Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của myanmar và khả năng đầu tư sang thị trường myanmar của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.35 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI : Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Myanmar và khả năng đầu tư sang thị trường Myanmar
của Việt Nam
Lời Mở Đầu:
FDI là nguồn vốn cực kì quan trọng với sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt
đối với những nước đang phát triển. Kinh nghiệm từ những nước công nghiệp mới
nổi NICs cho thấy FDI là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của những
quốc gia đó. Trong thời kì toàn cầu hóa với dòng vốn lưu chuyển liên tục giữa các
quốc gia, FDI trở thành chìa khóa quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa các quốc gia. Sự lớn mạnh nhanh chóng của các tập đoàn đa quốc gia
MNCs là xúc tác quan trọng của quá trình luân chuyển FDI bởi họ đang tìm kiếm
cơ hội đầu tư toàn cầu
Myanmar, một trong số các quốc gia đang phát triển tại vùng Đông Nam Á,
cũng nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn FDI với sự phát triển kinh tế. Để thu
hẹp khoảng cách phát triển và tài trợ cho các dự án quan trọng cho phát triển dài
hạn của đất nước, dòng vốn FDI là cấp bách đối với Myanmar. Dòng vốn FDI có
thể giúp nền kinh tế Myanmar hội nhập có hiệu quả hơn với những nền kinh tế
phát triển trên thế giới và mở rộng lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. FDI cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp nội địa bởi sự kết nối kinh doanh với MNCs. Tất cả những điều này đều hết
sức cần thiết cho phát triển kinh tế.
Sự mở cửa nền kinh tế và việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận với Myanmar đã mở
ra cơ hội đầu tư vào nước này cho các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó có các nhà
đầu tư đến từ Việt Nam. Chính vì vậy, làm sao để thu hút được nguồn vốn FDI đầu
tư vào Myanmar trong khi sự cạnh tranh của các nước trong khu vực trong việc thu
hút FDI cũng rất gay gắt là vấn đề lớn mà Chính phủ Myanmar cần phải tìm ra lời
giải đáp
1. Myanmar và tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài của
Myanmar:
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Myanmar:
1.1.1 Điều kiện tự nhiên:


NWm tại Đông Nam Á, thuộc Tây Bắc bán đảo Trung - Zn, Myanmar được thiên
nhiên ban tặng nhiều tiềm năng và tài nguyên phong phú. Với tổng diện tích lên tới
677,000 m2, vùng đất gấp đôi Việt Nam này có diện tích tương đương với tổng
diện tích của Anh Quốc và Pháp. Lãnh thổ Myanmar trải dài 2051 km từ Bắc tới
Nam và khoảng 936km từ Đông sang Tây, với 2243 km đường bờ biển giáp ranh
Zn Độ Dương. Khoảng 50% diện tích Myanmar là rừng núi, tạo thành các vùng
thảo nguyên rộng lớn, rất tốt cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm…. Bên cạnh
đó, Myanmar sở hữu hơn 3.000km bờ biển, trữ lượng dầu khí lớn (trữ lượng thăm
dò đứng thứ 11 thế giới), tài nguyên khoáng sản (ngọc, đá quý, vàng, bạc, đồng,
niken, vonfram, granit ) cũng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới.
1.1.2 Kinh tế:
Myanmar bị liệt vào hạng nước kém phát triển nhất năm 1987. Từ năm 1992, khi
Than Shwe lên lãnh đạo quốc gia, chính phủ đã khuyến khích du lịch. Trong những
năm gần đây, cả Trung Quốc và Zn Độ đều nỗ lực phát triển quan hệ với chính phủ
nước này vì mục tiêu lợi ích kinh tế. Nhiều quốc gia khác, trong đó gồm cả Hoa
Kỳ, Canada và Liên minh châu Âu, đã áp đặt các lệnh cấm vận thương mại và đầu
tư đối với Myanmar.
Myanma thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới
với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, dọc theo Sông
Ayeyarwady. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa
chữa từ khi được xây dựng trong thập niên 1800. Đường giao thông thường không
được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng lượng là điều thường thấy
trong nước, kể cả tại Yangon. Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ
hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản xuất toàn cầu và là nguồn cung cấp các chất
ma tuý lớn gồm cả amphetamines. Các ngành công nghiệp khác gồm sản phẩm
nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim cương, kim loại, dầu
mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một vấn đề
ngày càng tăng đối với kinh tế Myanma.
Từ năm 2011 đến nay Mỹ và các nước EU từng bước dỡ bỏ cấm vận, mở ra cơ
hội phát triển rất lớn với Myanmar.

1.1.3 Chính trị:
Do đa dạng về sắc tộc tôn giáo nên myanmar cũng thường xuyên xảy ra các cuộc
bạo động về chính trị,xung đột sắc tộc gây thiệt hại về người và tài sản như
8/6/2012 xảy ra cuộc bạo động giữa cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại bang
Rkhine làm ít nhất 7 người chết,17 người bị thương cùng hàng trăm ngôi nhà bị
tàn phá,bạo lực tại bang Rkhine đã được thổi bùng lên bởi sự thù địch giữa các
nhóm tôn giáo và sắc tộc khác nhau.
1.1.4 Xã hội:
Hàng loạt vấn đề mà Myanmar đang gặp phải gồm việc thiếu lao động có kỹ
năng, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, vấn nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng chưa
tốt và giá cả gần đây đột ngột tăng cao, nhất là giá cả trong lĩnh vực nhà đất, giá
nhà đất ở một số khu vực bên trong và xung quanh thủ đô đã tăng gấp 3 chỉ trong
một năm. Theo ước tính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Myanmar và
Afghanistan đứng thứ 3 trong số các quốc gia tham nhũng nhất thế giới. \
1.2 Tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar:
Myanmar là một đất nước với khoảng 61 triệu dân và chỉ riêng thành phố
Yangon đã có 4,5 triệu dân. Đất nước này rất giàu về tài nguyên thiên nhiên. Sau
khi gần như là “bế quan tỏa cảng” kể từ thập niên 1960, bây giờ Myanmar quyết
định tăng tốc để bắt kịp các nước Đông Nam Á. Chính quyền Myanmar đã thực
hiện những cải cách kinh tế quan trọng và bắt đầu cho tư nhân hóa nhiều lĩnh vực
như viễn thông, y tế, giáo dục Trong thời gian tới, dự báo sẽ có làn sóng đầu tư
lớn vào đất nước này. Việc EU và Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Myanmar tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước này. Hơn 70 DN hàng đầu
của Mỹ đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào 2 lĩnh vực tài chính và dầu khí. Có thể
nói, Myanmar được xem là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á”.
2. Chính sách thu hút FDI của Myanmar:
2.1 Chính sách thu hút FDI của Myanmar:
2.1.1 Giai đoạn trước năm 2011:
Đất nước Myanmar bắt đầu mở cửa đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đầu tiên từ rất sớm. Ngày 30/11/1988, Luật đầu tư nước ngoài của Myanmar

ra đời, tạo khung pháp lý quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Luật năm 1988 quy định có hai hình thức đầu tư nước ngoài vào Myanmar: đầu
tư 100% vốn nước ngoài và liên doanh giữa người nước ngoài và công dân trong
nước (vốn nước ngoài phải chiếm ít nhất 35%). Ngoài ra, Chính phủ Myanmar
cũng quy định 1 số điểm đáng chú ý trong luật đầu tư năm 1988 như sau:
+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ, Chính phủ miễn thuế thu
nhập 3 năm liên tiếp (bao gồm cả năm bắt đầu sản xuất hàng hóa dịch vụ). Trong
trường hợp có lợi cho Nhà nước, kéo dài thời gian miễn thuế thu nhập tùy thuộc
vào sự thành công của doanh nghiệp đó.
+ Miễn hoặc giảm thuế thu nhập nếu doanh nghiệp duy trì một quỹ dự trũ và tái
đầu tư trong vòng 1 năm sau khi dự trữ được thực hiện.
+ Miễn 50% thuế thu nhập cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
+ Miễn giảm thuế hải quan, thuế nội địa với những thiết bị,dụng cụ, linh kiện
máy móc, phụ tùng và vật liệu thực sự cần thiết khi các doanh nghiệp đang trong
giai đoạn xây dựng.
+ Miễn giảm thuế hải quan, thuế nội địa đối với nguyên liệu được nhập khẩu cho
sản xuất thương mại trong 3 năm đầu tiên.
Bộ “Luật đầu tư nước ngoài” của Myanmar tuy có một số điểm chưa đáp ứng đòi
hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng được coi là bộ Luật tương đối cởi mở.
2.2.1 Từ năm 2011 đến nay:
Từ 31/1 – 14/2/2011, Quốc hội dân sự mới Myanmar họp kỳ đầu tiên bầu ra các
chức vụ chủ chốt của Quốc hội và Chính phủ. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới
Myanmar và việc chuyển giao quyền lực êm thấm từ chính quyền quân sự Than
Shwe sang chính phủ dân sự Thei Sein được dư luận trong và ngoài Myanmar rất
quan tâm. Các nước ASEAN, Trung Quốc, Nga, Zn Độ, một số Tổ chức quốc tế và
một số nước có quan hệ tốt với Myanmar lần lượt có những tuyên bố với mức độ
khác nhau, ghi nhận và hoan nghênh tiến trình dân chủ ở Myanmar, kêu gọi Mỹ,
Phương Tây từng bước dỡ bỏ cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Myanmar.
Tháng 1 năm 2011, chính phủ Myanmar đã ban hành "Luật về đặc khu kinh tế
Myanmar"; đồng thời thành lập Ban quản lý các Đặc khu kinh tế. "Luật về đặc khu

kinh tế Myanmar có nhiều điều khoản khá thông thoáng nhWm khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất tại các Đặc khu kinh tế mới thành lập của
Myanmar, tăng xuất khẩu cho Myanmar.
Ngày 3/11/2012, truyền thông nhà nước Myanmar công bố luật đầu tư nước
ngoài (FLI) mới sau khi văn kiện này được Quốc hội thông qua hôm 1/11 và được
Tổng thống U Thein Sein ký ban hành ngày 2/11. Nhìn chung, FIL 2012 của
Myanmar được đánh giá là cởi mở, thông thoáng và hấp dẫn hơn so với FIL 1988
vốn được coi là “Luật không đầu tư”. FIL 2012 thể hiện một sự thỏa hiệp giữa lợi
ích của doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài đang quan tâm đến cơ
hội kinh doanh ở thị trường đang mở cửa này. Một số điểm mới hấp dẫn nhà đầu tư
nước ngoài ở FIL 2012 là:
- Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
mà không cần tới sự huy động vốn của các đối tác trong nước
- Tỷ lệ sở hữu giữa các đối tác liên doanh cũng có thể do các đối tác quyết định
- Ủy ban đầu tư Myanmar có quyền cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào một số lĩnh vực không được phép (như ngành thủy sản và nông nghiệp)
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê đất từ Chính phủ hoặc từ các chủ sở hữu được
cấp phép trong vòng 50 năm căn cứ vào loại hình đầu tư, quy mô đầu tư và việc
cấp phép này có thể được gia hạn 2 lần mỗi lần cấp hpeps có thể kéo dài 10 năm
- Công ty nước ngoài có thể được hưởng chính sách ưu đãi về thuế trong 5 năm
đầu tiên và các hình thức giảm thuế khác cũng có thể được áp dụng phụ thuộc vào
lĩnh vực đầu tư đem lại lợi ích cho đất nước
- Các công ty sản xuất nước ngoài có thể được giảm thuế tới 50% lợi nhuận từ
xuất khẩu. Miễn thuế hay giảm thuế có thể được áp dụng miễn là số tiền đó được
tái đầu tư vào kinh doanh trong vòng 1 năm.
2.2 Thực trạng thu hút FDI của Myanmar:
Sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1988, trong năm tài khóa 1989-
1990, tổng vốn FDI vào Myanmar đạt 449 triệu USD. Những tưởng FDI sẽ tiếp tục
tăng, nhưng trái lại, suốt từ năm 1991-2005, Myanmar không thu hút được nhiều
FDI, năm cao nhất còn chưa bWng một nửa thời điểm sau khi ban hành hành Luật

đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài vào Myanmar giai đoạn 1989-2012
Sau hơn 20 năm mở cửa Myanmar vẫn không được để ý tới nhiều. Phần lớn các
nước có vốn FDI vào nước này thuộc khu vực ASEAN, chiếm 51,64% trong năm
2008, nhưng tổng vốn cũng không lớn. Tính tới tháng 2/2012, tổng số đầu tư nước
ngoài đã đăng ký vào Myanmar đạt hơn 40 tỷ USD với 460 dự án từ 32 quốc gia
và vùng lãnh thổ, nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, tỷ lệ giải ngân chỉ khoảng 50 %.
Năm 2011, Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức mang theo những lời hứa thay
đổi chính sách, thuận lợi, thông thoáng hơn với đầu tư nước ngoài. Sau đó bước
ngoặt thực sự đó là Mỹ và Liên minh châu Âu quyết định dỡ bỏ cấm vận từng phần
từ năm 2011. Dòng vốn FDI năm tài khóa 2010-2011 đột nhiên cao bất ngờ, với
giá trị lên đến gần 20 tỷ USD, nhiều hơn cả 2 thập niên trước đó cộng lại. Trong
đó, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 8,27 tỷ USD từ đại lục và 5,39 tỷ USD
từ Hong Kong. Sau đó là các nhà đầu tư Thái Lan với 2,49 tỷ USD. Khoảng 10,2
tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.
Theo Báo cáo của Tổng vụ đầu tư và đăng ký công ty Myanmar (DICA), tính đến
cuối năm 2012 đã có 493 dự án, với tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar đạt
mức hơn 41 tỷ USD.
Trung Quốc đang là nước dẫn đầu với con số 15 tỷ USD (chiếm 35% tổng lượng
vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar); có khoảng 175 doanh nghiệp và hơn 90 dự
án, nhà máy sản xuất các loại. Từ tháng 1-2012 đến nay, tổng lượng vốn đầu tư của
Trung Quốc rót vào Myanmar đã đạt 2,8 tỷ USD với các dự án chủ yếu như dầu
khí, cơ sở hạ tầng, thủy điện, khai thác tài nguyên.
Thái Lan coi Myanmar là một trong ba quốc gia được xác định là tập trung đẩy
mạnh đầu tư kể từ năm 2012 trở đi. Vì thế, Thái Lan đã đầu tư vào Myanmar 40 tỷ
Bạt, chiếm 22% tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài ở Myanmar.
Đầu tư của các công ty Mỹ vào Myanmar mới là 243,56 triệu USD trong 15 dự
án, chiếm gần 0,6% tổng đầu tư nước ngoài vào Myanmar (tính đến cuối năm
2012). Mỹ hiện mới đứng thứ 9 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào

Myanmar.


Động cơ chủ yếu
của các nhà đầu tư
nước ngoài đến
Myanmar là tìm
kiếm nguồn tài
nguyên, điều
này thể hiện rõ
qua cơ cấu lĩnh vực
đầu tư khi có đến
47% đầu tư vào lĩnh
vực năng lượng
và 34% đầu tư vào
khí đốt và dầu mỏ.
Chỉ riêng 2 lĩnh vực
này đã chiếm
hơn 80% tổng
vốn FDI, một sự
chênh lệch rất lớn
so với các lĩnh vực
còn lại.
2.3 Nhận xét, đánh giá:
Đất nước trước đây vốn luôn là một bí ẩn đối với thế giới, bị cô lập khỏi bên
ngoài bởi một chế độ quân sự độc tài. Đến nay, sau một thời gian, Myanmar đang
biến đổi thực sự, và đang trở thành một điểm đến cực kỳ hấp dẫn cho bất kỳ quốc
gia nào đang tìm kiếm những vùng đất mới để đầu tư. Lượng FDI thu hút được
ngày càng lớn, nhất là trong giai đoạn 2011 đến nay. Trong đó, các nhà đầu tư châu
Á chiếm một số lượng lớn với 7/10 nước đầu tư lớn nhất, với sự đa dạng các lĩnh

vực đầu tư.
Tuy nhiên đầu tư tại Myanmar cũng có những khó khan như: hệ thống ngân hàng
và thanh toán tại Myanmar rất kém phát triển; thị trường ngoại hối gần như không
có; một số chính sách về đầu tư nước ngoài của Myanmar chưa ổn định, minh
bạch, dẫn đến thủ tục rườm rà, không thông thoáng và có thể tiềm ẩn nhiều tiêu
cực; cơ sở hạ tầng và thông tin hạn chế;….
Các nhà đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng, khí gas và dầu, khai
mỏ. Các ngành này xẽ không thể tạo sự phát triển bền vững về lâu dài. Đây cũng là
một vấn đề quan trọng với Myanmar khi phải tạo các điều kiện thu hút FDI vào
những ngành mang tính ổn định bền vững hơn như dịch vụ, du lịch, sản xuất chế
tạo,…
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang
Myanmar:
3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam sang Myanmar:
Ngày 22-3-2010, Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar viết tắt là
AVIM đã được thành lập, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xúc tiến
quan hệ đầu tư giữa hai nước.
Bảng sau là thống kê về tình hình đầu tư thương mại giữa hai nước:
Qua số liệu trên có thể thấy Việt Nam đang ngày càng tăng cường đầu tư vào
Myanmar. Đặc biệt năm 2010 cũng là thời điểm AVIM ra đời đã làm cho giá trị
đầu tư của Việt Nam vào MYanmar tăng gần gấp đôi. Năm 2011 chỉ 71 triệu USD,
nhưng đến năm 2012 đã là 400 triệu USD. Đây có thể nói là một con số khá ấn
tượng cho thấy, Các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tận dụng cơ hội để
đầu tư vào Myanmar nơi được ví như " mỏ vàng mới " của thế giới. Chủ tịch Liên
đoàn các phòng thương mại Công nghiệp Myanmar (UFMCCI):" Tính đến ngày
31/10/2012, Việt Nam đứng thứ 19/20 các nươc đầu tư vào myanmar với số vốn
50 triệu USD cho 4 dự án. Chính vì vậy còn nhiều dự án đang chờ đợi các doanh
nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu tổng hợp của đại sứ quán Việt Nam, đến tháng 11.2012, các doanh
nghiệp Việt Nam đã giải ngân bốn dự án tại Myanmar với gần 50 triệu USD

(chiếm 0,12% vốn FDI tại Myanmar). Nếu tính các dự án lớn khác về dịch vụ du
lịch khách sạn của Hoàng Anh Gia Lai; dự án khai thác đá màu của SIMCO-Sông
Đà; nhà máy sản xuất thuốc của ASV Holdings đã chính thức được cấp phép; và
dự án đầu tư giai đoạn 2 của tập đoàn dầu khí Việt Nam (trên 100 triệu USD) thì
sang năm 2013, đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Myanmar sẽ đạt trên 500 triệu
USD.
Nhìn chung, Ủy ban kinh tế hỗn hợp hai nước đã đặt mục tiêu đến năm 2015 kim
ngạch song phương hai nước đạt được 500 triệu USD và đầu tư trực tiếp của Việt
Nam vào Myanmar đạt 1 tỉ USD. Tháng 11 vừa qua, đoàn bộ Kế hoạch đầu tư đã
có chuyến khảo sát thị trường Myanmar, theo số liệu của bộ thì đến nay đã cấp
phép cho bốn dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Myanmar với tổng vốn
đăng ký 179 triệu USD.
Các lĩnh vực mà Việt Nam nên đầu tư vào myanmar
- Năng lượng, viễn thông, hạ tầng cơ sở giao thông, khai khoáng… là các lĩnh vực
tiềm năng mà DN Việt Nam có thể mở lối vào thị trường Myanmar.
- Myanmar đánh giá cao thành quả sau hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam, nhất là
các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dầu khí, dược phẩm, dệt may, đồ nhựa, sản
xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng Đó cũng là các ngành thuộc 12 lĩnh vực
hợp tác kinh tế trong Tuyên bố chung.
Thực tế những doanh nghiệp Việt Nam bước đầu gặt hái thành công tại Myanmar
cũng thuộc những lĩnh vực này. Riêng về hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt
Nam biết rõ thị hiếu khách hàng qua bốn cuộc hội chợ triển lãm. Có thể khŽng
định, hàng hoá “made in Vietnam” được người dân Myanmar ưa chuộng, cạnh
tranh được với hàng cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc.
3.2 Những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào
Myanmar:
+ Do hai nước có những bước thắt chặt quan hệ trong thời gian trước thời gian
Myanmar tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao chính phủ dân sự, nên hai nước
cũng có những ưu đãi riêng nhất định cho nhau. Chính phủ hai nước đã ký tuyên
bố chung về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trong 12 lĩnh vực. Với những

lĩnh vực nêu trong tuyên bố chung này, hoặc những thỏa thuận riêng biệt trong các
cuộc gặp của lãnh đạo các cấp hai nước, Myanmar xem xét quyền ưu tiên cấp phép
đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về
thứ tự cấp phép) trong một số lĩnh vực trên cơ sở các điều kiện khác bình đŽng.
+ Về kinh tế, Myanmar là quốc gia có tài nguyên phong phú, có thể coi là mảnh
đất vàng cuối cùng chưa bị khai thác của châu Á. Sau khi chuyển thành công sang
chính quyền dân sự, đầu tư trực tiếp nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng mạnh, tiềm năng
tăng trưởng kinh tế nhanh, như đã từng chứng kiến tại Việt Nam những năm 90.
+ Myanmar còn có dân số khoảng hơn 60 triệu người, lực lượng lao động trẻ, chi
phí lao động hiện khá thấp (lương người lao động thông thường chỉ khoảng 70-120
đô la Mỹ/tháng). Người dân Myanma cơ bản chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm
với công việc.
Bên cạnh đó, Chính phủ Myanmar đã đề ra nhiều chủ trương nhWm khuyến khích
thương mại và hỗ trợ đầu tư. Một số luật như Luật Đầu tư nước ngoài với các sửa
đổi liên quan đến vấn đề thuê đất và sử dụng ngoại tệ, Luật Đặc khu kinh tế, v.v đã
mở ra những cánh cổng đối với đầu tư nước ngoài tại Myanmar.
+ Về mặt thị trường, Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Myanmar không đòi hỏi quá khắt khe về
chất lượng sản phẩm tương đương với hàng từ Nhật, Mỹ, nên hàng hoá của Việt
Nam có khả năng sẽ thâm nhập tốt và mở rộng được tại Myanmar. Qua các đợt
triển lãm và hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar năm 2009, 2010 và 2011, hàng
của Việt Nam đưa sang đều được người tiêu dùng Myanmar đón nhận rất tích cực.
có rất nhiều sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn và có thể đầu tư hiệu quả như
khai thác khoáng sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia
súc, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây ăn trái, nuôi
trồng thủy sản, đóng tàu, viễn thông, du lịch, các nhà hàng phục vụ món ăn Việt
Nam, thủy sản, nhiệt điện Vì vậy, đây là cơ hội khả quan cho các nhà đầu tư.
+ Mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Myanmar đã được các thế hệ lãnh đạo
hai nước xây dựng, có tính truyền thống, tin cậy. Myanmar đã ký với Việt Nam
nhiều thỏa thuận và bản ghi nhớ (MOU) quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác

nông, lâm, ngư nghiệp, đầu tư, thương mại, ngân hàng-tài chính, v.v, là căn cứ
pháp lý để hai nước xác lập và xúc tiến các hoạt động hợp tác kinh tế. Chúng ta đã
có đường bay thŽng Hà Nội – Yangon và TPHCM – Yangon. Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam cũng đã mở văn phòng đại diện tại Yangon, xây dựng các
kênh hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai nước.
Hơn nữa, bên phía Việt Nam cũng đã có những bước chuẩn bị cho quá trình đầu tư
vào Myanmar. Để hỗ trợ các nhà đầu tư và thúc đẩy việc giao lưu hợp tác giữa hai
nước, ông Cao Xuân Phú - Tổng giám đốc Vietnam Airline tại Myanmar cũng cho
biết: “Vào tháng 10 này, Vietnam Airline sẽ mở thêm chuyến bay thŽng từ
TP.HCM đến Yangon. Riêng tuyến Hà Nội-Yangon sẽ tăng lên 5 chuyến/tuần. Đặc
biệt, chúng tôi cũng đang có nhiều chương trình hỗ trợ giá cho các tour”.
3.3 Những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào
Myanmar:
Cơ sở hạ tầng và thông tin hạn chế, mức sống của người dân còn thấp nên sức
tiêu dùng thấp. Myanmar hiện vẫn là một trong những nước mới phát triển trong
khối ASEAN. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 442 đô la Mỹ/năm (Nguồn: Niên
giám thống kê Myanmar năm 2008). Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được cho
yêu cầu phát triển kinh tế (hệ thống đường giao thông kém phát triển, hàng không
nội địa, điện, viễn thông, internet kém, v.v.).
Sự khác biệt về văn hóa làm việc có thể xảy ra. Thực tế, thương nhân Myanmar
làm việc bài bản, có kế hoạch, chắc nhưng rất chậm. Trong giới thương nhân có cả
những người được đào tạo tại các nước phát triển, cách làm việc rất hiện đại, song
lại có những người chỉ quen theo cách làm cũ, không chấp nhận cái mới. Về phía
doanh nhân Việt Nam, đa phần rất năng động, linh hoạt, nhưng lại rất kém trong
việc lập và tuân thủ kế hoạch đã đặt ra, bám sát mục tiêu thống nhất, thường làm
việc kiểu ngẫu hứng. Vì sự khác biệt văn hóa kinh doanh này, đôi khi hai bên còn
chưa tìm được tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, dẫn đến những đổ vỡ
chủ yếu do không thực sự hiểu được nhau.
Tại Myanmar, do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế định hướng thị trường diễn ra quá lâu, bị trói buộc bởi cơ chế quản lý

hành chính tập trung, quan liêu, hành chính, v.v., nên tính minh bạch chưa cao, thủ
tục hành chính nhiều và mất thời gian do quản lý chồng chéo. Chính phủ Myanmar
vẫn còn bao cấp giá đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nhà ở cho
công chức, điện, nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giá xăng dầu, cước phí vận
tải công cộng, v.v. Tồn tại cơ chế hai giá đối với một số mặt hàng (điện, điện thoại,
nước sinh hoạt, khách sạn, giá thuê nhà, vận tải…) phân biệt đối xử giữa người cư
trú và người không cư trú với sự chênh lệch cao.
Một số chính sách về đầu tư nước ngoài của Myanmar chưa ổn định, minh bạch,
dẫn đến thủ tục rườm rà, không thông thoáng và có thể tiềm ẩn nhiều tiêu cực, các
doanh nghiệp Chính phủ vẫn giữ độc quyền trên nhiều lĩnh vực. Sự tham gia của
khu vực tư nhân vào kinh tế còn thấp. Hiện các điều luật liên quan đến phát triển
kinh tế vẫn chưa được kiện toàn, thậm chí vẫn áp dụng các luật đã được ban hành
từ rất lâu, trở nên lạc hậu. Những quy định còn thiếu rõ ràng, thiếu tính hệ thống và
chồng chéo dẫn tới những phức tạp trong thủ tục, gây phiền nhiễu cho nhà đầu tư
nước ngoài.
Bên cạnh đó, vấn đề giấy phép con trong thương mại quốc tế là vấn đề rất nhức
nhối cản trở sự phát triển thương mại quốc tế của Myanmar, vừa buộc các công ty
phải áp dụng hai hệ thống sổ sách, vừa gây thất thoát cho Chính phủ trong việc thu
thuế, và nguồn thu ngoại hối.
Hệ thống ngân hàng và thanh toán tại Myanmar rất kém phát triển. Ở đây chưa có
thị trường liên ngân hàng, chưa xây dựng được hệ thống bù trừ điện tử thanh toán
giữa các ngân hàng nội địa. Thị trường ngoại hối gần như không có, người dân rất
mất niềm tin vào ngân hàng, sử dụng chủ yếu tiền mặt. Hiện tồn tại sự phân biệt
đối xử giữa các ngân hàng thương mại Chính phủ và các ngân hàng tư nhân.
Myanmar hiện vẫn duy trì chế độ visa đối với công dân các nước trong khu vực
ASEAN. Và thương mại nội địa không cấp cho các doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện dịch vụ bán lẻ.
Dù không quy định trong luật, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ
không được cấp giấy phép hoạt động thương mại tại thị trường nội địa.
Các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ phải cạnh tranh với doanh

nghiệp của các nước khác và đang tham gia thị trường Myanmar, nhất là Trung
Quốc, trong khi khả năng về vốn, công nghệ của một số doanh nghiệp Việt Nam
còn hạn chế.
3.4 Một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sang Myanmar:
Trước tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết rõ, thị trường này đang cần
những mặt hàng gì, nhất là những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đang có
thế mạnh. Ví dụ, vào thời điểm hiện tại, thị trường Myanmar đang có nhu cầu khá
cao về các mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, đồ điện, vật liệu xây dựng, sắt thép, xi
măng, các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật…
Bên cạnh đó, để xác lập được sự hiện diện vững chắc tại Myanmar các doanh
nghiệp cần có chiến lược bài bản, dài hơi, đi chậm và từng bước một. Trước tiên,
cần đặt mối quan hệ với doanh nghiệp nước sở tại để dễ dàng thâm nhập, phân
phối hàng hóa vào nước bạn. Sau đó, mới tiến đến đặt nhà máy, cơ sở sản xuất (lúc
này doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi về thuế khi
sản xuất và sử dụng nguồn nhân công trên đất nước bạn).
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên lưu ý, khi gặp khó khăn có thể tìm
đến sự trợ giúp của một số cơ quan đại diện của Việt Nam tại Myanmar, đây sẽ là
cầu nối, đồng thời sẽ giúp gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp
khi mới bước đầu đặt chân vào thị trường này.

4. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường dòng vốn
đầu tư vào Myanmar:
Myanmar có một lợi thế tương đối trong nguồn lực tài nguyên, dân số đông,
lực lượng lao động đã qua đào tạo, và ưu đãi so sánh về đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Tuy nhiên, dòng vốn FDI tương đối nhỏ chỉ là một phần của tổng số dòng
vốn FDI vào khu vực này . Myanmar chỉ đứng thứ tám trong số 10 nước
ASEAN.Myanmar và Việt Nam hầu như không có sự khác biệt về nguồn lực tự
nhiên, nhưng các nguồn vốn FDI giữa chúng lại khá khác nhau. Để cải thiện tổng
số vốn FDI vào Myanmar, sức hấp dẫn của đất nước cần được nâng cao. Sức hấp

dẫn của Myanmar FDI được xác định bởi tác động kết hợp của những yếu tố khác
nhau, từ các yếu tố kinh tế cơ bản cho đến những yếu tố bên ngoài. Trong mỗi và
mọi yếu tố , Myanmar cần giảm thiểu tác động tiêu cực (bất lợi) và tối đa hóa
những tác động tích cực. Một số yếu tố, tuy nhiên, có thể được cải thiện chỉ trong
dài hạn có thể được cải thiện đáng kể bWng cách áp dụng các biện pháp thích hợp
trong ngắn hạn.
Liên quan đến các yếu tố kinh tế cơ bản, Myanmar có GDP bình quân đầu
người tương đối thấp và tỷ lệ lạm phát cao hơn so với đối tác của mình trong khu
vực. Mức độ công nghiệp hóa có thể không được cải thiện trong ngắn hạn, chỉ
trong thời gian dài việc áp dụng các chính sách đúng đắn trong lĩnh vực công
nghiệp. Trong điều kiện của tự do kinh tế, Myanmar đang ở bậc thấp nhất so với
các nước ASEAN. Tự do kinh tế ảnh hưởng đến FDI đáng kể, do đó, Myanmar nên
cải thiện mức độ tự do trong mỗi chiều các chỉ số. Việt Nam, ngược lại, cung cấp
các điều kiện thuận lợi để hấp dẫn đối với Nhà đầu tư FDI. Điều này sẽ đặt Việt
Nam ở một vị trí tốt hơn nhiều so với Myanmar.
Rào cản gây cản trở dòng vốn FDI vào Myanmar bao gồm một số điểm yếu
trong tất cả các khía cạnh: hành chính, thông tin, chính sách, cơ sở hạ tầng, và các
tổ chức. Cải thiện cơ sở hạ tầng, chính sách và thể chế có thể không đạt được
trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản
hành chính hiện có và các thông tin có thể được thực hiện trong một khoảng thời
gian tương đối ngắn. Sau đó lợi ích từ các hành động đó sẽ mở ra lợi ích to lớn
trong ngắn hạn. Vì vậy, chúng nên được ưu tiên.
Trong các chính sách liên quan đến FDI, tỷ giá hối đoái bị kiểm soát tại
Myanmar làm chậm dòng vốn FDI có hiệu quả, bởi vì các nước khác trong
ASEAN đã được thông qua tự do hóa đề án. Kiểm soát tỷ giá hối đoái làm cho các
nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc thực hiện kinh doanh ở nước sở tại,
trong khi thị trường biến động tỷ giá hối đoái tạo môi trường kinh doanh không ổn
định. Mặt khác, mức thuế 10% đối với thu nhập xuất khẩu làm giảm các biện pháp
khuyến khích xuất khẩu và hạn chế dòng chảy của FDI định hướng xuất khẩu.
Tại Việt Nam, ưu đãi được cung cấp cho các nhà đầu tư là không khác nhau

nhiều hơn Myanmar. Tuy nhiên, Việt Nam nhận được số tiền FDI lớn hơn của
Myanmar, bởi vì không phải chịu tác động của các biện pháp trừng phạt và cấm
vận thương mại của Mỹ, đã được dỡ bỏ vào năm 1994. Do đó lượng đầu tư đáng
kể đã được chảy vào Việt Nam.
Một chiến lược thích hợp để thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài vào Myanmar là
phải trở thành quốc gia đa dạng hóa, hoặc đa dạng hóa ngành. Hiện nay, Myanmar
dựa rất nhiều vào các nước ASEAN về thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Biện pháp trừng phạt ngoại từ Mỹ và EU không có lợi cho đa dạng hoá đất nước.
Vì vậy, Myanmar cần phải dựa vào các đối tác ASEAN và các nước châu Á khác
cho dòng vốn FDI. Các khoản đầu tư của họ vào Myanmar có một tiềm năng lớn sẽ
tăng trong tương lai. Chắc chắn rWng vai trò của họ tại Myanmar sẽ quan trọng hơn
nhiều . Myanmar do đó cần thiết kế riêng môi trường FDI để đáp ứng yêu cầu của
ASEAN. Cần phải tăng cường FDI trong mối quan hệ với các nước ASEAN đặc
biệt là Thái Lan, Singapore, và Malaysia. Về lâu dài, Myanmar nên mở rộng cơ sở
khách hàng FDI bao gồm các quốc gia khác ở châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông,
và Hàn Quốc và các nước giàu Trung Đông như Ả-rập Xê-út và UAE. Myanmar
cần phải khuyến khích họ đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế ngoài khu
vực dựa trên các nguồn lực chính.
Dòng vốn FDI vào Myanmar tập trung ở năng lượng và các lĩnh vực dầu mỏ và
khí đốt. Về vấn đề này, Myanmar cần thể hiện sức hấp dẫn của các ngành kinh tế
khác đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng và khuyến khích để tăng đầu tư
của họ trong các lĩnh vực này thông qua việc sử dụng các biện pháp thích hợp.
Những lĩnh vực khác là nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ. Myanmar nên tận dụng
đầy đủ lợi thế của những cơ hội này. Đồng thời, cơ hội để có vốn đầu tư nước
ngoài trong mỗi khu vực cần được mở rộng và các nhà đầu tư nước ngoài nên được
khuyến khích để tiếp cận.

Kết Luận:
Sau khi chuyển sang chế độ dân sự đầu năm 2011 và được Mỹ cũng các nước
EU từng bước rỡ bỏ lệnh cấm vận, nền kinh tế Myanmar nói chung và thu hút FDI

nói riêng đã có những sự biến chuyển rõ rệt. Hiện nay, Myanmar đang được coi là
mảnh đất vàng cuối cùng của châu Á, trở thành tâm điểm thu hút đầu tư quốc tế, đã
có hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật, Anh đến tìm kiếm cơ hội làm ăn. Đêìu
này cũng góp phần làm cho nền kinh tế của Myanmar đã thoát khỏi tình trạng cô
lập chính sách kinh tế đối ngoại sau một phần tư thế kỷ và bắt đầu tái hoà nhập khu
vực và thị trường thế giới.
Theo ý kiến của Jim Rogers- một huyền thoại đầu tư trên thị trường hàng tiêu
dùng, tác giả của nhiều bộ sách bán chạy như Hot Commodities, A Bull in China,
Investment Biker và Adventure Capitalist: “Có lẽ cơ hội đầu tư tốt nhất trên thế
giới ngay bây giờ là Myanma. Năm 1962, Myanmar là quốc gia giàu nhất châu Á.
Họ đóng cửa vào năm 1962, và bây giờ là quốc gia nghèo nhất ở châu Á. Tôi nhìn
thấy cơ hội to lớn ở đó bởi vì bây giờ họ đang mở cửa. Nó giống như khi Trung
Quốc mở cửa năm 1978. Đó là một cơ hội không thể tốt hơn để phát triển. Theo
quan điểm của tôi điều này cũng đúng ở Myanma. Tôi rất mong đợi một sự phát
triển giống như thế”

×