BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHÚC TUỆ
CÁN CÂN TÀI KHĨA VÀ CÁN CÂN TÀI KHOẢN
VÃNG LAI Ở VIỆT NAM: BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY
BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
TIEU LUAN MOI download :
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHÚC TUỆ
CÁN CÂN TÀI KHĨA VÀ CÁN CÂN TÀI KHOẢN
VÃNG LAI Ở VIỆT NAM: BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY
BỘ ĐƠI ĐỐI NGHỊCH
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Thơ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
TIEU LUAN MOI download :
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính
tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu
thực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
GS.TS. Trần Ngọc Thơ.
Tác giả luận văn
NGUYỄN PHÚC TUỆ
TIEU LUAN MOI download :
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 2
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu...................................................................................... 3
1.6.1. Ý nghĩa học thuật ................................................................................ 3
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY ....................................................................................................................... 5
2.1. Chính sách tài khóa ..................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm............................................................................................. 5
2.1.2. Phân loại các chính sách tài khóa ........................................................ 5
2.1.3. Thâm hụt cán cân tài khóa ................................................................... 6
2.1.3.1. Một số khái niệm về thâm hụt cán cân tài khóa ........................... 6
2.1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khóa ......................... 9
2.2. Tài khoản vãng lai ..................................................................................... 10
TIEU LUAN MOI download :
2.2.1. Khái niệm........................................................................................... 10
2.2.2. Các thành phần của tài khoản vãng lai .............................................. 10
2.2.3. Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai ....................................... 11
2.3. Các mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai trên thế giới ................................ 13
2.3.1. Trường phái bộ đôi thâm hụt ............................................................. 14
2.3.2. Trường phái không tồn tại mối quan hệ giữa ngân sách chính phủ và
tài khoản vãng lai ................................................................................................. 17
2.3.3. Trường phái bộ đôi đối nghịch .......................................................... 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 24
3.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 24
3.2. Mô tả dữ liệu ............................................................................................. 27
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ 31
4.1. Tình hình cán cân tài khóa và tải khoản vãng lai tại Việt Nam từ năm
1994 đến nay ........................................................................................................ 31
4.2. Kiểm định quan hệ nhân quả .................................................................... 34
4.3. Kiểm định tính dừng của các biến trong mơ hình VAR ........................... 36
4.3.1. Kiểm định tính dừng của các biến trong mơ hình cơ bản.................. 37
4.3.2. Kiểm định tính dừng của các biến trong mơ hình mở rộng ............... 38
4.4. Kiểm định tính phù hợp của mơ hình ....................................................... 39
4.5. Kết quả cơ bản thông qua biểu đồ phản ứng xung của từng biến đến từng
cú sốc .................................................................................................................... 40
4.6. Tác động cú sốc thâm hụt ngân sách lên các thành phần của tài khoản
vãng lai ................................................................................................................. 44
4.7. Tác động của từng thành phần của ngân sách Chính phủ lên tài khoản
vãng lai ................................................................................................................. 47
TIEU LUAN MOI download :
4.7.1. Tác động của cú sốc thuế lên cán cân tài khoản vãng lai .................. 47
4.7.2. Tác động của chi tiêu Chính phủ lên cán cân tài khoản vãng lai ...... 50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 54
5.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 54
5.2. Những kiến nghị, đề xuất .......................................................................... 54
5.2.1. Những giải pháp nhằm cải thiện cán cân tài khóa ............................. 55
5.5.1.1. Cải thiện nguồn thu ngân sách ................................................... 55
5.5.1.2. Tăng cường công tác quản lý chi tiêu ngân sách........................ 56
5.2.2. Giải pháp cải thiện cán cân thương mại ............................................ 57
5.2.2.1. Thúc đẩy xuất khẩu .................................................................... 58
5.2.2.2. Hạn chế nhập khẩu ..................................................................... 59
5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo ........................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TIEU LUAN MOI download :
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- ADP : Ngân hàng Phát triển châu Á
- ADF : Augmented Dickey – Fuller
- AIC : Tiêu chuẩn Akaike
- DOTS : Direction of Trade Statistic
- FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- FPE : Tiêu chuẩn Final prediction error
- HQ
: Tiêu chuẩn Hannan-Quinn
- IFS
: International Financial Statistic
- IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế
- LR
: Tiêu chuẩn LR
- NEER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương
- REER : Tỷ giá hối đoái thực đa phương
- ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
- SC
: Tiêu chuẩn Schwarz
- VAR : Vector Autorgressive Model
- WB : Ngân hàng Thế giới
- WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
TIEU LUAN MOI download :
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ số tương quan giữa tiết kiệm Chính phủ và tài khoản vãng lai ở Mỹ
giai đoạn 1973-2004 ............................................................................................. 22
Bảng 3.1: Tiêu chí lựa chọn độ trễ của mơ hình bằng phần mềm Eviews........... 27
Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa GOV và CUR giai đoạn 1995 – 2013 ............ 32
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV và CUR ... 34
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV1 và CUR . 35
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV2 và CUR . 36
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu mơ hình cơ bản ........ 37
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một mơ hình cơ bản ......... 38
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu mơ hình mở rộng ..... 38
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một mơ hình mở rộng ...... 39
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tính dừng phần dư của các biến ............................ 40
Bảng 4.10: Phân tích phương sai sai số dự báo của GOV ................................... 42
Bảng 4.11: Phân tích phương sai sai số dự báo của CUR.................................... 42
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc tài khóa lên sự biến đổi các
thành phần của tài khoản vãng lai thơng qua phân tích phương sai sai số dự báo
của các biến CURA ............................................................................................. 46
Bảng 4.13: Phân tích phương sai sai số dự báo của CUR.................................... 49
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc thuế lên sự biến đổi các thành
phần của tài khoản vãng lai thơng qua phân tích phương sai sai số dự báo của các
biến CURA .......................................................................................................... 50
Bảng 4.15: Phân tích phương sai sai số dự báo của CUR.................................... 52
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên sự biến
đổi các thành phần của tài khoản vãng lai thơng qua phân tích phương sai sai số
dự báo của các biến CURA ................................................................................. 52
TIEU LUAN MOI download :
DANH MỤC HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Thể hiện tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản
vãng lai ................................................................................................................. 16
Biểu đồ 2.2: Tài khoản vãng lai của Mỹ và các yếu tố của nó giai đoạn 1974 –
2004 ...................................................................................................................... 20
Biểu đồ 2.3: Tỷ giá và tiết kiệm của Chính phủ Mỹ, 1973 – 2004 ...................... 20
Biểu đồ 4.1: Cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực hiệu lực tại Việt
Nam giai đoạn 1994 – 2013 ................................................................................. 31
Biểu đồ 4.2: Mơ hình cơ bản, 1995 – 2014:1; Các đồ thị thể hiện những đáp ứng
xung của các biến trong mơ hình cơ bản đối với những cú sốc ........................... 41
Biểu đồ 4.3: Tác động của cú sốc tài khóa lên các thành phần của tài khoản vãng
lai .......................................................................................................................... 45
Biểu đồ 4.4: Tác động của cú sốc thuế lên tài khoản vãng lai và các thành phần
của tài khoản vãng lai ........................................................................................... 48
Biểu đồ 4.5: Tác động của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên tài khoản vãng lai và
các thành phần của tài khoản vãng lai.................................................................. 51
TIEU LUAN MOI download :
1
TĨM TẮT
Hiện nay, mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai vẫn
là mối quan tâm lớn cả về phân tích lẫn thực nghiệm của các viện nghiên cứu,
hoạch định chính sách trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Câu hỏi đặt ra là những lo ngại về “bộ đôi thâm hụt” có tồn tại ở Việt Nam hay
khơng. Bài viết nghiên cứu thực nghiệm các tác động của chính sách tài khóa
(các cú sốc thâm hụt ngân sách) lên tài khoản vãng lai tại Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 1995 đến đầu năm 2014 dựa trên mơ hình vector tự hồi quy (VAR).
Đúng với dự đoán của hầu hết các mơ hình lý thuyết, kết quả thực nghiệm cho
thấy rằng một cú sốc trong việc mở rộng chính sách tài khóa (hay một cú sốc
thâm hụt ngân sách) sẽ làm thâm hụt tài khoản vãng, hay nói cách khác, “bộ đơi
thâm hụt” giữa cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai là xu hướng phổ
biến trong giai đoạn nghiên cứu tại Việt Nam.
TIEU LUAN MOI download :
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
Cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai là hai chỉ số kinh tế vĩ mô
quan trọng ở tất cả các quốc gia. Khi thâm hụt ngân sách xảy ra, Chính phủ phải
đi tìm nguồn tài trợ cho khoản thâm hụt này, việc vay nợ ngước ngoài hay vay
nợ trong nước đều sẽ tạo áp lực làm tăng lãi suất và lạm phát trong nền kinh tế;
khi đó sẽ hạn chế sự mở rộng sản xuất, giảm đầu tư của khu vực tư nhân…vì thế
sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, thâm hụt tài khoản
vãng lai có ảnh hưởng xấu tới tính bền vững của cán cân thanh toán, gây áp lực
lên tỷ giá, nợ nước ngồi, lạm phát, từ đó đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế
vĩ mơ.Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại về “bộ đôi thâm hụt” cán cân
tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai xảy ra. Đã có nhiều bài nghiên cứu thực
nghiệm chỉ ra sự tồn tại “bộ đôi thâm hụt” ở nhiều nước trên thế giới;ví dụ như
Lau và Baharumshah (2006), nghiên cứu thực nghiệm tại chín nước khu vực
Châu Á Thái Bình Dương (Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Myanma,
Malaysia, Philipines, Srilanka, Nepal) trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2001 hay
Boileau và Normandin (2008) sử dụng bằng chứng thực nghiệm của 16 nước
công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1975-2002 và đưa ra kết luận rằng khi có
một cú sốc thuế xảy ra sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài
khoản vãng lai sẽ di chuyển cùng chiều.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế tồn cầu và
điều đó đã tạo áp lực lên cán cân tài khoản vãng lai. Đồng thời, với những diễn
biến phức tạp của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội những năm qua đã gây
khơng ít khó khăn cho ngân sách Nhà nước khi phải ln gia tăng chi tiêu cơng
để kích cầu, thúc đẩy nền kinh tế và đảm bảo an sinh, xã hội...Câu hỏi đặt ra là ở
TIEU LUAN MOI download :
3
Việt Nam mối quan hệ giữa cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai diễn ra như
thế nào?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân
tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam là “bộ đôi thâm hụt” hay “bộ
đôi đối nghịch”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán cân tài khóa và cán cân tài khoản
vãng lai. Bên cạnh đó, cịn xem xét đến tác động của các yếu tố vĩ mô khác như sản
lượng, lãi suất, các thành phần của chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai
lên mối quan hệ giữ chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và cán cân
tài khoản vãng lai tại Việt Nam;
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 1995 đến quý năm 2014, vì đây là khoảng
thời gian Việt Nam trải qua những thay đổi đáng kể về mặt kinh tế lẫn xã hội,
chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập, tồn cầu hóa kinh tế.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng mô hình vector
tự hồi quy (VAR) để đưa ra kết quả “bộ đôi thâm hụt” hay “bộ đôi đối nghịch” là
xu hướng phổ biến tại Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa bài nghiên cứu:
1.6.1. Ý nghĩa học thuật:
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài
khóa và cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam.
TIEU LUAN MOI download :
4
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính
sách, cơ quan quản lý, điều hành ngân sách nhà nước có cái nhìn tổng quan về
hai biến kinh tế vĩ mơ này để từ đó đưa những giải pháp, chính sách phù hợp với
từng thời điểm tình hình kinh tế của Việt Nam.
Bài nghiên cứu được cấu trúc thành bốn phần. Phần đầu sẽ trình bày tổng
quan các lý thuyết liên quan và các bài nghiên cứu trước đây; Phần hai đề cập
đến phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu; Phần ba là q trình phân tích và
đưa ra kết quả nghiên cứu; và Phần cuối sẽ chốt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra
một số kiến nghị về chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
TIEU LUAN MOI download :
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
VÀ CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Chính sách tài khóa:
2.1.1. Khái niệm:
Chính sách tài khóa là chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh chi tiêu của Chính
phủ và thuế khóa. Chi tiêu Chính phủ và hệ thống thuế cũng chính là hai cơng cụ
chính của chính sách tài khóa.
Mục tiêu của chính sách tài khóa là điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, ổn định
nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu (Yp).
2.1.2. Phân loại các chính sách tài khóa:
Tùy vào thực trạng của nền kinh tế và mục tiêu điều tiết nền kinh tế,
Chính phủ sẽ sử dụng các chính sách tài khóa khác nhau:
- Chính sách tài khóa trung lập: là chính sách cân bằng ngân sách, khi đó
G=T, (trong đó G: chi tiêu Chính phủ, T: thu nhập từ thuế), chi tiêu của Chính
phủ hồn tồn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh
hưởng trung tính lên mức độ của các họat động kinh tế.
- Chính sách tài khóa mở rộng: là chính sách tăng cường chi tiêu của
Chính phủ (G > T) hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai. Việc
này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn.
Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thối, Chính phủ có thể áp dụng chính sách
tài khóa mở rộng để kích thích, vực dậy nền kinh tế.
- Chính sách tài khóa thắt chặt: ngược lại với chích sách tài khóa mở rộng,
chi tiêu của Chính phủ ít đi thơng qua việc giảm chi tiêu hoặc tăng thu từ thuế
TIEU LUAN MOI download :
6
hoặc kết hợp cả hai. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư
ngân sách lớn hơn so với trước đó. Khi nền kinh tế đang ở trạng thái lạm phát
cao, Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế lạm
phát.
2.1.3. Thâm hụt cán cân tài khóa (thâm hụt ngân sách Nhà nước):
2.1.3.1. Một số khái niệm về thâm hụt ngân sách Nhà nước:
Thâm hụt ngân sách có thể được tiếp cận và định nghĩa dựa theo nhiều
tiêu chí khác nhau. Việc sử dụng thước đo “thâm hụt” nào để phản ánh được
tình hình tài khóa của Chính phủ phụ thuộc vào mục tiêu của việc phân tích và
điều hành chính sách tài khóa, ngân sách của mỗi nước trong từng giai đoạn.
Thơng thường để phán ánh được chính xác thực trạng bức tranh tài khóa của
Chính phủ địi hỏi cần phải sử dụng đồng thời nhiều thước đo thâm hụt ngân
sách khác nhau. Mỗi thước đo sẽ phản ánh một số khía cạnh nhất định về thực
trạng bức tranh tài khóa của Chính phủ. Cụ thể:
a) Thâm hụt ngân sách tổng thể:
Trong các thước đo về thâm hụt, thâm hụt tổng thể (thặng dư tổng thể)
vẫn là thước đo được sử dụng nhiều nhất. Đây cũng là thước đo mà IMF khuyến
nghị các quốc gia sử dụng để xác định tình trạng mất cân đối tài khóa. Theo đó,
thâm hụt ngân sách được xác định bằng chênh lệch giữa chi ngân sách và thu
ngân sách của một thời kỳ nhất định, thông thường là một năm ngân sách. Thâm
hụt ngân sách tổng thể xảy ra khi trường hợp thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân
sách và trong trường hợp ngược lại là thặng dư ngân sách:
Thâm hụt (thăng dư) ngân sách = Tổng thu – Tổng chi
Thu ngân sách bao gồm các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khoản thu
đó khơng phát sinh, khơng tạo ra và khơng kèm theo nghĩa vụ hồn trả trực tiếp,
vì thế thu từ nguồn vay nợ không được xếp là một nguồn thu ngân sách. Trong
TIEU LUAN MOI download :
7
khi đó, chi ngân sách khơng bao gồm khoản chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồm
khoản lãi vay phải trả từ số tiền mà Chính phủ vay. Chi trả lãi tiền vay được xếp
vào chi ngân sách Nhà nước vì đây là hệ quả của việc điều hành chính sách
ngân sách có thâm hụt.
Cách thức tính thâm hụt ngân sách mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay
có thể được xem là “thâm hụt ngân sách tổng thể”. Tuy nhiên, có điểm khác biệt
là Việt Nam đang tính chi trả nợ gốc vào chi ngân sách.
b) Thâm hụt ngân sách thường xuyên:
Thâm hụt ngân sách thường xuyên là chênh lệch giữa thu thường xuyên
và chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước và xảy ra khi chi thường xuyên
lớn hơn thu thường xuyên. Trường hợp thu thường xuyên lớn hơn chi thường
xun thì sẽ có thặng dư ngân sách thường xuyên và ngược lại. “Cán cân
thường xuyên” là thước đo phản ánh sự tích lũy của Chính phủ cho nhu cầu đầu
tư phát triển đất nước. Nếu một quốc gia có thặng dư ngân sách thường xun
thì có nghĩa là quốc gia đó đang có tiết kiệm để sử dụng cho đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, trong xác định cán cân ngân sách thường xuyên thì vấn đề
quan trọng nhất là xác định được khoản thu nào được hiểu và nên được xem là
thu “thường xuyên”. Theo thông lệ quốc tế, thu thường xuyên là các khoản thu
ngân sách từ thuế, phí, lệ phí khơng mang tính chất “một lần” và “khơng tái
tạo”. Theo đó, các khoản thu như thu từ bán tài sản sẽ khơng được tính vào các
khoản thu thường xuyên. Một số quốc gia còn xem các khoản thu từ bán tài
nguyên cũng là các khoản thu không thường xuyên. Chi thường xuyên thường
bao gồm tất cả các khoản chi của ngân sách Nhà nước (bao gồm cả chi trả lãi
tiền vay) trừ chi đầu tư phát triển và chi viện trợ.
Việc sử dụng khái niệm thâm hụt (thặng dư) ngân sách thường xuyên sẽ
rất có ý nghĩa trong việc phân tích tính bền vững của tình hình tài khóa. Một
quốc gia có thâm hụt ngân sách thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ
TIEU LUAN MOI download :
8
bất ổn về tài khóa.
c) Thâm hụt ngân sách sơ cấp:
Thâm hụt ngân sách sơ cấp được xác định bởi thâm hụt ngân sách tổng
thể trừ đi phần chi trả lãi tiền vay. Việc sử dụng thước đo này sẽ cung cấp được
các thông tin sát hơn về tác động của việc điều hành chính sách trong năm của
Chính phủ. Việc trả lãi tiền vay là việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho các
quyết định vay nợ được thực hiện trong q khứ, nhìn chung khơng gắn với
chính sách mà Chính phủ thực hiện trong năm tài khóa (trừ khi thực hiện đối
với các khoản vay trong năm). Đối với những quốc gia có tỷ trọng chi trả lãi
tiền vay lớn (thường là những quốc gia có mức dư nợ Chính phủ cao) thì việc
phân định giữa thâm hụt ngân sách tổng thể và thâm hụt ngân sách sơ cấp là rất
quan trọng, tách bạch được những biến động bất thường trong việc tăng nghĩa
vụ trả nợ (do biến động tỷ giá đối với vay nợ nước ngoài hoặc lãi suất đối với
trường hợp theo lãi suất thả nổi).
Cùng với các khái niệm về thâm hụt ngân sách nói trên, việc sử dụng khái
niệm ngân sách sơ cấp sẽ cho các nhà hoạch định chính xác bức tranh đầy đủ
hơn về tác động của chính sách tài khóa trong năm. Thực tế có thể có trường
hợp khi mà cán cân ngân sách tổng thể thâm hụt cao song cũng khơng đồng
nghĩa với việc chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nếu như
trong năm xuất hiện sự gia tăng đáng kể về nghĩa vụ trả lãi tiền vay xuất phát từ
các biến động kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến nghĩa vụ nợ như phân tích ở trên
(ví dụ do tỷ giá tăng, lãi suất vay nợ tăng).
Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm thâm hụt ngân sách sơ
cấp để xem xét, đánh giá tác động của thâm hụt ngân sách đến cán cân tài khoản
vãng lai và tỷ giá hối đoái thực.
TIEU LUAN MOI download :
9
2.1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khóa:
Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân tài khóa:
- Những ngun nhân mang tính khách quan: nguồn thu của ngân sách bị
ảnh hưởng do hậu quả của khủng hoảng, suy thối, đi theo đó là nhu cầu chi tiêu
để phục hồi nền kinh tế; ngoài ra chi tiêu tăng lên vì những lý do bất khả kháng
như thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh…
- Những nguyên nhân mang tính chủ quan: cơng tác điều hành ngân sách
Nhà nước chưa hiệu quả, hợp lý dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng khai thác
nguồn thu, đi kèm theo đó là quản lý chi tiêu thiếu chặt chẽ, cịn lãng phí, thất
thốt vốn của Nhà nước…; ngồi ra còn do chủ trương chuyển đổi nền kinh tế
nảy sinh nhu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp, từ đó làm tăng
những khoản trợ cấp, ưu đãi để khuyến khích phát triển từ phía Nhà nước.
Căn cứ vào nguồn gốc của thâm hụt thì thâm hụt cán cân tài khóa được
chia làm hai loại:
- Thâm hụt cơ cấu (hay cịn gọi là thâm hụt mang tính chủ động): bắt
nguồn do Chính phủ thay đổi chính sách thu, chi.
- Thâm hụt chu kỳ: bắt nguồn từ sự ảnh hưởng biến động của chu kỳ kinh
tế, đây có thể xem như một dạng bội chi bị động. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái,
tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống, trong khi đó
chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Một vấn đề đặt ra là thâm hụt ngân sách có tác động tích cực hay tiêu cực
đến nền kinh tế. Rõ ràng chúng ta không thường ủng hộ quan điểm thâm hụt sẽ
gây ra tác động tiêu cực. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy, khi thâm hụt ngân
sách là do chi đầu tư phát triển, Chính phủ dựa vào nhiều nguồn vốn nước ngồi
như ODA, FDI để đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu thì trạng thái thâm hụt đó là tốt, vì
đó là động thái chủ động của Chính phủ dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát
TIEU LUAN MOI download :
10
triển kinh tế nước nhà. Ngược lại, nếu thâm hụt ngân sách là do không đáp ứng
đủ nhu cầu chi thường xuyên, hoặc chi đầu tư vào những dự án khơng hiệu quả
gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì trạng thái này khơng tốt, kết quả là Chính
phủ phải đi vay nợ nước ngồi, từ đó làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngồi và
khơng có nguồn thu trong tương lai để trang trải cho khoản nợ này.
2.2. Tài khoản vãng lai:
2.2.1. Khái niệm:
Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép
những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập giữa người cư trú trong nước
với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người
cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ". Còn
những giao dịch dẫn tới sự thanh tốn của người cư trú ngồi nước cho người cư
trú trong nước được ghi vào bên "có". Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi
bên có lớn hơn bên nợ, trường hợp ngược lại là tình trạng thâm hụt tài khoản
vãng lai.
2.2.2. Các thành phần của tài khoản vãng lai:
Cán cân tài khoản vãng lai bao gồm:
- Cán cân thương mại hàng hóa: ghi lại các giao dịch về xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa của một quốc gia. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân
thương mại là thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên,
đối với một số quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngồi lớn thì thu
nhập rịng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn. Vì cán cân
thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu rịng thì
bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoản
vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
TIEU LUAN MOI download :
11
- Cán cân dịch vụ: ghi chép lại các giao dịch về vận tải, du lịch, và các
dịch vụ khác của một quốc gia.
- Cán cân thu nhập: ghi chép những khoản thu nhập của người lao động
như kiều hối, thu nhập từ đầu tư.
- Cán cân chuyển khoản: bao gồm những khoản viện trợ khơng hồn lại,
giá trị của những khoản quà tặng, và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật
cho mục đích tiêu dùng của người cư trú và không cư trú.
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, tài khoản vãng
lai hợp thành cán cân thanh toán. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất
khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài
khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập khẩu nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn.
Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm kiếm
nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững.
2.2.3. Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai:
- Lạm phát: nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia
khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu
các yếu tố khác khơng đổi. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong
nước sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong
khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm.
- Thu nhập quốc dân: nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ
lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ
giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do
lạm phát) tăng, mức tiêu thụ hàng hóa cũng tăng. Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu
thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngồi.
- Tỷ giá hối đối: nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng
tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố
TIEU LUAN MOI download :
12
khác khơng đổi. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các
nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó
sẽ giảm. Ngược lại, nếu đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá thì sẽ có tác dụng
khuyến khích làm tăng xuất khẩu của quốc gia đó bởi vì đồng nội tệ giảm giá sẽ
làm hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia đó trở nên rẻ hơn trước đối với người nước
ngoài.
- Các biện pháp hạn chế của Chính phủ: nếu Chính phủ của một quốc gia
đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng
tăng trên thực tế. Ngồi việc áp dụng các biện pháp hạn chế, Chính phủ cũng có
các cách khác có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. Các chính sách tiền tệ và
tài khóa có thể ảnh hưởng đến các biến số kinh tế như mức lạm phát và thu nhập,
và các biến số này lại tác động đến cán cân tài khoản vãng lai. Ngồi ra, Chính
phủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, nhờ đó có thể tăng cường tiềm
năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này.
Các yếu tố vừa trình bày có tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng
thời của chúng đối với tài khoản vãng lai rất phức tạp.
Tương tự như thâm hụt cán cân tài khóa, thâm hụt tài khoản vãng lai là tốt
hay là xấu đối với một nền kinh tế? Cần nhấn mạnh là bản thân việc thâm hụt tài
khoản vãng lai về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Nếu xét một cách
tổng quát thì tài khoản vãng lai bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập yếu tố
rịng từ nước ngồi và chuyển nhượng rịng nhưng phần lớn thâm hụt tài khoản
vãng lai là do thâm hụt thương mại gây ra, tình trạng này xuất hiện khi xuất khẩu
bé hơn nhập khẩu. Do đó, thâm hụt tài khoản vãng lai là tốt hay là xấu còn tùy
thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mơ, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản
vốn. Để đưa ra một nhận xét về mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của một
quốc gia, chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, khơng thể chỉ nhìn
TIEU LUAN MOI download :
13
vào con số thâm hụt hay thặng dư thương mại (hoặc thâm hụt hay thặng dư tài
khoản vãng lai) để rồi cho rằng thâm hụt đó là xấu hay là tốt.
Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt
Nam) là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một
nền kinh tế yếu kém và ngược lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng
lai, thì quan niệm này cho rằng thặng dư thương mại là điều tốt và thể hiện một
nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt.
Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một
nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng
tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng
tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dịng vốn nước ngồi chảy vào
quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tức là một quốc gia có thể sử dụng
nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Ngược lại, một tài
khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng
vốn trong nước chảy ra nước ngồi tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là
nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước.
2.3.
Các mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối
quan hệ (tương quan) giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai trên
thế giới:
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Chính phủ và thâm hụt tài khoản
vãng lai đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà phân tích lý thuyết và
thực nghiệm, tuy nhiên cuộc tranh luận này vẫn đang diễn ra và đến nay vẫn
chưa có sự thống nhất.
Căn cứ vào các mơ hình lý thuyết và các bài nghiên cứu thực nghiệm ở
nhiều nước trên thới giới, chúng ta có thể phân mối quan hệ giữa hai yếu tố vĩ
mơ này thành ba nhóm: “bộ đôi thâm hụt”; “bộ đôi đối nghịch” và không tồn tại
mối quan hệ nào.
TIEU LUAN MOI download :
14
2.3.1. Trường phái “Bộ đơi thâm hụt”:
Một ví dụ điển hình về “bộ đơi thâm hụt” là ở Mỹ trong nửa đầu những
năm 1980 và những năm 2000. Vấn đề này khơng chỉ xuất hiện ở Mỹ mà cịn nổi
lên ở Châu Âu, Đức, Thụy Điển vào những năm 1990.
- Trước tiên, để làm rõ mối quan hệ “bộ đôi thâm hụt” giữa chính sách tài
khóa và tài khoản vãng lai, chúng ta bắt đầu với định nghĩa về thu nhập quốc gia
trong nên kinh tế mở:
Y = C + I + G + X – M (1)
Trong đó, Y là thu nhập quốc dân;C là tiêu dùng tư nhân; I là chi tiêu đầu
tư thực sự trong nền kinh tế như chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà máy; G là
chi tiêu của Chính phủ về hàng hố và dịch vụ; Cuối cùng, X là xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ, và M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Từ phương trình (1), tài khoản vãng lai (CA) được định nghĩa là bằng sự
chênh lệch giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (M), có thể được viết lại là:
CA = Y – C – G – I (2)
Với S là tiết kiệm của nền kinh tế, bằng tổng thu nhập trừ đi chi tiêu chi
tiêu Chính phủ và chi tiêu của người dân (S=Y – C – G), phương trình (2) được
viết lại như sau:
CA = S – I (3)
Tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết kiệm cá nhân (Sp) và tiết kiệm chính phủ
(SG) (hoặc số dư ngân sách Chính phủ hay số âm thâm hụt ngân sách), khi đó:
CA = Sp + SG - I
CA = Sp – BD – I (4)
TIEU LUAN MOI download :
15
Phương trình (4) nói lên rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra
một sự gia tăng tương tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tư nhân
và đầu tư không thay đổi nhiều hoặc giữ ngun.
- Theo Mơ hình Keynes:
Mơ hình nàyđưa ra hai kết luận: (1) Thâm hụt ngân sách tác động đến
thâm hụt tài khoản vãng lai; (2) Có mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngân
sách chính phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Hai kết luận trên được giải thích như sau: Chính phủ gia tăng chi tiêu cơng
(thâm hụt ngân sách gia tăng), sẽ dẫn đến làm tăng thu nhập nội địa, và tiêu dùng
cho các khoản hàng hóa vốn và dịch vụ nhập khẩu tăng lên, cuối cùng thâm hụt
tài khoản vãng lai xảy ra trầm trọng hơn.
- Theo Mơ hình Mundell–Fleming:
Mơ hình Mundell-Fleming là một mơ hình kinh tế học vĩ mơ sử dụng hai
đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được
thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa. Mơ hình mang tên hai nhà kinh tế học là
Robert Mundell và John Marcus Fleming.
Khi thâm hụt ngân sách tăng lên sẽ tạo áp lực gia tăng trong lãi suất, điều
này làm tăng dòng vốn vào quốc gia và làm tỷ giá giảm, từ đó kéo theo quá trình
xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng lên, kết quả là làm tăng thâm hụt cán cân
thương mại và cán cân tài khoản vãng lai.
- Một số bài nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới:
+ “Twin deficits Hypothesis in seacen countries: a panel data analysis of
relationships betwwen public budget and current account deficits” của Evan Lau
và Ahmad Zubaidi Baharumshah (2006): Bài nghiên cứu thực nghiệm tại chín
nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương từ năm 1980 đến 2001. Bài nghiên cứu
đã chỉ ra mối tương quan cùng chiều giữa thâm hụt cán cân tài khóa và thâm hụt
TIEU LUAN MOI download :
16
tài khoản vãng lai thông qua hai kênh: kênh trực tiếp từ thâm hụt ngân sách dẫn
đến thâm hụt tài khoản vãng lai; kênh gián tiếp từ thâm hụt ngân sách tác động
đến lãi suất, lãi suất tác động đến tỷ giá, cuối cùng là tỷ giá tác động tài khoản
vãng lai. Cụ thể theo mơ hình sau:
IR
ER
BD
CA
Biểu đồ 2.1: thể hiện tương quan giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài
khoản vãng lai. Trực tiếp: BD → CA; gián tiếp: BD → IR → ER → CA.
+ “Do Tax Cuts Generate Twin Deficits? A Multi-Country Analysis?” của
Martin Boileau và Michel Normandin (2008): Bài nghiên cứu sử dụng bằng
chứng thực nghiệm của 16 nước công nghiệp trong khoảng thời gian từ 19752002. Bài nghiên cứu đưa ra kết luận rằng khi có một cú sốc thuế xảy ra sẽ khiến
cho thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ di chuyển
cùng chiều.
+ “General Equilibrium Perception on Twin Deficits Hypothesis: An
Empirical Evidence for the U.S” của Tuck Cheong Tang và Evan Lau (2009):
Bài nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu do IFS và IMF cung cấp theo quý từ năm
1973 đến năm 2008. Sau khi kiểm định, tác giả đi đến kết luận: tại Mỹ, bộ đôi
thâm hụt đã tồn tại khá lớn trong thời kì nghiên cứu.
TIEU LUAN MOI download :