thành nên Thẩm phán bị ràng buộc bởi các quy định tố tụng, như phải xác

minh, thu thập chứng cứ theo quy định; việc hòa giải của Thẩm phán chỉ giới hạn ở
việc phố biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc


giải quyết vụ án đề các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích
hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về

việc giải quyết vụ án, khó phát huy được vai trị tích cực trong việc đề xuất phương
án hòa giải, đối thoại cho các bên. Mặt khác, đương sự thường có tâm lý thận trọng

khi trình bày trước Thẩm phán vì lời trình bày của họ có thể là chứng cứ bất lợi với

họ. Do vậy, những nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp khó được giải quyết triệt đế,

từ đó hạn chế hiệu quả của việc hịa giải, đối thoại.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục hịa giải: việc hịa giải, đối thoại được tiến hành
bởi trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và công khai tại trụ sỡ Tịa án và trong giờ

hành chính, khơng phát huy được tính linh hoạt về thù tục, thời gian, địa điểm và

bảo mật thơng tin trong hịa giải, đối thoại.
Trước tình trạng số lượng án ngày càng tăng mạnh về cả số lượng và mức độ

phức tạp và trong bối cảnh tinh gián biên chế như đã trình bày thì việc đổi mới cơ

chế hịa giải, đối thoại là giải pháp phù hợp mà Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra.
1.1.3. Ỷ nghĩa và vai trò
Trong suốt chiều dài lịch sử, hịa giải ln là phương thức được lựa chọn

16



đê giải quyêt các tranh châp, đây là một trong những thiêt chê truyên thông, phù
hợp tâm lý và văn hóa của người Việt Nam. Q trình phát triển đất nước cho
thấy, hịa giải đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống. Với cách thức

thân thiện và đồng thuận trên ngun tắc chia sẻ, cảm thơng góp phần gàn gắn
mâu thuẫn và nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa tranh chấp xảy

ra trong tương lai. Hịa giải giúp giải quyết tranh chấp mà khơng cần mở phiên tòa

xét xừ, kết quả hòa giải phần lớn được tự nguyện thi hành do đạt được ý chí của các

bên ; điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian của các bên tranh chấp cũng như cơ
quan nhà nước. Đối với Tòa án, việc tăng cường áp dụng hịa giải giúp giải quyết

khối lượng cơng việc lớn, nặng nề trong bối cảnh số lượng các tranh chấp khơng
ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp.

Thứ nhất, đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt
của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy, hịa giải là phương

thức để thực hiện dân chủ, thông qua hòa giải vai trò tự quản của người dân

được tăng cường.

Thứ hai, hịa giãi góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp

luật của người dân. Trong q trình hịa giải, các hịa giải viên sẽ vận dụng các
quy định pháp luật khác để giải thích, hướng dẫn và thuyết phục các bên, giúp
họ tự lựa chọn và dàn xếp ổn thỏa các mâu thuẫn, tranh chấp.


Thứ ba, giải quyết các mâu thuẫn kịp thời trong cộng đồng dân cư, hịa
giải giúp khơi phục, duy trì, củng cố tình đồn kết trong nội bộ nhân dân, phịng

ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, đăm bảo an tồn xã hội. Giải quyết tranh

chấp thơng qua hịa giải giữ cho quan hệ tốt đẹp giữa các bên được duy trì, giảm
bớt các khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Thứ tư, hịa giải góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống, thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Ngoài các quy định pháp luật được áp dụng trong q

trình hịa giải, những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục tập quán

17


tơt đẹp sẽ có tác động tới tư duy của người dân.

1.2. Khái qt chung về hịa giải gắn vói Tịa án
1.2.1. Khái niệm hịa giải gắn vởỉ Tịa án

Có nhiều định nghĩa về hòa giải được áp dụng bởi các quốc gia khác
nhau, mặc dù các định nghĩa này cũng có những điểm tương đồng. Hịa giải có

thể được định nghĩa một cách chung nhất là một quy trình có trật tự, theo đó, hai
hoặc nhiều bên tham gia tranh chấp tự mình, trên cơ sở tự nguyện, đạt được thỏa
thuận thống nhất giải quyết tranh chấp của họ với sự hồ trợ của Hòa giải viên.

Hòa giải khác biệt với phương thức trọng tài và tố tụng Tòa án. Khơng giống
như trọng tài hoặc tố tụng Tịa án, Hịa giãi viên khơng có quyền lực pháp lý để

buộc các bên tranh chấp chấp nhận quyết định của mình mà chỉ dựa vào sự
thuyết phục để các bên đạt được sự đồng thuận. Hịa giải cũng có thể được phân

biệt với các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế khác, chẳng hạn như
trung gian, trong đó một bên thứ ba trung lập có vai trị tích cực hơn Hòa giải
viên trong việc cung cấp các giải pháp cho các bên để giải quyết tranh chấp. Tuy

nhiên, như được phân tích dưới đây, trung gian và hịa giải thường có thể giống
nhau trên thực tế, tùy thuộc vào từng bối cảnh. Theo thông lệ chung của các
quốc gia, quá trình hịa giải có thể được khởi xướng bởi các bên, theo đề nghị

hoặc quyết định của Tòa án hoặc theo quy định của pháp luật.

Hòa giải gắn với Tòa án là một loại hòa giải, và thường chỉ bất kỳ q
trình hịa giải nào được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tòa án, thường là đối với

các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án. Đây là một thủ tục trước khi xét
xử, được thực hiện đối với các tranh chấp có thể hịa giải được khởi kiện tại Tòa
án, với sự hồ trợ của Hòa giải viên. Trong phạm vi hòa giải gắn với Tòa án, trên

thế giới khơng có một định nghĩa chung giải thích thế nào là “gắn với Tòa án”
về mức độ hoặc loại Tòa án tham gia. về vấn đề này, khi xem xét mối quan hệ

giữa thủ tục tố tụng tại Tòa án và hịa giải, có thể phân thành ba loại hòa giải:

18


(1) Hịa giải tư hồn tồn độc lập với các thủ tục tố tụng, và thường diễn
ra mà không liên quan đến bất kỳ thủ tục tố tụng nào của Tòa án; (2) Hòa giải


gắn với Tòa án được khởi xướng bởi Tịa án, nhưng sau đó được tiến hành mà
khơng có sự tham gia của Tịa án; và (3) Hòa giải trong tố tụng được gắn chặt
hơn với Tòa án và hoạt động với tư cách là một tố chức có trụ sở và nhân sự.

Nếu phân biệt các loại hịa giải như trên, thì hịa giải gắn với Tòa án cùa
Việt Nam gần giống nhất với hòa giải trong tố tụng, hay còn gọi là hòa giải bởi

thẩm phán. Đây là q trình, trong đó, thẩm phán nồ lực hòa giải tranh chấp

trước khi đưa vụ án ra xét xử. Cơ chế này thực tế đã thể hiện rõ trong Bộ luật Tố
tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính của Việt Nam. Theo quy định tại Điều

10 BLTTDS: “Tịa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải và tạo điều kiện thuận
lợi đế các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo
quy định của Bộ luật này.” Trong trường hợp này, thẩm phán là người tiến hành
N
_ • 1 •
hịa giai.
1

Khơng phải tất cả các quốc gia đều thống nhất định nghĩa về hòa giải gắn

với Tòa án và hòa giải trong tố tụng như trên. Tại một số quốc gia, trong hòa

giải gắn với Tòa án, các thấm phán và cán bộ tư pháp tích cực đóng vai trò là

Hòa giải viên cho các bên đương sự sau khi đương sự đệ đơn kiện lên Tòa án. Ở

các quốc gia khác, các thẩm phán khơng tiến hành hịa giải. Trong khi khơng thể

có được định nghĩa thống nhất về hòa giãi gắn với Tòa án, điều quan trọng là
phải được xác định một cách nhất quán về hòa giải gắn với Tòa án trong một hệ
thống pháp luật cùa một quốc gia nhất định. Trong nồ lực xác định kinh nghiệm
quốc tế tốt nhất về hòa giải và đối thoại gắn với Tòa án, việc đánh giá vai trò

khác nhau của Tòa án và thẩm phán trong quá trình hịa giải là cần thiết. Trước

khi phân tích đầy đủ các vấn đề liên quan đến hòa giải và đối thoại gắn với Tòa
án, tác giả sẽ giới thiệu một số mơ hình điền hình.

19


Năm 2013, Việt Nam ban hành Hiên pháp mới, trong đó quy định: Tịa án
nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Tòa án nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã

hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tỏ
chức, cá nhân. Theo chức năng, nhiệm vụ nêu trên của Tòa án nhân dân, cùng
với những sửa đổi, bổ sung của các đạo luật mới, Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã được ban hành với thẩm quyền
của Tòa án được mở rộng hơn trước đây, ví dụ như như bổ sung các quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự về thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận kết quả
hịa giãi thành ngồi Tòa án - Điều 27, thẩm quyền giãi quyết đối với đất chưa

có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai Điều 26, yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định pháp luật hơn

nhân và gia đình - Điều 29, Điều 43... Trên thực tế, các tranh chấp, khiếu kiện


mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng cả về số lượng và tính chất
phức tạp. Trong khi đó, số lượng biên chế của Tịa án hiện chưa đáp ứng được

yêu cầu so với cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Tòa án và

đang theo hướng giảm theo chủ trương cùa Đảng như đã nói ờ trên.
Thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án
nhân dân tối cao đã triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối
thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tịa án

nhân dân thành phố Hải Phòng và 09 Tòa án nhân dân cấp huyện của thành phố

(thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 8 năm 2018). Sau 6 tháng triển khai thực
hiện, hoạt động thí điểm đã thu được những thành cơng nhất định, tỷ lệ hịa giãi,
đối thoại thành đạt 76,2%.
Sau thành cơng thí điểm tại Hải Phịng, tiếp tục thực hiện Ket luận của

Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao mở rộng

triển khai thí điểm tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thời gian thí

20


điểm từ tháng 11-2018 đến tháng 9-2019). Tại các địa phương này, đã thành lập

Ban Chỉ đạo thí điểm, tồ chức các Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; đào
tạo Hòa giải viên, Đối thoại viên; tiến hành hòa giải, đối thoại tranh chấp dân sự,
khiếu kiện hành chính và đã thu được những kết quả tích cực (qua 3 tháng đầu


tiên triển khai đã hòa giải thành, đối thoại thành được 15.016 vụ, đạt tỷ lệ
74,08%), được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là mơ hình

mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, tranh
chấp phát sinh trong đời sống, xã hội, phù hợp với xu hướng phát triển của thế
giới. Kết quả thí điểm đã khẳng định những giá trị mà phương thức giải quyết
tranh chấp này mang lại, cụ thể:

Thứ nhất, phát huy tối đa tự do ý chí và khả năng tự định đoạt của các chủ

the tham gia với sự hồ trợ chuyên nghiệp của các Hòa giải viên giúp cho các bên
trao đổi, đàm phán với nhau, gợi ý về các giải pháp phù hợp để giải quyết bất
đồng.

Thứ hai, đáp ứng được mong muốn của các bên tranh chấp, đó là: thời
gian giải quyết nhanh chóng; đặc biệt là bất đồng được giải quyết một cách kín

đáo và bảo mật thơng tin, tiêu chí mà phương thức giải quyết bằng tố tụng tại

Tịa án khơng thế có được. Thơng qua hịa giải gắn với Tịa án các bên tìm được
sự thiện chí, thống nhất để hài hịa lợi ích đơi bên, không bị rơi vào tâm lý thắng

thua như khi giải quyết tranh chấp thơng qua tố tụng tại Tịa án. Nhờ thế mà mối

quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì tốt hơn.

Thứ ba, hịa giải gắn với Tòa án được tiến hành tại Tòa án tạo sự tin tưởng

cho các chủ thể trong q trình hịa giải, đối thoại; đồng thời là thiết chế quan
trọng để hỗ trợ cho các thỏa thuận được thực thi.


Thứ tư, kết quả giải quyết của phương thức này được pháp luật thừa nhận.

21


Thứ năm, kêt quả giải quyêt tranh châp băng hòa giải găn với Tịa án qua
q trình thương lượng, có sự thỏa thuận, nhất trí của các bên nên khả thi và

được các bên tơn trọng, tn theo.
Thứ sáu, hịa giải gắn với Tịa án thành cơng sẽ khơng cần phải thơng qua
con đường tố tụng tại Tịa án, giảm tải công việc và áp lực đối với công tác xét
xử của Tòa án; hạn chế khiếu kiện kéo dài qua nhiều cấp; tiết kiệm được chi phí,

cơng sức, thời gian của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ bảy, giải quyết tranh chấp bàng phương thức hòa giải gắn với Tòa án

sẽ ngăn ngừa được những tiêu cực, tình trạng “chạy án” có thể phát sinh; góp
phần xây dựng Tòa án trong sạch, vừng mạnh; xây dựng đội ngũ Thẩm phán
thanh liêm.

Thứ tám, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải gắn với Tòa án là một
phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với xu thế của thời đại, thúc đẩy giao

lưu dân sự, kinh tế phát triển; nâng cao hình ảnh, uy tín quốc gia trên bình diện

quốc tế.

Thứ chín, đối với các khiếu kiện hành chính, theo quy định của Luật Tố
tụng hành chính thì người bị kiện là cơ quan, tố chức hoặc người đứng đầu cơ

quan, tổ chức chỉ được ùy quyền cho cấp phó tham gia đối thoại. Trong bối cảnh

các khiếu kiện hành chính ngày càng nhiều, phức tạp, xảy ra trên các lĩnh vực
khác nhau, việc tồ chức đối thoại gặp nhiều khó khăn do người bị kiện và người

được ủy quyền vắng mặt. Việc tổ chức đối thoại linh hoạt theo mơ hình hịa giải,
đối thoại gắn với Tịa án sẽ khắc phục được bất cập, nâng cao hiệu quả trong

giải quyết các khiếu kiện hành chính.

77iứ' mười, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải gắn với Tòa án là một
phương thức ít tốn kém. Chi phí trung bình cho 01 vụ việc hịa giải thành chì

chiếm 22% chi phí cho xét xử sơ thẩm 01 vụ việc dân sự, hành chính. Nếu vụ

22


×