Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trực thuộc trung tâm y tế huyện ba vì, thành phố hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM
CHỮA BỆNH BAN ĐẦU TRỰC THUỘC
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI, NĂM 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM
CHỮA BỆNH BAN ĐẦU TRỰC THUỘC
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK60720405


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Trung tâm Y tế huyện Ba Vì
Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2022
HÀ NỘI 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Liên Hương - Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lâm sàng - Trường
Đại học Dược Hà Nội, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên
và giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch nghiệp vụ
- Trung tâm Y tế huyện Ba Vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi
trong quá trình học tập, thực hiện khóa luận.
Nhân đây, tơi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các Phịng ban Trường Đại học Dược Hà Nội cùng tồn thể các thầy cô giáo trong trường đã cho
tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã ln bên
cạnh, động viên, khích lệ tơi trong lúc khó khăn cũng như trong q trình thực
hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2022
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN........................................................................................................... 3

1.1. Đại cương về bệnh tăng huyết áp .......................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 3
1.1.2. Nguyên nhân .......................................................................................................... 3
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp ............................................................................................ 3
1.1.4. Chẩn đoán tăng huyết áp........................................................................................ 4
1.1.5. Yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và phân tầng nguy cơ THA ....................... 4
1.2. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị............................................................................. 7
1.3 Chiến lược điều trị tăng huyết áp .......................................................................... 8
1.3.1 Biện pháp không dùng thuốc .................................................................................. 8
1.3.2 Biện pháp dùng thuốc ............................................................................................. 9
1.4. Các nhóm thuốc chính điều trị tăng huyết áp.................................................... 10
1.4.1. Ức chế men chuyển (ƯCMC).............................................................................. 10
1.4.2. Chẹn thụ thể Angiotensin II (CTTA) .................................................................. 10
1.4.3. Chẹn beta (CB) .................................................................................................... 11
1.4.4. Chẹn kênh Canxi (CKCa) .................................................................................... 11
1.4.5. Lợi tiểu (LT) ........................................................................................................ 12
1.5. Phối hợp các thuốc điều trị tăng huyết áp.......................................................... 14
1.6. Đặc điểm tình hình các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thuộc Trung tâm Y tế
huyện Ba Vì. ................................................................................................................. 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 17
2.1 . Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:....................................................... 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 17
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ...................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................. 17
2.2.2. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 18
2.3. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................... 19
2.3.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ở bệnh nhân THA tại các cơ sở khám chữa
bệnh ban đầu trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Vì năm 2020........................................... 19
2.3.2. Phân tích hiệu quả kiểm sốt huyết áp của bệnh nhân trong vòng 01 năm điều trị .... 19

2.4. Cơ sở đánh giá và quy ước trong nghiên cứu ............................................................... 19
2.4.1. Huyết áp mục tiêu ................................................................................................ 20
2.4.2. Một số tiêu chuẩn đánh giá đặc điểm cận lâm sàng ............................................ 20
2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................................................... 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 22
3.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều ở bệnh nhân THA tại các cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu trực thuộc TTYT huyện Ba Vì. ...................................... 22


3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu ........................................ 22
3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám tại các thời điểm (T1-T12) ......................................... 23
3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm ít nhất 1 lần/12 tháng .................................... 24
3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại lần xét nghiệm đầu tiên trong 12 tháng:
....................................................................................................................................... 25
3.1.5. Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu: ................... 26
3.1.6. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp .......................................... 28
3.1.7. Các kiểu phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại từng thời điểm............ 30
3.1.8. Các kiểu phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Phòng khám đa khoa khu
vực và TYT xã, thị trấn ................................................................................................. 32
3.1.9. Phân tích thay đổi phác đồ điều trị của BN THA ................................................ 33
3.2. Phân tích hiệu quả kiểm sốt huyết áp của bệnh nhân trong vòng 01 năm điều
trị. .................................................................................................................................. 33
3.2.1. Sự thay đổi huyết áp tại các thời điểm nghiên cứu ............................................. 33
3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT tại các thời điểm: .................................................... 35
Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................................................. 37
4.1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều ở bệnh nhân THA tại các cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu trực thuộc TTYT huyện Ba Vì. ...................................... 37
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu ................................................................ 37
4.1.2 Tỷ lệ bệnh nhân tái khám tại các thời điểm (T1-T12) .......................................... 38
4.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm ít nhất 1 lần/12 tháng .................................... 38

4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại lần xét nghiệm đầu tiên trong 12 tháng
....................................................................................................................................... 39
4.1.5. Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu..................... 40
4.1.6. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp .......................................... 40
4.1.7. Các kiểu phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại từng thời điểm............ 41
4.1.8. Phân tích thay đổi phác đồ điều trị của BN THA ................................................ 41
4.2. Phân tích hiệu quả kiểm sốt huyết áp của bệnh nhân trong vịng 01 năm điều
trị. .................................................................................................................................. 42
4.2.1. Sự thay đổi huyết áp tại các thời điểm nghiên cứu: ............................................ 42
4.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT tại các thời điểm ..................................................... 42
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN.
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN TẦNG CỠ MẪU THEO TỪNG CƠ SỞ
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU.
PHỤ LỤC 4: ĐƠN XIN KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN HỒ SƠ BỆNH ÁN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body MassIndex)

CKCa


Chẹn kênh Canxi

CB

Chẹn bêta

ĐMV

Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HAMT

Huyết áp mục tiêu

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương


HSBA

Hồ sơ bệnh án

KCB

Khám chữa bệnh

THA

Tăng huyết áp

TTYT

Trung tâm Y tế

ƯCMC

Ức chế men chuyển

ƯCTT

Ức chế thụ thể

XN

Xét nghiệm

YTNC


Yếu tố nguy cơ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Phân độ Tăng huyết áp ........................................................................................... 3
Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch bệnh nhân THA ................................ 5
Bảng 1.3: Phân tầng nguy cơ tim mạch bệnh nhân THA ..................................................... 6
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể...............................................................20
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng ...........................21
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của bệnh nhân THA.................................................................22
Bảng 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân tại lần xét nghiệm đầu tiên trong 12
tháng.........................................................................................................................................25
Bảng 3.3: Danh mục các thuốc điều trị THA sử dụng trong mẫu nghiên cứu....................26
Bảng 3.4: Các kiểu phối hợp thuốc điều trị THA .................................................................31
Bảng 3.5: Huyết áp trung bình của BN tại từng thời điểm khám ......................................34


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ các bước khẳng định chẩn đốn THA ........................................................ 4
Hình 1.2: Sơ đồ điều trị, quản lý bệnh nhân THA tại Trạm Y tế xã.................................... 8
Hình 1.3: Sơ đồ phác đồ chung điều trị THA khi khơng có chỉ định ưu tiên................... 9
Hình 1.4: Phối hợp thuốc điều trị THA ................................................................................14
Hình 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân tái khám tại các thời điểm ........................................................23
Hình 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm ít nhất 1 lần/12 tháng...................................24
Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp ........................................28
Hình 3.4. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp tại từng thời điểm .........29
Hình 3.5. Tỷ lệ phối hợp thuốc tăng huyết áp tại từng thời điểm ......................................30
Hình 3.6. Tỷ lệ các kiểu phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp giữa Phòng khám đa
khoa khu vực và TYT xã, thị trấn .........................................................................................32
Hình 3.7. Tỷ lệ thay đổi phác đồ điều trị của BN THA ......................................................33

Hình 3.8. Tỷ lệ thay đổi phác đồ điều trị của BN THA ......................................................35
Hình 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT tại các thời điểm ....................................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối
đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong
hàng đầu ở người cao tuổi.
Tần suất THA vẫn không ngừng gia tăng không những trên thế giới mà ngay tại
nước ta. Trên tồn cầu hiện có 1 tỷ người THA và dự kiến sẽ tăng 1.5 tỷ vào năm 2025.
THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015;
trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Nó cũng
là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi,
suy giảm chứng năng nhận thức… [7]. Do vậy bệnh tăng huyết áp cần được phát hiện
và điều trị sớm.
Ngày 31 tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1125/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020.
Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 được triển khai nhằm chủ
động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy
ra; giảm tỷ lệ mắc, tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia
tăng các bệnh khơng lây nhiễm phổ biến (trong đó có bệnh THA)…
Việc khám sàng lọc, phát hiện và đưa bệnh nhân THA vào quản lý tại tuyến y tế cơ
sở giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp và giảm biến cố tim mạch. Tùy thuộc vào việc
đánh giá toàn trạng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm cũng như những ảnh hưởng
(đã có) do THA gây ra mà bác sỹ sẽ kê loại thuốc nào là phù hợp nhất. Hiện nay, theo
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã
theo Quyết định số 5904/QĐ-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2019 của Bộ Y tế, nên phối
hợp sớm 2 thuốc để nhanh chóng đạt HA mục tiêu và cá thể hóa các lựa chọn thuốc hạ
huyết áp hoặc khi có các chỉ định ưu tiên để chọn thuốc HA.
Trung tâm Y tế huyện Ba Vì được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008; với

chức năng ban đầu chủ yếu là thực hiện các hoạt động y tế dự phịng và các chương
trình mục tiêu y tế quốc gia và thực hiện một phần khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho
người dân trên địa bàn huyện; Trung tâm quản lý trực tiếp 03 PKĐKKV (tương đương
Bệnh viện hạng III), 31 TYT xã, thị trấn (tương đương Bệnh viện hạng IV) - là những
cơ sở y tế khám chữa bệnh ban đầu trong địa bàn huyện. Ban đầu, danh mục thuốc tại

1


đơn vị chủ yếu là thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi; sau này với sự phân bổ lại thẻ BHYT
KCB ban đầu cho các PKĐKKV và TYT xã, thị trấn của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện
Ba Vì thì Trung tâm có thêm phần danh mục thuốc sử dụng cho đối tượng người lớn và
trẻ em trên 6 tuổi.
Năm 2016, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì xây dựng đề án quản lý, điều trị bệnh tăng
huyết áp tại đơn vị với mục đích hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc về các
quy trình khám, điều trị và quản lý bệnh nhân ngay tại tuyến y tế cơ sở theo các hướng
dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; Trong đề án xây dựng các quy trình chun mơn về khám,
quản lý, điều trị; quy trình về xét nghiệm các thông số xét nghiệm cơ bản cho bệnh nhân
tại các Trạm Y tế xã, thị trấn khơng có máy móc xét nghiệm định kỳ tối thiểu mỗi 6-12
tháng 1 lần bằng cách thành lập Đoàn khám bệnh không lây nhiễm của tuyến huyện hỗ
trợ các đơn vị tuyến xã trong việc khám, xét nghiệm và hiệu chỉnh đơn thuốc cho bệnh
nhân trong năm; quy trình về cấp thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp... với mục đích bệnh
nhân được khám chữa bệnh tăng huyết áp ngay tại Trạm Y tế xã và được thanh tốn chi
phí khám chữa bệnh từ nguồn bảo hiểm y tế.
Tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Vì có sự
khác biệt về phân hạng bệnh viện giữa PKĐKKV và TYT xã, thị trấn; nhân lực; sự đầu
tư về trang thiết bị y tế cơ bản phục vụ các xét nghiện cân lâm sàng như sinh hóa, huyết
học…về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh tốn đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc
phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT theo
Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ Y tế; Những năm gần

đây số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Vì ngày càng
tăng, đặc biệt là bệnh nhân tăng huyết áp. Nhưng tại Trung tâm Y tế huyện Ba Vì chưa
có nghiên cứu nào được triển khai để đánh giá tính hợp lý, hiệu quả trong việc sử dụng
thuốc điều trị THA tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc. Để góp phần nâng cao chất
lượng điều trị cho đối tượng bệnh nhân này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân
tích thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại các cơ sở khám chữa
bệnh ban đầu trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm
2020”. Với hai mục tiêu như sau:
1. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ở bệnh nhân THA tại các cơ sở khám
chữa bệnh ban đầu trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Vì năm 2020.
2. Phân tích hiệu quả kiểm sốt huyết áp của bệnh nhân trong vịng 01 năm điều trị.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥140 mmHg và/hoặc huyết
áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg [1] [2]. Định nghĩa này được áp dụng cho
người trưởng thành (≥ 18 tuổi), có huyết áp ≥ 140/90 mmHg, phát hiện thông qua
đo huyết áp tại cộng đồng hoặc khi đến khám tại trạm y tế hoặc người tăng huyết
áp (THA) sau khi điều trị ổn định, được chuyển từ tuyến trên về trạm y tế xã để
quản lý và theo dõi huyết áp (HA).
1.1.2. Nguyên nhân
Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên
phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân. Nguyên nhân của THA
có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả
cận lâm sàng thường quy [1], [7]
1.1.3. Phân độ tăng huyết áp

Hiện nay có nhiều tài liệu hướng dẫn phân độ THA theo chỉ số huyết áp khác
nhau. Ở đây chúng tôi lựa chọn phân độ THA theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và
quản lý bệnh tăng huyết áp tại Trạm Y tế xã của Bộ Y tế. Phân độ tăng huyết áp theo
bảng sau [2]:
Bảng 1.1: Phân độ Tăng huyết áp
Phân độ huyết áp

HA tâm thu
HA tâm trương
(mmHg)
(mmHg)
HA tối ưu
< 120

<80
HA bình thường
120 - 129
và/hoặc
80-84
HA bình thường cao
130 - 139
và/ hoặc
85-89
THA độ 1
140-159
và/ hoặc
90-99
THA độ 2
160-179
và/ hoặc

100-109
THA độ 3
≥ 180
và/ hoặc
≥ 110
Lưu ý: Nếu HA tâm thu và tâm trương khơng cùng mức thì chọn mức cao hơn để
phân độ.

3


1.1.4. Chẩn đoán tăng huyết áp
Theo hướng dẫn chung của Hội tim mạch học Việt Nam về khuyến cáo chẩn đoán
và điều trị THA năm 2018 - Chẩn đoán THA cần dựa vào: đo HA chính xác bằng đo
HA tại phịng khám và HA ngồi phịng khám (HA tại nhà, HA liên tục), khai thác tiền
sử cá nhân và tiền sử gia đình, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác
định nguyên nhân THA thứ phát hay THA tiên phát, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim
mạch, tổn thương cơ quan đích, và bệnh cảnh lâm sàng đi kèm để phân tầng nguy cơ;
Ngay tại Quyết định 5904/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 của Bộ Y tế cũng đưa ra các bước
khẳng định chẩn đoán THA cho tuyến y tế cơ sở như sau:
Phát hiện huyết áp ≥140/90 mmHg
(đo ngẫu nhiên, sàng lọc chủ động hoặc
sàng lọc cơ hội)

HA < 180/110 mmHg

Không tăng
huyết áp

Không


HA ≥ 180/110 mmHg

Chủ động đi khám và tư vấn
về huyết áp
Huyết áp tại phòng khám đo
đúng quy trình ≥ 140/90
mmHg

Tăng
huyết áp




Huyết áp ngồi phịng khám
Tự đo tại nhà ≥135/85 mmHg

Khơng

Tăng huyết
áp
“áo chồng
trắng”

Hình 1.1: Sơ đồ các bước khẳng định chẩn đoán THA [2]
1.1.5. Yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích và phân tầng nguy cơ THA
Việc điều trị huyết áp chính là kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ tim mạch. Có
4 mức độ nguy cơ là nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao để phân định nguy cơ
tử vong và tần suất tim mạch. Yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích

của bệnh nhân THA được trình bày tại bảng dưới đây [7]

4


Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch bệnh nhân THA
Đặc điểm thuộc về bệnh nhân và các thông số cận lâm sàng
Giới (nam > nữ)
Tuổi
Thuốc lá – đang hút hoặc đã hút
Cholessterol toàn phần và HDL-C
* Uric acid
Đái tháo đường
Tăng trọng hoặc béo phì
Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (tuổi nam < 55 và nữ < 65)
Tiền sử gia đình hoặc người thân mắc bệnh THA sớm
Mãn kinh sớm
Lối sống tĩnh tại
Yếu tố tâm lý và xã hội
* Nhịp tim (trị số nghỉ > 80 l/ phút)
Tổn thương cơ quan đích khơng có triệu chứng
Cứng mạch: HA mạch (ở người lớn) ≥ 60 mmHg
Vận tốc sóng mạch (PWV) ĐMC-đùi > 10 m/s
ECG dày thất trái
Siêu âm tim DTT
Albumine niệu vi thể hoặc tăng tỉ lệ albumin-creatinin
Bệnh thận mạn mức độ vừa với eGFR > 30-59 mL/ph/1.73 m2 (BSA) hoặc
Bệnh thận mạn nặng với eGFR <30 mL/phút/1.73 m2
Chỉ số cẳng chân – cổ tay < 0.9
Bệnh võng mạc tiến triển: xuất huyết hoặc xuất tiết, phù gai thị

Bệnh tim mạch đã xác định
Bệnh mạch não: Đột quị thiếu máu cục bộ, xuất huyết não, TIA
Bệnh mạch vành: Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, tái tưới máu cơ tim
Hiện diện mảng vữa xơ qua hình ảnh
Suy tim, bao gồm suy tim với EF bảo tồn
Bệnh lý động mạch ngoại biên
Rung nhĩ

5


Tại Trạm Y tế xã khi khơng có đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ các xét
nghiệm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch và đánh giá tổn thương cơ
quan đích như Bệnh viện theo bảng 1.2 ở trên; Bộ Y tế cũng quy định khoảng cách
giữa các lần khám, xét nghiệm cơ bản và theo dõi như sau [2]:
- Lần đầu tiên phát hiện THA: cần khám lâm sàng toàn diện và làm đầy đủ các
xét nghiệm cơ bản (hoàn thành trong vòng 3 tháng đầu).
- Các xét nghiệm (XN) cơ bản cần nhắc lại định kỳ mỗi 6-12 tháng 1 lần hoặc
sớm hơn khi người bệnh có biểu hiệu bất thường.
- Theo dõi sát HA và các dấu hiệu lâm sàng trong 1 tháng đầu khi khởi trị hoặc
khi thay đổi phác đồ điều trị THA. Khi HA ổn định (đạt HA mục tiêu và khơng có
tác dụng phụ) thì sẽ khám và theo dõi định kỳ mỗi 1-3 tháng 1 lần.
Việc phân tầng nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân THA tại tuyến y tế cơ sở được
trình bày dưới bảng sau [2]
Bảng 1.3: Phân tầng nguy cơ tim mạch bệnh nhân THA
1. Nguy cơ rất cao khi có 1 trong các

2. Nguy cơ cao khi có 1 trong các yếu

yếu tố sau:


tố sau:

a) Đã có bệnh/biến cố tim mạch như

a) Tăng rõ 1 trong các yếu tố nguy cơ

bệnh động mạch (ĐM) vành, ĐM não,

tim mạch: THA ≥ 180/110 mmHg, rối

ĐM chủ/ngoại vi;

loạn lipid máu: cholesterol toàn phần ≥

b) Đái tháo đường (ĐTĐ) kèm tổn

8 mmol/L (≥ 310mg/dL);

thương cơ quan đích (như protein niệu)

b) Đái tháo đường chưa có tổn thương

hay có kèm ≥ 1 yếu tố nguy cơ tim

cơ quan đích;

mạch

chính


(THA

độ

III

c) THA đã có dày thất trái;

hay

cholesterol tồn phần máu ≥ 8 mmol/L

d) Suy thận vừa, MLCT từ 30-59

(≥ 310mg/dL));

ml/phút;

c) Suy thận nặng mức lọc cầu thận

e) Nguy cơ tim mạch tổng thể 10 năm

(MLCT) < 30 ml/phút;

theo thang điểm SCORE từ 5-10%.

d) Nguy cơ tim mạch tổng thể 10 năm
theo thang điểm SCORE >10%.


6


1.2. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị
Căn cứ “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm
tại Trạm Y tế xã” của Bộ Y tế đưa ra nguyên tắc chung trong điều trị THA như sau
[2]:
- Cần điều trị đúng và đủ hàng ngày; quản lý và theo dõi đều, điều trị lâu dài,
chỉnh liều định kỳ.
- Mục tiêu điều trị THA nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển các biến chứng
của THA trên cơ quan đích: nghĩa là cần đạt “HA mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ
tổn thương cơ quan đích”, cụ thể mục tiêu về HA tại trạm y tế như sau:
+ HA tâm thu từ 120 đến < 130 mmHg (người < 65 tuổi) và từ 130 đến < 140
mmHg (người ≥ 65 tuổi), có thể thấp hơn nếu dung nạp được.
+ HA tâm trương cần đạt từ 70 đến < 80 mmHg.
- Cần khởi trị sớm, tích cực để nhanh chóng đạt HA mục tiêu trong vịng 1-3 tháng.
- Chiến lược điều trị ln gồm biện pháp thay đổi lối sống kết hợp thuốc hạ HA
khi có chỉ định.
- Thời điểm khởi trị THA:
+ Khởi trị khi HA ≥ 140/90 mmHg ở người < 80 tuổi hoặc ≥ 160/90 mmHg ở
người ≥ 80 tuổi;
+ Khi HA từ 130-139/85-89 mmHg: cần thay đổi lối sống, cân nhắc phối hợp với
điều trị thuốc khi nguy cơ tim mạch rất cao.
- Tiếp tục duy trì lâu dài phác đồ điều trị khi đã đạt HA mục tiêu, cũng như cần
theo dõi chặt để định kỳ chỉnh thuốc.
- Kiểm soát đồng thời các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như ĐTĐ, rối loạn lipid
máu... để tăng tối đa hiệu quả dự phịng tổn thương cơ quan đích và giảm thiểu nguy
cơ tim mạch tổng thể.
- Chú ý cá thể hóa điều trị trên cơ sở đánh giá tồn diện HA, hiệu quả/giá thành
và khả năng tuân thủ điều trị.


7


Nguyên tắc điều trị, quản lý bệnh nhân THA tại tuyến y tế cơ sở được trình bày
tóm tắt qua sơ đồ sau [2]:
HA bình thường cao
130-139/ 85-88 mmHg
Thay đổi lối sống

Nguy cơ tim mạch
rất cao, đặc biệt
khi có bệnh ĐMV
Cân nhắc: Điều trị
thuốc

THA độ I
140-159/ 90-99 mmHg

THA độ II - độ III
≥ 160/ 100 mmHg

Thay đổi lối sống

Nguy cơ tim
mạch rất cao,
hoặc đã tổn
thương cơ quan
đích, hoặc có
bệnh thận

Điều trị thuốc
ngay

Nguy cơ tim
mạch thấp
Cân nhắc
điều trị thuốc
khi khơng
kiểm sốt
được HA từ
1-3 tháng
thay đổi lối
sống

Cần đạt HA
mục tiêu trong
vòng 1-3 tháng

Điều trị
thuốc ngay
trong mọi
trường hợp

Cần đạt HA
mục tiêu trong
vòng 1-3 tháng

Hình 1.2: Sơ đồ điều trị, quản lý bệnh nhân THA tại Trạm Y tế xã
1.3 Chiến lược điều trị tăng huyết áp
1.3.1 Biện pháp không dùng thuốc

Lối sống là một trong số các yếu tố ảnh hưởng nguy cơ tim mạch của bệnh THA.
Và biện pháp không dùng thuốc chính là việc thay đổi lối sống của bệnh nhân THA.
Thay đổi lối sống phải được thực hiện ngay ở tất cả bệnh nhân với huyết áp bình
thường cao và THA. Hiệu quả của thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm
khởi phát THA và giảm các biến cố tim mạch [7], [16].
Đối với bệnh nhân THA độ I hoặc bệnh nhân ít các yếu tố nguy cơ việc thay đổi
lối sống trong 6-12 tháng có thể mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhân,
mà không cần dùng thuốc [16]. Biện pháp này luôn được khuyến cáo song song cho
tất cả các bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

8


1.3.2 Biện pháp dùng thuốc
Việc điều trị bằng biện pháp khơng dùng thuốc nếu khơng có kết quả thì cần cân
nhắc chuyển sang điều trị bằng biện pháp dùng thuốc. Khi đó cần đánh giá bệnh
nhân: mức độ THA, bệnh nhân có tổn thương hay khơng tổn thương cơ quan đích,
hay các yếu tố liên quan. Bên cạnh điều trị THA bằng thuốc vẫn cần phối hợp với
thay đổi lối sống để đạt hiệu quả kiểm soát HA một cách tối ưu. Hiện nay theo khuyến
cáo điều trị THA 2018 của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam [7] và của Bộ Y tế
dành cho tuyến Trạm Y tế xã [2] đều hướng tới khuyến cáo:
- Nên phối hợp sớm 2 thuốc để nhanh chóng đạt HA mục tiêu trừ các trường hợp
THA độ 1 nguy cơ thấp, người ≥ 80 tuổi hoặc dễ tổn thương.
- Cá thể hóa các lựa chọn thuốc hạ huyết áp hoặc khi có các chỉ định ưu tiên để chọn
thuốc HA (bệnh mạch vành, suy tim, đột quy, bệnh thận mạn, đái tháo đường…).
Tuy nhiên, tại Trạm Y tế khi chưa đủ các thông tin về YTNC tim mạch khác, về
tổn thương cơ quan đích và các bệnh lý phối hợp thì có thể khởi trị THA như đối với
người khơng có chỉ định ưu tiên theo phác đồ sau:

1 viên


Khởi trị
Phối hợp 2 thuốc

A + C hoặc A + D

A + C +D

1 viên

Bước 2
Phối hợp 3 thuốc

2 viên

Bước 3
Phối hợp 3 thuốc +
spironolactone
hoặc thuốc khác

A+C+D
+ spironolactone
(liều 25-50 mg/
ngày) hoặc lợi tiểu
khác hoặc
+ chẹn anpha hoặc
+ chẹn beta

Đơn trị cho người THA
độ I có nguy cơ thấp

(HATT < 150 mmHg)
hoặc người rất già (≥
80 tuổi) hoặc dễ tổn
thương

THA kháng trị
Chuyển khám
chuyên khoa tim
mạch

Hình 1.3: Sơ đồ phác đồ chung điều trị THA khi khơng có chỉ định ưu tiên [2]
Lưu ý: + Đa số các trường hợp THA đều có thể được phát hiện, chẩn đốn, xử
trí và theo dõi ngay tại trạm y tế xã;

9


+ THA có thể quản lý tốt tại trạm y tế xã kể cả khi nguy cơ tim mạch cao
- rất cao và/ hoặc có nhiều bệnh đồng mắc nếu đã có được phác đồ hiệu quả từ tuyến
trên gửi về.
Trong đó:
A: nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể AT1;
C: chẹn kênh canxi;
D: Lợi tiểu thiazid
1.4. Các nhóm thuốc chính điều trị tăng huyết áp
Theo khuyến cáo Hội Tim mạch Việt Nam 2018 gồm 5 nhóm thuốc chính điều
trị tăng huyết áp:
1.4.1. Ức chế men chuyển (ƯCMC)
- Cơ chế làm hạ HA: do làm mất tác dụng của hệ renin-angiotensin, ức chế
chuyển angiotensin I thành angiotensin II (chất có tác dụng gây THA). Đồng thời

chúng cũng ức chế sự giáng hóa của bradykinin, gây giãn mạch [11], [16].
- Tác dụng không mong muốn: hay gặp nhất là gây ho. Tăng kali máu là
tác dụng phụ nguy hiểm của nhóm này, nên cần theo dõi xét nghiệm kali máu.
Phù mạch ít xảy ra [16].
- Chống chỉ định:
+Phụ nữ có thai; tiền sử có phù mạch.
+Tăng kaki máu > 5,5 mmol/l.
+Phụ nữ đang cho con bú khi khơng có các biện pháp ngừa thai tin cậy.
1.4.2. Chẹn thụ thể Angiotensin II (CTTA)
- Cơ chế: recepter AT1 (RAT1) của Angiotensin II có nhiều ở mạch máu, cơ
tim, não, thận, tế bào vỏ thượng thận. Ngồi ra cịn có ở tủy thượng thận, và có
thể trên hệ thần kinh trung ương. Hầu hết tác dụng của angiotensin II đều thông
qua recepter AT 1. Các thuốc CTTA ức chế thụ thể RAT1 của Angiotensin II, do
đó làm mất tác dụng của Angiotensin II (co mạch, tăng giữ Na+) [5].
- Tác dụng không mong muốn: tăng creatinin trong máu; Ưu điểm hơn so
với ƯCMC là dung nạp tốt hơn, không gây ho và khơng gây phù mạch [10].
- Chống chỉ định:
+Phụ nữ có thai.

10


+Teo hẹp động mạch thận hai bên, tăng kaki máu.
+Phụ nữ đang cho con bú khi khơng có các biện pháp ngừa thai tin cậy.
1.4.3. Chẹn beta (CB)
- Cơ chế: do có cấu trúc hóa học tương tự như các chất chủ vận của thụ thể
beta giao cảm, do đó thuốc có tác dụng ức chế cạnh tranh với các catecholamine
ở thụ thể beta để gây tác dụng:
Trên tim: giảm lưu lượng tim, giảm nhịp tim, hạ huyết áp.
Trên thận: giảm tiết renin gây hạ HA.

Nhóm chẹn Beta đặc biệt có nhiều lợi ích đối với bệnh nhân có tiền sử nhồi
máu cơ tim, suy tim và có hiệu quả trong quản lý đau thắt ngực [9].
- Tác dụng phụ không mong muốn:
+ Gây mệt mỏi, hạn chế vận động, thể dục.
+ Bất lợi trên chuyển hóa như làm suy giảm kiểm soát glucose, tăng nguy
cơ tiến triển đái tháo đường, gây rối loạn chuyển hóa lipid nhất là làm tăng
triglyceride và giảm HDL-cholesterol [9].
- Chống chỉ định:
+ Bloc xoang nhĩ và nhĩ thất cao độ; nhịp tim chậm < 60 lần/phút.
+ Hen; Hội chứng chuyển hóa; Khơng dung nạp glucose [7].
1.4.4. Chẹn kênh Canxi (CKCa)
- Cơ chế: thuốc ngăn chặn dòng Ca++ qua kênh L của tế bào cơ trơn động
mạch, ngăn không cho Ca ++ đi vào trong tế bào nên làm giãn cơ. Ngồi ra, nhóm
dihydropyridin cịn ức chế nucleotide phosphodiesterase vòng ở tế bào cơ trơn,
dẫn đến tăng nucleotide ở vòng gây giãn cơ, trơn mạch máu làm giảm huyết áp
[5], [16].
+ Nhóm dihydropyridin (DHP): Vị trí gắn kết của thuốc nhóm này trên tiểu
đơn vị α1 của kênh calci typ L và ưu tiên tác dụng trên mạch hơn là trên tim.
Tác dụng không mong muốn: hay gặp là gây phù ngoại vi phụ thuộc liều, chủ
yếu do dịch thấm từ khoang mạch vào mô liên quan đến giãn tiểu động mạch tiền
mao mạch. Ngoài ra, thuốc còn gây đỏ bừng và tăng sản lợi [9].
Chống chỉ định tương đối [7]: nhịp tim nhanh; phù chân nặng trước đó; suy
tim (phân suất tống máu giảm, độ III, IV).

11


+ Nhóm non – dihydropyridin (NDHP): Thuốc nhóm này tác dụng chủ yếu
trên tim hơn là trên mạch. Thuốc tác động vào mô nút, làm chậm nhịp nên hay
được dùng trong trường hợp nhịp nhanh trên thất. Đồng thời, thuốc có tác dụng

làm giãn mạch vành nên được sử dụng trong các trường hợp đau thắt ngực.
Tác dụng không mong muốn: ít gây phù ngoại vi nhưng thường làm giảm co
bóp cơ tim, chậm nhịp [9].
Chống chỉ định bắt buộc [7]:
Bloc xoang nhĩ hoặc nhĩ thất cao độ.
Rối loạn chức năng thất trái (phân suất tống máu thất trái < 40%).
Nhịp tim chậm < 60 lần/phút.
1.4.5. Lợi tiểu (LT) bao gồm: thiazid/Thuốc lợi tiểu giống thiazid như
chorthalidon và indapamid.
- Cơ chế tác dụng [13]:
+ Tác dụng chính là gia tăng đào thải muối và nước do ức chế sự tái hấp thu
muối tại thận.
+ Cơ chế hạ huyết áp đầu tiên là do sự giảm thể tích huyết tương, sau đó là
giảm sức cản ngoại biên.
- Các nhóm thuốc lợi tiểu:
+ Thuốc lợi tiểu thiazid: được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất để điều trị
THA nhẹ và trung bình. Lựa chọn cho nhóm người cao tuổi (> 60 tuổi), dùng liều
thấp 12,5 – 25 mg/ngày.
+ Thuốc lợi tiểu quai: cho tác dụng nhanh mạnh, thời gian ngắn nên chỉ điều
trị trong cơn THA kịch phát [5].
Chống chỉ định: Gút; Hội chứng chuyển hóa; Khơng dung nạp glucose;
Phụ nữ có thai; Tăng canxi máu, hạ kali máu.
Các nhóm thuốc này có hiệu quả giảm HA và các biến cố tim mạch qua các
thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên được chỉ định chính điều trị hạ áp. Mặc dù
liệu pháp dùng thuốc hạ áp đã chứng minh có hiệu quả nhưng tỷ lệ kiểm sốt HA
chung vẫn cịn kém, nên cần có chiến lược kết hợp thuốc cố định liều sớm với một
phác đồ đơn giản nhằm gia tăng sự tuân thủ điều trị [7].
Bảng dưới đây thể hiện liều hằng ngày của các thuốc trong nhóm thuốc THA:

12



Bảng 1.4: Bảng liều các nhóm thuốc chính
Nhóm
thuốc

Lợi tiểu
Thiazid và giống
thiazid
Bendroflumethiazid
Chlorthalidon
Hydroclorothiazid
Indapamid
Lợi tiểu quai
Bumetamid
Furosemid
Torsemid
Lợi tiểu giữ kali
Amilorid
Eplerenon
Spironolacton
Triamteren
Ức chế men chuyển
Benazepril
Captopril
Enaplapril
Fosinopril
Lisinopril
Perindopril
Quinapril

Ramipril
Trandolapril
Imidapril
CTTA
Azilsartan
Candesartan
Eprosatan
Irbesartan
Losartan
Olmesartan
Telmisartan
Valsartan

Liều hằng ngày (mg)
Liều ban
đầu

Liều duy trì
hàng ngày

5
12,5
12,5
1,25

10
12,5-25
12,5-50
2,5


0,5
20x2L
5

1
40x2L
10

5
25
12,5
100

5-10
50-100
25-50
100

Chẹn Bêta
Acebutalol
Atenolol
Bisoprolol
Carvediol
Labetalol
Metoprololsuccinat
Metoprolol tartrat
Nadolol
Nebivolol
Propranolol


5
12,5x2L
5
10
5
5
5
2,5
1-2
2,5-5

10-40
50-100x2L
10-40
10-40
10-40
5-10
40-40
5-10
2-8
5-10

40
4
400
150
50
10
40
80


80
8-32
600-800
150-300
50-100
20-40
40-80
80-320

Ức chế renin trực
tiếp
Aliskiren
75

Nhóm
thuốc

150-300

13

Chẹn kênh Ca
Nondihydropyridines
Diltiazen
Verapamil
Dihydropyridines
Amlodipin
Felodipin
Isradipin

Nicardipin
Nitrendipin
Lenrcanidipin
Giãn mạch, đối
kháng α trung ương,
giảm adrenergic
Giãn mạch
Hydralazin
Minoxidil
Cường alpha 2
Clonidin
Methyldopa
Giảm adrenergic
Reserpin
Ức chế thụ thể αadrenergic
Doxazosin
Prazosin
Terazosin

Liều hằng ngày (mg)
Liều ban
đầu

Liều duy trì
hàng ngày

200
25
5
3,125x2L

100x2L
25
25x2L
20
2,5
40x2L

200-400
100
5-10
6,25-25x2L
100-300x2L
50-100
50-100x2L
40-80
5-10
40-160x2L

120
120

180-240
240-360

2,5
2,5
2,5x2L
30
10
10


5-10
5-10
5-10x2L
30-90
20
20

10x2L
2,5

25-100x2L
5-10

0,1x2L
125x2L

0,1-0,2x2L
250-500x2L

0,1

0,1-0,25

1
1x2L
1

1-2
1-5x2L

1-2


1.5. Phối hợp các thuốc điều trị tăng huyết áp
Phối hợp thuốc dựa trên cơ chế tác dụng sinh lý bệnh, qua 3 cơ chế sau:
- Giảm thể tích bằng lợi tiểu: như thiazid, lợi tiểu quai, kháng aldosteron.
- Giảm tần số tim: như chẹn  và chẹn kênh canxi (verapamin, diltiazem).
- Giảm kháng lực mạch: như các thuốc giãn mạch do ức chế hệ renin (ức chế
men chuyển, ức chế thụ thể), giãn cơ trơn (chẹn kênh canxi dihydropyridin và chẹn
thụ thể ) và giãn mạch trực tiếp (hydralazin, minoxidil).
Tại sơ đồ phác đồ chung điều trị THA khi khơng có chỉ định ưu tiên (Hình 1.3)
ở trên cũng đã tóm tắt sự phối hợp sớm 2 thuốc để nhanh chóng đạt HA mục tiêu.
Nguyên tắc này phù hợp với chiến lược điều trị kết hợp thuốc với hai hoặc ba thuốc
trong một viên liều cố định để cải thiện kiểm soát huyết áp với ưu tiên điều trị ban
đầu kết hợp 2 thuốc ngay, theo hình dưới đây:

Hình 1.4: Phối hợp thuốc điều trị THA [7]
Lưu ý: Nếu mục tiêu khơng đạt sau 1 tháng có thể tăng liều hoặc chuyển viên
phối hợp ba thuốc.
1.6. Đặc điểm tình hình các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thuộc Trung
tâm Y tế huyện Ba Vì.
Hiện nay, theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung Ương về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo và các địa phương đã sáp nhập Trung tâm y tế huyện và

14


Bệnh viện đa khoa huyện thành Trung tâm y tế tuyến huyện đa chức năng làm nhiệm
vụ dự phòng, nâng cao sức khỏe, khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm và trực tiếp

quản lý Trạm y tế xã; Riêng tại Hà Nội với đặc thù riêng cho tới thời điểm hiện tại
Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện đa khoa huyện vẫn là hai đơn vị sự nghiệp y tế
cơng lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, tài
khoản riêng được mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp
luật.
Trung tâm Y tế huyện Ba Vì chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân
lực, hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Sở Y tế Hà Nội; chịu sự hướng dẫn về
chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của các đơn vị y tế, dân số tuyến Thành phố, Trung
ương và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì theo quy định
của pháp luật.
Với mơ hình tổ chức Trung tâm Y tế tuyến huyện của Thành phố Hà Nội khác
với các tỉnh, Thành phố khác nên việc quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp tại tuyến y
tế cơ sở tại Thành phố Hà Nội nói chung và tại Trung tâm Y tế huyện Ba Vì nói riêng
cũng có nhiều điểm khác biệt so với các tỉnh, thành khác trong cả nước.
Trung tâm Y tế huyện Ba Vì quản lý 31 Trạm Y tế (TYT) xã, thị trấn, và 03
Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) trên địa bàn huyện có chức năng cung cấp
dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi
chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của
pháp luật. Trong đó 03 PKĐKKV xếp hạng tương đương bệnh viện hạng III, 31 TYT
xã, thị trấn xếp hạng tương đương bệnh viện hạng IV.
Tại các PKĐKKV được trang bị cơ bản đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ
chuyên môn khám chữa bệnh như: Máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máy xét nghiệm
nước tiểu, máy điện tim...
Tại các TYT xã, thị trấn chỉ có một số ít TYT được trang bị máy xét nghiệm
sinh hóa, huyết học như: TYT xã: Thái Hòa, Ba Trại, Vân Hòa...còn lại hầu hết các
TYT chỉ được trang bị các trang thiết bị y tế cơ bản như: máy xét nghiệm nước tiểu,
máy siêu âm đen trắng...

15



Do đó, PKĐKKV và một số TYT được trang bị đầy đủ máy xét nghiệm sinh
hóa, huyết học...có thể chủ động thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản cho
bệnh nhân quản lý bệnh không lây nhiễm như bệnh tăng huyết áp định kỳ mỗi 6-12
tháng 1 lần hoặc sớm hơn khi người bệnh có biểu hiệu bất thường; Còn việc thực
hiện các xét nghiệm này tại hầu hết các TYT xã, thị trấn phụ thuộc vào Đoàn khám
bệnh không lây nhiễm do Trung tâm Y tế huyện thành lập để hỗ trợ các đơn vị trong
việc khám, xét nghiệm và hiệu chỉnh đơn thuốc cho bệnh nhân trong năm.
Chính vì có sự khác biệt giữa xếp hạng bệnh viện tại PKĐKKV và TYT xã, thị
trấn nên quyền lợi của bệnh nhân không lây nhiễm được quản lý tại PKĐKKV và
TYT xã, thị trấn có phần khác biệt như: Danh mục thuốc huyết áp sử dụng tại tuyến
TYT đa phần là đơn chất, chỉ có 1-2 loại thuốc phối hợp trong 1 viên là được sử dụng
tại TYT; trong khi đó PKĐKKV vừa được sử dụng danh mục thuốc như TYT, vừa
có nhiều viên thuốc phối hợp 2-3 hoạt chất được sử dụng, nhân lực tại PKĐKKV
cũng có nhiều y, bác sĩ hơn, trong khi có những TYT nhân lực chỉ có trình độ chun
mơn là y sĩ...do vậy việc tập trung phân tích so sánh sự khác biệt về thực trạng sử
dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại nhóm Phịng khám đa khoa khu vực và
nhóm Trạm Y tế xã, thị trấn là cần thiết.

16


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 . Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân THA được điều trị và quản lý tại các cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Vì từ tháng 01/2020
đến tháng 12/2020.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân THA được quản lý tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trực thuộc

Trung tâm Y tế huyện Ba Vì năm 2020
- Tuổi bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân điều trị dưới 3 tháng liên tục.
- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thiếu thông tin hoặc không tiếp cận được.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Từ 01/2022 đến tháng 05/2022
Địa điểm: 03 Phòng khám đa khoa khu vực và 30 Trạm Y tế xã, thị trấn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu theo dõi dọc theo thời gian
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Toàn bộ thông tin bệnh nhân, các kết quả xét nghiệm, thuốc chỉ định được ghi
chép, lưu trữ trên bệnh án ngoại trú và được thu thập theo mẫu phiếu thu thập thông
tin bệnh nhân (Phụ lục 1) tại các thời điểm khác nhau tương ứng trong năm 2020 theo
quy ước như sau:
- T1: Là thời điểm tháng 01/2020 bệnh nhân đến khám và lập bệnh án ngoại trú
quản lý tại 33 cơ sở khám chữa bệnh. Thông tin thu thập tại thời điểm T1:
+ Đặc điểm BN: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ, cân nặng, chiều cao (nếu có),
bệnh mắc kèm, chỉ số huyết áp.
+ Các xét nghiệm sinh hóa máu (nếu có): Glucose máu lúc đói, Triglycerid,

17


×