Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở lai châu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.75 KB, 89 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền nơng nghiệp
lạc hậu, trong suốt q trình lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ln khẳng
định vị trí và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, đảm bảo thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt
các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nơng thôn nước ta tiến lên văn
minh hiện đại.
Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, đã có nhiều nghị quyết của Đảng bàn
tới vấn đề này và ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước quan điểm chỉ đạo
của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thơn ngày càng được
bổ sung hồn thiện. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá IX) đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn thời kỳ 2001-2010 và gần đây nhất, Nghị quyết 26 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khố X ngày 05/8/2008 về nơng nghiệp, nơng
dân, nơng thôn được ban hành đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản
xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Nghị
quyết nêu rõ:
Nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ


2


gìn, phát huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
của đất nước [2].
Là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 khoá IX và Nghị quyết số 26 khoá X của Đảng, tỉnh Lai Châu đã khai
thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh; xác định rõ các vùng sản xuất tập
trung; từng bước hình thành một nền sản xuất nơng nghiệp hàng hố bền
vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng nơng thơn của tỉnh có cơ
cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ngày càng phát triển theo hướng bền vững, mọi người có việc làm, thu
nhập và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên,
quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sản xuất phân tán, tự cung tự cấp, năng suất lao
động thấp, các sản phẩm chủ lực cịn ít, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa
mạnh…Vì vậy tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã xác định:
“Phát triển tồn diện nơng, lâm nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh quy
mô lớn gắn với cơng nghiệp chế biến và hình thành các vùng tập trung, cho
sản phẩm hàng hoá lớn, chú trọng các ngành, lĩnh vực có lợi thế…” [9, tr.48].
Lai Châu là một tỉnh mới được chia tách, thành lập (tháng 01/2004), mặc
dù Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các
ngành thực hiện các nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước về đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc trang bị máy móc, thiết bị và áp dụng
thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Một số cơ chế, chính sách
của chính quyền cấp tỉnh chưa phù hợp, chậm được điều chỉnh kịp thời, nhất
là chính sách về đất đai, tín dụng, khoa học, cơng nghệ và thị trường. Đầu tư
cho nông nghiệp, nông thôn tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng
được yêu cầu. Sự phân cơng quản lý nhà nước cịn phân tán, phối hợp giữa


3

các ngành chức năng và địa phương còn chưa thường xun ảnh hưởng rất
nhiều đến tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Do vậy, việc nghiên cứu nhằm khẳng định vai trị của chính quyền cấp
tỉnh đối với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
cũng như tìm ra một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trị đó là rất
cần thiết trong xây dựng và phát triển Lai Châu hiện nay. Với lý do trên tác
giả chọn đề tài: "Vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở Lai Châu hiện nay" làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có rất nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu vấn đề cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn vai trị của Nhà nước trong vấn đề đó
dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là:
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn (1998) của Hồ Vinh (Chủ biên);
- Thực trạng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn
(1998) của Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Sinh Cúc;
- Khai thác tiềm năng đất nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hoá
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh tế (1999) của
Nguyễn Tiến Khơi;
- Một số vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
vùng đồng bằng sơng Hồng (2000) của Nguyễn Sinh Cúc;
- Phân tích chính sách nơng nghiệp, nông thôn (2000) của PGS.TS Phạm
Văn Khôi;
- Những giải pháp cơ bản thúc đẩy nền nơng nghiệp hàng hố ở Việt
Nam - Luận án Tiến sĩ khoa học Kinh tế (2000) của Trần Xuân Châu;
- Con đường công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn
(2001) của PGS.TS Chu Hữu Quý và cộng sự;



4
- Cơng nghiệp hố nơng nghiệp - Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp
dụng ở Việt Nam (2001) của Đặng Kim Sơn;
- Một số định hướng về công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn ở nước ta (2002) của Lưu Bính Hồ;
- Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn vùng Đồng bằng sơng Hồng (2002) của GS.TS Nguyễn
Đình Phan, PGS.TS Trần Minh Đạo và TS. Nguyễn Văn Phúc;
- Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố của Vũ Ngọc Hải, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 6 -2004;
- Kinh tế nơng nghiệp (2006) của PGS.TS Vũ Đình Thắng;
- Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bạc
Liêu - Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh tế (2006) của Dương Văn Thạch;
- Công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn gắn với phát
triển kinh tế tri thức của Vũ Thị Thoa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, 2006;
- Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn nhìn từ góc quản lý
nhà nước của Nguyễn Từ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 135 tháng 4 năm 2007;
- Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học của Ngơ
Thị Tân Hương, năm 2007;
- Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh
Bắc Ninh từ 1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị (2006) của
Nguyễn Sỹ;
- Nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân trong q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta (2008) của Hồng Ngọc Hồ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, của Lê Hiếu (2008), Tạp chí Quản lý nhà nước, 146/3;



5
- Vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn ở Tuyên
Quang hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học của Hồng Bằng Giang, năm 2010;
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn vấn đề và giải
pháp của PGS.TS. Lê Quốc Lý (chủ biên), Nxb CTQG, 2012;
Các cơng trình nghiên cứu trên đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của
công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở nhiều góc độ khác
nhau. Đặc biệt là Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vai trị của Nhà nước đối với
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở Hải
Dương hiện nay của tác giả Đặng Trà My, năm 2010 đã tập trung làm rõ thực
trạng vai trò của Nhà nước đối với q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thơn ở Hải Dương từ đó đề ra một số giải pháp để nâng
cao vai trị của Nhà nước đối với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thơn ở tỉnh Hải Dương.
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở Bắc Ninh hiện
nay của tác giả Nguyễn Công Sơn, năm 2012 đã đi sâu phân tích thực trạng
vai trị của chính quyền cấp tỉnh đối với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nông nghiệp, nông thôn và đề ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai
trị của chính quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có một cơng
trình nào nghiên cứu vấn đề vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn dưới góc độ triết học, qua
thực tiễn địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Từ việc phân tích vai trị và thực trạng vai trị của chính quyền cấp tỉnh
trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn tỉnh Lai Châu,
luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính



6
quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn ở
Lai Châu hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ tính tất yếu và nội dung của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn ở Lai Châu.
- Phân tích vai trị, thực trạng vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn ở Lai Châu hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trị của chính quyền
cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở Lai
Châu hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trị của chính quyền cấp tỉnh
trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở Lai Châu hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu là trong phạm vi tỉnh Lai Châu từ khi chia tách,
thành lập tỉnh đến nay (2004 đến 2013).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; bám sát
các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các
văn bản của tỉnh Lai Châu về vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn và kế thừa thành quả nghiên cứu của các cơng trình khoa
học đã nghiên cứu về vấn đề cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn và vai trị của chính quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt các phương pháp phân tích - tổng
hợp, lịch sử - lơgíc, quy nạp - diễn dịch để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.



7
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Qua việc phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế về
vai trị chính quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn ở Lai Châu hiện nay, luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng vai
trị chính quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn ở Lai Châu hiện nay từ đó đề ra một số giải pháp phù hợp với tình
hình thực tiễn của địa phương nhằm thực hiện tốt cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nông nghiệp, nông thôn ở Lai Châu trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua việc nghiên cứu vai trị chính quyền cấp tỉnh trong cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn ở Lai Châu, luận văn có thể được vận
dụng vào việc nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề có liên quan; ngồi ra có thể
dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn ở địa phương.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.


8
Chương 1
CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ
NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN Ở LAI CHÂU - THỰC CHẤT
VÀ VAI TRỊ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
1.1. THỰC CHẤT CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP,
NƠNG THƠN Ở LAI CHÂU

1.1.1. Tính tất yếu và nội dung của cơng nghiệp hố, hiện đại hố

nơng nghiệp, nơng thơn ở Lai Châu
1.1.1.1. Tính tất yếu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn ở Lai Châu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Trong bài “Con đường phía trước”
với bút danh C.K đăng trên Báo Nhân dân số 2143 ngày 20/1/1969, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là nước nơng nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt
đầu đi của chúng ta... Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng
máy móc để sản xuất một cách rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp
và nông nghiệp, máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên
gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường..., đó là con đường
phải đi của chúng ta”. Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào
thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta là một nước nông
nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, mạnh mún, lạc hậu. Bởi vậy, công nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan
trọng đặc biệt hàng đầu của tồn Ðảng, tồn dân ta. Thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là thực hiện chuyển đổi căn bản,


9
toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã
hội trong nông nghiệp và ở nông thôn từ lao động thủ công là chính sang sử
dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện sản
xuất và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động trong nông
nghiệp ngày càng cao, làm thay đổi diện mạo của nông thôn, nâng cao đời
sống của nông dân. Theo tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá
VII) và Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII, cơng nghiệp hố,

hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn được hiểu như sau:
Cơng nghiệp hố nơng thơn là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn
với việc đổi mới căn bản về công nghệ và kỹ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng
cho việc phát triển nhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở
nơng thơn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao.
Công nghiệp hố nơng nghiệp là một bộ phận của cơng nghiệp hố nơng
thơn. Nội dung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp
sản xuất kiểu cơng nghiệp, các phương pháp và hình thức tổ chức kiểu công
nghiệp vào các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Cơng nghiệp hố nơng
nghiệp cịn bao hàm cả việc tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất công
nghiệp với sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác triệt để lợi thế của nông
nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá
trị của chúng, mở rộng thị trường cho chúng.
Hiện đại hố nơng thơn là q trình liên tục nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nơng thơn, cải tiến và hồn
thiện tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống ở nơng thơn, tạo ra một nền sản
xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ.
Hiện đại hố nơng nghiệp là q trình khơng ngừng nâng cao trình độ khoa
học - kỹ thuật - cơng nghệ trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nơng nghiệp.


10
Đối với nước ta, chủ trương của Đảng là tiến hành cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, có cơ cấu kinh tế hợp lý với từng thời kỳ và hướng tới mục
tiêu xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu cơng - nơng nghiệp hiện đại. Trong
giai đoạn trước mắt, bước đi của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở
nước ta phải tập trung đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, gắn liền với phát triển những ngành công
nghiệp trọng yếu, giải quyết tốt mối quan hệ giữa công nghiệp với nông
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc

thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng trong chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Lai Châu là một tỉnh miền núi có hơn 80% dân số sống ở khu vực nông
thôn; sản xuất nông, lâm nghiệp ln được coi là ngành sản xuất chính, có vai
trị hết sức quan trọng trong ổn định xã hội, đồng thời tác động lớn đến tăng
trưởng kinh tế của tỉnh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Lai châu có vai trị
và vị trí to lớn góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố của tỉnh.
Chính vì vậy các vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn phải được giải
quyết đồng bộ, gắn với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Sau khi chia tách, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất cả nước, địa hình dốc,
chia cắt phức tạp, đất đai rộng nhưng thiếu đất sản xuất; xa các trung tâm kinh
tế lớn, giao thơng đi lại khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém phát
triển, hạ tầng đô thị thị xã và các thị trấn phải xây dựng mới hồn tồn; quy
mơ nền kinh tế cịn nhỏ bé, phần lớn là tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá nhỏ
bé, phân tán, kém hiệu quả; thu ngân sách quá nhỏ; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm và thiếu bền vững; tỷ lệ hộ đói nghèo cao; nguồn nhân lực vừa
thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở các cấp
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; mặt bằng dân trí và chất lượng lao


11
động thấp đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến trình thực hiện cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn của tỉnh và cũng là một trong những
nguyên nhân khiến chính quyền cấp tỉnh khơng phát huy được vai trị của
mình trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn.
Từ khi chia tách, thành lập tỉnh đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
chính quyền tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Lai Châu
đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế
hoạch. Gần 10 năm thực thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nông thôn cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng

tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng nông, lâm nghiệp. Trong sản xuất nơng nghiệp đã hình thành các vùng
sản xuất hàng hoá tập trung, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
trồng rừng và chế biến lâm sản được quan tâm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội nông thôn của tỉnh được đầu tư, xây dựng, nhất là hệ thống hạ tầng giao
thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ…đã từng bước được
đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng phát triển đến vùng sâu, vùng xa, bộ mặt
nơng thơn có nhiều đổi mới. Tỷ lệ đói nghèo tồn tỉnh giảm. Đời sống vật
chất, văn hố tinh thần người dân nơng thơn từng bước được cải thiện và nâng
cao. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Lai Châu vẫn đang đứng
trước những thách thức gay gắt:
Một là, nông nghiệp, nông thôn của tỉnh còn nhiều tiềm năng chưa được
khai thác và khai thác chưa có hiệu quả. Quỹ đất chưa sử dụng còn lớn; chưa
khai thác hết tiềm năng của rừng.
Hai là, nơng nghiệp, nơng thơn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình độ
lạc hậu, năng suất thấp. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nhất là
nhiều loại giống cây trồng, vật ni cịn hạn chế. Cơng nghệ chế biến và ngành
nghề kém phát triển, khả năng cạnh tranh của hàng nơng sản thấp. Cơ giới hố


12
khâu làm đất đạt tỷ lệ thấp, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn chuyển dịch
cịn chậm, chưa gắn bó hiệu quả với thị trường. Sản xuất nơng nghiệp còn phân
tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát. Công nghiệp nông thôn chậm phát
triển, nhất là chế biến nơng sản. Dịch vụ cịn bất cập, nhỏ lẻ.
Ba là, quy mơ kinh tế hộ gia đình cịn q nhỏ, kinh tế tập thể còn yếu
kém, chưa tương xứng tiềm năng; hiệu quả sử dụng đất các nông, lâm trường
rất thấp. Kinh tế tư nhân, cá thể còn tự phát, năng lực hạn chế.
Bốn là, nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp ngun liệu
cho cơng nghiệp, cịn là thị trường tiêu thụ rộng lớn sản phẩm công nghiệp.

Phát triển khu vực này sẽ kéo theo phát triển cơng nghiệp và thành thị.
Năm là, sự phân hố giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng rõ
rệt, đời sống của một bộ phận nông dân nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới, vùng có đơng đồng bào dân tộc cịn gặp nhiều khó khăn.
Để thực hiện được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh; phát huy hết
các tiềm năng của tỉnh. Kết hợp di dân tái định cư với phát triển cây công
nghiệp, trọng tâm là trồng cây cao su, từng bước hình thành ngành cơng
nghiệp cao su, tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn. Giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nơng thơn ở các
huyện biên giới, các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; phấn đấu xây
dựng xã hội nông thôn Lai Châu ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc thì
thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là thực sự
cần thiết. Chính vì vậy, ngay sau khi chia tách, thành lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh
Lai Châu đã xác định:
Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn
theo hướng sản xuất hàng hố. Đầu tư thuỷ lợi, đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học cho sản xuất nông nghiệp.


13
Chú trọng đổi mới cơ cấu giống để tăng năng suất cây trồng, tăng
lượng thâm canh, tăng vụ, áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác
tiên tiến. Hình thành các vùng sản xuất tập trung có năng suất, chất
lượng cao. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung vào đường giao
thông, thuỷ lợi đảm bảo tưới ẩm vào mùa khô. Chuyển nhanh từ lâm
nghiệp khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ và phát triển vốn rừng
với cơ cấu cây trồng có lựa chọn, vừa phát huy tác dụng rừng phòng
hộ đầu nguồn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức sản xuất nông
thôn theo hướng phát triển kinh tế trang trại; lấy kinh tế hộ làm đơn

vị tự chủ; các doanh nghiệp, hợp tác xã nông, lâm nghiệp là đơn vị
dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển [9, tr.75-76].
Nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Lai Châu là khu vực giàu tiềm năng cần
khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nơng nghiệp, nơng thôn và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng huyện,
thị, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Nơng thơn của tỉnh là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân
cư của cả tỉnh. Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu
lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị
trường của công nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn
định, phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh, ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy
để tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân các dân tộc trong tỉnh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững; tập trung xố đói giảm nghèo, chăm lo các mặt văn hố - xã
hội và đảm bảo an sinh xã hội; xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển ngày
càng vững mạnh thì phải đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nông thôn.


14
Tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn không
chỉ làm cho nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và bền vững mà còn
đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh, tạo cơ sở để phát triển mạnh cơng
nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo nguồn vốn tích luỹ cho nền kinh tế, đảm bảo
sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường trên địa bàn tỉnh.
1.1.1.2. Nội dung của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn ở Lai Châu
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là q trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ

mặt kinh tế xã hội nông thôn, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới,
đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hàng hoá; là q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản
xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng tạo ra năng suất lao động,
hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong nơng nghiệp, nơng thơn, từ đó biến đổi
bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn tiến gần đến thành thị.
Là tỉnh thuần nông nhưng địa hình dốc, đại đa số là đồi núi, ít các thung
lũng bằng phẳng; các huyện xa trung tâm tỉnh, các xã xa trung tâm huyện; đời
sống của dân cư nông thơn cịn nghèo nàn, lạc hậu; kinh tế xã hội phát triển
khơng đồng đều. Vì vậy với mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh ra khỏi tình trạng
kém phát triển, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã xác định phải bắt đầu từ nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị Trung ương năm khoá IX của Đảng, Đảng
bộ và chính quyền tỉnh đã lãnh đạo tỉnh thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thôn với những nội dung chủ yếu sau:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
hiện đại.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nơng thơn là q trình phát
triển của các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn dẫn đến sự


15
tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác
giữa chúng so với một thời điểm trước đó mà thường là so với năm trước.
Cơ cấu kinh tế nơng thơn của Lai Châu cịn bất hợp lý, hiệu quả thấp
chưa khai thác hết tiềm năng của tỉnh và lợi thế sinh thái của từng huyện cho
sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thơn. Do đó để khắc phục khó khăn, phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn tồn diện đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của thị
trường và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn, Đảng bộ và chính
quyền tỉnh khẳng định phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn theo các hướng sau:
Chuyển từ nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh đi
đơi với việc hình thành các vùng sản xuất đặc trưng. Chuyển nền nông nghiệp
độc canh sang nền nông nghiệp đa canh với các hệ sinh thái khác nhau, liên
kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau sẽ tạo sự phát triển bền vững của nông nghiệp
nước ta. Đây là một xu hướng cơ bản của cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong
nơng nghiệp.
Chuyển nền kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn từ trạng thái khép kín
sang nền nơng nghiệp hàng hố, mở rộng phân cơng và hợp tác. Phát triển nền
kinh tế nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hố, mở rộng phân cơng hợp tác
là tất yếu bởi vì chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hoá phát triển mới kích thích và
thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa
học - cơng nghệ tạo sự phát triển nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói
riêng. Kinh tế hàng hố phát triển cũng sẽ thúc đẩy q trình xã hội hố sản
xuất, đẩy mạnh phân công và hợp tác, mở rộng thị trường, tạo sự tích tụ và tập
trung sản xuất nhanh chóng, từng bước chuyển nền sản xuất nhỏ lạc hậu lên
nền sản xuất lớn.
Chuyển kinh tế nông thôn thuần nông sang phát triển kinh tế nông thôn
tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch lao động nông nghiệp


16
sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng này sẽ làm cho nông thôn
thuần nông thành một nông thôn với kết cấu kinh tế đa dạng, phong phú và
năng động, người nông dân sẽ dần trở thành công nhân nơng nghiệp, nhờ đó sẽ
thốt dẫn khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tạo sự phát triển bền vững
của nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, ứng dụng các thành tựu sinh học, thực hiện thuỷ lợi hoá, hoá học
hố, cơ giới hố, điện khí hố để tăng năng suất lao động nông nghiệp, đảm
bảo hiệu quả sản xuất cao, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững

Chuyển nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, tự cấp tự túc
của tỉnh thành nền nông nghiệp cơ khí hiện đại, năng suất cao, tạo khối lượng
nơng sản hàng hố lớn, xây dựng nơng thơn mới văn minh, hiện đại là một
trong những mục tiêu lớn của cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp,
nơng thơn ở Lai Châu. Để đạt được mục tiêu đó thì việc làm cần thiết là phải
thực hiện cơ khí hố, điện khí hố, thuỷ lợi hố, hố học hố, áp dụng những
thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh phát
triển kinh tế nông thôn.
Cơ giới hố nơng nghiệp là q trình thay thế cơng cụ thô sơ bằng công
cụ cơ giới, lao động thủ công bằng lao động cơ giới, thay thế phương pháp
sản xuất lạc hậu bằng phương pháp khoa học. Trong sản xuất nơng nghiệp, sử
dụng các cơng cụ cơ giới hố là điều kiện trực tiếp quyết định việc tăng năng
suất lao động và tăng năng suất cây trồng.
Điện khí hố nơng nghiệp là quá trình sử dụng năng lượng điện vào sản
xuất nông nghiệp và mọi hoạt động phục vụ đời sống nông thôn. Đây cũng là
điều kiện để các công cụ cơ giới phát huy tác dụng và làm tăng sức sản xuất.
Thuỷ lợi hố là q trình thực hiện tổng thể các biện pháp sử dụng các
nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất để phục vụ sản xuất và sinh hoạt
trong nông nghiệp, nông thôn đồng thời hạn chế các tác hại của nước gây ra


17
cho sản xuất và cho đời sống. Trong nội dung này thì nhiệm vụ quan trọng là
phải trang bị được hệ thống kênh mương, trạm bơm nước cho đồng ruộng.
Nguồn nước đó phải đủ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, tránh gây ô
nhiễm cho phát triển cây trồng, vật nuôi.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ có vai trị ngày càng lớn đối với
nền kinh tế nơng nghiệp. Nó khơng chỉ có tác động đến việc cải tạo giống cây,
giống con hay tạo ra những loại giống mới có năng suất, chất lượng cao mà
cịn có tác động rất lớn đến khâu chế biến, bảo quản giá trị sử dụng của sản

phẩm. Vì vậy áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất
nông nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế kinh tế nơng thơn, sử dụng các
phương tiện hố học do cơng nghiệp hố chất sản xuất vào sản xuất nơng
nghiệp; áp dụng những thành tựu mới về khoa học sinh vật và khoa học sinh
thái vào nông nghiệp, tiến hành chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi
và thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật nơng nghiệp.
Ba là, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp của tỉnh được
phân bổ ở nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô vừa
và nhỏ là chủ yếu thuộc nhiều thành phần kinh tế có hình thức tổ chức và
trình độ phát triển khác nhau, hoạt động gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở nơng thơn.
Cơng nghiệp nơng thơn đóng vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế - xã hội nơng thơn, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố nơng thơn ở Lai Châu; làm tăng giá trị sử dụng và tăng giá trị sản
phẩm nông nghiệp; thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nơng
dân; góp phần đẩy nhanh q trình đơ thị hố nơng thơn; hạn chế việc di
chuyển lao động từ nông thôn ra trung tâm huyện, thị một cách quá mức; khai
thác tiềm năng tại chỗ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Công


18
nghiệp nơng thơn phát triển sẽ thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố nơng thơn thơng qua các tác động như: làm tăng năng suất lao động trên
địa bàn nơng thơn, nhờ đó góp phần làm tăng tích luỹ để đầu tư phát triển
công nghiệp; tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập và sức mua của nông dân,
do đó sẽ từng bước mở rộng thị trường cho công nghiệp; phát triển kết cấu hạ
tầng nông thôn, tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp; từng bước tạo ra
nguồn lao động có kỹ năng sản xuất và kinh nghiệm quản lý cho kinh doanh
công nghiệp sau này.

Bốn là, phát triển nguồn lực lao động cho công nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thơn.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, từng bước đưa
nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu của Lai Châu trở thành một nền sản xuất
cơng nghiệp hiện đại, trong đó các thiết bị cơ khí và tự động hố được sử
dụng rộng rãi thay cho sức người và công cụ thủ cơng, thì lao động nơng
nghiệp, nơng thơn sẽ khơng thể làm việc bằng trình độ hiện có, theo phong
cách tiểu nông tự do tuỳ tiện lâu nay. Bởi lẽ, trong nền sản xuất công nghiệp
hiện đại, mọi lao động đều phải có trình độ chun mơn kỹ thuật tương xứng
mới làm chủ được các phương tiện sản xuất hiện đại, đồng thời cịn địi hỏi
phải có tác phong cơng nghiệp, ý thức lao động tập thể, làm việc liên tục với
nhịp độ khẩn trương nhằm đạt đỉnh cao của 3 mục tiêu sản xuất là năng suất,
chất lượng và hiệu quả.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Lai Châu hiện nay
nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa lao động chân tay, lao động giản
đơn; thiếu lao động tay nghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi. Cả hai
điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.
Để nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng
đưa tỉnh Lai Châu ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành tỉnh có mức


19
phát triển trung bình khu vực miền núi phía bắc góp phần đưa nước ta phấn
đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước cơng nghiệp, nghĩa là khi đó nơng
nghiệp, nơng thơn đạt mức độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố cơ bản, lực
lượng lao động trong nơng nghiệp và ở nơng thơn hay nói cách khác trình độ
của nông dân đặc biệt là của cán bộ quản lý các cấp ở nơng thơn có ảnh
hưởng rất lớn đến thành cơng của q trình này.
Thực trạng khi mới chia tách, thành lập tỉnh, trình độ dân trí, học vấn và
chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp, nông thơn của tỉnh Lai Châu

cịn ở trình độ thấp, cho nên nhìn chung, sức cạnh tranh về năng suất cũng
như chất lượng sản phẩm còn bị nhiều hạn chế. Người nông dân Lai Châu đa
số là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng núi cao, có kỹ thuật canh tác cũ, lạc
hậu; những kiến thức hiện đại và phát triển nơng nghiệp, nơng thơn thì vẫn
cịn rất thấp, thậm chí nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, các huyện biên giới còn
chưa được tiếp cận. Họ chỉ quen với cung cách làm ăn của tư duy sản xuất
nhỏ, chỉ sử dụng những phương pháp canh tác truyền thống, lạc hậu… do đó,
năng suất lao động thấp, làm khơng đủ ăn.
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi
phải nâng cao trình độ dân trí cho dân cư nông thôn, đặc biệt là đối với lực
lượng lao động. Vì vậy cần thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm
để tăng cường đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ văn hố cho các vùng
nông thôn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sớm phổ
cập giáo dục cơ sở. Điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu
cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nông thôn. Xây dựng
một số cơ sở sản xuất nơng nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong
các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh hoạt
động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
Đáp ứng u cầu hiện đại hố nơng nghiệp và cơng nghiệp hố đất nước,
vì sự phát triển tiến lên của nơng dân, Đảng bộ cũng như chính quyền tỉnh


20
phải quan tâm đến công tác đào tạo chuyển nghề cho lao động nơng thơn và
đào tạo nâng cao trình độ cho nơng dân cịn tiếp tục làm nơng nghiệp. Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng bộ và chính quyền tỉnh,
của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nơng
thơn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Chính quyền tỉnh tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động
nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện cơng bằng xã hội về cơ hội học

nghề đối với mọi lao động nơng thơn, khuyến khích huy động và tạo điều kiện
để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong việc đào
tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ
năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát
triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mơ hình
đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho
nông dân.
Năm là, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước xây dựng
nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh.
Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh. Đó
cũng là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững.
Địi hỏi phải khơng ngừng phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh, nhất là kết cấu
hạ tầng nông thôn làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Để nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố thì việc tăng cường xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn cả về số lượng và chất lượng là rất cần thiết. Nói đến kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của tỉnh là nói tới những điều kiện phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Do nông thôn của tỉnh được tổ chức
theo đơn vị hành chính là thôn, bản, xã, nên cần phải chú ý tới những đặc


21
trưng đó của xã hội nơng thơn để xác định nội dung của cơng nghiệp hố,
hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn của tỉnh. Cụ thể, hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế- xã hội nông thôn bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế như
điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại… và hệ thống kết
cấu hạ tầng văn hoá - xã hội như phịng khám đa khoa, bệnh viện, các loại
hình trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng,
dạy nghề… ở nơng thơn), các loại hình dịch vụ văn hố như thư viện, mạng
lưới chợ… Tóm lại, đó là tồn bộ những điều kiện phục vụ cho nông nghiệp

và nông thôn của vùng và của thôn, bản, xã.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh nói chung và nơng nghiệp,
nơng thơn nói riêng, vai trò và tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội ngày càng được khẳng định. Thiếu hệ thống thông tin viễn thông hiện đại,
thiếu hệ thống giao thông thông suốt, thuận lợi, hay thiếu những cơ sở dịch vụ
kinh tế - xã hội khác… thì sự phát triển kinh tế - xã hội khó có thể phát triển
mạnh. Bởi vậy, việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
tỉnh trở thành một nội dung quyết định của sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại
hố nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Lai Châu nói riêng và cơng nghiệp hố, hiện
đại hố của tỉnh nói chung.
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thơn ở Lai Châu
Q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông
thôn ở Lai Châu chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
kết cấu hạ tầng xã hội…
Về nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới
hành chính, chia tách tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh: Điện Biên và Lai Châu. Tỉnh
Lai Châu được chia tách, thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng
01/01/2004.


22
Vị trí địa lý: là một tỉnh nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, Phía Bắc tỉnh
Lai Châu giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Đơng giáp tỉnh Lào Cai, Yên
Bái, Sơn La, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Điện Biên. Tỉnh có 261,2km
đường biên giới Việt - Trung, có cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng và nhiều lối
mở trên tuyến biên giới Việt - Trung trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng
lớn phía Tây Nam của Trung Quốc, được gắn với khu vực tam giác tăng
trưởng Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32

và đường thuỷ sông Đà, có tiềm năng để phát triển dịch vụ - thương mại, xuất
nhập khẩu và du lịch. Đồng thời cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng
về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đầu
nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống
của đồng bào các dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thuỷ điện
lớn trên sơng Đà và vùng châu thổ sơng Hồng.
Địa hình: được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc Đơng Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi
cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao ngun, sơng
suối. Lai Châu có đặc điểm địa hình là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao
ngun. Phía đơng khu vực này là dãy núi Hồng Liên Sơn, phía tây là dãy
núi Sơng Mã (độ cao 1.800m). Giữa hai dãy núi đồ sộ trên là phần đất thuộc
vùng núi thấp tương đối rộng lớn và lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá
vôi (dài 400 km, rộng từ 1 - 25 km, cao 600 - 1.000m). Trên 60% diện tích có
độ cao trên 1.000m, trên 90% diện tích có độ dốc trên 25 0, bị chia cắt mạnh
bởi các dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là các
thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng như: Mường So, Tam Đường,
Bình Lư, Than Un… Có đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3.143m, Pu Sam Cáp
cao 1.700m… Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có


23
nhiều sơng suối, nhiều thác ghềnh, dịng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm
năng về thuỷ điện.
Khí hậu: Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới với
ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm
hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa ở Lai Châu thường kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao.
Đầu mùa mưa thường hay có mưa đá. Mưa nhiều, tập trung vào giữa các
tháng 6, 7, 8 (âm lịch), chiếm 80% lượng mưa cả năm. Trong thời gian đó,

tổng lượng mưa trung bình vào khoảng 2.500 - 2.700mm. Nhiệt độ trung bình
vào mùa mưa thường ở mức 250C - 350C. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối
thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 đến 20mm. Vào
những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4 - 5 0C, kèm theo
lạnh có sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối, đặc biệt có cả tuyết ở
những vùng cao, nhất là ở Dào San - Phong Thổ; ngồi ra cịn có mưa đá, gió
lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất trung bình 1,3 - 1,5
ngày/năm. Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa 2 mùa. Vào thời
gian này, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất cao, nhiều khi
nhiệt độ buổi trưa lên tới 38 0C, nhưng về đêm nhiệt độ hạ xuống chỉ cịn 18 200C. Nhiệt độ khơng khí bình qn hàng năm là 22 - 250C.
Những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu tạo nhiều thuận lợi cho
sản xuất nông lâm nghiệp nhất là phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi,
phát triển rừng, tuy nhiên địa hình dốc, chia cắt phức tạp gây khó khăn cho
việc hình thành những vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn và là nguyên
nhân tăng giá thành sản phẩm nông nghiệp.
Tài nguyên nước, thủy văn: Là vùng thượng lưu sông Đà với mật độ
sông, suối khá dày đặc (5,5 - 6 km/km 2) và nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh


24
khá lớn. Cùng với sơng Đà, có hệ thống 3 sơng chính là chi lưu cấp I của sơng
Đà gồm có sơng Nậm Na, Nậm Mạ và sơng Nậm Mu...
Tài nguyên nước phong phú tạo điều kiện cho việc tưới tiêu trong sản
xuất nông nghiệp, tuy nhiên vào mùa mưa lũ thường gây mất mùa ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất nơng, lâm nghiệp.
Tài ngun đất: tỉnh Lai Châu có 06 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù
sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ
trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất mùn vàng nhạt
trên núi cao và núi đá, sơng suối. Trong đó nhóm đất Feralit đỏ vàng gồm 11

loại đất với diện tích 499.882 ha, chiếm 55,12%; được phân bổ rộng khắp
trong tỉnh, tại các vùng đồi, núi thấp có độ cao dưới 900 m so với mặt nước
biển. Thành phần chủ yếu của nhóm đất này là cát, cát pha; đất chua và có độ
phì từ trung bình đến thấp có thể phát triển cây lương thực, cây công nghiệp
dài ngày, các loại cây trồng khác theo mơ hình nơng, lâm kết hợp và phát triển
rừng.
Tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh là 9.112,32 Km2 trong đó có
468.836 ha đất nơng nghiệp chiếm 51,45%. Đặc biệt có trên 7 nghìn ha trồng
lúa nước 2 vụ/ năm hoặc luân canh 1 vụ lúa, 1 vụ màu. Quỹ đất trồng có để
phát triển chăn ni khoảng 541 ha, đất trồng cây hằng năm khác gần 41.800
ha tập trung chủ yếu ở các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ. Đất đai màu mỡ thích
hợp cho việc phát triển các loại cây rau, quả nhiệt đới và ôn đới, tiềm năng
phát triển vùng dược liệu quý tại Dào San, Sìn Hồ. Ngồi ra diện tích đất
trồng cây lâu năm trên 6.000 ha, trong đó có trên 4.000 ha trồng chè ở huyện
Tân Uyên, Tam Đường và Thị xã Lai Châu; cây cao su ở huyện Sìn Hồ và
Phong Thổ; cây thảo quả ở Mường Tè...
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm gần 391 nghìn ha, độ che phủ
đạt 42,88%. Trong đó đất rừng phịng hộ chiếm tới 82,23%, còn lại là đất


25
rừng sản xuất. Đối với đất rừng sản xuất được trồng tập trung chủ yếu ở các
huyện Mường Tè, Than Uyên, Sìn Hồ và Phong Thổ.
Tài nguyên rừng: Lai Châu là một tỉnh miền núi cao, khí hậu đa dạng
nên rất phong phú về tài nguyên động, thực vật, có điều kiện phát triển nền
sản xuất hàng hoá với nhiều lâm sản quý. Rừng Lai Châu có nhiều loại gỗ q
có giá trị kinh tế cao như: lát, chị chỉ, nghiến, táu, pơ mu; các cây đặc sản
như: cánh kiến đỏ, song, mây, tre và một số lâm sản khác. Các vạt rừng
ngun sinh chỉ cịn rất ít ở những vùng núi cao, xa và địa hình hiểm trở.
Tài nguyên khống sản: tỉnh Lai Châu có một số loại khống sản giá trị

cao như vàng, kim loại màu, đất hiếm…, song chưa được đầu tư thăm dò,
đánh giá đầy đủ. Đất hiếm gồm các loại quặng barít, florit ở Nậm Xe (Phong
Thổ) với trữ lượng trên 20 triệu tấn đã được khai thác từ những năm 1980
nhưng mới ở quy mô rất nhỏ. Các điểm quặng kim loại màu như đồng, chì,
kẽm ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường với trữ lượng khoảng 6.000 8000 tấn. Đá lợp có ở ba điểm dọc theo bờ sơng Đà, Sơng Nậm Na song hiện
tại mới chỉ có điểm mỏ ở Hát Xum - Sìn Hồ được đầu tư thăm dị và khai
thác. Vàng ở khu vực Chinh Sáng (Tam Đường), Ban Bo (Mường Tè), Noong
Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ). Tỉnh cịn có một số điểm suối khống nóng chất
lượng nước khá tốt ở huyện Phong Thổ và Than Uyên.
Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm những di tích lịch sử văn hóa, lịch sử
cách mạng, các làng nghề thủ cơng truyền thống, những giá trị văn hóa phi
vật thể, như: Di tích Bản Lướt xã Mường Kim là nơi thành lập Chi bộ Đảng
đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu ngày nay; Bản Nà Khoảng, núi
Sam Sẩu, đèo Khau Co huyện Than Uyên là những căn cứ du kích, tiểu phỉ
thời chống Pháp; đồn bốt, nhà tù của thực dân Pháp ở huyện Mường Tè - nơi
giam giữ, tù đày nhiều nhà hoạt động cách mạng (như cố Luật sư Nguyễn
Hữu Thọ), miếu Nàng Han, hang kháng chiến Nà Củng ở huyện Phong Thổ;


×