Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Câu hỏi và đáp án ôn tập môn điện tàu thủy đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 38 trang )

ĐIỆN TÀU THỦY ĐẠI CƯƠNG
ƠN TẬP
Câu 1: Trình bày vai trò, tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của hệ thống trạm phát
điện tàu thuỷ ?
*Vai trò, tầm quan trọng:
Hệ thống trạm phát điện là hệ thống cung cấp, phân bố và truyền tải năng lượng điện từ lưới đến
các phụ tải.
Tất cả các thiết bị để vận hành một con tàu phấn lớn đều sử dụng nguồn năng lượng điện, vì vậy
năng lượng điện đóng vai trị quyết định cho sự sống của con tàu.
+ Đây là nơi tạo ra nguồn điện: các máy phát xoay chiều, một chiều, các acquy, máy phát sự cố
+ Nơi phân phối điện năg: hệ thốg bảg điện chíh, hệ thốg dây dẫn, các thiết bị đo và kiểm tra.
+ Các phụ tải: chủ yếu là các motor điện, các thiết bị sử dụng năg lượg điện (như ra đa, máy vơ
tuyến, máy bơm,...)
*u cầu cơ bản:
+ Hệ thống phải có kết cấu chắc chắn gọn nhẹ, chiếm ít diện tích nơi lắp đặt .
+ Hoạt động tin cậy, an toàn trong mọi chế độ hoạt động và điều kiện công tác của tàu theo quy định
của đăng kiểm.
+ Dễ dàng vận hành, khai thác và bảo dưỡng.
+ Đảm bảo tính cơ động.
+ Tránh gây tiếng ồn, gây nhiễu cho radio
+ Hiệu suất sử dụng cao.
Câu 2: Trình bày cách phân loại và các thông số cơ bản của trạm phát điện tàu thuỷ?
*Phân loại:
a) Phân loại theo động cơ lai :
- Trạm phát diezel : có động cơ lai là diezel.
- Trạm phát turbin : có động cơ lai là turbin.
- Trạm phát hỗn hợp : có động cơ lai là diesel và turbin.
- Trên một số tàu sử dụng thêm một số máy phát đồng trục được lai bởi động cơ deisel lai chân vịt.
b) Phân loại theo dòng điện :
- Trạm phát một chiều : các máy phát là máy phát một chiều.
- Trạm phát xoay chiều : các máy phát là máy phát điện xoay chiều đồng bộ 3 pha.


c) Phân loại theo chức năng :
- Trạm phát điện chính: trạm phát hoạt động thường xuyên, đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện năng
cho môi chế độ hoạt động của tàu.
- Trạm phát điện sự cố: trạm phát hoạt động ở chế độ sự cố khi vì một ngun nhân nào đó mà trạm
phát chính khơng hoạt động được.
*Các thông số cơ bản của trạm phát điện tàu thuỷ:
a) Dòng điện :
- Dựa vào tải để chọn. Nhưng xu hướng là dùng trạm xoay chiều
+ Kích thước nhỏ và giá thành rẻ hơn
+ Hồ quang xoay chiều dễ dập hơn
+ Dễ thay đổi điện áp và truyên tải.
+ Dễ bảo dưỡng
b) Điện áp:
1


- Áp một chiều : 220v, 110v ,24v, 12v.
- Áp xoay chiều :
+ Tàu cũ: 380V-50Hz
+ Tàu mới: 415V, 440V-60Hz
c) Tần số trạm phát:
- Bao gồm 50 Hz và 60 Hz
Tần số cao làm giảm kích thước, trọng lượng máy điện nhưng tăng cao vấn đề về ổ bi và bạc đỡ
d) Công suất trạm phát :
- Thông thường trên tàu thuỷ, công suất trạm phát tuỳ thuộc vào tổng công suất của các thiết bị đc
trag bị trên tàu.
- Việc bố trí cũng như số lượng và cơng suất của máy phát phải tuân thủ các yêu cầu :
+ Trạm phát điện phải cung cấp đầy đủ công suất cho các thiết bị điện trên tàu .
+ Bắt buộc phải có trạm phát điện sự cố , đặt trên mớn nước của tàu và đảm bảo cấp nguồn
cho một số tải quan trọg trên tàu theo quy định của ĐK.

Câu 3: Hiểu biết của bạn về máy phát điện đồng bộ 3 pha (có chổi than và ko chổi than) và các
đặc tính của chúng.
*Có chổi than :
a) Cấu tạo :
Stato :
- Mạch từ : là lõi thép kỹ thuật điện bao gồm ghép các lá thép kỹ thuật điện (0,3-0,5mm) được dập
hình vành khăn, ghép với nhau, xẻ rãnh trong, cách điện để giảm dòng Fuco.
- Mạch điện : chế tạo từ dây đồng hoặc hợp kim có độ dẫn điện cao, được phủ cách điện, quấn thành
vòng trong các rãnh xẻ, chia thành 3 cuộn đặt cách nhau 1200.
Roto :
- Mạch từ : làm bằng thép đúc
Có 2 dạng kết cấu: kiểu cực lồi và kiểu cực ẩn. Phần mỏm cực tiếp giáp với khe khí Stato thường chế
tạo từ các lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Với một tốc độ quay cố định của roto, số cực càng nhiều thì
tần số nguồn điện càng cao, hoặc ngược lại, phải tăng tốc độ quay của động cơ sơ cấp để giảm số
cực.
- Cuộn dậy : được chế tạo bằng kim lọai đồng hoặc hợp kim có độ dẫn điện cao, được cấp dòng điện
một chiều gọi là dịng kích từ. Các cuộn dây kích từ được nối theo quy luật để hình thành các cực
nam châm xen kẽ nhau (song song hoặc nối tiếp). Trên phần mỏm cực của rotor có thể có các thanh
dẫn kim loại luồn theo dọc các cực từ và được hàn hai phía theo kiểu lồng sóc ,chống dao động máy
khi tải thay đổi.
b) Nguyên lý hoạt động :
Khi cuộn dây kích từ được cấp dịng điện một chiều DC thì rotor trở thành một nam châm điện và
hình thành các cực từ N-S xen kẽ độ, độ lớn tỷ lệ với giá trị của dịng điện kích thích:
Þ =K.Ikt
Nếu rotor được quay bởi động cơ sơ cấp thì từ trường này sẽ là từ trường quay so với Stator và có
tốc độ là n=60f/P (f: tần số, P: số cặp cực). Từ trường này sẽ quét qua mặt phẳng các cuộn dây 3 pha
làm xuất hiện trong cuộn dây 3 pha một sức điện động.
Vì trục các cuộn dây 3 pha đặt lệch nhau 1200 trong không gian, nên hệ thống sức điện động
3 pha được viết lại như sau:
eA(t) = E max sint

(V)
eB(t) = E max sin(t -1200)
(V)
eC(t) = E max sin(t - 2400)
(V)
Các sức điện động này có thể ghép nối Y hoặc ▲. Thực tế máy phát điện tàu thủy chỉ nối Y.
*Không chổi than:
a) Cấu tạo: giống như máy phát điện có chổi than. Nhưng có thêm phần bổ sung.
2


*Đặc tính:

3


*Hiểu biểu đồ:
-Tại nút giao: giá trị điện áp đầu ra để sử dụng
-Dự đốn một số tình trạng hoạt động, hỏng hóc của thiết bị.

-

Câu 4 : Tại sao phải ổn định điện áp cho các máy phát điện xoay chiều 3 pha? Các ng/nh gây
dao động điện áp ?
*Ổn định điện áp cho các máy phát điện xoay chiều 3 pha vì :
- Tất cả các thiết bị điện đều có một điện áp định mức nhất định để phát huy được hết tác
dụng, hoạt động tin cậy, bền của thiết bị
- Sự sai lệch điện áp quá giới hạn cho phép đều gây ra các thiệt hại, làm giảm tuổi thọ của các
thiết bị. Vì vậy, để hạn chế những thiệt hại do việc dao động điện áp gây ra, tất cả các máy phát đều
phải trang bị các bộ tự động điều chỉnh điện áp.

*Các nguyên nhân gây dao động điện áp :
Do dòng tải thay đổi (sử dụng nhiều thiết bị)
Do tính chất tải thay đổi (cos φ giảm)
Do nhiệt độ trong cuộn dây máy phát thay đổi
Do phân phối tải giữa các máy phát làm việc song song không đều
Do ngắn mạch ở các vị trí khác nhau trong mạch
Do bộ điều chỉnh làm việc ko ổn định.
Câu 5 : Các nguyên lý điều chỉnh điện áp cho máy phát điện xoay chiều 3 pha ? Trình bày hệ thống
tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên lý phức hợp pha ? Ưu nhược điểm của hệ thống ?
*Nguyên lý điều chỉnh điện áp:
- Điều chỉnh theo nguyên tắc nhiễu loạn.
- Điều chỉnh theo
độ lệch.
- Điều chỉnh theo nguyên lí kết hợp.
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên tắc nhiễu loạn
a. Hệ thống phức hợp dòng
b. Hệ thống phức hợp pha :
+ Phức hợp pha nối tiếp
+ Phức hợp pha song song
Hệ thống tự động ổn định điện áp theo độ lệch
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên lí kết hợp
* Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp theo nguyên lý phức hợp pha:
Đây là hệ thống mà tín hiệu phản hồi dịng điện và tín hiệu điện áp phản hồi được cộng lại ở phía
xoay chiều và sau đó đưa đến chỉnh lưu và đưa đến kích từ. Có hai loại là phức hợp pha song song
và phức hợp pha nối tiếp.
4


Phức hợp pha nối tiếp có thành phần dịng điện và điện áp được cộng nối tiếp với nhau trước
khi đưa qua chỉnh lưu để cung cấp dịng kích từ cho máy phát.

Phức hợp pha song song có thành phần dòng điện và điện áp được cộng song song với nhau
trước khi đưa qua chỉnh lưu để cung cấp dòng kích từ cho máy phát.

*Ưu điểm: cấu trúc đơn giản, tuổi thọ cao, đáng tin cậy, tính ổn định tốt.
*Nhược điểm: độ chính xác thấp, cồng kềnh, khả năng tự kích ban đầu chưa cao.
Câu 6: Tại sao phải cho các máy phát cơng tác song song, trình bày đặc điểm của q trình
cơng tác đó?
*Cơng suất tiêu thụ điện trên tàu lớn so với công suất trạm phát, tải tồn tàu khơng ổn
định. Để đảm bảo cho tàu có thể hoạt động an toàn và dài ngày trên biển thì trạm phát điện ln
phải đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng trong mọi điều kiện hoạt động của tàu, đồng thời tăng
tính kinh tế. Vì vậy, phải cho các máy phát công tác song song
*Đặc điểm của quá trình cơng tác song song:
- Đảm bảo cung cấp điện liên tục trong mọi chế độ hoạt động
- Có khả năng phục hồi điện áp nhanh
- Giảm trọng lượng của các thiết bị phân phối
- Có khả năg khởi động được các độg cơ dị bộ có cơg suất lớn hơn công suất máy phát
5


- Không bị ngắt điện khi chuyển đổi giữa các máy phát điện (trên thanh cái lúc nào cũng có điện)
- Địi hỏi trình độ ng vận hành phải cao
- Dịng ngắn mạch lớn
- Cần có hệ thống bảo vệ phức tạp hơn như bảo vệ công suất ngược.
Câu 7: Trình bày điều kiện, các phương pháp hịa đồng bộ chính xác các máy phát cơng tác song
song ? Trình bày cụ thể theo nguyên lý đèn tắt, phương pháp hòa ?
*Điều kiện hòa:
+ Suất điện động của máy cần hòa bằng điện áp của lưới.
+ Tần số của máy cần hịa = tần số của lưới
+ Góc lệch pha trùng nhau
+ Thứ tự pha trùng nhau.

*Các phương pháp hòa đồng bộ chính xác: đèn tắt, đèn quay, đồng bộ kế, hịa tự động
*Phương pháp đèn tắt:

Trước khi đóng CB đưa máy phát nhập vào lưới điện, ta lắp 2 bóng đèn lần lượt song song với 2 dây
pha S và T giữa máy phát và lưới. Sau đó quan sát cường độ sáng của đèn để biết được có thỏa 4
điều kiện trên không.
TH1: Đèn chớp
Khi tần số không thõa mãn, bao gồm một máy nhanh, một máy chậm.
Xem máy chạy chậm là máy đang đứng yên (RST), máy chạy nhanh là máy đang chạy (R’S’T’)
Tại S trùng S, khơng được cấp điện, đèn tắt
Nhưng vịng quay sẽ bị chênh lệch nên bóng đèn sẽ chớp tắt liên tục. Chớp càng nhanh, lệch về tốc
độ càng nhiều
TH2: Đèn không chớp, có 2 trường hợp
+Đèn cùng sáng: cùng tốc độ, lệch góc
+Đèn cùng tắt: cùng tốc độ, góc trùng nhau
Dựa vào đó, điều chỉnh ga cho 2 đèn cùng tắt rồi đóng CB
6


Câu 8: Trình bày điều kiện, các phương pháp hịa đồng bộ chính xác các máy phát cơng tác song
song ? Trình bày cụ thể theo nguyên lý đèn quay, phương pháp hịa ?
*Phương pháp đèn quay:

- Cách lắp bóng đèn
+ Máy trên lưới: RST
+ Máy cần hịa: R’S’T’
Bóng D1: mắc vào dây S và S’
Bóng D2: mắc vào dây R’ và T
Bóng D3: mắc vào dây T’ và R
- Nếu khác tần số:

+ Đèn quay ngược chiều kim đồng hồ: máy phát chậm hơn lưới, phải tăng ga
+ Đèn quay thuận chiều kim đồng hồ: máy phát nhanh hơn lưới, phải giảm ga
- Nếu trùng tần số: cùng tốc độ
+ Khác điểm (R hợp với R’ một góc φ khác 0): sáng lần lượt đèn 1, rồi đèn 2 và 3 hoặc 3 đèn
cùng sáng nhưng khác cường độ thì khơng được phép đóng.
+ Trùng góc (R trùng R’,S trùng S’,T trùng T’): đèn 1 tắt, đèn 2 và 3 sáng bằng nhau, có thể
đóng CB hịa vào lưới
Câu 9: Bảng điện chính và các phương pháp phân chia điện năng trên tàu thủy ?
*Bảng điện chính: là 1 tủ sắt, đặt trong đó là các thiết bị đóng ngắt, điều khiển và bảo vệ. Đây là nơi
điều khiển, kiểm tra công tác của máy phát điện và phân phối điện năg cho các thiết bị tiêu thụ.
Ngoài ra cịn có bảng điện phụ dùng để điều khiển, cung cấp điện cho các phụ tải riêng.
- Theo cấu trúc bảng phân điện chính chia thành :
Cấu trúc kín : nhằm che các thiết bị để tránh con người động vào các phần tử có điện, nhưng
khơng có khả năng chống tia nước lọt vào.
Cấu trúc chống tia nước rơi vào dưới góc 45o hay từ trên rơi xuống.
Cấu trúc kín nước : hồn tồn có thể làm việc bình thường dưới độ sâu10m
*Trình bày các phương pháp phân chia điện năng trên tàu thủy? Ưu, nhược điểm.
- Hệ thống phân phối hình tia đơn giản: tất cả các máy phát cấp điện lên bảng điện chính và từ đó
cấp trực tiếp đến các phụ tải. Áp dụng trên các tàu có trọng tải trung bình và nhỏ.
7


- Hệ thống phân phối hình tia phức tạp : tất cả các máy phát cấp điện lên bảng điện chính và từ đó
cấp trực tiếp đến các phụ tải công suất lớn như: chân vịt mạn, chân vịt mũi… hoặc là các phụ tải
quan trọng như… bơm cứu hỏa, máy lái…và các bảng điện phụ. Các bản điện phụ này lại cấp điện
cho các phụ tải phụ và các bảng điện phụ nhỏ hơn.
Câu 10: Ngắn mạch
*Hậu quả:
- Đốt nóng và làm cháy các phần tử điện mà nó đi qua.
- Tăng lực điện động.

- Gây sụt áp đột ngột, mất đối xứng.
- Gây nhiễu đối với đường dây thông tin.
- Gây mất mất ổn định và tan rã hệ thống.
*Nguyên nhân:
- Già hóa chất cách điện
- Quá áp
- Bão dưỡng khơng đúng quy trình, hư hỏng cơ khí
- Thao tác sai
*Phương pháp bảo vệ: ngắt các thiết bị ngắn mạch ra khỏi lưới điện bằng cầu chì hoặc CB
*Các thiết bị bảo vệ:
- CB cổ điển
- CB có chọn lọc
- CB bảo vệ nhanh
- CB kết hợp với cầu chì
Câu 11: Quá tải
*Hậu quả:
Máy phát bị quá tải sẽ làm việc quá nhiệt độ cho phép, gây nên già hóa máy phát điện, thậm chí phá
hỏng chất cách điện và làm cháy máy.
*Nguyên nhân:
- Việc ngắt một máy phát khi máy phát hoạt động song song
- Khởi động các động cơ dị bộ công suất lớn
- Tự động khởi động lại các động cơ.
- Quá tải các phụ tải có cơng suất lớn.
- Việc phân bố tải khơng đều khi các máy phát làm việc song song
*Phương pháp bảo vệ:
- Tăng công suất nguồn (quá tải 20%)
- Ngắt dần các phụ tải (quá tải 30%) không quan trọng
*Các thiết bị bảo vệ: role bảo vệ quá tải , role tần số.
Câu 12: Công suất ngược
*Hậu quả:

- Máy phát trở thàh động cơ và nhận năng lượng từ lưới, gây quá tải
- Gây xoắn trục tức thời.
*Nguyên nhân:
- Máy phát xoay chiều: do mất lượng dầu vào động cơ điezen, mất hơi vào tua bin
- Đứt dây kích từ, hư hỏng khớp nối giữa điezen và máy phát.
- Máy phát 1 chiều: do mất kích từ, điện áp giảm.
*Phương pháp bảo vệ:
8


- Ngắt máy phát bị công suất ngược ra khỏi lưới để tránh quá tải cho máy còn lại và đảm bảo an toàn
cho trạm phát.
*Các thiết bị bảo vệ:
Rơ-le công suất ngược loại cảm ứng hoặc các bộ nắn nhạy pha.
- Máy phát 1 chiều: thiết bị bảo vệ hướng 1 chiều
- Máy phát xc: thiết bị nhạy cảm với sự biến đổi pha của dđ .
Câu 13: Tại sao phải trang bị trạm phát điện sự cố trên tàu thủy ? Trình bày những yêu cầu cơ bản
của đăng kiểm về vấn đề này ?
Trên tàu thủy vấn đề an tồn cho con tàu, hàng hóa và tính mạng của con người rất quan
trọng. Khi con tàu không hoạt động được do trạm phát chính mất điện thì phải có một tổ máy phát
điện sự cố cung cấp điện năng cho các phụ tải quan trọng nhất.
Các tổ máy phát điện sự cố phải đặt ở nhưng nơi thuận tiện trên cao hơn mớn nước (thường là
ở thượng tầng ngang cabine buồng lái với tàu hàng, ngang boong chính với các tàu dịch vụ)
*Yêu cầu của đăng kiểm:
- Các tổ máy phát điện sự cố phải tự động khởi động khi trạm phát chính mất điện sau 30 giây, cung
cấp điện cho bảng điện sự cố.
- Động cơ lai máy sự cố phải là động cơ diesel được làm mát tự nhiên hoặc cưỡng bức bằng hệ thống
quạt gió.
- Các tổ máy phát điện phải có năng lượng sẵn sàng cho 24h, tàu khách tối thiểu phải 36h. Nếu chỉ
dùng nguồn tiểu sự cố (acquy) thì cần có điện trong thời gian tối thiểu là 4 h.

- Tuỳ theo công suất của tổ máy phát điện sự cố mà các phụ tải có thể được cấp điện là: máy lái, hệ
thống liên lạc vô tuyến điện, hệ thống tín hiệu báo động chung…
Câu 14: Acquy axit
*Cấu tạo:
Gồm một bình làm bằng vật liệu chống axit: nhựa ebonit. Bên trong đặt xen kẻ các bản cực
dương và âm, giữa hai bản cực có đặt tấm ngăn lưới bằng nhựa ebonit. Mỗi bản cực dương được xen
kẻ giữa hai bản cực âm
+ Các bản cực dương được làm bằng PbO2
+ Các bản cực âm được làm bằng Pb
Các bản cực có kết cấu dạng lưới chì có pha thêm 6 – 8% angtimon để tăng độ bền cơ học
Khoảng cách các bản cực nhỏ để giảm kích thước và điện trở.
Dung dịch điện phân là dd H2SO4. Nồng độ dung dịch cao thì kích thước và trọng lượng acqui nhỏ,
điện trở trong acqui nhỏ. Tuy nhiên, tuổi thọi không cao do hiện tượng sunfat hóa
*Nguyên lý hoạt động:
- Khi acquy phóng điện ,thì phản ứng hố học xảy ra như sau :
PbO2 + 2H2SO4 + Pb  2PbSO4 + 2H2O
- Khi nạp điện cho acquy ,quá trình xảy ra ngược lại
:
2PbSO4 +2H2O  PbO2 +2H2SO4 + Pb
*Phương pháp nạp điện với dịng khơng đổi:
Khi nạp AQ cần đổ đầy dung dịch điện phân ngập trên bản cực 10-15 cm. Nhiệt độ nhỏ hơn 25 độ.
Khi nạp nhiệt độ lớn hơn 45 độ , chờ xuống dưới 30 độ lại tiếp tục nạp. Để yên trong 4 – 12h sau khi
đổ dung dịch mới được nạp.
Nạp 2 cấp
Cấp 1: Nạp với Iđm trong 8-10h. Khi dung lượng đạt 80%, chuyển sang nạp cấp 2
Cấp 2: Nạp với I = 0,5 Iđm
*Lưu ý khi sử dụng:
- Sử dung dây cáp nối acqui axit được làm bằng đồng, chân nối chấm bằng chì,
9



- Bảo quản trong các thùng gỗ có sơn chịu được dung dịch điện phân
- Đặt acquy trong phịng có thơng gió để tránh cháy nổ.
- Acqui axít và acqui kiềm khơng được đặt chung phịng vì hơi axit H2SO4 có thể phản ứng hóa học
với dung dịch điện phân của acqui kiềm.
- Khơng sử dụng khi điện áp cịn dưới 1,8V
- Acquy có hiện tượng tự phóng điện nên sẽ cạn trong nhiều ngày
- Acquy sử dụng lâu bị hiện tượng sunfat hóa, khó sử dụng.
Câu 15: Acquy kiềm
*Cấu tạo:
Cấu tạo tương tự acqui axít.
Cực âm, có hai loại:
+ Acqui sắt kiềm: Ni-Fe
+ Acqui cadmi kiềm: NiCd
Các bản cực dương là Ni(OH)3.
Dung dịch điện phân trong acqui kiềm là dung dịch KOH
*Nguyên lý hoạt động của acquy kiềm:
Phản ứng hố học khi phóng và nạp acquy kiềm :
Với acquy sắt kiềm:
2Ni(OH)3 +KOH + Fe  2Ni(OH)2 + KOH + Fe(OH)2
Với acquy Cadmi kiềm:
2Ni(OH)3 +KOH + Cd  2Ni(OH)2 + KOH + Cd(OH)2
*Phương pháp nạp với điện áp không đổi:
Khi nạp AQ cần đổ đầy dung dịch điện phân ngập trên bản cực 10-15 cm. Nhiệt độ nhỏ hơn
25 độ. Khi nạp nhiệt độ lớn hơn 45 độ , chờ xuống dưới 30 độ lại tiếp tục nạp. Để yên trong 4 – 12h
sau khi đổ dung dịch mới được nạp.
Nạp Iđm ngay từ đầu đến cuối trong 8-10h. Dấu hiệu của nạp no là có hiện tượng thốt khí
mạnh và điện áp không đổi trong 3h.
*Lưu ý khi sử dụng:
- Sử dung dây cáp nối acqui kiềm được làm bằng đồng, chân nối chấm bằng niken

- Bảo quản trong các thùng gỗ có sơn chịu được dung dịch điện phân
- Đặt acquy trong phịng có thơng gió để tránh cháy nổ.
- Acqui axít và acqui kiềm khơng được đặt chung phịng vì hơi axit H2SO4 có thể phản ứng hóa học
với dung dịch điện phân của acqui kiềm.
Câu 16: Trình bày hiểu biết của anh chị về các loại đèn sử dụng trên tàu thủy ?
a) Đèn sợi đốt:
- Nguyên lý : khi vật rắn đốt nóng ở nhiệt độ > 500 c thì nó sẽ phát ra ánh sáng.
- Cấu tạo : dây tóc làm bằng kim loại có khả năng phát quang và chịu được nhiệt độ cao (vonfram)
đặt trong bóng thủy ngân có chứa khí trơ hoặc hút hết khơng khí.
Thường dùng các loại bóng đui xốy do loại này có độ chắc chắn và độ tin cậy cao.
- Các thông số của đèn :
+ Điện áp định mức U<230v.
+ Công suất định mức dưới 1500W
+ Quang thông
+ Hiệu suất phát quang: từ 7-12 lm/w
+ Tuổi thọ trung bình :1000h.
+ Màu sắc của ánh sáng : vàng + đỏ
- Nhược điểm: khả năng phát sáng kém, tiêu thụ công suất lớn.
10


b) Đèn phóng điện:
*Đèn hơi natri thấp áp: dạng ống, chứa hơi natri và khí neon.
- Đặc điểm
+ Ánh sáng đỏ - da cam.
+ Hiệu suất phát sáng lên tới 190 lm/w.
+ Tuổi thọ cao khoảng 8000h
*Đèn natri cao áp: dang bóng hình quả trứng hoặc hình ống, có đui xốy. Đươc làm từ thủy tinh
alumin, thạchanh để có thể làm việc ở áp suất hơi và nhiệt độ cao hơn (10000C).
- Các đặc trưng:

+ Đèn có ánh sáng trắng.
+ Hiệu quả chiếu sáng lên tới 120 lm/w.
+ Tuổi thọ cao khoảng 10 000 h.
*Đèn halogen kim loại: sử dụng hỗn hợp hơi thủy ngân và halogen.
- Các đặc trưng:
+ Dải công suất 250- 2000 w
+ Hiệu suất chiếu sang là 95 lm/w.
+ Tuổi thọ khoảng 4000 h
*Đèn huỳnh quang thủy ngân thấp áp:
- Cấu tạo: 1 ống thủy tinh mờ chứa argon và 1 lượng rất nhỏ thủy ngân. Trên thành ống tráng
bột phốt pho phát ra ánh sáng trắng. Màu ánh sáng phụ thuộc vật liệu bột phát quang.
- Các đặc tính:
+ Hiệu suất phát sáng 40-60 lm/w.
+ Tuổi thọ khoảng 7 000 h.
c) Đèn pha: dùng để chiếu sáng xa và mạnh
Cấu tạo:
- Hệ thống quang học ( gương cầu parabol).
- Nguồn sáng ( các loại đèn)
- Vỏ và hộp điều khiển
Câu 17: Trình bày về hệ thống đèn tín hiệu, đèn hành trình trên tàu thủy?
*Hệ thống đèn tín hiệu:- Đèn neo được sử dụng để báo kích thước tàu khi neo đậu. Đèn neo ánh
sáng trắng, chiếu sáng 360 độ, sáng khi tàu thả neo vào ban đêm.
+ Bố trí: đèn neo mũi và đèn neo lái, với tàu có chiều dài trên 150m thì bố trí thêm một đèn
neo ở khoảng giữa thân tàu.
+ Loại đèn sợi đốt, chịu được rung lắc và ảnh hưởng của môi trường biển.
- Đèn sự cố ánh sáng đỏ, có 1 hoặc 2 bóng đối xứng nhau qua cột chính.
- Đèn lai dắt sáng khi lai dắt tàu khác, đèn này có màu theo quy định từng nước.
- Đèn hoa tiêu, đèn qua kênh đào, đèn mất chủ động…
- Các đèn này đèn được cấp nguồn qua công tắc 2 cực đặt tại bảng đèn tín hiệu trong buồng lái.
- Một cột bao gồm các đèn có các màu trắng, đỏ, xanh (green), xanh (blue) được bố trí như hình vẽ

dưới đây . Các đèn này được điều khiển theo các tổ hợp nhất định tạo nên các trạng thái tín hiệu theo
các qui định quốc tế và các quốc gia cụ thể. Các trạng thái tín hiệu bao gồm các yêu cầu về hoa tiêu,
yêu cầu về cấp cứu y tế, yêu cầu về xử lý hàng hóa, …

11


- Đèn mourse màu trắng sáng nhấp nháy báo đang liên lạc bằng mourse.
- Đèn NUC (Not Under Command) sử dụng hai đèn đỏ được đặt cách nhau tối thiểu 2m theo chiều
thẳng đứng. Đèn này được trang bị 2 hệ thống độc lập: một được cấp nguồn 220VAC từ bảng điện
sự cố, một được cấp nguồn 24VDC sự cố.
*Hệ thống đèn hành trình:
Đèn hành trình là một loại đèn tín hiệu được sử dụng khi tàu hành trình trong đêm hoặc khi có
sương mù.
*Chức năng: Nhìn vào bố trí hệ thống các đèn hành trình tàu bạn mà sĩ quan hàng hải nhận biết tàu
đó đang đi theo hướng nào so với tàu ta để quyết định phương án tránh va tốt nhất.
*Bố trí chung: năm vị trí
- mũi tàu
- cột chính
đèn màu trắng
12


- đuôi tàu
- mạn trái: đèn màu đỏ
- mạn phải: đèn màu xanh
*Đặc điểm:
- Đây là bóng đèn sợi đốt, chịu được rung lắc cơ học, chịu được ảnh hưởng của mơi trường
- Cơng suất 65W (có thể sử dụng 40W, 60W).
- Nguồn cho đèn hàng hải được cấp từ một bàng điện phụ riêng. Bảng điện này lấy hai nguồn: một từ

bảng điện chính và một nguồn từ bảng điện sự cố.
- Mỗi vị trí thường được lắp 2 đèn: một đèn chính (220V) và một đèn sự cố ( có thể dùng 24V). Khi
đèn chính bị hỏng thì đèn sự cố tự động sáng lên.
- Trạng thái của đèn (hoạt động bình thường, hỏng) phải được chỉ thị trên panel điều khiển trong
buồng lái. Khi đèn hỏng, được báo động bằng đèn chỉ thị và chuông, để người sử dụng biết thay thế.

Câu 18 : Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của máy phát điện không chổi than ? (Câu 3)
Câu 19: Trình bày sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của hệ thống lái ở chế độ lái tự động ?

13


*Nguyên lý làm việc:
Tín hiệu đặt hướng dựa trên la bàn, hướng đi thực tế của tàu cũng thông qua la bàn. Hai tín hiệu này
được so sánh với nhau. Nếu xuất hiện chênh lệch, thì giá trị này được đưa thành 3 tín hiệu:
+ Tỉ lệ
+ Vi phân
+ Tích phân
Ba tín hiệu này đưa vào biến đổi, khuếch đại sang máy lái, làm quay bánh lái một góc so với mặt
phẳng trung tín ở giữa tàu, tàu đổi hướng. Khi mũi tàu quay đúng hướng đặt, (
), thành
phần bánh lái đang ở vị trí khác khơng, các thành phần dương bằng khơng, chỉ cịn thành phần âm.
Nếu bánh lái giữ ngun góc quay, thì sẽ đi theo một vịng trịn quay trở nên bánh lái quay về vị trí
trung tính, tín hiệu qua vị trí K4, K5 trả về bằng khơng, tàu tiếp tục chạy thẳng.
Câu 20: Trình bày chức năng, vai trò, tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của hệ thống lái tàu
thủy ?
*Chức năng:
- Điều khiển thay đổi hướng đi của con tàu.
- Tự động điều khiểntàu đi theo một hướng đi không đổi cho trước.
- Tự động điều khiển tàu chạy theo một hành trình cho trước.

- Tự động dẫn tàu bám theo một mục tiêu di động.
*Yêu cầu:
- Hệ thống lái phải hoạt động an toàn, tin cậy trong mọi điều kiện thời tiết.
- Chịu được tác động của lắc ngang ±22.5° và lắc dọc ±11.5°. chịu đc rung động với tần số (5-30)Hz.
- Hoạt động bình thường mơi trường nhiệt độ thay đổi rộng và độ ẩm tương đối cao.
Đối với máy lái:
- Cơng suất phù hợp với kích thước,trọng tải, hình dáng tàu.
- Đươc cấp điện từ 2 nguồn khác nhau.
- Có chế độ hoạt động sự cố
- Phải có chỉ thị cơ khí vị trí bánh lái.
- Máy lái phải bao gồm hai hệ thống chính-phụ, có thể hoạt động song song
- Có khả năng chịu được quá tải 150% trong khoảng thời gian 1 phút.
- Có bảo vệ dừng khi ngắt mạch, báo động khi quá tải ,phải có bảo vệ cuối hành trình bằng ngắt điện
và cơ khí
- Có khả năng hoạt động liên tục, bẻ lái tần số cao hàng chục lần trong một phút.
- Thời gian bẻ laí từ hết mạn này sang hết mạn khác khi tàu đầy tải và tiến hết không quá 28s.
14


Đối với hệ thống điều khiển:
- Có nhiều chế độ hoạt động : lái đơn giản ,lái lặp, lái từ xa, lái từ động.
- Phải có thiết bị điều khiển và theo dõi tình trạng hoạt động của máy lái.
- Báo động khi tàu lệch khỏi hướng
- Có khả năng giữ hướng đi con tàu khi chịu ảnh hưởng thời tiết.
Câu 21: Trình bày sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của hệ thống lái ở chế độ lái lặp ? Cơ cấu tạo
lặp có thể sử dụng các thiết bị gì ? Làm việc theo nguyên tắc gì ?

*Ngun lý làm việc:
Khi xoay vơ lăng, tín hiệu phát ra gồm:
+ Độ lớn: góc xoay vơ lăng

+ Tốc độ xoay vơ lăng
+ Sai số của vơ lăng
Ba tín hiệu trên cộng dồn với tín hiệu phản hồi vị trí của bánh lái tạo thành tín hiệu bẻ lái. Tín hiệu
này đưa qua biến đổi từ tín hiệu vật lý sang tín hiệu điện, khuếch đại tín hiệu đưa vào máy lái, điều
khiển xi lanh lực (hoặc tâm bơm), làm bánh lái xoay. Bánh lái tiếp tục quay tới khi bằng với vị trí vơ
lăng. Bánh lái dừng tới vị trí mong muốn, tín hiệu bẻ lái bằng 0.
Câu 22: Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ dị bộ 3 pha ? Các thông số ảnh hưởng
đến đặc tính cơ ?
*Cấu tạo:
a) Stator:
Lõi thép: Cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật điện có độ dày 0,3 –0,5mm dạng hình vành khăn phiá
bên trong xẻ rãnh để đặt các cuộn dây điện từ, các lá thép được ghép cách điện với nhau để tránh
dịng fucơ, và được đặt trong vỏ thép hoặc gang đúc.
Dây quấn ba pha: dây đồng có phủ lớp emay cách điện, chịu được nhiệt độ cao, dây dẫn được
quấn thành các bin đặt trong rãnh theo các quy luật nhất định tạo thành mạch 3 pha đối xứng và sử
dụng hết chu vi cuả mặt cắt các rãnh. Các bin dây và phần lõi thép stator phải có cách điện bởi các
lớp bià phesfan, tơ sợi, mica…Stator 3 pha thơng thường có 3 cuộn dây quấn lệch pha 1200, cuộn 3
pha có cách nối riêng để tạo thành các cặp cực (p), số cặp cực hình thành tùy thuộc yêu cầu của tốc
độ rotor và số rãnh trong của stator. 3 pha stator thường đưa ra 6 đầu của cuộn dây pha để có cách
nối dây hình “sao” hay nối dây hình “tam giác”. Ở một số động cơ đặc biệt trên mỗi pha có thể có
hơn 1 cuộn dây, vì vậy số đầu dây có thể đưa ra ngồi là 9 hoặc 12 đầu dây để tổ chức đổi nối tạo
nhiều cấp tốc độ.
b) Rotor:
15


Rotor dây quấn:
Lõi thép cũng là các lá thép kĩ thuật điện dập hình vành khăn, ghép cách điện và phiá vành
ngoài xẻ rãnh để đặt các bin dây,phiá bên trong của lõi thép là trục xuyên qua, trục rotor động cơ chế
tạo bằng thép , 2 đầu có ổ đỡ trượt hoặc ổ bi, phía ngồi của trục gắn các cánh quạt làm mát.

Dây quấn rotor tương tự như dây quấn của stator, số cặp cực hình thành của dây quấn rotor
bằng với số cặp cực của stator, nhưng ở rotor các cuộn dây ln nối “hình sao” và đưa 3 đầu dây ra
bên ngoài qua ba vành trượt
Rotor lồng sóc
Dây rotor là các thanh nhơm, hoặc đồng đặt trong các rãnh và 2 đầu được hàn kín với nhau
thơng qua 2 vành khun, tạo hình dáng như một cái lồng sóc. Giữa stator và rotor có một khe khí
hẹp từ 3 –15mm. Khe hở càng lớn thì lực t hoỏ cng ln v h s cụng sut cosỵ cuả động cơ sẽ
giảm.
c.Vỏ máy:
- Làm bằng nhôm, gang hoặc thép đúc, đặt trên bệ.
- Giữa vỏ và lõi thép stator thường có các khe khí rộng để thơng gió
- 2 đầu có nắp để đỡ trục quay.
- Cánh quạt thơng gió có 2 kiểu: thơng gió kín (phiá trong máy) và thơng gió hở (phiá bên ngồi
máy).
- Vỏ máy có thể hở để thơng gió hoặc làm kín (mơi trường tầu thuỷ), trên vỏ máy có hộp nối dây
điện với nguồn điện bên ngồi.
*Ngun lí hoạt động:
Khi cấp dịng điện I1 vào cuộn dây 3 pha thì trong lịng cuộn dây 3 pha có một từ trường quay
trịn đều với tốc độ là no = 60f/p. Từ trường này quét qua các thanh dẫn của rotor (lồng sóc), hay các
cạnh của các bin dây trong rãnh rotor làm suất hiện trong chúng sức điện động cảm ứng với tần số là
f. Khi rotor kín mạch thì sẽ có dịng điện rotor I2 ,dòng điện này tác động với từ trường stator làm
sinh ra từ lực và Momen quay Mđt,rotor quay theo chiều giảm tốc độ quét của từ trường quay qua
các thanh dẫn, tần số dòng điện trong rotor là f2. Giả sử rằng tốc độ của rotor tăng bằng tốc độ của từ
trường quay, lúc đó khơng có sự quét của từ trường stator lên các thanh dẫn của rotor => sức điện
động trong các thanh dẫn bằng “0” => I2 = 0, do đó => mơmen Mđt = 0. Nhưng do ổ đỡ có mơ men
ma sát Mms ≠ 0 nên tốc độ rotor giảm xuống. Khi tốc độ rotor giảm xuống thì tiếp tục lại có sự quét
của từ trường quay qua thanh dẫn rotor, => lại xuất hiện momen điện từ Mđt làm rotor quay theo. Cứ
như thế tốc độ quay của rotor đạt được không bao giờ bằng tốc độ của từ trường quay. Dịng điện
trong rotor có tần số là f2 = s.f [hz]
Tốc độ của rotor xác định như sau:

n = n0 (1–s) [vg/ph] hoặc w = w0(1-s) [rad/s]
s -là hệ số trượt của rotor so với từ trường quay
s = 0 - khi tốc độ rotor bằng tốc độ của từ trường n0
s = 1 - khi tốc độ rotor bằng không (bắt đầu khởi động hoặc động cơ bị dừng dưới điện)
Dễ dàng nhận thấy rằng khi động cơ bắt đầu khởi động (s =1) dịng điện trong rotor có giá trị lớn
nhất, khi động cơ hoạt động bình thường (s rất nhỏ) dịng điện rotor sẽ giảm xuống.
*Các thơng số ảnh hưởng đến đặc tính cơ:

16


17


Câu 23: Trình bày chức năng, vai trị, tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản của hệ thống neo tời
quấn dây tàu thủy ?
*Chức năng:
- Giữ tàu tại vị trí thả neo
- Tời neo trang bị trống tời dùng để thu thả dây buộc tàu
- Hỗ trợ điều động, hành trình: hỗ trợ tàu quay trở, vào cầu tàu; phá trớn của tàu khi gặp các tình
huống đâm va; hạ thấp trọng tâm tàu, ổn định tàu khi đi chuyển trong bão
*Vai trò, tầm quan trọng:
-Neo và tời quấn dây được xếp vào nhóm máy phụ quan trọng trên tàu. Sự hoạt động tin cậy của hệ
thống này có ý nghĩa lớn trong việc hoạt động an tồn của con tàu.
*Yêu cầu cơ bản:
- Hoạt động trong mọi chế độ, điều kiện sử dụng của tàu với các yêu cầu kĩ thuật đã cho trước.
- Có khả năng chịu quá tải lớn, có khả năng dừng dưới điện trong khoảng thời gian 30s.
- Thời gian thu neo từ một độ sâu quy định không quá 30 phút.
- Hệ thống phải có khả năng tạo được nhiều cấp tốc độ phù hợp với trạng thái của tải.
- Phải có khả năng giữ cố định được neo và xích neo khi hệ thống đột ngột mất điện .

- Động cơ thực hiện phải được chế tạo dưới dạng kín nước, chống nổ.
- Hệ thống điều khiển phải bố trí ở gần máy neo để thuận tiện cho người điều khiển.
- Thiết bị gọn nhẹ, chắc chắn, dễ sửa chữa
Câu 24: Trình bày các giai đoạn thu neo ? Tại sao lại hay xảy ra dừng dưới điện khi thu neo ? Để
hạn chế người ta thiết kế hệ thống điều khiển như thế nào ?
*Các giai đoạn thu neo:
Giai đoạn 1: Thu phần xích neo nằm trong bùn
18


- Xích neo được thu với tốc độ khơng đổi. Tàu từ từ đến điểm thả neo với tốc độ khơng đổi. Trong
suốt giai đoạn này đoạn xích neo trong nước khơng thay đổi hình dạng, sức căng và lực kéo
- Giai đoạn kết thúc khi mắt xích neo cuối cùng được nhất lên khỏi bùn nhưng neo vẫn nằm trong
bùn.
Giai đoạn 2: Thu phần xích neo võng
- Xích neo được rút ngắn và thẳng dần ra trong nước, sức căng tăng dần, tàu tiếp tục tiến về điểm thả
neo với tốc độ không đổi. Giai đoạn này kết thúc khi xích neo thẳng trong nước.
Giai đoạn 3: Nhổ neo
- Đây là giai đoạn rất ngắn của quá trình thu neo, được tính từ khi xích neo hết độ võng đến khi neo
được nhổ bật lên khỏi bùn. Lúc này tàu đã tiến gần đến điểm thả neo, sức căng trên đĩa hình sao đạt
giá trị lớn nhất, nếu neo khơng nhổ bật khỏi bùn thì động cơ bị dừng dưới điện. Tốc độ của tàu giảm.
Giai đoạn 4: Thu neo
- Giai đoạn này được tính từ khi neo được nhổ lên khỏi bùn, neo và xích neo được thu ngắn dần cho
đến khi chuẩn bị đưa vào lỗ neo. Tốc độ tàu tăng dần.
*Hiện tượng dừng dưới điện khi thu neo: Do lực kéo neo nhỏ hơn lực cản của neo (neo có thẻ mắc
vào đá ngầm), động cơ bị neo giữ, không thể quay kéo neo. Thời gian lâu có thể gây hỏng máy vì
hiện tượng q tải.
*Để hạn chế điều này người ta thường thiết kế hệ thống điều khiển:
- Có khả năng điều khiển để tạo ra được nhiều cấp tốc độ.
- Không thay đổi tốc độ quá đột ngột mà phải theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc ngược lại để không

tạo xung lực đột ngột lên đĩa hình sao.
Câu 25: Chức năng, tầm quan trọng, vai trò và những yêu cầu cơ bản của hệ thống tự động kiểm tra
và bảo vệ buồng máy tàu thủy ?
*Chức năng:
- Phát hiện và báo động bằng đèn, cịi các thơng số vượt q giá trị định mức.
- Đo và điều khiển các thông số quan trọng
- Báo cảm biến đứt cáp, chạm mát
- Bảo vệ các thiết bị điện khi xảy ra sự cố.
- Dự báo, thơng báo hỏng hóc, đưa ra hướng xử lý
- Ghi nhật ký.
*Vai trị,tầm quan trọng:
- Có vai trị quan trọng trong việc phịng ngừa, thơng báo các hiện tượng bất thường, sự cố cho sĩ
quan máy, thủy thủ đoàn kịp thời xử lý.
- Tránh hỏng hóc nghiêm trọng, ảnh hưởng kinh tế, an toàn của toàn tàu.
*Những yêu cầu cơ bản:
- Phải hoạt động tin cậy, chính xác
- Thuật tốn phải rõ ràng
- Có chức năng thử hệ thống
- Bố trí các thơng số hợp lý
- Được ni từ 2 nguồn điện: nguồn chính (từ lưới điện) và nguồn sự cố (acquy)
- Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa.
- Có khả năng liên kết hệ thống khác.
Câu 26: Trình bày chức năng, vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu cơ bản của hệ thống làm
hàng tàu thủy
*Chức năng:
- Xếp dỡ hàng hóa từ tàu lên bờ và ngược lại, đơi khi là ở ngồi biển, đối với phương tiện khác.
- Đóng mở nắp hầm hàng, thu thả dây cáp…
19



*Vai trò, tầm quan trọng:
- Thiết bị quan trọng đối với tàu hàng khô, tổng hợp.
- Giúp tàu làm hàng, thực hiện cơng việc kinh tế, múc tiêu chính của tàu hàng
- Hỗ trợ tốt cho các công việc nâng hạ khác ngồi hàng hóa trên tàu.
*Những u cầu cơ bản của hệ thống làm hàng tàu thuỷ:
- Năng suất làm hàng phải cao
+ Tốc độ nâng hạ hàng khi tải là định mức phải hợp lý
+ Việc điều khiển tốc độ phải láng, phạm vi thay đổi tốc độ phải rộng
+ Có nhiều tốc độ khác nhau phù hợp với trạng thái tải
+ Rút ngắn thời gian quá độ
- Hệ thống phải hoạt động tin cậy và có đặc tính điều khiển tốt. An tồn cho hàng hóa, thiết bị và
con người.
+ Bbố trí ở vị trí hợp lý, dễ quán sát, dễ điều khiển,
+ Có độ bền cơ học cao, hoạt động nhịp nhàng, không gây xung lực đột ngột trên dây cáp và
các cơ cấu truyền động, …
+ Có các bảo vệ sức căng cáp, bảo vệ hành trình giới hạn (móc chạm đỉnh, cần nâng q cao
hoặc quá thấp
- Dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa.
- Hiệu suất khai thác cao.
- Kết cấu chắc chắn, gọn nhẹ, kinh tế.

20


B. SƠ ĐỒ:
Câu 1: Trình bày sơ đồ hệ thống tời neo Siemen:

21



22


Câu 2: Thuyết minh sơ đồ điều khiển, báo động, bảo vệ diesel lai máy phát điện.

Trên công tắc chọn chế độ 1SW có 3 vị trí: OFF trạng thái nghỉ, STAND BY sẵn sàng hoạt động,
RUN máy ở trạng thái hoạt động.
Nút khởi động STAR
Nút dừng STOP
Van khí START VALVE cung cấp khí động lực (30bar) cho xupap khởi động
Van nhiên liệu STOP VALVE
Rơ-le trung gian 1R1, 1R2
Rơ-le thời gian 1T (điều chỉnh từ 1-3 phút)

Cảm biến áp lực dầu bôi trơn LO-P1 ở ngưỡng 2bar, thực hiện báo động
Cảm biến áp lực dầu bôi trơn LO-P2 ở ngưỡng 1,5bar, thực hiện tắt máy
23


Cảm biến nhiệt độ nước làm mát FW-T1 ở ngưỡng 85oC, thực hiện báo động.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát FW-T2 ở ngưỡng 90oC, thực hiện dừng máy.
Cảm biến nước biển SW-P
Cảm biến tràn dầu cao áp Leak Oil
Cảm biến tốc độ ln2 110%
A-1  A-7 rơ-le báo động
d1-d7  rơ-le trung gian
L1  L7 đèn báo động cho từng thơng số trên bảng trong phịng điều khiển máy (engine control
room)

Máy phát tốc TG. Chuyển từ vòng quay thành điện. Tốc độ càng nhanh, điện càng mạnh

Rơ-le xử lý tốc độ SPR, tiếp nhận xử lý tín hiệu từ TG. Có 2 ngưỡng đặt: 80% và 110%.
80% báo máy chạy thành công, xuất lệnh cho 1n1
110% xuất lệnh 1n2 tắt máy
1R3, 1R4 rơ-le trung gian
Đèn quay RL, còi báo động BZ đặt ngoài buồng máy

Nguyên lý hoạt động:
- Bật 1SW về vị trí RUN, ấn START, dịng điện 24v lập tức chạy qua, đến rơ-le 1R1 làm đóng tiếp
điểm 1R1-1 để thay thế nút START.
- Tiếp điểm 1R1-2 đóng, van khí được cấp điện, cung cấp khí cho xupap khởi động, đẩy piston làm
quay bánh đà, trục bắt đầu có tốc độ quay.
24


- TG đo tốc độ của trục, trả về SPR. Giá trị tốc độ trục quay được 80% thì SPR xuất tín hiệu ra 1n1,
làm cho nó có điện. 1n1 lúc này thực hiện nhiệm vụ:
Ngắt điện rơ-le 1R1, 1n1-1 hủy lệnh khởi động, tiếp điểm 1n1-2 đóng, đưa lệnh STOP sẵn
sàng. 1n1-3 đưa mạch báo động, bảo vệ máy vào làm việc.
* Giả sử sự cố trong khi hoạt động:
- Áp lực dầu bôi trơn tụt đến ngưỡng 2bar, sensor LO-P1 bật, A-1 có điện, đèn L1 sáng, rơ-le d1 có
điện, tiếp điểm d1-1 đóng làm 1R3 có điện, đóng tiếp điểm 1R3-1 và 1R3-2 làm đèn RL và còi BZ
hoạt động.
- Sau khi nhận biết được sự cố, ấn nút xác nhận, rơ le d1 mất điện, mở tiếp điểm d1-1, mất điện 1R3,
mở tiếp điểm 1R3-1 và 1R3-2, đèn tắt, còi im.
Trường hợp xử lý sự cố thành công, sensor LO-P1 tắt, A-1 mất điện, đèn L1 tắt.
Trường hợp xử lý không thành công, áp lực dầu tụt dưới 1,5bar, sensor LO-P2 mở, A-5 có
điện, cấp điện d5 và đèn L5 sáng, tiếp điểm d5-1 đóng, cấp điện 1R3, làm đèn quay, còi kêu.
- Đồng thời, tiếp điểm d5-2 đóng, cấp điện 1R4, tiếp điểm 1R4-2 đóng thay cho ấn STOP, 1R2 có
điện, đóng tiếp điểm 1R2-3, cấp điện khóa van nhiên liệu đẻ dừng máy. Ngồi ra, tiếp điểm 1R2-2
đóng, rơ-le thời gian 1T đếm thời gian. Hết thời gian, tiếp điểm 1T mở ra, ngắt điện 1R2, đưa van về

trạng thái bình thường. Tiếp điểm 1R4-1 mở ra, cấm hình thành lệnh khởi động khi xả ra sự cố, 1R1
mất điện.
- Để khởi động lại máy sau khi xử lý sự cố xong, ấn nút RESET (mạch 3), rơ-le R có điện, ngắt điện
1R4 vì ở đây đang cịn ghi nhận lỗi, khơng cho máy chạy.
Câu 3: Đọc bản vẽ sơ đồ hệ thống làm hàng hãng Siemen .
 C11, C12 công tắc tơ khống chế đảo chiều. C11 nâng hàng, C12 hạ hàng
 C13, C14, C15 các công tắc tơ khống chế tốc độ 1, 2, 3
 Động cơ M1-3 thay đổi tốc độ
 Phanh 1S11
 C17 công tắc tơ cấp điện cho phanh
 Cảm biến nhiệt U11, U12 bảo vệ quá tải lần lượt ở ngưỡng nhiệt độ 90, 80
 Động cơ quạt gió M2-3 làm mát cho M1-3
 C16 cơng tắc cấp điện cho M2-3
 Cảm biến nhiệt E16 bảo vệ quá tải cho M2-3
 Công tắc giới hạn be, liên quan đến cửa gió của động cơ nâng hạ hàng
 Nút dừng sự cố lập tức 1b
 Hai bàn điều khiển A11, B11. B11 mặc định, có 5 cam. Có switch chuyển đổi hai bàn.
 Ký hiệu ô nguyên màu trăng, hình chữ nhật: rơ-le trung gian
 Ký hiệu ơ có vạch màu đen, hình chữ nhật: rơ-le thời gian

25


×